50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc

Mục lục:

PHÁN QUYẾT SỐ 1: TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH ĐỘC LẬP CỦA ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI

PHÁN QUYẾT SỐ 2: TRANH CHẤP VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THIẾT BỊ HPA

PHÁN QUYẾT SỐ 3: TRANH CHẤP VỀ TÍNH VÔ HIỆU CỦA HỢP ĐỒNG ĐỔI HÀNG

PHÁN QUYẾT SỐ 4: TRANH CHẤP VỀ VIỆC KHÔNG GIAO HÀNG DO BẤT KHẢ KHÁNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN GỖ

PHÁN QUYẾT SỐ 5: TRANH CHẤP VỀ CÁCH THỨC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ

PHÁN QUYẾT SỐ 6: TRANH CHẤP VỀ GIAO HÀNG KHÔNG ĐÚNG CHẤT LƯỢNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN GIẦY NỮ

PHÁN QUYẾT SỐ 7: TRANH CHẤP TRONG 3 HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG

PHÁN QUYẾT SỐ 8: TRANH CHẤP VỀ VIỆC TỪ CHỐI NHẬN HÀNG TRONG HỢP ĐỒNG BÁN NGUYÊN LIỆU

PHÁN QUYẾT SỐ 9: TRANH CHẤP VỀ VIỆC TĂNG GIÁ HÀNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN THÉP

PHÁN QUYẾT SỐ 10: TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN TRANG THIẾT BỊ

PHÁN QUYẾT SỐ 11: TRANH CHẤP VỀ VIỆC GIAO HÀNG CHẬM TRONG HỢP ĐỒNG GIA CÔNG GĂNG TAY

PHÁN QUYẾT SỐ 12: TRANH CHẤP VỀ GIAO HÀNG THIẾU TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUẦN ÁO TRẺ EM

PHÁN QUYẾT SỐ 13: TRANH CHẤP VỀ CHẤT LƯỢNG MÁY ĐÓNG GÓI

PHÁN QUYẾT SỐ 14: TRANH CHẤP VỀ TIỀN TẠM ỨNG TRONG HỢP ĐỒNG LÀM PHIM

PHÁN QUYẾT SỐ 15: TRANH CHẤP VỀ CHẤT LƯỢNG CUA ĐÔNG LẠNH VÀ TÔM MUỐI

PHÁN QUYẾT SỐ 16: TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGŨ CỐC

PHÁN QUYẾT SỐ 17: TRANH CHẤP DO TỪ CHỐI NHẬN HÀNG TRONG HỢP ĐỒNG BÁN GIẤY GÓI KẸO

PHÁN QUYẾT SỐ 18: TRANH CHẤP DO TỪ CHỐI THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN CÀ PHÊ

PHÁN QUYẾT SỐ 19: TRANH CHẤP DO KHÔNG GIAO HÀNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN XI MĂNG

PHÁN QUYẾT SỐ 20: TRANH CHẤP DO GIAO HÀNG CÓ KHUYẾT TẬT

PHÁN QUYẾT SỐ 21: TRANH CHẤP VỀ VIỆC CHUYỂN NGHĨA VỤ TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN GẠO

PHÁN QUYẾT SỐ 22: TRANH CHẤP VỀ VIỆC GIAO HÀNG SAI QUY CÁCH

TRONG HỢP ĐỒNG MUA THÉP PHẾ LIỆU

PHÁN QUYẾT SỐ 23: TRANH CHẤP DO KHÔNG MỞ THƯ TÍN DỤNG (L/C)

ĐỂ THANH TOÁN TIỀN HÀNG

PHÁN QUYẾT SỐ 24: TRANH CHẤP VỀ VIỆC CHẬM TRẢ TIỀN HÀNG

TRONG HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU QUA UỶ THÁC

PHÁN QUYẾT SỐ 25: TRANH CHẤP DO KHÔNG MỞ THƯ TÍN DỤNG THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN THÉP

PHÁN QUYẾT SỐ 26: TRANH CHẤP VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

PHÁN QUYẾT SỐ 27: TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN THƯ TÍN DỤNG

KHÔNG HUỶ NGANG

PHÁN QUYẾT SỐ 28: TRANH CHẤP VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÔ ĐIỀU KIỆN

PHÁN QUYẾT SỐ 29: TRANH CHẤP TÌNH TRẠNG AN TOÀN CỦA CẦU BẾN

PHÁN QUYẾT SỐ 30: TRANH CHẤP VỀ THỜI GIAN GIA HẠN DỠ HÀNG

PHÁN QUYẾT SỐ 31: TRANH CHẤP VỀ THỜI GIAN ĐỢI CẦU BẾN

PHÁN QUYẾT SỐ 32: TRANH CHẤP VỀ KHẢ NĂNG ĐI BIỂN CỦA TÀU

PHÁN QUYẾT SỐ 33: TRANH CHẤP DO HÀNG HOÁ KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN TẠI CẢNG DỠ HÀNG

PHÁN QUYẾT SỐ 34: TRANH CHẤP VỀ VIỆC HUỶ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN DO KHÔNG XẾP HÀNG

PHÁN QUYẾT SỐ 35: TRANH CHẤP VỀ NGHĨA VỤ VẬN CHUYỂN

TRONG HỢP ĐỒNG C&F

PHÁN QUYẾT SỐ 36: TRANH CHẤP TRONG VỤ TÀU CHỞ GẠO

PHÁN QUYẾT SỐ 37: TRANH CHẤP VỀ THÙ LAO TRONG HỢP ĐỒNG

KHẢO SÁT THIẾT KẾ

PHÁN QUYẾT SỐ 38: TRANH CHẤP VỀ SỬA ĐỔI GIÁ TRONG HỢP ĐỒNG THẦU PHỤ XÂY DỰNG

PHÁN QUYẾT SỐ 39: TRANH CHẤP DO KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

TRONG HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

PHÁN QUYẾT SỐ 40: TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN BÁN HÀNG

PHÁN QUYẾT SỐ 41: TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG PHÂN PHỐI Ô TÔ

PHÁN QUYẾT SỐ 42: TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG PHÂN PHỐI THIẾT BỊ

PHÁN QUYẾT SỐ 43: TRANH CHẤP VỀ THANH TOÁN TRONG

HỢP ĐỒNG LI-XĂNG

PHÁN QUYẾT SỐ 44: TRANH CHẤP VỀ VIỆC LỰA CHỌN LUẬT ÁP DỤNG TRONG HỢP ĐỒNG LI-XĂNG

PHÁN QUYẾT SỐ 45: TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG LI -XĂNG

VỀ MỘT HỢP CHẤT DƯỢC PHẨM

PHÁN QUYẾT SỐ 46: TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG LI - XĂNG VỀ CHAI ĐỰNG ĐỒ UỐNG NHẸ

PHÁN QUYẾT SỐ 47: TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN THẾ QUYỀN TRONG

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG

PHÁN QUYẾT SỐ 48: TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂMTHANH TOÁN TIỀN HÀNG

PHÁN QUYẾT SỐ 49: TRANH CHẤP TRONG LIÊN DOANH

PHÁN QUYẾT SỐ 50: TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN TƯ PHÁP HAY CÔNG PHÁP LÀM LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG

 

doc215 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6538 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nhau là khoản tiền bảo đảm sẽ giảm xuống tương ứng với tiến độ hoàn thành công trình. Theo văn thư ngày 9 tháng 11 năm 1984, mọi tranh chấp liên quan đến việc bảo đảm sẽ được đưa ra ICC. Năm 1984, giữa nhà thầu Pháp và chủ dự án Ma-rốc đã xảy ra tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng và hai bên đã đưa tranh chấp này ra ICC giải quyết ngày 10 tháng 9 năm 1985. Tố tụng trọng tài trong tranh chấp vẫn đang được tiến hành. Ngày 10 tháng 10 năm 1985, công ty Ma-rốc yêu cầu Trung tâm giám định kỹ thuật quốc tế chỉ định một chuyên gia như yêu cầu trong thư bảo đảm năm 1984 của Ngân hàng Pháp. Ngày 12 tháng 11 năm 1985, Trung tâm đã chỉ định một chuyên gia người Thuỵ Sỹ, và chuyên gia này đã trình báo cáo vào tháng 4 năm 1986 trong đó có nêu rõ phần công việc chưa thực hiện của nhà thầu Pháp tương ứng với khoản bảo đảm thực hiện là khoảng 16.902.000 FF và 13.076.000 Dirhams. Ngày 21 tháng 4 năm 1986, công ty Ma-rốc yêu cầu Ngân hàng Pháp trả khoản tiền mà chuyên gia đã ấn định. Ngày 2 tháng 5 năm 1986, Ngân hàng từ chối trả tiền và ngày 22 tháng 5 năm 1986 đã khởi kiện ra trọng tài ICC. Ngân hàng Pháp lập luận rằng bảo đảm cấp cho công ty Ma-rốc chỉ là một bảo đảm phụ thuộc và do đó nó phụ thuộc vào kết quả của trọng tài trong tranh chấp giữa công ty Pháp và công ty Ma-rốc. Ngân hàng cũng cho rằng ngay cả nếu bảo đảm này là bảo đảm chứng từ chỉ dựa trên yêu cầu duy nhất là báo cáo giám định thì báo cáo này cũng không hợp pháp vì việc lập báo cáo có gian lận. Cuối cùng, Nguyên đơn cho rằng do có các khó khăn trong việc giải thích báo cáo, bảo đảm này không thể được tự động thanh toán. Phía công ty Ma-rốc lại lập luận rằng báo cáo đã được lập theo đúng qui định và đáp ứng được các yêu cầu nêu trong thư bảo đảm, và rằng thư bảo đảm có giá trị độc lập. Công ty này cũng kiện lại đòi được thanh toán khoản tiền mà chuyên gia đã ấn định (16.902.000 FF và khoản tiền tương đương với FF của 13.076.000 Dirhams), tiền lãi trên khoản tiền đó, phí trọng tài và phí cho báo cáo giám định và 1.500.000 FF để bù đắp cho các thiệt hại kinh tế đã phải gánh chịu. Phán quyết của trọng tài: Về khiếu kiện chính: 1. Bảo đảm độc lập hay Bảo đảm phụ thuộc? Các thuật ngữ dùng trong thư bảo đảm không rõ ràng. Thực tế, một mặt Ngân hàng sử dụng các từ như bảo đảm thực hiện đúng của ngân hàng, bảo đảm liên đới, và khước từ quyền tranh luận và quyết định là đặc trưng của bảo đảm phụ thuộc. Mặt khác, Ngân hàng lại hứa sẽ thanh toán "trên cơ sở yêu cầu bằng văn bản của quý công ty (Bị đơn), kèm theo một báo cáo của chuyên gia”. Ngân hàng đưa ra ba điểm mà theo Ngân hàng thì có thể xác định tính chất phụ thuộc của bảo đảm đó. Thứ nhất, Ngân hàng viện dẫn rằng Ngân hàng đã hứa sẽ trả “toàn bộ hoặc một phần” khoản tiền nêu trong thư bảo đảm vì việc trả này phụ thuộc vào việc thanh toán khoản tiền chính mà công ty xây dựng có thể phải trả. Thứ hai, trị giá của bảo đảm này sẽ giảm tương ứng với tiến độ hoàn thành công trình. Và thứ ba, Ngân hàng cho rằng sự tồn tại của một điều khoản trọng tài nhằm giải quyết những khó khăn trong việc giải thích và thực hiện bảo đảm cho thấy bản thân bảo đảm đó không thể thực hiện một cách tự động được. Tuy nhiên, theo uỷ ban trọng tài ba khía cạnh này không đủ để xác định tính phụ thuộc hay tính độc lập của bảo đảm. Về điểm thứ nhất, hứa trả toàn bộ hay một phần là xuất phát từ thực tế công ty Ma-rốc có thể yêu cầu một khoản tiền nhỏ hơn tổng trị giá khoản bảo đảm. Về điểm thứ hai, việc trị giá bảo đảm giảm tương ứng với tiến độ hoàn thành công việc hoàn toàn không có mối liên hệ gì với tính độc lập hay phụ thuộc của bảo đảm. Về điểm thứ ba, việc đưa một điều khoản trọng tài vào hợp đồng để giải quyết các khó khăn trong việc giải thích hay thực hiện bảo đảm không có nghĩa là bảo đảm đó không độc lập. Ngược lại, nếu như hiệu lực của bảo đảm phụ thuộc vào kết quả trọng tài giữa công ty Ma-rốc và công ty Pháp thì đã không phải qui định cho nó một thủ tục trọng tài thứ hai. Việc trị giá bảo đảm giảm tương ứng với tiến độ hoàn thành công việc cũng đủ để có thể làm phát sinh những khó khăn cần đến trọng tài. Mặt khác, có một số thuật ngữ sử dụng trong bảo đảm lại thể hiện tính độc lập của bảo đảm này như hứa trả “trên cơ sở yêu cầu". Như vậy, trong trường hợp này người ta thấy có sự mâu thuẫn giữa các từ “bảo đảm hoàn thành” và “bảo đảm liên đới” với hứa trả “trên cơ sở yêu cầu”. Uỷ ban trọng tài, do buộc phải lựa chọn giữa các từ ngữ mâu thuẫn này, và lấy làm tiếc là một ngân hàng mà lại để có tình trạng mâu thuẫn như vậy. Sau khi xem xét, Uỷ ban trọng tài cho rằng đây là một bảo đảm ngân hàng dạng chứng từ, độc lập với nghĩa vụ chính và chỉ phụ thuộc vào yêu cầu xuất trình tài liệu. Thực tế, khi từ chối trả tiền vào ngày 2 tháng 5 năm 1986, Ngân hàng đã không nêu lý do là các nghĩa vụ của mình phụ thuộc vào kết quả giải quyết tranh chấp giữa công ty Ma-rốc và công ty Pháp mà chỉ khẳng định rằng bảo đảm này “không thể thực hiện được”. Quyết đinh này của trọng tài căn cứ vào một số chi tiết sau đây: Nếu đây không phải là một bảo đảm độc lập (tức là Ngân hàng chỉ bị ràng buộc với bảo đảm này sau khi tranh chấp giữa công ty Ma-rốc và công ty xây dựng Pháp đã được giải quyết) thì không thể giải thích tại sao lại có yêu cầu công ty Ma-rốc trình một báo cáo của chuyên gia để được nhận tiền bảo đảm từ phía Ngân hàng. Yêu cầu về bản báo cáo thực chất để tránh các yêu cầu đòi thanh toán bảo đảm vô căn cứ, chứ không đơn thuần chỉ là một bằng chứng “chính xác” về thiệt hại của công ty Ma-rốc mà Ngân hàng lập luận. Thực tế, sự không rõ ràng trong các thuật ngữ được sử dụng cũng xuất phát từ thực tế đây là một giải pháp thoả hiệp giữa: Một bảo đảm phụ thuộc theo nghĩa hẹp mà Ngân hàng đã gợi ý trong văn thư đề ngày 10 tháng 10 năm 1984; phương thức này đã bị loại bỏ, Một bảo đảm độc lập theo gợi ý đầu tiên của Công ty Ma-rốc; phương thức này cũng bị loại bỏ. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn tiếp tục sử dụng thuật ngữ bảo đảm phụ thuộc (caution/surety) theo nghĩa thông thường của thuật ngữ này, tức là cùng nghĩa với thuật ngữ bảo đảm (guarantee) theo nghĩa rộng, chứ không phải là theo nghĩa pháp lý đặc trưng của nó. Do đó, Ngân hàng không thể lập luận rằng văn thư ngày 9 tháng 11 năm 1984 đã thiết lập một bảo đảm phụ thuộc. Uỷ ban trọng tài, cho rằng ngân hàng trong trường hợp này đã lập một bảo đảm chứng từ cho công ty Ma-rốc hưởng lợi, đã quyết định rằng báo cáo do chuyên gia Thuỵ Sỹ lập là điều kiện cần và đủ, do chính Ngân hàng đặt ra, để thực hiện bảo đảm. 2. Về vấn đề gian lận hay không đúng qui định trong việc lập báo cáo: Báo cáo giám định không hề nhằm tạo điều kiện thuận lợi hay thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp giữa công ty Ma-rốc và công ty Pháp; báo cáo này là nhằm tránh những yêu cầu trả tiền không có căn cứ của công ty Ma-rốc, thông qua việc nhờ một chuyên gia có thẩm quyền và trung lập xác định trị giá yêu cầu của công ty Ma-rốc đối với công ty xây dựng Pháp, và dẫn tới việc thanh toán tự động khoản bảo đảm. Báo cáo này không có mối liên hệ pháp lý với tố tụng trọng tài liên quan đến công ty xây dựng Pháp, bao gồm cả các trọng tài viên và các bên. Chuyên gia đã được chỉ định theo các yêu cầu trong thư bảo đảm và theo các qui tắc về giám định kỹ thuật nêu trong thư đó. Hơn nữa, không chỉ Ngân hàng mà cả công ty xây dựng Pháp đều được thông báo về việc chỉ định chuyên gia đó, chuyên gia này cũng đã đến gặp và nghe họ trình bày, đã đi thăm công trình thực địa và, theo yêu cầu của công ty Pháp, đã đến thăm một nơi khác tương tự. Vì thế trong việc lập báo cáo này không có gì là bất bình thường hay gian lận như đã từng thấy trong các vụ việc có liên quan đến bảo đảm ngân hàng. Vì vậy báo cáo này được chấp nhận. 3. Về vấn đề liệu các khó khăn trong việc giải thích báo cáo có làm cho bảo đảm trở thành không thể thực hiện được hay không: Đây là lý do chính để Ngân hàng từ chối trả tiền bảo đảm với lập luận rằng những nhận xét của chuyên gia là không chính xác và rằng chuyên gia đã có sai lầm nghiêm trọng trong việc giải thích các điều khoản của hợp đồng, và rằng các kết luận trong báo cáo của chuyên gia chỉ mang tính giả thiết. Trong vấn đề này cần xem lại những phân tích về bản chất của bảo đảm. Về mặt nguyên tắc, việc trình một báo cáo được lập bởi một chuyên gia được chỉ định theo đúng thoả thuận của các bên phải được coi là đủ để thực thi một bảo đảm của ngân hàng, dĩ nhiên với điều kiện là các kết luận của chuyên gia không trái với các viện dẫn của công ty Ma-rốc. Về mặt hình thức, nếu chuyên gia kết luận là không tồn tại quyền được hoàn trả thì yêu cầu của công ty Ma-rốc cũng không thể được đáp ứng. Ngược lại, sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng, chuyên gia đã xác định chính xác trị giá các yêu cầu có thể của công ty Ma-rốc, và công ty Ma-rốc đã nêu khoản tiền này trong yêu cầu của mình. Hơn nữa, kết luận mà chuyên gia đưa ra không phải là các giả thiết; chuyên gia đã phân loại các đánh giá và nhận xét thành ba loại khác nhau và cũng nhấn mạnh rằng các đánh giá của mình có thể thay đổi nếu tình hình thay đổi. Vì vậy, báo cáo của chuyên gia là hoàn toàn rõ ràng và minh bạch, các kết luận trong đó không hề mang tính giả thiết như lập luận của Nguyên đơn. B. Về đơn kiện lại: Từ các phân tích nêu trên có thể thấy Bị đơn, công ty Ma-rốc, có quyền yêu cầu thực hiện bảo đảm và hơn nữa, Nguyên đơn, Ngân hàng Pháp, phải bồi thường cho những thiệt hại phát sinh trực tiếp từ việc từ chối không thực hiện bảo đảm. Về vấn đề này, Bị đơn đã có căn cứ khi yêu cầu các khoản tiền sau đây ngoài khoản tiền do chuyên gia xác định: Tiền lãi trên số tiền nêu trên, bắt đầu tính từ ngày có thông báo yêu cầu trả tiền bảo đảm chính thức bằng thư bảo đảm ngày 21 tháng 4 năm 1986; tiền lãi này được tính toán theo luật của Pháp với lãi suất 9,5%/năm. Tiền bồi thường cho những thiệt hại vật chất và hệ quả của cùng nguyên nhân mà Bị đơn phải chịu, độc lập với việc trì hoãn thực hiện khoản bảo đảm. Uỷ ban trọng tài xác định tổng số tiền thiệt hại phát sinh là 1.300.000 FF. Bị đơn không có cơ sở để yêu cầu Nguyên đơn thanh toán các chi phí cho báo cáo giám định bởi chính công ty phải chịu chi phí này nếu công ty muốn được trả bảo hiểm. Về phí trọng tài (phí hành chính cho ICC và thù lao cho các trọng tài viên), Uỷ ban trọng tài xác định các chi phí này sẽ được thanh toán theo tỷ lệ sau đây: Ngân hàng Pháp, Nguyên đơn chịu 3/4 Công ty Ma-rốc, Bị đơn chịu 1/4. PHÁN QUYẾT SỐ 27 TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN THƯ TÍN DỤNG KHÔNG HUỶ NGANG Các bên: Nguyên đơn : Công ty Tây Ban Nha Bị đơn : Ngân hàng Cô-oét Các vấn đề được đề cập: Từ chối nhận hàng Định nghĩa và cách hiểu "Thư tín dụng không huỷ ngang" Tóm tắt vụ việc: Nguyên đơn, với tư cách là bên nhận uỷ thác cho một công ty Tây Ban Nha khác, đã bán một lô sản phẩm lương thực cho một Công ty Cô-oét. Về phần mình, vào ngày 1 tháng 7 năm 1978, Công ty Cô-oét đã mở tại ngân hàng của mình một thư tín dụng không huỷ ngang và chuyển nhượng được trị giá 76.244 đô la Mỹ cho công ty uỷ thác Tây Ban Nha thụ hưởng qua một ngân hàng Tây Ban Nha. Hàng sẽ được giao thành hai chuyến, mỗi chuyến cách nhau 20 ngày muộn nhất là vào ngày 20 tháng 9 năm 1978. Tiền hàng cũng được thanh toán làm hai lần. Hàng giao theo giá C&F và áp dụng Quy tắc và Thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của ICC (bản sửa đổi năm 1974). Có hai điều kiện được quy định cho thư tín dụng. Thứ nhất, Ngân hàng Tây Ban Nha sẽ tiến hành thanh toán khi nhận được một bộ đầy đủ vận đơn đường biển đã xếp hàng hoàn hảo. Thứ hai, Ngân hàng Tây Ban Nha sẽ phải đợi giấy phép do Ngân hàng Cô-oét (Bị đơn) cấp. Giấy phép này sẽ được cấp sau khi có thông báo của Công ty Cô-oét (Người mua) rằng họ đã nhận được hàng và hàng đã được cơ quan y tế Cô-oét tại cảng chấp nhận. Ngày 30 tháng 9 năm 1978, Ngân hàng Cô-oét đã sửa đổi lại điều kiện 2 rằng Ngân hàng sẽ cấp giấy phép trong vòng 75 ngày kể từ ngày nhận được vận đơn đường biển "với điều kiện là hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng và được cơ quan Y tế của chính phủ Cô-oét chấp nhận" mà không có ý kiến chấp nhận của người được hưởng lợi (Nguyên đơn). Ngày 25 tháng 11 năm 1978, Ngân hàng Tây Ban Nha đã gửi bộ chứng từ của chuyến hàng thứ hai cho Bị đơn (Ngân hàng Cô-oét) và đã bị Bị đơn từ chối với lý do thời gian giữa hai chuyến giao hàng đã vượt quá 20 ngày. Ngân hàng Tây Ban Nha đã không chấp nhận điều này. Do vậy Ngân hàng Cô-oét đã thuyết phục người mua Cô-oét chấp nhận điều không đúng nguyên tắc trên, nhưng đồng thời Công ty Cô-oét vẫn đợi sự chấp nhận lô hàng của Bộ Y tế Cô-oét, cơ quan mà công ty Cô-oét nộp đơn xin kiểm tra hàng. Hai ngày sau, ngày 13 tháng 2 năm 1979, Bị đơn thông báo rằng người mua Cô-oét đã từ chối hàng vì Cơ quan Y tế tại cảng đã cấp một giấy chứng nhận rằng hàng sẽ hết hạn sử dụng trong hai tháng nữa. Ngân hàng Tây Ban Nha đã lập luận rằng giấy chứng nhận của Cơ quan y tế đã không bác bỏ hàng. Bị đơn vẫn giữ nguyên quan điểm của mình và lập luận rằng: lô hàng vẫn chưa được nhận bởi người mua (Công ty Cô-oét) và điều này được khẳng định sau đó bằng tuyên bố "theo thông lệ, hàng thực phẩm phải đủ độ tin cậy để lưu kho trong vòng 12 tháng". Trong đơn kiện gửi trọng tài Nguyên đơn tuyên bố rằng việc Bị đơn từ chối bộ chứng từ là không hợp thức và yêu cầu được thanh toán khoản tiền 38.122 đô la Mỹ cộng lãi suất hàng năm 13% tính từ ngày 5 tháng 1 năm 1979. Phán quyết của trọng tài: Trước hết Uỷ ban trọng tài cho rằng lý do duy nhất mà hàng chưa thuộc quyền sở hữu của người mua Cô-oét, người mở thư tín dụng, là do họ đã từ chối lô hàng đó khi hàng đã đến nơi và giấy chứng nhận y tế cũng đã được cấp. Vấn đề cần giải quyết là việc xác định rằng trong tình huống này liệu điều kiện "hàng hoá đã được nhận bởi người mở thư tín dụng" đã được thoả mãn hay chưa. Uỷ ban trọng tài định nghĩa bản chất của thư tín dụng không huỷ ngang và cách mà người ta phải hiểu nó như sau: Một thư tín dụng không thể huỷ ngang là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng mở thư tín dụng rằng ngân hàng sẽ thanh toán nếu các điều kiện của thư tín dụng được thoả mãn, nếu thư tín dụng đó dùng để thanh toán (Điều 3 Quy tắc và Thực hành thống nhất tín dụng chứng từ). Bản chất của thư tín dụng không huỷ ngang là người hưởng lợi chắc chắn sẽ được thanh toán nếu xuất trình đúng bộ chứng từ. Một đặc tính cơ bản của tín dụng chứng từ là tính hình thức của nó. Các chứng từ được xuất trình chỉ có thể là đúng hoặc không đúng. Sự mập mờ ở đây không được chấp nhận. Một tín dụng chứng từ không được hiểu theo bất cứ 1 luật quốc gia nào mà các bên không có thoả thuận mà phải được hiểu theo các thông lệ được áp dụng cho đối tượng này trong thương mại quốc tế. Một đặc tính nữa của thư tín dụng là việc thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các bên. Chỉ cần các điều kiện trong thư tín dụng được thoả mãn và người hưởng lợi xuất trình đúng bộ chứng từ thì việc thanh toán sẽ được thực hiện. Bị đơn lập luận rằng trong trường hợp này, hàng giao không được người mở thư tín dụng chấp nhận, điều kiện "hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng" đã không được thoả mãn. Nói một cách khác việc thư tín dụng có được thanh toán hay không phụ thuộc vào thiện chí của người mở thư tín dụng. Việc hiểu điều kiện "hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng" như vậy mâu thuẫn với mục đích của thư tín dụng chứng từ theo đó việc thanh toán không được phụ thuộc vào thiện ý của người mở thư tín dụng, vì điều đó có nghĩa là tín dụng chứng từ không hề an toàn cho người hưởng lợi. Bởi vậy Uỷ ban trọng tài cho rằng điều kiện "hàng được nhận bởi người mở thư tín dụng" cũng cần phải được hiểu ở cả nghĩa là người mở thư tín dụng đã có thể nhận được hàng nếu anh ta muốn (vì trên thực tế hàng đã đến nơi và người mua đã có đủ các điều kiện để nhận hàng). Như thế điều kiện này mới có ý nghĩa và chấp nhận được trong thương mại quốc tế. Như vậy rõ ràng Bị đơn đã sai khi từ chối thanh toán Nguyên đơn. Bởi vậy, Uỷ ban trọng tài quyết định Nguyên đơn được hưởng số tiền là 38.122 USD. Sau khi đưa ra phán quyết về khiếu nại chính, Uỷ ban trọng tài xét tiếp đến mức lãi suất hàng năm 13% tính từ tháng 2 năm 1979. Nguyên đơn yêu cầu mức lãi suất là 13%/năm tính từ ngày 1 tháng 12 năm 1979. Bị đơn không phản đối yêu cầu này vì việc thanh toán đã không được thực hiện vào ngày đã định và mức lãi suất mà Nguyên đơn yêu cầu trong thời hạn nêu trên cũng không có gì là vô lý trong thương mại quốc tế. Vì thế, Uỷ ban trọng tài đã đồng ý với mức lãi suất nêu trên. PHÁN QUYẾT SỐ 28 TRANH CHẤP VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÔ ĐIỀU KIỆN Các bên: Nguyên đơn : Người cung cấp Mỹ Bị đơn : Người mua Mỹ Các vấn đề được đề cập: Tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài không Bảo đảm thực hiện vô điều kiện Vi phạm nghiêm trọng hợp đồng Tiếp tục thực hiện hợp đồng dù đang có tranh chấp Tóm tắt vụ việc: Bằng Hợp đồng mua bán ngày 12 tháng 7 năm 1982, Nguyên đơn cam kết cung cấp cho Bị đơn một số tủ văn phòng và tủ đựng quần áo. Sau đó, Bị đơn sẽ cung cấp số hàng hoá này cho một công ty Arập Xê-út (Khách hàng). Hợp đồng qui định tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết bằng trọng tài ICC tại Oa-sing-tơn. Theo hợp đồng, trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký hợp đồng Nguyên đơn phải cung cấp: “Một bảo đảm thực hiện hợp đồng vô điều kiện và không hủy ngang có thể được [Bị đơn] chấp nhận, do một Ngân hàng Mỹ phát hành và xác nhận cho [Bị đơn] hưởng lợi với trị giá là 10% giá bán ... như là một bảo đảm cho Thoả thuận này” (sau đây gọi tắt là “L/C bảo đảm thực hiện”). Một mẫu giấy bảo đảm được đính kèm với hợp đồng. Theo hợp đồng, Bị đơn phải thanh toán bằng: “Một thư tín dụng không huỷ ngang, có thể chuyển nhượng và tuần hoàn với trị giá tăng 25% tổng giá bán, thanh toán trong vòng 67 ngày kể từ ngày giao các chứng từ xác nhận việc nhận hàng. Thư tín dụng phải được mở cho Nguyên đơn hưởng lợi trong vòng 15 kể từ ngày nhận được chấp thuận của khách hàng” (sau đây gọi là “L/C thanh toán”). Do một số khó khăn từ phía Nguyên đơn nên cho đến ngày 20 tháng 9 năm 1982 L/C Bảo đảm thực hiện cho Bị đơn hưởng lợi mới được mở và Bảo đảm này có qui định rằng thư chỉ có hiệu lực khi Bị đơn mở L/C thanh toán. Ngày 27 tháng 9 năm 1982, Bị đơn gửi telex cho Nguyên đơn thông báo L/C bảo đảm thực hiện không thể chấp nhận được vì không đáp ứng qui định “vô điều kiện”. Telex này nêu rằng Nguyên đơn đã vi phạm hợp đồng và rằng “nếu Nguyên đơn cung cấp một bảo đảm có thể chấp nhận được thì hai bên sẽ bàn bạc về khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng”. Nguyên đơn trả lời bằng văn thư ngày 29 tháng 9 năm 1982 rằng “vì điều kiện duy nhất của chúng tôi hoàn toàn thuộc quyết định của quý công ty, tức quyết định mở L/C thanh toán, nên thực tế L/C bảo đảm thực hiện này là vô điều kiện đối với quý công ty”. Bị đơn trả lời bằng telex ngày 4 tháng 10 năm 1982 rằng điều kiện mà Nguyên đơn nêu ra khiến cho L/C bảo đảm này trở thành có điều kiện. Bị đơn kết luận rằng “mặc dù chúng tôi đã cho quý công ty hơn 60 ngày để cấp một bảo đảm có thể chấp nhận được nhưng quý công ty đã không làm được việc này. Trong trường hợp này chúng tôi không còn lựa chọn nào khác là huỷ hợp đồng với quý công ty do lỗi của quý công ty. Chúng tôi sẽ mua hàng từ một bên thứ ba.” Nguyên đơn đã khởi kiện ra trọng tài ngày 22 tháng 11 năm 1982 khẳng định rằng Bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, thể hiện qua việc từ chối mở L/C thanh toán cho Nguyên đơn hưởng lợi và không thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng trong khi chờ đợi kết quả trọng tài, đồng thời đòi bồi thường các thiệt hại phát sinh từ các vi phạm này. Trọng tài phải giải quyết những vấn đề sau đây: (1) Tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài hay không, (2) Bị đơn có vi phạm hợp đồng không khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, và (3) nếu có thì Nguyên đơn có thiệt hại gì. Trọng tài quyết định rằng tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài và việc Bị đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải là một vi phạm hợp đồng, do đó Nguyên đơn không được bồi thường cho các thiệt hại là hệ quả của việc chấm dứt này. Phán quyết của trọng tài: 1. Về khả năng có thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: Điều khoản trọng tài trong hợp đồng qui định áp dụng cho “tất cả các tranh chấp phát sinh theo hay có liên quan đến, hoặc về bất kỳ vi phạm nào đối với Hợp đồng này...”. Đây chính là một tranh chấp như vậy. Bị đơn lập luận rằng điều khoản này không thể được áp dụng bởi hợp đồng qui định rằng “Thoả thuận này có hiệu lực phụ thuộc vào văn bản chấp thuận của Khách hàng”. Thực tế đã không có một chấp thuận như vậy, và do đó điều khoản trọng tài chưa từng bao giờ có hiệu lực. Uỷ ban trọng tài cho rằng lập luận này không thuyết phục bởi cũng giống như một số qui định khác trong hợp đồng (ví dụ, qui định Nguyên đơn phải hợp tác hỗ trợ với Bị đơn trong việc đạt được chấp thuận từ phía Khách hàng, hay Nguyên đơn phải thông báo chi tiết về giảm giá hàng trong vòng 30 ngày kể từ khi ký hợp đồng, và nghĩa vụ mở L/C bảo đảm thực hiện của Nguyên đơn), điều khoản trọng tài được ký kết với ý định là sẽ có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được ký kết và trước khi có văn bản chấp thuận của Khách hàng, dù nhiều qui định khác trong hợp đồng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm có văn bản chấp thuận. Không hề có cơ sở nào để kết luận rằng các bên có ý định đưa ra giải quyết tại toà án các tranh chấp phát sinh trước khi có chấp thuận của Khách hàng và chỉ đưa ra trọng tài giải quyết các tranh chấp phát sinh sau thời điểm đó. Thực tế, Bị đơn đã đúng khi lập luận rằng các nghĩa vụ hợp đồng của các bên chưa bao giờ có hiệu lực, nhưng Bị đơn cũng không thể bác bỏ vụ việc này bởi nếu thế nghĩa vụ mở L/C bảo đảm thực hiện của Nguyên đơn cũng không thể phát sinh và như vậy Bị đơn chẳng có căn cứ nào để chấm dứt hợp đồng. 2. Bảo đảm thực hiện vô điều kiện (unconditional performance guarantee): Uỷ ban trọng tài cho rằng Nguyên đơn đã không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tức không mở L/C bảo đảm thực hiện vô điều kiện, không huỷ ngang và có thể được Bị đơn chấp nhận. Điều này được lý giải như sau: Thứ nhất, thuật ngữ “vô điều kiện” được định nghĩa một cách thông thường là “không bị hạn chế hay ảnh hưởng bởi bất kỳ điều kiện nào” (Từ điển Black's Law tr. 1367 - xuất bản lần thứ 5, năm 1979). Theo định nghĩa này, L/C bảo đảm thực hiện của Nguyên đơn không thể được coi là “vô điều kiện”, vì nó bị hạn chế bởi điều kiện là bảo đảm sẽ không có hiệu lực cho đến khi Bị đơn mở L/C thanh toán. Cách hiểu của Nguyên đơn cũng có thể được chấp nhận nếu Nguyên đơn dẫn được ra các chứng cứ có sức thuyết phục về thông lệ thương mại quốc tế hoặc về ý định thực của các bên. Nhưng Nguyên đơn đã không đưa ra được chứng cứ nào như vậy. Trong khi các chứng cứ hiện có cho thấy Nguyên đơn tin rằng điều khoản mà mình đưa vào thư bảo đảm là được phép, Uỷ ban trọng tài lại cho rằng thực tế hai bên chưa hề có thoả thuận nào về việc này. Khả năng về điều khoản này đã được các đại diện của Nguyên đơn và Bị đơn bàn bạc trước khi ký kết hợp đồng nhưng chưa đạt được một sự thống nhất nào, và, ngay cả khi được coi như là đã được các bên nhất trí, khả năng này cũng bị vô hiệu hoá bởi điều khoản thống nhất cuối cùng (điều khoản về "vô điều kiện") được đưa vào hợp đồng ký sau đó. Hợp đồng, có đính kèm một bản thư bảo đảm thực hiện, không ủng hộ lập luận của Nguyên đơn. Sau khi ký kết hợp đồng, Nguyên đơn và Bị đơn cũng đã có gặp gỡ để thảo luận về việc sửa đổi hợp đồng nhưng không đi đến một thoả thuận nào. Vì thế không hề có một sửa đổi nào đối với hợp đồng cho phép một bảo đảm có điều kiện. Từ các lập luận nêu trên, uỷ ban trọng tài đồng ý với lập luận của Bị đơn rằng Nguyên đơn đã thực hiện không đúng hợp đồng và thoả thuận giữa họ với nhau chưa hề được sửa đổi. Thứ hai, Hợp đồng nêu một cách rõ ràng rằng Nguyên đơn phải mở một thư bảo đảm thực hiện vô điều kiện “có thể được Bị đơn chấp nhận”. Khi L/C bảo đảm thực hiện được phát hành, Bị đơn đã thông báo cho Nguyên đơn rằng L/C bảo đảm này không thể chấp nhận được. Quan điểm này của Bị đơn không phải là không có căn cứ. Bị đơn đã cho Nguyên đơn cơ hội để sửa lại khiếm khuyết này và lập một thư bảo đảm khác có thể chấp nhận được nhưng Nguyên đơn đã không làm được việc này. Do đó có thể kết luận rằng Nguyên đơn đã không cung cấp được một thư bảo đảm thực hiện đáp ứng được yêu cầu của hợp đồng. 3. Về vi phạm nghiêm trọng hợp đồng và việc tiếp tục thực hiện hợp đồng: Uỷ ban trọng tài cho rằng với vi phạm này của Nguyên đơn, Bị đơn có quyền chấm dứt hợp đồng. Nguyên đơn cho rằng việc chấm dứt này là không được phép, bởi (a) vi phạm này không nghiêm trọng, và (b) điều khoản trọng tài qui định Bị đơn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng dù đang có tranh chấp. Uỷ ban trọng tài bác lập luận này của Nguyên đơn vì những lý do sau đây: Một là, Uỷ ban trọng tài cho rằng đây là một vi phạm nghiêm trọng đối với hợp đồng trên cơ sở chứng cứ do Bị đơn trình liên quan đến tầm quan trọng của việc có một thư bảo đảm thực hiện có giá trị, Điều 241(a) Luật Hợp đồng năm 1981. Hai là, điều khoản trọng tài qui định giải quyết bằng trọng tài "tất cả các tranh chấp phát sinh theo hay có liên quan đến, hoặc về bất kỳ vi phạm nào đối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc.doc
Tài liệu liên quan