Bài giảng Bệnh lý tuỷ và vùng quanh chóp

MÔ BỆNH HỌC:-

 Được lót một phần hay toàn

bộ bởi biểu mô không sừng

hóa có độ dày thay đổi.

 Thành nang là mô liên kết

thâm nhiễm tế bào viêm chủ

yếu là lymphocytes và

tương bào.

 Thể Hyaline/ Rushton được

tìm thấy trong biểu mô và

hiếm gặp trong thành mô liên

kết.

 Chúng có cấu trúc dạng cong

hay đường vạch, ưa eosin. Tinh thể Cholesterol

trong thành mô liên kết.

 Có nguồn gốc từ sự

phân hủy của hồng cầu

trong quá trình viêm.

 Các dạng khác của quá

trình vôi hóa do loạn

dưỡng cũng được tìm

thấy trong thành mô liên

kết của nang. Chuyển sản tế bào nhầy

cũng như tế bào của

đường hô hấp trong viền

biểu mô.

 Sừng hóa là do chuyển sản

và không nên nhầm lẫn với

nang sừng do răng.

pdf107 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bệnh lý tuỷ và vùng quanh chóp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH LÝ TUỶ VÀ VÙNG QUANH CHÓP Prepared by: Dr Sundeep Bhagwath TỔNG QUAN 1. GIỚI THIỆU 2. BỆNH CĂN VIÊM TỦY 3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐÁP ỨNG CỦA TỦY 4. PHÂN LOẠI VIÊM TỦY 5. CÁC DẠNG VIÊM TỦY 6. ÁP XE QUANH CHÓP 7. U HẠT QUANH CHÓP 8. NANG QUANH CHÓP / NANG CHÂN RĂNG 9. VIÊM MÔ TẾ BÀO 10. VIÊM TẤY SÀN MIỆNG LUDWIG 11. HUYẾT KHỐI XOANG HANG 12. VIÊM CỐT TỦY. GIỚI THIỆU  Viêm tủy là quá trình viêm nhiễm của tổ chức tủy, một đáp ứng với môi trường xung quanh.  Sự sống của răng phụ thuộc vào phản ứng bảo vệ của phức hợp ngà tủy: - Ngà xơ hóa. - Ngà thứ 3. - Cầu canxi của các ống ngà. BỆNH CĂN 1. CƠ HỌC: chấn thương, do thầy thuốc và thay đổi áp suất không khí. 2. NHIỆT ĐỘ: miếng trám kim loại không có lót đáy và các thủ thuật nha khoa như sửa soạn xoang, phản ứng tỏa nhiệt của vật liệu nha khoa ... 3. HÓA HỌC: kích thích từ vật liệu nha khoa hay từ sự xoi mòn (erosion). 4. VI KHUẨN: thông qua độc tố hay từ sự lan rộng của sâu răng. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÁP ỨNG CỦA TỦY 1. Mức độ và thời gian kích thích. 2. Tính chất của kích thích. 3. Tình trạng lành mạnh của tủy hay trạng thái của tủy trước đó. 4. Lưu lượng máu vùng chóp. 5. Giải phẫu học buồng tủy. 6. Đề kháng của ký chủ. PHÂN LOẠI I. Theo bệnh học: - - Viêm tủy có khả năng hồi phục cấp tính hay khu trú (sung huyết tủy). - Viêm tủy không có khả năng hồi phục. II. Theo thời gian: - - Viêm tủy cấp - Viêm tủy mạn III. Theo sự hiện diện của ngà phủ trên buồng tủy: - - Viêm tủy có lộ tủy (Open pulpitis) - Viêm tủy kín (Closed pulpitis) IV. Theo sự lan rộng của quá trình viêm: - - Viêm tủy một phần - Viêm tủy toàn bộ. V. Theo tính chất dịch viêm: - - Viêm tủy dịch thấm (Exudative pulpitis) - Viêm tủy mủ (Suppurative pulpitis) VIÊM TỦY CÓ KHẢ NĂNG HỒI PHỤC CẤP TÍNH (VIÊM TỦY CÓ KHẢ NĂNG HỒI PHỤC KHU TRÚ, SUNG HUYẾT TỦY)  Viêm tủy có khả năng hồi phục cấp tính đặc trưng bởi sự giãn mạch. BỆNH CĂN: -  Kích thích nhẹ. LÂM SÀNG: - Triệu chứng: đau. Thời gian: 10-15 phút, nhói & ngắn. Yếu tố ảnh hưởng đến đau: nóng có thể gây đau dữ dội trong chốc lát, lạnh có thể làm đau ít. Tính chất của đau:  Có mạch nhịp, liên tục & lan tỏa.  Hết đau khi loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng đến đau. Đau phụ thuộc -  Mức độ lộ tủy (kích thước xoang sâu)  Mức độ viêm tủy  Tuổi BN  Tính chất của ngà phủ bên trên. MÔ BỆNH HỌC: -  Các mạch máu giãn có kích thước khác nhau và được lót bởi các tế bào nội mô.  Sự hiện diện của nguyên bào ngà bình thường cho thấy tủy còn sống. TIÊN LƯỢNG:  Đây là tình trạng viêm có khả năng hồi phục.  Nếu được điều trị, tủy sẽ trở lại trạng thái bình thường.  Nếu không điều trị, nó sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo.... VIÊM TỦY TIẾN TRIỂN CẤP TÍNH (ACUTE PROGRESSIVE PULPITIS) LÂM SÀNG: - Thời gian: >10-15 phút, đau nhiều và liên tục, đặc biệt vào buổi tối. Yếu tố ảnh hưởng đến đau: đau tự phát hay khi gặp kích thích nóng, lạnh. Tính chất đau:  Có mạch nhịp, liên tục và lan tỏa.  Không hết đau thậm chí khi đã loại bỏ yếu tố kích thích. TIÊN LƯỢNG: -  Nếu không điều trị, nó sẽ tiến triển thành viêm tủy mạn hay hoại tử tủy. Viêm tủy cấp. Bên dưới vùng tủy lộ (góc phải) có sự thâm nhiễm dày đặc tế bào viêm. Sâu hơn, tủy sung huyết dữ dội. Viêm tủy cấp. Nhiễm trùng đã xâm nhập vào ngà phản ứng làm cho quá trình viêm lan xuống tủy và có mủ hình thành ở sừng tủy. Viêm tủy cấp- giai đoạn cuối. Toàn bộ tủy đã bị phá hủy và được thay thế bằng tế bào viêm và mạch máu giãn.. Viêm tủy cấp. Nhiễm trùng đã xâm nhập vào tủy. Một phần tủy đã bị phá hủy và hình thành một ổ áp xe. Viêm tủy cấp với áp xe tủy khu trú. VIÊM TỦY MẠN  Có những dấu hiệu lâm sàng đặc trưng. LÂM SÀNG: - Triệu chứng: - đau Thời gian: - kéo dài (vài ngày - vài tháng). Yếu tố ảnh hưởng đến đau: - nóng, lạnh và khi ăn nhai. Tính chất đau: -  Đau nhẹ & từng cơn.  Đau hết khi yếu tố kích thích bị loại bỏ và khi răng được điều trị. Đau phụ thuộc vào: -  Kích thước vùng tủy lộ (kích thước xoang sâu)  Mức độ viêm tủy.  Tuổi BN.  Tính chất của ngà bao phủ ở trên. MÔ BỆNH HỌC: -  Tổ chức tủy chứa các mạch máu giãn với kích thước khác nhau.  Nguyên bào ngà thoái hóa.  Các vùng thâm nhiễm tế bào viêm mạn, xơ hóa quanh các vùng viêm. TIÊN LƯỢNG:-  Phụ thuộc vào sự thành công của che tủy. VIÊM TỦY TĂNG SẢN CÓ LỘ TỦY MẠN TÍNH (POLYP TỦY)  Một dạng viêm tủy mạn đặc trưng bởi sự tăng sản của mô liên kết tủy tạo thành khối polyp ở buồng tủy bị lộ. LÂM SÀNG : - Vị trí: răng cối bị sâu (vĩnh viễn hay sữa) có buồng tủy rộng, có nhiều chân với tổ chức tủy có nhiều mạch máu. Hình dạng: hòn giống như nấm lấp đầy buồng tủy. Kích thước: đa dạng. Màu sắc: đỏ, dễ chảy máu. Bề mặt: nguyên vẹn hay loét. MÔ BỆNH HỌC: -  Sự tăng sinh của mô hạt, mạch máu giãn, các tế bào viêm mạn và sự xơ hóa.  Nguyên bào ngà thoái hóa toàn phần còn được gọi là bó (“Wheat Sheaf”) nguyên bào ngà.  Bề mặt khối polyp là biểu mô lát tầng tăng sinh.  Nguồn gốc của các tế bào biểu mô là từ nước bọt hay niêm mạc má hay nướu bong tróc. VÔI HÓA TỦY (SỎI TỦY)  X QUANG: (các) khối cản quang kích thước khác nhau trong buồng/ ống tủy. LÂM SÀNG : Vị trí: buồng tủy hay ống tủy. Kích thước: đa dạng. Triệu chứng: không đau. CÁC DẠNG SỎI TỦY THEO MÔ BỆNH HỌC: Sỏi tủy thật - gồm các ống ngà. Sỏi tủy giả - gồm những vòng canxi hóa đồng tâm. Sỏi tủy tự do - nằm tự do trong tổ chức tủy. Sỏi tủy dính (Attached pulp stone)- dính với thành tủy (ngà). Embedded pulp stone - được bao quanh bởi ngà thứ phát. BIẾN CHỨNG:  Gây cản trở trong điều trị ống tủy.  Có thể gây đau nếu nó chạm thần kinh trong tủy. Vôi hóa do loạn dưỡng trong ống tủy. HOẠI TỬ TỦY (PULP NECROSIS) Tình trạng không hồi phục của tủy được mô tả là mô tủy chết và thoái hóa (hoại tử). BỆNH CĂN: kích thích mạnh. LÂM SÀNG: Triệu chứng: đau. Thời gian: 10-15 phút, đau nhiều & ngắn. Yếu tố ảnh hưởng: nóng, lạnh. Tính chất đau:  Có mạch nhịp, liên tục & lan tỏa.  Đau hết khi loại bỏ yếu tố ảnh hưởng. U HẠT QUANH CHÓP (PERIAPICAL GRANULOMA)  Khối mô hạt viêm mạn ở chóp một răng chết tủy.  Phát triển sau một tình trạng cấp tính như áp xe quanh chóp hoặc có từ đầu. Tổn thương này có thể phát triển thành nang quanh chóp hay trải qua các đợt kích phát cấp tính. LÂM SÀNG:  Hầu hết không triệu chứng.  Đau & nhạy cảm nếu có đợt kích phát cấp tính.  Răng liên quan không lung lay hay nhạy cảm khi gõ.  Test thử độ sống tủy (-). X QUANG: -  Tổn thương có giới hạn rõ hoặc không.  Kích thước thay đổi từ nhỏ đến lớn.  Mất lamina dura ở vùng chóp.  Thường tiêu chân răng.  Không thể phân biệt u hạt và nang quanh chóp trên x quang. MÔ BỆNH HỌC:-  Mô hạt viêm thâm nhiễm nhiều lymphocyte, cùng với BC đa nhân, tương bào và đại thực bào.  Biểu mô còn sót Malassez có thể được tìm thấy trong tổ chức hạt.  Hạt Cholesterol cũng có thể được nhìn thấy cùng với các tế bào khổng lồ đa nhân.  Các vùng hồng cầu thoát mạch và nhiễm sắc hemosiderin cũng thường gặp. NANG QUANH CHÓP (RADICULAR CYST, PERIAPICAL CYST)  Theo định nghĩa, nang chân răng phát triển từ biểu mô Malassez còn sót nằm trong DCNC do bị quá trình viêm kích thích.  Thông thường, nang chân răng còn nằm lại trong xương hàm sau nhổ răng bị nhiễm trùng– và nó được gọi là nang sót (RESIDUAL CYST). LÂM SÀNG: - Tuổi: cao nhất là 30, 40 & 50 tuổi. Giới: nam nhiều hơn. Vị trí thường gặp: vùng R trước hàm trên. Tần suất: loại nang xương hàm thường gặp nhất. Triệu chứng:  Ít có triệu chứng nguyên phát.  Phát hiện tình cờ khi chụp phim X quang răng thông thường.  Lúc đầu là khối sưng cứng ở xương lớn chậm. Sau đó, nếu nang phá vỡ vỏ xương, tổn thương trở nên di động.  Tiêu chuẩn chẩn đoán – răng liên hệ chết tủy.  Hiếm gặp ở răng sữa. X QUANG:  Điển hình: thấu quanh hình tròn hay bầu dục có viền xơ hóa, liên hệ với răng chết tủy.  Nếu xảy ra nhiễm trùng, đường viền sẽ không rõ, và không thể phân biệt với u hạt quanh chóp. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: - Với các tổn thương thấu quang quanh chóp 1. U hạt quanh chóp. 2. Loạn sản xương-xê măng quanh chóp (giai đoạn sớm). BỆNH SINH: - 1. GIAI ĐOẠN ĐẦU:  Biểu mô còn sót Malassez trong u hạt đang phát triển tăng sinh để tạo thành viền của nang chân răng.  Các tế bào này bị kích thích như thế nào thì chưa rõ.  Một số sản phẩm của tủy chết có thể là tác nhân gây kích thích, đồng thời nó cũng gây ra đáp ứng viêm trong mô liên kết.  Vai trò của yếu tố miễn dịch: nhiều tương bào trong u hạt quanh chóp. 2. GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH NANG: Có thể xảy ra theo 2 cách.  Một giả thuyết cho rằng: biểu mô tăng sinh và bao phủ bề mặt của ổ áp xe.  Giả thuyết khác: nang hình thành trong biểu mô đang tăng sinh do các tế bào ở trung tâm di chuyển ra khỏi nguồn cung cấp dinh dưỡng của chúng. 3. GIAI ĐOẠN LỚN LÊN: -  Do tích tụ dịch trong lòng nang.  Quá trình thẩm thấu đóng vai trò quan trọng do thành nang có tính chất của một màng bán thấm. MÔ BỆNH HỌC:-  Được lót một phần hay toàn bộ bởi biểu mô không sừng hóa có độ dày thay đổi.  Thành nang là mô liên kết thâm nhiễm tế bào viêm chủ yếu là lymphocytes và tương bào.  Thể Hyaline/ Rushton được tìm thấy trong biểu mô và hiếm gặp trong thành mô liên kết.  Chúng có cấu trúc dạng cong hay đường vạch, ưa eosin.  Tinh thể Cholesterol trong thành mô liên kết.  Có nguồn gốc từ sự phân hủy của hồng cầu trong quá trình viêm.  Các dạng khác của quá trình vôi hóa do loạn dưỡng cũng được tìm thấy trong thành mô liên kết của nang.  Chuyển sản tế bào nhầy cũng như tế bào của đường hô hấp trong viền biểu mô.  Sừng hóa là do chuyển sản và không nên nhầm lẫn với nang sừng do răng. ÁP XE QUANH CHÓP CẤP (ÁP XE XƯƠNG Ổ RĂNG CẤP)  Tổn thương cấp tính, nguyên phát hay do đợt bùng phát cấp tính của bệnh lý mạn tính vùng quanh chóp (Phoenix abscess). LÂM SÀNG:-  Giai đoạn đầu – nhạy cảm ở răng liên quan.  Sau đó– đau tăng lên, rất nhạy cảm khi gõ.  Trồi răng.  Toàn thân – sốt, ớn lạnh, khó chịu.  Áp xe có thể lan vào xoang tủy ở người có sức đề kháng kém gây viêm cốt tủy.  Cũng có thể làm thủng vỏ xương và lan vào mô mềm gây viêm mô tế bào.  Có thể tháo mủ qua đường dò trong miệng. Lỗ dò thường được bao phủ bởi tổ chức hạt– áp xe nướu (Parulis).  Áp xe quanh chóp cũng có thể tạo lổ dò ngoài mặt.  Nếu áp xe được dẫn lưu, nó sẽ không gây triệu chứng. X QUANG: -  Giai đoạn đầu – dày khoảng dây chằng nha chu.  Sau đó – thấu quang giới hạn không rõ. MÔ BỆNH HỌC: -  Tiêu bản thường không được làm do bệnh phẩm là dịch.  Áp xe chứa nhiều BC đa nhân với dịch rỉ viêm, mảnh vụn tế bào và mô bào (histiocytes).  Phoenix abscesses cũng có thể chứa thành phần mô mềm bao gồm tổ chức hạt xen lẫn với vùng áp xe. VIÊM MÔ TẾ BÀO (CELLULITIS)  Quá trình viêm lan nhanh của mô mềm được mô tả bởi sự hình thành mủ lan tỏa.  Xảy ra nếu áp xe không dò ra ngoài mặt hay trong miệng. CÁC DẠNG: -  Viêm mô tế bào có nguồn gốc từ nhiễm trùng do răng, lan vào mô mềm vùng đầu cổ.  Hầu hết, nhiễm trùng lan qua các khoang tổ chức như khoang răng nanh (canine space), khoang dưới thái dương (infratemporal space), khoang hầu (pharyngeal space), khoang má (buccal space), khoang dưới cằm và dưới hàm (submental and submandibular space) ...  2 dạng đặc biệt nguy hiểm của viêm mô tế bào – - Viêm tấy sàn miệng Ludwig. - Huyết khối xoang hang. Nhiễm trùng khoang răng nanh Nhiễm trùng liên quan nhiều khoang VIÊM TẤY SÀN MIỆNG LUDWIG (LUDWIG’S ANGINA)  Viêm mô tế bào vùng dưới hàm liên quan khoang dưới lưỡi, dưới hàm và dưới cằm.  70% trường hợp là do nhiễm trùng từ các răng dưới.  Tỉ lệ mắc tăng ở BN suy giảm MD như AIDS, bất sản tủy, ghép tạng, ... LÂM SÀNG: -  Sau khi đến vùng dưới hàm, nhiễm trùng mở rộng sang khoang bên hầu và khoang sau hầu.  Khối sưng phồng ở cổ kéo dài đến gần xương đòn.  Lưỡi bị đẩy lên.  Đau ở cổ và sàn miệng.  Triệu chứng khác – khó nuốt, khó nói, chảy nước dãi, đau họng.  Liên quan khoang bên hầu có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp do phù thanh quản.  Trường hợp nặng – thở nhanh, khó thở, nhịp tim nhanh, thở rít.  Toàn thân– sốt, khó chịu, BC tăng, VS tăng. HUYẾT KHỐI XOANG HANG (CAVERNOUS SINUS THROMBOSIS)  Xảy ra khi nhiễm trùng từ răng sau trên làm thủng bản xương ngoài và vào xoang hàm, khoang chân bướm-khẩu cái hay khoang dưới thái dương và đến hốc mắt.  Từ đây, nhiễm trùng vào xoang tĩnh mạch hang qua vòm sọ. LÂM SÀNG: -  Phù quanh hốc mắt, nhãn cầu lồi, khó cử động.  Giãn đồng tử, chảy nước mắt, sợ ánh sáng và mù cũng có thể xảy ra.  Đau theo sự phân bố của TK V1 và V2.  Lồi mắt (Proptosis), phù kết mạc (chemosis) và sụp mi (ptosis) gặp ở 90% trường hợp.  Sốt, ớn lạnh, nhức đầu, ra mồ hôi, nhịp tim nhanh, buồn nôn & nôn. VIÊM CỐT TỦY (OSTEOMYELITIS)  Qúa trình viêm cấp tính/ mạn tính trong xoang tủy hay vỏ xương.  Có rất nhiều dạng như xơ hóa khu trú và lan tỏa, tăng sinh màng xương ... CÁC DẠNG VIÊM CỐT TỦY: - 1. Viêm cốt tủy cấp tính. 2. Viêm cốt tủy mạn tính. 3. Viêm cốt tủy xơ hóa lan tỏa. 4. Viêm xương tụ cốt (viêm cốt tủy xơ hóa khu trú). 5. Viêm cốt tủy tăng sinh màng xương. 6. Viêm xương ổ răng. YẾU TỐ THUẬN LỢI: - 1. Sau nhiễm trùng do răng. 2. Chấn thương xương hàm. 3. Viêm nướu hoại tử lở loét. 4. Bệnh toàn thân mạn tính. 5. Suy giảm miễn dịch. 6. Lạm dụng thuốc lá, rượu. 7. Đái tháo đường. 8. Sốt phát ban. 9. Ung thư. 10. Suy dinh dưỡng. VIÊM CỐT TỦY CẤP TÍNH  Xảy ra khi quá trình viêm cấp lan vào xoang tủy xương. LÂM SÀNG: - Tuổi: bất kì. Giới: nam nhiều hơn. Vị trí thường gặp: hầu hết ở hàm dưới. Hàm trên chủ yếu ở trẻ em. Triệu chứng:  Sốt, BC tăng, hạch to và sưng mô mềm.  X-quang: thấu quang giới hạn không rõ.  Đôi khi, mảnh xương hoại tử có thể bị tách ra khỏi xương bình thường xung quanh (Sequestrum).  Nếu mảnh xương này được bao quanh bởi xương còn sống thì gọi là Involucrum. MÔ BỆNH HỌC: -  Mẫu sinh thiết thường chứa xương hoại tử, mất các cốt bào trong hốc xương (lacunae) và vi khuẩn.  Xương ở ngoại vi cho thấy hình ảnh các mảnh hoại tử và thâm nhiễm BC đa nhân trung tính.  Mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán là mảnh xương chết bị tách ra (sequestrum) nếu như không có sự tương đồng giữa lâm sàng và bệnh học. VIÊM CỐT TỦY MẠN TÍNH  Có thể là mạn tính từ đầu hay là tiến triển của viêm cốt tủy cấp không được điều trị kịp thời. LÂM SÀNG: - Tuổi: bất kỳ. Giới: nam nhiều hơn. Vị trí thường gặp: hầu hết ở hàm dưới. Triệu chứng:  Đau, sưng, tháo mủ, hình thành lỗ dò, mảnh xương chết, mất răng.  Các đợt cấp thường xuyên xảy ra nếu nhiễm trùng vẫn tiếp tục tồn tại trong một thời gian dài.  X quang: giới hạn không rõ, thấu quang kiểu mối ăn thường có một trung tâm cản quang (xương chết). MÔ BỆNH HỌC:  Mẫu sinh thiết chứa thành phần mô mềm quan trọng gồm mô liên kết sợi viêm mạn lấp đầy vùng giữa các bè xương.  Xương hoại tử rải rác. VIÊM CỐT TỦY XƠ HÓA LAN TỎA (DIFFUSE SCLEROSING OSTEOMYELITIS)  Đau, viêm, tăng sinh màng xương ở nhiều mức độ, sự xơ hóa và thấu quang của xương bị ảnh hưởng.  Có thể gây nhầm lẫn về mặt lâm sàng và x quang với các bệnh lý xương khác như loạn sản xương- xê măng tiến triển (florid cemento-osseous dysplasia) hay bệnh Paget xương,... LÂM SÀNG: - Tuổi: hầu hết ở người lớn. Giới: không rõ. Vị trí hay gặp: chủ yếu là hàm dưới. Triệu chứng:  Ít gặp sưng, đau.  Để chẩn đoán xác định, nuôi cấy vi khuẩn phải dương tính. X QUANG: -  Tăng cản quang xung quanh vị trí viêm mạn như viêm nha chu, viêm quanh thân răng, bệnh lý vùng quanh chóp,...  Xơ cứng xảy ra nhiều hơn ở mào xương ổ của vùng răng liên quan. MÔ BỆNH HỌC:-  Xơ cứng và tu sửa xương.  Xương viêm không đáng kể mặc dù xơ cứng xảy ra gần vùng viêm.  Hoại tử xương xơ cứng thứ phát sau viêm.  Trong trường hợp này, xương hoại tử tách rời ra và được bao quanh bởi mô hạt. VIÊM CỐT TỦY XƠ HÓA KHU TRÚ HAY VIÊM XƯƠNG TỤ CỐT (Focal Sclerosing Osteomyelitis, Condensing osteitis)  Vùng xơ cứng xương khu trú liên hệ với chóp của một răng sâu, miếng trám to hay hoại tử tủy.  Để chẩn đoán viêm xương tụ cốt, cần kết hợp với quá trình viêm, vì nó giống nhiều bệnh lý trong xương khác. LÂM SÀNG: -  Hâu hết ở trẻ em và người trẻ.  Thường xảy ra ở vùng răng sau hàm dưới, kết hợp với viêm tủy/ hoại tử tủy.  Vùng cản quang khu trú, đồng nhất gần chóp răng.  Không sưng / phồng xương vỏ trên lâm sàng. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: - 1. Loạn sản xương-xê măng khu trú – có bờ thấu quang. 2. Xơ cứng xương tự phát – tổn thương được ngăn cách với chóp răng. VIÊM CỐT TỦY TĂNG SINH MÀNG XƯƠNG  Còn gọi là viêm màng xương tạo xương (Periostitis ossificans) hay viêm xương Garrѐ.  Một dạng của viêm cốt tủy liên hệ với sự tăng sinh màng xương. LÂM SÀNG: - Tuổi: trẻ em & người trẻ. Giới: không rõ. Vị trí thường gặp: hầu hết ở vùng răng sau hàm dưới. Triệu chứng:  Sưng phồng ở bờ dưới xương hàm dưới.  Đau hoặc không.  X quang: các phiến cản quang song song nhau và bề mặt xương vỏ bên dưới (dấu hiệu vỏ củ hành). MÔ BỆNH HỌC:  Các hàng xương non (woven bone) giàu tế bào song song, trong đó các bè xương riêng biệt có hướng vuông góc với bề mặt.  Đôi khi, các bè xương liên kết với nhau hay chúng nằm rải rác, như loạn sản sợi.  Ở giữa các bè xương, mô liên kết sợi tương đối không bị viêm. VIÊM XƯƠNG Ổ RĂNG (Ổ răng khô / viêm xương ổ tiêu sợi huyết)  Đôi khi, cục máu đông ở vùng ổ răng sau nhổ răng không được thành lập cuối cùng dẫn đến trì hoãn quá trình lành thương và gây nên tình trạng gọi là ổ răng khô (“Dry socket”).  Qua nghiên cứu cho thấy, nó là do sự biến đổi plasminogen thành plasmin gây tiêu sợi huyết (fibrin) và quá trình tạo thành Kinin (hóa chất trung gian gây YẾU TỐ THUẬN LỢI: - 1. Chấn thương tại chỗ. 2. Estrogen. 3. Độc tố vi khuẩn. 4. Bơm rửa không thích hợp vùng ổ răng sau nhổ. 5. Lạm dụng thuốc lá. LÂM SÀNG: - Tuổi: 20 – 40 tuổi. Giới: không rõ. Vị trí hay gặp: vùng răng sau hàm dưới, đặc biệt là R8 ngầm. Triệu chứng:  Vùng ổ răng sau nhổ răng lấp đầy cục máu đông màu xám, dơ, sau đó mất, để lại hốc xương trống (ổ răng khô).  Chẩn đoán được xác định bằng cách thăm dò ổ răng cho thấy xương lộ và rất nhạy cảm.  Đau nhiều, mùi hôi và hạch to 3 – 4 ngày sau nhổ răng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Soames JV, Southam JC. Oral pathology/. 3rd ed. Oxford 2002. 2. Shafer WG, Hine MK, Levy BM. A text book of oral pathology. 6th ed. W.B. Saunders Company. Phil, London, Toronto, 2005. 3. Neville BW, Damm DD, Allen CM, Bouquot JE. Oral and maxillofacial pathology. 2nd ed. WB Saunders Company. Phil, London, Toronto, 2007. 4. Cawson RA, Odell EW, Porter S. Cawson’s essentials of oral pathology and oral medicine, 7th Ed, Churchill Livingstone, 2002. 5. Regezi JA, Sciubba JJ, Jordan RCK. Oral pathology: Clinical Pathologic Correlations. 4th ed. Saunders Company, 2003. Tất cả hình ảnh trong bài này được lấy từ các tài liệu tham khảo trên. THANKS FOR YOUR PATIENCE!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_benh_ly_tuy_va_vung_quanh_chop.pdf