Bài giảng Phương pháp dạy học môn Sinh học - Phạm Đình Văn

Sau khi xác định mục tiêu, chúng ta cần phân tích kĩ nội dung bài học, xác định những kiến thức cơ bản nhất và lập thành dàn bài chi tiết để làm cơ sở cho việc soạn giáo án.

Gợi ý:

- Nếu bài có nhiều kiến thức sự kiện, phải chọn những sự kiện làm cơ sở để hình thành các khái niệm, quy luật trong bài đó.

- Nếu là kiến thức khái niệm hãy tìm hiểu kĩ dấu hiệu bản chất nhất của khái niệm đó, đặt nó vào trong hệ thống các khái niệm đã có, diễn đạt thành 1 câu định nghĩa cô đọng, chính xác. Nếu SGK đã có câu định nghĩa thì xem xét có cần bổ sung gì không, và phân tích thành các dấu hiệu chung và bản chất.

- Nếu là kiến thức quá trình: Phân tích các thành phần tham gia, các giai đoạn, sản phẩm tạo thành, ý nghĩa của quá trình, .

- Nếu là kiến thức quy luật: Cần phải phân tích kĩ để tìm ra tính quy luật và cần phát biểu thành mệnh đề. Đây là kiến thức quan trọng, nhiều bài trong SGK chưa phát biểu rõ ràng, vì vậy GV cần phải gia công sư phạm để phát biểu thành các quy luật, đồng thời nêu ra ý nghĩa và vận dụng quy luật đó vào thực tiễn.

 

doc77 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 12318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phương pháp dạy học môn Sinh học - Phạm Đình Văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tìm hiểu, đánh giá thực trạng môi trường, rèn luyện kĩ năng bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, hình thành những mô hình mới về cách ứng xử của cá nhân và cộng đồng trước các vấn đề môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững. Mục tiêu: Về kiến thức: có những hiểu biết cơ bản về môi trường, cảnh báo tình trạng ô nhiễm do CNH, đô thị hóa, hậu quả sự khai thác không hợp lí, khái niệm phát triển bền vững. Hiểu biết Luật Bảo vệ môi trường, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường. Về kĩ năng: Biết tìm hiểu thực trạng môi trường của cộng đồng, ứng dụng một số biện pháp đơn giản, thiết thực góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường gia đình, nhà trường và cộng đồng. Về thái độ: quan tâm và có trách nhiệm đối với các hành vi xâm hại môi trường, có ý thức sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các hoạt động BVMT. * Tìm các bài, chương trong CT SH THCS có lồng ghép GDBVMT, viết mục tiêu cho 1 bài cụ thể về vấn đề GDBVMT? 3.4.3. Các hình thức đưa GDDS, GDMT vào chương trình phổ thông Giáo trình riêng: Đưa vào CT như một môn học độc lập. Muốn vậy thì phải đào tạo giáo viên dạy chuyên trách. Tích hợp (Lồng ghép): lồng việc giáo dục DS và MT vào trong chương trình của môn học ở những chỗ thích hợp, dưới dạng một chương, một cụm bài, sao cho không làm ảnh hưởng tới logic nội dung của môn học. Hòa lẫn (Liên hệ): Lồng việc giáo dục DS và MT vào trong trình của môn học ở những chỗ thích hợp, dưới dạng một mục, một ý nhỏ trong một bài nào đó. Hình thức này không đòi hỏi thêm quỹ thời gian, GV chủ động khai thác những kiến thức liên quan thông qua đó nhằm hình thành ý thức, thái độ và hành động của HS đối với môi trường và công tác dân số. GDDS và GDMT mang tính chất liên môn, nên không tách riêng ra thành một môn riêng mà thường tích hợp, lồng ghép, hòa lẫn vào một số môn học trong đó có môn sinh học. Ở nước ta việc GDDS và GDMT được đưa vào nhà trường đưới hai hình thức là Tích hợp và Lồng ghép. Seminar: Đề tài 1. Hãy tìm trong SGK SH THCS mới có những bài nào chương nào được tích hợp, hòa lẫn để GDDS và GDMT, có những mục nào có thể khai thác GDDS, BVMT. Gợi ý lập bảng: Lớp Chương Bài Mục Nội dung Hình thức 6 IV 21 1 Lá cây tạo ra TBột (CHC) nhờ diệp lục và A/S cung cấp cho toàn bộ sinh giới => Phải trồng cây gây rừng, tích cực bảo vệ cây xanh. Liên hệ 2 Quang hợp của cây xanh tạo ra Ôxi cung cấp cho quá trình Hô hấp của các SV khác => Cần phải bảo vệ cây xanh.… Liên hệ Phương pháp: Thiết kế Modul khai thác GDDS, GDMT Giới thiệu modul GDMT mẫu: Tên Modul: (Tên phải hấp dẫn, kích thích, thu hút sự quan tâm, chú ý của HS) 1. Vị trí khai thác: Bài, Mục,… (Lớp …) 2. Mục tiêu: 3. Chuẩn bị: + Giáo viên: + Học sinh: 4. Cách tiến hành: + Hoạt động 1. … + Hoạt động 2. … … + Kết luận: … Sau khi thiết kế Modul, lồng ghép vào giáo án để dạy Đề tài 2. Thiết kế 5 Modul GDDS, 5 Modul GDMT (Tham khảo Modul và Giáo án có lồng ghép Modul) 3.5. Thành phần kiến thức cơ bản trong chương trình SH THCS Những thành phần kiến thức cơ bản trong chương trình SH ở trường THCS bao gồm: 3.5.1. Sự kiện Sinh học Là những kiến thức mô tả về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Chúng có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng vốn biểu tượng phong phú cho SH, từ đó các em tư duy để hình thành khái niệm. Ví dụ: Hình dạng, kích thước của TB, sự dài ra của thân, cách di chuyển của Thuỷ tức, Ếch, ... (SH 6, 7) 3.5.2. Khái niệm Sinh học Là kiến thức phản ánh bản chất của các sự kiện thông qua quá trình khái quát hoá, trừu tượng hoá, được cô đọng dưới dạng một định nghĩa. Mỗi khái niệm được gọi tên bằng một hoặc vài thuật ngữ SH. Số lượng và chất lượng các thuật ngữ khái niệm sinh học là tiêu chí đánh giá vốn hiểu biết của HS. Ví dụ: Khái niệm mô, thụ phấn, thụ tinh, ... (SH 6) 3.5.3. Quy luật Sinh học Quy luật SH là những kiến thức phản ánh mối liên hệ bản chất, bền vững, tất yếu và phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau hoặc phản ánh xu hướng phát triển tất yếu của sự vật hiện tượng. Như sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan trong cơ thể, sự thích nghi của cơ thể với môi trường,... Định luật là lời phát biểu bằng ngôn ngữ khoa học phản ánh từng bộ phận của các quy luật khách quan, được phát hiện bằng thực nghiệm. (Các định luật của Mendel). Khoa học ngày càng phát triển, do đó tính quy luật cũng mang tính phát triển, ngày một hoàn thiện hơn. Ví dụ: Quy luật về mối quan hệ giữa kháng nguyên và kháng thể trong các nhóm máu ở người và quy luật truyền máu. (Bài 15 – SH 8). Định luật đồng tính và phân tính ở F2 của Menđen (Bài 2 – 5, SH 9) 3.5.4. Một số học thuyết SH Các học thuyết SH phản ánh những vấn đề lí thuyết khái quát trong các lĩnh vực của SH. Đây là kiến thức khó, nên HS THCS mới chỉ bước đầu làm quen với một vài học thuyết. Ví dụ: Học thuyết tiến hoá của Đacuyn, học thuyết của Pavlov về phản xạ có điều kiện, học thuyết di truyền NST của Menđen và Mocgan 3.5.5. Một số nguyên tắc, PP vận dụng các quy luật SH vào thực tiễn Để đảm bảo nguyên tắc GD KTTH – lao động và hướng nghiệp, song song với việc trình bày các kiến thức SH cơ bản là thành phần các kiến thức vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Ví dụ: Phần Thực, Động vật lớp 6, 7 gắn liền với việc bảo vệ các loài quý hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học, khai thác hợp lí và phát triển bền vững môi trường tự nhiên; ... 3.5.6. Một số PP đặc thù của bộ môn SH Kiến thức SH kiến thức thực nghiệm, vì vậy trong hệ thống kiến thức được trình bày ở SGK cũng bao gồm thành phần kiến thức về PP đặc thù của SH. Ví dụ: PP sử dụng kính hiển vi, PP quan sát các mẫu vật để phát hiện ra tri tri thức mới, PP làm, bố trí thí nghiệm,... Bài tập vận dụng: Lập bảng thống kê các thành phần kiến thức: Chương Bài Sự kiện Khái niệm Quy luật Học thuyết Vận dụng PP đặc thù Mỗi SV lập bảng và liệt kê ra mỗi loại kiến thức 5 ví dụ 3.5. Phân tích các kiến thức cơ bản trong một bài học Sau khi xác định mục tiêu, chúng ta cần phân tích kĩ nội dung bài học, xác định những kiến thức cơ bản nhất và lập thành dàn bài chi tiết để làm cơ sở cho việc soạn giáo án. Gợi ý: - Nếu bài có nhiều kiến thức sự kiện, phải chọn những sự kiện làm cơ sở để hình thành các khái niệm, quy luật trong bài đó. - Nếu là kiến thức khái niệm hãy tìm hiểu kĩ dấu hiệu bản chất nhất của khái niệm đó, đặt nó vào trong hệ thống các khái niệm đã có, diễn đạt thành 1 câu định nghĩa cô đọng, chính xác. Nếu SGK đã có câu định nghĩa thì xem xét có cần bổ sung gì không, và phân tích thành các dấu hiệu chung và bản chất. - Nếu là kiến thức quá trình: Phân tích các thành phần tham gia, các giai đoạn, sản phẩm tạo thành, ý nghĩa của quá trình, ... - Nếu là kiến thức quy luật: Cần phải phân tích kĩ để tìm ra tính quy luật và cần phát biểu thành mệnh đề. Đây là kiến thức quan trọng, nhiều bài trong SGK chưa phát biểu rõ ràng, vì vậy GV cần phải gia công sư phạm để phát biểu thành các quy luật, đồng thời nêu ra ý nghĩa và vận dụng quy luật đó vào thực tiễn. ... Dàn bài càng chi tiết thì việc soạn GA càng thuận lợi và bám sát nội dung, không bỏ sót nội dung. Ví dụ: - Nghiên cứu 2 ví dụ SGK - Bài 35. ẾCH ĐỒNG I. ĐỜI SỐNG - Môi trường sống: Ở cạn (nơi ẩm ướt, gần bờ ao,...); dưới nước - Dinh dưỡng: Kiếm mồi vào ban đêm, thức ăn là sâu bọ, cua, cá... - Ếch là động vật biến nhiệt, nên thường trú ẩn vào mùa đông. II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN a. Cấu tạo ngoài: Gồm 3 phần: Đầu, thân và tứ chi * Phần đầu: Gồm miệng, mũi, mắt, tai. Đầu dẹp, thuôn nhọn về phía trước, khớp với thân thành một khối. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ. Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu * Phần mình: Phủ ngoài mình và toàn thân một lớp da trần, có chất nhầy và ẩm ướt, dễ thấm khí. * Tứ chi: - Gồm 4 chi: Hai chi trước, hai chi sau. - Chi có năm ngón, rất linh hoạt, chi sau dài và khoẻ hơn chi trước. - Chi sau có màng bơi căng giữa các ngón II. SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN a. Tập tính sinh sản: + Mùa sinh sản: Vào mùa mưa, cuối xuân, đầu hạ. + Ếch đực có tập tính kêu để “gọi ếch cái” và “ghép đôi” + Ghép đôi: Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang bụng ếch cái. + Chúng tìm đến chỗ gần bờ nước để đẻ trứng và thụ tinh. + Ếch đẻ trứng thành từng đám, có một lớp chất nhầy bao phủ. b. Thụ tinh: + Ếch thụ tinh ngoài, ếch cái đẻ trứng, ếch đực tưới tinh dịch vào đám trứng. + Quá trình kết hợp giữa tinh trùng và trứng tạo thành hợp tử. c. Quá trình phát triển: + Quá trình phát triển qua biến thái, với nhiều giai đoạn khác nhau. + Vòng đời: @ CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Quan niệm về HVPT? Phân biệt HVPT chung với HVPT trong nhà trường? 2. Mối quan hệ và điểm khác nhau giữa nền văn hóa, kinh nghiệm xã hội, NDDH phổ thông và HVPT? Ngày nay HVPT có thể đến với thanh thiếu niên bằng nhiều con đường, vậy vì sao con đường học tập trong nhà trường vẫn được coi là tin cậy và có hiệu quả nhất? 3. Nội dung dạy học được xây dựng dựa trên những nguyên tắc nào? Tìm ví dụ minh họa cho mỗi nguyên tắc đó? 4. Trình bày cơ sở lí luận để phân tích các thành phần kiến thức trong chương trình sinh học? Vì sao nói kiến thức khái niệm và quy luật Sinh học là kiến thức cơ bản nhất? 5. Phân biệt thuật ngữ với khái niệm? Vì sao nói số lượng và chất lượng khái niệm về 1 lĩnh vực khoa học phản ánh trình độ hiểu biết của một người về lĩnh vực khoa học đó? Lấy 5 ví dụ về mỗi loại khái niệm: Sự vật; hiện tượng; quá trình; mối quan hệ trong CT SH THCS? 6. Phân biệt quy luật với định luật? Tìm 3 ví dụ về loại quy luật, 3 ví dụ về loại định luật trong CT SH THCS? 7. Trình bày mục tiêu GDDS, GDBVMT ở trường PT? Phân biệt 2 hình thức lồng ghép và liên hệ? Ưu nhược điểm của mỗi hình thức đó? Cho ví dụ minh họa? CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC 1. KHÁI NIỆM 1.1. Định nghĩa LLDHSH phải giải quyết 3 vấn đề cơ bản: Dạy học nhằm mục đích gì? - Mục đích Dạy và học cái gì để đạt mục đích đó? - Nội dung Dạy và học như thế nào? – Phương pháp Mục đích dạy học chỉ đạt được khi và chỉ khi chúng ta xác định đúng đắn nội dung và phương pháp. Có nhiều khái niệm về PPDH, như: 1. N.M. Veczilin và V.M. Coocxunskaia: “Phương pháp dạy học là cách thức thầy truyền đạt kiến thức, đồng thời là cách thức lĩnh hội của trò”. 2. Nguyễn Ngọc Quang (1970): “PPDH là cách thức làm việc của thầy và của trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học”. 3. Đặng Vũ Hoạt (1971): “PPDH là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học”. 4. Đinh Quang Báo (2000): “PPDH là cách thức hoạt động của thầy tạo ra mối liên hệ qua lại với hoạt động của trò để đạt mục đích dạy học” 5. Trần Bá Hoành (2002): “PPDH là con đường, cách thức GV hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo các hoạt động học tập tích cực, chủ động của HS nhằm đạt các mục tiêu dạy học”. Từ các định nghĩa trên có thể nêu ra mấy nhận xét sau: PPDH gồm hoạt động của thầy và hoạt động của trò Hai hoạt động này có sự tác đông qua lại lẫn nhau Trong đó thầy có chức năng chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập của trò. Trên cơ sở đó trò tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức cần thiết Kết quả tương tác giữa hoạt động của thầy và của trò trong QTDH là đạt được các mục tiêu dạy học đề ra. Đó chính là bản chất của PPDH. Vậy có thể nên lên một cách khái quát về khái niệm PPDH? PPDH là cách thức hoạt động của thầy và trò trong mối liên hệ qua lại, thầy giữ vai trò chủ đạo, điều khiển, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập của trò một cách tích cực, chủ động nhằm đạt các mục tiêu dạy học đề ra. Trên tinh thần đổi mới PPDH hiện nay, mối quan hệ giữa Dạy và Học được quan niệm như thế nào? Là 2 hoạt động: Dạy - Học (Trước đây chỉ quan niệm là hoạt động dạy) Hoạt động Chủ thể Đối tượng Mục đích Hoạt động của GV GV HS Nhằm đạt các mục tiêu dạy học Hoạt động của HS HS Tri thức Hai HĐ này có sự tương tác qua lại với nhau, trong đó GV giữ vai trò chủ đạo, nhưng HĐ học được đặt ở vị trí trung tâm (vai trò tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của HS) 1.2. Hai mặt của PPDH Mặt bên ngoài (Hình thức): Các thao tác hành động của GV và HS có thể dễ dàng nhận thấy được trong tiết học. Ví dụ: GV thuyết trình, nêu câu hỏi, biểu diễn thí nghiệm,… HS lắng nghe, trả lời câu hỏi, Mặt bên trong (Nội dung bản chất của PP): Con đường tổ chức hoạt động nhận thức của HS, cách GV tổ chức, dẫn dắt HS lĩnh hội tri thức. Ví dụ: HS nghe giảng và tái hiện lại kiến thức đã học, HS tìm tòi và khám phá để phát hiện và giải quyết vấn đề. Ví dụ: PP đàm thoại – tìm tòi Mặt bên ngoài Mặt bên trong GV đặt câu hỏi, treo tranh, HS đọc sách, trả lời câu hỏi, quan sát tranh,… Trên cơ sở sự HD của GV, HS tự tìm tòi, phát hiện để lĩnh hội tri thức 1.3. PPDH trong QTDH QTDH gồm 6 thành tố cơ bản nhưng ta chỉ xét 3 thành tố chủ yếu: MĐ, ND, PP. 3 thành tố này quan hệ biện chứng với nhau, được gọi là “Tam giác sư phạm” PP chịu sự chi phối của MĐ và ND, đồng thời nó cũng tác động trở lại làm cho MĐ đề ra là khả thi và ND ngày một hoàn thiện hơn. QHDH luôn luôn vận động phát triển không ngừng để ngày càng hoàn thiện, phù hợp với thời đại. Do đó, MĐ, ND, PP cũng luôn thay đổi, trong đó PP là linh hoạt nhất. Nói đến PP là nói đến tính linh động của nó, PP không thể đứng yên mà luôn vận động, thay đổi, có như vậy nó mới tồn tại và phát triển ngày một hoàn thiện hơn. 1.4. Phân loại các PPDHSH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC Mặt bên ngoài của PPDH Mặt bên trong của PPDH Tái hiện thông báo (THTB) Giải thích minh họa (GTMH) Tìm tòi bộ phận (Ơrixtic) Nghiên cứu (NC) Dùng lời Thuyết trình – THTB (Diễn giảng) Thuyết trình - GTMH Thuyết trình -TTBP Trần thuật Giảng giải Hỏi đáp – THTB Hỏi đáp – TTBP HS làm việc với sách - THTB HS làm việc với sách - TTBP HS làm việc với sách - NC Làm báo cáo nhỏ - THTB Làm báo cáo nhỏ - TTBP Làm báo cáo nhỏ - NC Trực quan BDMV thật - THTB BDMV thật - TTBP BD vật tượng hình - THTB BD vật tượng hình - TTBP BD Thí nghiệm - THTB BD Thí nghiệm – THTB BD Thí nghiệm - TTBP BD Thí nghiệm - NC Chiếu phim - THTB Chiếu phim – GTMH Chiếu phim - TTBP Chiếu phim - NC Thực hành TH xác định mẫu vật - THTB TH xác định mẫu vật – TTBP TH xác định mẫu vật - NC TH quan sát mẫu vật - THTB TH quan sát mẫu vật – TTBP TH quan sát mẫu vật - NC Thực hành thí nghiệm - THTB Thực hành thí nghiệm – GTMH Thực hành thí nghiệm - TTBP Thực hành thí nghiệm - NC TH sưu tầm mẫu vật – THTB TH sưu tầm mẫu vật - NC * Tên gọi của các PHDH: Có nhiều quan điểm, tuy nhiên tên gọi được nhiều người thống nhất là: Vế đầu (Mặt bên ngoài) - vế sau (Mặt bên trong) Ví dụ: Vấn đáp – tái hiện thông báo, Vấn đáp – tìm tòi 2. Các biện pháp dạy học sinh học Mỗi PPDH thường được cụ thể bằng những biện pháp dạy học. Đó là những chi tiết, thủ thuật cụ thể để thể hiện PPDH. Có thể xem hệ thống các biện pháp của một PPDH là vi cấu trúc của PPDH đó. Người ta phân biệt ba loại biện pháp: 2.1. Biện pháp logic Đó là các biện pháp về các thao tác tư duy nhằm giúp cho SH nhận thức, lĩnh hội tri thức. Nhóm biện pháp này chung cho cả 3 nhóm PP (Dùng lời, Trực quan và Thực hành), bao gồm: Quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa, kết luận. 2.2. Biện pháp tổ chức Là các cách thức tổ chức quá trình nhận thức cho HS, chúng được thể hiện trong 3 nhóm PP có sự khác nhau: - Nhóm PP dùng lời: + Vấn đáp thầy – trò hay trò – trò, + Thảo luận cả lớp, từng nhóm nhiều HS, hay từng cặp + Giáo viên cho HS lên bảng trả lời, hay đứng tại chỗ + HS nghiên cứu SGK và tóm tắt ý chính,… - Nhóm PP trực quan: + GV phân phát mẫu vật cho từng bàn để HS quan sát theo nhóm + GV cho các nhóm tự chuẩn bị mẫu vật hay thí nghiệm + GV lên tiêu bản hiển vi để tại bàn và gọi từng HS lên quan sát và nhận xét. + Mỗi nhóm HS phân công 1 em chuẩn bị và lên trình bày trước lớp, các thành viên trong nhóm nhận xét. - Nhóm PP thực hành: + HS làm việc độc lập cá nhân, quan sát, nhận xét + HS làm việc theo nhóm cùng 1 nhiệm vụ hay mỗi nhóm 1 nhiệm vụ. + Nhóm cử 1 HS lên báo cáo hoặc GV có thể gọi bất kì một HS. + Thảo luận theo từng nhóm hay cả lớp. 2.3. Biện pháp kĩ thuật - Nhóm PP dùng lời: GV có thể viết câu hỏi lên bảng phụ để HS lần lượt trả lời ; GV có thể viết hoặc photo các đoạn tư liệu và lấy ra đọc khi cần thiết; GV sử dụng các phiếu học tập phát cho HS hoặc dán lên bảng cho HS hoàn thành. - Nhóm PP trực quan: Chiếu tiêu bản hiển vi lên màn ảnh, chiếu các hình ảnh, mô hình động, phim,… để HS quan sát. - Nhóm PP thực hành: GV sử dụng bản hướng dẫn các thao tác thực hành và các câu hỏi thảo luận phát cho từng nhóm HS hoặc treo lên bảng dùng chung cho cả lớp. 3. Hệ thống các PPDH 3.1. Loại PP nghiên cứu nội dung mới 3.1.1. Nhóm PP dùng lời a. PP thuyết trình Loại PP này GV sử dụng lời giảng của mình là nguồn dẫn tới tri thức mới cho HS. GV trình bày một cách liên tục, mạch lạc những nội dung tài liệu có tính trừu tượng, khái quát giúp HS lĩnh hội một cách có hệ thống. Ưu điểm của PP thuyết trình là trong một thời gian ngắn có thể trình bày được rất nhiều kiến thức một cách hệ thống, logic. Tuy nhiên, đối với HS THCS rất ít được sử dụng, bởi khả năng tiếp nhận liên tục trong một thời gian dài của HS còn hạn chế, dễ gây chán nản. Vì vậy, có thể sử dụng PP thuyết trình xen kẽ với các PP khác, sử dụng với các kiến thức trừu tượng đơn giản, các kiến thức về lịch sử ra đời, … Theo mặt bên trong của PPDH, PP thuyết trình có 3 PP nhỏ : PP thuyết trình – Tái hiện thông báo PP thuyết trình – Giải thích minh họa PP thuyết trình – Tìm tòi bộ phận Ta có thể phân biệt 2 PP : TT – THTB và TT – TTBP (Ơxritc) Điểm SS PP TT – THTB PP thuyết trình – Tìm tòi bộ phận Bản chất GV truyền đạt cho HS những kiến thức đã được chuẩn bị sẵn (Rõ ràng). HS nghe, ghi chép, ghi nhớ ’ Tiếp nhận tri thức một cách thụ động, một chiều mà không cần suy nghĩ. GV trình bày con đường quanh co để đi đến chân lí (con đường mà các nhà khoa học đã tìm ra kiến thức). Nhằm tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức của HS. HS nghe, ghi chép nhưng luôn ở trạng thái có vấn đề. Tức là tạo ra các thắc mắc, mâu thuẫn cho HS, từ đó các em sẽ suy nghĩ cách giải quyết của mình. Do đó phát huy được tính tích cực của HS, mặc dù ở mức độ thấp (Chỉ biểu hiện ở trong đầu mà chưa thể hiện ra ngoài) Kết quả GV truyền đạt được một lượng kiến thức lớn trong cùng 1 đơn vị thời gian. HS chỉ đạt đến trình độ tái hiện của sự lĩnh hội, mà không kích thích được sự suy nghĩ để giải quyết vấn đề. HS tuy còn thụ động nhưng do GV luôn đề xuất mâu thuẫn, đặt HS trong trạng thái có vấn đề. Vì vậy, chất lượng tiếp thu tri thức hiệu quả hơn (có sự suy nghĩ, động não trước khi tiếp nhận) PP này là mức độ thấp của PP nêu và giải quyết vấn đề. b. Phương pháp trần thuật GV dùng lời để thuật lại tài liệu học tập một cách tuần tự với những diễn biến chi tiết. PP này dùng lúc cần mô tả những hiện tượng, quá trình trong thiên nhiên, kể lại lịch sử một phát minh khoa học, tiểu sử một nhà bác học. Ví dụ trần thuật lại thí nghiệm của I.P. Paplov về thành lập phản xạ có điều kiện, PP lai giống đậu Hà Lan để phát hiện các định luật DT của G. Mendel, … Lời trần thuật có thể là của thầy hoặc thầy giao cho HS chuẩn bị trước. Bài trần thuật phải được chuẩn bị chu đáo, có hình tượng, súc tích, làm nổi bật được các điểm nút, và phải có kết luận rõ ràng. Nên kết hợp việc trần thuật với các biện pháp khác như : Ghi lên bảng các sự kiện quan trọng, các mốc lịch sử, các thuật ngữ mới,… ; Kết hợp việc trình chiếu các hình ảnh, phim, âm thanh để minh họa … Chú ý ở lứa tuổi HS THCS không nên trần thuật kéo dài quá vài chục phút và nên kết hợp nhiều PP và biện pháp khác nhau. c. Phương pháp giảng giải GV dùng lời để giải thích các thuật ngữ, phân tích nội hàm các khái niệm, chỉ trõ cơ chế của các quá trình, nguyên nhân của các hiện tượng. Khi trình bày GV nêu ra các dẫn chứng, cứ liệu một cách rõ ràng, có tính thuyết phục để làm rõ các kiến thức mới và khó. Ví dụ giảng giải về khái niệm biến thái (SGK) Trong quá trình giảng giải GV có thể đặt ra các câu hỏi vì sao, và cho HS suy nghĩ, trả lời thử sau đó GV mới giải đáp. * Thực chất PP trần thuật và giảng giải đều thuộc nhóm PP thuyết trình, chúng được sử dụng đan xen, phối hợp với nhau. Khi sử dụng PP thuyết trình cần chú ý : Đảm bảo tính khoa học ; Đảm bảo tính tư tưởng ; Có sức truyền cảm ; HS phải ghi chép bài được d. Phương pháp vấn đáp (Đàm thoại) Bản chất của PP này là sự tác động qua lại giữa GV và HS hay HS và HS thông qua hệ thống câu hỏi. Câu hỏi và câu trả lời là nguồn thông tin dẫn tới tri thức mới. Dựa vào mặt bên trong của PPDH, người ta chia thành 3 PP : Đàm thoại – THTB Đàm thoại – Giải thích minh họa Đàm thoại – Tìm tòi Nghiên cứu ví dụ ở SGK và phân biệt PP ĐT – THTB với PP ĐT – Tìm tòi Điểm SS Đàm thoại – THTB Đàm thoại – Tìm tòi Bản chất GV chỉ yêu cầu HS nhớ lại những gì đã biết, trên cơ sở đó HS lĩnh hội tri thức mới thuận lợi hơn. GV đưa ra các câu hỏi, tình huống HS độc lập suy nghĩ, tìm tòi nhằm phát hiện ra vấn đề mới và đề ra cách giải quyết, trên cơ sở đó HS tự lĩnh hội tri thức mới. Tính chất câu hỏi Câu hỏi yêu cầu HS nhớ lại, mô tả lại các kiến thức đã học, mà không cần suy luận. Hệ thống câu hỏi mang tính chất nêu vấn đề. Câu hỏi và câu trả lời được thực hiện một cách logic. Câu hỏi về các kiến thức mới, yêu cầu HS độc lập suy nghĩ và giải quyết. Câu trả lời của HS cần huy động các thao tác tư duy, tìm mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới, yêu cầu lập luận một cách logic. Kết quả HS lĩnh hội ở mức độ tái hiện các kiến thức đã có, tiếp nhận kiến thức mới một cách thụ động. Hình thành các kiến thức mới ở HS một cách chủ động, sáng tạo. Phát huy tính tích cực, chủ động, rèn luyện các thao tác tư duy, khả năng tự học tự nghiên cứu của HS. e. PP HS làm việc với sách (Đọc SGK) g. PP làm Báo cáo nhỏ của HS (Đọc SGK) 3.1.2. Nhóm phương pháp trực quan Phương tiện trực quan (PTTQ): Là tất cả các đối tượng nghiên cứu, được tri giác trực tiếp nhờ các giác quan (nghe, nhìn, nếm, ngửi, sờ). PTTQ Vật tự nhiên Vật tượng hình Thí nghiệm TRI GIÁC KIẾN THỨC MỚI Ví dụ: HS quan sát: Cây thuốc bỏng mọc ra từ lá Cây sắn mọc từ 1 đoạn sắn Cây khoai tây mọc từ củ khoai tây Ü HS rút ra được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật (Cây con được sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ - rễ, thân, lá, củ,…). PTTQ HS GV Tri giác TC HD Tri thức mới Trong nhóm PPTQ, GV thường sử dụng PP biểu diễn các PTTQ: PPBD vât tự nhiên (Giải thích minh họa; tìm tòi bộ phận) PPBD vật tượng hình (GTMH; TTBP) PPBD thí nghiệm (GTMH; TTBP) Một số quy tắc khi sử dụng PTTQ: BD PTTQ đúng lúc, dùng đến đâu đưa ra đến đó. Đối tượng quan sát phải đủ lớn, đủ rõ. BD theo một thứ tự nhất định để cho HS dễ theo dõi, quan sát. Có thể sử dung phối hợp nhiều loại PTTQ khác nhau. Trước khi BD, GV cần hướng dẫn HS quan sát, lưu ý ở các điểm cần thiết để khai thác triệt để giá trị cuả PTTQ. Biện pháp định hướng tốt nhất là GV cần nghiên cứu kĩ PTTQ để nêu ra hệ thống câu hỏi mà câu trả lời HS chỉ có thể tìm được qua việc quan sát từ PTTQ. * Phân biệt 2 PP: BD PTTQ GTMH và TTBP Điểm SS BD PTTQ - GTMH BD PTTQ – Tìm tòi Bản chất Dựa vào PTTQ để hình thành kiến thức mới thông qua sự giảng giải của thầy. Dựa vào PTTQ để hình thành kiến thức mới thông qua sự định hướng, gợi ý, tổ chức của GV, HS tự lực tìm ra tri thức mới. Hoạt động của GV GV biểu diễn PTTQ cho HS quan sát đồng thời giải thích cho HS. PTTQ minh hoạ cho lời giảng của thầy. GV nêu ra các câu hỏi nhằm kiểm chứng lại TTin đã giải thích cho HS. GV biểu diễn PTTQ, tổ chức cho HS quan sát, phát hiện vấn đề, bằng việc kết hợp với hệ thống câu hỏi logic. Hệ thống câu hỏi GV đưa ra theo một trình tự logic nhất định, mà câu trả lời của HS chỉ có thể tìm được thông qua sự tìm tòi, nghiên cứu PTTQ. Hoạt động của HS Quan sát tranh khi đã nghe thầy giải thích. Tiếp thu tri thức mới từ PTTQ một cách thụ động. Quan sát tranh theo trình tự tổ chức của GV, tìm tòi nghiên cứu, phát hiện, khai thác PTTQ để tìm ra tri thức mới. Kết quả HS tri giác PTTQ và tiếp thu kiến thức mới một cách thụ động. Chưa phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS Hình thành các kiến thức mới ở HS một cách chủ động, sáng tạo. Phát huy tính tích cực, chủ động, rèn luyện các thao tác tư duy, khả năng tự học tự nghiên cứu của HS. a. PP biểu diễn mẫu vật tự nhiên Trong dạy học SH mẫu vật tự nhiên có ưu thế là cho HS những biểu tượng chân thực, sinh động về thiên nhiên hữu cơ. Vốn biểu tượng này càng chính xác, phong phú thì càng làm điểm tựa cho HS liên tưởng, đối chiếu, so sánh khi phải lĩnh hội những kiến thức trừu tượng phức tạp hơn. Mẫu vật tự nhiên về thực vật thường dễ kiếm hơn động vật, có thể chỉ lấy một bộ phận mà không làm chết cả cơ thể. Mẫu vật thực vật có thể quan sát ở trên lớp hoặc góc sinh giới, vườn trường hoặc ngoài thiên nhiên. Mẫu vật động vật có thể nhốt trong lồng, hoặc cho HS tham quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhương pháp dạy học môn Sinh học bậc THCS.doc
Tài liệu liên quan