Bài giảng Phương pháp nghiên cứu xã hội học

Nghiên cứu hành động có sự tham gia được bắt đầu từ quan điểm chung về sự thay đổi xã hội.

Đầu tiên các nhà giáo dục người lớn (adult educator) ở các nước phía Nam, đã đưa ra nhóm từ “Nghiên cứu tham dự”. Họ nhìn nhận lại về phương pháp đối với việc giáo dục người lớn với việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự đối thoại bình đẳng giữa giáo viên và học viên. Từ đó đã hình thành nên phương pháp luận của quá trình học tập và giáo dục, giúp học viên tự kiểm soát quá trình học tập của chính họ. Cùng một nhà giáo dục người lớn, nếu được đào tạo như các nhà chuyên môn và được bố trí vào nghiên cứu có hệ thống, đặc biệt liên quan đến các kết quả và sự can thiệp của chính họ, họ bắt đầu phải đối phó với mâu thuẫn đã bén rễ trong quá trình đào tạo của họ giống như là các nghiên cứu. Xét từ giác độ là nhà nghiên cứu được đào tạo chuyên môn, họ bắt đầu xa rời vị trí học viên của mình, tạo ra sự kiểm soát riêng của họ lên quá trình nghiên cứu và giả bộ thực hiện nghiên cứu của họ theo cách mà ít hoặc không làm ảnh hưởng đến địa vị học viên của họ. Điều này làm cho các học viên đồng thời tham gia vào vai trò nhà nghiên cứu về chí hoàn cảnh của họ. Quá trình này dẫn đến việc tái hình thành, cả về lý thuyết lẫn thực hành, các quan điểm nghiên cứu làm sao để hòa hợp và thích ứng với những tiền đề thực tiễn của quá trình giáo dục người lớn của những năm 1974 – 1975. Cụm từ “nghiên cứu tham dự” lần đầu tiên được đưa ra và phổ biến thông qua nhóm các nhà giáo dục người lớn này và tiếp theo đó được xúc tiến thông qua Hội đồng quốc tế về giáo dục người lớn và các tổ chức thành viên khu vực và quốc gia của nó trên toàn thế giới. (Tandon, 1988)

 

doc155 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phương pháp nghiên cứu xã hội học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nói chuyện trao đổi tình hình cuộc sống của họ. Khác với hình thức trên, các nhóm tập trung là những nhóm người họp lại với nhau để thảo luận những vấn đề được lựa chọn một cách chính thức hơn. Ở đây chúng ta đã quyết định trước những người mình muốn nói chuyện về các chủ đề và khi nào thực hiện. Lợi ích của thảo luận nhóm tập trung trong nghiên cứu thưc nghiệm. Thảo luận nhóm tập trung là phương pháp dùng để khảo sát niềm tin, thái độ và quan niệm của con người, những thông tin thu được từ phương pháp này khác hẳn về chất so với nhựng thông tin từ xác cuộc phỏng vấn các nhân vì nó là sản phẩm của các ý kiến đả được thảo luận trong nhóm. Tuy nhiên chúng không thể giúp chúng ta vẽ ra được bức tranh chi tiết về niềm tin của cộng đồng hay có thể khẳng định mức độ phổ biến những ý tưởng hay thái độ này trong cộng đồng như thế nào. Do đặc điểm của nó, các cuộc thảo luận nhóm tập trung ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các nghiên cứu về nghèo đói khi được kết hợp với phương pháp khác, để thực hiện các mục tiêu khác nhau, trong các giai đoạn khác nhau của các cuộc nghiên cứu, chẳng hạn như: *Những nghiên cứu mang tính thăm dò: Khi chưa có thông tin tương đối về cộng đồng, thảo luận nhóm tập trung là phương pháp hữu dụng để khảo sát về một vấn đề chưa nghiên cứu hay ít được biết đến, ví dụ để xây dựng một chương trình giáo dục sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ nghèo ở các huyện ngoại thành. Nó rất cần cho sự tìm hiểu về những hiểu biết những thái độ của phụ nữ và nam giới đối với vấn đề sức khỏe sinh sản của cộng đồng ngoại vi Thành phố Trong dự án nghiên cứu, các cuộc thảo luận nhóm tập trung cũng có được sử dụng nhằm xây dựng các giả thiết nghiên cứu. Chúng được dùng để xác định các tiêu chí phục vụ việc thiết kế một bảng câu hỏi để có thể kiểm định về niềm tin về thái độ, về quan niệm của người nghèo. Ngoài ra nếu những thông tin từ các bảng hỏi có thể vẽ ra được bức tranh toàn cảnh về tình trạng nghèo, trong khi đó các nhóm tập trung có thể đem lại sự biết sâu sắc hơn về những nguyên nhân của tình trạng đó. * Kiểm chứng các ý tưởng về những kế hoạch mới: Khi chúng ta dự kiến đưa một chương trình tập huấn hay một kế hoạch cho vay vốn tín dụng cho người nghèo, chúng ta cần phải nắm được thái độ phản ứng của cộng đồng đối với những kế hoạch này. Các nhóm thảo luận nhóm tập trung có thể cung cấp cho chúng ta những thông tin tin làm cơ sở cho sự hiểu biết về mức độ phù hợp của kế hoạch mới trong tương quan với văn hóa của cộng đồng. * Đánh giá các chương trình hoặc dự án phát triển: Thảo luận nhóm tập trung là phương pháp lượng giá các chương trình đã thực hiện xong hay từng giai đoạn khác nhau của một dự án giảm nghèo đang tiến hành. Thiết kế cuộc nghiên cứu thảo luận nhóm tập trung. Xác định mục tiêu. Trước khi tiến hành thảo luận nhóm, chúng ta phải rà soát lại mục tiêu lớn của cuộc nghiên cứu để từ đó xác định một cách cụ thể những mục tiêu cụ thể mà ta muốn giải quyết trong cuộc thảo luận nhóm tập trung và những câu hỏi mà ta muốn trả lời. Những mục tiêu này quyết định việc xây dựng thiết kế các câu hỏi và tập huấn cho các cộng sự. Những vấn đề được nêu ra để thu thập thông tin đều bị chi phối bởi mục tiêu của cuộc thảo luận nhóm tập trung. Ví dụ chúng ta muốn tìm hiểu vì sao những người nghèo lại không thích đến các dịch vụ y tế mà lại hay tự chữa bệnh bằng cách đến các hiệu thuốc mua thuốc theo hướng dẫn của người bán thuốc? Đối với các câu hỏi trên, chúng ta cần phải chẻ nhỏ vấn đề hơn nữa để thu thập thông tin từ nhóm. Ví dụ: - Khi mắc các loại bệnh nào thì họ đi đến hiệu thuốc. - Ngoài việc đến hiệu thuốc họ có gặp thầy lang không? Họ có tự chữa bằng các phương pháp dân gian không? Bị bệnh đến mức nào họ mới bệnh viện trạm xá, bệnh viện? Vì sao họ không muốn đến bác sĩ ngay từ đầu? Có phải vì lí do kinh tế không? Hệ quả của việc không đến dịch vụ y tế là gì? Khi đã liệt kê các danh mục nhỏ một cách đầy đủ, chúng ta cần xem xét lĩnh vực nào mình quan tâm nhất. Những điều đó chính là cơ sở cho mục tiêu của chúng ta. Cần lưu ý rằng khi thực hiện các mục tiêu nhỏ, chúng ta luôn hướng về mục tiêu giảm nghèo là cơ bản. Người có thể cung cấp thông tin: Sau khi xác định xong vấn đề về thông tin mà chúng ta yêu cầu, vấn đề quan tâm tiếp theo là xác định người cung cấp thông tin. Khi dự kiến người cung cấp thông tin, chúng ta cũng cần phải tính đến người mang cho chúng ta nhiều tin từ nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, các cuộc tranh luận nhóm không nên chỉ thực hiện ở những người phụ nữ, nam giới nghèo mà còn cả nhóm phụ nữ hay am giới khá giả…để có thể tìm sự khác biệt trong thái độ và hành vi từ các nhóm này. Trong khi xác định mục tiêu của cuộc phỏng vấn nhóm, cũng cần lưu ý thêm một số điểm sau: Xem xét xem thông tin chúng ta muốn thu thập sẽ được kết hợp với các thông tin từ những phương pháp khác hay sẽ được dùng độc lập? Những kết quả thu được dùng để làm gì? Dùng để báo cáo các cấp lãnh đạo, nhà tài trợ, các thành viên cộng đồng? Nguồn kinh phí, thời gian nhân sự? Xây dựng kế hoạch của thảo luận nhóm tập trung. Ở đây chúng ta xem xét các bước cần làm cho cuộc thảo luận nhóm tập trung. Các bước cho kế họach bao gồm: Ø Bước 1: Quyết định sẽ tiến hành cuộc nghiên cứu như thế nào? Với các mục tiêu đã xác lập, chúng ta cần quyết định tiến hành nghiên cứu như thế nào. Bước đầu chúng ta cần quyết định những điểm chính. Tùy thuộc vào qui mô của cuộc nghiên cứu và số lượng các nhân viên cần có, chúng ta cần lần lượt xác định những vấn đề sau: Những thông tin gì cần đáp ứng cho các mục tiêu này (Phân loại kỹ hơn giai đoạn trước) Các thành viên tham dự cuộc nghiên cứu sẽ được lựa chọn và cộng tác như thế nào? Cuộc họp nhóm tập trung sẽ được tiến hành như thế nào? Các nhân viên khác sẽ có vai trò trong dự án: Các nhân viên sẽ được tuyển chọn và huấn luyện như thế nào? Mạng câu hỏi sẽ được phát triển như thế nào và bởi ai? Nhóm tập trung sẽ được kiểm tra trước như thế nào? Thông tin sẽ được phân tích như thế nào? Báo cáo cuối cùng sẽ được trình bày theo dạng nào? Ø Bước 2: Tính toán những điều kiện nhân sự và cơ sở vật chất cho việc thực hiện nghiên cứu. Mỗi dự án sẽ khác nhau tùy thuộc vào qui mô và tính phức tạp của cuộc nghiên cứu. Thảo luận nhóm tập trung cần lưu ý một số điểm sau: cần bao nhiêu người? Những kỹ năng họ sẽ cần đến? Trình độ của họ đạt đến mức nào, cần tập huấn cho họ những điểm nào để hoàn thiện họ về kỹ năng? Chuẩn bị cơ sở vật chất thế nào? tổ chức tập huấn ở đâu? Thông tin sẽ được cất giữ như thế nào? Các nhóm tập trung sẽ tổ chức ở đâu? Thiết bị. Cần thêm thiết bị gì? Chẳng hạn các máy thu âm, thu hình để ghi nhận thông tin. Chúng ta lưu giữ thông tin như thế nào? Chúng ta phân tích thông tin bằng cách nào? Và cần cái gì? Bồi dưỡng khuyến khích. Chúng ta có muốn bồi dưỡng cho các thành viên tham gia cuộc nghiên cứu bằng một cách nào đó không? Nếu có, bằng cách nào? Ø Bước 3: Xác định thời gian biểu cho dự án. Sau khi hoàn tất những công việc trên, chúng ta cần phát họa một thời gian biểu sơ bộ. Nó thể hiện tất cả những công việc chính ai là người chịu trách nhiệm cho mỗi công việc và khi nào nó phải được hòan thành. Thời gian biểu này sẽ không chỉ tạo cho ta một sự kiểm tra liên tục tiến độ công việc, mà sẽ còn chỉ cho thấy các mục tiêu ban đầu hoặc của kế hoạch ban đầu hoặc kế hoạch ban đầu của chúng ta có thể theo đúng thời gian đã đặt ra hay không. Ø Bước 4: Duyệt lại các kế hoạch. Một khi mọi việc xây dựng kế hoạch đã hòan tất, tất cả nhân viên nên nhận một bản sao các kế hoạch chi tiết để đọc lại, kiểm tra tính hợp lý và khả năng đảm đương được công việc cùng với trách nhiệm khác. Một cuộc họp toàn thể nhâ viên nên được tổ chức sau đó để thảo luận về mọi vấn đề những thay đổi hoặc những ý kiến mới. Lựa chọn và huấn luyện nhân viên. Lựa chọn nhân viên là một phấn quan trọng của tiến trình nghiên cứu. Tốt hơn cả, nếu chúng ta có một đội ngũ cử nhân nhưng trong một số các dự án, lại không nhất thiết đến như vậy. Chúng ta có thể chọn những người có trình độ thấp hơn, chỉ cần lưu ý rằng khi tập huấn chúng ta phải nắm được năng lực và sở trường của họ. Những người tham gia hướng dẫn thảo luận nhóm cũng có thể là những người ở địa phương. Tùy thuộc vào qui mô và thời gian thực hiện của dự án mà chúng ta có thể xác định số lượng cộng tác viên cho toàn bộ cuộc nghiên cứu. Đối với một cuộc thảo luận nhóm, sẽ tốt hơn nếu có thể bố trí ba người để thực hiện buổi thảo luận nhóm tập trung: một người dẫn chương trình, một người chịu trách nhiệm quan sát và ghi chép và một người trợ lý, chịu trách nhiệm về kỹ thuật và giải quyết những vấn đề nảy sinh Chúng ta cần giành thời gian để tập huấn cho cộng tác viên. Cần nhớ rằng nội dung tập huấn không chỉ liên quan đến việc tạo dựng kỹ năng thu thâïp thông tin mà còn liên quan đến việc lĩnh hội được ý nghĩa, mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ của dự án và vấn đề đạo đức nghề gnhiệp của người nghiên cứu. Nếu không nắm vững được chúng thì cộng tác viên sẽ khó lòng hòan tất nhiệm vụ. Người điều khiển là người lãnh đạo cuộc thảo luận. Đây là một công việc có yêu cầu cao nhưng với kinh nghiệm thực tế và một ít lòng tự tin, nó có thể được hoàn thành tốt. Người điều khiển kiểm soát cuộc thảo luận và chịu trách nhiệm định hướng cho cuộc thảo luận. Anh ta (hoặc cô ta) sẽ vận dụng những kiến thức và kỹ năng giúp cho các thành viên tham dự cảm thấy thoải mái và khuyến khích cuộc thảo luận nhóm diễn ra tự nhiên và sống động. Người điều khiển sẽ được cung cấp một mạng câu hỏi (hoặc bản hướng dẫn câu hỏi) mà nó sẽ qui định phương hướng của các câu hỏi nhằm đạt được các thông tin liên quan đến dự án. Người điều khiển phải làm quen với tất cả các mục tiêu của cuộc nghiên cứu vì đây là điều chủ yếu để khảo sát các câu trả lời được đưa ra trong suốt cuộc thảo luận nhóm tập trung và có thể chúng chưa được dự tính bởi nhóm lập kế hoạch. Điều này, có nghĩa là một người tham dự đưa ra một câu trả lời mà nhóm nghiên cứu đã không lường trước. Nó có thể chứng tỏ là điều đó rất quan trọng cho các mục tiêu chính, nhưng n Những loại câu hỏi đưa đến câu trả lời có hoặc không cũng không phải là loại câu hỏi tốt vì nó không khuyến khích sự tranh luận. * Cách dùng các câu hỏi: Các câu hỏi đưa ra cho nhóm phải là những câu hỏi dễ hiểu đối với tất cả mọi người, muốn vậy, các ngôn từ phải đơn giản phù hợp vơi địa phương. Các câu hỏi đưa ra không nên dài quá và mỗi câu chỉ nên bao hàm một nghĩa. Khi trình bày các câu hỏi hay khi đặt vấn đề không nên thể hiện sự định kiến. Tiến hành nghiên cứu nhóm tập trung 2 - Các vai trò của nhóm nghiên cứu. Khi chọn cộng tác viên, người nghiên cứu phải nắm được và phổ biến cho các cộng tác viên về vai trò của họ. 3 - Những yêu cầu đối với nhóm điều hành thảo luận nhóm tập trung: + Nhóm điều hành tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các thành viên bày tỏ quan điểm của họ. Trong không khí một cuộc thảo luận nhóm chứ không phải là cuộc họp. + Đảm bảo dẫn dắt cuộc thảo luận luôn luôn tập trung vào các chủ đề cần bàn và đảm bảo các chủ đề được thảo luận. + Phát triển những hướng có triển vọng phù hợp với đối tượng nghiên cứu nảy sinh trong quá trình thảo luận . + Điều khiển sự tham gia bằng cách khuyến khích tất cả các thành viên bày tỏ quan điểm của mình mà không để cuộc thảo luận bị lấn át bởi một cá nhân cụ thể nào. 4 - Các giai đoạn của cuộc thảo luận nhóm tập trung. Cuộc thảo luận nhóm tập trung có thể chia thành 3 giai đoạn: khởi động, thảo luận sâu có tập trung, kết thúc cuộc thảo luận nhóm tập trung. Trứơc khi thực hiện 3 giai đoạn, nhóm nghiên cứu cần cử người thực hiện phần giới thiệu chung trước đã. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng phần. 1) Giới thịêu cuộc thảo luận nhóm tập trung: Chào mừng các thành viên tham dự và cám ơn họ đã đến. Giới thiệu nhóm nghiên cứu. - Giải thích công việc của nhóm nghiên cứu. Đưa ra một sự giải thích đơn giản về dự án nhưng không nêu chính xác bản chất của cá câu hỏi nghiên cứu; Giải thích tại sao các thành viên này được chọn. Bao gồm tầm quan trọng về sự đóng góp của họ đối với cuộc nhiên cứu và đối với cộng đồng;- Đảm bảo mọi người đều hiểu được rằng cuộc thảo luận sẽ được giữ kín; Giải thích rằng bạn sẽ sử dụng một băng thu âm (nếu thích hợp) cho cuộc thảo luận để lưu lại những gì họ đã nói. 2) Giai đoạn 1: Khởi động Nội dung của giai đoạn này bao gồm việc các thành viên tự giới thiệu về mính: tên, tuổi, công việc, có thể số con, thời gian kết hôn… chủ yếu là thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu. Mục đích của giai đoạn này là biến một nhóm bao gồm vài cá nhân thành một nhóm gồm các thành viên có tương tác với nhau. Ngoài ra giai đoạn khởi động còn tạo cho các thành viên cơ hội để nói ngay từ đầu cuộc thảo luận. Điều đó sẽ giúp họ khắc phục sự bối rối ảnh hưởng đến việc trình bày ý kiến của mình. Đồng thời giai đoạn khởi động còn giúp tạo ra nhóm cảm giác yên tâm và giúp các thành viên hiểu về các thành viên khác trong nhóm. Hành vi thích hợp của người điều hành là sự quan tâm thật sự đến những điều mà các thành viên nói một cách vô tư mà không thành kiến. Người điều hành cần phải cố gắng để thu thập các thông tin về các đặc điểm cá nhân của cá thành viên. Điều đó kéo theo những thao tác sau đây: 3) Giai đoạn 2: Thảo luận sâu có trọng tâm: Nội dung của giai đoạn này bao gồm việc chuyển các chủ đề khái quát thành các chủ đề khái quát thành các chủ đề cụ thể cho cuộc thảo luận hoặc từ các vấn đề cụ thể thành các vấn đề trừu tượng. Mục đích của giai đoạn này là nhằm tìm hiểu những vấn đề liên quan đế chủ đề nghiên cứu, bản chất của quá trình hình thành thái độ liên quan đến hành vi của đối tượng và ngôn ngữ, tình cảm của đối tượng liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Hành vi thích hợp của người điều hành ở giai đọan này khá phức tạp và đòi hỏi một kỹ năng cao. Một số thao tác cơ bản bao gồm: -Kích thích các thành viên trao đổi với nhau mà không chỉ với người điều hành -Phải biết khi nào cần thăm dò, khi nào cần im lặng. -Thăm dò sâu nhưng không hướng đối tượng. -Chú ý đến các biểu hiện phi ngôn ngữ của đối tượng để hiểu rõ cảm nghĩ thật của đối tượng. -Diễn đạt lại câu hỏi câu hỏi đã hỏi nhưng cảm thấy họ còn khó trả lời. -Không nên giả định rằng tất cả những gì mà đối tượng nói đúng là những điều họ muốn nói. -Khuyến khích những thành viên thụ động. -Khéo léo kiềm chế những thành viên lấn át. -Chuẩn bị những tình huống ngoài dự kiến và biết cách xử lý. -Sử dụng kỹ thuật dự đoán để tìm hiểu sâu hơn nếu đối tượng không muốn hoặc không thể trả lời đúng câu hỏi. 4) Giai đoạn III: Kết thúc cuộc thảo luận Nội dung của cuộc thảo luận này chủ yếu là tóm tắt lại và làm rõ một lần nữa các chủ đề được thảo luận. Mục đích của giai đoạn này là giúp cho người điều hành và các thành viên hiểu rõ những gì xảy ra trong quá trình thảo luận. Điều đó cho phép các thành viên làm rõ hoặc bổ sung ý kiến của mình đồng thời cho phép người điều hành kiểm tra lại kết luận và giả thuyết xem có rõ ràng và phù hợp không. Trước khi kết thúc cần nói lời cám ơn các thành viên đã có những ý kiến quý báu, và có quà cho các thành viên tham gia thảo luận. Chào tạm biệt thân mật. 5 - Một số điểm cần lưu ý để điều khiển cuộc thảo luận nhóm tập trung 1) Đối phó với những nhân vật đặc biệt: phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng rất nhiều trong nghiêncứu giảm nghèo, tuy nhiên bất kỳ phương pháp nào cũng có ứu nhược của nó, chủ yếu là chúng ta cần cân nhắc kỹ xem phuơng pháp này có phù hợp với múc tiêu và đối tượng nghiên cứu hay không. Quản lý thông tin: Người quan sát có nhiệm vụ ngay khi thực hiện phải ghi lại tòan bộ những gì diễn ra trong ngày thảo luận và thêm vào chi tiết trong biên bản còn thiếu để khỏi quên. Trong những trường hợp có thể và được phép của cộng đồng, chúng ta có thể ghi âm. Cuộn băng sẽ cung cấp nhiều thông tin của cuộc thảo luận và tạo thuận lợi cho người thư ký viết báo cáo được chi tiết hơn. Nếu có điều kiện, chúng ta có thể quay Video. Băng Video không chỉ cung cấp cho chúng ta bản tường thuật về những gì các thành viên tham dự đã phát biểu mà còn tạo ra một bản ghi hình về các sự tranh luận như được thực hiện như thế nào? Sau khi kết thúc cuộc thảo luận nhóm tập trung, thư ký của cuộc thảo luận nhóm phải mở rộng các bản ghi chép thành báo cáo (đối với hình thức ghi chép thông tin bằng tay).theo kinh nghiệm, các cộng tác viên về nhà nên làm báo cáo ngay vì có những chi tiết cần bổ sung cho biên bản nếu để qua cuộc thảo luận nhóm mới mới viết thì chúng ta không thể nhớ được chi tiết nào thuộc về nhóm nào. Trong các báo cáo cũng cần mô tả tất cả những gì có liên quan đến tình hình và không khí làm việc của nhóm mà người thư ký quan sát và ghi lại. Khi viết báo cáo có kèm Video thì sự thuận lợi sẽ tăng lên rất nhiều. Phân tích kết quả: tuỳ thuộc vào từng mục tiêu và tính chất của cuộc nghên cứu, các thông tin sẽ được xử lý và phân tích thích đáng. Thông thường những thông tin loại này mang tính định lượng nhiều hơn. Dựa vào các báo cáo kết quả Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp TLNTT: * Ưu điểm: - Các nhóm tập trung tạo ra nhiều thông tin nhanh hơn và ít tốn kém hơn so với các phỏng vấn cá nhân. - Các nhóm tập trung đặc biệt thích hợp để thu thập thông tin từ các cộng đồng thất học, cộng đồng nghèo, những nhóm bị thiệt thòi. - Nếu các nhóm tập trung được dùng để khảo cứu những vấn đề tương đối đơn giản, thì với cả những người không được tập huấn về các phương pháp nghiên cứu định tính cũng có thể giải quyết được. - Do việc đặt câu hỏi rất linh hoạt, nên chúng ta có thể phát hiện ra các thái độ và quan niệm của đối tượng mà điều đó không thể bộc lộ ra trong một cuộc điều tra bảng câu hỏi. - Nhà nghiên cứu có thể có mặt ở cuộc thảo luận để theo dõi các câu trả lời rất cần thiết. Các nhóm tập trung thường được các cộng đồng chấp nhận một cách thuận lợi vì thảo luận nhóm như là một dạng trao đổi thông tin một cách tự nhiên được thấy hầu hết ở các cộng đồng. Và nhóm tập trung cũng khá vui nhộn. * Nhược điểm Những kết quả từ các nhóm tập trung thường không được dùng để công bố cho một cộng đồng lớn hơn. Vì chúng có cho thấy một phạm vi các ý kiến và quan niệm nhưng không thấy sự phân phối chúng như thế nào. - Các thành viên tham dự thường đồng ý trả lời với các thành viên khác trong nhóm (vì nhiều lý do khác nhau) và do vậy phải thận trọng trong khi giải thích các kết quả. - Người điều khiển không được huấn luyện tốt có thể dễ dàng làm cho các thành viên tham dự trả lời câu hỏi theo một cách định sẵn. - Các nhóm tập trung có thể vẽ ra một bức tranh về cái có thể chấp nhận được về mặt xã hội trong một cộng đồng hơn là cái đang thật sự xảy ra hoặc được tin tưởng, mặc dù vấn đề này có thể được hạn chế bởi việc lựa chọn một cách cẩn thận các thành viên tham dự và khả năng điều khiển tốt cuộc thảo luận. III.4. So sánh phương pháp thu thập thông tin định tính và định lượng Phương pháp định tính và định lượng là hai phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong nghiên cứu xã hội học thực nghiệm. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét những đặc trung của chúng từ đó thấy rõ đuợc sự khác biệt cũng như ưu và nhược điểm của chúng để có thể ứng dụng chúng một cách phù hợp với mục tiêu và đặc điểm của cuộc nghiên cứu mình sẽ tiến hành. Những đặc điểm Phương pháp định tính Phương pháp định lượng 1.1 Cơ cấu và tiêu chuẩn hóa Thấp Cao 1.2 Tính linh hoạt trong thiết kế nghiên cứu Cao Thấp 1.3 Bản chất của các dữ liệu Dữ liệu phải phản ánh sự giải thích và “toàn diện” các hiện tượng (trường hợp) đặc biệt. Các dữ liệu phải được phân nhóm theo thứ hạng, không phải bằng số, có tính thực tế, nhạy cảm và đa dạng Dữ liệu phải đưa ra một tổng quan đại diện cho các điều kiện chung hoặc kiểm tra giả thuyết cụ thể. Dữ liệu cần có chọn lọc, bằng số, theo tỷ lệ chính xác và tách biệt rỏ ràng vơi cái phổ biến. Nhấn mạnh vào tần suất, giá trị trung bình, và sự phân bố trong dân cư và các tương quan (từng phần). 1.4 Nội dung nghiên cứu Cái nhìn toàn diện chủ yếu xuất phát từ cách giải thích của người trả lời Cái nhìn theo chi tiết chủ yếu là theo cách giải thích của nhà nghiên cứu 1.5 Kiểu của phương pháp thu thập dữ liệu Quan sát tham gia, phỏng vấn bán cấu trúc Quan sát thực nghiệm, bảng phỏng vấn hoặc phỏng vấn theo cấu trúc 1.6 Hình thành các câu hỏi và câu trả lời Các câu hỏi cụ thể, mở / đóng và các câu trả lời có thể. Khả năng xác định rõ trong quá trình tiếp theo một danh sách kiểm tra thô. Các câu hỏi và câu tra lời được trao đổi hoàn chỉnh theo thông tin hai chiều giữa người trả lời và nhà nghiên cứu Các câu hỏi (giả thuyết) đóng và các loại câu trả lời được chuẩn bị trước: nhà nghiên cứu hỏi và người được phỏng vấn trả lời 1.7 Lựa chọn người được phỏng vấn Tăng tối đa thông tin giúp cho sự lựa chọn người được phỏng vấn. Ai có kiến thức cụ thể? Mỗi người được phỏng vấn có thể là duy nhất (người chủ chốt) Tính đại diện theo tỷ lệ dân cư. Chọn mẫu, quy mô mẫu tùy theo giả định về phân bố dân cư 1.8 Quyết định về tính phù hợp của dữ liệu Được kiểm tra và có thể thay đổi trong quá trình, với sự tham gia của người cung cấp thông tin và nhà nghiên cứu Được xác định bởi nhà nghiên cứu trước khi nghiên cứu. Các biến số can thiệp được giữ không thay đổi và ở bên ngoài tình trạng nghiên cứu 1.9 Thời gian phân tích Thường là cùng lúc với thời gian thu thập dữ liệu Sau khi thu thập dữ liệu 1.10 Lý thuyết trong phân tích Các lý thuyế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài giảng PPNC Xã Hội Học - Trần Thị Kim Xuyến.doc
Tài liệu liên quan