Bài giảng Thị trường chứng khoán

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 5

1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 5

1.1.1. Khái niệm thị trường tài chính 5

1.1.2. Chức năng của thị trường tài chính 5

1.1.3. Cấu trúc của thị trường tài chính 7

1.1.4. Các công cụ của thị trường tài chính 12

1.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 19

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán 19

1.2.2. Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán 20

1.2.3. Vai trò của TTCK 22

1.2.4. Nguyên tắc hoạt động của TTCK 25

1.2.5. Các chủ thể tham gia trên TTCK 25

1.2.6. Giới thiệu một số TTCK trên thế giới 26

CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ 31

2.1. LÃI ĐƠN, LÃI KÉP VÀ GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI 31

2.2. KỲ HẠN TÍNH LÃI VÀ GIÁ TRỊ KÉP 33

2.3. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI 33

2.3.1. Giá trị hiện tại của một khoản tiền trong tương lai 33

2.3.2. Giá trị hiện tại của các khoản tiền khác nhau trong tương lai 34

2.3.3. Giá trị hiện tại của các khoản tiền đồng nhất. 35

CHƯƠNG 3. CỔ PHIẾU 36

3.1. KHÁI NIỆM 36

3.2. CÁC DẠNG CỔ PHIẾU 37

3.3. CỔ PHIẾU PHỔ THÔNG 38

3.3.1. Khái niệm và quyền lợi 38

3.3.2. Các hình thức giá trị của cổ phiếu thường 38

3.4. CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI 39

3.4.1. Khái niệm và quyền lợi 39

3.4.2. Các loại cổ phiếu ưu đãi 40

3.5. CỔ PHIẾU CHƯA PHÁT HÀNH 41

3.6. ĐẶC ĐIỂM CỦA CỔ PHIẾU 41

3.7. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 42

3.7.1. Các cặp khái niệm về giá trị 42

3.7.2. Định giá cổ phiếu ưu đãi 43

3.7.3. Định giá cổ phiếu thường 43

3.8. PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN 45

3.8.1. Các chủ thể phát hành 45

3.8.2 Các phương thức phát hành chứng khoán 46

3.8.3. Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng 47

3.8.4. Quản lý Nhà nước về phát hành chứng khoán 53

CHƯƠNG 4. TRÁI PHIẾU VÀ ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU 55

4.1. KHÁI NIỆM 55

4.2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN 57

4.3. ĐẶC TRƯNG 57

4.4. PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU 58

4.4.1. Phân loại theo người phát hành: 58

4.4.2. Phân loại lợi tức trái phiếu 59

4.4.3. Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành 59

4.4.4. Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu 59

4.4.5. Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu 60

4.5. Định giá trái phiếu 60

4.5.1. Định giá trái phiếu không có thời hạn 60

4.5.2. Định giá trái phiếu có kì hạn được hưởng lãi định kỳ 61

4.5.3. Định giá trái phiếu có kỳ hạn không hưởng lãi định kỳ 61

4.5.4. Định giá trái phiếu trả lãi theo định kỳ nửa năm 62

4.6. Phân tích sự biến động của giá trái phiếu 62

4.7. Các phương thức phát hành chứng khoán (xem lại chương 3) 63

CHƯƠNG 5. LỢI SUẤT VÀ RỦI RO 65

5.1. ĐỊNH NGHĨA LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO 65

5.2. ĐO LƯỜNG RỦI RO 65

5.2.1. Lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn 66

5.2.2. Hệ số biến đổi (coefficient of variation) 66

5.3. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI RỦI RO 67

5.4. LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA MỘT DANH MỤC ĐẦU TƯ 68

5.4.1. Lợi nhuận của danh mục đầu tư 68

5.4.2. Rủi ro của danh mục đầu tư 69

5.5. ĐA DẠNG HÓA DANH MỤC ĐẦU TƯ NHẰM GIẢM RỦI RO 69

CHƯƠNG 6. CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 77

6.1.THỊ TRƯỜNG CÁC CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 73

6.2. CÁC LOẠI CÔNG CỤ PHÁI SINH 76

6.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts) 76

6.2.2. Hợp đồng tương lai (Future) 78

6.2.3. Hợp đồng quyền chọn (Option) 85

6.2.4. Hợp đồng hoán đổi (SWAPS) 87

6.3. VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH.90

6.3.1. Vai trò.90

6.3.2. Mặt tiêu cực của công cụ phái sinh 92

6.3.4. Mức độ áp dụng các công cụ phái sinh ở Việt Nam 92

6.3.5. Nhưng giải pháp nhằm phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam 93

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và Tín phiếu kho bạc. 3.8.1.2. Các doanh nghiệp Các doanh nghiệp phát hành ra các chứng khoán để huy động vốn và tăng vốn cho sản xuất kinh doanh bên cạnh nguồn vốn đi vay từ các Ngân hàng thương mại. Trong nền kinh tế thị trường có 3 hình thức tổ chức doanh nghiệp cơ bản, đó là: Doanh nghiệp một chủ, Công ty hợp danh và Công ty cổ phần. Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp ban hành năm 1998 và có hiệu lực năm 1999, chỉ có các công ty cổ phần và doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa là tổ chức được phép phát hành cả trái phiếu và cổ phiếu. Doanh nghiệp Nhà nước và các Công ty TNHH được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn. Các doanh nghiệp còn lại: Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, Công ty hợp danh không được phép phát hành bất cứ loại chứng khoán nào ra thị trường. 3.8.1.3. Các quỹ đầu tư Quỹ đầu tư là những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, được hình thành bằng vốn góp của các nhà đầu tư để tiến hành đầu tư vào chứng khoán và các loại hình đầu tư khác. Mục đích thành lập quỹ đầu tư là tập hợp và thu hút những nhà đầu tư nhỏ, lẻ tham gia kinh doanh. Đặc trưng cơ bản nhất của Quỹ đầu tư là quỹ vừa đóng vai trò là tổ chức phát hành bằng việc phát hành ra các chứng khoán như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư vừa đóng vai trò là tổ chức đầu tư, kinh doanh các loại chứng khoán.Quỹ đầu tư có nhiều loại, mỗi loại sẽ có phương thức phát hành chứng khoán khác nhau. 3.8.2 Các phương thức phát hành chứng khoán Các phương thức phát hành được phân chia theo các tiêu thức khác nhau. 3.8.2.1. Phân loại theo đợt phát hành Theo tiêu thức này, người ta phân chia phương thức phát hành thành phát hành chứng khoán lần đầu và phát hành các đợt tiếp theo. Phát hành chứng khoán lần đầu là việc tổ chức phát hành chứng khoán lần đầu tiên sau khi tổ chức phát hành đã đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của UBCKNN. Phát hành các đợt tiếp theo là hoạt động phát hành nhằm mục đích tăng thêm vốn của tổ chức phát hành đó là việc tổ chức phát hành đó các đợt tiếp theo đã có chứng khoán phát hành và giao dịch trên thị trường thứ cấp. 3.8.2.2. Phân loại theo đối tượng mua bán chứng khoán Theo đối tượng mua bán chứng khoán, phương thức phát hành được phân chia thành phát hành riêng lẻ (phát hành mang tính nội bộ) và phát hành ra công chúng (hay còn gọi là hình thức chao bán công khai). Phát hành riêng lẻ là việc công ty phát hành chào bán chứng khoán của mình trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức có ý định nắm giữ chứng khoán một cách lâu dài) như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí... với những điều kiện hạn chế chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng. Các ngân hàng đầu tư cũng có thể tham gia vào việc phát hành riêng lẻ với tư cách nhà phân phối để hưởng phí phát hành. Đa số các đợt phát hành trái phiếu đều thực hiện dưới hình thức phát hành riêng lẻ, việc phát hành cổ phiếu thường - cổ phiếu phổ thông ít khi được thực hiện dưới hình thức này. Phát hành chứng khoán ra công chúng là hình thức phát hành trong đó chứng khoán được phát hành rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn các nhà đầu tư nhất định, trong đó phải đảm bảo một tỷ lệ cho các nhà đàu tư nhỏ. Ngoài ra, tổng khối lượng phát hành chứng khoán cũng phải đạt một tỷ lệ theo quy định. Việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải được cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán cấp giấy phép hoặc chấp thuận. Sau khi phát hành trên thị trường sơ cấp, chứng khoán khoán sẽ được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán của SGDCK. Tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực hiện một chế độ báo cáo, công bố thông tin công khai và chịu sự quản lý, giám sát riêng theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc phát hành ra công chúng được phân biệt thành hai hình thức: phát hành cổ phiếu ra công chúng và phát hành trái phiếu ra công chúng. Trường hợp phát hành cổ phiếu ra công chúng, việc phát hành được thực hiện theo một trong hai phương thức sau: Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO): là việc phát hành trong đó cổ phiếu của công ty lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư. Nếu cổ phần được bán lần đầu cho công chúng nhằm tăng vốn thì đó là IPO sơ cấp, còn khi cổ phần được bán lần đầu từ số cổ phần hiện hữu thì đó là IPO thứ câp. Chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp): là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty cho rộng rãi các công chúng đầu tư. Trường hợp phát hành trái phiếu ra công chúng, việc phát hành được thực hiện bằng một phương thức duy nhất, đó là chào bán sơ cấp. 3.8.3. Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng 3.8.3.1. Điều kiện phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng Điều kiện quy định đối với các công ty phải đáp ứng trước khi được phép phát hành chứng khoán ra công chúng được chia làm hai nhóm chỉ tiêu: nhóm các chỉ tiêu định lượng và nhóm các chỉ tiêu định tính. a) Các chỉ tiêu định lượng: Công ty phải có quy mô vốn nhất định. Vốn quy định tùy theo mỗi nước, có thể là quy định vốn điều lệ tối thiểu ban đầu, vốn cổ phần (tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông cũng như số lượng các cổ đông ngoài công ty)… Tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của công ty: Công ty phải hoạt động có hiệu quả trong một số năm liên tục trước khi xin phép phát hành ra công chúng. Tổng giá trị của đợt phát hành phải đạt quy mô nhất định. Một tỷ lệ nhất định của đợt phát hành phải được bán cho một số lượng quy định công chúng đầu tư. Các thành viên sáng lập của công ty phải cam kết năm một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần của công ty trong một khoảng thời gian quy định. b) Các chỉ tiêu định tính Các nhà quản lý công ty bao gồm thành viên Ban giám đốc điều hành và Hội đồng quản trị phải có trình độ kinh nghiệm quản lý công ty. Cơ cấu tổ chức của công ty phải hợp lý và phải vì lợi ích của các nhà đầu tư. Các báo cáo tài chính, bản cáo bạch và các tài liệu cung cấp thông tin của cải phải có độ tin cậy cao nhất, được chấp thuận kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán có uy tín. Công ty phải có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành. Công ty phải được một hoặc một số các tổ chức bảo lãnh phát hành đứng ra cam kết bảo lãnh cho đợt phát hành. Ở Việt Nam, theo qui định của Nghị định 48/1998/-NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định 48/1998/-NĐ-CP, tổ chức phát hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được các điều kiện sau: - Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam; - Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất; - Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh. - Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu. - Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành. - Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. - Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành. 3.8.3.2. Thủ tục phát hành Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành Trước khi chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành, tổ chức phát hành phải thông qua nội dung phát hành ra công chúng tại đại hội thành viên hoặc đại hội cổ đông. Sau đó, lựa chọn nhà bảo lãnh phát hành (nếu cần) và ký kết hợp động bảo lãnh. Tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ cùng tổ chức phát hành lập hồ sơ xin phép phát hành, hồ sơ bao gồm các tài liều cơ bản sau: - Đơn xin phép phát hành chứng khoán - Bản sao có công chứng các tài liệu liên quan đến việc thành lập, đăng ký kinh doanh của tổ chức phát hành; - Điều lệ hoạt động của tổ chức phát hành - Nghị quyết của Đại hội cổ đông chấp thuận việc phát hành cổ phiếu - Bản cáo bạch - Danh sách và sơ yếu lý lịch thành viên Hội đồng quản trị và Ban giám đôc; - Các báo cáo tài chính liên tục trong 2 năm liên tục gần nhất tính tới thời điểm nộp hồ sơ đã được kiểm toán; - Hợp đồng bảo lãnh phát hành được ký kết giữa tổ chức bảo lãnh chính và tổ chức phát hành. - Các tài liệu giải trình về khả năng lợi nhuận, thanh toán cổ tức và chấp hành các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị hồ sơ, tổ chức bảo lãnh chuyễn hồ so xin phép phát hành cho công ty tư vấn luật để xem xét về mặt pháp lý liên quan tới đợt phát hành. Công ty tư vấn chịu trách nhiệm xem xét và đảm bảo hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo đúng quy định của UBCK. Cuối cùng, tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh và các công ty tư vấn sẽ nhóm họp để xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên tham gia. Bước 2: Nộp hồ sơ xin phép phát hành lên cơ quan quản lý phát hành Sau khi chuẩn bị xong các tài liệu trong hồ sơ xin phép phát hành, tổ chức bảo lãnh hoàn chỉnh hồ sơ được gửi trực tiếp đến Ủy ban Chứng khoán. Ở Việt Nam, các tổ chức bảo lãnh chưa phát triển nên luật pháp quy định công ty phát hành là người nộp hồ sơ xin phép phát hành lên UBCKNN. Trong thời gian xét duyetj hồ sơ xin phép phát hành, tổ chức bảo lãnh cùng với tổ chức phát hành phải thực hiện tất cả việc sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của UBCK. Các sửa đổi hoặc bổ sung này phải được lập bằng văn bản và gửi đến UBCK. Trong thời gian này, tổ chức bảo lãnh không được phép mời chào, quảng cáo cũng như tiết lộ các thông tin về giá cả của cổ phiếu hoặc triển vọng của tổ chức phát hành. Tuy nhiên, có thể sử dụng một cách trung thực và chính xác các thông tin trong bản cao bạch đã gửi UBCK để thăm dò nhu cầu của các nhà đầu tư. Bước 3: Công bố phát hành Trong thời hạn nhất định sau khi nhận được giấy phép phát hành, tổ chức phát hành phải công bố công khai việc phát hành trên các phương tiện thông tin theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam, theo điều 13 Nghị định 48/1998 NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 11/07/1998, việc công bố phát hành được quy định như sau: Trong vòng 5 ngày sau khi nhận được Giấy phép phát hành do UBCKNN cấp, tổ chức phát hành có nghĩa vụ công bố việc phát hành trên 5 số báo liên tiếp của một tờ báo Trung ương và một tờ báo địa phương nơi tổ chức phát hành đặt trụ sơ chính. Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc đại diện chỉ được sử dụng thông tin trong hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành đã được UBCKNN chấp thuận để phát hành. Bước 4: Chào bán và phân phối chứng khoán ra công chúng Ngay sau khi nhận được Giấy phép phát hành, tổ chức phát hành phải gửi cho UBCKNN các tài liệu phục vụ cho việc phân phối, bao gồm: - Bản cáo bạch tóm tắt - Nội dung thông cáo phát hành; - Các tài liệu khác (nếu có). Sau một thời gian quy định, nếu Ủy ban chứng khoán không có ý kiến gì khác, tổ chức phát hành hay tổ chức bảo lãnh có thể tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng. Ở Việt Nam, việc phân phối chứng khoán được quy định như sau: Tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh yêu cầu các nhà đầu tư điền vào phiếu đăng ký mua, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ liên lạc, số lượng chứng khoán đăng ký, số tiền ký quỹ. Yêu cầu nhà đầu tư đặt cọc một khoản tiền, nhưng không quá 10% trị giá chứng khoán đăng ký mua. Việc ký quỹ có thể được thực hiện bằng tiền mặt hoặc séc chuyển khoản của ngân hàng. Thời hạn đăng ký mua chứng khoán phải đảm bảo kéo dài tối thiểu 30 ngày. Hết thời hạn dăng ký mua, tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phải thông báo cho người đầu tư biết số lượng chứng khoán được mua. Để đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong phân phối, tổ chức bảo lãnh cần nêu rõ phương thức ưu tiên phân phối, có thể dùng hoặc một số phương thức như: - Ưu tiên về thời gian - Ưu tiên về số lượng - Các ưu tiên khác theo thỏa thuận (cần được ghi rõ trong phiếu đăng ký mua chứng khoán). Nếu số lượng chứng khoán đặt mua của các nhà đầu tư cá nhân vượt quá 20% số lượng chứng khoán phát hành, tổ chức bảo lãnh phải dành ít nhất 20% số lượng chứng khoán phát hành ra công chúng để phân phối cho các nhà đầu tư cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành. Tại Việt Nam, các tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phải chuyển giao chứng khoán cho người mua trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Tiền mua được từ việc phân phối chứng khoán phải được chuyển giao vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng được UBCKNN chấp thuận. Trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc đợt phát hành, tổ chức phát hành phối hợp với tổ chức bảo lãnh lập báo cáo kết quả phân phối chứng khoán theo mẫu quy định tại Thông tư 01/1998/TT-UBCK và đệ trình lên UBCKNN. 3.8.3.3 Bảo lãnh phát hành chứng khoán a) Khái niệm Bảo lãnh phát hành là quá trình một công ty chứng khoán giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước và sau khi chào bán chứng khoán như định giá chứng khoán, chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán, phân phối chứng khoán và bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu. Thông thường, để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần phải có được sự bảo lãnh của một công ty nhỏ, và số lượng phát hành không lớn, thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành. Nếu đó là một công ty lớn, và số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên. Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh phát hành là mức chênh lệch giữa giá bán chứng khoán cho người đầu tư và số tiền tổ chức phát hành nhận được. Ví dụ: nếu công chúng mua chứng khoán phải trả 20.000 đ một cổ phiếu, trong khi công ty phát hành nhận 18.000 đ một cổ phiếu thì tiền phí bảo lãnh phát hành là 2.000 đ một cổ phiếu. Phí bảo lãnh hoặc hoa hồng bảo lãnh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào tính chất của đợt phát hành (lớn hay nhỏ, thuận lợi hay khó khăn). Nói chung, nếu đợt phát hành đó là đợt phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng thì mức phí hoặc hoa hồng phải cao hơn lần phân phối sơ cấp. Đối với trái phiếu, phí bảo lãnh hoặc hoa hồng phụ thuộc vào lãi suất trái phiếu (lãi suất trái phiếu thấp thì phí bảo lãnh phát hành phải cao và ngược lại). b) Các phương thức bảo lãnh phát hành Việc bảo lãnh phát hành được thực hiện theo một trong các phương thức sau: - Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ chứng khoán phát hành cho dù có phân phối hết hay không. - Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết mức để bán chứng khoán ra thị trường nhưng phần không phân phối hết sẽ được trả lại cho tổ chức phát hành. - Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không bán gì: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành nếu không bán hết số chứng khoán thì huỷ bỏ toàn bộ đợt phát hành. Như vậy, phương thức bảo lãnh phát hành này hoàn toàn khác với phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất. Ở phương pháp bảo lãnh phát hành trước, có thể chỉ có một phần chứng khoán được bán, còn ở phương thức bảo lãnh phát hành này thì hoặc là tất cả chứng khoán được bán hết hoặc là huỷ bỏ toàn bộ đợt phát hành và tiền đã bán chứng khoán được hoàn trả lại cho người mua. - Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức bảo lãnh trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không bán gì. Theo phương thức này, tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành phải bán tối thiểu một tỷ lệ nhất định chứng khoán phát hành. Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ. Ở Việt Nam, theo qui định tại Thông tư 01/1998/TT-UBCK ngày 13/10/1998 của UBCK Nhà nước hướng dẫn Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng thì bảo lãnh phát hành được thực hiện theo một trong hai phương thức sau: - Mua toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành để bán lại. Đây chính là phương thức cam kết chắc chắn vì tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua toàn bộ lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu của đợt phát hành. - Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết Đây thực chất cũng là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn, nhưng tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua phần chứng khoán còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. 3.8.4. Quản lý Nhà nước về phát hành chứng khoán Phát hành chứng khoán ra công chúng là một hình thức phát hành phổ biến mà các tổ chức phát hành áp dựng vì có nhiều thuận lợi hơn so với hình thức phát hành riêng lẻ. Trong phương thức phát hành này, nội dung quản lý của Nhà nước bao gồm: Quản lý cấp giấy phép phát hành: Thông thường là do cơ quan quản lý và giám sát thị trường chứng khoán quản lý. Ở Việt Nam và phần lớn các nước khác, cơ quan đó là Ủy ban chứng khoán nhà nước. Quyết định đình chỉ, thu hồi giấy phép khi tổ chức phát hành không tuân thủ các quy định trước, trong và sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng. Quản lý và giám sát việc công bố thông tin của tổ chức phát hành. Ban hành các văn bản liên quan đến việc phát hành và chào bán chứng khoán ra công chúng. Hiện tại trên thế giới có 2 trường phái quản lý trên thị trường chứng khoán sơ cấp được gọi la trường phái “quản lý theo chất lượng” và trường phái “công bố thông tin đầy dủ”. Theo trường phái quản lý theo chất lượng thì các cơ quan quản lý về chứng khoán đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn để đảm bảo các công ty tham gia vào thị trường là các công ty có chất lượng và có sự ổn định hợp lý. Theo trường phái công bố thông tin đầy đủ thì cơ quan quản lý về chứng khoán ít đưa ra các tiêu chuẩn cho các công ty tham gia vào thị trường mà chú trọng vào việc đảm bảo các thông tin liên quan tới mọi mặt hoạt động của các công ty nêu trên được công bố rộng rãi ra công chúng. Tại các nước đã phát triển, các cơ quan quản lý về chứng khoán thường có xu hướng quản lý thị trường theo trường phái công bố thông tin đầy đủ. Còn tại các quốc gia đang phát triển, việc quản lý thị trường chứng khoán sơ cấp thường áp dụng trường phái quản lý theo chất lượng. Sự lựa chọn này phụ thuộc vào sự phát triển TTCK mỗi nước. CHƯƠNG 4 TRÁI PHIẾU VÀ ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU 4.1. KHÁI NIỆM Trái phiếu (bond) là công cụ nợ dài hạn do chính phủ hoặc công ty phát hành nhằm huy động vốn dài hạn. Trái phiếu do chính phủ phát hành gọi là trái phiếu chính phủ (government bond) hay trái phiếu kho bạc (treasury bond). Trái phiếu do công ty phát hành gọi là trái phiếu công ty (corporate bond). Trên trái hiếu bao giờ cũng có ghi một số tiền nhất định, gọi là mệnh giá của trái phiếu. Mệnh giá (face or par value) tức là giá trị được công bố của tài sản, trong trường hợp trái phiếu, mệnh giá thường được công bố là 1000$. Ngoài việc công bố mệnh giá, người ta còn công bố lãi suất của trái phiếu. Lãi suất của trái phiếu (coupon rate) tức là lãi suất mà trái phiếu được hưởng, nó bằng lãi được hưởng chia cho mệnh giá của trái phiếu. Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán nợ dài hạn do chính phủ phát hành nhằm mục đích huy động vốn dài hạn để bù đắp thiếu hụt ngân sách. Thông thường trái phiếu chính phủ được phân chia thành các loại sau đây: Trái phiếu kho bạc, phát hành bởi kho bạc để tài trợ cho thiếu hụt ngân sách của chính phủ. Trái phiếu đô thị, phát hành bởi chính quyền địa phương nhằm mục đích huy động vốn tài trợ cho ngân sách của chính quyền địa phương. Bạn có thể nhìn thấy hình dạng và thu nhận được một số thông tin liên quan đến trái phiếu chính phủ và trái phiếu đô thị từ mẫu trái phiếu kèm theo ở trang sau. Khi phát hành trái phiếu, chính phủ cam kết sẽ trả cho nhà đầu tư một số tiền được ghi trên trái phiếu (mệnh giá) khi trái phiếu đáo hạn, đồng thời hàng năm trả cho nhà đầu tư một số tiền lãi nhất định. Trường hợp đặc biệt, cũng có loại trái phiếu chính phủ không bao giờ đáo hạn. Nhà đầu tư mua loại trái phiếu này sẽ không được nhận lại số tiền bằng mệnh giá của trái phiếu như trong trường hợp trái phiếu thông thường mà chỉ được nhận lãi hàng năm trong suốt khoảng thời gian không hạn định. Loại trái phiếu này gọi là trái phiếu vĩnh cửu (perpetual bond). Nó có nguồn gốc từ Anh quốc do chính phủ phát hành sau chiến tranh Napoleon. Ngược lại, cũng có loại trái phiếu người mua không bao giờ được hưởng lãi. Loại trái phiếu này thường được bán với giá rất thấp so với mệnh giá. Nhà đầu tư bỏ ra một số tiền mua loại trái phiếu này và chờ đến khi đáo hạn sẽ được hoàn lại một số tiền bằng mệnh giá của trái phiếu. Loại trái phiếu này gọi là trái phiếu không được hưởng lãi (non-coupon bond). Nhà đầu tư có thể mua hoặc bán trái phiếu chính phủ trên một thị trường gọi là thị trường trái phiếu chính phủ. Trái phiếu công ty là loại trái phiếu do công ty phát hành nhằm huy động vốn dài hạn. Trái phiếu công ty có thể chia thành trái phiếu không chuyển đổi và trái phiếu có thể chuyển đổi. Trái phiếu có thể chuyển đổi là loại trái phiếu sau khi phát hành bán cho nhà đầu tư, đến một điểm thời gian nào đó nhà đầu tư đang nắm giữ trái phiếu có thể chuyển đổi nó thành một số cổ phiếu của công ty. Thị trường trái phiếu là thị trường thực hiện giao dịch, mua bán các loại trái phiếu do chính phủ hoặc công ty phát hành. Thị trường thực hiện giao dịch, mua bán trái phiếu mới phát hành gọi là thị trường sơ cấp. Thị trường thực hiện giao dịch, mua bán trái phiếu đã phát hành gọi là thị trường thứ cấp. Mục đích của thị trường sơ cấp là phục vụ cho nhu cầu huy động vốn dài hạn cho chính phủ hoặc công ty trong khi mục đích của thị trường thứ cấp là cung cấp khả năng thanh khoản cho trái phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Mặc dù không trực tiếp huy động vốn dài hạn nhưng thị trường thứ cấp đóng vai trò rất quan trọng. Không có thị trường thứ cấp phát triển, thị trường sơ cấp khó thu hút được nhà đầu tư vì nhà đầu tư lo ngại không thể chuyển đổi trái phiếu thành tiền mặt khi cần thiết. 4.2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN Chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ có Công ty, mà còn có Chính phủ Trung ương và Chính phủ địa phương. Người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu. Khác với người mua cổ phiếu là người Chủ sở hữu Công ty. Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các Chủ trái phiếu trước, sau đó mới chia cho các Cổ đông. YVới những đặc điểm trên, trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Vì vậy, trái phiếu là loại chứng khoán được các nhà đầu tư ưa chuộng. 4.3. ĐẶC TRƯNG Mệnh giá trái phiếu: hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị ghi trên trái phiếu. Giá trị này được coi là số vốn gốc. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn. Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất trái phiếu thường được ghi trên trái phiếu hoặc người phát hành công bố được gọi là lãi suất danh nghĩa. Lãi suất này được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá trái phiếu và cũng là căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu. Thời hạn của trái phiếu: là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trả vốn lần cuối. Trái phiếu có thời hạn khác nhau, trái phiếu trung hạn cóa thời gian từ 1 năm đến 5 năm. Trái phiếu dài hạn, có thời gian từ 5 năm trở lên. Kỳ trả lãi: Là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu. Lãi suất trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán lãi suất trái phiếu thường được mỗi năm hai hoặc một lần. Giá phát hành: Là giá bán ra của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Thông thường giá phát hành được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của mệnh giá. Tùy theo tình hình của thị trường và của người phát hành để xác định giá phát hành một cách thích hợp. Có thể phân biệt 3 trường hợp: (1) Giá phát hành bằng mệnh giá (ngang giá); (2) Giá phát hành dưới mệnh giá (giá chiết khấu); (3) Giá phát hành trên mệnh giá (giá gia tăng). Dù trái phiếu được bán với giá nào (ngang giá, giá chiết khấu hay giá gia tăng), thì lợi tức luôn được xác định theo mệnh giá của trái phiếu và khi đáo hạn, người có trái phiếu sẽ được thanh toán theo mệnh giá của trái phiếu. 4.4. PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU 4.4.1. Phân loại theo người phát hành: Căn cứ theo chủ thể phát hành trái phiếu được phân thành: Trái phiếu của Chính phủ: Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội. Chính phủ luôn được coi là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường; Vì vậy, Trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít rủi ro nhất. Trái phiếu của doanh nghiệp: Là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_ttck__6482.doc
Tài liệu liên quan