Bài giảng VAS, IAS 02 - Hàng tồn kho

IAS

Việc gia giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho (trong một số trường hợp, có thể thực hiện đối với một nhóm các hàng hoá có liên quan).

 

ppt46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8021 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng VAS, IAS 02 - Hàng tồn kho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN Company Logo LÊ THỊ HUÊ NGUYỄN THỊ THỦY NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGUYỄN THỊ YẾN Company Logo Những nội dung chính của chuẩn mực Company Logo Những quy định chung Các thuật ngữ Giới thiệu chung 1 2 ad advantages Nội dung Chuẩn mực 3 Company Logo Mục đích của chuẩn mực là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được Phương pháp tính giá trị hàng tồn Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng phương pháp kế toán khác cho hàng tồn kho. Company Logo HÀNG TỒN KHO LÀ NHỮNG TÀI SẢN: Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Hàng tồn kho bao gồm: Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến; Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm; Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường; Chi phí dịch vụ dở dang. Company Logo Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Company Logo Xác định giá trị hàng tồn kho 04. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.   Giá gốc hàng tồn kho 05. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.   Chi phí mua 06. Chi phí mua = giá mua + thuế không được hoàn lại + các chi phí khác – các khoản được giảm trừ Company Logo . Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.   08. Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.   Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.   09. Một quy trình cùng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm mà chi phí chế biến không được phản ánh tách biệt thì nó được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán.   Nếu có sản phẩm phụ, thì giá trị này được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được và được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính.   Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho.   Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho 11. Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm: + Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;   + Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản theo quy định   + Chi phí bán hàng;   + Chi phí quản lý doanh nghiệp. . Company Logo PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO Chi phí cung cung cấp dịch vụ Chi phí cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ, như chi phí giám sát và các chi phí chung có liên quan. 13. Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau: (a) Phương pháp tính theo giá đích danh; (b) Phương pháp bình quân gia quyền; (c) Phương pháp nhập trước, xuất trước; (d) Phương pháp nhập sau, xuất trước. 18. Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.   19. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Company Logo 20. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính và phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho. 22. Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. 23. Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm. Và phải đảm bảo cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện. Company Logo 25. Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. 26. Trường hợp một số loại hàng tồn kho được sử dụng để sản xuất ra tài sản cố định hoặc sử dụng như nhà xưởng, máy móc, thiết bị tự sản xuất thì giá gốc hàng tồn kho này được hạch toán vào giá trị tài sản cố định. Company Logo Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho được phân loại phù hợp với doanh nghiệp; Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho; Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho; Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho; Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả 27. Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày: Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm cả phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;   28. Trường hợp doanh nghiệp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau, xuất trước thì báo cáo tài chính phải phản ánh số chênh lệch giữa giá trị hàng tồn kho trình bày trong bảng cân đối kế toán với các phương pháp khác   29. Trình bày chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh được phân loại chi phí theo chức năng.   30.Phân loại chi phí theo chức năng là hàng tồn kho được trình bày trong khoản mục “Giá vốn hàng bán” trong báo cáo kết quả kinh doanh, gồm giá gốc của hàng tồn kho đã bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chi phí sản xuất chung không được phân bổ.     Company Logo Hàng tồn kho Giá gốc hàng tồn kho Ghi giảm giá gốc hàng tồn kho Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ Các vấn đề cần so sánh: Phương pháp tính giá hàng tồn kho Trình bày trên BCTC Hàng tồn kho IAS Hàng hoá mua về để bán như: các hàng hoá do một đại lý mua về để bán hoặc đất đai và các tài sản khác được giữ để bán; Thành phẩm tồn kho hoặc sản phẩm dở dang; Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho phục vụ quá trình sản xuất; Chi phí dịch vụ dở dang. Hàng tồn kho VAS Tương tự nội dung của IAS, ngoại trừ việc không đề cập đến trường hợp hàng tồn kho bao gồm cả đất và các tài sản khác được giữ lại để bán. Giá gốc hàng tồn kho Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại, không bao gồm các khoản được trừ như chênh lệch tỷ giá… Giá gốc hàng tồn kho IAS Hàng tồn kho phải ghi nhận theo giá thấp hơn giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được theo nguyên tắc thận trọng. Giá gốc hàng tồn kho VAS Hàng tồn kho phải được ghi nhận theo giá gốc. Trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì ghi nhận theo giá trị thuần cụ thể thực hiện được. Ghi giảm giá gốc hàng tồn kho Tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng. Nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ dùng để sản xuất sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Phải ghi giảm giá gốc hàng tồn kho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được Ghi giảm giá gốc hàng tồn kho IAS Việc gia giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho (trong một số trường hợp, có thể thực hiện đối với một nhóm các hàng hoá có liên quan). Ghi giảm giá gốc hàng tồn kho VAS Cũng tương tự nhưng không cho phép ghi giảm giá gốc hàng tồn kho đối với một nhóm các hàng hoá. Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ IAS Không đề cập tới vấn đề này Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ VAS Hàng tồn kho cuối kỳ phải được đánh giá theo giá trị thấp nhất giữa giá phí và giá thị trường hiện tại. Nếu có lạm phát -> báo cáo theo giá phí. Trong điều kiện bình thường -> báo theo giá thị trường, tuy nhiên giá thị trường này không được thấp hơn giá trị thuần - khoản lợi nhuận trung bình tính theo giá bán Phương pháp tính giá hàng tồn kho IAS Đưa ra các phương pháp: giá tiêu chuẩn, giá bán lẻ, bình quân gia quyền, FIFO, giá đích danh. Không cho phép áp dụng phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO) Phương pháp tính giá hàng tồn kho VAS Cũng áp dụng các phương pháp trên nhưng cho phép sử dụng phương pháp nhập sau, xuất trước. IAS Quy định về các khoản mục được ghi nhận là chi phí đó là: Giá trị hàng tồn kho đó được bán ra; Điều chỉnh giảm xuống giá trị thuần có thể thực hiện được; Mất mát hàng trong kho; Hao phí bất thường; Chi phí sản xuất chung không được công bố. VAS Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đó bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận. Chêng lệch dự phòng do dự phòng phải lập cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn năm trước, các khoản hao hụt mất mát không phải do cá nhân và đã được bồi thường, chi phí sản xuất chung không được phân bổ thì ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. VAS Nếu dự phòng giảm giá được lập cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng năm trước thì hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh. Ghi nhận giá trị hàng tồn kho bỏ vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Trình bày trên BCTC IAS Các chính sách kế toán áp dụng bao gồm cả phương pháp tính giá trị hàng tồn kho; + Chính sách kế toán áp dụng đánh giá hàng tồn kho. + Giá gốc của tổng giá trị hàng tồn kho và riêng cho từng lọai hàng tồn kho. + Giá trị hàng tồn kho được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Trình bày trên BCTC IAS + Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nguyên nhân. + Giá trị hàng tồn kho dùng để thế chấp đảm bảo cho các khoản nợ. + Giá trị hàng tồn kho được hạch toán vào chi phí trong kỳ. Trình bày trên BCTC VAS Tương tự nội dung của IAS, ngoại trừ việc không cho phép trình bày chi phí hoạt động trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo tính chất của chi phí.. Một chủ đề HOT khi đề cập đến khoản mục hàng tồn kho đó là các phương pháp tính giá. Hiện các phương pháp được sử dụng nhiều là: Phương pháp nhập trước xuất trước( FIFO) Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) Phương pháp thực tế đích danh Phương pháp bình quân gia quyền Company Logo Các phương pháp khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính. Và lựa chọn phương pháp nào là tùy vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Company Logo IAS đã loại bỏ phương pháp LIFO trong khi VAS vẫn dùng phương pháp này Mỹ _ một trong các thành viên sáng lập ra IASB vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp LIFO Company Logo Ta nhận thấy phương pháp này vẫn có rất nhiều nhược điểm: Trong dài hạn, khi giá cả tăng lên trị giá hàng tồn kho bị phản ảnh thấp hơn giá trị của nó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên BCĐKT không phản ánh sát với giá thị trường thời điểm báo cáo dẫn đến giá trị tài sản lưu động của doanh nghiệp bị ghi nhận thấp hơn so với giá trị thực tế của nó. - Phương pháp này có thể bóp méo lợi nhuận trong kỳ, tạo nên sự hiểu lầm về khả năng sinh lời của doanh nghiệp. - Phương pháp này có thể bóp méo ảnh hưởng tới BCĐKT do giá trị hàng tồn kho thường phản ánh theo giá cũ nhất, điều này làm vốn lưu động thường xuyên bị phản ánh sai lệch - Trong điều kiện không có những ảnh hưởng về thuế, phương pháp này tạo kẽ hở cho nhà quản lý để gian lận lợi nhuận. Phương pháp này đưa ra kết quả về thu nhập thuần thấp vì giá vốn hàng bán được xác định cao hơn. Company Logo Vào cuối những năm 20 của thế kỷ 20, hãng Dupont và Geneneeral Motor chuyển từ phương pháp FIFO sang phương pháp LIFO mỗi doanh nghiệp đã chi trả tiền thuế thu nhập thấp hơn khoảng 150 triệu USD, cùng lúc đó các doanh nghiệp này đã báo cáo thu nhập thuần cho các cổ đông thấp hơn so với thu nhập thuần mà có được do hãng vẫn sử dụng phương pháp FIFO báo cáo tài chính cho các cổ đông Ví dụ: Company Logo Trích dẫn một bài báo: Một số nước không cho phép sử dụng phương pháp LIFO. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng khá phổ biến tại Mỹ. Một lý do quan trọng cho sự phổ biến này vì LIFO là biện pháp hiệu quả hơn để đánh giá giá vốn tồn kho hiện tại. Khi các giá vốn này hợp với doanh thu bán hàng hiện tại, cả nhà đầu tư lẫn nhà quản lý đều hiểu rõ hơn điều gì đang xảy ra trong doanh nghiệp. Một lý do khác nữa cho việc sử dụng phổ biến LIFO là lạm phát thường làm cho hàng tồn được mua hiện tại đắt đỏ hơn. Giá vốn tăng này làm giảm khả năng sinh lợi từ việc bán hàng, kéo theo giảm nợ thuế phải trả. Company Logo Company Logo TT129/GTGT, mục 1.2 có đoạn: c.5. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, tài sản cố định mua vào bị tổn thất, bị hỏng do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ không được khấu trừ. Vì lý do bất khả kháng mình cũng không được khấu trừ thì do bạn để hỏng thì cũng sẽ không đc khấu trừ. Nên phải điểu chỉnh giảm thuế GTGT với phần thất thoát này. Nếu nó nằm trong định mức hao hụt thì vẫn được khấu trừ bình thường Doanh nghiệp hiện giờ không nhập mặt hàng A như 1 năm trước, chuyển hẳn sang mặt hàng khác. Hiện tại hàng hóa bị hỏng, nước vào không dùng được, phải vất bỏ. Ngày trước hàng đó có hóa đơn, giờ phải giải quyết như thế nào ? ( www.danketoan.com ) Các ý kiến thảo luận trên diễn đàn: Hàng hóa hư hỏng muốn vứt bỏ phải lập hội đồng xem xét và quyết định đó chứ ko thể nói hư rồi bỏ được. Khi hội đồng có quyết định vứt bỏ hay bán thu hồi phế liệu thì bạn căn cứ những chứng từ, quyết định đó ghi giảm hàng tồn kho là được rồi. Hóa đơn trước giờ của hàng hóa đó vẫn được kê khai và khấu trừ mà. ì vẫn được khấu trừ bình thường. Company Logo Công ty mình kinh doanh mặt hàng ăn uống, ngủ nghỉ ... nên kho bao gồm những vật tư có giá trị lớn và cả những thứ linh tinh có giá trị nhỏ. Mọi người hãy góp ý giúp mình là nên dùng phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ, hay là dùng cả hai có được không ? Company Logo Có thể khẳng định : Bộ Tài chính Việt Nam ban hành chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” dựa trên cơ sở chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” của kế toán quốc tế, có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam là hợp lý, nhằm quản lý chặt chẽ công tác kế toán hàng tồn kho. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng VAS 2, vẫn có một số vấn đề bất cập như: Trong VAS 2, phần hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung cố định chưa rõ và khó áp dụng trong thực tiễn. Đối với VAS 2, có nên áp dụng phương pháp LIFO trong tính giá hàng tồn kho hay không? Một doanh nghiệp có thể vận dụng nhiều phương pháp tính giá cho các loại hàng tồn kho khác nhau hay không? Việc xác định đúng, đủ giá gốc hàng tồn kho theo VAS 2 là không đơn giản, nhất là trong trường hợp xử lý chênh lệch chi phí thực tế phát sinh trừ đi chi phí định mức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppthang_ton_kho_vas.ppt
Tài liệu liên quan