Bài tập lớn:Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

-Các dân tộc được quyền tự quyết

Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị- xã hội của dân tộc mình.Quyền dân tộc tự quyết gồm: quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập và quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2571 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn:Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập lớn:Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin Phần II: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức sản xuất TBCN ĐỀ 2: Câu1:Phân biệt hàng hóa sức lao động với hàng hóa thông thường. Câu2:Cho biết quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề dân tộc.Đảng và nhà nước ta đã làm gi để tăng cường ,củng cố khối đại đoàn kết dân tộc BÀI LÀM CÂU1:Phân biệt hàng hóa thông thường và hàng hóa sức lao động •Giống nhau: Đều là hàng hóa, mua bán trao đổi trên thị trường, chịu sự tác động của thị trường và có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng • Khác nhau: HÀNG HÓA THÔNG THƯỜNG: Hàng hóa là sản phẩm của lao động,nó có thể thỏa mãn nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái la hàng hóa thì đều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị • Giá trị sử dụng: Hàng hóa trước hết “là một vật nhờ có những thuộc tính của nó mà thỏa mãn được một loại nhu cầu nào đó của con người”, không kể nhu cầu đó được thỏa mãn một cách trực tiếp, nếu vật ấy là một tư liệu sinh hoạt, hay gián tiếp, nếu vật ấy là một tư liệu sản xuất. Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào. C.Mác chỉ rõ: Chỉ có trong việc sử dụng hay tiêu dùng, thì giá trị sử dụng mới được thể hiện. Con người ở bất kỳ thời đại nào cũng đều cần đến các giá trị sử dụng khác nhau của vật phẩm me thỏa mãn những nhu cầu muôn vẻ của mình. Do đó, Mác viết: “Giá trị sử dụng cấu thành nội dung vật chất của của cải, chẳng kể hình thái xã hội của của cải là như thế nào”. Một vật,khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa.Như vậy,một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán để trao đổi,cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi • Gia trị hàng hóa: Đây là một khái niệm trừu tượng,vì vậy để tìm ra giá trị hàng hóa Mác đã bắt đầu từ giá trị trao đổi Gía trị trao đổi là một quan hệ về số lượng,là một tỉ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác Ví dụ như 1 mét vải =10 kg thóc Vấn đề đặt ra là,tại sao vải và thóc là hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau,hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỉ lệ nhất định? Sở dĩ hai hàng hóa khác nhau là vải và thóc lại có thể trao đổi được với nhau,bởi vì giữa hàng hóa khác nhau đó có một cái gì đó chung,cái chung đó không phải là vải,là thóc...,nhưng lại là cái mà cả vải,thóc...đều có thể quy về được.Các gia trị trao đổi khác nhau phải được quy thành cái chung đó,và mỗi giá trị trao đổi đều đại biểu cho một lượng nhiều hay ít của cái chung ấy. Vậy cái chung ấy phải chăng là gia trị sử dụng của hàng hóa? Mác viết: “Nét đặc trưng của quan hệ trao đổi hàng hóa chính lại là việc phải tạm gạt giá trị sử dụng của hàng hóa ra một bên”. Nếu không phải là giá trị sử dụng, thì cái gì là chung cho mọi giá trị trao đổi? Mác đã chỉ rõ: “Nếu gạt giá trị sử dụng của vật thể hàng hóa ra một bên, thì vật thể hàng hóa chỉ còn có một thuộc tính mà thôi, cụ thể là: chúng là sản phẩm của lao động”. Như vậy một khi không kể đến giá trị sử dụng của hàng hóa, có nghĩa nó không còn là vải, là thóc...hay là một vật có ích nào nữa,nó cũng không còn là sản phẩm lao động của người thợ dệt,người nông dân,hay là của bất cứ một lao động sản xuất cụ thể nào nữa,nó chỉ còn lại có tính chất chung của các thứ lao động khác nhau ,đó là sự hao phí lao động cúa con người. Vậygiá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa,còn giá trị trao đổi chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa. Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.Trong đó,giá trị là nội dung,là cơ sở của giá trị trao đổi;còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG: • Sức lao động: Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con người đang sống và được người đó sử dụng vào sx hh. Trong mọi xh, sức lao động đều là yếu tố của sx nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hoá với hai điều kiện sau: Người lao động được tự do về thân thể, tức là có quyền tự chủ về sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định. Người lao động không có TLSX, không có khả năng bán cái gì ngoài sức lao động • Hàng hoá sức lao động. Hàng hoá sức lao đông là một hàng hoá đặc biệt, nó tồn tại trong con người và người ta chỉ có thể bán nó trong một khoản thời gian nhất định. Vì thế giá trị và giá trị sử dụng của nó khác với hàng hoá thông thường. Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do lượng lao động xh cần thiết để sx và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Cho nên giá trị của hàng hoá sức lao động được xác định gián tiếp qua giá trị những hàng hoá tiêu dùng mà người lao động dùng để tái sản xuất sức lao động để nuôi sống gia đình và chi phí học tập. Mặt khác lượng giá trị hàng hoá SLĐ bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật chất và phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, điều kiện sản xuất của mỗi quốc gia...Giá trị sức lao động cố định: tăng lên khi nhu cầu trung bình về hàng hoá, dịch vụ của con người tăng và yêu cầu kỷ thuật lao động tăng; Giảm khi năng suất lao động xh tăng làm giảm giá trị hàng hoá tiêu dùng. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là khả năng thực hiện 1 loại lao động cụ thể nào đó và được thể hiện ra trong quá trình lao động. Giá trị sử dụng của slđ phải phù hợp với yêu cầu của người sử dụng slđ. Vì thế việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn là điều mà người lao động phải thường xuyên quan tâm đến nếu không muốn bị đào thải, thất nghiệp. Trong quá trình lao động, sức lao động đã chuyển hoá toàn bộ những lao động quá khứ của TLSX và lao động mới của nó sang sản phẩm mới, vì thế nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của nó. Đây chính là giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hoá sưc lao động. nguồn gốc của sự tăng giá trị trong quá trình sản xuất, nguồn gốc của sự giàu có CÂU2: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênnin về vấn đề dân tộc: Những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực phức tạp như hiện nay thì việc nghiên cứu về vấn đề này càng trở nên cấp thiết và được nhiều quốc gia quan tâm. Vấn đề dân tộc là những nội dung nảy sinh trong quan hệ giữa các dân tộc diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội,tác động xấu đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc,các quốc gia dân tộc với nhau cần giải quyết. Cùng với vấn đề giai cấp,vấn đề dân tộc luôn luôn là một nội dung quan trọng có ý nghĩa chiến lược của Cách mạng xã hội chủ nghĩa.Giai quyết vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định,phát triển hay khủng hoảng,tan rã của một quốc gia dân tộc. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, vấn đề dân tộc là một bộ phận của những vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản.Do đó, giải quyết vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách mạng xã hội chủ nghĩa xã hội.Giải quyết vấn đề dân tộc thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.Trên cơ sở của C.Mác, Ph. Ănghen về vấn đề dân tộc và giai cấp,cùng với sự phân tích hai xu hướng của vấn đề dân tộc,V.I.Lênin đã nêu ra” Cương lĩnh dân tộc” với ba nội dung cơ bản: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Đây được coi là cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin là một bộ phận không thể tách rời trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân, là tuyên ngôn về vấn đề dân tộc của Đảng cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,giải phóng giai cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc.Cương lĩnh đã trở thành cơ sở lý luận cho chủ trương , đường lối và chính sách dân tộc của các đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. - Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng Tất cả các dân tộc, dù đông hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào.Trong quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và phải được thực hiện trong thực tế.Trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn, chống sự áp bức, bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế.Mọi quốc gia đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế. -Các dân tộc được quyền tự quyết Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị- xã hội của dân tộc mình.Quyền dân tộc tự quyết gồm: quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập và quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng. - Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc Đây là tư tưởng, nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc có ý nghĩa lớn lao với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nó có vai trò quyết định đến việc xem xét, thực hiện quyền bình đẳng dân tộc và quyền dân tộc tự quyết. Đây cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh bảo đảm cho thắng lợi của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.* Đảng và nhà nước ta đã có một số biện pháp để tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc -Đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu và là giá trị văn hoá đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam. Đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng trong mọi thời kỳ của cách mạng đã kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân”2. Lấy dân làm gốc chính là truyền thống, là biểu hiện sinh động, cô đọng và tập trung quan điểm về đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng. Xuất phát từ dân, để lãnh đạo toàn dân, Đảng phải thực hành dân chủ trong công tác vận động nhân dân tạo khối đại đoàn kết toàn dân để đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp. Tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc. Đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội. - Đại đoàn kết là sự nghiệp của dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. - Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua đường lối và chính sách, liên hệ mật thiết với nhân dân. Nhà nước không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và quản lý, tạo điều kiện để nhân dân được làm những việc mà pháp luật không cấm. Nhà nước và nhân dân cùng nỗ lực phấn đấu cho sự phát triển của đất nước, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội. - Thực hiện đồng bộ các chính sách và luật pháp của Nhà nước nhằm phát huy dân chủ (dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và chế độ tự quản của cộng đồng dân cư) và giữ vững kỷ cương trong xã hội. Tổ chức và động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, làm kinh tế giỏi, phát triển kinh tế đi liền với phát triển văn hoá - xã hội; mỗi người, mỗi hộ đều phấn đấu làm giàu cho mình, cho cộng đồng và đất nước, thu nhập chính đáng, nâng cao đời sống. Chăm lo và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội. Tôn trọng và phát huy vai trò gương mẫu, dẫn dắt của những người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng dân cư, các dân tộc, các tôn giáo... - Từ quan điểm trên về đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc và để thực hiện được trong thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam, trong mỗi kỳ Đại hội thời kỳ đổi mới đều đưa ra những chủ trương cơ bản đối với từng giai cấp và từng tầng lớp xã hội nhằm xây dựng và đoàn kết các giai cấp và các tầng lớp xã hội ấy, đó là: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, doanh nhân, thế hệ trẻ, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, đồng bào các dân tộc, đồng bào các tôn giáo, đồng bào định cư ở nước ngoài. Đồng thời, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chú trọng đến vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống, góp phần xây dựng sự đồng thuận trong xã hội - Thực hiện chính sách dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Nhận thức sâu sắc ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc, nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng và đổi mới việc thực hiện tốt chính sách dân tộc, giải quyết thành công vấn đề dân tộc nên sự đồng thuận xã hội và khối đại đoàn kết toàn dân tộc luôn được củng cố vững chắc và phát huy vai trò động lực to lớn của mình. -Vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp Cách mạng nước ta.Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng,đoàn kết,tôn trọng lẫn nhau,cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.Phát triển kinh tế,chăm lo đới sống vật chất và tinh thần,xóa đói giảm nghèo,nâng cao trình độ dân trí, giứ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở miền nui,vùng sâu,vùng xa…làm tốt công tác định canh định cư và xây dựng vùng kinh tế mới.Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo,bồi dưỡng cán bộ,tri thức là người dân tộc thiểu số.Chống biểu hiện kỳ thị,hẹp hòi,chia rẽ dân tộc. Những chính sách và biện pháp của Đảng và nhà nước đã giúp cho khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố và tang cường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26497.doc
Tài liệu liên quan