Bài Thu hoạch điền dã Chùa Phổ Minh

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: THÔNG TIN DI TÍCH 2

1. Tên di tích 2

2. Quá trình xây dựng và các đợt trùng tu di tích 2

PHẦN 2: QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC 4

1. Thế đất và cảnh quan môi trường 4

2. Kết cấu bộ khung gỗ toàn nhà chính (đính kèm) 4

3. Trang trí kiến trúc nội ngoại thất 5

PHẦN 3 : GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT 13

1. Nội dung lí lịch các pho tượng thờ chủ yếu 13

2. Hình thức thể hiện các pho tượng thờ kể trên 15

3. Sơ đồ các pho tượng thờ và chú thích 20

PHẦN 4: THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3503 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài Thu hoạch điền dã Chùa Phổ Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu chồng diêm mái cong, nhà bia ghi lại quá trình xây dựng những nét kiến trúc và những lần trùng tu chùa. Bia quá to nên nhà bia cũng không thể xây nhỏ. (Ảnh minh hoạ 3) Đáng lưu ý là trên sân chùa đặt hai hàng chân tảng bằng đá, đục bông sen nở rộ. Giữa hai hàng chân tảng còn có 4 tảng hoa sen đặt theo hình vuôn mà di ngôn cho thấy, đây là vị trí kê vạc Phổ Minh. Vạc Phổ Minh được coi là một trong An Nam Tứ Đại Khí, cùng với tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều – Quảng Ninh), tháp Báo Thiên (khuôn viên chùa Sùng Khánh - Hồ Gươm ngày nay), chuông Quy Điền. Vạc Phổ Minh được nhà sư Minh Không và Đạo Hạnh cho đúc bằng đồng vào thời vua Trần Nhân Tông tại chùa Phổ Minh. Vạc sâu 6 thước, rộng 10 thước, nặng trên 7 tấn. Tương truyền rằng vạc to tới mức có thể nấu được 1 con bò mộng, trẻ con có thể nô đùa trên thành miệng vạc. Phía ngoài vạc có hình rồng quấn xung quanh và hình chim Lạc đang bay để tượng trưng cho con Hồng, cháu Lạc. Đầu rồng, đầu chim ngẩng lên hướng vào lòng vạc. Trên vành vạc khuyết 100 lỗ hình quả trứng. Trong mỗi lỗ đặt 1 tượng rồng vàng, để thu linh khí của 100 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ và của Bách Việt. Trên bệ vạc có khắc tên tất cả các vị vua của tộc Việt, cao nhất là King Dương Vương, Lạc Long Quân,.... cho đến Lý Thánh Tông để các vị tiên đế cùng nhau phù hộ dân giàu, nước mạnh, mưa thuận, gió hòa. Cho đến năm 1428, giặc Minh cho rằng sở dĩ Bình Định Vương Lê Lợi thắng được chúng là nhờ đỉnh tháp Báo Thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh nên Vương Thông cho phá đi. Tại khu sân chùa còn có 2 cây hương đá cao khoảng 1m60, tạo hình bát giác, mỗi cạnh khắc hàng chữ tỏ ý kính trọng các đức Phật và chư vị Bồ Tát. Phía trong 2 cây hương, có 2 cột kinh đá, cũng tạc theo kiểu bát giác cao gần 4m. Phần giữa 2 cây hương còn có bát hương cổ bằng đá khá lớn, đục chạm mây tản, mặt nguyệt công phu, nghệ thuật. Đặc biệt, ngay chân bát hương có cây đại cổ thụ tuyệt đẹp. Dáng cây như cúi rạp vào tháp, thân cây sần sùi, nổi cộm thật sinh động khiến ngoại cảnh có sức gợi cảm. Tháp Phổ Minh: Trước chùa là tháp Phổ Minh cao 13 tầng (chưa kể đế tháp), cao 21,2m bề thế và vững chắc, được xây dựng năm 1305. Đây là tháp mộ, có đặt 1 viên xá lị Điều ngự Giác hoàng đệ nhất cổ phái Trúc Lâm là vua Trần Nhân Tông. Nhiều thế kỷ nay, tháp vẫn hiên ngang vươn cao, tạo điểm nhấn độc nhất vô nhị cho cổ tự. (Ảnh minh hoạ 5, 6) Mái của các tầng đều rất hẹp. Điều đáng chú ý là kiến trúc đã biết giải quyết các tầng mái bằng cách xây gạch nhô dần ra thành nhiều lớp cấp nhỏ, uốn cong lên, hoà vào cái thế vươn lên chung của toàn bộ kiến trúc. Càng lên cao, các tầng thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm hình bầu rượu có nhiều cạnh. Cũng như chùa, tháp Phổ Minh quay mặt về hướng Nam, mặt bằng được bố cục vuông, cạnh đáy của đế dài 5,21 m. Các tầng trên đều có cửa bốn phía, được trổ theo lối cuốn tò vò. Riêng tầng dưới cao trội hẳn lên (2,2 m), cửa của nó người lớn có thể vào thắp hương dễ dàng (cao 1,09 m, rộng 0,77 m). Toàn bộ tháp được xây trên một hồ vuông, nông, nhỏ (rộng 8,6 m). Hồ có hành lang bao bọc, bốn phía cũng có cửa và các thành bậc được chạm trổ rồng đá, sấu đá. Phần nền đế chân tháp gồm nhiều tầng cấp thu dần vào và gần đến hết lại nhô ra. Chính ở cấp cuối cùng của phần nền đế trước khi đi vào tầng tháp thứ nhất, nghệ sĩ xưa đã sử dụng mặt ngoài của cấp này, dùng thủ pháp tạo ra một vành đai trang trí xen kẽ những cành hoa lá đan chéo nhau và những hoa hình tròn, cánh hoa ngã vòng quanh, còn ở giữa có cánh hoa cất lên và xoáy trôn ốc. Vành đai này là một bức diềm những nét khắc nhỏ tuyệt đẹp, hai thứ hoa lặp đi lặp lại chạy vòng chung quanh tháp, khi ánh sáng chiếu xiên vào, hiện lên như một vòng hoa màu xám dịu dàng và tế nhị. Về chất liệu, tháp là một công trình hỗn hợp giữa gạch và đá. Bệ và tầng dưới của tháp được xây bằng loại đá xanh mịn vừa đẹp vừa có sức nặng, làm tăng độ bền cho móng nền. Các tầng trên đều được xây bằng gạch nung mỏng, nhẹ, rất tiện lợi cho việc xây lắp. Kết cấu của tháp ở các tầng đá chủ yếu dựa vào các mộng và keo vữa kết dính. ở các tầng trên, ngoài vữa còn có các dây đồng xâu móc qua các viên gạch để làm tăng độ bền vững cho kiến trúc. Về cấu trúc của tháp, sách “Đại Nam nhất thống chí” còn cho biết, ngày xưa người ta xây một cột đá bên cạnh và lấy dây đồng để ràng lấy đỉnh tháp. Trang trí trên tháp cũng rất ấn tượng. Bên cạnh các tượng đá hình cá sấu, hình rồng được tạc ở các thành cửa vào hồ quanh tháp thì các nghệ sĩ đã chạm các lớp cánh sen với nhiều hoa văn hoa dây uốn lượn quanh cửa tháp và trên các mặt tường. Hàng loạt hoa lá được chạm khắc như vẽ trên đá là những hoa và lá mọc trong ao, trong vườn Việt Nam, do vậy nó luôn gây ấn tượng mạnh mẽ trong tình cảm của người Việt. Đó là hoa sen, hoa cúc, hoa mai.. .và những dây leo trên giàn hay bờ giậu của nhiều gia đình đã đi vào ca dao, vào thơ văn của dân tộc. Những hình trang trí trên đá vô cùng gần gũi với hội họa. Đó chính là những hình ảnh được các nghệ sĩ tạo thành bởi thủ pháp rạch chìm những nét nông, mảnh, từng nét cứ hiện ra dưới lưỡi đục sắc, khi thì nhịp nhàng chính xác, lúc lại vung vẩy phóng khoáng. Hình khắc rạch trên phần đá của tháp Phổ Minh tạo ra các hoa văn hoa lá, sóng nước, mây trời đơn giản, sáng sủa rất sinh động bao viền quanh thân tháp và các cửa tháp. Sự vận dụng những đường cong khéo léo tạo cho tác phẩm có chất tươi mát, cuồn cuộn và sinh động rất lạ thường. Tầng tháp thứ nhất được bắt đầu bằng một vòng những cánh sen hai lớp, lớp dưới cúp xuống, lớp trên ngửa lên nở xoè, tạo cảm giác cây tháp như mọc trên một đoá hoa sen khổng lồ. Khác hẳn với cánh sen thời Lý thanh dài và bên trong thường được trang trí đôi rồng rắn, những cánh sen ở đây đều mập mạp, có mũi cong xoắn lại, nó vẫn hiện thực nhưng đã được nâng lên theo trí tưởng tượng của nghệ sĩ. Bên trong cánh sen còn trang trí những móc câu, hoa và nhánh hoa dây móc nhau. Cùng với các cánh sen ở bệ tháp, việc xây hồ quanh tháp phải chăng là do những người xây dựng muốn tạo cho tác phẩm kiến trúc của mình thành một hình tượng búp sen khổng lồ đang nổi trên mặt nước, một hình tượng mang ý nghĩa của nhà Phật (kiến trúc mô phỏng hoa sen khác với kiến trúc chùa Một Cột). Bốn cửa tháp ở tầng dưới đều có gờ nhô ra, trên mặt gờ rất nhẵn, được khắc rạch những nét nhỏ hoa lá cách điệu. Đó là những vòng tròn ở chính tâm có bông hoa nhỏ sáu cánh (đôi khi năm hoặc bảy cánh), rồi từ đó toả ngược ra hai nhánh lượn thành đường xoắn ốc kép. Hai bên mỗi nhánh lại rậm rạp những lá nhỏ ken xít nhau. Giữa các hoa lá ấy là những nhánh lá cùng loại, cũng xoắn lại, rất dày và hợp thành hình giống như chữ “X”. Lại có những nhánh hoa to mập, uốn cong lưỡi liềm rất duyên dáng, mà phần đài hoa vừa như mây cụm, vừa như thứ nấm gần gũi với cỏ linh chi, cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần thành một dải dài. Khác với thời nhà Lý, tháp có tính thực tế, tháp là để thờ Phật nên 4 mặt có Bát bộ kim cương canh giữ nhưng dưới thời nhà Trần, tháp chỉ mang tính tượng trưng lại là tháp nhỏ nên không có hình tượng Bát bộ kim cương. Chân cột góc của tầng tháp dưới này được trang trí cũng bằng lối khắc rạch hai bức diềm nhỏ chồng chéo lên nhau chạy song song. Bức diềm phía trên gồm những bông hoa nhọn đầu, mập, uốn cong lưỡi liềm rất mềm mại, phía dưới có đài và cuống hoa biến thành cụm mây cách điệu. Còn bức diềm phía dưới thì rõ ràng là một dãy sóng nước cách điệu. Sóng nước ở đây có hai phần, phần dưới như một dòng nhạc năm dòng kẻ song song lượn sóng đều đặn, phần trên là những ngọn sóng đầu nhô cao gồm các đường cong nối nhau gẫy khúc. Điều đặc biệt là trong mỗi ngọn sóng lại có một bông hoa nhỏ xinh xắn. Kiểu hoa văn cuối cùng trang trí trên tháp dưới là mây trời được khắc thành băng dài cuốn quanh phía trên tầng tháp này. Mây ở đây là những cụm nhỏ xoắn xuýt, dày đặc nhưng dàn mỏng, có sự cách điệu và được chạm nổi. Còn ở các tầng trên, trang trí chủ yếu trực tiếp vào các viên gạch. Cạnh ngoài của mỗi viên đều có khắc hình rồng cuộn khúc vờn mây. Rồng là biểu tượng cội nguồn dân tộc, một biểu tượng kỳ vĩ và đặc sắc của dân tộc và văn hoá Việt Nam (dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên). Tuy phải khắc rạch trước khi nung, song hình trang trí rất mềm mại, chứng tỏ người xây dựng đã làm chủ kỹ thuật, có tay nghề khá vững vàng. Với lối xây gạch để mộc có trang trí như vậy, toàn bộ kiến trúc cây tháp sẽ đỏ rực, đẹp biết bao. Đế tháp được xây bằng đá nhưng lại giả gỗ cho nên có những xà gỗ chạy ngang. Ta có thể thấy để bị võng do đất bị lún hay do chủ ý của người xây dựng thì còn đang là đề tài bàn tán. Tuy nhiên, thể theo lối kiến trúc này, khi xây lăng Hồ Chủ Tịch, 3 tầng xếp lên trên đều võng và ở 4 đầu thì hơi nhô lên. Người ta tưởng tượng như hình bông sen đang nở. Do vậy, đất lún là do tự nhiên hay do nhân tạo thì cũng không còn được chú ý nhiều vì tháp vẫn đứng vững, không hề bị ảnh hưởng. Đây cũng có thể là một nét kiến trúc đặc sắc của cha ông ta ngày xưa. Tất cả những nét kiến trúc và nghệ thuật trên cho thấy đây là một công trình kiến trúc có giá trị của dân tộc ta. Tuy không thuộc vào loại cao lớn, nhưng do bề ngang hẹp, nên tháp Phổ Minh có dáng cao, thanh mảnh. Nó gợi cho khách đến vãn cảnh chùa - nhất là những phật tử vốn giầu lòng sùng kính - một cảm giác siêu thoát linh thiêng. Nhất là khi đứng dưới chân tháp nhìn ngược lên, các rìa mái cứ nối nhau tầng tầng lớp lớp, lên mãi không trung dễ gây lên sự choáng ngợp trước cảnh Phật. Tháp còn đẹp vì nó gắn với môi trường của cả ngôi chùa rộng lớn xung quanh. Toàn bộ cây tháp in bóng xuống mặt ao phía trước, nó hoà vào trong độ cao chung của các cây cổ thụ um tùm cạnh sân. Nhờ vậy, tuy là cảnh Phật mà vẫn ấm cúng, gần gũi với con người trần tục. Ngày xưa, giữa cảnh lầu gác cung điện của phủ Thiên Trường trù phú, với dáng cao thanh đẹp như vậy, chắc chắn tháp sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người. Việc tồn tại của tháp ngót bảy trăm năm ở một xứ khí hậu nhiệt đới, chiến tranh liên miên như nước ta, quả đã có giá trị vô bờ. Nó không chỉ là niềm tự hào của nhân dân, mà còn là tài sản vô giá do tổ tiên ta đã tốn bao nhiêu công sức, trí tuệ, tiền của để tạo dựng trong quá trình lịch sử của dân tộc. Tháp vút lên trên nền trời xanh thẳm như thể hiện ý chí hiên ngang bất khuất của hào khí dân tộc một thời - hào khí Đông A - đã từng đánh bại 3 lần xâm lược của phương Bắc. Đồng thời qua đó cũng thấy được triều đình nhà Trần đã nối tiếp các triều đại trước có ý thức xây dựng quốc gia Đại Việt độc lập và tự chủ. Trong quá trình đó, bên cạnh việc xây dựng nền chính trị tự cường, các vua Trần đang cố gắng xây dựng một nền văn hoá - nghệ thuật riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Trong quần thể kiến trúc chùa Phổ Minh, tháp nằm ngay ở sân trước không còn chiếm vị trí trung tâm như kiến trúc chùa tháp thời Lý. Vị trí kiến trúc của tháp như một sự tiếp nối quá trình chuyển đổi từ chỗ tháp là trung tâm của chùa về đúng với vai trò ban đầu và nguyên thuỷ của nó là mộ thờ Phật. Đầu thế kỷ XX, có một nhà buôn nổi lòng từ thiện, bỏ tiền xin trùng tu tháp đã dùng vôi vữa trát kín toàn bộ mặt ngoài lại. Kể cả quả hồ lô (chỏm tháp) vốn bằng đồng cũng đã bị lấy cắp mất từ bao giờ. Trải qua bao đời, tuy có được trùng tu sửa chữa nhiều lần, nhưng nhìn chung, tháp vẫn giữ được cốt cách, hình dáng xưa. Chùa Phổ Minh thiết kế theo kiểu nội chữ Công, ngoại chữ Quốc – Đây là lối kiến trúc chùa rộng rãi, tiêu biểu và phổ biến nhất. Kiến trúc này chia chùa thành 2 phần, đăng đối qua 1 trục tưởng tượng. Tiền đường gồm 9 gian, có 2 dãy hành lang, mỗi dãy 12 gian. Phía sau là các hạng mục như hậu điện, nhà tổ, phủ, mẫu,.... Phía trước có 2 cổng nách, phía sau có 2 cổng hậu ra vào sân sau, khiến chùa vừa hoành tráng vừa kín đáo, ngăn nắp. Khu chùa chính gồm 3 tòa nhà làm theo kiểu chữ Công: tiền đường 9 gian, tam bảo 3 gian, thượng điện 3 gian. Tiền đường chùa Phổ Minh có khá nhiều gian, tuy mái phẳng bít đốc mà vẫn có độ cong cong vươn lên về 2 phía, có bảng giữa nóc chùa đắp 3 chữ “Phổ Minh Tự”. Bờ dải, trụ hoa biểu đầu hồi được chú ý đắp vẽ triện tàu, lá lật, gờ chỉ khá công phu. Đặc biệt, ở thềm tam cấp từ sân lên chùa tạo 5 cửa lên xuống. Cửa giữa có đôi rồng dài 2m từ trên nhao xuống. Cặp rồng này bị ghè vỡ đầu, năm 1994 làm mới 2 đầu rồng gắn vào. Các gian bên có 4 con rồng nhỏ, dài 1,3m từ trên nhau xuống. Tất cả những con rồng đá ở trước gian bái đường hay quanh tháp Phổ Minh, tuy bị sứt mẻ nhưng đều là rồng được tạc từ thời nhà Trần. Ta có thế nhận thấy rõ hình tượng con rồng thời Trần không giống như rồng thời Lý, không giống về mặt cảm xúc. Rồng thời nhà Trần thân mập mạp hơn và uốn lượn nhỏ dần về phía đuôi, nuột nà, có tính hiện thực hơn và thể hiện “tính xác thịt” của con vật. Nhìn vào hình tượng rồng, ta có thể khẳng định rằng nó được tạc sau kháng chiến chống Nguyên – Mông vì ở đây có sự giao lưu văn hóa giữa phương Bắc: rồng có thêm cặp sừng, mũi và bên dưới là tai của rồng. Người ta cho rằng rồng là con vật có thật. (Ảnh minh hoạ 7) Một tác phẩm nghệ thuật còn lưu giữ được từ thời nhà Trần là 4 cánh cửa chùa vào gian bái đường. Bản gốc hiện nay đang được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật tại Nam Định. Bản ở chùa Phổ Minh là bản đục lại nhưng tương đối đẹp và chính xác. Trên mỗi bên cánh cửa là hình tượng con rồng chạm trổ rất đẹp, các khúc uốn lượn tinh tế, nhỏ dần về phía đuôi, đều đặn, mang tính chất Lý. Tính chất nhà Lý còn được thể hiện rõ nét hơn là con rồng ở đây không có sừng và không có tai. Tuy nhiên, đây là một công trình lớn có tính nhà nước nên phải làm theo kiến trúc chính thống. Rồng là hình ảnh tượng trưng cho nhà vua nhưng ở Việt Nam, tại đình, chùa người ta cũng dùng hình ảnh con rồng, đơn chiếc hoặc từng con uốn lượn, đan xen để thể hiện tình làng nghĩa xóm của người Việt ta. Hình ảnh rồng ở đây được chạm theo lối chạm trinh hay chạm nổi, khi ảnh sáng chiếu vào sẽ làm tôn hình ảnh được chạm. Cánh cửa được sơn đen đều đặn, tạo ấn tượng vững chắc, khỏe mạnh. Một nét đặc sắc nữa của đôi cánh cửa này là khi khép lại tạo thành hình lá cây bồ đề, có người cho rằng đó là hai hình nửa giọt nước. Lá đề là biểu tượng cho đức Phật. Hệ thống cửa khá hài hòa với hàng rồng đá ở bậc thềm và làm duyên cho khu bảo tháp ở ngày trước chùa. (Ảnh minh hoạ 8) Nhà bái đường (tiền đường) làm theo lối chồng giường, bẩy kẻ, 4 hàng cột gỗ lim chắc nịch đặt trên chân tảng hoa sen. Hai hồi để cửa nách ra vào, mặc sau liên đới với tòa tam bảo nên có sự giao mái bắt vần, tạo bộ mái phẳng phiu vừa phải độ dốc, lại tránh được thấm nước, nhà bị dột. Hệ thống cột, giường, bẩy, kẻ,.... tuy không có sự gia công đục chạm họa tiết nhưng cũng như hệ thống xà làm kiểu ống tơ, tạo mạng, mộng khá tài tình nên từ bẩy, kẻ đến xà lòng, xà nách câu vào tứ trụ đều rất bén, khít khó tìm ra khuyết điểm. Do vậy bộ khung tuy mộc mạc mà vẫn có vẻ thanh thoát trong sự chắc nịch của kiến trúc cổ dân tộc. Tại gian giữa tiền đường có bức cửa võng chạm họa tiết, sơn thếp lộng lẫy làm cho gian chính điện thêm trang nghiêm, đồng thời làm đẹp cho cửa tam bảo. Phía trong tiền đường có toàn tam bảo. Công trình này giao mái với tiền đường, cũng được thiết kế theo lối chồng giường, tứ trụ, cột trong đứng trên chân tảng hoa sen nên hai công trình có sự gắn bó, liên kết với nhau. Tòa tam bảo này bài trí rất nhiều tượng Phật, theo nhiều cấp khác nhau từ cao xuống thấp nên quy cách tam bảo mới đáp ứng được 7 cấp theo độ dốc, để khách hành hương có thế ngước nhiền lên đủ thấy hết chư vị Phật cũng như Bồ Tát. Sau Tam bảo là Thượng điện. Công trình này cao hẳng lên bởi nền cũng được tôn cao. Do nhà to, cao nên cột cũng phải to, đường kính cột lên đến 50cm, các cấu kiện xà, bẩy, con giường cũng theo tỷ lệ đó mà nhích lên cho phù hợp về kiểu dáng, cũng như về độ bền vững. Nguyên vật liệu kết cấu bộ khung cũng phải to, khỏa để đỡ dải nờ nóc có lưỡng long chầu nguyệt, bờ dải có triện tàu, bờ bảng trang trí bề thế và nặng nề. Phía sau Thượng điện là hậu điện. Công trình này gồm 2 tòa mỗi tòa 5 gian và một chuôi vồ phía sau. Kết cấu công trình theo lối tiền chữ nhất, hậu chữ đinh. Tòan đệ nhị làm kiểu mê cốn, cửa ô, ngạch ngưỡng. Lại có hai bức thuận đông, tây để cửa vào 2 gian bên. Đây cũng là bức thuận của nhà cổ mà chùa tháp còn tồn tại. Hai toà nhà phía đông liền với hậu điện thờ Tổ, đồng thời thờ các vị hậu Phật có công xây dựng chùa. Hai tòa này gồm 6 gian thiết kế lối trụ, câu đầu, bẩy tiền theo lối cổ nhưng chủ yếu bào trơn đóng bén, không đầu tư điêu khắc ở sà, bẩy. Hai tòa thờ mẫu phía tây hậu điện cũng thiết kế như nhà Tổ, mộc mạc và chắc chắn. Cả ba công trình hậu điện, nhà Tổ, nhà thờ mẫu hệ thống cột cái, cột quân đều được đặt trên các chân tảng cánh sen. Có nhiều chân tảng đục, chạm từ lâu đời, là nguyên tác thời Trần để lại. Qua cổng hậu phía trong sẽ ra khu sân sau nơi vườn tháp và ao. Hai dãy hành lang đông – tây có tới 24 gian, làm theo phong cách cổ truyền khá bề thế, chắc chắn, góp phần tạo cho tổng thể các hạng mục đồng bộ, hài hòa. Một bên hành làng dùng để tiếp khách, thư phòng. Một bên là các tăng phòng (phòng dành cho sư ở trong chùa). Còn có các bia thờ hậu, thờ những người có công đóng góp để xây dựng và tu sửa chùa. Trải qua hàng ngàn năm xây dựng, tái tạo, sửa chữa mà chùa Phổ Minh vẫn còn lưu lại được nhiều di sản của công trình cũ từ thời xa xưa. Điều này nói lên sự trân trọng quá khứ, ý thức hồi cổ của các nhà hưng công tu tạo, trình độ hiểu biết của các chủ công trình... PHẦN 3 : GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT 1. Nội dung lí lịch các pho tượng thờ chủ yếu Chùa Phổ Minh thể hiện rất rõ dấu ấn tam giáo đồng tôn nên trong chùa không chỉ có 1 hệ thống tượng Phật. Tại tòa Tiền đường, ở gian chính giữa đước bố trí ban thờ. Trên ban thờ có bát hương thờ chung thế giới Phật mà dân gian thường gọi là bát hương công đồng. Hai bên của ban công đồng có 2 pho tượng lớn. Đây là hình tượng Hộ pháp, một ông là Trừng Ác và một ông là Khuyển Thiện có nhiệm vụ bảo vệ pháp báu của nhà Phật. Phía bên phải tượng Hộ pháp Trừng Ác là ban thờ Sư Tổ Đạt Ma – người đầu tiên truyền bá đạo Phật vào Việt Nam (Luy Lâu – nay là Thuận Thành, Bắc Ninh). Trên ban có tượng Sư Tổ và tượng người hầu. Bên cạnh ban thờ tổ Đạt Ma là ban thờ Đức Ông là người cai quản trông nom Phật đường. Phần nửa tòa tiền đường ở phía đông, bên trái tượng Hộ pháp Khuyến Thiện là có tượng Thổ Địa, cai quản khu vực đất đai xây dựng chùa. Bên trái tượng Thổ Địa có bạn thờ Đức Thánh Hiền. Thực ra đó chính là Atnanđà (có nghĩa là hoan hỉ). Người là đệ tử tin cậy, thường được hầu cận bên cạnh Phật. Như vậy, tòa Tiền đường thờ Hộ Pháp, sư tổ Đạt Ma, Thổ Địa, Đức Ông và Đức Thánh Hiền là nhưng vị có công đưa đạo Phật vào Việt Nam, bảo vệ Phật pháp cũng như bố thí chúng sinh, cai quản lịnh địa giữ cho cửa thiền đc trang nghiêm. Tòa tam bảo được bài trí theo hàng ngang và từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài. Nghĩa là các vị tối thượng được xếp ở bệ cao nhất, trong cùng nhất. Do vậy, tam bảo có 6 hàng tượng đặt trên bệ như sau : Cấp cao nhất có pho tượng Phật Adiđà đứng trên tòa sen cao 1,6m, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất. Tượng đứng trên tòa sen bên trái tượng Phật Adiđà là Quan Thế Âm Bồ Tát, tiêu biểu cho sự từ bi và trí tuệ. Bên tay phải tượng Đức Phật là Bồ Tát Đại Thế Chí có trí tuệ soi khắp 10 phương. Cấp thứ hai chính giữa là tượng Phật Thích Ca, còn hai bên là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi ‘bạch tượng’ và Bồ Tát Văn Thù cưỡi ‘thanh sư’. Cấp thứ ba là tượng Di Lặc, bên phải là tượng Quan Âm Tọa Sơn và bên trái là tượng Quan Âm Thị Kính. Cấp thứ tư gồm 3 pho tượng. Chính giữa là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nhiều tay, nhiều mắt. Hai bên tả hữu là Phạm Thiên và Đế Thích. Cấp thứ năm có tượng Ngọc Hoàng, đội mũ bình thiên ngồi chính giữa. Hai bên là tượng Nam Tào – Bắc Đẩu. Cấp thứ sáu, chính giữa là tòa Cửa Long, hai bên có tượng Bồ Tát Mục Liên và tượng Thánh Tăng, cùng hai ngọc nữ tay nâng hoa hầu chầu đức Phật. Phía sau tam bảo là tòa Thượng điện. Tòa này có ban thờ Trúc Lâm tam tổ và ở cấp trong cùng cao nhất còn có tượng Thích Ca to lớn ngồi trên tòa sen. Hai bên có tượng Ananđà và Maha Cadiếp. Sau Thượng điện có hệ thống Hậu điện, nhà tổ và phủ mẫu. Đây là những công trình xây dựng ở cốt đất thấp hơn khu chùa chính. Nhưng quy mô các tòa, cùng với bài trí thờ tự cũng khá nghiêm túc, hài hòa với nội dung chung của một ngôi chùa truyền thống. Hậu điện gồm 3 tòa, làm theo kiểu tiền nhất, hậu đinh gồm 10 gian lớn nhỏ. Ban thờ trong cùng, còn gọi là hậu cung thờ Thiên Cảm Hoàng Thái Hậu (thân mẫu Đệ nhất tổ Trúc Lâm). Phía ngoài thờ công chùa Mạc Ngọc Lâm. Hai gian bên thờ Khâm Từ hoàng hậu và Điện Súy phu nhân. Các vị này đều cso dòng dõi cành vàng lá ngọc. Phía tây Hậu điện là phủ mẫu. Gian ngoài có ngũ vị Phía Đông Hậu điện là nhà tổ. Đâu là nơi thờ các vị sư trụ trì tại chùa, đồng thời thờ những người có công đóng góp tu sửa chùa, được dân làng bầu là Hậu Phật và được cúng giỗ hàng năm. 2. Hình thức thể hiện các pho tượng thờ kể trên Tượng Hộ Pháp: (Ảnh minh hoạ 9) Tượng Hộ Pháp mặc giáp trụ, cân đai oai phong ngồi trên lưng sư tử rất đường bệ nhưng sắc thái hai vị khác nhau. Tượng mặc như những vị võ tướng, thân hình vạm vỡ khoẻ mạnh – lối thể hiện này chủ yếu có vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Tuy nhiên trên thân mình ông Hộ Pháp có hình tượng con rồng đang quấn. Nếu ta để ý kỹ thì đuôi rồng nhỏ dần, cho thấy pho tượng không thể tạc vào thế kỷ XVIII mà phải từ thế kỷ XIX trở về sau. Ông Khuyến Thiện (Thiện Hữu) bao giờ cũng được coi trọng hơn ông Trừng Ác. Tượng ông Khuyến Thiện có khuôn mặt hiền từ, khuôn mặt trắng hồng, tay cầm viên ngọc hoặc báu vật luôn tỏ ý khuyên răn làm điều đúng đắn. Trong khi đó, tượng ông Trừng Ác mặt dữ tợn, đỏ au, tay cầm vũ khí, có động tác mạnh như muốn bổ xuống đầu người khác. Hai pho tượng Hộ Pháp cao khoảng 3,2m, là tượng được đắp bằng đất từ thời Hậu Lê to thể hiện ước mơ, nguyện vọng bảo vệ tôn giáo mà họ đang tôn thờ. Hai pho tượng này tuy không đẹp bằng ở chùa Bút Tháp và Tây Phương nhưng cũng thể hiện được cái thần qua dáng ngồi, đôi mắt, tà áo tung bay... Sang đến thời Nguyễn tiếp tục sửa sang, quang diện lộng lẫy cầu kỳ, khiếp chùa thêm phần đẹp đẽ nghiêm trang. Tượng Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma: (Ảnh minh hoạ 10) Tượng được tạc bằng gỗ, to bằng người thật, tóc xoăn đen, râu quai nón, quang diện màu hơi hồng (có nơi màu đen, thể hiện cho người Ấn Độ), cốt cách hàm chứa vẻ từ bi của đạo thiền. Tượng Đức Ông: to hơn người thật, được coi như là một vị thần. Vị thần này coi sóc phần tinh khí của đất chùa, trực tiếp bảo vệ tài sản của chùa Phật. Đức Ông là người có công mua đất của thái tử Vi Đà để cúng dường cho Đức Phật làm nơi thuyết pháo nên ông được giao nhiệm vụ coi giữ cảnh chùa. Tượng Thổ Địa: (Ảnh minh hoạ 12) Tượng được đặt ngồi trên bục gỗ cao 1,4m. Khuôn mặt từng trải, râu tóc bạc phơ. Việc thờ Thổ Địa là do chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian. Vị thần này trực tiếp trông nom đất đai trong khuôn viên chùa. Dân gian coi như thần bản xứ, giúp đỡ tạo điều kiện đối với thiền tự Phổ Minh. Tượng Đức Thánh Hiền: (Ảnh minh hoạ 11) Hình dáng như một vị cao tăng. Ông là đại diện cho hàng tăng chúng, có nhiệm vụ truyền kinh pháp, giúp đỡ cho hàng chúng sinh. Tượng tạc Đức Thánh Hiền đang làm thủ ấn Giáo hóa, thể hiện tình trạng giải ngộ cao và hoàn hảo, như đang truyền thụ Phật pháp. Hai bên là hai pho tượng Diệm Nhiên và Đại Sĩ – hai vị này tượng trưng cho hàng quỷ đói nghe thuyết pháp để thí thực. Tòa Cửu Long: được kiến tạo như một vòm trời, có chín con rồng uốn lượn tạo thành một động nhỏ cao chừng 1m. Chín con rồng ở chín tư thế khác nhau vừa kết cấu thành động, vừa tạo thành điểm để các pho tượng nhỏ là các chư vị Phật đứng hoặc ngồi phía trong, cũng như phía ngoài của tòa Cửu Long, làm tôn lên vị thế pho tượng nhỏ Thích Ca sơ sinh. Tượng Thích Ca sơ sinh được tạc là một cậu bé cởi trần, mặc váy ngắn (biểu tượng cho tã lót của trẻ sơ sinh) đứng trên bông sen, ánh hào quang toả sáng khắp thân, tay phải chỉ xuống đất, tay trái giơ 2 ngón chỉ lên trời như khẳng định vị thế của Phật: ‘Thượng thiên địa hạ, duy ngã độc tôn’. Truyền thuyết kể lại rằng, khi ông vừa sinh ra thì đi được 7 bước, mỗi bước đi lại nở ra một bông sen. Vì vậy đây là bức tượng duy nhất chưa thành Phật mà đã được đứng trên toà sen. Trên vầng hào quang là rất nhiều các chư Phật đến chúc mừng sự ra đời của Thích Ca như : các vị Phật của đạo Hindu Giáo (Phạm Thiên, Đế Thích), Phật Thích Ca, Di Lặc... Bên trái tòa Cửu Long có tượng Bồ Tát ngồi trên tòa sen, truyền thuyết đây là đệ tử của đức Phật có tên là Mục Liên. Bên phải tòa Cửu Long là tượng Thánh Tăng ngồi trên bục, đại diện cho giới tu hành phụng sự đạo Phật. Phía ngoài tòa Cửu Long có hai pho ngọc nữ, y phục trang nghiêm, phong cách chững chạc đang nâng hoa chầu hầu. Có nơi gọi hai pho tượng này là đôi Kim Đồng – Ngọc Nữ. (Ảnh minh hoạ 13) Tượng Ngọc Hoàng: được đặt ngồi trên ngai vàng, cầm cái đốt – tiêu biểu cho quyền uy, đội mũ bình thiên. Tượng Nam Tào, Bắc Đẩu: tay cầm bút, tay cầm sổ như để ghi chép sinh, tử của cõi trần . Dân gian tin việc sống chết là do số Trời định đoạt. Do vậy thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu nhằm để cầu mong được che chở, sống lâu. Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nhiều tay, nhiề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20621.doc
Tài liệu liên quan