Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường Công ty TNHH công nghiệp thực phẩm Bạch Bằng, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Một số biện pháp quản lý, vận hành cũng có thể giảm thiểu được ô nhiễm do khí thải của lò hơi, các biện pháp cần được thực hiện là:

- Không bố trí ống khói thải của lò hơi ở những vị trí bất lợi như trước hướng gió đến khu vực nhà dân.

- Mồi lò bằng nguyên liệu sạch, dễ cháy như dầu lửa, dầu D.O không dùng cao su, nhựa, gỗ.

- Bố trí cửa mái hoặc hệ thống gương phản chiếu để người vận hành lò có thể nhìn thấy đỉnh ống khói, từ đó có thể điều chỉnh chế độ vận hành lò hợp lý.

- Đưa chỉ tiêu vận hành lò không khói đen vào tiêu chuẩn khen thưởng.

- Giảm việc tái nhóm lò nhiều lần trong ngày bằng việc xả hơi dư thay vì tắt lò.

- Luôn đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu than đá mua vào sao cho hiệu quả đốt cao nhất và ít thải khói đen ra nhiều.

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2530 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường Công ty TNHH công nghiệp thực phẩm Bạch Bằng, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện Củ Chi cấp quyền sử dụng đất theo giấy chứng nhận số: H00085/12. Chấp hành nghiêm túc điều 18 của Luật Môi trường Việt Nam và các văn bản qui định dưới luật của Chính phủ, Công ty TNHH CNTP Bạch Đằng đã phối hợp với các tư vấn môi trường thực hiện các thủ tục về môi trường cho xưởng sản xuất mới của công ty. Căn cứ pháp lý cho việc thực hiện Bản Đăng ký Đạt tiêu chuẩn Môi trường là: - Theo thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. - Các dự án không thuộc danh mục ở phụ lục I (không có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng, không dễ gây ra sự cố môi trường, khó khống chế và khó xác định các chỉ tiêu ô nhiễm) sẽ được đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. - Theo nội dung ở phụ lục III, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường này có nội dung như sau: Mô tả địa điểm triển khai dự án. Tóm tắt quy mô công trình (tổng vốn đầu tư, nguyên nhiên liệu, công suất, dây chuyền sản xuất kinh doanh …). Các nguồn thải gây ô nhiễm đến môi trường Các biện pháp hạn chế tiêu cực của dự án (khí, nước, chất thải rắn, và phương án phòng chống ứng cứu...). Chương trình giám sát môi trường. Cam kết đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường. I. MÔ Tả hoạt động kinh doanh của Công ty 1.1 Giới thiệu Công ty 1. Tên gọi Cty. TNHH Công nghiệp Thực phẩm Bạch Bằng 2. Văn phòng 175/558 Lý Thường Kiệt, phường 9, quận Tân Bình, Tp.HCM 3. Nơi đặt cơ sở sản xuất ấp Đình, xã Tân Phú Trung, H. Củ Chi, Tp.HCM 4. Giấy phép Kinh doanh Số 41020002192 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM ký ngày 12.09.2000 5. Giấy phép điều chỉnh 1 (về việc tăng vốn đầu tư và bổ sung mục tiêu kinh doanh) Số 41020002192 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM ký ngày 18.02.2005 6. Ngành nghề Sản xuất bia hơi và bia chai (phải đăng ký chất lượng và nhãn hiệu hàng hóa). Mua bán vật tư phục vụ sản xuất bia. Dịch vụ ăn uống và bổ sung: Trồng trọt. 7. Đại điện pháp lý Bà Lê Thị Thư – Giám Đốc 1.2 Mô tả vị trí thực hiện Dự án Vị trí Vị trí dự kiến triển khai xây dựng xưởng sản xuất của Công ty Bạch Đằng đặt tại ấp Đình, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi. Sơ đồ vị trí thực hiện Dự án được trình bày trong Hình 1.1. 1.2.2 Diện tích mặt bằng Tổng diện tích đất của công ty là 830 m2, trên đó dự kiến sẽ bố trí một số các hạng mục như khu vực trưng bày và bán sản phẩm, khu vực sản xuất, khu vực hồ chứa và xử lý nước thải và đất trồng cây xanh. Dự kiến mặt bằng khu đất của Dự án được trình bày trong Hình 1.1. 1.2.3 Ranh giới và khoảng cách gần nhất đến khu dân cư Hiện tại khu vực này có dân cư rất thưa thớt không có khu dân cư tập trung, ranh giới các mặt của khu đất như sau: - Phía Bắc : giáp đất trống - Phía Nam : giáp đất trống - Phía Đông : giáp đất trống - Phía Tây : giáp đường đất 1.2.4 Hiện trạng sử dụng đất Khu đất dự kiến xây dựng nhà xưởng của Công ty Bạch Đằng nằm trên thửa đất số 263 thuộc tờ bản đồ số 19, Bộ địa chính xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM. Khu đất có nguồn gốc là đất nông nghiệp, hoa màu và đất ở (200m2 đất ở). 1.3 Nguồn cung cấp nước trong vùng dự án Hiện tại khu vực này chưa có hệ thống cấp nước chung, Công ty sẽ sử dụng nước ngầm để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình. Việc khai thác nước ngầm sẽ được công ty xin phép từ cấp có thẩm quyền. Nhu cầu sử dụng nước của Công ty khoảng 20m3/ngày. 1.4 Nguồn tiếp nhận nước thải Khu vực dự kiến thực hiện xây dựng xưởng sản xuất của Dự án hiện chưa có hệ thống thoát nước chung, nước thải của Dự án sẽ được tiêu thoát bằng biện pháp hồ chứa kết hợp xử lý sinh học vừa có tác dụng điều tiết lưu lượng vừa có tác dụng xử lý như 1 hồ sinh học. Nước thải trong hồ chứa một phần sẽ được sử dụng để tưới tiêu, 1 phần được chảy tràn đổ vào khu vực đất trống còn lại. Tiêu chuẩn để áp dụng cho nước thải của Công ty là TCVN 6980:2001. 1.5 Hệ thống giao thông Khu vực xã Tân Phú Trung có hệ thống giao thông tương đối phát triển. Tuyến đường Xuyên Á có chất lượng rất tốt, hệ thống đường giao thông liên xã đều được trãi nhựa, các tuyến đường đất nội bộ đều có chất lượng tốt. 1.6 Nơi lưu giữ và xử lý chất thải rắn Hiện tại rác thải của khu vực xã Tân Phú Trung được công ty Dịch vụ Công ích của Huyện thu gom và xử lý tại bãi chôn lấp rác tập trung của thành phố. Chất thải của công ty cũng sẽ được hợp đồng với công ty Công ích của huyện đến thu gom và xử lý đúng qui định. Hình 1.1 – Vị trí khu vực dự kiến bố trí mặt bằng Thị trấn Củ Chi Đường đất đỏ Vị trí khu đất Đường Xuyên Á Khu vực phòng trưng bày và bán sản phẩm Khu vực sản xuất Bể xử lý NT Khu vực ao chứa nước thải 1.7 Hoạt động sản xuất 1.7.1 Sản phẩm Sản phẩm của Công ty là bia hơi, bia tươi và bia chai, số lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty là khoảng 30.000 lít trong 1 tháng (tương đương 1000lít/ngày) 1.7.2 Thiết bị phục vụ sản xuất Nhu cầu về máy móc thiết bị của cơ sở được trình bày trong Bảng 1.1. Bảng 1.1 - Nhu cầu về máy móc thiết bị của cơ sở Stt Tên máy móc thiết bị Số lượng Công suất 1 Máy nghiền Malt 02 cái 1,5kwcái 2 Nồi hơi 01 cái 500 kg/giờ 3 Máy làm lạnh 03 cái 7,5 kW/h x 3 cái 4 Nồi nấu bia bằng hơi 03 cái 2000 lít/cái 5 Tủ lên men 8 cái 5m3/cái 6 Máy lọc thô + lọc tinh 02 cái 1000 lít/giờ x 2 cái 7 Máy thu hồi CO2, lọc khí 01 cái 1.7.3 Nhu cầu nguyên liệu - nhiên liệu - điện, nước - nhân lực - Malt : 110 kg/ngày - Gạo : 50 kg/ngày - Houblone : 0,8 kg/ngày - Enzyme : 0,1 kg/ngày - Than : 180 kg/ngày - Nước : 20 m3/ngày - Điện : 6 triệu/tháng - Nhân công : 9 người 1.7.4 Dây chuyền sản xuất Dây chuyền công nghệ sản xuất của cơ sở theo công nghệ sản xuất bia khép kín của Cộng hòa Séc. Nguyên liệu đại mạch (nhập ngoại) cộng gạo được nghiền, sau đó nấu bằng hơi nước có thiết bị khấy đảo qua máy chiết lọc dịch đường 12%. Sau đó nấu với hoa Houblone và tiếp tục được lên men trong thiết bị kín bằng inox, được cung cấp lạnh qua vỏ lạnh trung gian. Toàn bộ quá trình lên men lọc chuyển dịch cho đến thành phẩm đều trong qui trình kín và vô trùng tuyệt đối (dùng thiết bị bằng inox). Bia thành phẩm được lọc trong bằng thiết bị lọc khung bản dùng bột trợ lọc diatomit và bão hòa CO2 ở mức tiêu chuẩn. Sơ đồ dây chuyền sản xuất được trình bày trong Hình 1.2. Hình 1.2 - Sơ đồ dây chuyền sản xuất Nước giếng Lọc cặn Gạo Hòa nước Hồ hóa Dịch hóa Nấu chín Malt Nghiền Xử lý Lọc tinh Nước sản xuất Nghiền Ngâm Hỗn hợp Đạm hóa Đường hóa Lọc bã Malt Làm lạnh nhanh Lên men chính Dịch bia Lọc ép Làm nguội Khử trùng Bia hơi + bia tươi Đóng chai Nạp CO2 Nấu bia Lắng nóng Lên men phụ Thu hồi men sữa Dán nhãn Bia chai Ii. các nguồn phát sinh nước thải 2.1 Các nguồn khí thải và ồn rung Qui mô hoạt động của cơ sở khá nhỏ, các nguồn có thể gây ô nhiễm rất ít, tải lượng ô nhiễm không lớn. Do đó các nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường không khí không nghiêm trọng lắm, các tác động sẽ lần lượt được trình bày dưới đây. 2.1.1 Tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh từ xưởng sản xuất của Công ty có nguồn gốc từ các máy nén khí, nồi hơi, bơm nước, máy làm lạnh. Kết quả đo độ ồn tại khu vực sản xuất của công ty tại vị trí sản xuất hiện nay là 75 - 80 dBA. Như vậy tiếng ồn của cơ sở không cao, và do khu vực nằm trong khu dân cư thưa thớt tiếng ồn không ảnh hưởng đến khu vực dân cư lân cận. 2.1.2 Nhiệt độ Nhiệt thừa chủ yếu phát sinh từ các nồi nấu, tuy nhiên cơ sở nấu bằng hơi nước và nồi nấu hai lớp có độn thủy tinh cách nhiệt nên nhiệt thừa tỏa ra khu vực xung quanh là không lớn. Nhiệt độ đo được tại khu vực sản xuất hiện nay như sau: - Khu vực nấu : 32oC (vào 11 h trưa) - Khu vực lên men, làm lạnh : 30oC 2.1.3 Khí thải lò hơi Cơ sở sử dụng một nồi hơi với công suất 500kg hơi/giờ. Nhiệu liệu đốt là than đá với lượng sử dụng khoảng 30 kg than/giờ, một ngày chạy 6 giờ. Tải lượng các chất ô nhiễm trong một giờ sẽ tính được như sau: Quá trình đốt than đá thường sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí như bụi than (C), dioxít lưu huỳnh (SO2), oxít nitơ (NOx), oxít cácbon (CO) … Thông thường một ngày sản xuất lò hơi vận hành trong thời gian là 6 giờ thì lượng than sử dụng trong 1 giờ khoảng 30kg. Như vậy tải lượng của các chất ô nhiễm chính đối với việc đốt lò hơi là khá nhỏ, tuy nhiên trong trường hợp nồng độ thải ra ngoài môi trường cao hơn tiêu chuẩn thì vẫn phải có biện pháp để khống chế. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khi thải lò đốt than có thể tính được như sau: Hệ số tải lượng ô nhiễm do đốt than đá theo WHO - Bụi : 5 kg/tấn - SO2 : 19,5 kg/tấn - NOx : 1,5 kg/tấn - CO : 45 kg/tấn Theo tính toán thì 1 kg than đá khi đốt sẽ thải ra 30 m3 không khí. Trong 1 giờ đốt lò hơi tại cơ sở sử dụng hết 30 kg than đá, lưu lượng khí thải là 900 m3. Khi đó nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải tính được tính trong Bảng 1.2: Bảng 2.1 - Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải lò hơi Chất ô nhiễm Đơn vị Kết quả tính Tiêu chuẩn thải TCVN 6993 - 2001chọn Q1<5000m3/h cấp B T. lượng (Kg) Nồng độ (mg/m3) Bụi mg/m3 0,15 167 - SO2 mg/m3 0,585 650 450 NOx mg/m3 0,045 50 900 CO mg/m3 1,35 1500 450 * Ghi chú: Chọn tiêu chuẩn thải theo thải lượng các chất vô cơ trong vùng đô thị và công nghệ sản xuất thuộc công nghệ cấp B và ứng với nguồn thải có lưu lượng khí thải Q1 nhỏ hơn 5000m3/h. Kết quả trên cho thấy hàm lượng và tải lượng chất ô nhiễm trong khí thải ngoài SO2 vượt tiêu chuẩn, các chất ô nhiễm khác đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, riêng nồng độ bụi giá trị còn nằm trong tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5939 - 1995). Lò hơi của cơ sở hoạt động thường xuyên mỗi ngày 6 giờ nên cần có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình hoạt động. 2.2 Tác động của nước thải 2.2.1 Nước thải sản xuất Nước thải sản xuất của các cơ sở bia là rất cần được quan tâm. Nước thải sản xuất của cơ sở gồm các nguồn sau: - Nước làm mát khoảng 10m3/ngày, không có chứa nhiều chất ô nhiễm nhưng do có hiện tượng chảy tràn nên cuốn theo chất ô nhiễm. - Nước vệ sinh nhà xưởng, tráng bồn, rửa chai có lưu lượng khoảng 5-10 m3/ngày. Nước thải từ công đoạn này thường có nồng độ các chất ô nhiễm cao và cũng là nguồn ô nhiễm chính. Tổng hợp tính chất nước thải của Công ty có lưu lượng và tính chất như sau: Lưu lượng : 20 m3/ngày pH : 4,4 – 5,5 SS : 200 – 300 mg/l COD : 400 – 600 mg/l Tổng N : 9,0 mg/l Tổng P : 2,4 mg/l Nước thải với tính chất như trên không đạt tiêu chuẩn thải TCVN 6980:2001 nên cần phải xử lý trước khi thải ra ngoài. 2.2.2 Nước thải sinh hoạt và nước mưa Nước thải sinh hoạt cơ sở tương tự một gia đình đông người. Hiện nay cơ sở chỉ có 9 công nhân và 2 chủ cơ sở, do đó vấn đề nước thải sinh hoạt là không nghiêm trọng nhưng cũng sẽ được công ty quan tâm và xử lý đúng mức. Bình thường nồng độä các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ước tính khoảng 0,5-1,5 mg N/1, 0,004-0,03 mg P/l, 10 - 20 mg COD/l, 10 - 20 mgTSS/l, và nước mưa được qui ước là sạch. 2õ.3 Tác động do chất thải rắn 2.3.1 Chất thải rắn sản xuất Chất thải rắn sản xuất của cơ sở chủ yếu là hèm bia với khối lượng khoảng 100kg/ngày, hèm bia dễ bị phân hủy gây mùi hôi khó chịu do đó cần phải giải quyết ngay trong ngày. Ngoài ra, lượng tro và xỉ than ước tính 1 ngày khoảng 20 kg cũng sẽ được kiểm soát. 2.3.2 Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt của xưởng chủ yếu là thức ăn dư thừa, thực phẩm..., lượng rác này khoảng 5-7 kg/ngày. Rác thải sinh hoạt không mang tính độc hại nhưng công ty cũng cần quan tâm đến việc thu gom và tiêu tán chúng. 2.4 Sự cố môi trường Khả năng cháy nổ của cơ sở là có, mà trong đó quan trọng nhất là vấn đề an toàn nồi hơi. Cơ sở cần phải thực hiện đầy đủ các quy tắc về công tác an toàn nồi hơi của các cơ quan chức năng. Ngoài ra vấn đề phòng cháy chữa cháy cũng cần được quan tâm. 2.5 Đánh giá chung Nhìn chung với qui mô hoạt động khá nhỏ nên các tác động đến môi trường xung quanh chỉ chủ yếu do nguồn nước thải sản xuất là chủ yếu. Các tác động khác thường không lớn và cơ sở có thể khắc phục dễ dàng. Phần sau của báo cáo sẽ đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay. III. CÁC BIỆN PHÁP giảm thiêu Ô NHIỄM 3.1 Khống chế ô nhiễm không khí 3.1.1 Khống chế ô nhiễm do khí thải từ lò hơi * Các biện pháp quản lý Một số biện pháp quản lý, vận hành cũng có thể giảm thiểu được ô nhiễm do khí thải của lò hơi, các biện pháp cần được thực hiện là: - Không bố trí ống khói thải của lò hơi ở những vị trí bất lợi như trước hướng gió đến khu vực nhà dân. - Mồi lò bằng nguyên liệu sạch, dễ cháy như dầu lửa, dầu D.O không dùng cao su, nhựa, gỗ. - Bố trí cửa mái hoặc hệ thống gương phản chiếu để người vận hành lò có thể nhìn thấy đỉnh ống khói, từ đó có thể điều chỉnh chế độ vận hành lò hợp lý. - Đưa chỉ tiêu vận hành lò không khói đen vào tiêu chuẩn khen thưởng. - Giảm việc tái nhóm lò nhiều lần trong ngày bằng việc xả hơi dư thay vì tắt lò. - Luôn đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu than đá mua vào sao cho hiệu quả đốt cao nhất và ít thải khói đen ra nhiều. * Biện pháp kỹ thuật Như đã đánh giá ở trên, khí thải từ lò hơi của cơ sở có nồng độ SO2 vượt tiêu chuẩn thải 1,5 lần và nồng độ CO vượt tiêu chuẩn đến hơn 3 lần vì vậy khí thải của lò hơi phải được xử lý trước khí thải ra ngoài môi trường. Do khí thải từ các lò hơi đốt than đá thường có nồng độ CO rất cao, việc xử lý CO là rất khó, hiện nay biện pháp xử lý được áp dụng nhiều là hấp phụ trong thiết bị “wet rubber”. Mô tả thiết bị hấp phụ “wet rubber”: Thiết bị này tương tự như tháp rửa khí bao gồm một vỏ ngoài, trong đó có đặt tầng chứa vật liệu hấp phụ là wet rubber, hơi khí đi theo chiều dưới lên qua bề mặt vật liệu hấp phụ, nước được phun từ trên xuống, dòng khí và nước sẽ gặp nhau và được hấp phụ lại trên bề mặt vật liệu hấp phụ, tại đây SO2 và CO sẽ được tách ra khỏi dòng khí, hiệu quả xử lý là khoảng 80% đối với CO và 50-60% đối với SO2. Với hiệu quả xử lý như trên nồng độ SO2 và CO đạt tiêu chuẩn thải của TCVN 6993:2001. Giá thành xử lý đối với lò hơi của công ty là khoảng 30.000.000 đồng. 3.1.2 Giảm thiểu tiếng ồn, nhiệt độ Đối với các loại máy có độ ồn lớn như máy nén khí, máy làm lạnh, máy bơm cơ sở nên thiết kế các đệm cao su hoặc xây kín để giảm độ ồn. Lắp đặt thêm 2 - 3 quạt hút gió để thông thoáng nhà xưởng sản xuất. 3.2 Khống chế ô nhiễm nước 3.2.1 Xử lý nước thải sản xuất Tính chất của nguồn nước thải hiện nay của công ty như sau: Lưu lượng : 20 m3/ngày pH : 4,4 – 5,5 SS : 200 – 300 mg/l COD : 400 – 600 mg/l Tổng N : 9,0 mg/l Tổng P : 2,4 mg/l Tính chất nước thải cần đạt (TCVN 6980:2001): COD : <50 mg/l SS : <40 mg/l Dầu mỡ : <10 mg/l * Phương án và công nghệ xử lý Nước thải của xưởng sản xuất có tính chất tương tự nước thải sinh hoạt, tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ. Nước thải từ khâu rửa bồn và rửa chai sẽ được thu gom chung với nước thải còn lại để xử lý. Phương pháp xử lý được đề nghị là dùng các công trình làm sạch sinh học hợp khối quy mô nhỏ (aeroten và bể lắng lần 2 hợp thành một công trình). Sơ đồ công nghệ của quá trình được trình bày trong Hình 3.1, cấu tạo của hệ thống xử lý sinh học hợp khối được trình bày trong Hình 3.2. Công trình này có ưu điểm là phù hợp với công suất nhỏ, chiếm ít diện tích, không cần bể lắng lần 1, không có mùi khó chịu, chịu được dao động về nhiệt và cuối cùng là thiết kế và vận hành đơn giản. Nước thải sau khi xử lý sẽ được tiếp tục xử lý triệt để tại hồ sinh học (vừa có tác dụng điều hòa nước thải chống ngập úng cục bộ vừa có thể chứa nước để tưới cây xanh vào những mùa nắng). * Các số liệu để tính toán công trình Tải trọng theo BOD : 450g/m3/ngày (tính tương đương) Thời gian tiếp khí : 8-10 h/ngày Thời gian lắng : 4 - 6 h Tải trọng bùn cho phép : 0,05-0,1 kg BOD/g bùn/ngày Nhu cầu không khí : 120 m3/kg BOD * Các hạng mục công trình Hố thu gom nước thải: D x R x C = 1,5x1,5x2m = 4,5 m3 Bơm nước thải: = 5m3/h Bể aeroten: 2mx4mx2,5 m = 20 m3 Bể lắng: 2mx2mx2m = 8 m3 Máy nén khí: 15 m3/h Ao sinh học: 6mx8mx2,5m = 120m3 Giá thành công trình: khoảng 35 triệu đồng Hình 3.1 - Phương án xử lý nước thải Nước thải từ quá trình xúc rửa bình, chai và vệ sinh khu vực SX Đất trống Ao sinh học Bể tự hoại 4 ngăn có 2 ngăn lọc Bể sục khí và lắng kết hợp Bể thu gom Hố ga và song chắn rác Nước thải sinh hoạt Nước thải làm mát Không khí 1 2 3 4 5 6 7 8 Hình 3.2 - Sơ đồ công trình làm sạch nước thải bằng công trình hợp khối Ghi chú: 1. Hố thu gom nước thải 2. Bơm nước thải 3. Nước thải vào 4. Bơm tiếp khí 5. Bể aeroten 6. Bể lắng 7. Vách ngăn đục lỗ 8. Nước đã xử lý vào ao sinh học. 3.2.2 Nước mưa và phương án thoát nước Phần nước mưa thu được từ diện tích sân và mái của các công trình xây dựng là không lớn, nước mưa sẽ được thu gom vào các hố ga và thải vào hồ sinh học. 3.2.3 Xử lý nước thải sinh hoạt Để đảm bảo các chỉ tiêu yêu cầu khi xả vào hồ sinh học, nước thải sinh hoạt của công ty sẽ được xử lý qua bể tự hoại 04 ngăn có 1 ngăn lọc bằng than hoạt tính và 1 ngăn lọc bằng đá lọc (xem Hình 3.3). Dung tích và khối lượng công trình xử lý như sau Wngăn1 = 1,5mx1,5x2m = 4,5 m3 Wngăn 2 (lắng) = 0,6mx1,5mx2m = 1,8 m3 Wngăn 3 (lọc than) = 0,4mx1,5mx2m = 1,2 m3 W ngăn 4 (lọc đá) = 0,4mx1,5mx2m = 1,2 m3 Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại 4 ngăn có 2 ngăn lọc sẽ được xử lý tiếp theo bằng hồ sinh học. Hình 3.3 - Cấu tạo của bể tự hoại 4 ngăn có 2 ngăn lọc. 3.3 Xử lý chất thải rắn Chất thải rắn sản xuất của Công ty sẽ được xử lý như sau: + Hèm bia với khối lượng khoảng 100kg/ngày sẽ được tập trung vào bể chứa xây bằng gạch để tránh tình trạng rơi vải sẽ gây ô nhiễm do mùi hôi và ô nhiễm do nước thải. Hèm bia sẽ được bán cho các cơ sở chăn nuôi để làm thức ăn cho heo. + Xỉ than và tro sẽ được chứa trong các thùng phuy bằng thép dung tích 200 lít có nắp đậy để tránh phát tán tro bụi vào không khí. Tro và xỉ than sẽ được bán hoặc cho lại các nơi có nhu cầu. Rác thải sinh hoạt do hoạt động của công nhân gồm thức ăn dư thừa, bao bì, văn phòng phẩm loại bỏ... với khối luợng khoảng 5-7 kg/ngày là rất nhỏ. Công ty sẽ hợp đồng với đơn vị thu gom rác của địa phương để thu gom rác thải sinh hoạt theo tần xuất 1-2 ngày/lần. 3.4 Phương án phòng cháy chữa cháy - An toàn lao động * Phương án phòng cháy chữa cháy Để phòng cháy và chữa cháy (PCCC) cơ sở cần xây dựng phương án, luyện tập thường xuyên đề phòng sự cố cháy nổ tại cơ sở. Cụ thể là : - Trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy phù hợp, bao gồm hệ thống nước, hệ thống báo cháy, bình cứu hỏa... - Huấn luyện đội ngũ công nhân PCCC theo đúng yêu cầu của cơ quan Công an PCCC huyện Củ Chi. - Dự trữ nguồn nước chữa cháy * Hệ thống chống sét Cơ sở sẽ lắp đặt đầy đủ hệ thống chống sét ở các điểm cao như mái nhà xưởng, ống khói lò hơi. Máy móc phải được nối đất 100% theo qui định. * An toàn và vệ sinh lao động Cơ sở sẽ quan tâm đến các yếu tố vi khí hậu nhằm bảo đảm môi trường lao động sạch cho công nhân theo một số tiêu chuẩn cụ thể được nêu trong tiêu chuẩn vệ sinh tạm thời của Bộ Y Tế. Sẽ sử dụng thêm quạt thông gió để làm thoáng và mát cục bộ. Tất cả công nhân của xưởng trước khi bắt đầu công việc cần được hướng dẫn, học bảng nội qui an toàn lao động của cơ sở. 3.5 Cây xanh Dự án sẽ giành đất để trồng cây xanh trong khuôn viên nhà xưởng sản xuất chủ yếu là cây kiểng và cây ăn trái, ngoài ra với diện tích cây xanh xung quanh nhà xưởng khá lớn thì tỷ lệ cây xanh đảm bảo đạt 15% là thực hiện được. IV. Chương trình Giám sát môi trường và dự trù kinh phí bảo vệ môi trường 4.1 Chương trình giám sát môi trường Giám sát chất lượng không khí - Thông số chọn lọc : Bụi tổng cộng, tiếng ồn, độ rung - Địa điểm đặt vị trí giám sát : 2 điểm, 1 điểm trong khu vực sản xuất và 1 điểm trong khu vực xung quanh nhà xưởng. - Tần số thu mẫu và phân tích : 4 lần/năm. - Tiêu chuẩn so sánh : Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam TCVN 5937-1995 Giám sát chất lượng nước - Thông số chọn lọc : pH, COD, SS, tổng Nitơ, tổng Phospho, dầu mỡ, E.coli. - Địa điểm khảo sát : Tại các cống xả sau hồ sinh học của công ty - Tần số khảo sát : 4 lần/năm. - Tiêu chuẩn so sánh : Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam TCVN 6980:2001. 4.2 Dự trù kinh phí xây dựng các hệ thống xử lý Xử lý chất thải rắn - Bể chứa hèm : 1.500.000 đồng - Thùng chứa rác sinh hoạt : 500.000 đồng Xử lý nước thải - Nước thải sản xuất : 35.000.000 đồng - Nước thải sinh hoạt : 5.000.000 đồng Xử lý khí - Lắt đặp quạt thổi cho khu vực sản xuất: 6.000.000 đồng - Lắp đặt hệ thống XL khí thải lò hơi : 30.000.000 đồng Bảo hộ lao động - cây xanh - Trang thiết bị bảo hộ lao động : 10.000.000 đồng/năm - Cây xanh : 5.000.000 đồng/năm Chi phí giám sát - Giám sát chất lượng nước :10.000.000 đồng/năm - Giám sát chất lượng không khí : 6.000.000 đồng/năm Cam kết bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường - Tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng: Các tiêu chuẩn về Môi trường TCVN + TCVN 5937-1995 cho bụi và các chất ô nhiễm môi trường xung quanh + TCVN 5949 :1998 cho ồn và TCVN 6962 : 2001 cho rung. + TCVN 6980:2001 cho nguồn thải - Tiêu chuẩn nước ngoài áp dụng: Không Công Ty TNHH CNTP Bạch Đằng chúng tôi xin cam kết: Những điều đã giải trình trong hồ sơ là hoàn toàn đúng sự thật. Sau khi được cấp Giấy Chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện phương án bảo vệ môi trường theo đúng hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM. Chúng tôi không sử dụng các loại hóa chất, chủng vi sinh trong danh mục cấm của nhà nước Việt Nam và trong các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Chúng tôi xin cam kết đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam. Thời hạn hoàn thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbia BD baocao.DOC
Tài liệu liên quan