Báo cáo Ðánh giá tác ðộng môi trường dự án nhà máy xi măng

Yêu cầu: Môi trường nền là môi trường khu vực trước khi thực hiện dự án và sẽ chịu tác động của quá trình thực hiện dự án. Ðánh giá môi trường nền là quá trình xác định hiện trạng môi trường của khu vực mà dự án dự định sẽ thực hiện. Do vậy, phần nội dung này phải thể hiện được một cách định lượng cao nhất chất lượng của các thành phần môi trường nền khu vực thông qua những số liệu quan trắc, đo đạc các chỉ tiêu môi trường sẽ chịu tác động trực tiếp của dự án trong tương lai. Tránh thu thập thông tin, số liệu quá mức hoặc không cần thiết.

Các số liệu về môi trường khu vực là những căn cứ khoa học để thực hiện ÐTM. Nó quyết định tính đúng đắn của một quá trình đánh giá và các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, tăng cường các tác động tích cực của dự án đối với vùng hoạt động của dự án. Những số liệu này còn là cơ sở để kiểm soát, đánh giá hiệu quả của công tác ÐTM.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7167 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Ðánh giá tác ðộng môi trường dự án nhà máy xi măng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có được thể hiện theo mẫu bảng 3.3, 3.4. Bảng 3.3. Kết quả phân tích thành phần, tính chất nước mặt Thời gian lấy mẫu: ............................................... Vị trí lấy mẫu: Ðiểm W1 TT Chỉ tiêu Ðơn vị Ðiểm đo/lấy mẫu Phương pháp lấy Số 1 Số... mẫu/thiết bị đo 1 Nhiệt độ 0C 2 pH - 3 BOD5 mg/l 4 COD mg/l 5 Hàm lượng căn lơ lửng mg/l 6 Ôxy hoà tan mg/l 7 Ðộ đục NTU 8 Hàm lượng dầu mg/l 9 Coliform MPN/ 100 ml 10 Có thể một số kim loại nặng có nguồn gốc từ đá Bảng 3.4. Kết quả phân tích thành phần, tính chất nước ngầm TT Chỉ tiêu Ðơn vị Ðiểm đo/lấy mẫu Phương pháp lấy Số 1 Số... mẫu/thiết bị đo 1 pH - 2 Ðộ khoáng hoá (TDS) mg/l 3 Ðộ oxy hoá KMnO4 mg/l 4 Ðộ đục NTU 5 Cl- mg/l 6 PO43- mg/l 7 NH4+ mg/l 8 NO2- mg/l 9 SO42- mg/l 10 S Fe mg/l 11 Hàm lượng cặn lơ lửng mg/l 12 Ðộ kiềm toàn phần mgđlg/l 13 Ðộ cứng mg/l 14 Coliforms MPN/ 100 ml 3.2.3. Môi trường không khí Hoạt động của dự án có nhiều tiềm năng gây ô nhiễm môi trường không khí đặc biệt là bụi, khí độc. Do vậy các số liệu khảo sát, đo đạc cần phải được lựa chọn sao cho phản ánh được một cách chính xác và trung thực nhất về chất lượng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận (chịu những tác động trực tiếp hay gián tiếp của dự án). Số liệu về môi trường khí hậu có thể được thể hiện theo mẫu trong bảng 3.5 và 3.6 dưới đây. Bảng 3.5: Số liệu khí tượng Vị trí điểm đo:............................................. Ngày đo: ..................................................... Thời gian/địa điểm đo Hướng gió Tốc độ gió Nhiệt độ (0C) Ðộ ẩm (%) Áp suất (mbar) Phương pháp/thiết bị đo Bảng 3.6: Chất lượng môi trường không khí Thời Nồng độ các khí độc hại Phương gian/địa điểm đo CO (mg/m3) NO2 (mg/m3) SO2 (mg/m3) CO2 (ppm) Bụi (mg/m3) pháp/ thiết bị đo TCVN (để so sánh) 3.2.4. Tiếng ồn Ðể đánh giá mức ồn nền, phải tiến hành lựa chọn địa điểm sao cho thật thích hợp để có thể xác định những nguồn gây ra tiếng ồn hiện có trong khu vực đồng thời đánh giá được khả năng lan truyền âm thanh. Ðể thuận lợi cho việc theo dõi, giám sát, vị trí các điểm đo đạc chất lượng môi trường không khí nói chung, tiếng ồn nói riêng phải được thể hiện trên một bản đồ ở tỷ lệ thích hợp. Kết quả đo đạc tiếng ồn có thể được thể hiện theo mẫu bảng 3.7. Bảng 3.7. Kết quả khảo sát tiếng ồn Ðiểm đo: N1 Vị trí đo: ............................................ Ngày đo: ............................................ Thời gian/địa điểm khảo sát Laeq (dBA) Lamax (dBA) L50 (dBA) Phương pháp/thiết bị đo TCVN 3.2.5. Hiện trạng các điều kiện kinh tế - xã hội Các điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện Dự án và lân cận sẽ chịu những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp nhất định, vì vậy việc khảo sát và đánh giá hiện trạng các điều kiện kinh tế xã hội của khu vực là một vấn đề rất cần thiết. Nội dung điều tra hiện trạng kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện của Dự án có thể tham khảo mẫu bảng 3.8. Bảng 3.8. Phiếu điều tra kinh tế - xã hội 1. Khu vực điều tra: - Tên khu vực điều tra: - Số hộ dân: ..... (hộ). Tổng số dân: ..........(người). Bình quân:........ người/hộ. - Tỷ lệ tăng dân số trung bình: ................. %. 2. Tình trạng đất đai: - Tổng diện tích đất:............... (ha). Trong đó đất nông nghiệp: ............. (ha). - Ðất công nghiệp: ..................(ha). Ðất khác: ....................................... (ha). 3. Tình hình kinh tế: - Số hộ làm nông nghiệp: .............. (hộ). Phi nông nghiệp: (hộ) - Số người làm trong các xí nghiệp công nghiệp tại địa phương: (người) - Thu nhập: Bình quân:......... đ/tháng. Cao nhất: đ/tháng Thấp nhất: đ/tháng - Số hộ giàu: ............................ (hộ). Số hộ nghèo: (hộ) 4. Các công trình công cộng, hạ tầng cơ sở trong khu vực: - Cơ quan, Trường học, Viện nghiên cứu: (cơ sở) - Nhà máy, Xí nghiệp công nghiệp: (cơ sở) - Bệnh viện, Trạm Y tế: (cơ sở) - Chợ: ..................... (cơ sở). Nghĩa trang: (cơ sở) - Ðình, chùa, nhà thờ: (cơ sở) - Trình trạng giao thông, đường: + Ðường đất:........................ %. + Ðường cấp phối: % + Ðường bê tông: ................ %. + Ðường gạch: % - Tình trạng cấp điện, nước: + Số hộ được cấp điện: ............. (hộ). + Số hộ được cấp nước: .......... (hộ) 5. Tình hình sức khoẻ: - Số người mắc bệnh truyền nhiễm: ....... (người). - Bệnh mãn tính: (người) - Bệnh nghề nghiệp: (người) 6. Các yêu cầu và kiến nghị của địa phương về vệ sinh môi trường: Xác nhận của Ðịa phương Ngày... tháng.... năm Người điều tra 3.3. Ðánh giá hiện trạng môi trường nền Dựa vào các số liệu đo đạc, điều tra về các thành phần môi trường nêu trên, tiến hành đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nơi thực hiện dự án, trên cơ sở đối sánh với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và các tiêu chuẩn khác liên quan do các cơ quan chức năng của Nhà nước đã ban hành theo các nội dung sau: Môi trường vật lý: chất lượng nước mặt, nước ngầm, chất lượng không khí, khí hậu, tiếng ồn, chấn động, môi trường đất, tình hình lũ lụt; Tài nguyên sinh vật: động vật, thực vật, sinh thái vùng, bao gồm cả sinh vật dưới nước và sinh vật trên cạn, cần đặc biệt quan tâm đối với động vật hoang dã và thực vật quý hiếm; Tài nguyên đất: hiện trạng sử dụng đất, vấn đề giải phóng mặt bằng; Công trình văn hoá, lịch sử: như là công trình tôn giáo, mồ mả, khu khảo cổ, công trình văn hoá - lịch sử, cảnh quan, du lịch; Kinh tế - xã hội: dân số, nghề nghiệp, mức sống, điều kiện vệ sinh, sức khoẻ cộng đồng v.v... Chương 4 DỰ BÁO, ÐÁNH GIÁ TÁC ÐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA dự án Yêu cầu: Phần nội dung này cần phải chỉ ra một cách định lượng, toàn diện những tác động tiềm tàng bao gồm những tác động trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và lâu dài, những tác động tiềm ẩn và tích luỹ, những tác động có thể và không thể khắc phục có tiềm năng lớn gây suy thoái, ô nhiễm môi trường khu vực. 4.1. Nguyên tắc đánh giá ÐTM đối với dự án xây dựng Nhà máy xi măng trước hết là đánh giá những tác động của dự án đến các yếu tố cảnh quan, môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và các giá trị khác. Ðánh giá tác động môi trường đối với dự án Nhà máy xi măng cần được tiến hành đối với cả ba giai đoạn thực thi dự án: - Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng. - Giai đoạn thi công xây dựng nhà máy. - Giai đoạn vận hành nhà máy. Cần phải đánh giá các giải pháp bảo vệ môi trường mà trong phương án thiết kế khả thi của dự án đã lựa chọn. Trong nhiều trường hợp cần phải điều chỉnh, hoàn thiện hoặc bổ sung các giải pháp mới để đạt được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Trường hợp đặc biệt cần thiết thì đề xuất thay đổi một phần hoặc toàn bộ phương án thiết kế khả thi của dự án. 4.2. Nguồn phát sinh chất thải Nguồn phát sinh chất ô nhiễm và tính chất chất ô nhiễm phát sinh do hoạt động của Nhà máy xi măng được trình bày một cách tóm tắt để tham khảo tại bảng 4.1. Bảng 4.1. Nguồn gây ô nhiễm và chất ô nhiễm của Nhà máy xi măng Chất ô nhiễm Nguồn gây ô nhiễm Mức độ, tính chất ô nhiễm Khí thải 1. Lò hơi, thiết bị nghiền đập nguyên liệu, nhiên liệu, xi măng, clinker. Lò nung sơ bộ, lò nung clinker, máy phát điện, khu vực đóng bao. 2. Hoạt động của các phương tiện vận tải + Bụi than, bụi đất đá, bụi clinker, bụi xi măng, khí độc (SO2, CO, CO2, NO2) + Bụi, khí độc (SO2, CO, CO2, NO2) Tiếng ồn 1. Tuabin hơi nước, máy nghiền nguyên liệu (đá vôi), xi măng, clinker, băng tải, hoạt động của lò nung sơ bộ, lò nung clinker, đóng bao. 2. Hoạt động phương tiện vận chuyển, máy phát điện Mức tiếng ồn cao hơn TCCP (4dBA-10dBA) Nước thải 1. Nước thải công nghiệp: - Nước làm nguội thiết bị. - Nước thải từ quá trình nghiền nguyên liệu, than. - Nước từ quá trình rửa thiết bị (kể các lọc bụi). 3. Nước mưa chảy qua các bãi vật liệu, rác của nhà máy 4. Nước thải sinh hoạt - Nhiệt độ cao, nhiễm dầu mỡ, cặn lơ lửng (bụi than). - Hàm lượng cặn lơ lửng cao, dầu, mỡ, kim loại nặng. - Cặn lơ lửng, dầu, mỡ, COD lớn, độ pH, kiềm, một số ion kim loại. - pH, BOD, COD cao, tổng Nitơ, tổng Phốtpho. Chất thải rắn 1. Chất thải rắn công nghiệp: - Lò hơi (dùng than), - Băng tải than, nghiền than, xỉ, các phân xưởng sản xuất khác 3. Chất thải sinh hoạt - Tro, xỉ than, đá vôi rơi vãi. - Xi măng bị đóng rắn. -Bao bì, giấy phế thải. - Rác thải hữu cơ, thuỷ tinh, nhựa... 4.3. Tác động đến môi trường vật lý 4.3.1. Tác động đến môi trường nước a. Giai đoạn thi công: Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân và nước mưa chẩy tràn trên bề mặt công trường xây dựng. - Do tập trung nhiều công nhân xây dựng nên lượng nước thải sinh hoạt (bình quân 60 - 80 lít/người/ngày đêm) thường lớn, song cũng thay đổi theo thời gian và mùa trong năm. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật. - Nước mưa chẩy tràn có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu khu vực và thường có hàm lượng chất lơ lửng là bùn đất cao, ngoài ra còn có nhiều tạp chất khác. b. Giai đoạn hoạt động của nhà máy Nước thải sinh ra trong giai đoạn này của dự án chủ yếu là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. + Nước thải công nghiệp gồm nước làm nguội, nước từ quá trình nghiên nguyên liệu có lưu lượng lớn, từ các thiết bị lọc bụi, từ bãi thải xỉ, từ các xưởng cơ khí, các khu vực sản xuất khác và nước thải từ việc làm vệ sinh thiết bị máy móc. - Nước thải từ quá trình làm nguội thiết bị có lưu lượng lớn. Loại nước thải này ít bị ô nhiễm và thường chỉ được làm nguội và cho chẩy thẳng ra nguồn nước mặt khu vực. Tuy nhiên nước xả từ lò hơi lại có nhiệt độ, độ pH cao và có chứa một lượng nhỏ dầu mỡ, cặn lò không hoà tan, chất vô cơ. Do vậy cần phải tách ra khỏi loại nước làm nguội khác để xử lý. - Nước thải từ quá trình nghiền nguyên liệu, các thiết bị lọc bụi và bãi thải xỉ có lưu lượng và hàm lượng cặn lơ lửng (bụi than) rất lớn. - Nước thải từ các khu vực sản xuất, xưởng cơ khí có mức độ nhiễm dầu thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ và khả năng vận hành, quản lý. Lượng nước này thường không lớn và không thường xuyên. - Nước thải từ quá trình rửa thiết bị thường có chứa dầu, mỡ, cặn và trong trường hợp rửa lò hơi có thể chứa cả axit, kiềm. Do vậy nhìn chung nước thải từ công đoạn này có giá trị pH rất khác nhau (axit hoặc kiềm) và chứa các chất rắn lơ lửng, một số ion kim loại với tổng lượng lên tới vài trăm m3/ngày. Ðặc điểm, tính chất nêu trên của nước thải Nhà máy xi măng sẽ làm ô nhiễm nước mặt ở những ao, hồ, sông cũng như nước ngầm trong khu vực. Do vậy trên cơ sở lấy mẫu phân tích hoặc thực hiện theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phần nội dung này cần thiết phải làm rõ, xác định và tính được: - Lưu lượng nước thải sinh hoạt, sản xuất (các loại) sinh ra trong ngày, tháng, năm. - Thành phần, nồng độ chất ô nhiễm, tải lượng ô nhiễm trong nước thải. - Vị trí và khả năng tiếp nhận nước thải của các điểm nước mặt trong khu vực. - Ðánh giá khả năng lan truyền và mức độ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, ngầm (nhiệt độ cao, chất ô nhiễm) có thể xảy ra. 4.3.2. Tác động đến môi trường không khí a. Giai đoạn thi công: - Trong giai đoạn thi công công trình, chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi sinh ra từ quá trình san ủi đất, bốc dỡ vật liệu xây dựng và khói hàn có chứa bụi, CO, SOx, NOx, hydrocacrbon, khí thải của các phương tiện vận chuyển. Tác động lên môi trường không khí ở giai đoạn này có mức độ không lớn và chỉ mang tính tạm thời, nhưng cũng cần phải đánh giá để có biện pháp giảm thiểu thích hợp. - Tiếng ồn phát sinh ở giai đoạn này chủ yếu là từ các máy móc san ủi và các phương tiện vận chuyển. b. Giai đoạn vận hành - Như đã nêu ở bảng 4.1, khí thải của Nhà máy xi măng chủ yếu từ khu vực lò hơi có chứa nhiều chất ô nhiễm đặc biệt là khí SO2, CO, NOx và bụi than. Lượng khí thải này là rất lớn lên tới hàng nghìn m3/phút. Ngoài ra còn có thể có một số khí độc khác. - Tiếng ồn: đặc trưng của ngành xi măng là sử dụng các máy móc, thiết bị có công suất lớn nên thường phát sinh tiếng ồn có cường độ cao: lò nung nguyên liệu, máy phát điện, hoạt động của các van xả hơi nước, băng tải chuyền than, máy nghiền than xỉ, clinker... Do vậy trong phần đánh giá về tác động của khí thải đến môi trường không khí khu vực cần làm rõ các nội dung sau: - Các nguồn thải khí, lưu lượng khí thải của từng nguồn, - Thành phần, nồng độ chất ô nhiễm, tải lượng ô nhiễm trong khí thải. - Nguồn phát sinh tiếng ồn và cường độ tiếng ồn trong từng khu vực. - Tính toán mức độ lan truyền ảnh hưởng môi trường không khí khu vực theo thời gian và không gian trên cơ sở sử dụng các mô hình lan truyền khí (Sutton, Gausse, Screen 3, IGM...). 4.3.3. Tác động đến môi trường đất Việc xây dựng Nhà máy xi măng sẽ tác động tới môi trường đất trong khu vực. Ðất bị tác động chính do công việc đào lắp và bị xói mòn. Việc đào đắp ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, cảnh quan môi trường. Xói mòn sẽ tạo ra độ lắng sông ngòi, cống rãnh thoát nước và có thể gây úng ngập, giảm chất lượng nước mặt, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước. Ngoài ra do ảnh hưởng của khí thải, nước thải của nhà máy cũng gây nên ô nhiễm đất và cây trồng. Vì vậy, cần phải đánh giá chính xác mức độ tác động của việc đào đất, đắp đất và xói mòn đối với tài nguyên và hệ sinh thái nhất là trong giai đoạn thi công của Dự án. Cần đề xuất các giải pháp phòng ngừa và kiểm soát các tác động xấu này. Trong quá trình hoạt động của dự án, lượng bụi than, đất đá lớn phát sinh phát tán ra môi trường có thể làm ô nhiễm môi trường đất nhất là đối với đất nông nghiệp ở những khu vực xung quanh dự án. 4.3.4. Chất thải rắn a. Giai đoạn xây dựng Chất thải rắn chủ yếu trong giai đoạn này là các loại nguyên vật liệu xây dựng phế thải, rơi vãi như gạch ngói, xi măng, sắt thép vụn... Lượng chất thải này là tuỳ thuộc vào quy mô của từng công trình và trình độ quản lý của dự án, ngoài ra còn một số lượng nhỏ rác thải sinh hoạt. b. Giai đoạn vận hành Chất thải rắn chủ yếu là tro, xỉ than (đốt than), xi măng bị đóng cứng... Lượng xỉ than thường có khối lượng lớn và trong thành phần xỉ than có nhiều tạp chất ô nhiễm. Ðể đánh giá được mức độ tác động môi trường của chất thải rắn đặc biệt là chất thải rắn công nghiệp cần phải: - Tính tổng khối lượng và thành phần chất thải rắn phát sinh trong từng công đoạn sản xuất của nhà máy. - Khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt. 4.3.5. Ô nhiễm nhiệt Quá trình hoạt động của nhà máy đặc biệt khu vực lò hơi, nghiền nguyên liệu, than, xi măng, lò nung clinker thường tạo ra nhiệt độ cao (80-980C). Tổng các nhiệt lượng này toả vào không gian nhà xưởng rất lớn làm nhiệt độ bên trong nhà xưởng tăng cao (chưa kể đến ảnh hưởng của điều kiện khí hậu trong khu vực) ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và năng suất lao động. Vì vậy cần phải đánh giá tác động của ô nhiễm đối với sức khoẻ của người công nhân để có biện pháp xử lý, giảm thiểu thích hợp. 4.4. Tác động đến môi trường sinh thái Các tác động này chủ yếu liên quan đến việc thải các chất ô nhiễm nước, khí, các chất thải rắn vượt quá mức cho phép vào môi trường tiếp nhận gây nên những biến đổi cơ bản về hệ sinh thái. Tuỳ theo dạng chất thải và môi trường tiếp nhận mà các hệ sinh thái có thể bị tác động: - Hệ sinh thái dưới nước: Các tác động đối với hệ sinh thái dưới nước bắt nguồn từ ô nhiễm nguồn nước do các loại nước thải của Nhà máy xi măng gây nên độ đục của nước tăng ngăn cản độ xuyên của ánh sáng, gây độ pH trong thuỷ vực bị thay đổi. Tuỳ theo đặc điểm hệ sinh thái của vùng dự án mà số loài bị tác động có thể nhiều hay ít. - Hệ sinh thái trên cạn: Chất thải rắn và khí của Nhà máy xi măng sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Nhìn chung, các động vật nuôi cũng như các loài động vật hoang dã đều rất nhạy cảm với sự ô nhiễm môi trường. Hầu hết các chất ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước đều có tác động xấu đến thực vật và động vật. Các chất gây ô nhiễm trong môi trường không khí như SO2, NO2 CL2, Aldehyde và bụi than, ngay cả ở nồng độ thấp cũng làm chậm quá trình sinh trưởng của cây trồng, ở nồng độ cao làm vàng lá, hoa quả bị lép, bị nứt, và ở mức độ cao hơn cây sẽ bị chết. Với đặc điểm nêu trên cần thiết phải có những tính toán, dự báo về mức độ tác động này. 4.5. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội 4.5.1. Tác động đến chất lượng cuộc sống con người a. Sức khoẻ cộng đồng Ðối với Nhà máy xi măng, tất cả các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động đều có thể gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của con người trong vùng chịu ảnh hưởng của Dự án. Tuỳ thuộc vào nồng độ và thời gian tác dụng của các chất ô nhiễm mà mức độ tác hại của chúng đối với sức khoẻ cộng đồng sẽ khác nhau. b. Kinh tế xã hội Quá trình hình thành và sự hoạt động của một dự án công nghiệp như Nhà máy xi măng có một ý nghĩa kinh tế xã hội rất to lớn cho khu vực nói riêng và cho đất nước nói chung. Trước tiên là việc góp phần tạo ra công ăn việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng. Việc đưa Dự án vào hoạt động sẽ là nguồn thu hút lao động lớn và giải quyết việc làm không chỉ cho người dân địa phương, tạo nên cảnh quan mới với tiến trình đô thị hoá nhanh hơn. Ðiều này cũng góp phần làm tăng dân trí và ý thức văn minh đô thị cho nhân dân trong khu vực. Những nội dung này có thể được làm sáng tỏ bởi tính toán chi phí - lợi ích theo các nội dung sau: 1) Tổng hợp chi phí cho 1 năm 2) Tổng hợp doanh thu cho 1 năm 3) Tổng hợp các chi tiêu + Doanh thu + Thuế doanh thu + Thuế lợi tức + Lợi nhuận thuần 4) Tính toán hiệu quả kinh tế + Chỉ tiêu hoàn vốn tính theo 2 mốc: Từ khi dây chuyền đi vào hoạt động và từ khi nhận vay tiền. + Tỷ suất lợi nhuận thuần. + Ðiểm hoàn vốn (sản lượng hoàn vốn lít/năm) 5) Hiệu quả kinh tế xã hội + Tạo công ăn việc làm. + Nâng cao trình độ tay nghề, khả năng quản lý, điều hành, nhận thức thực tế về thị trường trong và ngoài nước... + Tạo sản phẩm cho xã hội... 4.5.2. Tác động đến tài nguyên và môi trường do con người sử dụng a. Cấp thoát nước Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy xi măng thường lớn nên đều phải khoan giếng hoặc đào giếng để khai thác nước ngầm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhà máy. Việc khai thác nước ngầm có nguy cơ gây nên sự cạn kiệt nguồn nước ngầm vào mùa khô, dân cư trong khu vực sẽ không đủ nước dùng và từ đó kéo theo hàng loạt các tác động tiêu cực khác. Ðối với vấn đề thoát nước, hoạt động của Dự án có thể làm gia tăng mức chịu tải của hệ thống thoát nước tập trung hoặc làm gia tăng lưu lượng và dòng chảy, làm ô nhiễm các sông tiếp nhận nước thải. Vì vậy cần phải xem xét và đánh giá thực tế về khả năng tiêu thoát nước của khu vực dự án, khả năng xảy ra tình trạng ngập lụt... b. Giao thông vận tải Sự hình thành và hoạt động của Dự án sẽ góp phần cùng với các hoạt động khác trong khu vực làm cho tình trạng vệ sinh đường phố, bụi tăng lên do các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu. Mật độ giao thông trong khu vực tăng lên làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy vậy, chính sự phát triển của dự án cũng sẽ góp phần cải thiện hệ thống đường cũng như thúc đẩy quá trình đô thị hoá trong khu vực. 4.5.3. Công trình văn hoá lịch sử Các công trình văn hoá lịch sử trong khu vực thực hiện dự án có thể bị tác động cần được mô tả và đánh giá cụ thể về các mặt: địa điểm, loại công trình, niên đại và giá trị tinh thần cũng như vật chất của công trình. Việc đánh giá tác động của dự án đối với các công trình văn hoá lịch sử và khảo cổ phải đề cập tới các tác động gây nứt nẻ, lún sụt công trình và đồng thời kiến nghị kế hoạch và biện pháp bảo vệ các công trình văn hoá lịch sử trong khu vực dự án. 4.6. Ðánh giá rủi ro, sự cố Ngoài các biện pháp phòng chống sự cố chung như: chống sét, chống chập điện, cần phải đánh giá khả năng phát sinh cháy, nổ... Ngoài ra cần đánh giá khả năng xảy ra sự cố ngập lụt vào mùa mưa kéo theo các hậu quả ô nhiễm do nước mưa chảy tràn tạo nên (tràn nước thải, lấp đường cống thoát, ...). Chương 5 CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, GIẢM THIỂU TÁC động tiêu cực của dự án đến môi trường Yêu cầu: Căn cứ vào các tác động môi trường nêu trong chương 4, đề xuất một cách cụ thể các biện pháp quản lý và kỹ thuật mang tính khả thi cao nhằm phòng tránh, giảm thiểu các tác động môi trường do việc thực hiện dự án gây nên. Các biện pháp giảm thiểu đề xuất phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Giảm thiểu tới mức tối đa có thể được phù hợp với công nghệ xử lý đối với quá trình sản xuất ngay từ giai đoạn đầu của dự án. - Biện pháp giảm thiểu phải có tính khả thi cao, phù hợp với các mục tiêu sản xuất và phù hợp với nguồn tài chính cho phép của chủ đầu tư. - Có phương án phù hợp đối với những tác động môi trường không thể khắc phục hoặc giảm nhẹ. - Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được thực thi suốt cả quá trình chuẩn bị mặt bằng, xây dựng nhà máy và quá trình hoạt động của nhà máy. Dưới đây là những gợi ý về các biện pháp giảm thiểu có thể được xem xét áp dụng: Như đã phân tích ở chương 4, các tác động của Dự án đến môi trường xuất phát từ việc thải các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép vào môi trường và các sự cố phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án. Do vậy, để giảm thiểu các tác động của Dự án đến môi trường cần phải khống chế ô nhiễm do các chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra sự cố. Việc khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải của Dự án xây dựng Nhà máy xi măng có thể được tiến hành bằng cách kết hợp 3 biện pháp sau: - Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và sự cố. - Biện pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm và xử lý chất thải. - Biện pháp quản lý và quan trắc môi trường. 5.1. Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và sự cố Ðây là một trong những biện pháp rất quan trọng vì nó cho phép làm giảm lượng chất thải ngay tại nguồn và khắc phục được những ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường do các chất ô nhiễm gây ra. Biện pháp này có thể được thực hiện theo các chiều hướng sau: - Quy hoạch hợp lý tổng mặt bằng của Dự án trên cơ sở xem xét đến các vấn đề môi trường có liên quan như: + Lựa chọn hướng hợp lý để sử dụng một cách tốt nhất các điều kiện thông gió tự nhiên góp phần cải thiện môi trường lao động bên trong nhà máy. + Xác định kích thước các vùng cách ly vệ sinh công nghiệp giữa các hạng mục công trình trong nhà máy cũng như giữa nhà máy và các khu dân cư để đảm bảo sự thông thoáng giữa các công trình, hạn chế lan truyền ô nhiễm, đảm bảo phòng cháy chữa cháy và giảm thiểu những ảnh hưởng trực tiếp do chất thải đối với con người và các công trình xung quanh. + Bố trí hợp lý các công đoạn sản xuất, các khu phụ trợ, khu kho bãi, khu hành chính và có dải cây xanh ngăn cách có tỷ lệ diện tích cây xanh trên tổng diện tích đất sử dụng của dự án hợp lý. Các hệ thống thải khí, ống khói của nhà máy cần bố trí ở các khu vực thuận lợi cho việc giám sát và xử lý. + Khu vực bố trí trạm điện, khu xử lý nước thải tập trung, xử lý rác thải cần được đặt ở phía cuối hướng gió chủ đạo. - Áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, ít chất thải. - Nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành thiết bị công nghệ, định lượng chính xác nguyên vật liệu, nhiên liệu để quá trình diễn ra ở mức độ ổn định cao, giảm bớt lượng chất thải, ổn định thành phần và tính chất của chất thải tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và xử lý chất thải. 5.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường vật lý 5.2.1. Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường nước Ðối với việc giảm thiểu tác động môi trường nước của nước thải Nhà máy xi măng có thể xem xét áp dụng các biện pháp sau: - Phân luồng dòng thải bao gồm: gồm các loại nước sạch, nước ô nhiễm cơ học, nước nhiễm bẩn hoá chất và nước nhiễm bẩn dầu mỡ, chất rắn lơ lửng... Ðây là biện pháp vừa mang tính kỹ thuật vừa mang tính quản lý rất hữu hiệu và kinh tế để giảm bớt định mức tiêu hao nước cho sản xuất, tiết kiệm năng lượng đồng thời giảm đi một lượng đáng kể nước thải cần xử lý. - Tuần hoàn tái sử dụng nước làm lạnh sẽ tiết kiệm được một lượng lớn nước. - Khơi thông hệ thống thoát nước thải, bố trí hố ga và đặt giỏ thu gom bã thải rắn hợp lý. - Ðối với nước thải làm lạnh tuy ít chất ô nhiễm, song cần quan tâm làm giảm nhiệt độ của nước tới mức cho phép để không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái thuỷ sinh nơi nước thải đổ vào. - Ðối với nước thải công nghiệp khác có chứa cặn có kích thước lớn (các mảnh vụn than... có đặc tính cơ học tương đối bền) cần phải được xử lý triệt để. Thông thường công nghệ xử lý nước thải thường ứng dụng các quá trình xử lý cơ học, sinh học và hoá lý để xử lý cặn lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD5, COD), độ đục, dầu mỡ, kim loại nặng... Hệ thống xử lý nước thải thường được chia làm 3 hệ thống phụ là: Xử lý bậc một (Primary treatment), xử lý bậc hai (Secondary treatment) và xử lý bậc ba/bậc cao (Tertiary/Advanced treatment). Ðiều cần lưu ý là lưu lượng và chất lượng nước thải thường thay đổi theo thời gian, do đó bể điều hoà phải có dung tích đủ lớn để tính chất nước thải vào hệ thống xử lý sinh học t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM xi mang.doc
Tài liệu liên quan