Báo cáo Chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng từ năm 2004 đến nay

MỤC LỤC

 

Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1

I.2.1 Mục đích: 1

I.2.2 Yêu cầu: 2

I.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

I.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

I.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN 2

PHẦN II: TỔNG QUAN 3

II.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

II.1.1 Tình hình thiết lập và quản lý hồ sơ địa chính ở Việt Nam 3

II.1.2 Cơ sở khoa học 4

II.1.2.1 Các vấn đề về hồ sơ địa chính 4

II.1.2.2 các vấn đề về biến động đất đai 6

II.1.2.3 Các hình thức chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ địa chính 6

II.1.3 Cơ sở pháp lý 7

II.1.4 Cơ sở thực tiễn 7

II.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 7

II.2.1 Điều kiện tự nhiên 7

II.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 11

II.2.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 14

II.2.4.1 Tăng trưởng kinh tế 14

II.2.4.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 15

II.2.4.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 16

II.2.4.4 Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn 17

II.2.4.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 18

II.2.4.6 Giáo dục - đào tạo 19

II.2.4.7 Y tế, dân số, gia đình và trẻ em 19

II.2.4.8 Văn hoá 20

II.2.4.9 Thể dục - thể thao 20

II.2.4.10 Quốc phòng, an ninh 20

II.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

II.3.1 Nội dung nghiên cứu 21

II.3.2 Phương pháp nghiên cứu 21

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22

III.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 22

III.1.1 Quản lý đất đai theo địa giới hành chính. 22

III.1.2 Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và quản lý đất đai trên hồ sơ địa chính. 22

III.1.3 Công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. 23

III.1.4 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. 24

III.1.5 Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ. 25

III.1.6 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai. 25

III.1.7 Công tác giải quyết tranh chấp đất đai. 25

III.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN ĐẠ TẺH NĂM 2009 26

III.2.1 Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng. 26

III.2.2 Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng. 29

III.3 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI 31

III.3.1 BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH GIAI ĐOẠN 2004-2009 31

III.3.2 BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH 35

III.3.3 KẾT QUẢ THỐNG KÊ CÁC DẠNG BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI 36

III.4 CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI 37

III.4.1 Trình tự thủ tục đăng ký biến động đất đai 37

III.4.2. Phân loại biến động đất đai và nguyên tắc chỉnh lý biến động. 39

III.4.3 Thẩm quyền chỉnh lý biến động. 42

III.4.4 Quy trình chỉnh lý biến động. 43

1. Chỉnh lý bản đồ địa chính. 44

2. Chỉnh lý sổ theo dõi biến động đất đai. 46

3. Chỉnh lý sổ mục kê 47

4. Chỉnh lý sổ địa chính. 47

5. Chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 49

6. Chỉnh lý sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 51

III.4.5 MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ CÔNG TÁC CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG 51

III.5 KẾT QUẢ CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI 55

III.6 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHỈNH LÝ 57

PHẦN IV: KẾT LUẬN 58

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng từ năm 2004 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia, 6/11 trạm y tế có bác sĩ, 100% thôn, khu phố có nhân viên y tế đã được bồi dưỡng kiến thức cơ bản. Trong năm 2009, Trung tâm Y tế đã tăng cường bác sỹ về 3 trạm Y tế để khám chữa bệnh định kỳ cho nhân dân. Từ cuối tháng 8-2009 địa bàn huyện đã có bệnh nhân nhiễm cúm A (H1N1). Trung tâm Y tế đã điều trị hơn 600 bệnh nhân nghi ngờ nhiễm cúm A, trong đó 75 ca xét nghiệm dương tính. Đến nay, tình hình cúm A được ngành Y tế kiểm soát chặt chẽ và điều trị kịp thời. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện giảm còn 1,15%. Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em được các cấp, các ngành thực hiện khá tốt, nhất là đối với trẻ em tàn tật, mồ côi, trẻ em hiếu học có hoàn cảnh khó khăn. II.2.4.8 Văn hoá Các ngành khối văn hoá xã đã phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng, địa phương tổ chức khá tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT chào mừng các ngày lễ lớn, đa dạng hóa các hoạt động trong dịp hè cho thanh thiếu niên…, các hoạt động truyền thanh và truyền hình được duy trì thường xuyên, kịp thời tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức của người dân. II.2.4.9 Thể dục - thể thao Ngành thể dục thể thao của huyện đã có nhiều tiến bộ, từng bước được mở rộng và phát triển nhiều bộ môn. Cùng với đó là sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào các phong trào, lĩnh vực hoạt động rèn luyện và nâng cao sức khoẻ cho người dân được phát triển dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú trên các địa bàn dân cư, cơ quan ban ngành, trường học,… Hiện tại trên địa bàn huyện có khoảng 10 sân bóng đá, và một số xã, ấp có sân bóng chuyền. Tuy nhiên phần lớn các sân bóng còn chỉ mới ở dạng một bãi đất trống, chưa được đầu tư xây dựng, chỉ đáp ứng từng phần cho sinh họat thể thao quần chúng. II.2.4.10 Quốc phòng, an ninh Công tác định canh định cư trong những năm qua đạt được những kết quả nhất định, các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu và vùng đặc biệt khó khăn đã được đầu tư thông qua chương trình định canh định cư và các chương khác lồng ghép, bước đầu phát huy hiệu quả tốt. Tuy nhiên, đời sống đồng bào các dân tộc địa phương chưa được cải thiện nhiều, số hộ đói nghèo của huyện chủ yếu tập trung ở các vùng này. Tình trạng di dân tự do từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung vào huyện cũng đã gây ảnh hưởng lớn phát triển kinh tế - xã hội và gây nên những khó khăn nhất định trong công tác quản lý trật tự an ninh xã hội ở địa phương. ▼ Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: Thuận lợi - Điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình đa dạng, nguồn nước mặt khá dồi dào, thích hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng nhiệt đới, nhất là cây lâu năm như điều, dâu tằm, hồ tiêu, chè và cây ăn quả… - Nền kinh tế huyện có sự tăng trưởng khá ổn định với tốc độ tăng khá cao, nhất là sản xuất nông nghiệp, bước đầu đã hình thành các vùng chuyên canh cây trồng mũi nhọn như: lúa, dâu tằm, điều, tiêu, cà phê,… - Cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư, đặc biệt là các công trình thủy lợi, mở ra triển vọng lớn về chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng sinh học và đa dạng sản phẩm. - Đa số diện tích rừng thuộc vùng đệm của Vườn Quốc gia Cát Tiên nên rừng có tính sinh học rất cao thuận lợi cho phát triển các mô hình lâm nghiệp, phát triển mô hình du lịch sinh thái. - Nguồn lao động dồi dào, nhân dân đa số từ các vùng nghèo của các tỉnh miền Bắc và miền Trung về đây lập nghiệp nên có truyền thống cần cù lao động, hiếu học và tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Khó khăn - Điểm xuất phát về kinh tế của huyện thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, đến nay về cơ bản vẫn là huyện thuần nông. - Cơ sở vật chất tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế, nhất là các xã vùng sâu và khu vực đồng bào dân tộc. Hầu hết nhân dân mới bắt đầu ổn định kinh tế nên đời sống còn khó khăn, khả năng tích lũy tái đầu tư sản xuất thấp. - Thành phần dân cư hết sức đa dạng, trình độ dân trí thấp. Lực lượng lao động chủ yếu là phổ thông, tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp sẽ là trở ngại lớn trong quản lý sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và phát triển nông thôn mới. II.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU II.3.1 Nội dung nghiên cứu Tình hình quản lý nhà nước về đất đai. Hiện trạng sử dụng đất ở địa phương. Tình hình biến động đất đai ở địa phương. Công tác chỉnh lý biến động đất đai trong thời gian qua ở địa phương. Đánh giá những tồn tại vướng mắc trong công tác chỉnh lý biến động đất đai ở địa phương, từ đó đề xuất hướng giải quyết để giúp công tác quản lý đất đai ở địa phương được tích cực hơn. II.3.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin số liệu: Điều tra thu thập thông tin, biểu mẫu, số liệu, tài liệu liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là công tác chỉnh lý biến động đất đai để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài: thu thập các văn bản pháp luật của địa phương có liên quan đến biến động, thu thập các số liệu về thống kê và kiểm kê đất đai… Phương pháp thống kê: Kiểm tra lại diện tích các khoanh đất bị biến động, rà soát lại ranh giới hành chính trên bản đồ, từ đó lập các biểu tổng hợp số liệu theo quy mẫu của Bộ Tài Nguyên Môi Trường. Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích số liệu từng giai đoạn và từng đối tượng nghiên cứu nhằm tổng hợp số liệu rút ra những tồn tại và hạn chế. Hệ thống hoá được những tài liệu tình hình ban đầu thu thập được và chon ra giải pháp tối ưu. Phương pháp so sánh: Từ số liệu thu thập được tiến hành so sánh tình hình biến động qua các năm. Phương pháp ngoại nghiệp: Dùng bản đồ địa chính, sổ dã ngoại hay sổ mục kê để điều tra khảo sát thực địa. Phương pháp bản đồ: Tham khảo và sử dụng thêm hệ thống bản đồ địa chính đã được đo đạc chính quy cấp xã dùng làm tài liệu tiến hành điều tra đối soát thực địa, chỉnh lý biến động đã ghi nhận được trong quá trình điều tra đối soát. Phương pháp chuyên gia: sự đóng góp ý kiến của các kỹ sư đang công tác, những người có chuyên môn nghiệp vụ. PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU III.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI III.1.1 Quản lý đất đai theo địa giới hành chính. Huyện Đạ Tẻh được thành lập ngày 6-6-1986, với tổng diện tích tự nhiên là 52.419,64 ha, chia ra 10 xã và 1 thị trấn và được phân theo đơn vị hành chính như sau: Bảng 2: Quản lý đất đai theo địa giới hành chính của huyện tính đến năm 2010. Stt Tên xã, thị trấn Diện tích (ha) Tỉ lệ% diện tích Toàn huyện 52.419,64 100,00 1 TT Đạ tẻh 2.495,5 4,76 2 Đạ Pal 5.201,51 9,92 3 Đạ Kho 3.841,41 7,33 4 Hương lâm 2.318,1 4,42 5 Triệu Hải 3.219,09 6,14 6 An Nhơn 6.907,87 13,18 7 Hà Đông 411,47 0,78 8 Mỹ Đức 10.391,32 19,82 9 Quốc Oai 8.598 16,40 10 Đạ Lây 2.747,49 5,24 11 Quảng Trị 6.287,7 11,99 (Nguồn: phòng TN-MT huyện Đạ tẻh) Thực hiện chỉ thị 364/CT của Thủ Tướng chính Phủ về việc kiểm tra định kỳ để quản lý tốt hồ sơ bản đồ, cột mốc địa giới hành chính. Ranh giới hành chính của huyện và các xã khá ổn định trong suốt thời gian qua, diện tích cơ bản không thay đổi. Diện tích phân bố không đều giữa các xã: Mỹ Đức là xã có diện tích lớn nhất 10.391,32 ha và chiếm 19,82%, xã Hà Đông có diện tích nhỏ nhất 411,47 ha, chiếm 0,78% so với tổng diện tích tự nhiên. Xã An Nhơn cũng chiếm diện tích tương đối lớn: 6.907,87 ha, chiếm 13,18% diện tích toàn huyện. III.1.2 Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và quản lý đất đai trên hồ sơ địa chính. Huyện Đạ Tẻh là một huyện miền núi, địa hình phức tạp nên công tác điều tra khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn huyện được thực hiện khá chậm và còn nhiều thiếu sót. Từ năm 1992 đến nay huyện đã tổ chức đo đạc lập bản đồ địa chính cho tấc cả các xã và thị trấn với tổng diện tích 35.528,22 ha. Tuy nhiên, do khó khăn về địa hình cũng như điều kiện vật chất nên sai số trong đo đạc còn lớn, riêng khu vực thị trấn, năm 2008 đã được tiến hành đo đạc lại theo lưới mốc quốc gia nên số liệu chuẩn xác hơn. Bảng 3: Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn huyện Đạ Tẻh. STT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH DIỆN TÍCH ĐÃ DO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH SỐ TỜ BẢN ĐỒ 1/1000 1/2000 1 TT Đạ Tẻh 2.357,1718 35 31 2 xã An Nhơn 2.611,6500 18 3 xã Quốc Oai 3.496,6100 30 4 xã Mỹ Đức 1.7570,3900 22 5 xã Quảng Trị 1.394,7300 12 6 xã Đạ Lây 1.928,2400 21 7 xã Hương Lâm 908,6000 14 8 xã Triệu Hải 1.775,1982 14 9 xã Hà Đông 411,4600 4 10 xã Đạ Kho 2.119,0228 18 11 xã Đạ Pal 955,1300 10 TỔNG CỘNG 35.528,2200 35 192 (Nguồn: Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Đạ Tẻh) Hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện như sau: + Sổ địa chính: 36 quyển, chia đều cho các xã và thị trấn. + Sổ mục kê: 29 quyển, thị trấn 4 quyển. + sổ theo dõi biến động: 73 quyển. + Sổ cấp GCNQSDĐ: 12 quyển, thị trấn 2 quyển. III.1.3 Công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Việc chuẩn bị cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010. Phòng TN&MT đã triển khai trên tất cả các xã,TT, qua đó nhằm đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2005. Từ đó để xem xét định hướng xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2006-2010, đến nay được sự đồng ý của UBND Huyện tại Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 20/07/2006 V/v Giao cho phòng TN&MT Huyện làm chủ đầu tư Hạng mục: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 - Huyện Đạ Tẻh. Phòng TN& MT đã chọn và ký hợp đồng nguyên tắc với đơn vị tư vấn là Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Miền Nam để lập dự án Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010 cấp Huyện, cấp xã, đã được UBND Huyện xem xét ký trình UBND Tỉnh phế duyệt để triển khai thực hiện. Kết quả việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất huyện Đạ Tẻh đã được UBND Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3655/QĐ-UB ngày 30/12/2002, công tác lập kế hoạch sử dụng đất được tổ chức thường xuyên hàng năm, kế hoạch sử dụng được xây dựng từ cơ sở xã, thị trấn theo nhu cầu của các đối tượng sử dụng. Đây là cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Để có cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Nhằm quản lý sử dụng đất có hiệu quả đúng theo quy định của pháp luật và phát triển kinh tế xã hội của địa phương ngày một nâng cao. UBND huyện chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường hợp đồng với phân viện QHTK Miền Nam tiến hành lập kế hoạch hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch kỳ cuối 5 năm giai đoạn 2006-2010 huyện Đạ Tẻh. UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 huyện Đạ tẻh theo quyết định số 2417/QĐ-UBND ngày 01/10/2007. Cấp xã: Đã lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cho 10 xã và 01 thị trấn giai đoạn 2001- 2010. Hiện nay tình hình biến động đất đai ở các xã, thị trấn rất lớn do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. UBND huyện đã triển khai xong việc lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các xã, thị trấn trong huyện giai đoạn 2006-2010. III.1.4 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. Giao đất, cho thuê đất theo đối tượng sử dụng: - Thu hồi đất lâm nghiệp của công ty Lâm nghiệp Đạ Tẻh để giao cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng vào mục đích lâm nghiệp theo dự án quản lý bảo vệ rừng. Diện tích giao 2368,61ha đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho 574 hộ gia đình cá nhân tại các xã: Đạ Lây, hương Lâm, An Nhơn, Quốc Oai, Đạ kho và thị trấn Đạ tẻh vào năm 2009. - Giao đất lâm nghiệp tại khu vực Đạ Bin xã Triệu Hải cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc khu phố 1 thị trấn Đạ tẻh để trồng rừng với diện tích 158,72 ha/64 hộ. - Giao đất nông nghiệp cho các hộ đồng bào dân tộc gốc địa phương để sản xuất nông nghiệp tại khu vực TônK’Long (xã Quảng Trị và Đạ Pal) cho 284 hộ với diện tích 441,2 ha vào năm 2009. Thu hồi đất: Một trong những khó khăn lớn nhất trong thời gian qua là việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng cho người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng các công trình, bên cạnh đó cón có những khó khăn bất cập về vấn đề giải quyết giá trị bồi thường cho người có đất bị thu hồi đã ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Kết quả thu hồi đất để thực hiện các dự án cụ thể như sau: 1- Đường dây 110kv Tân phú, Đạ Huoai, Đạ tẻh 1763m2/62 hộ. 2- Trạm điện An nhơn 6869m2/7 hộ. 3- Cầu Xuân Phong xã Đạ Pal 6516m2/4 hộ. 4- Hồ chứa nước tố Lan 32186m2/44 hộ. 5- Đường liên xã Mỹ Đức, Quốc Oai 9555m2/12 hộ. 6- Trung Tâm Cụm xã Mỹ Đức 21.198m2/14 hộ. 7- Thủy điện ĐamBri tôn k’long 94.429m2/17 hộ. 8- Kênh mương thôn 2 xã Đạ Kho 8398m2/47 hộ. 9- Đường thôn 6,7 Đạ Kho 4691m2/14 hộ. 10- Thủy lợi thôn 6,7 Đạ Kho 2ha/120hộ. 11- Hồ Chứa nước thôn 10 Đạ Kho 653.856m2/152 hộ. 12- Đường Thuận lộc xã Đạ Lây 8.899 m2/60 hộ. 13- Đường điện ViBa 130m2/6 hộ. Và gần đây nhất là việc thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng quốc lộ liên huyện là TP Bảo Lộc. III.1.5 Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Đăng ký đất đai là khâu quan trọng trong quá trình quản lý NN về đất đai theo pháp luật. Đăng ký đất đai nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ để NN quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và làm cơ sở cho công tác cấp GCNQSDĐ. Trong những năm qua, việc thực hiện Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai 2003, Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ ban hành về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp. Huyện đã đạt được kết quả sau: Bảng 4: Tổng hợp cấp giấy từ 2004 đến 6-2010 trên địa bàn huyện Đạ Tẻh. Năm cấp Số hộ Số thửa Số giấy Diện tích (ha) 2004 1.113 1.645 1.107 3.148.720 2005 335 412 355 1.063.646 2006 1.629 2.739 1.856 5.112.070 2007 309 533 347 1.557.033 2008 521 937 607 4.658.358 2009 234 365 285 1.942.138 1-2010 đến 6-2010 498 1.088 694 4.919.501 Tổng 4.639 7.719 5.251 22.401.466 (nguồn: Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Đạ Tẻh) III.1.6 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai. Được sự chỉ đạo của sở TN-MT và UBND huyện nên công tác thống kê kiểm kê đất đai dược tiến hành thường xuyên, liên tục theo luật định. Kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm 1 lần, thống kê đất đai được tiến hành hàng năm giúp chính quyền quản lý tốt quá trình sử dụng đất trên địa bàn, nắm bắt được hiện trạng sử dụng đất – làm căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. III.1.7 Công tác giải quyết tranh chấp đất đai. - Trong những năm qua công tác giải quyết tranh trấp, khiếu nại tố cáo được thực hoiện thường xuyên, xử lý kiệp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm luật đất đai:như sử dụng đất không đúng mục đích, tranh trấp, lấn chiếm…đạt 90% số vụ việc qua các năm,góp phần ổn định trính trị trên địa bàn. Cụ thể trong năm 2009 huyện đã giải quyết được 32/33 hồ sơ. - Tuy nhiên tình trạng khiếu nại, tố cáo, đơn thư vượt cấp cũng như tình trạng lấn chiếm đất đai vẫn còn xảy ra ở một số khu vực. Khi giá trị đất đai tăng lên thì tình trạng sử dụng sai mục đích, tranh trấp lấn chiếm sử dụng sai mục đích… sẽ sảy ra ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là ở khu vực có kinh tế phát triển, do vậy cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp có thẩm quyền trong công tác quản lý đất đai ngằm ngăn chặn việc vi phạm đất đai. III.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN ĐẠ TẺH NĂM 2009 III.2.1 Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng. Hiện trạng sử dụng các loại đất chính Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 52.419,64 ha. Trong đó đất nông nghiệp có diện tích 49.407,76 ha, chiếm tỷ lệ cao nhất 94,25% so với tổng diện tích đất của huyện, diện tích đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các xã: Hà Đông, Mỹ Đức, An Nhơn, và rải rác ở các xã còn lại. Đất phi nông nghiệp có diện tích 2.692,30 ha, chiếm 5,14% so với tổng diện tích đất của huyện, chủ yếu là đất chuyên dùng và đất ở, tập trung chủ yếu ở khu vực thị trấn. Đất chưa sử dụng có diện tích thấp nhất: 319,58 ha chiếm 0,61% diện tích đất của huyện, phần diện tích này nằm rải rác ở các xã (chủ yếu ở khu vực giáp ranh giữa các xã), và đa phần là diện tích đất đồi chưa sử dụng của xã An Nhơn. Bảng 5: Hiện trạng sử dụng các loại đất chính năm 2009. Loại đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 52419,64 100% 1. Đất nông nghiệp NNP 49407,76 94,25% 2. Đất phi nông nghiệp PNN 2692,30 5,14% 3. Đất chưa sử dụng CSD 319,58 0,61% (nguồn: Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Đạ Tẻh) Hình 2: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2009. Loại đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 49.407,76 100% 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 15.267,32 30,90% 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4.887,11 9,89% 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 10.380,21 21,01% 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 33.960,55 68,74% 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 159,92 0,32% 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 19,97 0,04% (Nguồn: Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Đạ Tẻh) Hình 3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 49407,76 ha, tập trung nhiều nhất ở các xã Đạ Kho, Mỹ Đức, Thị trấn và xã Quốc Oai. Đất sản xuất nông nghiệp : 15267,32 ha; chiếm 30,90 %, chia ra: - Đất trồng cây hàng năm là: 4887,11 ha chiếm 9,89 % so với diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng lúa và trồng cây hàng năm khác; tập trung chủ yếu ở các xã: Mỹ Đức, An Nhơn, Đạ Kho,… - Đất trồng cây lâu năm là: 10380,21 ha chiếm 21,01 % so với diện tích đất nông nghiệp, trong đó tập trung nhiều nhất là ở xã Đạ Kho, Mỹ Đức và Quốc Oai. Đất lâm nghiệp: 33960,55 ha chiếm 68,74 % so với diện tích đất nông nghiệp, hầu hết tập trung ở các xã Mỹ Đức, Quốc Oai, An Nhơn và xã Quảng Trị chủ yếu là rừng sản xuất, ngoài ra còn phân bố rải rác ở địa bàn các xã còn lại. Đất nuôi trồng thủy sản: 159,92 ha chiếm 0,32 % so với diện tích đất nông nghiệp; tập trung chủ yếu ở các xã: An Nhơn, Đạ Kho. Đất nông nghiệp khác: 19,97 ha chiếm 0,04 % so với diện tích đất nông nghiệp. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Bảng 7: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2009. Loại đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ % Tổng diện tích đất phi nông nghiệp PNN 2.692,30 100% 2.1 Đất ở OTC 374,10 13,90% 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.364,61 50,69% 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TIN 3,50 0,13% 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 53,65 1,99% 2.5 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng SMN 896,45 33,30% 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0 0 (Nguồn: Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Đạ Tẻh) Hình 4: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp. Diện tích đất phi nông nghiệp toàn Huyện là: 2.692,30 ha, bao gồm: 1- Đất ở: 374,10 ha; chiếm 13,90 % so với diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 0,71 % so với tổng diện tích tự nhiên toàn Huyện; Trong đó đất ở tại đô thị là: 113,05 ha, được phân bố tập trung ở khu vực nội thị; đất ở khu dân cư nông thôn là: 261,05 ha. 2- Đất chuyên dùng: 1.364,61 ha, chiếm 50,69 % so với diện tích đất phi nông nghiệp và 2,60 % so với tổng diện tích tự nhiên toàn Huyện, chia ra: - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 30,44 ha, chiếm 1,13 % so với đất phi nông nghiệp toàn Huyện; - Đất quốc phòng: 24,08 ha, chiếm 0,89 % so với đất phi nông nghiệp toàn Huyện; - Đất an ninh: 2,3 ha, chiếm 0,09 % so với đất phi nông nghiệp toàn Huyện; - Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 90,91 ha, chiếm 3,78 % so với đất phi nông nghiệp toàn Huyện; - Đất có mục đích công cộng: 1.216,88 ha, chiếm 45,20 % so với đất phi nông nghiệp Huyện. 3- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 3,50 ha, chiếm 0,13 % so với đất phi nông nghiệp và 0,01% so với tổng diện tích tự nhiên toàn Huyện. 4- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 53,65 ha, chiếm 1,99 % so với đất phi nông nghiệp toàn Huyện và 0,01% so với tổng diện tích tự nhiên toàn Huyện. 5- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 896,45 ha, chiếm 33,30 % so với đất phi nông nghiệp toàn Huyện và 1,71% so với tổng diện tích tự nhiên toàn Huyện. d. Hiện trạng đất chưa sử dụng Diện tích đất chưa sử dụng là: 319,58 ha, chiếm tỷ lệ 0,61 % so với tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 84,99 ha tập trung chủ yếu ở xã Mỹ Đức (55,16 ha) và nằm rải rác ở các xã như: Đạ lây (8,6 ha), Quảng Trị (11,22 ha), TT Đạ Tẻh (5,82 ha), Hà Đông (3,42 ha) và Hương lâm (0,77 ha); đất đồi núi là 234,59 ha chủ yếu ở xã Mỹ Đức, Quảng Trị. III.2.2 Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng. Bảng 8: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng năm 2009. Đơn vị: ha Mục đích sử dụng Tổng diện tích theo từng loại đất Hộ gia đình cá nhân (GDC) Tổ chức trong nước UBND cấp xã (UBS) Tổ chức kinh tế (TKT) Cơ quan đơn vị NN (TCN) Tổ chức khác (TKH) Tổng diện tích 52.419,64 20.584,22 638,21 28.974,27 42,66 269,85 1. Đất nông nghiệp 49.407,76 20.191,72 555,11 28.442,08 0 218,84 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 15.267,32 14.714,36 552,31 0 0 0,65 1.2 Đất lâm nghiệp 33.960,55 5300.28 0 28442,08 0 218,19 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 159,92 157.12 2,80 0 0 0 1.4 Đất nông nghiệp khác 19,97 19,97 0 0 0 0 2.Đất phi nông nghiệp 2692,30 389,08 83,10 532,19 42,66 51,01 2.1 Đất ở 374,10 374,10 0 0 0 0 2.2 Đất chuyên dùng 1364,61 14,83 29,45 475,42 42,66 47,66 2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 3,50 0,15 0 0 0 3,35 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 53,65 0 53,65 0 0 0 2.5 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng 896,45 0 0 56,77 0 0 3. Đất chưa sử dụng 319,58 3,42 0 0 0 0 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 84,99 3,42 0 0 0 0 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 234,59 0 0 0 0 0 (Nguồn: Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Đạ Tẻh) Hình 5: Cơ cấu đất theo đối tượng sử dụng (đơn vị: ha). 1- Hộ gia đình, cá nhân: 20.584,22 ha; chiếm tỷ lệ 39,27 % so với tổng diện tích đất toàn huyện. Trong đó: - Sử dụng đất nông nghiệp: 20.191,72 ha; chiếm tỷ lệ 40,87 % so với tổng diện tích toàn huyện. - Sử dụng đất phi nông nghiệp: 389,08 ha; chiếm tỷ lệ 14,45 % so với tổng diện tích toàn huyện . - Đất chưa sử dụng: 3,42 ha; chiếm tỷ lệ 1,07 % so với tổng diện tích toàn huyện 2- Tổ chức trong nước: 29.924,99 ha; chiếm tỷ lệ 57,09 % so với tổng diện tích đất toàn Huyện, Chia ra: - Ủy ban nhân dân cấp xã: 638,21 ha chiếm 1,22 % diện tích đất toàn huyện. - Tổ chức kinh tế: 28.974,27 ha, chiếm 55,27 % diện tích đất toàn huyện. - Cơ quan đơn vị của nhà nước: 42,66 ha, chiếm 0,08 % diện tích đất toàn huyện. - Tổ chức khác: 269,85 ha, chiếm 0,51 % diện tích đất toàn huyện. 3- Tổng diện tích đất theo đối tượng được giao UBND xã quản lý là 1.910,44 ha, chiếm 3,64 % so với tổng diện tích toàn huyện. ► Nhận xét về hiện trạng sử dụng đất của địa phương năm 2009 Nhìn chung, hết diện tích đất của huyện 52.419,64 ha đã được đưa vào sử dụng. Trong đó phần đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất 49.407,76 ha chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác có diện tích không đáng kể. Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ 2.692,30 ha chủ yếu là đất chuyên dùng và đất mặt nước chuyên dùng, đất ở chiếm tỷ lệ nhỏ 374,10 ha.trong đó đất ở nông thôn chiếm 66,51% với 248,82 ha. Còn lại, đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 319,58 ha chiếm 0,61% tổng diện tích đất tự nhiên. III.3 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI III.3.1 BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH GIAI ĐOẠN 2004-2009 Bảng 9: Biến động diện tích đất đai trong giai đoạn 2004-2009. Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng 52.419,3 52.419,32 52.419,38 52.419,66 52.419,65 52419,64 1. Đất nông nghiệp 49.625 49.671,4 49.659,53 49.652,41 49.582,53 49.407,76 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.430,6 10.476,06 10.468,33 10.463,45 11.108,83 15.267,32 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5.189,07 5.175,21 5.181,17 5.173,1 5.241,24 4.887,11 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 5.241,53 5.300,85 5.287,17 5.290,34 5.867,59 10.380,21 1.2 Đất lâm nghiệp 39.038,2 39.038,17 39.030,35 39.026,48 38.307,55 33.960,55 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 136,25 137,2 140,88 142,51 146,18 159,92 1.4 Đất nông nghiệp khác 19,97 19,97 19,97 19,97 19,97 19,97 2. Đất phi nông nghiệp 2.079 2.082,4 2.158,81 2.173,36 2.368,74 2.692,3 2.1 Đất ở 311,79 312,21 315,17 315,53 317,92 374,1 2.1.1 Đất ở nông thôn 206,27 206,63 207,16 207,41 208,5 261,05 1.1.2 Đất ở đô thị 105,52 105,58 108,01 108,12 109,42 113,05 2.2 Đất chuyên dùng 567,35 570,16 642,99 651,42 813,06 1.364,61 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,43 1,43 1,43 3,5 3,5 3,5 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 49,35 49,35 48,84 48,84 51,38 53,65 2.5 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng 1.148,56 1.148,74 1.149,87 1.153,49 1.181,92 896,45 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,51 0,51 0,51 0,51 0,51 0 3. Đất chưa sử dụng 715,34 665,52 601,04 593,94 468,37 319,58 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 347,44 301,9 249,35 246,23 143,87 84,99 3.2 Đất đồi chưa sử dụng 367,9 363,61 351,69 347,71 324,5 234,59 (Nguồn: Phòng TN-MT huyện Đạ Tẻh) Hình 6: Biểu đồ thể hiện biến động diện tích các loại đất chính giai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAT VAN DE.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan