Báo cáo Chuyên ngành xuất nhập khẩu Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty Việt Toàn Cầu

Việc áp mã hàng hóa là khâu khó và quan trọng vì nó liên quan đến việc xác định đúng thuế suất và số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Mã số hàng hóa phải được áp dụng cho đúng để thuế suất nhập khẩu; thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) phải nộp được đảm bảo không được cao hơn mà cũng không được thấp hơn. Thông thường việc áp mã do Nhân Viên Công Ty thực hiện, nhưng cũng có thể nhờ Công Chức Hải Quan làm tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian. Cần lưu ý, việc áp mã hàng hóa bị sai thì sẽ bị Công Chức Hải Quan trả lại bộ tờ khai. Như vậy quá trình đăng ký tờ khai đã bị trì hoãn. Do đó khi Nhân Viên Công Ty áp mã hàng hóa thì phải tìm hiểu rõ mặt hàng và nghiên cứu kỹ để việc áp mã được đảm bảo là chính xác.

doc65 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2467 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chuyên ngành xuất nhập khẩu Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty Việt Toàn Cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIA LAC AGL CORPORATION) để lấy D/O. Hãng Tàu sẽ kiểm tra xem đã có điện của bên kia ra thông báo giao hàng hay chưa hoặc kiểm tra lại nội dung trên B/L. Nếu có hoặc kiểm tra đã phù hợp thì hãng Tàu sẽ giao D/O cho Nhân Viên Công Ty và Nhân Viên Công Ty sẽ đóng phí lấy D/O. Việc đóng phí D/O cao hay thấp tùy từng hãng Tàu…. Hãng Tàu sẽ giữ lại 1 D/O chính, Nhân Viên Công Ty sẽ ký tên và mã số thuế của Công Ty PHÚC THÀNH AN vào D/O lưu ở hãng Tàu, và sẽ nhận được 3 D/O. Phí D/O: của lô hàng nay bao gồm phí chứng từ, , phí đại lý , phí làm hàng , phí vệ sinh cont, phí gắp cont. Phí chứng từ là phí liên quan đến các chứng từ, cụ thể là phí liên quan đến lập D/O. Phí đại lý là phí mà bên Ủy thác phải trả cho dịch vụ mà công ty CP & VT AN GIA LAC AGL CORPORATION cung cấp. - Hàng Cont (FCL): Sau khi nhận được D/O, mang D/O đến đại lý hãng tàu để làm giấy cam kết mượn cont về kho riêng để rút hàng hoặc rút hàng tại cảng. Tại đây Nhân Viên hãng tàu ghi nhận ngày tháng mượn trả cont, Nhân Viên giao nhận phải đóng tiền cược để mượn cont – gọi tắt là tiền cược cont. Số tiền này cũng tuỳ thuộc từng hãng tàu, sẽ bị trừ đi nếu cont có hư hỏng. Đến hạn trả cont phải đem cont đến bãi để giám sát ký nhận lên tờ giấy mượn cont đó, rồi đem lại hãng tàu để lấy lại tiền cược. Lưu ý người nhận hàng cần kiểm tra cont trước khi tháo dỡ hàng. Sau khi rút hết hàng người nhận hàng phải hoàn trả cont sạch và, nhãn cũ phải được bóc vỏ. - Hàng lẻ (LCL): lấy D/O xong là có thể tiến hành làm thủ tục Hải quan. Trong trường hợp hàng đã đến cảng mà bộ chứng từ chưa đến thì thường công ty sẽ điện yêu cầu người bán thông báo bằng telex/fax chấp thuận cho công ty nhận hàng thông qua vận đơn vì đa số là khách hàng quen biết đã giao dịch lâu. Nhưng cũng có những trường hợp thanh toán L/C công ty sẽ đề nghị ngân hàng mở L/C, lập thư bảo lãnh ngân hàng. Như vậy quy trình lấy D/O đã được hoàn thành. Lưu ý: Tuy nhiên có trường hợp người xuất khẩu chưa kịp gửi B/L gốc cho mình thì phải đề nghị người xuất khẩu yêu cầu hãng tàu chấp nhận Surrender B/L (B/L điện) thì khi đó nhân viên giao nhận chỉ cần mang giấy báo hàng đến và giấy giới thiệu đến đại lý hãng tàu nhận D/O. Lưu ý ghi mã số thuế phải chính xác. Trên D/O được cấp phải có dấu ĐÃ THU TIỀN hoặc chữ PAID của hãng tàu. Nếu không có dấu này đồng nghĩa là Công Ty chưa thanh toán phí, D/O không có giá trị. Như vậy sẽ không những không nhận được hàng mà còn phải đóng lại phí. Thông thường B/L mà nhân viên giao nhận xuất trình cho hãng Tàu sẽ được giữ lại, nhưng lấy D/O bằng vận đơn surrender thì hãng Tàu sẽ không cần giữ lại. Nếu như ở mục CONSIGNEE ghi TO ORDER OF THE BANK thì phải mang tới ngân hàng ký hậu rồi mới nhận D/O. Sau đó kiểm tra D/O: tên tàu, quốc tịch tàu, ngày đến cảng, số mã hiệu cont, số kiện, tên hàng , trọng lượng. 3.3. Chuẩn bị bộ chứng từ khai Hải quan : Bộ chứng từ khai Hải quan của lô hàng nhập khẩu kinh doanh này gồm: Phiếu tiếp nhận , bàn giao Hải quan. Tờ khai Hải quan hàng hóa nhập khẩu (2 bản chính cùng số series) Phụ lục tờ khai hàng nhập khẩu Giấy giới thiệu C/O form D (1 bản chính) Phụ lục tờ khai trị giá tính thuế hàng nhập khẩu Đĩa mềm chứa dữ liệu phụ lục hàng hóa nhập khẩu Hợp đồng ngoại thương (1 bản sao y) Commercial Invoice (2 bản chính) Packing List (2 bản chính) Vận đơn (B/L) (1 bản sao) 3.3.1.Phiếu tiếp nhận bàn giao Hải quan : Nội dung trên phiếu tiếp nhận do nhân viên của Công Ty khai . Gồm có : Tên đơn vị xuất nhập khẩu : Công Ty TNHH Phúc Thành An . Mã số thuế : 0301719729. Bộ tờ hồ sơ gồm có những gì , do người khai đánh vào 3.3.2. Tờ Khai Hàng Hóa Nhập Khẩu (1 Bản Lưu Hải Quan, 1 Bản Doanh Nghiệp Giữ). Đây là bước quan trọng trong quá trình làm thủ tục nhận hàng từ cảng vì vậy đòi hỏi người giao nhận phải thận trọng trong quá trình lênh tờ khai . Vì đây là hàng hóa nhập khẩu nên phía bên phải tờ khai hàng hóa nhập khẩu sẽ có kí hiệu HQ/2002 – NK. Một tờ khai hàng hoá nhập khẩu gồm 2 mặt: Mặt trước: Mục Tổng Cục Hải Quan: - Cục Hải Quan: Ghi tên tỉnh hoặc thành phố: Trong trường hợp này thủ tục Hải Quan được làm tại cục Hải Quan TP. HCM - Chi cục Hải Quan: KV1 (khu vực 1). Chú ý: cục Hải Quan Tp. Hồ Chí Minh được chia ra làm nhiều khu vực tương ứng với các Chi Cục, cụ thể như: Cảng Tân Cảng, Cát Lái thuộc khu vực 1; cụm cảng ICD thuộc khu vực 4; cảng Khánh Hội, Nhà Rồng khu vực 2…..và các chi cục Hải Quan khác chuyên về quản lý hàng đầu tư; hàng gia công; chi cục Hải Quan điện tử… - Tờ khai số: Đây là số tờ khai do Công Chức Hải Quan cung cấp khi Nhân Viên Công Ty đăng ký tờ khai và Công Chức Hải Quan tiếp nhận bộ hồ sơ. Lúc này, Công Chức Hải Quan sẽ ghi số tờ khai lên tờ khai hàng hóa nhập khẩu và ra lệnh hình thức. Tờ khai này có số: 19192/NK/KD/KV1. - Ngày đăng ký: Nhân Viên Công Ty sẽ ghi ngày mà Hải Quan cấp số tờ khai. Cụ thể là ngày 09/004/2009 - Số lượng phụ lục tờ khai: - Cán bộ đăng ký: Công Chức Hải Quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ký tên, đóng dấu vào ô này. Mục A – Phần Dành Cho Người Khai Hải Quan. Ô số 1: Người nhập khẩu: Ghi tên Công Ty, địa chỉ, số điện thoại, của nhà nhập khẩu, đồng thời phải ghi thêm mã số thuế. Ở đây mã số thuế là: 0301719729. căn cứ vào hợp đồng, vào hóa đơn và Packing List để xác định, cần lưu ý là phải ghi chính xác tên Công Ty. Đặc biệt là mã số thuế vì mã số thuế xuất nhập khẩu đã có trong hệ thống máy tính nối mạng của Tổng Cục Hải Quan, nếu ghi sai máy tính sẽ không chấp nhận, có thể bị trả lại tờ khai làm tốn kém thời gian cho doanh nghiệp. - Tên người nhập khẩu: Công Ty TNHH Phúc Thành An TK 14/18 BẾN CHƯƠNG DƯƠNG ,P.CẦU KHO,Q1,TPHCM TEL: (08) 54102218 Ô số 2: Người xuất khẩu: Tương tự như ô số 1 nhưng không cần phải ghi mã số thuế và số điện thoại. - Tên người xuất khẩu: PEARL BEDDINGS CO. LTD 22/52 MOO 8, OUTER RING 340 ROAD, BANGPHAI, BANGKHAE BANGKOK 10160, THAI LAN. TEL:(622)8105122. Ô số 3: Người ủy thác ( để trống). Ô số 4: Đại lý làm thủ tục Hải Quan ( để trống). Ô số 5: Loại hình:. Tuỳ theo mặt hàng nhập khẩu để kinh doanh (KD), sản xuất (SX), đầu tư (ĐT), gia công (GC), sản xuất xuất khẩu (SXXK), nhập tái xuất (NTX), tái nhập (TN) mà Nhân Viên lên chứng từ sẽ đáng dấu “x” vào ô đó. Trong trường hợp này Công Ty Phúc Thành An nhập khẩu vế với mục đích kinh doanh, do đó Công Ty sẽ đánh dấu chéo vào ô kinh doanh (KD). Ô số 6: Giấy phép: ghi số, ngày tháng năm cấp và hết hạn. ( trong trường hợp những mặt hàng nhập khẩu phải xin giấy phép theo quy định của pháp luật ). Ô số 7: Hợp đồng. Theo số hợp đồng đã ký giữa Công Ty Phúc Thành An và người xuất khẩu, Nhân Viên Công Ty sẽ lấy số hợp đồng đó để điền vào tờ khai. Ở đây: - Số hợp đồng: 0015-09 - Ngày: 4/3/2009 - Ngày hết hạn: Ô số 8: Hóa đơn thương mại. Nhân viên công ty sẽ dựa vào hóa đơn thương mại để lấy số hóa đơn, ngày hóa đơn. Số và ngày hóa đơn là do bên xuất khẩu nước ngoài cung cấp cho bên nhập khẩu . - Số hóa đơn: EXP 005/09 - Ngày: 16/03/2009 Ô số 9: Phương tiện vận tải: Nhân Viên lên chứng từ sẽ dựa vào thông báo hàng đến hoặc B/L để ghi tên phương tiện vận tải và ngày Tàu đến. Thông thường căn cứ vào B/L . - Tên, số hiệu: MOL GRACE V.005N - Ngày đến: 05/04/2009 Ô số 10: Vận đơn: Tương tự như ở ô số 9, Nhân Viên lên chứng từ cũng căn cứ vào thông báo hàng đến hoặc B/L. - Vận tải đơn số: VFI-SEHCM0903-03 - Ngày: 02/04/2009 Ô số 11: Nước xuất khẩu: Khi viết tắt tên nước xuất khẩu chỉ được lấy 02 ký tự theo quy định. Ở đây nước xuất khẩu được viết đầy đủ là THAILAND Ô số 12: Cảng, địa điểm xếp hàng: BANGKOK Ô số 13: Càng, địa điểm dỡ hàng: CÁT LÁI. Ô số 14: Điều kiện giao hàng: Dựa vào điều kiện giao hàng trong hợp đồng ngoại thương , trường hợp này địa điểm giao hàng là FOB BANGKOK. Ô số 15: Đồng tiền thanh toán: Là đồng tiền mà bên mua thanh toán cho bên bán. Trong trường hợp này là đồng USD với tỷ giá tính thuế là: 16,940.( Tỷ giá tính được lấy là tỷ giá liên ngân hàng vào thời điểm mà Nhân Viên đi đăng ký tờ khai. Thông thường vào website của tổng cục Hải Quan: www.customs.gov.vn hoặc Hải Quan Đồng Nai để xem, tỷ giá này sẽ chính xác hơn khi khai Hải Quan ). Ô số 16: Phương thức thanh toán: T/T. Ô số 17: Tên hàng, quy cách phẩm chất: Nhân Viên Công Ty dựa vào hợp đồng, hóa đơn hoặc Packing list mà Công Ty Phúc Thành An cung cấp để lên tờ khai. Thông thường trên hợp đồng, hóa đơn và packing list ngôn ngữ thể hiện là tiếng Anh, nhân viên giao nhận nên dịch càng chính xác càng phục vụ tốt cho quá trình Khai Hải Quan. Do nhập theo hợp đồng Ủy thác, tốt nhất nên yêu cầu bên Ủy thác cung cấp bản dịch ( mọi chứng từ ) vì bên Ủy thác bao giờ cũng am hiểu về hàng hóa họ nhập hơn so với 1 công ty chuyên làm dịch vụ giao nhận như Việt Hoa Toàn Cầu, đó cũng là căn cứ dựa vào để hạn chế tranh chấp có thể xảy ra. Mặc dù vậy, nhân viên công ty cũng phải giúp đỡ công ty Ủy thác trong việc dịch thuật. Ở đây tên hàng là: - GỐI CHĂN VÀ DRAP GIƯỜNG CÁC LOẠI - CHI TIẾT THEO PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM - Hàng mới 100% - (Chi tiết phụ lục đính kèm) Lưu ý: chỉ có thể ghi được 3 mặt hàng trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu, nếu nhiều hơn 3 mặt hàng thì phải thêm phụ lục tờ khai hàng hóa nhập khẩu. Bao gồm 2 bản, 1 bản người khai Hải Quan giữ, 1 bản do Công Chức Hải Quan giữ. Trong trường hợp này, có đến 9 mặt hàng khác nhau nên cần phải có phụ lục tờ khai hàng hóa nhập khẩu. Ô số 18: Mã số hàng hóa: Việc áp mã hàng hóa là khâu khó và quan trọng vì nó liên quan đến việc xác định đúng thuế suất và số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Mã số hàng hóa phải được áp dụng cho đúng để thuế suất nhập khẩu; thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) phải nộp được đảm bảo không được cao hơn mà cũng không được thấp hơn. Thông thường việc áp mã do Nhân Viên Công Ty thực hiện, nhưng cũng có thể nhờ Công Chức Hải Quan làm tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian. Cần lưu ý, việc áp mã hàng hóa bị sai thì sẽ bị Công Chức Hải Quan trả lại bộ tờ khai. Như vậy quá trình đăng ký tờ khai đã bị trì hoãn. Do đó khi Nhân Viên Công Ty áp mã hàng hóa thì phải tìm hiểu rõ mặt hàng và nghiên cứu kỹ để việc áp mã được đảm bảo là chính xác. Ô số 19: Xuất xứ : THAILAND Ô số 20: Lượng: Ghi số lượng của từng mặt hàng là bao nhiêu. Nếu như hàng hóa nhiều hơn 3 mặt hàng thì phải kèm theo phụ lục tờ khai.(ghi trên phụ lục tờ khai).. tổng số lượng: 2192 bộ Ô số 21: Đơn vị tính: Tuỳ theo loại mặt hàng mà đơn vị tính khác nhau. Ở đây là mặt hàng gối chăn và drap giường nên đơn vị tính là bộ. Đơn vị tính cần chính xác và phải thể hiện đồng bộ giữa các chứng từ. Vì có thể khi hàng phải kiểm Hóa, Công Chức Hải Quan sẽ hiểu không đúng và cho là doanh nghiệp khai sai. Ô số 22: Đơn giá nguyên tệ: được hiểu là đơn giá của từng mặt hàng.Ở đây không ghi trên tờ khai, ghi trên phụ lục tờ khai hàng hóa nhập khẩu vì có nhiều mặt hàng. Đơn giá nguyên tệ ở đây là : 84.275. Ô số 23: Trị giá nguyên tệ: Ô này phải thể hiện đúng số tiền thanh toán trên hợp đồng, hóa đơn và packing list…. Giá ở đây là giá FOB. Vì nhập theo điều kiện FOB, INCOTERM 2000. Trị giá nguyên tệ = lượng x đơn giá nguyên tệ Tổng cộng theo giá FOB là 18,745.89 USD và tổng cộng theo giá CIF là 19,045.89 USD (do cộng thêm cước phí vận tải 300 USD). Ô số 24: Thuế nhập khẩu: Thuế là số tiền mà doanh nghiệp sẽ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh. Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực, khối lượng hàng hóa mà số tiền thuế phải nộp sẽ cao hay thấp. Để tiến hành khai thuế doanh nghiệp cần phải am hiểu về hàng hóa cũng như các quy định của nhà nước….. Để hiểu rõ hơn vấn đề liên quan đến thuế, nhân viên giao nhận cần tham khảo “ biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2009”. - Trong ô này, sau khi đã áp đúng mã số hàng hóa. Nhân Viên Công Ty dựa vào bảng thuế 2009 để áp mức thuế suất. Thuế suất bao nhiêu % sẽ tùy thuộc vào từng mặt hàng hay có được hưởng mức thuế suất ưu đãi nào không. Trị giá tính thuế đều được chuyển thành đồng tiền Việt Nam và lúc này: Tiền thuế = Trị giá tính thuế x Thuế suất(%). Trong đó: + Thuế suất: theo như mã số hàng hóa đã tra và biểu thuế nhập khẩu để xác định thuế suất Trong trường hợp này mức thuế suất xác định được dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2009 là: 5% + Trị giá tính thuế = trị giá nguyên tệ (ô số 23) x với tỷ giá tính thuế. Lưu ý: Trong trường hợp này ta cần quy giá FOB về giá CIF rồi mới tiến hành tính thuế. Trị giá tính thuế ở trên được áp dụng cho 1 mặt hàng duy nhất và là giá CIF. Trường hợp có nhiều mặt hàng nhập khẩu theo giá FOB cần quy về giá CIF, trị giá tính thuế được tính cho mỗi mặt hàng dựa vào công thức sau đây: Trị giá tính thuế mặt hàng 1 = (Tổng giá CIF/ tổng giá FOB) x FOB mặt hàng 1 x tỷ giá Các mặt hàng còn lại tính tương tự như mặt hàng số 1. Ô số 25: Thuế GTGT (hoặc TTĐB) - Nếu lô hàng có thuế GTGT hoặc TTĐB thì phải đưa vào ô này, nếu không thì không ghi vào. Trong trường hợp lô hàng này, chỉ có thuế GTGT: Cách tính thuế GTGT: Tiến thuế GTGT = trị giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT Trong đó: Trị gí tính thuế GTGT = trị giá tính thuế hàng nhập khẩu + tiền thuế nhập khẩu Ô số 26: - Thu khác. Dành cho các mặt hàng theo quy định của pháp luật phải đóng thêm các khoản thuế khác theo một tỉ lệ quy định. Ô số 27: Tổng số tiền thuế và thu khác: Ô này thể hiện tổng số tiền thuế mà Công Ty Phúc Thành An phải nộp khi nhập khẩu một lô hàng: 35.341,997 VNĐ.( Ba mươi triệu ba trăm bốn mươi mốt nghìn chín trăm chín mươi bảy đồng) Ô số 28: Chứng từ kèo theo và số bản chính, bản sao phải nộp Ô số 29: Đây là ô xác nhận trách nhiệm của giám đốc Công Ty Phúc Thành An thể hiện bằng cách ký tên và đóng dấu vào ô này. Mặt sau: B – Phần Dành Cho Kiểm Tra Của Hải Quan. Ô số 30: Phần ghi kết quả kiểm tra của Hải Quan. Ở ô này, Công Chức Hải Quan sau khi kiểm tra thực tế tình trạng hàng hóa như thế nào thì sẽ nhận xét vào đây. Ô số 31: Đại diện doanh nghiệp (ký, ghi rõ họ tên): Nhân Viên đi nhận hàng sẽ đại diện cho Công ty Phúc Thành An ký tên. Ô số 32: Cán bộ kiểm hóa (Ký, ghi rõ họ tên) Đây là ô mà hai cán bộ kiểm hóa sau khi được phân công kiểm tra thực tế lô hàng sẽ ký nhận xác nhận đã kiểm tra hàng và nhận xét tình trạng thực tế của lô hàng. Ô số 33: Tổng số tiền phải điều chỉnh sau khi kiểm tra. Ô số 34: Tổng số thuế và thu khác phải nộp. Ô số 35: Lệ phí Hải Quan Ô số 36: Cán bộ kiểm tra thuế: (Ký, ghi rõ họ tên): Sau khi Công Chức Hải Quan đã kiểm tra mức thuế suất và số tiền thuế xong thì sẽ ký tên và đóng dấu vào ô này. Ô số 37: ghi chép khác của Hải Quan. Ô số 38: Xác nhận đã làm thủ tục Hải Quan (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên): Sau khi đã kiểm tra thực tế hàng hóa có nhận xét và ký tên của hai cán bộ kiểm hóa thì bộ tờ khai này sẽ được chuyển đến cho chi chục phó Hải Quan cửa khẩu ký, đóng dấu xác nhận đã làm thủ tục Hải Quan và cho phép thông quan. Nếu hàng miễn kiểm thì sẽ được ký tên, đóng dấu tại nơi đăng ký tờ khai. 3.3.3 Phụ Lục Tờ Khai Hàng Hóa Nhập Khẩu: Trong trường hợp này, có đến 9 mặt hàng nên phải có phụ lục tờ khai hàng hóa nhập khẩu gồm 2 bản. Một bản do Công Chức Hải Quan giữ, một bản do người khai Hải Quan giữ. Phụ lục tờ khai thực ra chỉ bao gồm từ tiêu thức 17 đến tiêu thức số 26, nêu chi tiết các mặt hàng và tiền thuế phải nộp 3.3.4 Giấy Giới Thiệu: Giấy giới thiệu rất quan trọng trong 1 số trường hợp, Hầu hết trong bộ hồ sơ khai Hải Quan nào cũng phải có giấy giới thiệu. Trên giấy giới thiệu có đóng dấu và ký tên của Giám Đốc, tên và chức vụ của nhân viên giao nhận… Nhìn chung, giấy giới thiệu chứng minh được quyền được đứng ra thực hiện công tác giao nhận của Nhân Viên Công Ty. 3.3.5.Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): 01 bản chính. Đây là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa , nó có vai trò như sau: Ưu đãi thuế quan : xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia. Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá. Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi. Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch. Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch. Xúc tiến thương mại. Tuy theo quan hệ giữa Việt Nam với khu vực và thế giới mà có những C/O khác nhau. Dưới đây là một số mẫu C/O: C/O form A: Chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất khẩu sang một trong những nước được ghi ở mặt sau Mẫu A và nước này đã cho Việt Nam được hưởng ưu đãi từ GSP. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là chế độ ưu đãi miễn, giảm thuế nhập khẩu của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển nhằm giúp cho sản phẩm của các nước này tiêu thụ được trên thị trường quốc tế; và khi hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ do nước này quy định. C/O form B: Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau: Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP. Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra. C/O form D: Chỉ cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác. C/O form E: là giấy chứng nhận xuất xứ dùng cho các mặt hàng thuộc Hiệp định chung về mậu dịch giữa ASEAN và Trung Quốc. C/O form AK: cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang HÀN QUỐC C/O form S: là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dùng cho các mặt hàng từ Lào về hoặc xuất đi Lào. C/O form O: là giấy chứng nhận xuất xứ lập riêng cho mặt hàng cà phê được nhập khẩu vào những nước thuộc Hiệp hội cà phê thế giới ( International Coffee Organization ). Mục đích của C/O này là để nhận được những chính sách ưu đãi do Hiệp hội cà phê thế giới ban hành. C/O form X: là giấy chứng nhận xuất xứ dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu không qua các nước không thuộc Hiệp hội cà phê thế giới. C/O form T: là giấy chứng nhận xuất xứ dùng cho mặt hàng dệt xuất khẩu sang EU. Với hàng nhập khẩu, C/O được bên xuất khẩu nước ngoài trực tiếp gởi qua theo như yêu cầu của bên nhập khẩu, nên không có thủ tục xin cấp C/O, chỉ có hàng xuất mới có. Nhà xuất khẩu được cấp lại C/O trong các trường hợp sau : Trong trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp bị thất lạc, mất, hoặc hư hỏng ...Phòng Thương mại có thể sẽ cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp sau khi nhận được bộ hồ sơ, công văn yêu cầu cấp lại trong đó nêu rõ lý do và kèm theo bản sao C/O của lần cấp trước . Trường hợp có thay đổi dữ kiện đã khai trong C/O theo yêu cầu của Nhà xuất khẩu , Phòng Thương mại sẽ cấp lại C/O sau khi nhận được bộ hồ sơ , công văn yêu cầu cấp lại có nêu rõ lý do đồng thời sẽ thu hồi lại bản chính C/O và các bản sao của lần cấp trước 3.3.6.Tờ Khai Trị Giá Tính Thuế Hàng Nhập Khẩu (1 Bản Chính ): Tờ khai trị giá tính thuế hàng nhập khẩu có kết cấu như sau, mặt trước gồm 24 tiêu thức, mặt sau từ tiêu thức số 6 đến 27: Tiêu đề: dành cho công chức Hải Quan ghi. Phần khai báo của người khai Hải Quan, từ tiêu thức 1 đến 24, và tiêu thức 6 đến tiêu thức 25 Tiêu thức 26 và 27 dành cho Công Chức Hải Quan. Doanh nghiệp sẽ phân bổ cước phí cho từng đơn vị mặt hàng, và trị giá tính thuế từng đơn vị mặt hàng và điền vào tờ khai trị giá tính thuế nhập khẩu. Mỗi Tờ khai trị giá tính thuế có thể ghi được 8 mặt hàng, mặt trước có thể ghi được 4 mặt hàng. Mặt sau ghi được 4 mặt hàng. Tờ khai trị giá tính thuế kê khai rõ tiền cước trên mỗi đơn vị mặt hàng cũng như các chi phí khác. Từ đó rút ra trị giá tính thuế nguyên tệ trên từng đơn vị mặt hàng một và trị giá tính thuế tính theo VNĐ. Nếu nhập khẩu theo giá CIF, tiêu thức số 07 không nhất thiết phải ghi mà chỉ ghi vào tiêu thức 23. Nếu nhập theo giá FOB nhất thiết phải ghi rõ vào tiêu thức số 07 và ghi rõ chi phí vận tải, bốc xếp ..( tiêu thức 16) và chi phí bảo hiểm ( tiêu thức 17 ) vì phải quy về giá CIF để tính trị giá tính thuế. Cách phân bổ cước cho từng đơn vị mặt hàng một, nếu nhập theo giá FOB: Cước phí cho từng đơn vị mặt hàng =( tiền cước/ tổng giá FOB ) x đơn giá mặt hàng. Cách tính phí bảo hiểm cũng tương tự như cách tính cước phí. Sau khi xác định được tất cả các khoản mục. Trị giá tính thuế được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch như sau: Trị giá tính thuế = trị giá giao dịch + các khoản phải cộng – các khoản được trừ. Khi có phụ lục tờ khai, trong trường hợp có nhiều mặt hàng sẽ làm mất nhiều thời gian cho Công Chức Hải Quan khi phải nhập liệu vào hệ thống máy tính. Để giải quyết tình hình này, Hải Quan Việt Nam đã có giải pháp tương đối phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, bằng cách cho phép khai báo qua đĩa mềm, khai báo điện tử. Thông thường khi khai Hải Quan, để tạo thuận tiện cho công chức Hải Quan và tiết kiệm thời gian, nhân viên giao nhận đánh máy sẵn các mặt hàng có trong phụ lục tờ khai, mã số hàng hóa, xuất xứ, đơn giá, thuế suất, tổng giá trị…….Font chữ theo tiêu chuẩn của nhà nước là bộ font TCVN, kiểu font .Vni-times trên nền chương trình Microsoft Excel và được lưu trong 1 đĩa mềm hoặc USB. Tên của tập tin trong đĩa phải được đặt theo quy định là 8 kí tự thể hiện ngày tháng năm lập tờ khai GATT. Đĩa chương trình này được gọi theo thuật ngữ là đĩa GATT. Đĩa GATT được lập trên nền Microsoft Excel, thường bao gồm 2 sheet: 1 sheet có tên GATT, 1 sheet thường đặt tên PHULUC tương đương với phụ lục tờ khai. Trong sheet PHULUC được đánh máy theo như phụ lục tờ khai. Khi khai Hải Quan, sau khi công chức tiếp nhận Hồ sơ sẽ xem xét và yêu cầu đĩa GATT, lúc này nhân viên giao nhận sẽ đưa đĩa GATT cho công chức Hải Quan tiếp nhận hồ sơ để nhập liệu vào hệ thống máy tính. Đĩa GATT là 1 hình thức khai báo Hải Quan điện tử giúp rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp lẫn Công Chức Hải Quan. Doanh nghiệp nên đăng ký vì sẽ tiết kiệm được thời gian mỗi khi khai báo Hải Quan. Hiện tại, Trong hệ thống máy tính nối mạng của Tổng Cục Hải Quan đã có đầy đủ mọi thông tin từ phía doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đã có mã số xuất nhập khẩu, chính vì vậy không cần phải đăng ký nữa mà chỉ cần khi khai Hải Quan, trong bộ tờ khai có phụ lục tờ khai thì doanh nghiệp nên dùng đĩa GATT. 3.3.7.Hợp đồng (FROFORMA INVOICE):2 bản. Trên hợp đồng này thể hiện người nhập khẩu, nhà xuất khẩu ,số hợp đồng , ngày tháng năm ký hợp đồng .Diễn trả hàng hóa , số lượng hàng hóa và giá cả . Hợp đồng này còn thể hiện các điều kiện ràng buộc . Trong trường hợp này , hợp đồng thể hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài tốt nghiệp chuyên ngành xuất nhập khẩu Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty Việt Toàn Cầu.doc
Tài liệu liên quan