Báo cáo Cơ cấu tổ chức bộ máy, nghiên cứu của viện khoa học lao động và xã hội

MỤC LỤC

 

Phần 1: Viện khoa học lao động và xã hội.

I. Sự hình thành và phát triển của Viện.

II. Chức năng, nhiệm vụ của Viện.

1. Chức năng của Viện.

2. Nhiệm vụ của Viện.

III. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện.

IV. Các đề tài nghiên cứu của Viện trong những năm qua.

V. Trang thiết bị phục vụ cho làm việc và nghiên cứu của Viện.

VI. Đánh giá chung về công tác hoạt động của Viện trong những năm qua.

1. Những thành tựu đã đạt được.

2. Tồn tại và khuyết điểm.

VII. Phương hướng công tác trong những năm tới.

Phần 2: Trung tâm nghiên cứu khoa học lao động nữ và giới.

I. Sự hình thành và phát triển của trung tâm.

II. Trang thiết bị phục vụ cho làm việc và nghiên cứu của trung tâm.

III. Các sản phẩm và phương hướng nghiên cứu trong những năm tới.

1. Các sản phẩm nghiên cứu của trung tâm trong thời gian qua.

2. Phương hướng nghiên cứu của trung tâm trong thời gian tới.

IV. Lực lượng cán bộ của trung tâm.

Phần 3: Định hướng đề tài.

 

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1899 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Cơ cấu tổ chức bộ máy, nghiên cứu của viện khoa học lao động và xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độc hại nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Dự án về thông tin thị trường lao động đã đưa ra được các phương pháp nhằm thu thập thông tin về cung và cầu lao động theo đó các dịa phương có thể tự xây dựng hệ thống dữ liệu, đánh giá tình hình nhằm góp phần cho việc triển khai chương trình việc làm quốc gia. Được sự tài trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, Viện đã thực hiện nhiều dự án cóhiệu quả: dự án điều tra về sinh viên tốt nghiệp đại học đã góp phần cho việc nghiên cứu thị trường lao động cuả những người có trình độ kỹ thuật, đóng góp quan trọng cho nghiên cứu về tài chính, giáo dục và xã hội hoá giáo dục. Dự án nghiên cứu về chính sách xã hội đối với các đối tượng yếu thế nhằm góp phần cho việc đề ra các chính sách để những người có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện hoà nhập vào cộng đồng… Viện đã xây dựng luận cứ để phê duyệt văn kiện xây dựng bộ luật lao động. Với sự hỗ trợ của ILO, Bộ đã ây dựng thành công Bộ luật lao động, đã được quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ tháng 1 năm 1995. Một trong những đóng góp khác của các đề tài cấp bộ đó là góp phần rà soát, sửa đổi các chính sách hiện hành và vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống. Mở rộng hợp tác nghiên cứu là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất để co được những thành tựu của Viện, có được những tư liệu và kiến thức kiến thức quản lý lao động của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Mở đầu của hợp tác với các tổ chức ILO, Viện đã phối hợp với tổ chức quản lý lao động châu Á (ARPLA) tổ chức hội thảo về quản lý lao động. Tiếp đến Viện đã nhận đợc sự hỗ trợ và hợp tác của hàng loạt các tổ chức quốc tế như: ILO, trường kinh tế Stockholm, Viện FES cộng hoà liên bang Đức, ngân hàng thế giới, Viện lao động Nhật Bản, UNICEF… Năm 1995 viện đã chính thức được công nhận là thành viên chính thức của “ Mạng lưới các tổ chức nghiên cứu về lao động” của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc ILO. Từ khi là thành viên của tổ chức này hàng năm cán bộ của Viện đã được tham gia các hội thảo quốc tế ở các nước, Viện được cung cấp định kỳ về thông tin lao động của các nước trong khu vực và hơn nữa Viện dã mở ra được hợp tác song phương với các Viện nghiên cứu thành viên. Hợp tác với các cơ quan trong nước cũng được Viện đặc biệt chú trọng vì Viện đã thực hiện một loạt các công trình nghiên cứu liên ngành, hơn nữa để thực hiện dự án có quy mô lớn thì Viện không thể hoàn thành với chất lượng cao nếu không có sự tham gia của các Viện nghiên cứu như:Viện kinh tế học, viện xã hội học, viện quản lý kinh tế trung ương, trường ĐH Kinh tế quốc dân… II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI. Chức năng của Viện khoa học lao động và xã hội. Chức năng của Viện được thực hiện theo quyết định 262 ngày 13.4.94 của Bộ trưởng về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội. Chức năng của Viện đó là: nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các vấn đề về lĩnh vực lao động và thương binh xã hội, đào tạo đại học và sau đại học cho các chuyên ngành về lao động xã hội. Nhiệm vụ của Viện khoa học lao động và xã hội. Theo quyết định số 1445/2002/QĐ - BLĐTBXH ngày 18.11.02 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh & Xã hội thì nhiệm vụ của Viện bao gồm 6 nội dung chính. Đó là: Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Lao động - Thương binh & Xã hội bao gồm: Dự báo xu hướng phát triển và định hướng chiến lược về lĩnh vực LĐ - TB & XH, tham gia xây dựng chiến lược thuộc lĩnh vưc LĐ - TB & XH. Phát triển nguồn nhân lực: di dân, di chuyển lao động; đào tạo nghề nhăm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm và đáp ứng thị trường lao động. Việc làm, thất nghiệp, chyển dịch cơ cấu lao động, thị trường lao động, tác động của toàn cầu hoá... Tiền lương, tiền công và thu nhập, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, định mức lao động, năng suất lao động xã hội. Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh môi trường và diều kiện lao động. Lao động nữ: các khía cạnh xã hội và các vấn đề giới của lao động nữ và các lao động đặc thù. Ưu đãi người có công: xoá đói giảm nghèo, BHXH,bảo trợ xã hội, tệ nạn xã hội. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành, đào tạo trình độ sau đại học thuộc chuyên ngành kinh tế lao động theo quy định của pháp luật. Điều tra cơ bản phục vụ nghiên cứu khoa học lao động và xã hội, thu nhập và phổ biến thông tin khoa học, kết quả các công trình nghiên cứu. Tư vấn và tham gia thẩm định, đánh giá các chương trình, dự án, chính sách, công trình nghiên cứu thuộc Bộ quản lý. Mở rộng hợp tác với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu trong nước và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về lao động và xã hội theo quy định của pháp luật, của Bộ. Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và của Bộ. III. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA VIỆN. Hiện nay Viện có 76 cán bộ trong đó có 38 cán bộ là nữ. Trình độ của cán bộ là: Chuyên viên cao cấp : 1 người Chuyên viên chính : 9 người Chuyên viên : 60 người Khác : 3 người Cán sự : 3 người Cán bộ trong Viện 100% đều tốt nghiệp đại học, trong đó có 9 tiến sĩ, 8 thạc sĩ. Trước khi có quyết định 1445 ngày 18.11.02 của Bộ trưởng về việc đổi tên và quy định chức năng , nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội thì bộ máy tổ chức của Viện gồm có 3 lãnh đạo và số cán bộ được bố trí vào 11 phòng ban và trung tâm. Đó là các phòng: phòng tổ chức hành chính; phòng kế hoạch tổng hợp thông tin đối ngoại; phòng bảo hiểm và ưu đãi xã hội; phòng bảo trợ và tệ nạn xã hội; trung tâm nghiên cứu khoa học lao động nữ; trung tâm môi trường và điều kiện lao động; phòng tiền lương, tiền công, mức sống; phòng lao động, việc làm, phòng định mức và tổ chức lao động khoa học; phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh; tổ chiến lược. Nhưng sau khi có quyết định 1445 thì bộ máy tổ chức của Viện gồm có 4 lãnh đạo và 7 phòng, trung tâm.7 phòng, trung tâm đó là: phòng tổ chức hành chính và tài vụ; phòng kế hoạch tổng hợp đối ngoại; phòng nghiên cứu quan hệ lao động; phòng nghiên cứu chính sách ưu đãi và xã hội; trung tâm dân số, nguồn lao động và việc làm; trung tâm nghiên cứu khoa học về lao động nữ; trung tâm nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động. Bộ máy lãnh đạo hiện nay gồm 4 người đó là: Viện trưởng: TS Nguyễn Hữu Dũng Viện phó: CN Đào Quang Vinh TS Doãn Mậu Diệp ThS Nguyễn Thị Lan Hương Sơ đồ các phòng ban trong Viện được thể hiện trong sơ đồ dưới đây: Nhiệm vụ của các phòng, trung tâm trong Viện. Phòng tổ chức hành chính và tài vụ. Trưởng phòng: Vũ Văn Đạt. Phòng gồm 9 người. Phòng có nhiệm vụ: Tổ chức bộ máy, nhân sự của Viện. Nâng lương, đề bạt, tuyển dụng lao động. Đảm bảo về tài chính( theo nguồn kinh phí của Bộ), cơ sở vật chất cho các đơn vị hoạt động nghiên cứu. Theo dõi chi tiêu, quyết toán. Quản trị và hành chính. Phòng kế hoạch tổng hợp đối ngoại. Trưởng phòng: ThS Đặng Kim Chung. Phó phòng: Nguyễn Thị Bích Thuý. Phòng gồm 7 người. Phòng có nhiệm vụ: Có nhiệm vụ lập kế hoạch nghiên cứu, theo dõi tiến độ nghiên cứu của các phòng ban trong Viện. Tập hợp các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, tư liệu, số liệu nghiên cứu và điều tra chi thư viện. Tiếp đón, dịch thuật, phiên dịch cho các tổ chức người nước ngoài. 3. Phòng nghiên cứu quan hệ lao động. Trưởng phòng: TS Nguyễn Quang Huề. Phòng gồm 8 người. Phòng có nhiệm vụ: Xây dựng thang, bảng lương. Nghiên cứu tiền lương tối thiểu, lương doanh nghiệp. Nghiên cứu tiền lương, mức sống. Nghiên cứu định mức lao động. Nghiên cứu mối quan hệ giữa lao động và tiền lương. Nghiên cứu BHXH. 4. Phòng nghiên cứu chính sách ưu đãi và xã hội. Trưởng phòng: Lê Thị Hà. Phòng gồm 9 người. Phòng có nhiệm vụ: Chính sách đối với thương binh, liệt sĩ, người có công. Chính sách đối với trẻ em lang thang, người già cô đơn. Trợ giúp cho các vùng bị thiên tai, bão lụt, những vùng gặpk khó khăn. Tệ nạn ma tuý, mại dâm. Lao động trẻ em. 5. Trung tâm dân số, nguồn lao động và việc làm. Giám đốc trung tâm: Vũ Duy Dự. Phòng gồm 9 người. Phòng có nhiệm vụ: Nghiên cứu lao động trong dân số. Di, biến động của lao động( cung – cầu lao động) của các khu vực. Đào tạo nghề, việc làm cho người lao động cho thị trường lao động, nhu cầu lao động. Thất nghiệp, việc làm. 6. Trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới. Giám đốc trung tâm: Phan Thị Thanh. Phòng gồm 8 người. Phòng có nhiệm vụ: Nghiên cứu tất cả những vấn đề về việc làm, lao động,xã hội như các đơn vị trong Viện nhưng chủ yếu nghiên cứu về nữ. Cơ hội hội nhập của lao động nữ. Tạo cơ hội cho phụ nữ có việc làm. Bình đẳng giới. Nghiên cứu về lãnh đạo là nữ giới. Truyền thông giữa quốc tế và Việt Nam về lao động nữ và giới. Trung tâm nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động. Giám đốc trung tâm: Nguyễn Đức Hùng. Phó giám đốc trung tâm: Dương Danh Mạnh. Phòng gồm 7 người. Phòng có nhiệm vụ: Nghiên cứu điều kiện làm việc của người lao động trong các doanh nghiệp, xí nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh. Quy định về các điều kiện làm việc cho người lao động. Nghiên cứu an toàn lao động, điều kiện lao động. Nghiên cứu tác động của doanh nghiệp tới môi trường cũng như sự tác động trở lại của môi trường đến doanh nghiệp. CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI. Các đề tài nghiên cứu của Viện đã đóng góp không nhỏ cho việc hoạch định các chính sách cũng như giải quyết các vấn đề của hiện tại và tương lai. Hàng năm viện thực hiện từ 4- 5 đề tài cấp Bộ và rất nhiều dự án khác hợp tác nghiên cứu cùng các tổ chức trong và ngoài nước. Các đề tài của Viện thường mang tính khả thi rất cao. Các đề tài nghiên cứu,dự án nghiên cứu trong những năm gần đây của Viện là: Báo cáo đổi mới đánh giá tình hình thực hiện luật pháp lao động ở Việt Nam ( Dự án VIE 97/03). Báo cáo tổng hợp kết quả đổi mới đánh giá năng lực các cơ sở dậy nghề. Các giải pháp nâng cao khả năng năng thu hút lao động và tạo việc làm của kinh tế trang trại thời kỳ 2001- 2005. Kết quả đổi mới doanh nghiệp về tiền lương và việc làm năm 2001. Một số nhận định rút ra từ tình hình thực hiện luật pháp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tăng cường nhân lực nghiên cứu xây dựng chiến lược và chương trình hành động. Quốc gia về phòng ngừa và giải pháp lao động trẻ em ở Việt Nam. Hội nghị tổng kết hoạt động dịch vụ làm việc an toàn TPHCM giai đoạn 1996- 2001. Báo cáo kết quả điều tra mẫu doanh nghiệp về tiền lương và việc làm năm 2001. Các giải pháp phát triển thị trường lao động Việt Nam đúng hướng. Quy hoạch tổng thể ngành lao động, thương binh xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2001- 2010. Quan hệ lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc trên địa bàn TPHCM. Đánh giá hoạt động của xu thế toàn cầu hoá kinh tế đến lao động, việc làm và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001 – 2005. Đổi mới hệ thống thông tin về lao động thương binh xã hộiphục vụ cho nghiên cứu, quản lý gắn với cải cách hành chính. Các chính sách khuyến khích an toàn lao động cho khu vực công nghệ cao và ngoài kinh tế quốc doanh mũi nhọn. TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHO LÀM VIỆC VÀ NGHIÊN CỨU CỦA VIỆN. Viện có một hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học rất đa dạng. Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho cán bộ trong Viện bao gồm: 1 máy tính nối mạng internet( máy chủ) + 4 máy con nối trực tiếp. Việc nối mạng phục vụ cho cán bộ trong viện truy cập các thông tin thuộc lĩnh vực nghiên cứu cũng như các thông tin có liên quan, để trao đổi thông tin với các tổ chức trong nước cũng như nước ngoài. Cán bộ có thể truy cập bất kỳ lúc nào trong giờ làm việc để phục vụ cho nghiên cứu. 24 máy tính làm việc trong các phòng ban, trung tâm. máy tính phục vụ cho các cán bộ thu thập và sử lý thông tin nhanh hơn rất nhiều, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ. 3 máy Naptop. 2 máy photo phục vụ cho việc photo tài liệu của mọi cán bộ. 25 máy điều hoà lắp đặt trong các phòng, ban, trung tâm. 2 ôtô( 1 xe 4 chỗ và 1 xe 8 chỗ). 133 m2 mặt bằng trụ sở. 1735 m2 diện tích làm việc. 80- 90 chiếc bàn làm việc. Trên 20 chiếc tủ các loại để đựng hồ sơ, tài liệu. Phương tiện, trang thiết bị tuy đa dạng nhưng trên thực tế đó là do các dự án tự tiết kiệm chứ chưa được sự đầu tư thoả đáng, đúng theo yêu cầu của một Viện quốc gia. Nhiều thiết bị hiện có đã trở lên lạc hậu và xuống cấp, không đồng bộ. Các thiết bị phục vụ cho nghiên cứu về môi trường và điều kiện lao động quá thiếu so với nhu cầu nghiên cứu. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC CỦA VIỆN TRONG NHỮNG NĂM QUA. Những thành tựu đã đạt được. Viện đã có nhiều chuyển biến trong việc xây dựng các chương trình nghiên cứu. Kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản, lâu dài với nghiên cứu ngắn hạn, với nhiệm vụ quản lý của ngàn. kết hợp giữa nghiên cứu lý luận trong điều kiện mới với tổng kết thực tiễn. Chính cì vậy một số sản phẩm đã cung cấp được cơ sở khoa học tốt cho công tác quản lý. Viện đã từng bước đổi mới phương thức tổ chức, quản lý nghiên cứu khoa học với phương châm kết hợp nhiều tầng cán bộ nhằm phát huy tốt năng lực của mỗi cán bộ nghiên cứu. Khắc phục những rào cản về mặt hành chính trong nghiên cứu, nên đã thu hút được trí tuệ các nhà khoa học và quản lý vào nghiên cứu khoa học. Phương thức tổ chức, quản lý được đổi mới thể hiện ở việc: trước đây khi tiến hành nghiên cứu các cán bộ đặc biệt là các cán bộ đều tự thân vận động, tự tìm tòi nghiên cứu ít có sự phối hợp giữa các thành viên với nhau nên đôi khi đi chệch hướng. Nhưng hiện nay phương thức nghiên cứu là sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên, cán bộ có kinh nghiệm kèm cặp các cán bộ trẻ, đưa cán bộ đi công tác ở các tỉnh. Do đó các cán bộ mới nhanh chóng tiến bộ và phát triển, công việc được hoàn thành với kết quả cao. Chủ động mở rộng hợp tác nghiên cứu với các Viện, các trường, các tổ chức quốc tế nhằm thực hiện các công trình nghiên cứu mang tính liên ngành và bổ sung được nguồn lực cho nghiên cứu. Đạt được những thành quả trên là do lãnh đạo bộ, đặc biệt là Bộ trưởng phụ trách khối đã quan tâm nhiều hơn đến công tác nghiên cứu khoa học, coi khoa học là một khâu cần thiết trong quy trình lập pháp hoạch định chính sách, thường xuyên chỉ đạo và hỗ trợ các hoạt động khoa học của Viện, có sự đoàn kết nhất trí của tập thể lãnh đạo Viện. Bên cạnh đó mối quan hệ, sự hợp tác và gắn kết với các Vụ, Ban trong nghiên cứu có nhiều tiến bộ, chính vì vậy Viện đã được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của ngành. Tồn tại và khuyết điểm. Tuy đã có nhiều cố gắng song hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện cũng còn tồn tại và khuyết điểm như: Công tác tổ chức cán bộ chưa được quan tâm đúng mức, việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Viện thực hiện chưa kịp thời. Một số cán bộ của Viện vẫn còn bị động trong nghiên cứu, chưa chủ động khai thác thông tin từ các cuộc điều ra để phục vụ cho nghiên cứu. Lực lượng nghiên cứu viên còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhiệm vụ chuyên môn. Ý thức học tập trong chuyên môn, ngoại ngữ chưa cao. Còn bị động nghiên cứu các đề tài đi trước, đón đầu, đề xuất về chính sách và các giải pháp trong một số công trình nghiên cứu còn hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, tính khả thi chưa cao. Hội đồng khoa học của Viện trong những năm qua đã được củng cố, tuy nhiên vẫn chưa phát huy đầy đủ chức năng của mình trong việc tư vấn và việc thẩm định chất lượng các đề tài, dự án. Nguyên nhân của những tồn tại. Việc tổ chức kiện toàn bộ máy của Viện còn bị động, đội ngũ cán bộ lãnh đạo của các đơn vị thuộc Viện chưa được kiện toàn, hiện nay không có một đơn vị nào của Viện có đầy đủ bộ máy quản lý. Năng lực một số cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt những yêu cầu của Bộ và Viện trong điều kiện kinh tế thị trường. Bên cạnh đó vấn đề đổi mới cán bộ gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình nghiên cứu cũng như sự phân hoá về thu nhập của đội ngũ cán bộ trong Viện. Kinh phí nghiên cứu khoa học từ nguồn ngân sách cấp ngày càng ít, việc khai thác các công trình nghiên cứu từ bên ngoài gặp nhiều khó khăn do cơ chế và trình độ cán bộ. Điều kiện làm việc và nghiên cứu chưa đáp ứng gây khó khăn trong việc nghiên cứu và khai thác các công trình nghiên cứu. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 1.Hướng nghiên cứu. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủv nghĩa đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới tư duy, hình thành hệ thống lý luận về các lĩnh vực của ngành. Đồng thời các nhiệm vụ của ngành đang được đặt trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH, tốc độ toàn cầu hoá phát triển nhanh, vấn đề công bằng xã hội đang được đặt ra như một thách thức. Từ đó công tác nghiên cứu của Viện sẽ tập trung vào các định hướng sau: Tăng cường nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để tạo lập cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện các chính sách trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Lựa chọn một số vấn đề thuộc lĩnh vực lao động- xã hội làm chủ đề nghiên cứu cơ bản, đón đầu và dự báo cho thời kỳ dài 5, 10 năm. Tập trung vào một số vấn đề bức xúc thuộc lĩnh vực lao động- xã hội để phục vụ cho việc bổ sung, hoàn thiện chính sách như: tạo việc làm, tiền lương, phát triển nguồn nhân lực và đoà tạo nghề, xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội… Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế và hợp tác trong nước để huy động được trí tuệ của các nhà quản lý, các nhà khoa học. 2.Một số nhiệm vụ trọng tâm. Lĩnh vực dân số, lao động, việc làm, nguồn nhân lực và dạy nghề: tập trung nghiên cứu các vấn đề về cung cầu lao động, cân đối cung cầu lao động, nâng cao chất lượng nguồn lao động và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động và tạo việc làm, các tác động của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đến lao động việc làm và các giải pháp hội nhập thị trường quốc tế của lao động Việt Nam. Những nghiên cứu này làm cơ sở cho việc xâydựng chiến lược việc làm 10 năm, chương trình việc làm 5 năm và các kế hoạch việc làm hàng năm. Lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương: sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề về quan hệ lao động trong bối cảnh Quốc hội dự kiến xây dựng một bộ luậ doanh nghiệp chung cho các loại hình doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Mối quan hệ giữa năng suất lao động với chi phí lao động và trả công trong các doanh nghiệp. Lĩnh vực BHXH: phát triển hệ thống, mở rộng đối tượng tham gia là nhiệm vụ được ưu tiên trong nghiên cứu về BHXH trong thời gian tới. Mục tiêu phải đạt được là đề ra được những cơ sở khoa học để xây dựng và vận hành hệ thống BHXH trong thực tiễn nhăm tạo ra một mạng lưới an toàn cho người lao động. Lĩnh vực môi trường và điều kiện lao động: phải đề ra được các chính sách nhằm giúp kiểm tra, giám sát được điều kiện lao động trong các doanh nghiệp nhất là đối với các nghề đặc thù, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về đánh giá về điều kiện lao động trong doanh nghiệp, qua đó đề ra các quy định về mức dẫi ngộ trên cơ sở những hướng dẫn của Nhà nước. Ngoài ra cũng sẽ mở rộng nghiên cứu về những điều kiện sống của người lao động ngoài doanh nghiệp nhất là số lao động di cư. Lĩnh vực lao động nữ và giới: vấn đề bình dẳng giới đã được khẳng định thông qua các chính sách, tuy nhiên lại đang gặp nhiều trở ngại trong vận dụng vào thực tiễn. Chínhvì vậy trong lĩnh vực này sẽ tập trung ưu tiên cho các nghiên cứu nhằm thúc đẩy sự bình đẳng giới trong thị trường lao động và trong nội bộ các doanh nghiệp. Lĩnh vực các vấn đề xã hội: hướng nghiên cứu là xây dựng và phát triển mạng lưới an sinh xã hội nhằm tạo ra sự công bằng cho các nhóm yếu thế trong xã hội. Các vấn đề nghiên cứu sẽ xoay quanh vấn đề: đối tượng tham gia, ngưỡng giới hạn, những định hướng trong hỗ trợ, cơ chế vận hành các chính sách đối với từng nhóm đối tượng. PHẦN 2: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LAO ĐỘNG NỮ VÀ GIỚI. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. ở Việt Nam tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội – chính trị là rất cao( 50,54%). Phụ nữ tham gia vào mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Họ không chỉ là đối tượng của phát triển mà còn là động lực của phát triển. Nhận thức được vai trò của lao động nữ, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra các chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho lao động nữ phát triển, tiến bộ và bình đẳng. Trong quá trình đổi mới, các chính sách kinh tế xã hội đều được sửa đổi, bổ sung, xây dựng… phù hợp với cơ chế mới, trong đó có các chính sách về lao động nữ. Để có cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách cho lao động nữ, Bộ đã quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu khoa học lao động nữ thuộc Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội tháng 4 năm 1994. Theo quyết định số 1069 ngày 3/ 9/ 96 của Bộ trưởng bộ LĐTB & XH thì Trung tâm nghiên cứu khoa học lao động nữ có chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau: Trung tâm có chức năng thực hiện công tác nghiên cứu những vấn đề lao động xã hội, đào tạo và sử dụng lao động nữ theo nhiệm vụ do lãnh đạo Viện và Bộ giao. Hàng năm căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình cụ thể, trung tâm có trách nhiệm xây dựng đề cương đề tàI, dự án và bảo vệ trước các cơ quan chức năng theo quy chế của đơn vị nghiên cứu khoa học. Giám đốc trung tâm lập kế hoạch trình viện trưởng duyệt. Trung tâm có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá về số lượng, chất lượng lao động nữ, xây dựng hệ thống dữ liệu về lao động nữ ở Việt Nam. Nghiên cứu việc làm của lao động nữ trong môi trường truyền thống( hộ gia đình), trong các tổ chức kinh tế, xã hội, gắn với chương trình, kế hoạch nghiên cứu dài hạn, hàng năm của Viện và Nhà nước. Nghiên cứu quan hệ lao động, tiền lương, tiền công, mức sống và thu nhập của lao động nữ. Nghiên cứu tâm, sinh lý lao động nữ, điều kiện lao động và khả năng sử dụng lao động nữ trong các ngành, nghề của nền kinh tế quốc dân. Nghiên cứu đào tạo và sử dụng lao động nữ trong nền kinh tế quốc dân. Nghiên cứu các vấn đề xã hội của lao động nữ, BHXH và trợ giúp xã hội đối với lao động. Nghiên cứu các mối quan hệ giữa điều kiện sống, mức sống và hệ thống dịch vụ xã hội đối với sự phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn lao động nữ nói riêng. Nghiên cứu thông tin về lao động nữ, điều tra, khảo sát và xây dựng hệ thống thống kê các vấn đề có liên quan đến lao động nữ. Thực hiện tốt một số nhiệm vụ khác do Viện và Bộ giao. Gần đây trong việc kiện toàn bộ máy tổ chức và nghiên cứu của Viện, trung tâm được giao thêm nhiệm vụ nghiên cứu về giới làm cơ sở cho việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – thương binh và xã hội. Được sự quan tâm của Bộ và Viện trong 9 năm qua trung tâm đã từng bước vươn lên hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong quá trình đổi mới, cùng xu thế hoà nhập khu vực và quốc tế, nghiên cứu khoa học về lao động nữ cũng có những thách thức mới. Một mặt cần phải bắt kịp được với tiến bộ của thế giới, mặt khác lại phải kế thừa các phong tục tập quán tốt, các tinh hoa của dân tộc, đồng thời phải mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho lao động nữ, bảo đảm cho lao động nữ tiến bộ và phát triển. Đây là một vấn đề nhạy cảm và khó khăn song các nghiên cứu viên của trung tâm đã hết sức nỗ lực, nhiệt tình, say mê nghiên cứu, tâm huyết với công việc nên đã bắt nhịp được với các vấn đề mới không chỉ phù hợp với trong nước mà cả với quốc tế. Với sự cố gắng và nỗ lực cao cùng sự giúp đỡ của Bộ và Viện từ một trung tâm mới thành lập được 9 năm nhưng đã khẳng định được vị trí của mình cả ở trong nước và quốc tế. Nhiều cuộc hội thảo khu vực và quốc tế đã mời đại diện trung tâm tham dự, nhiều cơ quan trong nước mời trung tâm hợp tác nghiên cứu hoặc giúp đỡ nghiên cứu như: trung tâm đã hợp tác với Ban tổ chức cán bộ Chính phủ nghiên cứu, đánh giá nhận thức giới và khoảng cách giới trong ngành tổ chức Nhà nước; viết tài liệu tập huấn về bình đẳng giới trong phát triển nguồn nhân lực; trung tâm cũng hợp tác với trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình nghiên cứu” các hình thức, phương pháp và 50 nội dung ưu tiên phổ biến pháp luật cho phụ nữ” … Từ khi thành lập đến nay Trung tâm đã trực tiếp thực hiện được 5 đề tài cấp Bộ, 4 dự án và chuyên đề trong đó 3 dự án, chuyên đề do các tổ chức quốc tế tài trợ trực tiếp, 8 chuyên đề hợp tác với các cơ quan và ban ngành trong nước. Trung tâm còn tham gia vào quá trình đào tạo cán bộ. TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHO LÀM VIỆC VÀ NGHIÊN CỨU CỦA TRUNG TÂM. Hệ thống trang thiết bị của trung tâm bao gồm: 2 tủ đựng hồ sơ, tài liệu, đề tài. 2 máy tính trong đó một máy đã kết nối mạng internet để phục vụ cho việc trao đổi thông tin giữa trung tâm với các tổ chức trong và ngoài nước, phục vụ cho việc truy cập thông tin cho các cán bộ trong trung tâm. 2 máy in. 2 điện thoại phục vụ cho việc liên lạc. 7 bàn làm việc cho các cán bộ. 1 máy điều hoà. Với hệ thống trang thiết bị như vậy còn thiếu so với nhu cầu của trung tâm, cũng như để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu của Viện. CÁC SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA TRUNG TÂM TRONG NHỮNG NĂM TỚI. Các sản phẩm nghiên cứu của trung tâm trong những năm gần đây. Dự án quốc tế: Đào tạo truyền thông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2103.doc
Tài liệu liên quan