Báo cáo Đánh giá hệ thống pháp luật Môi trường Việt Nam

Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí hiện hành chưa quy định cụ thể về tổng lượng thải và về thời điểm thải. Thực tế cho thấy, cùng một lĩnh vực hoạt động, nhưng các cơ sở sản xuất lớn thường thải vào môi trường không khí một lượng khí thải lớn hơn các cơ sở sản xuất nhỏ. Điều đó có nghĩa, các cơ sở sản xuất có tổng lượng khí thải không giống nhau. Lượng khí thải được thải vào môi trường không khí nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của cơ sở đó. Vì thế, việc xử lý các khí thải đó cũng đòi hỏi các quy trình xử lý khác nhau. Nếu trong tiêu chuẩn thải khí không quy định tổng lượng thải mà áp dụng đồng đều nồng độ tối đa cho phép các chất độc hại như hiện nay là rất bất hợp lý. Tình trạng đó sẽ gây ra sự bất bình đẳng giữa các cơ sở lớn và các cơ sở nhỏ, đồng thời cũng có thể dẫn đến tình trạng xử lý khí thải mang tính chất đối phó, giả tạo. Bên cạnh đó, việc không quy định cụ thể thời điểm xả khí thải có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do nguồn tiếp nhận khí thải bị quá tải.

doc148 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2631 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá hệ thống pháp luật Môi trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng các nguồn nước biển, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên. Và công tác quản lý nhà nước về nước ở nước ta chưa mang tính toàn diện, thiếu cơ sở pháp lý để quản lý, khai thác và bảo vệ các nguồn nước biển, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên. 2.3. Môi trường không khí Bên cạnh những ưu điểm, pháp luật về bảo vệ môi trường không khí cũng bộc lộ một số điểm bất cập cần được nghiên cứu chỉnh sửa. Đó là các tiêu chuẩn môi trường không khí được áp dụng trên thực tế chưa thật hợp lý. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí hiện hành bao gồm hai loại tiêu chuẩn chính (tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí và tiêu chuẩn thải khí). Trong hai loại tiêu chuẩn này thì đối tượng quan tâm chủ yếu đến tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí, thường là Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường không khí. Các cơ quan này phải thường xuyên theo dõi các diễn biến của môi trường để kịp thời ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Thông thường, khi môi trường không khí bị ô nhiễm, các cơ quan này phải phân tích để xác định nguồn phát sinh ô nhiễm hoặc phải sửa đổi tiêu chuẩn môi trường không khí theo hướng đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn tình trạng đó. Bởi lẽ, trên thực tế vẫn có tình trạng môi trường không khí bị ô nhiễm do nguồn tiếp nhận bị quá tải, không còn khả năng tự làm sạch nữa chứ không phải do cơ sở nào thải khí quá giới hạn cho phép. Trong trường hợp đó, nếu bắt các cơ sở phải chịu trách nhiệm pháp lý khi các tiêu chuẩn chất lượng môi trường không được đảm bảo là không thoả đáng, vì họ đã tuân thủ đúng giới hạn xả thải mà Nhà nước cho phép trong tiêu chuẩn thải. Nếu buộc các cơ sở có khí thải phải tuân thủ cả hai loại tiêu chuẩn thì sẽ rất khó xác định trách nhiệm của cơ sở hay trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước khi tình trạng ô nhiễm môi trường không khí xảy ra. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí hiện hành chưa quy định cụ thể về tổng lượng thải và về thời điểm thải. Thực tế cho thấy, cùng một lĩnh vực hoạt động, nhưng các cơ sở sản xuất lớn thường thải vào môi trường không khí một lượng khí thải lớn hơn các cơ sở sản xuất nhỏ. Điều đó có nghĩa, các cơ sở sản xuất có tổng lượng khí thải không giống nhau. Lượng khí thải được thải vào môi trường không khí nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của cơ sở đó. Vì thế, việc xử lý các khí thải đó cũng đòi hỏi các quy trình xử lý khác nhau. Nếu trong tiêu chuẩn thải khí không quy định tổng lượng thải mà áp dụng đồng đều nồng độ tối đa cho phép các chất độc hại như hiện nay là rất bất hợp lý. Tình trạng đó sẽ gây ra sự bất bình đẳng giữa các cơ sở lớn và các cơ sở nhỏ, đồng thời cũng có thể dẫn đến tình trạng xử lý khí thải mang tính chất đối phó, giả tạo. Bên cạnh đó, việc không quy định cụ thể thời điểm xả khí thải có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do nguồn tiếp nhận khí thải bị quá tải. Pháp luật hiện hành vẫn còn thiếu những quy định đặc thù cho môi trường không khí đô thị, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục ô nhiễm môi trường không khí khi họ tiến hành các hoạt động phát triển. Chưa quy định rõ cơ chế thanh toán tài chính cho các tổ chức, cá nhân trong trường hợp họ tham gia khắc phục sự cố môi trường không khí theo sự huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực trạng đó làm cho nhiều tổ chức, cá nhân được huy động không tích cực khắc phục sự cố vì lo lợi ích kinh tế của riêng họ bị tổn hại. Các quy định hiện hành mới chỉ dừng lại ở việc định hướng hành vi xử sự cho các tổ chức, cá nhân để bảo vệ môi trường không khí mà chưa quy định chế tài cụ thể trong trường hợp họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo sự định hướng bắt buộc đó nên hiệu quả điều chỉnh không cao. 2.4. Quản lý chất thải a. Hệ thống pháp luật về quản lý chất thải của Việt Nam chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ, tổng thể - Quy định pháp luật về quản lý chất thải mới điều chỉnh ở khía cạnh xử lý chất thải, chưa quan tâm đến vấn đề tái chế, tái sử dụng chất thải và phân loại các loại chất thải để tiêu huỷ, chất thải có thể tái chế, phế liệu có thể được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm khác.. - Quy định về quản lý chất thải nguy hại còn thiếu các tiêu chí để xác định tận thu, tái sử dụng kim loại nặng. - Chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, cũng như quản lý chất thải vào nguồn nước đã thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường (theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 4/3/2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường), chức năng quản lý về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuộc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (theo Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Trên cơ sở đó việc hướng dẫn quy định xả nước thải vào nguồn nước được quy định tại hai văn bản: - Quy định cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước thiếu thống nhất, Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước quy định thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng từ 3000 m3/ngày đêm thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dưới 3000 m3/ngày đêm thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong khi đó, quy định thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi (ban hành kèm theo Quyết định số 56/2004/QĐ-BNN ngày 1/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) quy định Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, công trình thủy lợi quan trọng quốc gia với lưu lượng nước thải lớn hơn hoặc băng 1000 m3/ngày đêm; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi thuộc tỉnh quản lý, hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, quan trọng quốc gia với lưu lượng nước thải nhỏ hơn hoặc bằng 1000 m3/ngày đêm. Hệ thống công trình thủy lợi được sử dụng để chứa nước và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, việc xả nước thải vào công trình thuỷ lợi cũng được coi là xả nước thải vào nguồn nước. Việc quy định hai văn bản khác với với những cơ quan có thẩm quyền khác nhau như đã nêu trên sẽ gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Đặc biệt là thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được quy định trong hai văn bản này rất khác nhau. Đối với việc xả nước thải vào công trình thuỷ lợi liên tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nào có thẩm quyền cấp giấy phép? - Việc quản lý chất thải rắn được ban hành ở tầm nghị định (Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ Về quản lý chất thải rắn), trong khi quản lý chất thải không phải chỉ có chất thải rắn, nhưng các nhóm chất thải khác còn chưa được quan tâm một cách đúng mức, thể hiện ở việc các văn bản liên quan đến nước thải, khí thải... vẫn còn chưa tập trung, tản mạn, chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn đang thiếu những văn bản chi tiết hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý chất thải nguy hại, điều này làm giảm tính khả thi của Quy chế này trên thực tế. Quy chế quản lý chất thải nguy hại được ban hành từ năm 1999 bởi Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ban hành ngày 16/7/1999 về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại hiện đã có nhiều điểm không còn phù hợp, cần có sự điều chỉnh kịp thời. - Quy định hiện hành về quản lý nước thải nhiều chỗ còn thiếu sót, chưa phù hợp, chưa theo kịp với tình hình thực tế, đặc biệt là đối với các chủ thể phát sinh chất thải. Pháp luật cần nghiêm cấm việc xả các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nguồn nước hoặc các vùng bảo hộ vệ sinh của các khu vực lấy nước sinh hoạt. Các tổ chức, cá nhân sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, hải sản không được gây ô nhiễm nguồn nước. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, khai khoáng không được xả khí thải, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép vào không khí, nguồn nước dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích giao thông vận tải thuỷ, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác không được gây ô nhiễm nguồn nước. b. Về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ Mục 5, Chương VIII Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định cụ thể việc quản lý môi trường không khí theo các cấp độ đối với bụi, khí thải thông thường (Điều 83); bụi, khí thải có yếu tố nguy hại (Điều 83) và khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ô zôn (Điều 84). Tuy nhiên các quy định này còn ở mức chung chung, cần có các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó phải quy định rõ những chế tài cụ thể đối với các hành vi của các tổ chức, cá nhân sản sinh ra môi trường bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ; đặc biệt là vấn đề xác định các mức độ vi phạm trong tương quan so sánh với các tiêu chuẩn cho phép, tiêu chuẩn môi trường, từ đó có những chế tài phù hợp, cụ thể, rõ ràng. Quy định của Luật Bảo vệ môi trường chỉ mới dừng lại ở những yêu cầu theo dạng “phải có trách nhiệm”, “cần hạn chế”..., trong khi những chế tài cụ thể chưa thực sự đầy đủ, đích đáng, chính xác thì các các cơ quan quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý một cách hợp lý và đúng pháp luật đối với các chủ thể sản sinh chất thải. d. Các cơ chế, chính sách về quản lý chất thải còn cứng nhắc, mang nặng tính hành chính, chưa thực sự là động lực để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất theo hướng giảm thiểu chất thải, sử dụng nguyên liệu sạch…, chưa có cơ chế để thu hút người dân tham gia vào các hoạt động quản lý chất thải Pháp luật hiện hành về chất thải và xử lý chất thải chưa có các quy định, chính sách khuyến khích, hỗ trợ hay ưu đãi về thuế, phí, vay vốn, đất đai, trợ giá… đối với tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thu gom, xử lý chất thải (xã hội hoá hoạt động quản lý chất thải). 2.5. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên khoáng sản Các quy định hiện hành chưa đủ để đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản. Hoạt động khoáng sản là hoạt động có xung đột với nhiều lĩnh vực kinh tế khác và môi trường cho các hoạt động kinh tế này cũng đòi hỏi những yêu cầu đặc thù khác nhau trong khi lại chưa có những quy định đặc thù để giải quyết xung đột về môi trường giữa hoạt động khoáng sản với các hoạt động khác. Các văn bản hiện nay chưa làm rõ căn cứ để lựa chọn khi có sự xung đột về môi trường giữa khai thác khoáng sản với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp, du lịch. Những tranh cãi gần đây liên quan đến quyết định khai thác bô-xít ở Tây Nguyên hay vấn đề mở bể than ở đồng bằng Sông Hồng cho thấy khoảng trống pháp luật trong vấn đề này. Việc thiếu những tiêu chí cần thiết làm cơ sở pháp lý cho sự lựa chọn khiến cho các quyết định đưa ra có thể dựa trên những ý chí chủ quan nhất định và gây ra nhiều tranh cãi về bảo vệ môi trường, về bảo vệ nguồn tài nguyên dự trữ. Cũng có thể lấy một ví dụ khác đối với khoáng sản là cát, pháp luật chưa quy định cụ thể khoáng sản là cát lòng sông thuộc loại mỏ lộ thiên hay hầm mỏ, những quy trình quy định hoạt động khai thác tuân theo như thế nào? Đây là loại trầm tích chịu tác động bởi dòng chảy, trữ lượng luôn biến động, nằm trên đường giao thông thuỷ, nơi giáp ranh của nhiều tỉnh, chịu sự quản lý của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước khác nhau như Cảng vụ, Đoạn quản lý đường sông, Chính quyền địa phương giáp ranh, Cảng nội địa, ngành nông nghiệp… chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật của nhiều ngành liên quan. Các quy định hiện hành cũng cho thấy có sự mất cân đối giữa yêu cầu bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản và yêu cầu cũng như cơ chế đảm bảo cho việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản. Trong khi vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản có những yêu cầu rất cụ thể về công nghệ sử dụng, về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan, về thực hiện đánh giá tác động môi trường, về nộp phí môi trường, về ký quỹ để phục hồi môi trường… thì yêu cầu đối với việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản không có nhiều cơ chế pháp lý để ràng buộc. Ngay chính trong cơ chế quan trọng nhất là cấp phép khai thác cũng như cơ chế thu thuế tài nguyên cũng chưa được xây dựng dựa trên một quan điểm tài nguyên khoáng sản là tài sản của quốc gia, khả năng khai thác là có hạn và là tài nguyên không thể tái tạo. Cơ chế cấp phép chưa dựa trên những yêu cầu cụ thể về mức độ khai thác, cùng với mức thu thuế tài nguyên tương đối thấp… đang khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia khai thác khoáng sản do khả năng thu lợi cao, trong khi trữ lượng tài nguyên khoáng sản đang ngày càng ít dần đi. Pháp luật về khoáng sản hiện hành vẫn tạo ra những kẽ hở trong quản lý khai thác, chẳng hạn Khoản 2 Điều 41 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản quy định khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trừ cát sỏi lòng sông với công suất khai thác không quá 100.000m3/năm và thời gian khai thác kể cả thời gian gia hạn không quá 05 năm thì không bắt buộc phải thăm dò khoáng sản. Như vậy, sẽ có những trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác công suất nhỏ nhưng quy mô lớn về tổng khối lượng và thời gian lại không phải thực hiện nghĩa vụ thăm dò. Hay khoản 3 Điều 41 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản quy định các trường hợp khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi đất của dự án đầu tư công trình…mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó thì không phải xin phép, quy định này tạo kẽ hở cho các chủ dự án cho các tổ chức bên ngoài vào nạo vét, khai thác và bán ra thị trường, Nhà nước không thu thuế được, việc kiểm tra, thanh tra còn hạn chế không phát hiện được những trường hợp này. * Một số bất cập của pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng - Sự không đồng bộ trong hệ thống các văn bản pháp luật về chính sách phát triển rừng, giao đất lâm nghiệp và khoán rừng gồm nhiều văn bản được xây dựng và ban ngành ở các thời điểm khác nhau đã bộc lộ rõ. Nhà nước chưa thật sự mạnh dạn, cởi mở trong việc giao quyền làm chủ rừng, quyền tham gia kinh doanh lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nên cơ chế giao, cho thuê rừng còn có những hạn chế nhất định. - Nhà nước chưa có chính sách và giải pháp thích hợp đối với rừng làng, rừng bản ở địa phương, do vậy, chưa động viên được đồng bào tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Chưa quy định rõ ràng trách nhiệm của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc quản lý từng loại rừng và đất lâm nghiệp. Điều đó làm cho một số địa phương lúng túng, khó khăn trong việc quản lý, có nơi khoán trắng cho lực lượng kiểm lâm quản lý rừng. Các quy định về quyền lợi và trách nhiệm của các chủ rừng, nhất là của nhân dân sống trong rừng và gần rừng còn chung chung, chưa thể hiện đầy đủ, chưa có sức hấp dẫn và tạo động lực để lôi cuốn các thành phần kinh tế-xã hội tham gia quản lý, bảo vệ, xây dựng rừng. Có lúc, có nơi, rừng trở nên vô chủ, những tác động xấu vào rừng không đủ cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm theo pháp luật. - Bộ máy của lực lượng quản lý, bảo vệ rừng mà cụ thể là lực lượng kiểm lâm còn yếu, chức năng, nhiệm vụ của kiểm lâm lại không được xác định cụ thể. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình trạng chặt phá rừng trái phép, phá rừng tự nhiên để buôn bán đất, trồng cây công nghiệp, nạn săn bắt, buôn bán các động vật hoang dã... đã làm cho rừng bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó, sự can thiệp của lực lượng kiểm lâm lại nặng về bắt giữ khi các lâm sản đã ra khỏi rừng. Thực chất, đây chỉ là biện pháp quản lý thị trường đơn thuần mà không ngăn chặn việc khai thác trái phép từ trong rừng. Thực tế hiện nay bộ máy kiểm lâm chưa được kiện toàn, chưa làm đủ các chức năng quy định. Lực lượng kiểm lâm chưa có trang thiết bị và nhân lực đủ mạnh để trấn áp bọn phá rừng, bảo vệ tài nguyên rừng, có nơi còn lùi bước, làm ngơ trước những kẻ hung hãn phá rừng. - Rừng cộng đồng đang là một vấn đề tồn tại thực tế, nhưng vẫn chưa có một thể chế pháp lý để quản lý và sử dụng. Điều này, đã gây tác động không nhỏ đến quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các cấp chính quyền, các ngành ở địa phương... - Một số quy định trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Luật Bảo vệ môi trường có nội dung trùng lắp, chẳng hạn, cùng quy định về trách nhiệm phòng, chống các hành vi gây thiệt hại đến rừng, như nghiêm cấm hành vi đốt phá rừng, khai thác trái phép rừng... Một số quy định liên quan đến xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếm thuộc Danh mục quý hiếm còn có sự không thống nhất. * Một số bất cập của pháp luật về bảo vệ tài nguyên biển Trong việc bảo vệ môi trường biển và tài nguyên biển trong thời gian qua, mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, song còn thiếu những văn bản có hiệu lực thực sự về quản lý, bảo vệ môi trường biển và tài nguyên biển, chưa có chính sách huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp có liên quan vào lĩnh vực này.Hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam về bảo vệ môi trường biển còn những bất cập, như: - Quy định về bảo vệ môi trường biển với tư cách là một thành phần không thể thiếu của môi trường sống được xây dựng rất ít. Phần lớn các quy định về vấn đề này còn rất chung chung, một vài quy định lại chưa phù hợp với quy tắc ngăn ngừa ô nhiễm của Công ước MARPOL quy định, mà Việt Nam đã là thành viên ký kết tham gia. - Thiếu một số quy định về biện pháp bảo đảm hệ thống tiếp nhận chất thải của tàu tại cảng biển và quy định về đền bù thiệt hại do dầu từ tàu thải ra phù hợp với pháp luật quốc tế. - Việc sử dụng các công cụ kinh tế trong lĩnh vực này chưa được tính đến, mặc dù hiệu quả của chúng không phải là nhỏ. Chẳng hạn, nếu đánh thuế, phí sử dụng cao vào những hoạt động có nguy cơ ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng. (Ví dụ, xây dựng cảng chuyên dụng, khu dịch vụ nghề cá, cơ sở sửa chữa, đóng tàu) thì buộc các nhà đầu tư gây ô nhiễm tiềm tàng này phải suy tính đầu tư cho phù hợp, hiệu quả. - Chưa chủ động trong triển khai và tham gia các công ước quốc tế liên quan. Có một đặc thù của pháp luật quốc tế về môi trường cần lưu ý là các Công ước quốc tế thường mang tính chất khung và dành quyền cho các quốc gia quy định cụ thể, nên luật pháp quốc tế trong lĩnh vực môi trường phần lớn là các văn bản pháp luật "mềm". Việt Nam đã tham gia khá nhiều công ước quốc tế về bảo vệ môi trường và đặc biệt là về môi trường biển và quản lý biển, nhưng việc triển khai các quy định của công ước này của Việt Nam đến nay vẫn còn là một câu hỏi ngỏ. Các quy định về môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng đều dễ cam kết nhưng khó thực hiện do không bức xúc và không gây hậu quả trực tiếp như đối với các tranh chấp về quyền lợi trong thương mại và kinh tế; - Hệ thống các văn bản pháp luật của địa phương còn thiếu hoặc mâu thuẫn giữa các văn bản do các cấp ban hành, đồng thời, chưa phân định rõ ràng ranh giới, phạm vi các vùng biển và trách nhiệm của các địa phương, cũng như vấn đề quyền định đoạt, sử dụng hoặc sở hữu các khu vực biển. - Mặc dù chúng ta có Luật Bảo vệ môi trường là văn bản khung về bảo vệ môi trường, nhưng văn bản này còn quá chung chung, chưa có những quy định về bảo vệ môi trường biển cũng như phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường biển do hoạt động của tàu, thuyền gây ra. Còn Bộ luật Hàng hải năm 1990 lại ghép vấn đề bảo vệ môi trường cùng với những quy định an toàn hàng hải. Vì vậy, cần phải tiếp tục bổ sung và hoàn thiện nhằm tạo ra một cơ chế thống nhất trong khai thác, bảo vệ và quản lý biển như xây dựng Bộ luật hoặc Pháp lệnh về Biển của Việt Nam. 2.6. Đa dạng sinh học - Hệ thống pháp luật Đa dạng sinh học vẫn tồn tại những mâu thuẫn, xung đột nhất định, một số vấn đề còn chưa thống nhất, cần được làm rõ hơn nữa. Có thể nhìn nhận quan điểm này qua việc phân tích một số nội dung điển hình trong Luật ĐDSH năm 2008 sau đây Vũ Thu Hạnh, Trần Thị Hương Trang, Mức độ phù hợp của Luật Đa dạng sinh học với các văn bản có liên quan, Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, : + Về những nội dung liên quan đến quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học Một là, theo Luật ĐDSH 2008, quy hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH cần phải đánh giá môi trường chiến lược (khoản 7 Điều 9), tuy nhiên theo quy định tại Điều 14 Luật BVMT 2005 các dự án, quy hoạch chiến lược phải lập, thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược không có quy định về quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinhhọc Thứ hai, khoản 2 Điều 28 và khoản 5 Điều 29 Luật BVMT 2005 quy định về QHBT thiên nhiên và trách nhiệm lập QHBT thiên nhiên. Vậy có sự khác biệt nào giữa QHBT thiên nhiên với QHBT ĐDSH hay không? Mối quan hệ giữa chúng là gì? Ngoài ra, cần xem xét tính khách quan trong quy trình lập, thẩm định, phê duyệt QHBT ĐDSH đối với hai quy định sau: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, thẩm định, điều chỉnh QHBT ĐDSH của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua” Khoản 1 Điều 14 Luật ĐDSH 2008. ; “Bộ, cơ quan ngang Bộ căn cứ vào quy hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH của cả nước tổ chức lập, phê duyệt, điều chỉnh QHBT ĐDSH thuộc phạm vi quản lý” Khoản 2 Điều 10 Luật ĐDSH 2008. . Một chủ thể vừa chịu trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch vừa tổ chức thẩm định, phê chuẩn quy hoạch liệu có đảm bảo tính khách quan của các hoạt động này hay không? + Tồn tại khá nhiều Danh mục loài sinh vật cần được bảo vệ: - Danh mục các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; - Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp được ban hành kèm theo Quyết định số 54/2006/QĐ-BNN ngày 5/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; - Danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển được ban hành Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 7/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ... Tuy nhiên, việc xác định Danh mục các loài nêu trên chủ yếu dựa vào các căn cứ định tính chứ chưa có tiêu chí cụ thể. Hiện mới chỉ có một số quy định chung về việc phân nhóm đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Theo đó, Nhóm I gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao; Nhóm II gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng (khoản 2 Điều 2 Nghị định số 32/2006/NĐ-CP). Tương tự, Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004, Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 cũng chỉ đề cập đến việc thu thập, bảo tồn trao đổi nguồn gen cây trồng quý, hiếm mà chưa có tiêu chí xác định giống cây trồng, giống vật nguy cấp, quý hiếm. Điều này cũng xảy ra đối với vi sinh vật và nấm nguy cấp quý hiếm. Thêm nữa, để Danh mục các loài quý hiếm trong quá nhiều văn bản pháp luật như đã nêu trên sẽ gây trở ngại cho việc tiếp cận văn bản và áp dụng thi hành. Bên cạnh đó, theo Luật ĐDSH 2008, loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có phạm vi đối tượng rộng hơn so với các quy định trước đây Theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2003, loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm do Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ (Điều 3 Khoản 14). , đó là không chỉ bao gồm loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm mà còn bao gồm cả giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý hiếm. Đây là điểm cần phải có sự thống nhất về nhận thức do Danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ sẽ bao gồm cả giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý hiếm. Điều này cũng có nghĩa là còn cần phải xử lý mối quan hệ giữa các quy định của Luật ĐDSH 2008 với các quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004, Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004. Ngoài ra, theo Luật ĐDSH 2008, còn có thêm hai Danh mục nữa cần được ban hành, bao gồm: i) Danh mục loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên; và ii) Danh mục loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên Các Điều 37, 44 Luật Đa dạng sinh học 2008. . Điều này cũng có nghĩa là số lượng Danh mục các loài cần bảo vệ lại tăng lên, nguy cơ trùng lặp, chồng chéo trong các quy định nêu trên là điều cần phải được dự liệu. Mặc dù có nhiều loại Danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ như đã nêu trên, song pháp luật lại thiếu các q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo Đánh giá hệ thống pháp luật Môi trường Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan