Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư, mở rộng nghĩa trang Chợ Nhàng, thành phố Thanh Hóa

Trong giai đoạn thi công, xây dựng các hạng mục công trình do tính chất của công việc là đơn giản nên hầu như không có các rủi ro và sự cố môi trường xảy ra. Rủi ro có thể xảy ra là tai nạn lao động đối với công nhân thi công trên công trường.

Trong hoạt động của nghĩa trang các rủi ro và sự cố môi trường phát sinh trong quá trình vận hành nghĩa trang có thể phân thành hai loại: các rủi ro và sự cố xảy ra trong phạm vi nghĩa trang, các rủi ro môi trường xung quanh nghĩa trang.

Tuy nhiên loại rủi ro và sự cố xảy ra trong phạm vi nghĩa trang hầu như không đáng kể (ví dụ như cháy nổ),v.v. Các sự cố loại này thường có quy mô nhỏ, khả năng xảy ra thấp, việc khắc phục cũng dễ dàng.

Sự cố nguyên nhân xã hội có thể phát sinh do tâm lý không thoái mái của người dân bởi khoảng cách của nghĩa trang đến khu dân cư không lớn. Các hoạt động thiêu huỷ, đốt các vật dụng của người quá cố trong cả 2 giai đoạn hung táng và cát táng, nguồn nước rỉ ra từ nghĩa trang đều ảnh hưởng 1 phần đến cuộc sống của người dân khu vực.

Các nguyên nhân trên có thể dẫn tới xung đột giữa Công ty môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa, ban quản trang và người dân địa phương, cần bàn bạc để đưa ra giải pháp hợp lý.

 

doc56 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư, mở rộng nghĩa trang Chợ Nhàng, thành phố Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực có biểu hiện ô nhiễm, đặc biệt là dầu mỡ, BOD, COD, rắn lơ lửng, làm cho nguồn nước mất cảm quan, có mùi khó chịu, người dân dùng nhiều có thể sẽ gây nên bệnh sỏi thận, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Điều này phản ánh đúng thực tế tình hình ô nhiễm tại địa phương. Nguyên nhân có thể do sự thẩm thấu từ các nguồn nước như: nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp, nước rỉ từ khu nghĩa trang. Việc đào giếng khơi và khoan khai thác nước phục vụ cho các mục đích khác nhau đã tạo điều kiện cho các chất gây ô nhiễm xâm nhập vào tầng chứa nước. Bên cạnh đó do chưa có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn hoặc có nhưng còn tự phát tại một số hộ gia đình đã làm tăng khả năng nhiễm bẩn nguồn nước. - Chất lượng nước mặt có biểu hiện ô nhiễm ở các chỉ tiêu: PO43-, NO3-, dầu mỡ, BOD, COD, rắn lơ lửng. + Chất lượng môi trường đất: bình thường, không có gì đặc biệt. 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (căn cứ theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế - văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm 2007) 2.2.1. Cơ cấu dân số hiện nay Tổng dân số toàn xã Quảng Thành là 8.430 người, 1870 hộ, mật độ dân số là 999 người/km2. Trong đó: Nam: 4.046 người, bằng 48%; Nữ: 4.384 người, bằng 52% - Tỷ lệ dân số phát triển tự nhiên là 0,41%, giảm 0,02% so với cùng kỳ. - Tỷ lệ người sinh con thứ 3 là: 8,19% giảm 1,68% so với cùng kỳ. - Gia đình văn hóa là: 55,7%, đạt 95% so với kế hoạch - Hộ nghèo chiếm 12,8% giảm 13,7% so với kế hoạch. 2.2.2. Tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội a. Kinh tế 1. Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng la 574,7 ha, kể cả diện tích thu hồi nhưng nhân dân đang thực hiện, trong đó: - Cây lúa là: 434,8 ha - Cây rau màu: 36,6 ha - Diện tích cá lúa: 10,8ha - Cây vụ đông: 92,5ha. Năng suất bình quân đạt 44,2 tạ/ha, giảm 8,42 tạ/ha so với cùng kỳ năm 2006. Tổng sản lượng đạt 1.922 tấn - Diện tích cây rau màu giá trị: 80 triệu đồng/ha - Diện tích cá lúa đạt: 50 triệu đồng/ha - Diện tích cây vụ đông giá trị: 20 triệu đồng/ha 2. Chăn nuôi: - Tuy đầu năm việc chăn nuôi gặp nhiều khó khăn nhưng giá cả thực phẩm thị trường có nhiều biến động nên giá trị trong chăn nuôi tăng hơn so với cùng kỳ. - Tổng đàn lợn là: 17.913 con, đạt 60% so với kế hoạch - Tổng đàn bò: 1.321 con tăng 85 con so với năm 2006 - Tồng đàn gia cầm: 67.000 con, tăng 22.000 con so với cùng kỳ năm 2006. 3. Kinh doanh và dịch vụ: - Tạo điều kiện các hộ gia đình và các doanh nghiệp mở mang đa dạng nghành nghề giải quyết lao động việc làm cho hơn 500 lao động tại chỗ, tăng thu nhập, ổn định đời sống. - Hiện nay trên toàn xã có 350 hộ kinh doanh, dịch vụ đã cho thu nhập 2 triệu đồng/tháng và 10 doanh nghiệp có thu nhập từ 20 – 30 triệu đồng/tháng. Tổng thu nhập 6 tháng đầu năm ước đạt 46 tỷ đồng, tăng 5,6 tỷ đồng so với cùng kỳ. b. Văn hóa - xã hội 1. Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục đào tạo luôn được quan tâm, chất lượng chuyên môn và chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được đẩy mạnh và nâng cao. Tổng số học sinh toàn xã là: 1.341 học sinh, gồm 42 lớp Trong đó: - Trường THCS: 19 lớp, 718 học sinh, tỷ lệ học sinh đạt khá giỏi 44%, tốt nghiệp 98% - Trường tiểu học: 23 lớp, 623 học sinh, tỷ lệ học sinh đạt khá giỏi 44%, tốt nghiệp 96%. - Trường mầm non: 400 học sinh, tỷ lệ bé ngoan, bé khoẻ đạt 86%. Trường đã đạt chuẩn Quốc gia. 2. Thông tin, tuyên truyền, TDTT - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Tổ chức thành công giải bóng đá "Mừng Đảng, mừng Xuân". - Phối hợp với Hội người khuyết tật thành phố tổ chức giao lưu văn nghệ ở các thôn. 3. Y tế - dân số + Y tế: Duy trì tốt công tác y tế dự phòng, y tế cơ sở, bảo vệ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình. Thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. 6 tháng đầu năm 2007, trạm y tế đã khám chữa bệnh cho 1.787 lượt người, khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho 386 trẻ em dưới 6 tuổi. Thực hiện tốt một số Chương trình Quốc gia về y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng như: Chương trình phòng chống sốt rét, Chương trình phòng chống HIV/AISD, Chương trình tiêm chủng mở rộng… 3. Giao thông. Các tuyến đường trong xã hầu hết đã được bê tông và nhựa hóa gần như toàn bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hóa và thương mại trên địa bàn. 4. An ninh, quốc phòng Tình hình an ninh chính trị được ổn định. Công tác quản lý, theo dõi đối với người nước ngoài và thư tín, tiền hàng được tăng cường, đảm bảo ANTT trên địa bàn xã. Công tác tuần tra, canh gác, phát động quần chúng nhân dân ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, bảo vệ tài sản công dân, duy trì giờ giấc trực và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra. Đối với quốc phòng : - Bổ sung hoàn thiện kế hoạch chiến đấu trị an, xây dựng kế hoạch cụm tuyến ATLC - SSCĐ, kế hoạch phát triển dân quân tự vệ theo 3 trạng thái. - Tổ chức thành công các đợt huấn luyện dân quân tự vệ do ban chỉ huy quân sự TP Thanh Hóa tổ chức. - Hoàn thành 100% chỉ tiêu khám, tuyển nghĩa vụ quân sự. 2.3. Tài nguyên sinh thái và di chỉ khảo cổ Xung quanh khu vực nghĩa trang là khu đồng ruộng của nhân hai thôn Minh Trại và Thành Trọng mà không có di tích lịch sử hoặc các loại động vật hoặc thực vật quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng. Chương 3 đánh giá các tác động môi trường 3.1. Nguồn gây tác động 3.1.1. Giai đoạn thi công Các nguồn phát sinh ô nhiễm chính trong quá trình đầu tư, mở rộng nghĩa trang Chợ Nhàng chủ yếu là xây dựng tường rào, khu cát táng có thể tóm lược như sau: + Chất thải rắn: phát sinh từ các nguồn: nguyên vật liệu thừa, rơi vãi, chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng như: xi măng, tấm lợp, đinh sắt, dây thép, lưỡi cưa, bao bì, hộp nhựa, thùng chứa thiết bị, gạch vỡ, vôi và rác thải sinh hoạt như túi nilon, giấy lộn của công nhân thải ra. + Bụi: Phát sinh do quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu xây dựng và vận chuyển trong nội bộ. Do bốc xếp, phối trộn nguyên vật liệu bê tông (cát, đá, xi măng) khi thi công , xây dựng các hạng mục. Do hoạt động thải khói của các động cơ, các thiết bị thi công (máy ủi, máy xúc,...) và các phương tiện vận tải. Thành phần bụi chủ yếu là bụi đất đá, bụi cát, bụi ximăng, bụi khói. + Tiếng ồn Phát sinh từ phương tiện vận tải vào ra, cung ứng nguyên vật liệu xây dựng và các thiết bị. Từ các hoạt động xây dựng, bao gồm các hoạt động của thiết bị xây dựng như: máy trộn, máy ủi, máy xúc,...và hoạt động của công nhân xây dựng. + Hơi khí độc Phát sinh từ khí thải của các động cơ đốt trong của các phương tiện vận tải, các phương tiện thi công cơ giới như: CO, CO2, NO2, SO2, hơi xăng,... Từ quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. + Nước thải Trong giai đoạn xây dựng, nước cấp cho hoạt động xây dựng chủ yếu dùng để trộn vữa, trộn bê tông. Nước thải của giai đoạn này gồm có nước rửa cát, đá, bảo dưỡng bê tông...và nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. + Đất: bao gồm đất đào móng các công trình xây dựng nhà ở, đất đào nền đường, đất đào đắp các hệ thống cung cấp và tiêu thoát nước, đào đắp xây dựng các bể chứa, đường ống, hồ xử lý nước thải, đất san gặt mặt bằng. 3.1.1. Giai đoạn hoạt động Trong quá trình hoạt động của nghĩa trang ít nhiều cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường xung quanh, bao gồm các nguồn như: chất thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, nước rỉ, bụi phát sinh từ các phương tiện ra vào nghĩa trang khi đưa linh cữu đi mai táng, khí thải phát sinh từ quá trình đốt vàng mã, đồ dùng cá nhân của người quá cố (trong quá trình hung táng), hòm ván và những vật dụng khác (trong quá trình cát táng). Các yếu tố ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh được mô tả ở bảng 6. Bảng 11. Các yếu tố ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh Yếu tố ô nhiễm Nguồn gốc phát sinh Bụi, độ ồn - Hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào nghĩa trang - Hoạt động hung táng, cát táng - Hoạt động làm việc, sinh hoạt của CBCNV ban quản trang Các chất hữu cơ bay hơi - Hơi xăng, dầu của các phương tiện cơ giới ra vào nghĩa trang SO2, NO2, CO - Hoạt động của các phương tiện cơ giới ra vào nghĩa trang - Đốt vàng mã, đồ dùng cá nhân của người chết H2S, NH3 - Cống rãnh thoát nước thải - Hệ thống hồ xử lý nước thải, nhà vệ sinh. - Đốt than, đốt nhiên liệu khi nấu bếp tại nhà ăn ô nhiễm nước: các chỉ tiêu hóa lý, chất rắn lơ lửng, BOD, COD, vi sinh vật dầu mỡ - Nước thải sinh hoạt của CBCNV - Nước mưa chảy tràn - Nước rỉ của nghĩa trang ô nhiễm đất: ảnh hưởng đến các vi sinh vật có lợi trong đất, thoái hóa đất, thay đổi thành phần cơ lý, hóa của đất, thay đổi mục đích sử dụng đất Do nước rỉ từ các khu mộ ra môi trường không được thu gom, xử lý. Ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt Từ sinh hoạt của CBCNV ban quản trang Ô nhiễm do chất thải rắn: bao bì, giẻ lau, vòng hoa, vàng hương, gỗ hòm ván ... Trong hoạt động hung táng, cát táng. 3.2. Dự báo những rủi ro và sự cố môi trường Trong giai đoạn thi công, xây dựng các hạng mục công trình do tính chất của công việc là đơn giản nên hầu như không có các rủi ro và sự cố môi trường xảy ra. Rủi ro có thể xảy ra là tai nạn lao động đối với công nhân thi công trên công trường. Trong hoạt động của nghĩa trang các rủi ro và sự cố môi trường phát sinh trong quá trình vận hành nghĩa trang có thể phân thành hai loại: các rủi ro và sự cố xảy ra trong phạm vi nghĩa trang, các rủi ro môi trường xung quanh nghĩa trang. Tuy nhiên loại rủi ro và sự cố xảy ra trong phạm vi nghĩa trang hầu như không đáng kể (ví dụ như cháy nổ),v.v. Các sự cố loại này thường có quy mô nhỏ, khả năng xảy ra thấp, việc khắc phục cũng dễ dàng. Sự cố nguyên nhân xã hội có thể phát sinh do tâm lý không thoái mái của người dân bởi khoảng cách của nghĩa trang đến khu dân cư không lớn. Các hoạt động thiêu huỷ, đốt các vật dụng của người quá cố trong cả 2 giai đoạn hung táng và cát táng, nguồn nước rỉ ra từ nghĩa trang đều ảnh hưởng 1 phần đến cuộc sống của người dân khu vực. Các nguyên nhân trên có thể dẫn tới xung đột giữa Công ty môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa, ban quản trang và người dân địa phương, cần bàn bạc để đưa ra giải pháp hợp lý. 3.3. Đối tượng và quy mô bị tác động - Đối tượng bị tác động là môi trường đất, nước, không khí, sức khỏe con người (CBCNV ban quản trang), một số hộ dân xung quanh khu vực, cảnh quan môi trường, kinh tế xã hội. - Quy mô bị tác động của nghĩa trang là khu dân cư xung quanh nghĩa trang đặc biệt là các hộ dân nằm về phía Tây Bắc và Tây Nam, đây là những khu vực chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chủ đạo là Đông Nam vào mùa hè và và Đông Bắc vào mùa đông. 3.4. Đánh giá tác động 3.4.1. Tác động đến môi trường không khí + Nguồn phát sinh các chất khí độc hại (CO, NOX, SO2, CO2, H2S, CH4) gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu gồm: - Khí thải, bụi phát sinh từ các phương tiện vận tải, thi công, chuyên chở vật liệu xây dựng chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến môi trường nội bộ bên trong nghĩa trang, một phần ảnh hưởng đến tuyến đường dọc theo kênh Bắc và môi trường khu vực dân cư xung quanh. - Khí thải do đốt vàng hương, đồ dùng cá nhân của người chết ảnh hưởng đến môi trường bên trong nghĩa trang và ảnh hưởng 1 phần đến môi trường không khí khu vực dân cư xung quanh (chủ yếu dân cư thôn Minh Trại). - Khí, hơi thoát ra từ các khu mộ hung táng khi tiến hành cát táng: ảnh hưởng trong phạm vi nghĩa trang, trực tiếp đến CBCNV ban quản trang, gia chủ người quá cố. Tác động của chúng và biện pháp giảm thiểu sẽ được phân tích trong chương sau. + Tiếng ồn, độ rung: Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các phương tiện cơ giới, từ các hoạt động hung táng và cát táng, nhưng mức độ không đáng kể. * Tác động của các chất ô nhiễm: - Tác hại của bụi: Bụi gây ra nhiều tác hại khác nhau đối với sức khoẻ con người: bụi có thể gây tổn thương đối với mắt, da nhưng chủ yếu vẫn là sự thâm nhập của bụi vào phổi gây nên phản ứng xơ hóa phổi và các bệnh về đường hô hấp. - Khí SOx, NOx là các khí axit, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt sẽ tạo thành các khí axit SOx, NOx vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá sau đó phân tán vào máu. SOx, NOx khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axit lơ lửng. Nếu kích thước bụi này nhỏ hơn 2-3mm sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá huỷ hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. SOx có thể nhiễm độc qua da gây sự chuyển hoá toan tính làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt. Tất cả các loại Nitơ oxit (NOx) đều có tác động trong môi trường không khí giống NO2. NO2 được xem là hợp chất chủ yếu trong chuỗi phản ứng cực tím với hyđrocacbon trong khí thải của máy móc thiết bị tạo muội khói có tính ôxy hóa mạnh. NO2 được hình thành như sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt nhiên liệu trong các động cơ đốt trong. Trong các loại NOx thì NO2, NO và N2O5 là đáng quan tâm hơn cả. Bảng 12 . Tác hại của NO2 Nồng độ NO2 (ppm) Thời gian tiếp xúc Hậu quả 50-100 6-8 tuần Viêm cuống phổi và màng phổi 150-200 3-5 tuần Viêm xơ cuống phổi 300-400 2-10 ngày Gây viêm phổi và chết ³ 500 48 giờ Chết người Độc tính chung của SOx thể hiện ở sự rối loạn chuyển hoá protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế ezym oxydaza. Sự hấp thụ lượng lớn SOx có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin tăng cường quá trình oxy hoá Fe+2 thành Fe+3. Đối với thực vật, các khí SOx, NOx khi bị ô xy hoá trong không khí và kết hợp với nước mưa tạo thành mưa axit gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật. Khi nồng độ SOx trong không khí khoảng 1-2ppm có thể gây tổn thương đối với lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Đối với các loài thực vật nhạy cảm giới hạn gây độc kinh niên khoảng 0,15-0,3 ppm. Nhạy cảm nhất đối với SO2 là động thực vật bậc thấp như rêu, địa y. Đối với vật liệu, sự có mặt của SOx, NOx trong không khí nóng ẩm làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ bê tông và các công trình xây dựng. - Khí CO và CO2: CO dễ gây độc do kết hợp khá bền vững với hemoglobin thành cacboxyhemoglobin dẫn đến giảm khả năng vận chuyển ô xy của máu đến các tổ chức tế bào. CO2 gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm mất chỗ của ô xy. Một số đặc trưng gây ngộ độc của CO2 như sau: Bảng 13: Đặc trưng gây ngộ độc của CO2 Nồng độ CO2 (ppm) Biểu hiện độc tính 50.000 Khó thở, nhức đầu 100.000 Ngất, ngạt thở - Độ ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép (> 85 dBA) sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như gây mất ngủ, mệt mỏi, tâm lý khó chịu, mất tập trung khi làm việc dễ gây tai nạn lao động, nếu cao quá sẽ gây bệnh điếc nghề nghiệp. 3.4.2. Tác động đến môi trường nước - Nước thải sinh hoạt: Là loại nước thải ra sau khi sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt của CBCNV ban quản trang như: ăn uống, tắm rửa, vệ sinh ... Nước thải loại này thành phần chủ yếu chứa cặn bã, các chất hữu cơ (BOD), các chất dinh dưỡng (tổng N và P), vi sinh vật. Lượng nước này chỉ ảnh hưởng đến môi trường tiếp nhận xung quanh nghĩa trang, không ảnh hưởng đến dân cư xung quanh khu vực. Với lượng CBCNV ban quản trang hiện nay là 12 người, trong đó: - 10 người làm việc: 10h/ngày - 2 người làm việc và trực: 24h/ngày Với tổng lượng nước sinh hoạt TB của một người dùng trong 1 ngày là: 0,15 m3/ngày, thì lượng nước sinh hoạt tính TB trong ngày do bản quản trang dùng khoảng: 1 m3/ngày. Trong đó nước thải dùng ở các bể tự hoại ước khoảng 0,2 m3/ngày. Theo tính toán thống kê của tổ chức Y tế thế giới tại nhiều Quốc gia đang phát triển, khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt do mỗi người đưa vào môi trường (nếu không qua xử lý) như sau: Bảng 14: Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Chỉ tiêu ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) BOD5 45 - 55 COD 72 - 102 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 - 145 Dầu mỡ 10 - 30 Tổng Nitơ 6 - 12 Amoni 2,8 - 4,8 Tổng Phospho 0,8 - 4,0 Vi sinh vật: MPN/100 ml Tổng coliform 106 - 109 Fecal coliform 105 - 106 Trứng giun sán 103 - Nước rỉ từ nghĩa trang: Đây là nguồn nước có mức độ ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến chất lượng nguồn nước dưới đất, chứa nhiều các chất độc hại như: dầu mỡ, Nitơ, Photpho, vi khuẩn,...và gián tiếp ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. Điều này 1 phần đã thể hiện trong các mẫu nước giếng đã phân tích ở chương 2 - Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất khu vực nghĩa trang sẽ cuốn theo các chất cặn bã, các chất hữu cơ và đất cát. So với nước thải, nước mưa khá sạch nên nó sẽ pha loãng các chất ô nhiễm. Tác động lớn nhất do nước mưa chảy tràn gây ra là nồng độ chất rắn lơ lửng cao làm đục nguồn nước và ảnh hưởng tới môi trường sống của thủy sinh vật. Lượng nước này hầu như không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn qua khu vực nghĩa trang triển khai ước tính: Độ pH: 6,5 - 8 Tổng Nitơ: 0,5 - 1,5 mg/l. Photpho: 0,004 – 0,03 mg/l Nhu cầu oxy hóa học (COD): 10 - 20 mg/l Tổng chất rắn lơ lửng (TSS): 10 - 20 mg/l. TSS: 100 – 200 mg/l Trứng giun sán: 103 (MPN/100 ml). Tác động của các chất ô nhiễm trong môi trường nước. Quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước. Khi nồng độ oxy trong nước giảm xuống quá thấp thì các loài thủy sinh vật sẽ giảm. Tại các khu vực có nồng độ oxy hòa tan xuống quá thấp do các chất hữu cơ phân hủy mạnh thì sẽ xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí lớp bùn đáy, phát sinh mùi hôi thối, đây là môi trường không thuận lợi cho các sinh vật sống dưới nước. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước. - pH: là yếu tố tác động rất mạnh đến sinh vật thuỷ sinh. Khi độ pH của vực nước thay đổi, cân bằng sinh thái của vực nước sẽ bị tác động, nếu thay đổi lớn sẽ phá vỡ cân bằng sinh thái, nhiều loài thuỷ sinh vật sẽ bị tiêu diệt. - DO ( Dissolved oxygen ) Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước là hàm lượng oxy hoà tan, vì oxy không thể thiếu được đối với tất cả các sinh vật sống trên cạn cũng như dưới nước. Oxy duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho sự sinh trưởng. Oxy là chất khí khó hoà tan trong nước, không tác dụng với nước về mặt hoá học. Độ tan của nó phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố như áp suất, nhiệt độ và các đặc tính của nguồn nước thải. Nồng độ bão hoà của oxy trong nước ở nhiệt độ cho trước có thể tính theo định luật Henry. Nồng độ này thường nằm trong khoảng 8 ¸ 15 mg/lít ở nhiệt độ bình thường. Khi thải các chất thải sử dụng oxy vào các nguồn nước, quá trình oxy hoá chúng sẽ làm giảm nồng độ oxy hoà tan trong các nguồn nước này, thậm chí đe doạ sự sống của các loài cá cũng như sinh vật sống trong nước. - Nhu cầu ôxy sinh hóa BOD (Biochemical oxygen Demand) Nhu cầu oxy sinh hoá là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải nói chung và nước thải nghĩa trang nói riêng. BOD được định nghĩa là lượng oxy sinh vật đã sử dụng trong quá trình oxy hoá các chất hữu cơ. Phương trình tổng quát của phản ứng này như sau : Vi khuẩn Chất hữu cơ + O2 CO2 + H2O + Tế bào mới + Sản phẩm cố định Trong môi trường nước , khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các sinh vật sử dụng oxy hoà tan. Vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân hủy sinh học là công việc quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD biểu thị lượng các chất hữu cơ trong nước có thể bị phân hủy bằng các vi sinh vật. Nghiên cứu động học của phản ứng BOD đã chứng minh rằng, hầu hết chúng là phản ứng bậc một. Điều đó có nghĩa là tốc độ phản ứng tỷ lệ với lượng chất hữu cơ có trong nước. Nếu giả thiết Lt là hàm lượng BOD ứng với thời gian t và k là hằng số tốc độ phản ứng , khi đó có thể viết: Lượng BOD còn lại tại thời điểm t sẽ bằng Lt = L0e-kt Còn lượng BOD đã bị vi khuẩn sử dụng đến thời điểm t bất kỳ sẽ bằng : BODt = L0 ( 1- e-kt ) Trên thực tế ngoài quá trình oxy hoá sinh học thành phần Cacbon của chất thải còn có khả năng tăng thêm nhu cầu oxy sinh hoá do quá trình oxy hoá các hợp chất nitơ. Chỉ tiêu này cho biết số lượng ôxy tiêu thụ bởi các vi sinh vật hiếm khí tồn tại trong nước thải. Theo quy ước việc đo chỉ tiêu này được thực hiện ở điều kiện 200C trong 5 ngày, vì vậy nó được gọi là BOD5 thay cho tổng nhu cầu ôxy sinh hóa theo lý thuyết BOD4. Thông thường các chất hữu cơ cacbon bị ôxy hóa nhanh hơn so với các hợp chất nitơ, như vậy giá trị BOD5 chủ yếu biểu thị lượng các hợp chất cacbon dễ phân hủy. - Nhu cầu ôxy hóa học (COD) COD biểu thị lượng oxy tương đương của các thành phần hữu cơ có trong nước thải có thể bị ôxy hóa bởi các chất ôxy hóa hóa học mạnh. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của nguồn thải, thông thường COD liên quan đến BOD, cacbon hữu cơ và các chất hữu cơ trong nước thải. Hiện nay có 2 phương pháp xác định COD thông dụng là dùng KMnO4 làm chất ôxy hóa cho giá trị CODMn và chất ôxy hóa K2Cr2O7 cho giá trị CODCr. Khi COD và BOD trong nước lớn, DO giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của sinh vật thuỷ sinh. - Ô xit nitơ và Amon: Nitơ tồn tại ở những dạng khác nhau như nitrat, nitrit, amon và các dạng hữu cơ. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nước. Nitơ là một loại khí chứa nhiều trong khí quyển và tối cần thiết cho đời sống sinh vật vì là một thành phần của protein. Nhưng một lượng lớn nitrat sẽ gây nên tác động dây chuyền, đặc biệt trong các hệ sinh thái nước. Trước hết, nó tăng cường sự sinh trưởng, phát triển của thực vật và tăng sức sản xuất sơ cấp. Sau khi chết, chúng làm tăng lượng chất hữu cơ và các quần thể vi sinh vật phong phú phát triển trên các cơ chất hữu cơ này và trong quá trình hô hấp, hầu như tất cả ô xy hoà tan được sử dụng. Sự thiếu ô xy gây nên quá trình lên men, thối rữa, làm chết cá và ô nhiễm trầm trọng. Nitrat và Nitrit (NO3-, NO2-) thường chứa ít ở nước bề mặt, song ở nước ngầm lại có thể cao. Nồng độ cao của Nitrat và Nitrit trong nước uống sẽ gây ra bệnh tật, đặc biệt ở trẻ em gọi là bệnh "xanh bủng". Hàm lượng Nitrat không được lớn hơn 10mg/l trong nước uống. Nitrit cũng có tác động gây bệnh xanh da vì nó tạo thành axit nitơ trong nước tác động với amin để hình thành nitrosamin, một trong số những chất này là các tác nhân gây bệnh ung thư. Do hiểm hoạ của Nitrat và Nitrit đối với sức khoẻ con người, cho nên chúng được coi là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước. Amon (NH4+) trong nước tạo thành bởi quá trình khử amin (diamin) của những hợp chất hữu cơ. NH4+ trong nước sau một thời gian sẽ bị ôxy hoá trở thành dạng Nitrat và Nitrit. Lượng nitơ và photpho trong nước quá lớn sẽ gây hiện tượng phú dưỡng, "bùng nổ" của tảo ở nguồn nước tiếp nhận, bởi theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết nitơ và phot pho đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các loài tảo được thể hiện qua quá trình quang hợp dưới đây: 106 CO2 + 16 NO3- + HPO42- + 122 H2O + 18 H+ C106H263O110N16P + 138 O2 Cùng với yếu tố nitơ và photpho thì các loài tảo sẽ phát triển nhanh trong mùa cạn khi lưu lượng nước pha loãng giảm xuống và khả năng tự làm sạch của nước kém đi. 3.4.3. Chất thải rắn - Chất thải rắn sinh hoạt gồm các loại sau: giấy các loại, vỏ hộp, thủy tinh, rác nhựa các loại, thức ăn thừa, vỏ hoa quả,...với tổng lượng TB là 10kg/ngày.đêm. Trong đó chủ yếu là rác thải hữu cơ trong quá trình sinh hoạt chiếm khoảng 50-60% tổng lượng rác thải. - Rác thải phát sinh từ các hoạt động cúng bái, đốt quần áo đồ dùng của người quá cố như vàng, hương, tro. - Rác thải phát sinh từ quá trình chuyển mộ từ hung táng sang cát táng chủ yếu là ván thôi, tất tay, chân và vải chưa phân huỷ hết. Khối lượng rác thải của 2 nguồn trên biến động, không ổn định. 3.4.4. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội Nhìn chung tác động từ các hoạt động của nghĩa trang Chợ Nhàng ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của người dân xung quanh khu vực, ảnh hưởng phần nào đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên quá trình hoạt động của nghĩa trang Chợ Nhàng là cần thiết, đảm bảo sự tập trung, tránh sự tản mạn của các nghĩa trang trong phạm vi Tp Thanh Hóa, tránh sự lãng phí quỹ đất, ảnh hưởng đến mỹ quan trung của Thành phố Thanh Hoá. Chương 4 Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường 4.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do tác động của nghĩa trang, Công tu Môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa sẽ thực hiện các giải pháp sau: 4.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải Như đã mô tả ở phần nguồn tác động, để giảm thiểu các tác nhân ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ CBCNV ban quản trang cũng như của gia chủ, các giải pháp cần thiết là: - Hạn chế tới mức có thể việc đốt hương, vàng mã khi hung táng, cát táng. - Khi tiến hành cát táng, CBCNV ban quản trang cũng như của gia chủ đứng ở đầu hướng gió. Những người tiến hành việc phá dỡ quan tài, xếp hài cốt người quá cố cần phải trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ như găng tay, ủng, quần áo bảo hộ, khẩu trang. - Dùng nguồn sáng là điện, đèn pin, không đốt các loại lốp xe hỏng để tạo nguồn sáng cho việc tiến hành cát táng (do việc cát táng thường tiến hành vào ban đêm). - ưu tiên bổ sung trồng các loại cây xanh có tán rộng, mùi thơm, hút được các khí đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư, mở rộng nghĩa trang Chợ Nhàng - TP Thanh Hóa.doc
Tài liệu liên quan