Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát và Bãi Dương, Côn Đảo

Dự án nằm ngay cạnh bờ biển Bãi Nhát và Bãi Dương. Kết quả khoan thăm dò địa chất khu vực dự án cho thấy các tầng đất khu vực dự án chủ yếu là tầng cát hạt mịn kết cấu chặt vừa, chiều sâu từ 2 - 4m; tầng cát hạt mịn, kết cấu chặt, chiều sâu từ 3 - 14 m; tầng sét nửa cứng, chiều sâu từ 8 - 20m (Nguồn: Liên đoàn địa chất thủy văn, địa chất công trình miền Nam, 2006 [8]).

Như vậy tầng địa chất bề mặt chủ yếu là cát hạt mịn kết cấu, có chiều sâu đến 4m. Kết cấu lớp cát không đủ cứng để chống đỡ và chịu lực cho các công trình xây dựng. Do vậy, việc đào móng, thi công các hạng mục công trình,. kết hợp với thủy triều có thể dẫn đến tình trạng sạt trượt lớp cát trên mặt, làm xói lở bờ biển khu vực dự án.

 

doc127 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6347 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát và Bãi Dương, Côn Đảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt tính trên đầu người là 45 lít/ngày (áp dụng như đối với công nhân làm việc trong phân xưởng nóng tỏa nhiệt) và 50 lít/ngày để nấu nướng phục vụ cho một suất ăn. Như vậy với số lượng chuyên gia và công nhân xây dựng tối đa trên công trường như trên, lưu lượng nước thải sinh hoạt dự kiến là 10 m3/ngày (Bãi Nhát khoảng 6 m3/ngày, Bãi Dương khoảng 4 m3/ngày). Thời gian thi công kéo dài trong khoảng 19 tháng, tổng lượng nước thải sinh hoạt trong suốt quá trình thi công dự kiến là 5.245 m3. Tính chất nước thải: Nước thải sinh hoạt chủ yếu nhiễm bẩn các chất hữu cơ và vi sinh vật, riêng nước thải từ hoạt động nấu nướng có hàm lượng dầu mỡ và các chất rắn lơ lửng tương đối cao, ước tính tải lượng các chất ô nhiễm cơ bản trong nước thải sinh hoạt tính theo đầu người như sau: BOD5 (đối với nước thải đã lắng trong) : 35 g/người/ngày TSS: 65 g/người/ngày Nitơ của muối amôn: 8 g/người/ngày Chất hoạt động bề mặt: 2,5 g/người/ngày (Nguồn: Hoàng Văn Huệ, 2002) Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trên công trường xây dựng chủ yếu là bao gói thực phẩm, thuốc lá; các loại thực phẩm dư thừa; đầu lọc thuốc lá,... Đánh giá lượng chất thải rắn sinh hoạt trung bình của một người lao động trên công trường là 0,5 kg/ngày. Ở thời điểm cao nhất số công nhân xây dựng tập trung ở công trường khoảng 100 người thì lượng rác sinh hoạt dự kiến khoảng 50 kg/ngày. b). Tác động do hoạt động phát quang, san lấp mặt bằng, chuẩn bị nền móng Hoạt động phát quang, chặt phá, đốn hạ cây cối trong khu vực công trường Trong giai đoạn này sẽ có công đoạn phát quang, đốn hạ cây xanh đã có sẵn. Khu đất dự án là cây, cỏ dại, cây bụi; mật độ cây trung bình, thân cây chưa lớn, tán nhỏ. Quá trình phát quang đốt hạ cây xanh làm phát sinh bụi từ thân, lá cây, bụi từ mặt đất và bụi. Do thảm thực vật tại khu vực dự án chủ yếu là loại cây cỏ dại, không có loài quý hiếm nên quá trình này không ảnh hưởng đến Vườn Quốc Gia Côn Đảo. Quan điểm của dự án là tận dụng tối đa địa hình sẵn có để phát triển, đồng thời diện tích cây xanh của dự chiếm tới 40% tổng diện tích mặt bằng nên khi dự án đi vào hoạt động sẽ có tác động mang tính tích cực khi góp phần cải thiện cảnh quan môi trường, tăng giá trị của thảm thực vật khi phát triển nhiều loại cây quý hiếm trong khuôn viên dự án. Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công: Bảng 3.1 – Đánh giá tải lượng ô nhiễm từ các phương tiện thi công Số TT Nguyên nhân gây ô nhiễm Ước tính hệ số phát thải 1 Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi mặt bằng, bị gió cuốn lên (bụi cát) 1-100 g/m3 2 Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, đất, cát, đá ...), máy móc, thiết bị. 0,1 – 1 g/m3 5 Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt đường phát sinh bụi ... 0,1 – 1 g/m3 Nguồn: WHO, 1993 Mặc dù thời gian thi công của dự án tương đối dài (19 tháng), nhưng việc thi công mang tính cục bộ và thực hiện dưới dạng cuốn chiếu và cục bộ, không dàn trải trên toàn bộ diện tích mặt bằng; việc thực hiện tại khu vực trống trải, không có dân cư nên ảnh hưởng của hoạt động này không đáng kể. Chất thải rắn từ quá trình phát quang, san ủi đất; Sinh khối thực vật từ quá trình phát quang Khu vực dự án vốn là đất rừng, tuy nhiên mật độ cây không cao, chủ yếu là cây bụi. Quá trình thi công dự án yêu cầu phải đốn hạ và phát quang một số cây xanh và thảm cỏ trong vùng. Tuy nhiên, lượng cây xanh cần đốn hạ và phát quang không nhiều do dự án chủ trương sẽ duy trì tối đa thảm thực vật tự nhiên có sẵn để tạo cảnh quan. Hơn nữa, quá trình phát quang sẽ thực hiện dần dần theo các bước thi công của công trình, do vậy sinh khối thực vật phát sinh không lớn. Đất đào từ các công trình xây dựng Theo cao độ công trình và độ dốc hiện trạng thì khu đất phù hợp và thuận lợi cho việc thoát nước và thi công công trình, do vậy việc san nền chỉ xử lý san lấp cục bộ cho từng khu vực, đảm bảo độ dốc san nền chung cho phù hợp với địa hình tự nhiên, hạn chế chiều cao đắp. Do đó sẽ không sử dụng đất từ nơi khác chuyển đến cho mục đích san lấp. Sự thuận lợi này sẽ giảm đáng kể đến ô nhiễm môi trường không khí cho khu vực cũng như trong quá trình vận chuyển. Theo tính toán, khối lượng vật liệu san nền như sau: Khu Bãi Nhát: đất bóc bỏ 8.316,46 m3; khối lượng cần san nền: 10.704,40 m3. Cự ly vận chuyển từ các mỏ đến vị trí này là 15 km, tác động chủ yếu là bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển. Khu Bãi Dương: đất bóc bỏ 554 m3; khối lượng cần san nền: 270,10 m3. Do khối lượng đất bóc và san nền không lớn nên tác động đến môi trường là không đáng kể. c). Tác động do hoạt động tập kết vật liệu xây dựng và các phương tiện thi công đến công trường, triển khai xây dựng các hạng mục công trình Chất thải từ hoạt động xây dựng (xà bần, gạch ngói, sắt thép,...) Chủ yếu là xà bần, vụn gạch, ngói, vôi vữa và bao bì đựng vật liệu xây dựng (bao xi măng, gạch nền...), kim loại (khung nhôm, sắt, đinh sắt, dây điện, ống nhựa, kính...) các loại). Khối lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh trong quá trình thi công rất khó xác định. Khí thải và chất thải từ các phương tiện vận chuyển và thi công Vận chuyển trên biển Chủ đầu tư dự án dự kiến sẽ tận dụng tối đa khả năng cung cấp nguyên vật liệu xây dựng công trình tại địa phương để hạn chế chi phí vận chuyển từ đất liền. Tuy nhiên, với quy mô dự án như trên, khả năng phải vật chuyển các phương tiện thi công hạng nặng, vật liệu xây dựng và trang trí cho dự án là không thể tránh khỏi. Quá trình vận chuyển các thiết bị thi công và vật liệu xây dựng từ đất liền ra đảo sẽ được thực hiện bằng đường biển. Thời gian vận chuyển từ đất liền ra đảo có thể lên đến 8 giờ/một chuyến (tính từ cầu Cảng tại Vũng Tàu). Ngoài ra, do Hòn Bảy Cạnh nằm ở ngoài biển, cách Thị trấn Côn Sơn 7km, do đó, toàn bộ quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, các trang thiết bị phục vụ dự án,… đều phải sử dụng tàu thuyền chuyên chở từ cảng Bến Đầm đến Bãi Dương để phục vụ quá trình triền khai dự án. Quá trình hoạt động của các phương tiện tàu thuyền, nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, có thể phát sinh một số loại chất thải như dầu mỡ thải, khí thải chạy động cơ, chất thải rắn và nước thải từ sinh hoạt của nhân công trên tàu,... làm ảnh hưởng đến môi trường biển. Vật chuyển trên đất liền Nguyên vật liệu và thiết bị thi công được vận chuyển bằng đường biển từ đất liền đến cảng Bến Đầm. Từ đây, vật liệu xây dựng và máy móc sẽ được vận chuyển bằng ô tô đến khu vực thi công dự án. Khoảng cách từ cảng Bến Đầm đến vị trí dự án là 3 km theo đường đi đến trung tâm thị trấn Côn Sơn. Quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông trên đất liền cũng sẽ gây một số tác động đến môi trường và sức khỏe con người, tác động đáng kể nhất là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm chính là bụi đất, đá (chủ yếu từ khâu đào đất móng công trình, đào hố xây dựng các hồ bơi, hoạt động đào mương rãnh đặt cống thoát nước mưa, cống thoát nước thải và đường ống cấp nước,…) có thể gây ra các tác động lên người công nhân trực tiếp thi công và lên môi trường xung quanh (dân cư, hệ động thực vật), đặc biệt vào mùa khô. Hiện tại, nồng độ bụi trong khu vực dự án khá thấp (0,1 - 0,15 mg/m3), nhưng trong giai đoạn xây dựng, chắc chắn nồng độ bụi sẽ tăng lên đáng kể. Ô nhiễm do khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải trên công trường Các hoạt động vận tải vật liệu xây dựng, thiết bị thi công,... trên công trường sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, cacbuahydro, aldehyd, bụi. Do khu vực Bãi Nhát và Bãi Dương không có dân cư sinh sống và mặt bằng rộng, thông thoáng nên trong thời gian 19 tháng thi công dự án, tác động này chủ yếu tác động đến các công nhân lao động trên công trường trong trường hợp không có các giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu. Tiếng ồn, chấn động từ các phương tiện thi công Bên cạnh nguồn ồn nhiễm bụi và khói thải do hoạt động san lấp mặt bằng thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như máy cưa, xe trộn bêtông, xe lu, xe ủi… cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn. Dự báo mức ồn phát sinh từ thiết bị thi công được trình bày trong bảng 3.2. Đó là chưa kể sự cộng hưởng mức ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời. Bảng 3.2 - Mức ồn các thiết bị thi công Số TT Thiết bị Công suất âm (dBA) Thấp Trung bình Cao Xe máy nén (đứng yên) 110 115 120 Máy trộn bêtông 110 115 125 Cần cẩu, di động 110 115 120 Cần cẩu, đứng yên 110 115 120 Xe chất tải trước 115 120 125 Máy phát, đứng yên 105 115 120 Búa khoan 105 110 120 Máy lát 115 125 135 Máy đóng cọc 115 120 125 Máy bơm, đứng yên 130 135 140 Máy khoan đá 100 105 110 Máy kéo 115 125 135 Xe đào lỗ 110 120 130 Xe tải 115 120 130 Nguồn: WHO, 1993 Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện thi công Nhiệt thừa từ quá trình thi công Từ bức xạ nhiệt mặt trời, từ các quá trình thi công có gia nhiệt (như quá trình đốt nóng chảy bitum để trải nhựa đường, từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công nhất là khi trời nóng bức). Các ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên người công nhân trực tiếp làm việc tại công trường. Các sự cố thi công tiềm ẩn Cũng giống như bất cứ một công trường xây dựng với qui mô lớn nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động có thể bao gồm: Tai nạn giao thông trên công trường; Tai nạn lao động đối với công nhân xây dựng; Nguy cơ cháy nổ. d). Tác động do nước mưa chảy tràn Với cường độ mưa khá cao (2.009 mm/năm), nước mưa trên khu vực dự án có thể bị nhiễm bẩn bởi dầu, mỡ, vụn vật liệu xây dựng trong thời gian xây dựng nếu không có phương án quản lý tốt. Đối tượng bị tác động và đánh giá tác động a). Tác động đến sức khỏe của công nhân trên công trường và người dân khu vực lân cận Tác động do ô nhiễm môi trường không khí Đây là tác động đáng kể nhất trong giai đoạn thi công xây dựng. Tùy thuộc vào khoảng cách từ đối tượng tiếp xúc đến vị trí công trường, có thể phân chia các đối tượng chịu tác động này theo 3 cấp như sau: Nặng: công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (trong vùng bán kính chịu ảnh hưởng < 100m); Trung bình: Tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (từ 100 đến 500m); Nhẹ: người đi đường qua khu vực Bến Đầm hoặc thị trấn Côn Sơn ngang qua khu vực dự án. Trường hợp này loại trừ khu vực Bãi Dương và khu dân cư (khá xa dự án, 5 km) Ô nhiễm không khí do hoạt động thi công xây dựng là rất đáng kể, trong đó đối tượng chịu tác động nhiều nhất là công nhân xây dựng trên công trường. Tác động do ô nhiễm tiếng ồn Khu vực thi công cách xa khu dân cư, xa các vị trí bảo tồn động vật quý hiếm và trên mặt bằng khá trống trải nên tác động này không ảnh hưởng nhiều đến môi trường và dân cư. Tai nạn lao động Đây là các công tác đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian xây dựng các hạng mục công trình mới. Cũng giống như bất cứ một công trường xây dựng với qui mô lớn nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động có thể bao gồm: Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn do bản thân các xe cộ này; Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dở, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao có thể rơi vỡ...; Việc thi công các công trình trên cao sẽ làm tăng cao khả năng gây ra tai nạn lao động do trượt té trên các dàn dáo, trên các nhà đang xây, từ công tác vận chuyển vật liệu xây dựng (xi măng, cát, sắt thép,...) lên cao và nhiều nguyên nhân khác nữa; Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, bão gió gây đứt dây điện...; Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt ngã cho người lao động và các đống vật liệu xây dựng, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công,...; Trong quá trình phát quang, chuẩn bị mặt bằng rất dễ bị những động vật bò sát như rắn, bò cọp, kiến, côn trùng,… cắn và có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. b). Các tác động đến môi trường tự nhiên Tác động đến môi trường không khí Hiện tại chất lượng môi trường không khí khu vực dự án còn tương đối tốt, nồng độ các chất ô nhiễm không khí cơ bản đều đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh (xem mục 2.2). Tuy nhiên, khi triển khai xây dựng dự án, chắc chắn chất lượng môi trường khu vực này sẽ bị xáo trộn đáng kể. Nồng độ chác chất ô nhiễm (bụi, SO2, NOx, CO,...) trong môi trường không khí khu vực sẽ gia tăng so với hiện tại và có thể vượt so với tiêu chuẩn cho phép nếu như không có biện pháp quản lý tốt. Tác động đến môi trường nước Hiện tại, nước biển ven bờ khu vực dự án có chất lượng tương đối tốt. Các loại nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn cuốn theo các chất ô nhiễm, chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng,... phát sinh trong quá trình thi công dự án nếu không được quản lý tốt có thể làm suy giảm chất lượng nước mặt trong vùng dự án. Nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt với hàm lượng chất hữu cơ cao có thể phân hủy gây mùi hôi thối, làm mất mỹ quan khu vực. Tuy nhiên, nồng độ và tải lượng chất hữu cơ trong các loại chất thải này chưa đủ lớn để gây hiện tượng “tảo nở hoa” trong vùng nước biển khu vực dự án; Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng, nước mưa chảy tràn cuốn theo các vật liệu xây dựng, các chất thải xây dựng,... chảy xuống biển làm gia tăng hàm lượng chất lơ lửng trong nước, gây hiện tượng đục nước và làm giảm mỹ quan khu vực. Tác động đến môi trường đất Trước tiên, có thể dễ dàng nhận ra rằng, dự án sẽ gây tác động trực tiếp đến việc thay đổi mục đích sử dụng đất trên vùng quy hoạch từ chỗ đất hoang sang khu đất dịch vụ thương mại công cộng. Điều này có thể làm tăng giá trị sử dụng của tài nguyên đất vùng quy hoạch. Và nếu như cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ cho phát triển của khu vực đẩy mạnh (nằm trong kế hoạch của dự án) thì giá trị sử dụng của tài nguyên đất tại khu vực sẽ còn tăng lên rất nhiều lần so với hiện nay. Đất nội bộ được san bằng phù hợp với địa hình khu vực cần khai thác, nói chung, điều này sẽ có lợi đến tài nguyên đất khu vực – ngoại trừ sự biến động về giá trị sử dụng của tài nguyên đất do thay đổi mục đích sử dụng đất như vừa đề cập ở trên. Hiện tượng sạt lở hoặc cát chảy có thể xảy ra trong qua trình thi công các công trình cũng như khai thác sử dụng đất trên khu vực. Như đã phân tích ở trên, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn cuốn theo bụi bặm, đất cát sẽ được tự thấm trong khuôn viên khu đất dự án. Đây là khu vực đất trống, mặt bằng rộng, mật độ cây cối khá dày đặc, do đó khả năng tự thấm tốt. Vì vậy, nước thải sinh hoạt với lưu lượng không lớn (10 m3/ngày) và nước mưa chảy tràn (ô nhiễm vô cơ là chủ yếu) sẽ không gây tác động lớn đến chất lượng đất đai trong khu vực. Các loại rác sinh hoạt, rác xây dựng nếu không được thu gom thường xuyên cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đất đai trong vùng và có thể trở thành nơi lưu trú của các loài côn trùng, bọ sát có hại và là nguồn phát sinh dịch bệnh cho người lao động trên công trường. c). Tác động đến các hệ sinh thái động thực vật Khu vực dự án thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo, hệ sinh thái tương đối đa dạng. Quá trình thi công xây dựng dự án sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên khu vực dự án. Các tác động cụ thể được đánh giá như sau: Đối với thực vật cạn: không làm ảnh hưởng đến thảm thực vật vì chủ yếu tồn tại các loại cây cỏ dại, không có giá trị, sẽ làm tăng giá trị thảm thực vật khi dự án hoạt động. Đối với động vật cạn: không ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số loài động vật cạn trong khu vực dự án như khỉ, chồn,... và không làm thu hẹp môi trường sống và xáo trộn hoạt động sống của chúng. Đối với hệ sinh thái biển: các chất thải xây dựng nếu không được thu gom và quản lý tốt có thể bị thải ra biển, ảnh hưởng đến hoạt động sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật biển tại các rạn san hô gần bờ. Đây là hệ sinh thái tương đối nhạy cảm, các tác động trên dù nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến chúng. Do đó, đây là vấn đề cần quan tâm nhất trong quá trình xây dựng, thi công dự án. d). Tác động đến các điều kiện kinh tế xã hội Giao thông Việc bắt đầu tiến hành xây dựng các hạng mục công trình của dự án với qui mô khá lớn sẽ làm gia tăng mật độ của các phương tiện giao thông, chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng, điều động thêm máy móc thiết bị, tập kết thêm công nhân,... Nếu không có sự kết hợp hài hòa và việc sắp xếp cũng như quản lý khoa học thì các công đoạn sẽ gây ra ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường. Lưu lượng xe vận tải dẫn đến công trường sẽ tăng lên một cách đáng kể, từ đó sẽ gia tăng thêm bụi bặm, tiếng ồn, các ô nhiễm nhiệt cũng như tai nạn lao động. Đặc biệt trên tuyến đường dẫn vào công trình theo đường bộ chủ yếu là đường đi Cảng Bến Đầm. Khả năng cháy nổ Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn sẽ nảy sinh nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ: Việc sử dụng các công đoạn gia nhiệt trong thi công (ví dụ như việc nấu chảy bitum bằng đốt (củi) nếu thực hiện gần khu dân cư cũng có khả năng gây ra cháy); Quá trình thi công xây dựng cũng như dọn dẹp mặt bằng nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa, nấu cơm...) thì khả năng gây cháy là hiện thực và đặc biệt trong những ngày trời gió thì lửa có thể lan ra khá nhanh. Các nguồn nhiên liệu (dầu FO, DO) thường có chứa trong phạm vi công trường là một nguồn gây cháy nổ quan trọng. Đặc biệt là khi các kho (bãi) chứa này nằm gần các nơi có gia nhiệt, hoặc các nơi có nhiều người, xe cộ đi lại; Sự cố cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về điện. e). Nguy cơ sạt lở bờ biển Dự án nằm ngay cạnh bờ biển Bãi Nhát và Bãi Dương. Kết quả khoan thăm dò địa chất khu vực dự án cho thấy các tầng đất khu vực dự án chủ yếu là tầng cát hạt mịn kết cấu chặt vừa, chiều sâu từ 2 - 4m; tầng cát hạt mịn, kết cấu chặt, chiều sâu từ 3 - 14 m; tầng sét nửa cứng, chiều sâu từ 8 - 20m (Nguồn: Liên đoàn địa chất thủy văn, địa chất công trình miền Nam, 2006 [8]). Như vậy tầng địa chất bề mặt chủ yếu là cát hạt mịn kết cấu, có chiều sâu đến 4m. Kết cấu lớp cát không đủ cứng để chống đỡ và chịu lực cho các công trình xây dựng. Do vậy, việc đào móng, thi công các hạng mục công trình,... kết hợp với thủy triều có thể dẫn đến tình trạng sạt trượt lớp cát trên mặt, làm xói lở bờ biển khu vực dự án. f). Các tác động khác Quá trình tập kết công nhân, di chuyển máy móc thiết bị thi công cũng gây ra các ảnh hưởng nhất định tới môi trường xung quanh. Máy móc di chuyển có thể làm ảnh hưởng đến đường sá giao thông, gây ra tiếng ồn, bụi và thậm chí có thể làm hỏng một số con đường đang xuống cấp. Công nhân di chuyển và tập kết trên công trường cũng gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực. Việc cố định các khu nhà ở tạm của công nhân sẽ kéo theo các hàng quán dịch vụ ở các khu vực lân cận, tệ nạn xã hội cũng có khả năng phát sinh nếu không ngăn chặn kịp thời. Kết luận: Mặc dù có một số tác động tiêu cực nhất định đến môi trường tự nhiên và hoạt động kinh tế xã hội trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng của Dự án như vừa trình bày ở trên, song chúng không phải là các tác động liên tục và xuyên suốt tiến trình hoạt động của dự án. Các tác động này sẽ không còn sau khi công trình được thi công hoàn tất. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát và Bãi Dương có thể đạt chuẩn Green Globe 21 (tiêu chuẩn môi trường toàn cầu đối với ngành công nghiệp du lịch) về thiết kế và thi công, các quy trình và biện pháp ngăn ngừa tác động môi trường tiêu cực ngày trong giai đoạn thi công cũng sẽ được Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng – Phương Đông triển khai triệt để. TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH DỰ ÁN Nguồn phát sinh các tác động a). Nguồn phát sinh nước thải Nước mưa Chất lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là tình trạng vệ sinh trong khu vực thu gom nước. Đối với hoạt động của một khu du lịch thì có thể xảy ra tình trạng nước mưa chảy tràn trên mặt đất làm cuốn theo các chất cặn bã và đất cát xuống đường thoát nước, nếu không có biện pháp tiêu thoát tốt, sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước mưa, tạo ảnh hưởng xấu đến môi trường. Lượng nước mưa trong khu vực dự án ước tính khoảng: Bãi Nhát: 370.628 m2 x 2,009 mm/năm = 744.592 m3/năm Bãi Dương: 67.876 m2 x 2,009 mm/năm = 136.362 m3/năm Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ước tính như sau: Tổng Nitơ : 0,5 ¸ 1,5 mg/l Photpho : 0,004 ¸ 0,03 mg/l COD : 10 ¸ 20 mg/l Tổng chất rắn lơ lửng : 10 ¸ 20 mg/l Với nồng độ các chất ô nhiễm như trên nếu so với nước thải sinh hoạt thì nước mưa được xem là khá sạch và có thể thoát thẳng ra nguồn tiếp nhận không qua xử lý. Nước thải sinh hoạt Nguồn phát sinh Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu từ sinh hoạt của khách du lịch, nhân viên phục vụ và hoạt động chế biến thực phẩm tại các nhà hàng trong khu du lịch,... Có thể phân nước thải sinh hoạt từ hoạt động của khu du lịch thành 2 loại như sau: Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh; Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà,… Lưu lượng Lưu lượng nước thải phụ thuộc rất lớn vào lượng khách du lịch, do vậy lưu lượng nước thải thay đổi theo từng tháng trong năm và cả từng ngày trong tuần. Theo ước tính tổng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của toàn khu du lịch là 155 m3/ngày, trong đó Bãi Nhát là 140 m3/ngày, Bãi Dương là 15 m3/ngày. Với nhu cầu dùng nước như trên, có thể ước tính lượng nước thải sinh hoạt của dự án bằng 80% lượng nước cấp, tức là khoảng 130 m3/ngày. Tính chất nước thải Nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có cả thành phần vô cơ, vi sinh và vi trùng gây bệnh nguy hiểm. Ước tính thành phần tính chất nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý như sau: Bảng 3.3 - Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải SH chưa qua xử lý Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ TCVN 6772-2000, mức II Nhẹ Trung bình Nặng 1. Chất rắn tổng cộng mg/l 350 720 1200 - - Hoà tan mg/l 250 500 850 500 - Lơ lửng mg/l 100 220 350 50 - Chất rắn lắng được mg/l 5 10 20 0,5 2. BOD5 mg/l 110 220 400 30 3. COD mg/l 250 350 500 - 4. Tổng lượng Cacbon hữu cơ mg/l 80 160 290 - 5. Tổng Nitơ (tính theo N) mg/l 20 40 85 - - Hữu cơ mg/l 8 15 35 - - Amoni tự do mg/l 12 25 50 - - Nitrit mg/l 0 0 0 - - Nitrat mg/l 0 0 0 30 6. Tổng Phốt pho (tính theo P) mg/l 4 8 15 6 (phosphate) - Hữu cơ mg/l 1 3 5 - - Vô cơ mg/l 3 5 10 - 7. Tổng Coliform MPN/ 100ml 106 – 107 107 – 108 108 - 109 1.000 8. Cacbon hữu cơ bay hơi mg/l <100 100 - 400 <400 - Nguồn: Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân, 2004 [7] Nhận xét: nước thải sinh hoạt bị nhiễm bẩn hữu cơ là chủ yếu. Ngoài ra nước thải từ khu vực nấu nướng của các nhà hàng còn bị nhiễm bẩn bởi dầu mỡ và các chất rắn lơ lửng và vi khuẩn. b). Nguồn phát sinh chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt Nguồn phát sinh Chủ yếu là rác thải sinh hoạt thải ra từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của khách du lịch và nhân viên khu du lịch; hoạt động nấu nước phục vụ của các khu nhà hàng,... Ước tính lượng phát sinh Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân trên mỗi khách du lịch của một số khu du lịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu như sau: Bảng 3.4 - Đánh giá lượng chất thải rắn sinh hoạt từ một số khu du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Số TT Tên khu du lịch Lượng rác sinh hoạt bình quân (kg/khách/ngày) 1 KDL Biển Đông 0,9 2 KDL Thùy Dương 0,7 3 KDL sinh thái Lộc An 0,65 Nguồn: WETI (12/2006) Như vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các khu du lịch trên đều dưới 1 kg/khách du lịch/ngày. Dựa trên cơ sở đó, có thể ước tính khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu du lịch Bãi Nhát và Bãi Dương tại Côn Đảo như sau: Bảng 3.5 - Ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt của khu du lịch Bãi Nhát và Bãi Dương Khu vực Hệ số phát thải Số khách Tải lượng Biệt thực 1 phòng ngủ 1 kg/người/ngày 150 người/ngày 150 kg/ngày Nhà hàng 0,3 kg/người/ngày 150 khách/ngày 45 kg/ngày Nhân viên khu du lịch 0,3 kg/người/ngày 200 người/ngày 60 kg/ngày Tổng cộng 255 kg/ngày Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động của khu du lịch được phân làm 2 loại như sau: Chất thải rắn sinh hoạt từ các phòng ngủ, villa: 150 kg/ngày (chiếm 59% tổng lượng chất thải rắn phát sinh); Chất thải rắn từ hoạt động nấu nướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo ĐTM dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát.doc
Tài liệu liên quan