Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Thủy điện Krông Hnăng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 9

CHƯƠNG 1 13

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 13

1.1. TÊN DỰ ÁN 13

1.2. TÊN CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN 13

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 13

1.3.1. Hồ chứa 13

1.3.2. Khu mặt bằng xây dựng công trình 13

1.3.3. Mỏ vật liệu 14

1.3.4. Khu tái định canh, định cư 14

1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 15

1.4.1. Quy mô hạng mục công trình và công nghệ: 15

1.4.2. Biện pháp thi công chính 23

1.4.3. Khối lượng thi công chính xây dựng công trình 25

1.4.4. Mô tả quá trình vận hành công trình 28

1.4.5. Các hạng mục công trình khác 29

1.5. VỐN ĐẦU TƯ 30

1.6. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN 30

CHƯƠNG 2 31

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 31

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 31

2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất 31

2.1.2. Đặc trưng khí tượng - thủy văn 39

2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 46

2.1.4. Hiện trạng môi trường sinh thái 52

2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 62

2.2.1. Điều kiện kinh tế 62

2.2.2. Điều kiện xã hội 65

CHƯƠNG 3 66

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 66

3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 66

3.1.1. Nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công 66

3.1.2. Nguồn gây tác động giai đoạn đầu tích nước và vận hành công trình 79

3.1.3. Sự cố môi trường do dự án gây ra 89

3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 91

3.2.1. Đối tượng, quy mô bị tác động giai đoạn thi công 91

3.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động giai đoạn đầu tích nước và vận hành 93

3.2.3. Đối tượng, quy mô bị tác động do sự cố môi trường 95

3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 95

3.3.1. Đánh giá tác động 95

3.3.2. Kết luận 117

3.4. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG 125

3.4.1. Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp 125

3.4.2. Những điều còn chưa chắc chắn trong đánh giá, đề xuất 127

CHƯƠNG 4 129

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU 129

PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 129

4.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 129

4.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải 129

4.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải 133

4.1.3. Biện pháp giảm thiều môi trường nước 141

4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN TÍCH NƯỚC VÀ VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH 142

4.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động do thay đổi chế độ dòng chảy 142

4.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do sạt lở, tái tạo bờ hồ, bồi lắng lòng hồ 143

4.2.4. Xói lở bờ và đáy sông khu vực sau nhà máy 143

4.3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 143

4.3.1. Tác động do cháy nổ 143

4.3.2. Tác động do vỡ đê quai, vỡ đập 143

4.4. NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT KHẢ KHÁNG 144

CHƯƠNG 5 145

CAM KẾT THỰC HIỆN 145

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 145

5.1. TUÂN THỦ CÁC ĐIỀU LUẬT 145

5.2. THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 145

CHƯƠNG 6 147

CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, 147

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 147

6.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG 147

6.1.1. Công tình xử lý chất thải rắn 147

6.1.2. Chương trình giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước 147

6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 147

6.2.1. Chương trình quản lý môi trường 147

6.2.2. Chương trình giám sát môi trường 148

CHƯƠNG 7 153

DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 153

7.1. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG 153

7.1.1. Công trình xử lý nước thải sinh hoạt 153

7.1.2. Công trình xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp xây dựng 153

7.1.3. Chương trình thu dọn lòng hồ 153

7.1.4. Công trình xử lý bom mìn, vật nổ 153

7.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 153

7.2.1. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn thi công công trình 153

7.2.2. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn vận hành công trình 155

CHƯƠNG 8 157

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 157

8.1. Ý kiến của UBND các xã và UBMTTQ các xã và Ban Quản Lý KBTTN EA SÔ 157

CHƯƠNG 9 159

CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 159

VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 159

9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 159

9.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo 159

9.1.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án, tư vấn tạo lập 159

9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 160

9.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng 160

9.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng 161

9.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 162

9.3.1. Nhận xét chung 162

9.3.2. Các rủi ro về sự cố môi trường khi không triển khai dự án và thực hiện dự án 162

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 164

PHỤ LỤC 167

 

 

doc170 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12334 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Thủy điện Krông Hnăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của PECC4, lượng bùn cát đến hồ Krông Hnăng là 0,1498 triệu m3/năm; lượng bùn cát xả qua đập chỉ khoảng 0,01498 triệu m3/năm. k) Thay đổi hệ sinh thái thuỷ sinh khu vực hồ chứa Việc xây dựng công trình đã chuyển chế độ dòng chảy sông sang chế độ hồ chứa làm cho các sinh vật thích nghi với đời sống nước nước chảy sông giảm, sinh vật thích nghi với đời sống nước đứng tăng, hệ sinh thái hồ chứa cùng với khu hệ thuỷ sinh đặc trưng cho loại thuỷ vực này được hình thành, không gian sinh sống của hệ sinh vật thuỷ sinh được mở rộng. Thành phần loài, số lượng cá thể và trữ lượng của các sinh vật thuỷ sinh tăng, trong đó quan trọng là sự gia tăng về số lượng các loài cá, tôm, cua và một số loài khác do hoạt động nuôi trồng của con người. Trong những năm đầu mới ngập nước, khu hệ thuỷ sinh công trình Thuỷ điện Krông Hnăng về cơ bản là khu hệ thuỷ sinh hồ chứa. Các nhóm sinh vật chỉ thị cho hồ chứa ở Việt Nam như tảo lam Microcystis, tảo silíc Melosira (thực vật nổi), Bosmina, Diaphanasoma (giáp xác râu ngành), Mongolodiaptomus, Vietodiaptomus, Microcyclops, Mesocyclops, Thermocyclops (giáp xác chân chèo), giáp xác chân lá Conchostraca sẽ xuất hiện với mật độ số lượng ưu thế trong sinh vật nổi hồ chứa. Mật độ và sinh khối các nhóm sinh vật nổi, trong thời gian đầu sẽ khá lớn (mật độ động vật nổi đạt tới hàng nghìn con/m3, mật độ thực vật nổi đạt tới vài trăm nghìn tb/l), thậm chí gây hiện tượng nở hoa của thực vật nổi. Các loài tôm gai họ Atyidae sẽ phát triển với số lượng khá lớn tại các vùng ven bờ. Các loài thân mềm giảm hẳn về số loài cũng như số lượng do nền đáy hồ chưa ổn định. Các loài cá ăn thực vật và mùn bã hữu cơ thích nghi với đời sống nước đứng phát triển cả về số loài lẫn số lượng, các loài cá thích nghi với thuỷ vực dạng sông nước chảy giảm. Trong thời gian đầu, sản lượng khai thác cá tự nhiên cao, nhiều cá thể có kích thước lớn xuất hiện như cá chép, cá mè hoa, cá trôi. Trong quá trình sử dụng hầu hết các hồ chứa sẽ phải trải qua 4 thời kỳ. Mỗi thời kỳ có những đặc điểm đặc trưng về cấu trúc, thành phần và sinh vật thuỷ sinh dưới tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường nước. Sơ đồ diễn thế sinh thái của hồ như sau: - Thời kỳ xáo trộn: Thời kỳ này xảy ra ngay sau khi hình thành hồ chứa, có thể kéo dài tới 10 năm. Thời kỳ này có 2 giai đoạn nối tiếp nhau là giai đoạn dinh dưỡng cao (giai đoạn đầu tích nước - khoảng 5 năm) và giai đoạn suy giảm dinh dưỡng. - Thời kỳ ổn định: là giai đoạn tiếp theo sau thời kỳ xáo trộn. - Thời kỳ phì hoá: là giai đoạn tiếp theo sau thời kỳ ổn định. - Thời kỳ đầm lầy hoá: là giai đoạn cuối của hồ chứa, bắt đầu từ khi lượng bùn bồi tích đạt tới mực nước chết. l) Thay đổi mực nước ngầm, độ ẩm đất khu vực xung quanh hồ - Khi hồ tích nước và đi vào vận hành làm trữ lượng ẩm trong đất và không khí khu vực xung quanh vùng hồ tăng (dự kiến 10-15%). - Tạo thêm một số gương nước ngầm tầng nông, đặc biệt là ở dưới các vùng đất thấp ven hồ chứa. m) Chế độ nhiệt, độ khoáng hoá, chất dinh dưỡng của hồ Khi hồ tích nước, trong hồ xuất hiện sự phân hoá về chế độ nhiệt, độ khoáng hoá, chất dinh dưỡng,…So với nước sông tự nhiên sự phân hoá này rõ hơn do hồ có chiều sâu lớn hơn. - Sự phân tầng nhiệt độ, ôxy hoà tan và các chất dinh dưỡng: Nhiệt độ, cũng như hàm lượng oxy hoà tan, nồng độ các chất dinh dưỡng,… đều thay đổi theo độ sâu. Nhiệt độ, lượng ôxy hoà tan ở tầng mặt cao hơn tầng đáy (điều này thể hiện rõ rệt vào mùa xuân và mùa hè, ngược lại vào mùa thu và mùa đông sự thay đổi nhiệt độ không rõ rệt). Tuy nhiên, do độ sâu hồ lớn (45,4m) nên sự biến đổi về nhiệt độ theo độ sâu cũng khá lớn và sự phân tầng khá rõ nét. Ngược với nhiệt độ và ôxy hoà tan, hàm lượng các chất dinh dưỡng lại tăng dần theo độ sâu: - Lớp nước phía trên có độ sâu khoảng 21,5m (từ MNDBT đến cao trình cửa lấy nước) có nhiệt độ và ôxy hoà tan tương đương nhiệt độ nước sông tự nhiên do nước được xáo trộn thường xuyên. - Lớp nước ở tầng đáy (khoảng 23,9m) do ít nhận được sự chiếu sáng của mặt trời, ít bị xáo trộn nên nhiệt độ và ôxy hoà tan trong nước tương đối thấp, nước có tỷ trọng cao, không thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật. Trong mùa hè, mức chênh lệch nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy dao động từ 4 đến 70C, có thể đến 80C. Đặc tính phân tầng nhiệt thay đổi tuỳ theo nhiệt độ không khí và từng thời điểm trong ngày. Sự phân tầng nhiệt rõ nét vào thời gian ban ngày. Cũng tương tự, hiện tượng phân tầng ôxy hoà tan cũng thường xảy ra vào mùa hè. Khối nước tầng mặt có thể đang bão hoà ôxy trong khi khối nước tầng đáy lại đang ở trong tình trạng yếm khí. Trong mùa đông, đặc tính đồng nhất về nhiệt độ và ôxy theo chiều thẳng đứng lại xảy ra thường xuyên, nhiệt độ và ôxy hoà tan giữa khối nước tầng mặt và khối nước tầng đáy chênh lệch nhau không nhiều. Hàm lượng ôxy hoà tân tầng mặt trong những năm đầu có thể cao trên 7mg/l do thực vật nổi phát triển thải ra ôxy trong quá trình quang hợp. Tại khu vực hạ lưu gần đập lượng oxy tầng đáy và sát đáy sẽ bị giảm thiểu, chỉ dưới 2mg/l, thậm chí có chỗ có lúc không còn ôxy ở tầng đáy. Có hiện tượng này bởi giai đoạn đầu lượng vật chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật trong hồ lớn (do thảm thực vật bị ngập nước), lượng ôxy hoà tan trong tầng đáy bị huy động tối đa trong quá trình phân giải.Khi đó môi trường ở tình trạng yếm khí và sản sinh ra các khí H2S và CH4. - Độ khoáng hoá nước hồ: Theo các số liệu quan trắc kiểm soát môi trường của các hồ chứa trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam đang hoạt động như hồ chứa Dầu Tiếng, Trị An (trên vùng Đông Nam bộ), hồ chứa sông Hinh (Nam Trung bộ) cho thấy: sau khi các hồ chứa đi vào hoạt động, độ khoáng hoá nước sông cũng như nước hồ chứa tăng rất nhỏ (khoảng từ 3 - 5% so với nước tự nhiên), thậm chí đối với các hồ chứa lớn độ khoáng hoá nước hồ giảm. Trong mùa lũ độ khoáng hoá tăng (khoảng 5 - 10%) nhưng trong mùa kiệt độ khoáng hoá giảm rất rõ rệt (khoảng 10 - 15%). Theo số liệu quan trắc chất lượng nước trên sông Ea Krông Hnăng, độ khoáng hoá trung bình của nước sông đạt từ 72,8 - 97,6 mg/l (xem bảng 2.16) và mùa lũ có độ khoáng hoá thấp hơn 30 - 40 mg/l so với mùa kiệt. Như vậy, dựa vào tỷ lệ biến đổi độ khoáng hoá nước các hồ chứa đã hoạt động cho thấy độ khoáng hoá nước hồ Krông Hnăng sẽ có xu hướng tăng, sự phân hoá theo mùa của độ khoáng hoá không thể hiện rõ rệt. Độ khoáng hoá nước sông Ea Krông Hnăng trong mùa lũ tăng, đạt trung bình đạt (76,4 - 107,4) mg/l. Còn trong mùa kiệt độ khoáng hoá nước giảm, độ khoáng hoá trung bình sẽ đạt (106,4 - 147,4) mg/l. Độ khoáng hoá nước hồ vẫn nằm trong ngưỡng nước sông nhạt (M < 200 mg/l). Từ trên có thể nhận thấy độ khoáng hoá nước hồ Krông Hnăng và nước sông Ea Krông Hnăng khu vực hạ du đập sẽ không biến đổi nhiều so với nước sông tự nhiên. Mùa lũ độ khoáng hoá tăng và mùa kiệt độ khoáng hoá giảm. n) Thay đổi vi khí hậu Mặc dù trên lãnh thổ Việt Nam đã có một số công trình thuỷ điện được xây dựng và vận hành, song các quan trắc về biến đổi khí hậu chưa được thực hiện ở tất cả các khu vực hồ thuỷ điện, ngoại trừ khu vực hồ Hoà Bình. Vì vậy, để đánh giá khả năng biến đổi của điều kiện khí hậu khu vực hồ Krông Hnăng, chúng tôi dựa trên các kết quả nghiên cứu khả năng biến đổi của điều kiện khí hậu ở hồ Hòa Bình của nhiều tác giả và các số liệu đo đạc, tính toán các đặc trưng khí hậu của một số trạm khí tượng giai đoạn trước (1960-1987) và sau khi hồ Hòa Bình đi vào vận hành (1988-2003). Hồ chứa thuỷ điện Krông Hăng thuộc loại trung bình, dạng hẹp, chạy dọc theo sông, vì vậy việc hình thành hồ ảnh hưởng không đáng kể đến chế độ khí hậu trên toàn lưu vực. Tuy nhiên, tại các khu vực gần hồ một số đặc trưng khí hậu sẽ có sự biến động. Có thể dự báo như sau: * Về chế độ nhiệt : Khi hồ Krông Hnăng tích nước hoàn toàn và đi vào vận hành, mức độ dao động của nhiệt độ trong ngày và trong năm sẽ giảm. Cụ thể, các giá trị cực đại của nhiệt độ sẽ giảm bớt, còn các giá trị cực tiểu thì gia tăng. Ngoài ra, độ ẩm vùng hồ và các vùng phụ cận được gia tăng do lượng bốc hơi từ mặt thoáng tăng. Điều này phù hợp với các nghiên cứu ở các vùng hồ khác như hồ Hoà Bình, Thác Bà,… (chế độ nhiệt biến đổi theo chiều hướng tích cực). * Về độ ẩm tương đối: Độ ẩm tối thấp tuyệt đối sẽ tăng ở tất cả các tháng trong năm. Độ ẩm trung bình hầu như không thay đổi, tăng (không đáng kể) khoảng 1% vào các tháng khô nóng nhất. Để có thể xác định các biến đổi nói trên một cách định lượng cần thiết phải tiến hành các hoạt động quan trắc cũng như nghiên cứu thường xuyên cả trước và sau khi xây dựng công trình. o) Suy giảm, mất diện tích sinh sống của động thực vật cạn; chia cắt điều kiện di chuyển của một số loài động vật cạn, cá - Mất một số diện tích thảm thực vật trong vùng lòng hồ: Theo số liệu mới nhất của Công ty Đầu tư và Phát triển Điện sông Ba cung cấp tháng 05/2007, khi hồ tích nước ở cao trình MNDBT 255m sẽ làm ngập 1.367,3ha đất thuộc xã Cư Prao, huyện M’Đrăk và xã Ea Sô, huyện Ea Kar. Trong số diện tích bị ngập có 1.329,67ha có thảm thực vật bao phủ, phần còn lại là đất sông suối, ao, hồ, đất thổ cư, đất nghĩa địa và đất công trình giao thông. Đáng kể nhất là 129,47ha diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng; 793,80ha đất sản xuất nông nghiệp; 435,44ha đất trống, cây tạp bị ngập (xem bảng 3.12). - Thu hẹp và chia cắt sinh cảnh sống: + Khi đập thuỷ điện hoàn thành sẽ làm ngập khoảng 1.367,3 ha đất các loại dọc theo hai bờ sông Ea Krông Hnăng. Diện tích khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô bị ảnh hưởng là 519ha (chiếm 1,87% tổng diện tích) và tuy chỉ có 112,6ha đất có rừng che phủ và chủ yếu là rừng tái sinh nghèo, rừng non tái sinh, còn lại là đất trống, cây tạp, trảng cỏ song ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã: thu hẹp của không gian sống của động vật; ảnh hưởng đến sự di chuyển và hoạt động kiếm ăn của động vật, nhiều loài phải đi tìm nơi cư trú mới. - Suy giảm động vật rừng do hoạt động săn bắt trái phép: Khi công trình hoàn thành, giao thông sẽ thuận tiện hơn trước, việc buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa các vùng sẽ phát triển. Đây là nguyên nhân khuyến khích người dân trong vùng săn, bẫy bắt động vật rừng để buôn bán trao đổi. Ngoài săn bắt động vật làm thực phẩm, dân địa phương còn săn bắt động vật rừng lấy sản phẩm nấu cao (các loài khỉ, trăn, sơn dương), các loài chim đẹp làm cảnh,… - Ngăn cản sự di cư của giữa thượng lưu và hạ lưu của các sinh vật thuỷ sinh: Khi đắp đập ngăn sông, đã làm mất đi con đường di chuyển giữa thượng lưu và hạ lưu của các động vật thuỷ sinh, đặc biệt là các loài cá di cư. p) Thay đổi cảnh quan, sinh thái khu vực - Thay đổi cảnh quan: + Cảnh quan hồ chứa: Sau khi công trình hoàn thành xung quanh hồ chứa sẽ hình thành một cảnh quan đẹp: Cảnh quan hồ chứa. + Cảnh quan quần cư: Khi có điện, hai bên đường vận hành và quanh khu điều hành công trình sẽ hình thành những điểm dân cư mới với ngành nghề đa dạng sẽ thu hút người dân từ các vùng khác đến. - Cải thiện môi trường sinh thái, hệ động thực vật: + Khu mặt bằng xây dựng công trình, khu vực hồ và thượng lưu khu hệ thực vật, thảm thực vật của môi trường sinh thái sẽ được cải thiện đáng kể do được trồng cây xanh, trồng rừng phục hồi hệ sinh thái sau khi thi công xong công trình. Việc trồng rừng phục hồi hệ sinh thái, trồng cây xanh phủ xanh đất trống đồi núi trọc sẽ tăng cường độ che phủ của thảm thực vật rừng ven hồ và trong lưu vực. + Khi hồ tích nước, mực nước trong hồ dâng tạo nên một hồ nước thoáng rộng, kéo dài, với diện tích 13,67km2 (ứng với MNDBT 255m). Việc tích nước hồ một mặt làm tăng mực nước ngầm, độ ẩm đất, một mặt cải tạo điều kiện khí hậu, là điều kiện thuận lợi cho các loài thực vật (cả cây trồng và cây tự nhiên) ưa ẩm phát triển. + Khi công trình hoàn thành, hồ tích nước sẽ làm cho khí hậu trong vùng trở nên ôn hoà hơn. Để đảm bảo nguồn nước cho hồ và bảo vệ môi trường, việc bảo vệ rừng và trồng rừng đầu nguồn được đẩy mạnh hơn,… đó là yếu tố giúp cho hệ động vật duy trì và phát triển. Cụ thể: Nhờ điều hoà nước từ hồ chứa nên ở quanh vùng lòng hồ cũng như vùng hạ du, ngành nông nghiệp phát triển hơn trước, điều đó kéo theo sự xuất hiện thêm một số loài cũng như số lượng cá thể, thay đổi về phân bố của những loài sống gần người, loài ăn hạt như: chuột nhà, chuột nhắt, các loài chim sẻ, thạch sùng, cóc nhà,… Hồ nước hình thành sẽ tạo nên những sình lầy dọc theo sông và những con suối chảy vào sông sẽ là nhân tố xuất hiện những loài mới cũng như tăng số lượng cá thể của loài có đời sống gắn liền với nước như: rái cá, các loài chim thuộc họ Diệc (Ardeidae), họ Vịt (Anatidae), họ Choi choi (Charadrlidae), họ Bói cá (Alcedinidae), các loài kỳ đà, rắn nước, cua, các loài thuộc họ ếch nhái (Ranidae),… đồng thời vùng hồ rộng lớn sẽ là yếu tố quan trọng cho các loài cá phát triển kéo theo sự xuất hiện nghề nuôi cá trong khu vực. Mặt khác, rừng đầu nguồn sẽ được bảo vệ và trồng thêm, cây rừng phát triển, cộng với sự yên tĩnh sẽ là nhân tố tích cực thu hút nhiều loài, nhất là các loài thú vừa và nhỏ, những loài chim tới sinh sống. q) Thay đổi các vấn đề kinh tế - xã hội của người dân trong vùng ảnh hưởng - Bổ sung nguồn năng lượng: Khi dự án thuỷ điện Krông Hnăng được đưa vào vận hành, hàng năm sẽ có một nguồn điện năng 247,72 triệu kWh được đưa vào sử dụng (hoà vào mạng lưới điện Quốc gia). - Phát triển nghề cá: Việc tạo ra một hồ chứa có diện tích mặt nước và dung tích hồ chứa tương đối lớn sẽ mở ra những khả năng phát triển mới cho các ngành kinh tế như nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,… trong vùng. - Bổ sung nguồn nước tưới cho ngành nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân khu vực hồ chứa: Đối với sản xuất nông nghiệp, khi đập thuỷ điện được xây dựng, với diện tích mặt hồ khoảng 13,67 km2 sẽ tạo ra nguồn nước tưới tiêu và sinh hoạt cho nhân dân, nhất là vào mùa khô. - Phát triển du lịch: Khu vực hồ chứa có cảnh quan đẹp nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên tươi tốt với các loài thực động vật quý hiếm, cộng với những nét đặc trưng văn hoá của các dân tộc ít người sinh sống tại đây sẽ là những điểm thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ sẽ được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cũng như của người dân địa phương. Ở đây có thể phát triển các loại hình du lịch dịch vụ: bơi thuyền, câu cá, nghỉ dưỡng, hội thảo, nghiên cứu khoa học (thực động vật trên cạn, thuỷ sinh,…), tham quan, du lịch mạo hiểm,… Người dân có thể làm các dịch vụ: cho thuê nhà trọ, ăn uống, cho thuê thuyền, hướng dẫn khách tham quan, chạy xe ôm,… Tuy nhiên cần có các kế hoạch khai thác hợp lý các điểm mạnh này nhằm phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường khu vực dự án cũng như KBTTN Ea Sô. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: Việc đầu tư xây dựng dự án thuỷ điện Krông Hnăng sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế. Cụ thể, với một địa bàn miền núi mà nông – lâm nghiệp là ngành chính, chiếm tỷ trọng lớn thì riêng bản thân dự án này khi được đầu tư đã làm tăng đáng kể tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản. Sau đó, nguồn điện được sản xuất sẽ là điều kiện quan trọng để người dân hoặc nhà đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản qui mô nhỏ, các cơ sở lắp ráp, sửa chữa cơ khí, điện tử,… 3.1.3. Sự cố môi trường do dự án gây ra 3.1.3.1. Nguy cơ mất nước của hồ chứa Từ những đặc điểm địa hình, địa chất, địa chất công trình và thủy văn nêu trên cho thấy khu vực phân thủy của hồ chứa đều phân bố các thành tạo đá gốc không thấm nước. Cao trình phân thủy hồ chứa đều nằm cao hơn mực nước dâng hồ chứa ít nhất từ 9m – 10m, đỉnh phân thủy rộng nên không có khả năng thấm mất nước của hồ chứa sang lưu vực khác. Theo tính toán, lớp đá IIA, IIB của vai đập có độ mất nước nhỏ hơn 3 lugeon do vậy khả năng mất nước do thấm qua vai đập là không đáng kể. Đá ở khu vực lòng hồ chủ yếu là đá: granodiorit, granit và bazan. Đây là các loại đá macma rắn chắc, không có khả năng thấm nước. Mặt khác, đá hầu như không bị nứt nẻ, không xuất hiện hiện tượng kastơ hoá nên hồ chứa sẽ không bị mất nước do thấm qua đá nền, lòng hồ. Sau khi hình thành hồ chứa, mặt gương nước mở rộng sẽ làm thay đổi bức xạ hấp thụ dẫn đến thay đổi cán cân nhiệt địa phương, làm tăng lượng bốc thoát hơi nước mặt hồ. Tác động này làm thay đổi cán cân cân bằng nước trong khu vực hồ. Tuy nhiên qua tính toán, lượng bốc hơi gia tăng trên lưu vực sông Ea Krông Hnăng tại tuyến đập Krông Hnăng chỉ đạt 402mm/năm. Vì vậy, việc xuất hiện hồ chứa ít làm biến đổi các thành phần cán cân cân bằng nước trong lưu vực Krông Hnăng. 3.1.3.2. Nguy cơ cháy, nổ trong thi công Trong quá trình thi công, sự cố môi trường tiềm ẩn ở các kho chứa nhiên liệu và kho thuốc nổ đó là nguy cơ cháy, nổ. Nguyên nhân chính là do: - Về thuốc nổ: do sự quản lý, thao tác khi sử dụng ở ngoài công trường. - Về xăng, dầu (nhiên liệu): chủ yếu là do rò rỉ mà nguyên nhân chính là sự ăn mòn hoặc khiếm khuyết trong chế tạo thành bồn chứa, thêm vào đó là sự vận hành không chính xác của công nhân. Vì vậy, cần phải có biện pháp phòng tránh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các kho. Để phục vụ thi công công trình thuỷ điện Krông Hnăng sẽ xây dựng : 01 kho thuốc nổ 20 tấn có diện tích 0,26ha đặt cách biệt về phía hạ lưu gần với mỏ đá dự phòng; 01 kho xăng dầu có khối lượng 100 tấn diện tích xây dựng 0,25ha. Cơ sở sửa chữa thường xuyên và bãi đỗ xe, cơ sở lắp ráp liên hợp dự kiến được bố trí dọc theo tỉnh lộ 645. Nguy cơ cháy, nổ ở khu vực kho thuốc nổ, kho xăng dầu là rất lớn, vì vậy các biện pháp an toàn cho các kho sẽ được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. 3.1.3.3. Nguy cơ vỡ đê bao trong thi công và vỡ đập trong quá trình vận hành - Các nguyên nhân có thể làm vỡ đê quai: + Lưu lượng và mực nước lớn nhất của lũ thi công vượt lưu lượng và mực nước lớn nhất theo thiết kế. Theo TCXD VN 285:2002 đê quai thượng lưu, hạ lưu được thiết kế với tần suất P = 5% (cao trình đỉnh đập đê quai thượng lưu 226m, hạ lưu 215,5m) nên nguy cơ bị vỡ có thể xảy ra nếu gặp lũ vượt tần suất thiết kế 5%. Cần có các biện pháp để phòng tránh và giảm thiểu tác động này khi xảy ra. + Nguy cơ làm vỡ đê quai do chất lượng của vật liệu đắp đập không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn. + Trong quá trình thi công chưa đạt cao độ thiết kế gặp lũ tiểu mãn vượt thiết kế. + Nguy vỡ đê quai do thi công không đúng theo thiết kế. - Các nguyên nhân có thể làm vỡ đập khi vận hành: + Lưu lượng và mực nước của hồ vượt lưu lượng và mực nước lớn nhất theo thiết kế. Thuỷ điện Krông Hnăng có công suất lắp máy 64MW, thuộc công trình cấp II. Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 285:2002 và Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ, tần suất lưu lượng và mực nước lớn nhất thiết kế của công trình là 0,5% (lưu lượng và mực nước tương ứng là 5.101m3/s và 255,16m); tần suất lưu lượng và mực nước lớn nhất kiểm tra là 0,1% (lưu lượng và mực nước tương ứng là 6.805m3/s và 257,4m). Cao trình đỉnh đập được xây dựng là 258,2m ứng với mực nước lũ kiểm tra P = 0,1%, sóng do gió tần suất P = 50% có xét với hướng gió nguy hiểm nhất đối với công trình. Với phương án thiết kế như trên và quy trình công nghệ, các giải pháp thi công đã kiến nghị thì nguy cơ vỡ đập là khó có thể xảy ra. + Do sự cố của hệ thống cửa xả lũ: kẹt cửa xả lũ. + Do dự báo quá trình lũ chưa chính xác nên sự vận hành của nhà máy không kịp thời khi lũ về. + Do động đất kích thích: Theo phân tích ở mục 3.1.2.2 khu vực dự án khó có năng xảy ra động đất kích thích. + Do đứt gãy và phá huỷ kiến tạo: Qua điều tra, khảo sát khu vực tuyến đập có 3 đứt gãy bậc IV cắt qua vai đập bờ trái, 2 đứt gãy bậc V cắt qua vai đập bờ phải. Các đứt gãy này đều là các đứt gãy thứ cấp với cấp phân nhánh rất nhỏ. Theo TCVN 4253-86 các đứt gãy này chỉ mang tính nội đới không có khả năng sinh chấn và gây ra các hoạt động phá huỷ kiến tạo. Hơn nữa, trong quá trình thi công đã kiến nghị các biện pháp xử lý tác động do các đứt gãy và phá huỷ kiến tạo gây ra đối với tuyến đập. 3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 3.2.1. Đối tượng, quy mô bị tác động giai đoạn thi công 3.2.1.1. Đối tượng, quy mô bị tác động liên quan đến chất thải a) Chất thải khí, bụi, tiếng ồn Chất thải khí - Đối tượng bị tác động: môi trường không khí, con người (công nhân xây dựng, người dân xung quanh khu vực công trình), động thực vật, môi trường đất, môi trường nước. - Quy mô tác động: Theo mô hình Pasquill do Gifford cải tiến tính toán lan truyền chất ô nhiễm trong khí quyển (công thức (1)) và tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh (TCVN 5937:2005) thì bán kính ảnh hưởng lớn nhất của các khí phát sinh từ các hoạt động giao thông; hoạt động san gạt, đào đắp đất đá khoảng 100m. Với hiện trạng môi trường dự án như hiện nay thì bán kính ảnh hưởng lớn nhất của các khí thải đối với chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn thi công công trình là 125m (tại đó nồng độ khí thải NO2 đạt 0,1662 mg/m3, bao gồm nồng độ khí thải phát sinh do các hoạt động xây dựng 0,0932 mg/m3 và nồng độ khí NO2 có trong môi trường tự nhiên 0,073 mg/m3). Bụi - Đối tượng bị tác động: Môi trường không khí, con người (công nhân xây dựng, người dân xung quanh khu vực công trình), thực vật. - Quy mô tác động: Theo mô hình vệt khói GAUSS tính toán lan truyền chất ô nhiễm trong khí quyển (công thức (2)) và tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh (TCVN 5937:2005) thì bán kính ảnh hưởng của bụi phát sinh do nổ mìn là 1.900m. Áp dụng mô hình Pasquill do Gifford cải tiến tính toán lan truyền chất ô nhiễm trong khí quyển cho các hoạt động là nguồn diện và tuyến (công thức (1)) thì bán kính ảnh hưởng của bụi phát sinh do các hoạt động xây dựng dự án là 150m. Với hiện trạng môi trường dự án như hiện nay thì bán kính ảnh hưởng lớn nhất của bụi đối với chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn thi công công trình do nổ mìn là 4.000m, do các hoạt động xây dựng và các phương tiện máy móc khác là 450m. Tại điểm cách công trường khoảng 4 km nồng độ của bụi có thể đạt 0,33815 mg/m3 (trong đó nồng độ bụi phát sinh do các hoạt động xây dựng dự án đạt 0,06815 mg/m3, nồng độ bụi đo được trong môi trường tự nhiên là 0,27mg/m3). Tuy nhiên, do dự án phân bố ở khu vực có địa hình thấp hơn xung quanh, thảm phủ thực vật còn tốt nên bán kính ảnh hưởng thực tế sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với dự báo. Tiếng ồn - Đối tượng bị tác động: Con người (công nhân xây dựng, người dân xung quanh khu vực công trình), động vật. - Quy mô tác động: Để tính bán kính ảnh hưởng của tiếng ồn đã sử dụng công thức (U.S department of transportation, 1972): M1 - M2 = 20log(R2/R1) Trong đó: M1: Độ ồn tại vị trí 1; M2: Độ ồn tại vị trí 2; R1: Khoảng cách từ nguồn tới vị trí có mức ồn 1; R2: Khoảng cách từ nguồn tới vị trí có mức ồn 2. Bảng 3.17: Kết quả tính độ ồn của hoạt động nổ mìn và các thiết bị máy móc theo khoảng cách tới nguồn Loại máy Khoảng cách (m) 15 30 60 120 240 450 2.700 Xe tải nặng 73-99 93,0 87,0 81 75 69,5 Xe ủi đất 80-98 92,0 86,0 80 74 68,5 Máy đầm nén 75-91 85,0 79,0 73 67 61,5 Máy kéo 76-99 93,0 87,0 81 75 69,5 Máy trộn bê tông 74-88 82,0 76,0 70 64 58,5 Máy đào đất 75-99 93,0 87,0 81 75 69,5 Máy xúc 75-86 80,0 74,0 68 62 56,5 Nổ mìn 95-115 109,0 103,0 97 91 85,5 69,9 Kết quả trình bày trong bảng cho thấy khi quãng đường tăng lên gấp đôi thì tiếng ồn sẽ giảm khoảng 6dB. Như vậy trong phạm vi 450 m từ nguồn tiếng ồn phát ra từ các phương tiện, máy móc, thiết bị đều nhỏ hơn 70dB. Riêng hoạt động nổ mìn có bán kính ảnh hưởng lớn hơn (khoảng 2,7km). b) Chất thải lỏng - Đối tượng bị tác động: Môi trường nước, các sinh vật thuỷ sinh, con người (công nhân xây dựng), môi trường không khí. - Quy mô tác động: Khi chưa có biện pháp thu gom xử lý nước thải có thể được đổ chảy tràn trên bề mặt và ngấm xuống đất tác động đến nguồn nước ngầm hoặc theo dòng chảy xuống sông Ea Krông Hnăng tác động đến chất lượng nước sông và các sinh vật thuỷ sinh khu vực công trình và hạ du nhà máy. c) Chất thải rắn - Đối tượng bị tác động: Con người (công nhân xây dựng), môi trường không khí, môi trường nước mặt, nước ngầm, môi trường đất. - Quy mô tác động: Bãi đổ đất đá thải, bãi rác, khu lán trại công nhân. 3.2.1.2. Đối tượng, quy mô tác động không liên quan đến chất thải a) Diện tích chiếm đất khu vực lòng hồ, mặt bằng công trình và mỏ vật liệu - Đối tượng bị tác động: Con người (người dân bị ảnh hưởng); thực động vật, địa hình, địa mạo; môi trường đất; kinh tế (thiệt hại đất đai, tài sản và công trình trên đất); tài nguyên (tài nguyên vật liệu); môi trường xã hội (biến động dân cư khu vực bị ảnh hưởng). - Quy mô tác động: khu vực mỏ vật liệu, khu vực bái thải, khu mặt bằng công trình, khu vực lòng hồ. b) Thay đổi các vấn đề kinh tế - xã hội của người dân trong vùng ảnh hưởng - Đối tượng bị tác động: Con người (người dân trong vùng, công nhân xây dựng), kinh tế (cơ sở hạ tầng, thương mại - dịch vụ), hệ thống quản lý của chính quyền địa phương (dân cư, an ninh), y tế (bệnh tật), động thực vật. - Quy mô tác động: Khu vực dự án và vùng phụ cận. c) Đối tượng, quy mô tác động liên quan đến vấn đề tái định cư - Đối tượng bị tác động: Con người (ngư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM thuy dien Krong Hnang.doc