Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ 1

2.1 Mục tiêu 1

2.2 Nhiệm vụ 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 2

1.1 Tên dự án 2

1.2 Chủ dự án 2

1.3 Mục tiêu – nhiệm vụ 2

1.3.1 Mục tiêu 2

1.3.2 Nhiệm vụ 3

1.4 Nguyên liệu – sản phẩm 3

1.5 Vị trí của dự án 4

1.6 Quy mô và tiến độ thi công của dự án 6

1.6.1 Quy mô dự án 6

1.6.2 Tiến độ thi công 7

1.7 Quy trình hoạt động 7

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ – DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 9

2.1 Đặc điểm môi trường nền khu vực dự án 9

2.1.1 Đặc điểm môi trường tự nhiên 9

2.1.1.1 Địa hình 9

2.1.1.2 Khí tượng 9

2.1.1.3 Thủy văn 10

2.1.1.4 Địa chất công trình 10

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 11

2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế 11

2.1.2.2 Đặc điểm xã hội 12

2.1.3 Đặc điểm mạng lưới thoát nước hiện hữu trong khu vực 12

2.2 Các pháp chính sách và pháp chế bảo vệ môi trường 14

2.2.1 Luật bảo vệ môi trường và các nghị định về môi trường 14

2.2.2 Luật tài nguyên nước 01/1999 14

2.3 Nhận dạng, mô tả tác động và đánh giá tác động môi trường của dự án 15

2.3.1 Giai đoạn tiền xây dựng 15

2.3.1.1 Nguồn tác động 15

2.3.1.2 Đánh giá tác động 16

2.3.2 Giai đoạn xây dựng 16

2.3.2.1 Nguồn tác động 16

2.3.2.2 Đối tượng, quy mô bị tác động 18

2.3.2.3 Đánh giá tác động 20

2.3.3 Giai đoạn hoạt động 28

2.3.3.1 Nguồn tác động 28

2.3.3.2 Đối tượng, quy mô bị tác động 30

2.3.3.3 Đánh giá tác động 31

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 41

3.1 Giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn tiền xây dựng 41

3.2 Giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng 42

3.3 Giảm thiểu tác động trong giai đoạn hoạt động 44

3.3.1 Giảm thiểu tác động đến môi trường đất, nước 44

3.3.2 Kiểm soát chất thải rắn 46

3.3.3 Giảm thiểu tác động đến môi trường không khí 47

3.3.4 An toàn lao động và phòng chống sự cố môi trường. 49

3.4 Chương trình quan trắc môi trường 51

3.4.1 Các tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước và không khí 51

3.4.2 Chương trình quan trắc môi trường 51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

Kết luận 53

Kiến nghị 53

PHỤ LỤC 1: CÁC THÔNG SỐ CẦN XÁC ĐỊNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM 54

PHỤ LỤC 2: CHƯƠNG TRÌNH LẤY MẪU VÀ ĐO ĐẠC 56

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 7406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn có thể gây ngập úng hòa cùng với nước thải trong quá trình thi công công trình như nước vữa, nước vôi, nước bùn, nước rửa vật liệu xây dựng… khi không có biện pháp thoát nước hợp lý. Nước chảy tràn có chứa cặn, đất cát, rác, hóa chất, xăng đầu rò rỉ thoát vào hệ thống thoát nước đổ ra Kênh Đen khiến ô nhiễm nguồn nước mặt càng cao. Mức độ ô nhiễm tùy thuộc vào khối lượng chất thải trong quá trình thi công thải ra. Trong quá trình di chuyển một số chất ô nhiễm trong nước thải ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực. Quá trình thi công dự án có trung bình 50 cán bộ kĩ sư và công nhân làm việc/ ngày. Do đó nước thải từ sinh hoạt của công nhân cũng là một nguồn gây ô nhiễm nước. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh, vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh khác. Theo tính toán thống kê, đối với những Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) như trong bảng 2.10 Bảng 2.15: Tải lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường Số TT Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người.ngày) 1 BOD5 45 – 54 2 COD (Dicromate) 72 – 102 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 4 Dầu mỡ 10 – 30 5 Tổng Nitơ 6 – 12 6 Amôni 2,4 – 4,8 7 Tổng Phốt Pho 0,8 – 4,0 8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 106 – 109 (Nguồn WHO, 1993) Tải lượng các chất ô nhiễm thải thải vào môi trường trong quá trình thi công dự án được trình bày trong bảng 2.16. Bảng 2.16. Tải lượng các chất ô nhiễm thải vào môi trường Số TT Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày) 1 BOD5 2,25 – 2,7 2 COD 3,75 – 5,1 3 SS 3,5 – 7,25 4 Dầu mỡ 0,5 – 1,5 5 Tổng N 0,3 – 0,6 6 Amôni 0,12 – 0,24 7 Tổng Phospho 0,04 – 0,2 8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 5*104 – 5*107 (Nguồn WHO, 1993) Nếu trung bình 1 người công nhân sử dụng 80 lít nước/ngày, thì tổng lượng nước thải mỗi ngày (ước tinh cho 50 công nhân) khoảng 4m3. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được đưa ra trong bảng 2.12. Bảng 2.17. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Số TT Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không xử lý Có hệ thống bể tự hoại TCVN 6772 – 2000 (Mức II) 1 BOD5 562 - 675 100 - 200 30 2 COD 900 -1275 180 - 360 50 3 SS 875 -1812 80 - 160 50 4 Dầu mỡ 125 - 375 - 20 5 Tổng N 75 -150 20 - 40 - 6 Amôni 30 - 60 5 - 15 - 7 Tổng Phospho 10 - 50 - 6 8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 106 - 108 104 103 (Nguồn: WHO, 1993) Nhận xét: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý bằng bể tự hoại với tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt (TCVN 6772:2000, Mức II) cho thấy: Nước thải sinh hoạt trước xử lý có hàm lượng BOD5 cao gấp 18 – 22 lần tiêu chuẩn, COD cao hơn gấp 18 – 25 lần tiêu chuẩn, SS cao gấp 17 – 36 lần tiêu chuẩn. Sau khi qua hệ thống xử lý, các chất gây ô nhiễm trong nước thải đã giảm đáng kể. Qua phân tích có thể thấy rằng ảnh hưởng của sự ô nhiễm do xây dựng dự án đến nguồn nước là rất đáng kể. Đối tượng chịu tác động là nước mặt va và có thể là nước ngầm do đó cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc và nội quy trong công tác thi công. Môi trường đất Trong quá trình thi công thì nền đất tại khu sây dựng bị ô nhiễm trước tiên là hóa chất, các loại nhiên liệu mà các loại phương tiện máy móc xây dựng gây ra như xăng , dầu… Chất thải rắn Ngoài ra còn có chất thải của công nhân xây dựng. Lượng rác thải phát sinh trong quá trình xây dựng chủ yếu là rác thải xây dựng: cát, đá sỏi, chai lọ hóa chất, chai sơn, vỏ hộp, sắt thép vụn, vữa, gỗ vụn, bao bì…gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Lượng rác thải còn phát sinh từ rác sinh hoạt của công nhân. Theo ước tính, mỗi cán bộ công nhân viên làm việc tại khu vực dự án thải ra từ 0,5 – 0,8 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Chất thải sinh hoạt này nhìn chung là những loại chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân huỷ (trừ bao bì, nylon). Nếu tính trung bình mỗi ngày tại khu vực dự án có 50 cán bộ, công nhân làm việc, thì tổng khối lượng rác thải sinh hoạt ước khoảng 25 – 40 kg/ngày. Mặc dù khối lượng rác thải rắn sinh hoạt không nhiều, nhưng nếu không có biện pháp thu gom hợp lý, lượng rác tích tụ trong thời gian xây dựng ngày càng nhiều sẽ gây tác động đến môi trường. Bên cạnh đó, khu đất dự án là khu đất nông nghiệp trong lúa, hoa màu với sản lượng 25 – 40 tấn/ha. Sau thu hoạch thường để lại một lượng lớn chất hữu cơ. Khi thi công, những chất hữu cơ này sẽ bị chôn lấp, chúng phân hủy kị khí tạo thành cặn bã, khí độc gây ô nhiễm môi trường nước ngầm, ô nhiễm không khí. Tác động tới môi trường sinh thái Các hoạt động xây dựng của dự án làm thay đổi thảm thực vật vốn có, việc đào lấp sẽ phá vỡ cảnh quan, địa hình diện mạo tuy nhiên sau khi dự án hoàn tất sẽ trồng lại cây xanh nhằm tái tạo lại cảnh quan khu vực. Đánh giá nguồn tác động không liên quan đến chất thải Tác động lên kinh tế - xã hội Dự án sẽ làm chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Khu đất sử trước đó trong vùng dự án là đất ở và nông nghiệp, một phần đất cho thuê kinh doanh nên khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, người dân trong vùng dự án sẽ mất đất ở, tài sản, thiết bị công cộng thay đổi tập quán sản xuất, kinh doanh của người dân khi họ được đền bù và được chuyển tới nơi tái định cư của dự án, ảnh hưởng đến thu nhập và lối sống. Thay đổi giá đất, xảy ra các tranh chấp khiếu kiện khi người dân không được đền bù thỏa đáng hay họ không chịu di dời phải tiến hành cưỡng chế…Ngoài ra, khi người dân được chuyển tới nơi ở mới việc làm và cuộc sống chưa ổn định dễ xảy ra các tệ nạn xã hội mà thanh thiếu niên là những người dễ mắc phải. Đồng thời việc thi công dự án cũng làm cản trở hoạt động canh tác nông nghiệp ở khu vực xung quanh, làm thay đổi, gián đoạn hệ thống cung cấp nước tưới tiêu. Trong quá trình xây dựng dự án, những mâu thuẫn giữa công nhân với chủ xây dựng có thể xảy ra gây khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ dự án khi có sự can thiệp của cơ quan quản lý về lao động. Là một dự án tầm cỡ nên sẽ có các lao động từ nơi khác đến, và nguồn lao động của chủ chủ dự án trước đó bên cạnh nguồn lao động địa phương. Khi đó, sự khác biệt về văn hóa, lối sống dễ phát sinh mâu thuẫn giữa lao động mới và người dân địa phương. Ngoài ra, việc tập trung một lượng lớn nhân công sẽ là điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển. Khu lán trại của công nhân là nơi cư trú, phát sinh vi khuẩn gây bệnh, tăng khả năng tryền bệnh cùa công nhân với dân địa phương. Các tác động khác Tai nạn lao động Điều kiện làm việc trên công trường tiếp xúc với nhiều loại thiết bị công suất lớn, môi trường làm việc có nồng độ bụi cao, khí thải và tiếng ồn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất làm việc của công nhân trực tiếp thi công trên công trình. Trong quá trình làm việc những rủi ro tai nạn có thể xảy ra. Cụ thể: Tai nạn xảy ra khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu chất đống cao có thể rơi, vỡ… Tai nạn lao động do trượt té giàn giáo trên các tòa nhà đang xây dựng, vận chuyển vật liệu lên cao. Tai nạn khi người công nhân bị ngã xuống hồ trong quá trình lao động, hậu quả có thể dẫn đến chét đuối. Tai nạn lao động khi tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống cung cấp điện, va chạm với đường giây điện và thiết bị rò rỉ điện. Khi thi công trong những ngày mưa: tai nạn lao động do đất trơn dẫn đến trượt té người lao động và các đống vật liệu xây dựng. Sự thiếu hụt oxy khi công nhân làm việc trong các hầm hố ga, thi công lắp đặt cống ngầm. Người công nhân bị choáng váng thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời Các phương tiện giao thông, thiết bị thi công, quy định an toàn lao động không được chuẩn bị, kiểm tra, bảo dưỡng chu đáo cũng dễ xảy ra tai nạn giao thông, an toàn lao động không được đảm bảo. Khả năng gây cháy nổ, chập điện Việc vứt bừa bãi tàn thuốc hay những nguồn lửa khác gần khu vực xăng dầu, thùng sơn. Thiết bị điện bị quá tải trong giai quá trình vận hành, phát sinh nhiệt dẫn đến cháy hay chập điện khi có mưa giông, sét đánh. Sự cố cháy nổ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người trực tiếp tham gia lao động trong khu vực dự án. Nếu gặp sự cố cháy nổ lớn có thể đe dọa đến khu vực dân cư xung quanh. Xói mòn, rửa trôi đất cát Khi mưa lớn khả năng xuất hiện xói mòn, rửa trôi, sụt lún đất. Việc này làm tăng lắng đọng tại các dòng chảy ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Ngoài ra còn gây bạc màu đất, ành hưởng đến việc tái tạo cảnh quan sau này. 1 lượng đất cát và chất ô nhiễm bị cuốn theo nước xuống kênh Đen càng gây khó khăn cho việc xử lý. Sự sụt lún đất có thể gây ra các tai nạn lao động trên công trường. Khu lán trại của công nhân là nơi cư trú, phát sinh vi khuẩn gây bệnh, tăng khả năng tryền bệnh cùa công nhân với dân địa phương. Rủi ro tai nạn đối với người dân xung quanh khu dự án Trong quá trình đào đắp các tuyến hồ sinh học, những hồ này có độ sâu trung bình 4m, diện tích hàng ngàn m2 mà không xây dựng hàng rào chắn bảo vệ, người dân mà đặc biệt là trẻ em khi vui chơi trong khu vực có thể trượt ngã hay xảy ra chết đuối. Chủ yếu là người dân khu phố 7 và 8 phường Bình Hưng Hòa. Giai đoạn hoạt động Nguồn tác động Nguồn tác động liên quan đến chất thải Trong giai đoạn hoạt động của nhà máy chủ yếu phát sinh các loại chất thải sau: Nước thải sinh hoạt của công nhân và cán bộ làm việc trong nhà máy Rác thải sinh hoạt Bùn thải và chất thải rắn khác Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án được trình bày tại bảng 4: Bảng 2.18: Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động Số TT Các hoạt động Nguồn gây tác động 1 Hoạt động vệ sinh của cán bộ, công nhân trong nhà máy - Nước thải vệ sinh, tắm rửa của cán bộ, công nhân 2 Hoạt động ăn uống của cán bộ, công nhân - Phát sinh từ thức ăn thừa, hộp giấy 3 Hoạt động nạo vét bùn ở hồ sinh học - Chất thải rắn ( bùn thải) và mùi hôi từ bùn 4 Hoạt động của hồ sinh học - Phát sinh mùi hôi từ các chất khí trong quá trình phân hủy kỵ khí - Nước xử lý trong hồ ngấm xuống đất, gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm 5 Hoạt động của máy sục khí Phát sinh tiếng ồn 6 Hoạt động chăm sóc cây xanh - Chất thải rắn hữu cơ như cỏ, cành cây, lá cây sau cắt tỉa 7 Các hoạt động trong phòng thí nghiệm - Chai lọ đựng hóa chất thải bỏ, nước phục vụ thí nghiệm - Phát sinh khí độc trong quá trình làm thí nghiệm . - Các sự cố về rò rỉ hóa chất. 8 Hoạt động giao thông trong khu vực nhà máy và hoạt động của các loại máy móc - Phát sinh bụi, khí thải, rò rỉ nhiên liệu… 9 Hoạt động của máy phát điện dự phòng - Phát sinh khí thải với nhiên liệu là dầu DO. Hoạt động của máy máy điện sẽ phát sinh chủ yếu các loại khí: COx, NOx, CxHy, SOx, aldehhyde, hơi nước, bụi khói, tiếng ồn…, nguồn gây ra ô nhiễm không khí 10 Hoạt động của trạm bơm Rác thải từ song chắn rác Các nguồn khác - Nước mưa chảy tràn trong khu vực nhà máy, nước tưới cây... Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải Trong giai đoạn hoạt động của nhà máy có các nguồn tác động không kiên quan đến chất thải như sau: Bảng 2.19: Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan tới chất thải trong thời gian hoạt động Số TT Nguồn gây tác động 1 Nhiều loại vật liệu và hóa chất đuợc sử dụng trong trạm sử lý nuớc thải có tính ăn mòn, như acid hay xút tính độc hại, dễ nổ hay dễ bắt lửa.. 2 Các thiết bị điện có thể gây khả năng cháy nổ, chập điện 3 Hoạt động vận hành sai kĩ thuật của công nhân hay cán bộ kĩ thuật 4 Sự cố về thiên nhiên khác như sét đánh, bão, gió xoáy, ... 5 Các tai nạn lao động khác Đối tượng, quy mô bị tác động Các hoạt động và mức độ tác động lên môi trường của các hoạt động trong thời gian dự án đi vào hoạt động được trình bày trong bảng 2.15: Bảng 2.20: Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động khi dự án đi vào hoạt động Số TT Hoạt động Tác động Không khí Nước Đất TN sinh học Sức khoẻ KT -XH 1 Hoạt động xử lý của các hồ sinh học ++ +++ +++ + + + 2 Hoạt động giao thông nội bộ ++ + + + ++ + 3 Sinh hoạt của công nhân, nhân viên dự án ++ ++ + + + + 4 Các sự cố môi trường nhân tạo như chập điện, cháy nổ +++ ++ ++ +++ +++ +++ 5 Các sự cố môi trường do tự nhiên như bão, sét,… ++ +++ +++ +++ +++ +++ 6 Chăm sóc cây xanh, thảm cỏ +++ +++ +++ +++ +++ Ghi chú: + Ít tác động ++ Tác động trung bình +++ Tác động mạnh Theo bảng ma trận tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động trong giai đoạn hoạt động của dự án có thể thấy hoạt động của các hồ sinh học và hoạt độn chăm sóc cây xanh gây ảnh hưởng mạnh nhất tới môi trường tự nhiên và tác động thường xuyên. Các sự cố môi trường tác động mạnh đến sức khỏe con người và kinh tế xã hội, tuy nhiên cường độ tác động không thường xuyên. Đối tượng và quy mô bị tác động được trình bày trong bảng 2.16: Bảng 2.21: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động Số TT Đối tượng bị tác động Quy mô bị tác động Thời gian tác động 1 Công nhân,Cư dân địa phương Công nhân làm việc trong trạm xử lý. Khu dân cư, công sở xung quanh sẽ chịu tác động của các hoạt động của dự án. Trong suốt thời gian tồn tại của dự án 2 Hệ thống kênh Đen Đoạn kênh Đen từ đường Độc Lập đến Cầu Trắng Trong suốt thời gian tồn tại của dự án 3 Bầu khí quyển xung quanh dự án Trong khu dự án và khu vực xung quanh như khu dân Trong suốt thời gian tồn tại của dự án 4 Hệ thống thoát nước Tiếp nhận 26.000 m3/ngày nước thải từ dự án đã qua xử lý và toàn bộ nước mưa chảy tràn qua khu đất. Trong suốt thời gian tồn tại của dự án 5 Hệ thống thu gom và vận chuyển rác Tiếp nhận rác thải sinh hoạt và rác thải xanh từ hoạt động chăm sóc cây xanh Hàng ngày 6 Kinh tế - xã hội Góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương Trong suốt thồi gian tồn tại của dự án Đánh giá tác động Tác động tích cực Khi đi vào hoạt động dự án sẽ mang lại những mặt tích cực sau: Xử lý nước thải sinh hoạt, góp phần cải thiện chất lượng nước kênh Đen. Từ đó cải thiện môi trường sống cho cộng đồng dân cư sống xung quanh khu vực kênh Tạo công ăn việc làm cho một số lao động địa phương. Tạo cảnh quan, chuỗi công viên mini xung quanh nhà máy là nơi vui chơi giải trí cho người dân. Tác động tiêu cực Tác động liên quan đến chất thải Tác động đến môi trường đất, nước Vì đây là trạm xử lý nước thải bằng hoạt động hiếu khí của các hồ sinh học , sản phẩm đầu ra là nước sạch đạt tiêu chuẩn nên trong quá trình hoạt động nước thải phát sinh chủ yếu là nước từ các hồ sinh học bị ngấm xuống đất trong quá trình xử lý, nước thải sinh hoạt của công nhân trong nhà máy, nước mưa chảy tràn, nước tưới cây chảy tràn trong khu vực. Nước rửa thiết bị máy móc, nước trong phòng thí nghiệm. Trạm xử lý với tổng cộng 10 hồ sinh học, công suất xử lý 26 000 – 28 000m3/ngày, nếu xảy ra sự cố nước thải từ các hồ bị ngấm xuống đất thì môi trường đất, ảnh hưởng đến các vi sinh vật trong đất và nước ngầm sẽ bị de dọa nghiêm trọng, và khả năng ảnh ưởng đến cả 1 vùng khu vực rộng lớn, de dọa đến sức khỏe của người dân xung quanh trạm xử lý và các khu vực lân cận. Nước thải có khả năng thâm nhập vào nguồn nước ngầm có chất lượng tốt ở độ sâu 40m.Đồng thời khả năng xử lý nước của trạm không đạt tiêu chuẩn khi xả trở lại môi trường. ngoài ra việc thu gom không hết nước thải vào khu xử lý, nước thải tiếp tục chảy theo kênh Đen về phía hạ lưu về sông chợ Đệm , chảy qua nhiều khu dân cư mà đây có thể là nguồn nước của họ. Đối với nước thải sinh hoạt của cán bộ và công nhân trong nhà máy chứa chủ yếu là các thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ BOD/ COD, các chất dinh dưỡng N,P và các vi sinh vật gây bệnh. Loại nước thải này sẽ được đưa qua hầm tự hoại trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải chung của nhà máy tuy nhiên nếu hệ thống thu gom nước thải không đảm bảo sẽ phát tán ô nhiễm ra ngoài hoặc khiến cho hoạt động xử lý của hệ thống bị gặp trục trặc khó kiểm soát. Đống thời nếu lượng nước thải này bị ngấm xuống đất sẽ gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm. Khu xử lý với lượng cán bộ và công nhân trung bình 60 người làm việc mỗi ngày. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt mỗi ngày thải ra khoảng 3m3/ngày. Từ đó có thể tính được tải lượng ô nhiễm như bảng : Bảng 2.22: Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Chất ô nhiễm Khối lượng (kg/ngày) Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Trước bể tự hoại Sau bể tự hoại QCVN 14-2008 Cột B BOD5 2,7 – 3,5 562 - 675 100 - 200 100 COD 4,5 – 6,5 900 -1275 180 - 360 100 Chất rắn lơ lửng (SS) 4,5 – 9,0 875 -1812 80 - 160 100 Dầu mỡ phi khoáng 0,6 – 1,8 125 - 375 - 20 Tổng Nitơ (N) 0,4 – 0,8 75 -150 20 - 40 50 Amoni (N-NH4) 0,2 – 0,3 30 - 60 5 - 15 10 Tổng Phospho 0,05 – 0,3 10 - 50 - 10 Tổng Coliform (MPN/100ml) 106 - 108 104 5000 So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý bằng bể tự hoại với tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt (QCVN 14-2008, cột B) cho thấy: Nước thải sinh hoạt trước xử lý có hàm lượng BOD5 cao gấp 5,62 – 6,72 lần tiêu chuẩn, COD cao hơn gấp 9 – 12,75 lần tiêu chuẩn, SS cao gấp 8,75 – 18 lần tiêu chuẩn. Sau khi qua hệ thống xử lý, các chất gây ô nhiễm trong nước thải đã giảm đáng kể. tuy nhiên cần phải thực hiện tốt công tác thu gom hết lượng nước thải sinh hoạt để tránh rò rỉ ra môi trường trước khi đưa vào hệ thống xử lý chung của trạm. Đối với nước mưa chảy tràn và nước tưới cây trong khu xử lý Khuôn viên của trạm xử lý trồng rất nhiều cây xanh, thảm cỏ, một hệ thống công viên mini bao xung quanh trạm nhằm tạo cảnh quan. Mỗi ngày đều phải tưới cây, xén cỏ, tỉa cành, bón phân, phun thuốc trừ sâu. Đối với thảm cỏ định kỳ bón phân mỗi tháng 1 lần ( phân NPK) , tưới mỗi ngày 1 – 2 lần, phun thuốc sâu bệnh 1 -2 tháng /1 lần ( thuốc B58, Viben C, vibasa….). Đối với cây xanh còn bón phân Ure ( nồng độ 0,5 – 1%). Hoạt động tưới cây sẽ làm nước chảy tràn lên bề mặt. hòa tan phân bón và thuốc trừ sâu bệnh với thành phần hóa chất độc hại, đe dọa đến nguồn nước mặt đặc biệt khả năng thấm xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm khi ngấm xuống đất những chất độc hại này thường tích tụ lâu dài. . Đồng thời lượng phân bón có thể theo nước chảy tràn xuống hồ góp phần gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa .Đối với các tháng mùa mưa không phải tưới cây nhưng nước mưa chảy tràn hòa lẫn thuốc BVTV và phân bón cũng gây ra những tác động tương tự. Lưu lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất theo ngày chảy tràn qua khu vực dự án có thể ước tính dựa vào công thức sau: Q = ψ.q.F (l/s) Trong đó: + Q : Lưu lượng nước mưa chảy tràn cực đại (l/s); + ψ : Hệ số mặt phủ 0,6 + q : Cường độ mưa tính toán (l/s ha) + F : Diện tích lưu vực tính (ha). (Chọn q= 100 ml/s ha : đối với một cơn mưa lớn đo được trong khu vực trong nhiều năm) Với diện tích bề mặt chảy tràn trong khu vực là 35,4ha thì lượng nước mưa chảy tràn có thể tính: Qtổng= 0,6 x 100 (l/s ha) x 35,4ha = 2124 l/s Mưa lớn thường xuất hiện vào những tháng mùa mưa vời cường độ khá lớn chủ yếu là mưa rào, mưa giông. Đồng thời phòng thí nghiệm là nơi thải ra loại nước thải có chứa thành phần chất hóa học độc hại lớn với nồng độ cao, vì thế cần thu gom tốt để không gây ảnh hưởng đến môi trường. Tác động của các chất gây ô nhiễm trong nước thải Tác động của các chất gây ô nhiễm trong nước thải được trình bày trong bảng: Bảng 2.23: Tác động của các chất gây ô nhiễm trong nước thải Số TT Thông số Tác động 1 Nhiệt độ Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxy hoà tan trong nước (DO) Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học Ảnh hưởng tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước 2 Các chất hữu cơ Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước, phú dưỡng hồ Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh 3 Chất rắn lơ lửng Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh 4 Các chất dinh dưỡng (N,P) Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh. 5 Các vi khuẩn Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả. Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột E. Coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, chỉ thị ô nhiễm do phân người. Tác động đến môi trường không khí Khi dự án đi vào hoạt động, môi trường không khí trong khu vực sẽ bị thay đổi, ngoài việc cải tạo được một phần nguồn nước kênh Đen nhưng trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh ô nhiễm môi trường không khí. Cụ thể: Từ hoạt động của các hồ xử lý: Do đặc thù của trạm xử lý là dùng hồ sinh học xử lý trong điều kiện tự nhiên với máy sục khí công suất lớn nên có thề phát sinh mùi hôi, tiếng ồn. Lượng phương tiện giao thông và máy móc như xe hút bùn, xe vận chuyển bùn, rác, xe di chuyển thiết bị, xe của cán bộ, công nhân trong trạm phát sinh khí thải với thành phần độc hại NO2, SOx, Co, CxHy, bụi,…. Trạm xừ lý có 1 xe hút bùn, hai xe tải tự đổ 5 tấn, hai xe tải nhỏ, hai xe ủi rác và một lượng xe máy của công nhân. Lượng xe lưu thông hoạt động trong khuôn viên trạm không lớn do đó khí thải từ các loại phương tiện này được đánh gái là gây ô nhiễm cục bộ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính công nhân trực tiếp làm việc, ít ảnh hưởng và phát tán ra khu dân cư. Hoạt động của các hồ sinh học phát sinh mùi hôi từ nước thải trong hồ trong quá trình phân hủy ( CH4, NH3, CO2) hay mùi hôi do sử xuất hiện của tảo lam. vì diện tích các hồ lớn, gần khu dân cư nên khả năng phát tán mùi hôi ra xung quanh rất lớn. Đe dọa sức khỏe công nhân và cuộc sống của người dân xng quanh. Thời gian phát tán mùi hôi từ khoảng 9 giờ sáng do gió và nhiệt độ ngoài trời tăng lên, nước bốc hơi mạnh đồng thời bốc mùi. Các váng của tảo lam ngăn cản sự thâm nhập của ánh sáng mặt trời, làm giảm khả năng diệt khuẩn của hồ. Sự nở hoa của tảo lam tạo ra độc tố thần kinh tác động đến thần kinh, hệ hô hấp, hại chức năng gan. Một trong những dấu hiệu đầu tiên bị nhiễm độc tố trong thủy vực là sự hiện diện của những động vật , cá nuôi trong hồ hoàn thiện, chim chóc bị lờ đờ, bệnh hay chết. Mùi hôi của hồ sinhh học còn do nguyên nhân nước đầu vào từ kênh Đen không chỉ là nước thải sinh hoạt dơn thuần mà còn có một phần nước thải công nghiệp của các cơ sở dệt nhuộm trong khu vực dân cư tạo nên những điều kiện kị khí đột xuất trong hồ. Và đó cũng là nguyên nhân khiến cho việc xử lý bẳng sinh học khó khăn hơn Tại các hồ hiếu khí, lượng không khí tỏa ra khoảng 250 000m3/ngày trong đó các loại khí CH4, NH3. CO2 chiếm khoảng 1,32%. Mùi hôi và khí thải phát sinh từ phòng thí nghiệm chủ yếu là tác hại cục bộ, ảnh hưởng đến nhân viên làm việc trong phòng. Phòng thí nghiệm với những hóa chất độc hại khi phát sinh khí thải trong quá trinh thí ngiệm phản ứng nếu không có phương án hút khí thì nhân viên sẽ bị ngạt thở, ngộ độc. Từ máy phát điện dự phòng: Khí thải và tiếng ồn phát sinh từ máy phát điện dự phòng: trong trường hợp mất điện đột xuất, để duy trì hoạt động của hệ thống xử lý và hoạt động của cán bộ nhân viên, trạm xử lý phải sử dụng máy phát điện dự phòng. Máy phát điện dự phòng sử dụng trong trạm có công suất 85 KVA 3 pha, dung tích bình chứa nhiên liệu 110l, nhiên liệu tiêu hao 280g/Kwh. Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu tổng là 12,75kg DO/h. Quá trình đốt dầu DO của máy phát điện sẽ phát sinh khí thải như bụi, SO2, NOx, CO… Hệ số phát sinh khí thải khi sử dụng dầu DO được trình bày trong bảng sau. Bảng 2.24: Hệ số phát thải khí thải khi đốt dầu DO STT Thông số Hệ số phát thải ( Kg/1000l) 1 Bụi 1,79 2 SO2 4,79*S 3 NO2 8,63 4 CO 0,24 Nguồn: WHO, 1993 Tải lượng các chất ô nhiễm tạo ra từ quá trình đốt dầu DO của các máy phát điện được dự báo và trình bày trong bảng sau. Bảng 2.25: Tải lượng khí thải tạo ra từ quá trình đốt dầu DO cho máy phát điện STT Thông số Tải lượng ô nhiễm ( Kg/ngày) 1 Bụi 0,0542 2 SO2 2,88 3 NO2 0,07 4 CO 2,64 Khi đốt cháy 1 lít dầu DO, lượng khí thải tạo ra khoảng 24,62 Nm3, vậy tổng lượng khí thải sinh ra trong quá trình đốt 12,75 lít DO cho 1 máy phát điện dự phòng tại dự án khoảng 313,9 Nm3/giờ. Hàm lượng khí thải tại nguồn từ quá trình đốt dầu DO cho các máy phát điện dự phòng tại dự án được dự báo và trình bày trong bảng sau. Bảng 2.26: Hàm lượng khí thải tại nguồn từ quá trình đốt DO cho máy phát điện STT Thông số Hàm lượng ( mg/Nm3) QCVN 19-2009 Cột B ( mg/Nm3) 1 Bụi 0,073 200 2 SO2 0,2 500 3 NO2 0,35 850 4 CO 0,01 1000 Như vậy khí thải tại nguồn từ máy phát điện dự phòng đạt tiêu chuẩn QCVN 19-2009 BTNMT, nên khả năng tác động của khí thải chỉ mang tính cục bộ tại một khu vực nhỏ mà khó có khả năng phát tán đi xa, lượng khói thải này gây tác động tới công nhân và nhân viên khởi động, tắt máy và bảo trì máy. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động máy phát điện phát sinh tiếng ồn khá lớn do đó cần có biện pháp để khắc phục à giảm thiểu tiếng ồn. Ngoài ra còn còn có mùi hôi từ nơi tập kết rác sự phân hủy sinh học các chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tác động môi tường nhà máy xử lý nước thải Hưng Hòa.doc
Tài liệu liên quan