Báo cáo Hiện trạng và giải pháp quản lý tài nguyên nước dưới đất tại thành phố Đà Nẵng

NỘI DUNG

1 MỞ ĐẦU . . . . 1

1.1 Tính cấp thiết của Dự án . . . 1

1.2 Phạm vi và mục đích nghi ên cứu của Dự án . . 1

1.3 Nội dung và phương pháp th ực hiện: . . 2

1.4 Ý nghĩa khoa học v à thực tiễn của Dự án: . . 3

2 CHƯƠNG 1: Đ ẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ -XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ

NẴNG . . . . 4

2.1 Vị trí địa lý h ành chính . . . 4

2.2 Địa hình, địa mạo . . . 4

2.3 Khí hậu. . . . 5

2.4 Mạng lưới thủy văn . . . 5

2.5 Dân cư-kinh tế-giao thông: . . . 8

2.5.1 Dân cư. . . . 8

2.5.2 Kinh tế . . . . 8

2.5.3 Điều kiện giao thông . . . 8

3 CHƯƠNG II : Đ ẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN KHU VỰC NGHI ÊN CỨU

10

3.1 Tầng chứa n ước lỗ hổng các trầm tích hỗn hợp sông -biển-đầm lầy-gió thống

Holocen (qh) . . . . 10

3.2 Tầng chứa n ước lỗ hổng các trầm tích biển Pleistocen (qp): . 12

3.2.1 Tầng chứa n ước lỗ hổng các trầm tích biển Pleistocen tr ên (qp2), tầng

Đà Nẵng (mQ31đn): . . . 12

3.2.2 Lớp cách nước các trầm tích biển -vịnh Pleistocen giữa (qp

1-2) (mbQ21): 13

3.2.3 Tầng chứa n ước lỗ hổng các trầm tích hỗn hợp sông biển Pleistocen giữa

trên (maQ1-21): . . . . 14

3.2.4 Tầng chứa n ước lỗ hổng tàn tích, sư ờn tích, lũ tích Pleistocen (edQ -Đệ

Tứ không phân chia (q)) . . . 14

3.3 Phức hệ chứa n ước khe nứt-vỉa các trầm tích Neogen (n), hệ tầng Ái Nghĩa

(Nan):15

3.4 Phức hệ chứa n ước khe nứt-vỉa, khe nứt Hệ Carbon -Permi: . 15

3.5 Phức hệ chứa n ước khe nứt trong các th ành tạo biến chất Hệ Cambri -Ocdovic-Silur: . . . . 16

3.6 Đới cách nước các đá macma xâm nhập không phân chia: . 17

4 CHƯƠNG III . . . . 18

4.1 Tầng chứa n ước lỗ hổng Holocen v à Pleistocen: . . 18

4.1.1 Khai thác nước dưới đất của các hộ gia đ ình phục vụ cho sinh hoạt, ăn

uống:. . . . . 18

4.1.2 Khai thác nước dưới đất của các đ ơn vị kinh doanh sử dụng cho sinh

hoạt, ăn uống và sản xuất kinh doanh: . . 18

4.1.3 Thực trạng tầng khai thác: . . . 18

4.2 Hiện trạng khai thác n ước dưới đất tầng chứa n ước khe nứt các giếng khai

thác công nghi ệp:. . . . 20

5 CHƯƠNG IV: CÁC GI ẢI PHÁP QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG V À

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT . . 22

5.1 Quan điểm và mục tiêu về quản lý, khai thác, sử dụng : . 22

5.1.1 Quan điểm : . . . 22

5.1.2 Mục tiêu chính qu ản lý, khai thác, sử dụn g :. . 24

5.2 Nhu cầu sử dụng n ước . . . 24

5.2.1 Nhu cầu sử dụng n ước đến năm 2020 . . 24

5.2.2 Nhu cầu thị trường về TNNDĐ v à đặc tính cung cấp của NDĐ . 25

5.3 Tổ chức quản lý khai thác v à bảo vệ môi tr ường nước dưới đất . 27

5.3.1 Tổ chức quản lý t ài nguyên nư ớc dưới đất . . 27

5.3.2 Khai thác và sử dụng tài nguyên nư ớc dưới đất: . . 28

5.3.3 Công tác bảo vệ môi tr ường nước dưới đất: . . 29

5.4 Giải pháp quản lý: . . . 30

5.4.1 Cơ sở pháp lý . . . 30

6 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ . . . 40

6.1 Kết luận . . . . 40

6.2 Kiến nghị. . . . 40

7 PHỤ LỤC . . . . 41

7.1 Phụ lục số 1a : Bảng tổng hợp số liệu các công tr ình khai thác tài nguyên

nước. . . . . 41

7.2 Phụ lục số 1b: Bảng tổng hợp số liệu xả n ước thải vào nguồn nước . 41

7.3 Phụ lục số 2: Báo cáo khối l ượng thi công các công tr ình khoan th ăm dò, khai

thác nư ớc dưới đất . . . . 42

7.4 Phụ lục số 3: Báo cáo khối l ượng thi công các công tr ình khoan th ăm dò, khai

thác nư ớc dưới đất . . . . 42

7.5 Phụ lục số 4: Sổ tay nhật ký công trình . . 43

pdf47 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hiện trạng và giải pháp quản lý tài nguyên nước dưới đất tại thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơi tự nhiên. Chất lượng nước khá phức tạp, ở lân cận các sôn g lớn như sông Hàn, sông Hội An, sông Vĩnh Điện và biển, nước có khả năng bị nhiễm mặn do xâm nhập ngang của nước mặn hiện đại. Sự xâm nhập sâu cần điều tra thêm. 3.2 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích biển Pleistocen (qp): 3.2.1 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích biển Pleistocen trên (qp2), tầng Đà Nẵng (mQ31đn): Tầng chứa nước lỗ hổng (mQ31đn) phân bố ở thành phố Đà Nẵng khoảng 80km2, diện lộ khoảng 43km2. ở Dương Sơn và phần rìa khu vực thành phố có 13 chiều dày khoảng 15m, ở vùng trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 29m, TB 15-20m. Tầng tương đối ngang và có hướng nghiêng về vùng phía Đông Đà Nẵng. Thành phần thạch học đặc trưng là cát màu vàng tươi, vàng nghệ, kết cấu rời rạc, ở độ sâu 12-15m có chứa bột sét, phần dưới có chứa sạn, sỏi. Qua xem xét thành phần thạch học, cho thấy tầng chứa nước khá đồng nhất. Diện tích lộ khá rộng, đặc điểm thủy lực nước không áp, đôi nơi có áp lực cục bộ. Nguồn cung cấp cho nước dưới đất chủ yếu là nước mưa và các tầng lân cận. Miền thoát, nước thấm theo tầng, chảy ra biển Đông và có sự bốc hơi kèm theo. Nước dưới đất trong tầng (mQ31đn), có thể bị nước mặn hiện đại từ khu vực các cửa sông và biển theo hướng xâm nhập ngang. Chất lượng nước, phân tích mẫu nước ở một số giếng công nghiệp, giếng gia đình cho thấy M=0,13- 0,51g/l. Với diện tích phân bố, đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn nói trên, tầng (mQ31đn) ở khu trung tâm thành phố Đà Nẵng, có thể điều tra qui hoạch khai thác nước dưới đất ở qui mô nhỏ bằng các công tr ình đơn lẻ. Hơn nữa, tầng này phân bố ngay trong thành phố Đà Nẵng, nên rất thuận tiện cho khai thác nước tại chỗ. Tài liệu nghiên cứu còn ít, vì vậy cần phải được điều tra thêm. 3.2.2 Lớp cách nước các trầm tích biển-vịnh Pleistocen giữa (qp1-2) (mbQ21): Lớp sét cách nước Pleistocen giữa (mbQ21) nằm lót đáy tầng chứa nước (mQ31đn), trải gần khắp bề mặt tầng (maQ 1-21). Lớp này bị phủ hoàn toàn, thường phân bố ở độ sâu 10-15m, có nơi đến 25m. Chiều dày lớp dao động từ 10-27m và nghiêng dần ra biển Đông. Diện tích phân bố khoảng 200 km2. Thành phân thạch học đặc trưng là sét tinh khiết, mịn dẻo, khi mất nước thì khô quánh. Nó là một lớp cách nước khu vực, ngăn cách sự xâm nhập của nước mặn từ dưới lên và ngăn cách sự thấm thấu của nước tầng trên xuống tầng 14 dưới nó. Vì vậy, có thể kết luận lớp sét Pleistocen giữa (mbQ 21) đóng vai trò cách nước khu vực trong vùng nghiên cứu. 3.2.3 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích hỗn hợp sông biển Pleistocen giữa trên (maQ 1-21): Tầng chứa nước Pleistocen (maQ1-21) ở vùng nghiên cứu phân bố trên diện tích 280 km2, phần lớn bị phủ dưới Holocen và lớp sét cách nước Pleistocen giữa (mbQ21). Nó chỉ lộ ra khoảng 17 km2 ở Phước Ninh, Thái Cẩm và Hòa Khương. Bề mặt nóc và đáy nghiêng ra biển Đông, chiều dày gia tăng về phía Non Nước. Chiều dày thay đổi trong khoảng 4,5-34,1m, nơi mỏng nhất 4,5m ở Hoà Phong) nơi dày nhất 34,1m ở Hoà Hải, TB 25m. Thành phần thạch học đặc trưng gồm 3 phần: - Phần trên: cát thạch anh hạt nhỏ đến lớn, chứa ít sạn, màu vàng nhạt. - Phần giữa: cát, sét chứa ít cuội, sỏi, màu xám tro, xám vàng. - Phần dưới: cuội, sỏi, cát chứa ít sét, màu xám tro, xám sáng. Là tầng chứa nước có áp lực, ở khu Hòa Khánh có áp lực yếu. Nguồn cung cấp chủ yếu là các tầng trên nó, các nguồn nước mặt và nước mưa cấp qua các cửa sổ xuất lộ đất đá của nó. Hướng thoát nước ra phía các sông lớn và biển Đông. Nhìn chung, đây là tầng chứa nước tương đối giàu, nhưng nhiều nơi bị nhiễm mặn. Nếu qui hoạch khai thác n ước trong tầng này, cần tăng cường điều tra xâm nhập mặn chi tiết hơn. 3.2.4 Tầng chứa nước lỗ hổng tàn tích, sườn tích, lũ tích Pleistocen (edQ-Đệ Tứ không phân chia (q)) Lớp chứa nước tàn tích, sườn tích, lũ tích (edQ) phân bố rải rác tr ên bề mặt đá gốc do phong hóa từ các đá trầm tích lục nguyên, lục nguyên cacbonat và các đá macma xâm nhập, nó có diện lộ nhỏ, khoảng 3 -5 km2, chiều dày trong 15 khoảng 5-7m có đôi nơi 10-12m, mặt nghiêng theo sườn đồi. Thành phần thạch học hỗn tạp gồm sét, sét pha, cát pha, cuội sỏi lẫn d ăm đá gốc, kết cấu rời rạc. Do rất nghèo nước nên trong thực tế tầng chứa nước này chỉ được xem xét đánh giá thông qua các giếng đào của các hộ gia đình và giai đoạn tìm kiếm trước đây đã bơm nước thí nghiệm ở một số giếng công nghiệp đang sử dụng. Đặc điểm thủy lực là nước không áp, nguồn cung cấp chủ yếu l à nước mưa, miền thoát chủ yếu theo sườn đồi đổ về các suối con, sau đó theo sông ra biển. Động thái biến đổi mạnh theo mùa, về mùa khô nhiều giếng đào bị cạn kiệt. 3.3 Phức hệ chứa nước khe nứt-vỉa các trầm tích Neogen (n), hệ tầng Ái Nghĩa (Nan): Các trầm tích Neogen, hệ tầng Ái Nghĩa phân bố ở phía Nam v à Đông Nam vùng nghiên cứu, do hệ thống các công tr ình thăm dò, khai thác còn hạn chế nên trên diện tích thành phố Đà Nẵng chỉ có một công tr ình LK718, 711,709 (dựa theo tài liệu của Liên đoàn Địa chất thủy văn miền Trung) bắt gặp địa tầng trầm tích Neogen, thuộc khu vực Ho à Phước, Hoà Châu, Hoà Tiến. Chưa tiến hành thí nghiệm hút nước để đánh giá tiềm năng khai thác của tầng này, do đó tạm thời trong báo cáo này không đi sâu nghiên cứu, đánh giá phân vị chứa nước này. Trong giai đoạn qui hoạch tỉ mỉ cần phải có một số công trình thăm dò ở khu vực Hoà Phước, Hoà Châu, Hoà Tiến và Hoà Khương để xác định chính xác hơn bề dày của tầng chứa nước này cũng như khả năng cung cấp của tầng chứa. Cần làm sáng tỏ biên mặn, nhạt trong nó, để đóng góp thêm vào qui hoạch khai thác cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Nẵng. 3.4 Phức hệ chứa nước khe nứt-vỉa, khe nứt Hệ Carbon-Permi: Các đá trầm tích lục nguyên cácbonat trong vùng nghiên cứu phân bố thành một dải kéo dài liên tục suốt chiều ngang vùng theo hướng Tây Nam- 16 Đông Bắc từ Thái Cẩm qua Sơn Thọ đến Ngũ Hành Sơn chiếm diện tích khoảng 90 km2, phần lớn bị phủ bởi các trầm tích trẻ Kainozoi, diện tích lộ ở Ngũ H ành Sơn và một vài chỏm khác khoảng 1 km2. Thành phần thạch học đặc trưng: đá vôi hoa hóa, dolomit, phiến xerixit, phiến sét. Kết quả điều tra ĐCTV cho thấy mức độ chứa nước rất giàu đến trung bình. Tầng chứa nước có áp lực cục bộ, nguồn cung cấp do các tầng tr ên nó và nước mưa bổ cập. NDĐ bị nhiễm mặn từ Ngũ Hành Sơn đến Dương Sơn2 như Hoà Xuân , Hoà Châu (Quang Châu, C ẩm Nê), Hoà Tiến (Lê Sơn, La bông...). Khoảng 10 km2 còn lại ở khu Hòa Khương là nước nhạt (lân cận LK trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn Hòa Khương và các lỗ khoan điều tra địa chất thủy văn của Liên đoàn Địa chất thủy văn miền Trung). Theo tài liệu địa vật lý, dọc theo đứt gãy F5 mức độ chứa nước rất giàu và chất lượng tốt, tại trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn Hòa Khương có độ tổng khoáng hóa 0,26g/l và có thể khai thác đến độ sâu 150m. Ở khu Hòa Khương có thể khai thác nước dưới đất ở qui mô nhỏ đến vừa, và có thể mở rộng điều tra qui hoạch khai thác nước chi tiết về phía Đại Lộc . 3.5 Phức hệ chứa nước khe nứt trong các thành tạo biến chất Hệ Cambri-Ocdovic-Silur: Các thành tạo biến chất hệ Cambri-Ocdovic-Silur phân bổ trong vùng khoảng 450 km2, chiều dày trong khoảng 650-1200m, trong đó chiều dày đới nứt nẻ do phong hóa khoảng 100m. Hệ tầng n ày bị các đứt gãy kiến tạo phá hủy ra nhiều khu khác nhau và uốn nếp mạnh mẽ. Thành phần thạch học đặc trưng là các đá hạt mịn như phiến xerixit, phiến thạch anh, phiến actinolit và phiến zoizit đa màu sắc. Mức độ chứa nước nghèo đến rất nghèo, đôi nơi thực tế cách nước. Nơi xuất lộ tầng không áp, ở nơi bị phủ dày có áp lực yếu. Nguồn cung cấp là nước mưa thấm qua các cửa sổ và do các tầng chứa nước nằm trên cung cấp. Miền thoát, vào mùa khô nước theo các khe nứt chảy ra sông v à biển Đông. Kết quả bơm hút thí nghiệm cho thấy tầng chứa nước nghèo đến giàu. Khu vực Hoà 17 Hiệp, khu công nghiệp Hoà Cầm nghèo nước, khu vực Hoà Khánh (Hoà Minh- khu công nghiệp Hoà Khánh chứa nước trung bình đến giàu). Đồng thời chất lượng nước khá phức tạp, ở vùng đồi thường chứa nước nhạt, ở vùng chìm dưới Kainozoi thường bị nhiễm mặn, đặc biệt là gần các sông lớn như khu vực gần cửa sông Hàn, sông Cu Đê và gần biển Đông. Đây là một đới chứa nước nghèo đến giàu và kém đồng nhất, vì vậy tuỳ từng khu vực mà có ý nghĩa cung cấp nước cho công nghiệp và dân dụng khác nhau. 3.6 Đới cách nước các đá macma xâm nhập không phân chia: Các đá macma xâm nhập trong vùng nghiên cứu phân bố khoảng 40 km2, phần lớn bị phủ dưới Kainozoi hoặc Paleozoi. Nó chỉ lộ ra ở Ph ước Tường và Hải Vân, Sơn Trà, Hoà Khương. Thành phần thạch học đặc trưng gồm granit hai mica, granit biotit chứa mutcovit dạng pocfia, màu trắng, đốm đen, có cấu tạo khối, ít nứt nẻ, phong hóa yếu. V ì vậy có thể coi như cách nước.Vì vậy, nó không có ý nghĩa khai thác nước cung cấp cho công nghiệp và dân dụng ở mức độ tập trung. Tuy vậy, những vùng phong hóa mạnh, nứt nẻ nhiều có thể lấy nước ở các điểm lộ tự nhiên, khai thác nhỏ và đơn lẻ như lỗ khoan Du-VN1, Du- VN2 (quận Hải Châu) lưu lượng khai thác có thể đạt từ 300-700m3/ngđ. 18 4 CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT 4.1 Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen và Pleistocen: 4.1.1 Khai thác nước dưới đất của các hộ gia đình phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống: Theo điều tra sơ bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng thì có đến 57,95 % dân số nội thành (tức là 6 quận Cẩm Lệ, Hải Châu - Thanh Khê - Ngũ Hành Sơn - Sơn Trà - Liên Chiểu ) và 62% dân số huyện Hoà Vang sử dụng nước giếng đóng dạng Unicep hoặc giếng khơi để sinh hoạt. Độ sâu của các giếng này khoảng 10-15m đôi chỗ sâu đến 25m. Như vậy theo số liệu tính toán một cách tương đối số lượng giếng đào, giếng đóng đang được khai thác sử dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là khoảng 69.000 giếng. Như vậy, ước chừng trong một ngày đêm lưu lượng khai thác nước dưới đất của tầng chứa nước lỗ hổng này vào khoảng 145.000 m3. 4.1.2 Khai thác nước dưới đất của các đơn vị kinh doanh sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống và sản xuất kinh doanh: Các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức tư nhân sử dụng khai thác tầng chứa nước này cũng khá nhiều; Theo điều tra sơ bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng có khoảng trên 1000 đơn vị khai thác loại giếng này; Một đơn vị sử dụng khai thác ít nhất là 01 giếng và nhiều nhất là 20 giếng và công suất khoảng 40-50m3/ngđ. Dạng khai thác theo kiểu giếng khoan công nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh và ăn uống sinh hoạt có công suất từ 200 - 720m3/ngđ là khoảng 100 giếng. 4.1.3 Thực trạng tầng khai thác: Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen và Pleistocen có mức độ chứa nước từ trung bình đến giàu và là tầng chứa nước không áp, hoặc có áp cục bộ, có quan hệ trực tiếp với các nhân tố bề mặt do đó dễ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các nhân tố bề mặt như nhiễm bẩn, nhiễm mặn. Một số vùng đã bị nhiễm bẩn như khu 19 vực khu công nghiệp Hòa Khánh, Thọ Quang, khu tập trung dân cư, các trung tâm y tế ....vv . Ngoài ra gây hiện tượng nhiễm bẩn, nhiễm mặn còn do quá trình khoan khai thác nước dưới đất một cách tuỳ tiện, bừa bãi, không đúng qui trình, qui phạm của một loạt các cơ sở hành nghề khoan thủ công. Hàm lượng vi sinh cũng như một số chỉ tiêu hoá lý vượt quá tiêu chuẩn cho phép của nước ngầm dùng cho sinh hoạt, ăn uống. Khu vực quận Liên Chiểu: Chất lượng nước dưới đất khu vực Liên Chiểu diễn biến rất phức tạp. Nước dưới đất bị nhiễm mặn hiện đại do thấm của nước mặn từ sông Cu Đê và vũng Đà Nẵng vào. Biên mặn nhạt lấn sâu ở khu vực phường Hoà Hiệp, tại LK 762 có độ tổng khoáng hóa 0,99g/l và tại LK 763a cách LK 762 khoảng 250m, có độ tổng khoáng hóa 10,75g/l. Khu vực Nam Ô có thể khai thác với trữ l ượng và chất lượng rất tốt phục vụ cho nước ăn uống sinh hoạt cũng như sản xuất kinh doanh. Khoảnh nước nhạt từ phía bắc hồ Bàu Tràm cho đến ranh giới khu vực quận Thanh Khê, nước có độ khoáng hoá từ 0,075 đến 0,180g/l, trung bình 0,145g/l. Chất lượng nước khá tốt, có thể sử dụng tốt cho công nghiệp v à dân sinh. Nước thuộc loại hình hoá học Clorua-Natri-Canxi (phần phía bắc), Clorua- Bicacbonat-Natri (phần phía nam). Công thức thành phần hoá học nước: LK 752: pHMgCaKNa HCOClM 5,7 181863 3 3466 18,0 )(  ; LK 759: pHMgCaKNa NOClM 62,6 262639 3 1079 075,0 )(  Khu vực quận Thanh Khê - Hải Châu - Cẩm Lệ: Chất lượng nước của khu vực quận Thanh Khê - Hải Châu - Cẩm Lệ diễn biến khá phức tạp. Phần nước bề mặt hầu hết bị nhiễm bẩn, một số khu v ực bị nhiễm mặn cục bộ, như khu vực ven biển thuộc quận Thanh Kh ê, khu vực cửa sông Hàn tiến sâu vào nội địa khoảng 500m thuộc quận Hải Châu - Cẩm Lệ. Trữ lượng khai thác từ trung b ình đến nghèo. Khu vực quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn: 20 Chất lượng nước của khu vực quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn diễn biến khá phức tạp. Một số khu vực bị nhiễm mặn cục bộ, nh ư khu vực ven biển, khu vực dọc cửa sông Hàn tiến sâu vào nội địa khoảng 100m và khu vực Mân Quang 1,2, An Lưu thuộc quận Ngũ Hành Sơn bị nhiễm phèn nặng. Trữ lượng khai thác từ trung bình đến giàu. Khu vực còn lại chất lượng nước tốt. Khu vực huyện Hòa Vang: Chất lượng nước của khu vực huyện Hòa Vang diễn biến cũng khá phức tạp. Một số khu vực bị nhiễm mặn cụ c bộ, như khu vực Hòa Tiến, Hòa Phong, Hòa Liên; Khu vực bị nhiễm phèn nặng là Hòa Xuân, Hòa Phước. Trữ lượng khai thác từ nghèo đến giàu. Khu vực còn lại chất lượng nước tốt. 4.2 Hiện trạng khai thác nước dưới đất tầng chứa nước khe nứt các giếng khai thác công nghiệp: Hiện nay do công suất của các Nhà máy nước chưa đáp ứng được nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của thành phố cũng như một số nơi chưa có hệ thống đường ống dẫn nước đến cung cấp nên nhiều cơ sở sản xuất khách sạn, bệnh viện...đã sử dụng nước dưới đất với khối lượng lớn. Theo số liệu tổng hợp của quá trình điều tra và đăng ký các công trình khai thác nước dưới đất của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng đến nay có 108 giếng khoan khai thác công nghiệp, thực tế số lượng các công trình khai thác dạng giếng khoan công nghiệp trên địa bàn cao hơn mức tổng hợp này. Có thể nhận định được điều này với những lý do chính sau: - Đơn vị khai thác nước dưới đất chưa nắm bắt được các văn bản Pháp luật về Luật tài nguyên nước. - Đơn vị hành nghề khoan khai thác nước dưới đất và các đơn vị khai thác nước dưới đất chưa có ý thức cao về việc chấp hành các qui định Pháp luật của Nhà nước. 21 - Đơn vị quản lý chưa có đủ điều kiện để điều tra toàn bộ các cơ quan, doanh nghiệp có khai thác nước dưới đất đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Lưu lượng khai thác phụ thuộc vào nhiều nhân tố : Nhu cầu khai thác, khả năng tàng trữ của công trình tại khu vực đặt công trình khai thác nước dưới đất. Hiện nay lưu lượng khai thác lớn nhất tập trung ở khu công n ghiệp Hoà Khánh, khu công nghiệp Liên Chiểu, lưu lượng khai thác ở khu vực này đạt 20.000 đến 25.000 m3/ngđ còn khu vực huyện Hoà Vang khả năng tàng trữ của tầng chứa nước khu vực này kém và cũng ít các đơn vị đầu tư sản xuất kinh doanh nên lưu lượng khai thác không đáng kể ngoại trừ vùng Hoà Khương và diện tích nhỏ của khu vực Hoà Phước. Chất lượng chứa nước của tầng chứa này đạt theo tiêu chuẩn Việt Nam đối với nước dùng cho nước ăn uống sinh hoạt, có thể cung cấp với qui mô vừa. 22 5 CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT 5.1 Quan điểm và mục tiêu về quản lý, khai thác, sử dụng : 5.1.1 Quan điểm : Tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước dưới đất nói riêng là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tài nguyên nước mặt về cơ bản hiện nay đang chịu sự quản lý, giám sát v à sử dụng của hai bộ (Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)do đó giải pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước mặt sẽ được đề cập trong một chuyên đề khác và với thời gian thích hợp trong tương lai. Trong khuôn khổ của Dự án này chúng tôi tập trung đi sâu vào tài nguyên nước dưới đất. Tài nguyên nước dưới đất được dùng cho nhiều nhu cầu khác nhau của xã hội như dùng nước cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của con người, nhu cầu phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, an dưỡng chữa bệnh...vv. Tài nguyên nước dưới đất của thành phố Đà Nẵng tuy được phân bố khắp nơi nhưng hầu hết có qui mô nhỏ đến vừa. Tài nguyên nước dưới đất không phải là vô tận mà là loại tài nguyên có tính chất khó hồi phục trữ lượng và được khôi phục một phần bằng quá tr ình thấm của nước mưa vào đất, đá bổ sung cho tầng chứa nước, do đó nếu bị khai thác quá mức th ì trữ lượng nước dưới đất rất khó hồi phục. Nếu không tổ chức quản lý, khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất, phòng chống các tác hại do nước gây ra thì sẽ làm cạn kiệt và ô nhiễm dần nguồn tài nguyên quí giá này. Nước dưới đất nếu bị ô nhiễm th ì rất khó xử lý và làm sạch. Do đó cần phải đặc biệt chú ý trong các qui định Pháp luật, trong quá tr ình quản lý để hạn chế các hành vi có thể gây ô nhiễm nước dưới đất. Nước dưới đất là nguồn nước thích hợp cho các nhu cầu ăn uống sinh hoạt. Nước dưới đất có nhiều ưu điểm hơn nước trên mặt như : nó có chất 23 lượng tốt hơn, khả năng tự bảo vệ khỏi bị nhiễm bẩn và bốc hơi cũng tốt hơn. Trữ lượng của nó không bị thiếu hụt nhiều trong nhiều n ăm và theo mùa. Trong nhiều trường hợp có thể khai thác nước dưới đất rất gần nơi sử dụng nước. Các công trình khai thác nước có thể đưa vào làm việc theo từng bước tuỳ theo nhu cầu tăng cao của mục đích qui mô sử dụng. Do vậy cần phải dành ưu tiên nguồn nước này cho các nhu cầu đó, hạn chế việc khai thác nước dưới đất cho các mục đích khác nếu như có thể dùng nước mặt để thay thế. Việc khai thác tài nguyên nước dưới đất phải tính đến nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài của thành phố nói chung và cho từng khu vực nói riêng. Tính đến xu hướng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghệ mới về quản lý. Đầu tư thiết bị và công nghệ tiên tiến trong công tác khai thác, sử dụng xử lý và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất. Kết hợp chặt chẽ việc quản lý, khai thác, sử dụng t ài nguyên nước dưới đất với bảo vệ môi sinh, môi trường, cảnh quan các khu du lịch, di tích lịch sử. Đồng thời quản lý chặt chẽ cách hoạt động thăm dò, khai thác bừa bãi không nằm trong qui hoạch gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng, trữ lượng nước dưới đất. Điều quan trọng là các văn bản Pháp luật về tài nguyên nước cần qui định chặt chẽ chế độ kiểm soát các hoạt động khoan thăm dò, địa chất và khoan khác với mục đích khác vào lòng đất. Quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất kết hợp với bảo vệ, phòng, chống tác hại do nước gây ra tức là khuyến khích mọi tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vốn, kỹ thuật, công nghệ khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nước vì lợi ích của mình và lợi ích của cộng đồng xã hội trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường. Khẳng định giá trị hàng hoá đặc biệt của tài nguyên nước dưới đất gắn với giá trị nguồn vốn và kết quả đầu tư của mỗi chủ thể đầu tư khai thác sử dụng nguồn nước với nghĩa vụ bảo vệ và trách nhiệm phòng, chống tác hại do nước gây ra. 24 5.1.2 Mục tiêu chính quản lý, khai thác, sử dụng : Trên cơ sở các tài liệu điều tra đánh giá sơ bộ tiềm năng nước dưới đất của thành phố, cụ thể của từng khu vực mà có các qui định chế độ quản lý Nhà nước về tài nguyên nước dưới đất (TNNDĐ) thích hợp, qui hoạch phân vùng có triển vọng, vùng bị ô nhiễm, vùng còn được bảo vệ để khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước, tránh cạn kiệt, suy thoái và ô nhiễm nguồn nước sạch. Cạn kiệt, suy thoái và ô nhiễm nguồn nước là hậu quả của quá trình khai thác sử dụng bừa bãi, không tuân thủ qui trình kỹ thuật, chấp hành các qui định pháp luật, sử dụng lãng phí tài nguyên này để chạy theo sự độc quyền về lợi nhuận. Có kế hoạch dự trữ, bổ sung và bảo vệ lâu dài nguồn tài nguyên này phục vụ đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao và sự gia tăng dân số của thành phố. Làm cơ sở cho công tác quản lý của các c ơ quan quản lý Nhà nước về việc điều tra, nghiên cứu và khoanh vùng cấp Giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất. Là số liệu cơ bản và quan trọng trong qui hoạch chi tiết với các mô h ình quản lý nước dưới đất để nghiên cứu quá trình hình thành trữ lượng cũng như các quá trình vận chuyển các chất độc hại làm thay đổi đến chất lượng nước dưới đất, đem lại khả năng dự báo một cách chính xác trữ l ượng cũng như sự thay đổi chất lượng của nước dưới đất. Đồng thời nó cũng cho phép các nh à quản lý có cái nhìn bao quát hơn trong qui hoạch đô thị cũng như các dự án lâu dài. 5.2 Nhu cầu sử dụng nước 5.2.1 Nhu cầu sử dụng nước đến năm 2020 Nhu cầu sử dụng nước tại tp. Đà Nẵng hiện tại cũng như dự báo cho năm 2010 và 2020 được cho trong Bảng 5.1 Bảng 5.1. Nhu cầu sử dụng nước tới năm 2010 và 2020 tại Tp. Đà Nẵng 25 Nhu cầu tiêu thụ nước (m3/ng.đ) TT Đơn vị dùng nước Đến 2004 Đến 2010 Đến 2020 A Nội thị (quận) 1 Hải Châu - Thanh Khê 89.868 165.126 223.214 2 Sơn Trà 28.732 54.442 80.692 3 Ngũ Hành Sơn 11.374 32.539 80.690 4 Liên Chiểu 25.821 89.227 150.543 B Khu CN tập trung 1 Khu Liên Chiểu - Hoà Khánh 18.100 80.200 92.400 2 Khu An Đồn 3.200 5.000 8.480 C Nông thôn 1 H. Hoà Vang 23.048 66.510 122.196 Tổng cộng 200.143 493.004 758.215 5.2.2 Nhu cầu thị trường về TNNDĐ và đặc tính cung cấp của NDĐ 5.2.2.1 Nhu cầu thị trường về TNNDĐ : Sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng đã làm cho nhu cầu về nước ngày càng tăng. Trước đây, chúng ta sử dụng chủ yếu nước mưa và nước mặt trong ăn uống, sinh hoạt. Nhưng đến nay với sự biến đổi phức tạp, khắc nghiệt của khí quyển do tác động chủ quan cũng như khách quan của con người đã làm thay đổi chất lượng nước, đặc biệt là nguồn nước mặt. Việc khai thác, sử dụng hiện nay có nhiều xu thế chuyển sang nguồn n ước dưới đất, tuy nhiên việc khai thác sử dụng nước dưới đất hiện nay đang gặp phải những vấn đề cần giải quyết như : sự nhiễm bẩn các yếu tố độc hại do chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa có hệ thống xử lý hợp lý đúng qui trình, qui phạm. Sự nhiễm bẩn này đang có xu thế tăng theo thời gian cả về hàm lượng lẫn diện tính phân bố. Sự suy thoái cạn kiệt nguồn n ước sạch, thời tiết khắc 26 nghiệt, khô hạn kéo dài trong nhiều vùng làm hạ thấp mực nước không những phát triển theo chiều sâu mà còn theo cả diện rộng. Nhu cầu nước ngày càng tăng, điều này cũng dễ hiểu vì khi mà dân số tăng, nền kinh tế phát triển th ì đòi hỏi phải cung cấp nhiều lương thực hơn, nhu cầu phục vụ đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng cao hơn. Nguồn nước để canh tác nông nghiệp, chăm sóc gia súc và phục vụ sản xuất công nghiệp ngày càng tăng mà nguồn cung cấp nước mặt không thể đáp ứng có hiệu quả được. Ngoài ra, nước dưới đất còn có khả năng phục vụ điều trị chữa bệnh cho sức khoẻ con người như các nguồn nước nóng, nước khoáng. Khi loài người càng phát triển, nền kinh tế xã hội càng cao, nhu cầu về nước ngày càng tăng và lượng nước trở nên ít đi một cách tương ứng với nhu cầu phát triển, th ì nước dưới đất trở nên khan hiếm, quí giá và được nhận thức như là một thứ của cải hàng hoá. Một nghịch lý trong tính chất của nước là ở chỗ nó rất gần gũi thân thiết cho cuộc sống mỗi con người và cho sự phát triển xã hội nhưng lại dường như là một thứ chỉ cho mọi người sử dụng chứ không được sở hữu độc quyền nó như các loại tài nguyên khác. 5.2.2.2 Đặc tính cung cấp của NDĐ : Do đặc tính phân bố không đều trong không gian cũng như thời gian nên có nơi có nguồn nước phong phú, có nơi mưa nhiều nguồn nước được bổ sung khôi phục hoàn toàn, có nơi mưa ít nên khả năng cung cấp ít. Trong 1 năm, vào mùa mưa nguồn nước dồi dào phong phú, ngược lại mùa khô, ít mưa nguồn nước lại khan hiếm. Sự phân bổ không đồng đều dẫn đến tình trạng thừa nước tại một số vùng vào mùa mưa và khan hiếm nước vào mùa khô gây ảnh hưởng không ít nhu cầu dùng nước của một số vùng nhất là vùng khan hiếm nước tức là trữ lượng nước kém dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn. 27 5.3 Tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ môi trường nước dưới đất 5.3.1 Tổ chức quản lý tài nguyên nước dưới đất Trên cơ sở các văn bản Pháp luật của Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương tuỳ theo địa thế, địa tầng của từng khu vực để đề ra các giải pháp quản lý hợp lý nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, hạn chế những tác động tiêu cực của các hoạt động khai thác sử dụng bừa bãi, lãng phí và không theo qui trình qui phạm gây ra. Tiến hành quản lý, kiểm tra giám sát chặt chẽ các đơn vị hành nghề khoan khai thác nước dưới đất. Đề xuất với UBND thành phố để có biện pháp xử lý, xử phạt nghiêm minh về tình trạng khai thác thủ công của một số c ơ sở ; Từ đó đi đến cấm hoàn toàn các cơ sở này ( khoan thủ công dạng Unicep) nhằm bảo vệ môi trường nước sạch cho các tầng chứa nước phía dưới. Xây dựng qui chế hoạt động cụ thể đối với các đơn vị hành nghề khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất bằng máy khoan thủ công cũng nh ư máy khoan công nghiệp . Quản lý các hộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHiện trạng và giải pháp quản lý tài nguyên nước dưới đất tại Đà Nẵng.pdf
Tài liệu liên quan