Báo cáo Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

MỤC LỤC

A. GIỚI THIỆU . 6

B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 7

I. CÁC TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU.7

II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN.7

1. Chọn mẫu định lượng .7

2. Chọn mẫu định tính .8

3. Thu thập thông tin thứ cấp .9

C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 9

PHẦN I. ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ.9

I. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG.9

1. Các thể chế và quan hệ giữa các thể chế quản lý nhà nước về môi

trường .9

2. Nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường .12

3. Công tác kiểm tra, giám sát về nước sạch và vệ sinh môi trường .12

4. Công tác lưu trữ và báo cáo định kỳ .14

5. Công tác tập huấn và truyền thông.16

6. Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể .17

7. Kết quả thực hiện các chỉ số cơ bản về môi trường năm 2009 .18

8. Công tác quy hoạch .22

9. Nhận xét chung về công tác quản lý nhà nước đối với NS&VSMT.23

II. Thực trạng của các dự án cung cấp nước tập trung, xử lý rác thải, nước

thải và vệ sinh môi trường tại vùng dự án .25

1. Đối với lĩnh vực cung cấp nước tập trung .25

2. Đối với lĩnh vực xử lý rác .29

3. Đối với lĩnh vực nước thải .31

PHẦN II. ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH .32

I. MÔ TẢ NGƯỜI TRẢ LỜI VÀ HỘ TRONG MẪU KHẢO SÁT .32

1. Đặc điểm người trả lời .32

2. Đặc điểm hộ gia đình .33

II. NƯỚC SINH HOẠT.35

1. Thực trạng nguồn nước sinh hoạt hiện nay của các hộ dân cư .36

1.1. Thực trạng nguồn nước hiện nay của các hộ dân không dùng

nước máy .36

1.2. Thực trạng nguồn nước hiện nay của các hộ có nước máy .37

2. Chất lượng nước phân theo mục đích sử dụng .38

2.1. Chất lượng nước uống .38

2.2. Chất lượng nước nấu ăn .39

2.3. Chất lượng nước tắm rửa.39

3. Chất lượng nước phân theo nguồn cung cấp .41

3.1. Chất lượng nước giếng đào .41

3.2. Chất lượng nước giếng khoan .42

3.3. Chất lượng nước máy .45

4. Tiếp cận nguồn nước và phương tiện trữ nước .46

5. Các biện pháp xử lý nước trước khi dùng.47

6. Mức nước sử dụng của hộ gia đình .49

7. Đánh giá dịch vụ cung cấp nước máy cho hộ gia đình .49

8. Nhận thức của người dân về lý do không sử dụng nước máy .53

9. Nhận thức của người dân ở những nơi chưa có nước máy .53

III. RÁC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG .55

1. Thực trạng thu gom và xử lý rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường

của các hộ dân cư.55

1.1. Tình hình xử lý rác thải của các hộ dân cư.55

1.2. Tình hình xử lý nước thải của các hộ dân cư .56

1.3. Các vấn đề khác về vệ sinh môi trường của các hộ dân cư .57

2. Nhận thức của người dân về việc thu gom, xử lý rác, nước thải và vệ

sinh môi trường, dịch bệnh .58

2.1. Đánh giá của người dân về tình hình rác thải, nước thải và vệ

sinh môi trường nói chung .58

2.2. Đánh giá ảnh hưởng của rác, nước thải và vệ sinh môi trường đối

với sức khỏe phân theo 6 huyện, 12 xã. .60

3. Đánh giá sự cần thiết về việc sử dụng các dịch vụ thu gom rác và

mức độ sẵn sàng tham gia của các hộ dân cư .60

3.1. Sự cần thiết của dịch vụ thu gom rác.60

3.2. Mức độ sẵn sàng tham gia dịch vụ thu gom rác của người dân .61

4. Đánh giá dịch vụ thu gom rác thải hiện có tại vùng khảo sát.62

4.1. Các dịch vụ thu gom rác hiện có tại địa phương .62

4.2. Đánh giá của người dân trong vùng khảo sát về các dịch vụ hiện

có .63

5. Công tác truyền thông và nâng cao nhận thức của người dân về vệ

sinh môi trường .65

5.1. Thực trạng công tác truyền thông tại các địa bàn khảo sát .65

5.2. Một số đề xuất về công tác tuyên truyền, vận động .66

PHẦN III: CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH .68

I. ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH .68

1. Đề xuất đối với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội .68

1.1. Nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ nguồn nước và sử

dụng nước hợp vệ sinh. .68

1.2. Cần có cơ chế thống nhất việc phát triển các công trình cấp nước

tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh, để thuận lợi trong quá trình quản

lý, vận hành công trình cũng như việc lồng ghép các nguồn vốn có

hiệu quả. .68

1.3. Ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân nông

thôn, hộ nghèo, vùng đồng bào dân tộc sử dụng nước hợp vệ sinh .69

2. Đề xuất đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước sạch .70

2.1. Trước khi triển khai dự án cung cấp dịch vụ nước sạch cần có sự

tham khảo ý kiến của người dân về các chỉ báo cơ bản. .70

2.2. Trong quá trình thực hiện và quản lý dự án, cần có sự kiểm tra

chặt chẽ và thường xuyên cải thiện, nâng cao chất lượng nước cung

cấp. .70

II. ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ RÁC VÀ THU GOM RÁC THẢI, XỬ LÝ NƯỚC THẢI.71

1. Nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường

thông qua mô hình thành lập các nhóm tự quản trong khu vực.71

2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giữ gìn vệ sinh chung nhằm thay đổi

hành vi của người dân. .72

3. Đầu tư, hỗ trợ cho các đơn vị dịch vụ thu gom rác nhằm cải tiến chất

lượng dịch vụ thu gom rác thải .73

4. Đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất: .74

III. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG NƯỚC

SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG .74

1. Chính sách ngắn hạn .74

2. Chính sách dài hạn.74

PHỤ LỤC

pdf193 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2824 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số hộ dân xung quanh khu vực hố rác.” (Nhóm hộ dân hỗn hợp nam nữ, đa ngành nghề, thôn Ca Công Nam, xã Hoài Hương). Ở xã Phước Lộc cũng có 3 bãi rác tự phát ở các khu vực: dưới chân cầu, gần đường xe lửa, khu vực gần quốc lộ. “Khi rác tại những khu vực này nhiều thì người dân sống xung quanh khu vực đó tự đốt. Bên cạnh đó một số ít những hộ dân gần quốc lộ vứt rác ra sông gần sát quốc lộ (kênh HTS5). Rác từ các nơi đầu nguồn trôi xuống bên dưới gây ứ đọng, ô nhiễm.” (Nhóm hỗn hợp nam nữ, đa ngành nghề, thôn Phước Mỹ 2, xã Phước Lộc). Về rác thải ở chợ: Hầu như các chợ đều chưa có qui hoạch bãi thu gom rác, gây ô nhiễm môi trường. “Rác tại chợ chưa có người thu gom và quản lý, người dân buôn bán tự đem rác ra khu vực bờ sông bỏ tập trung thành bãi, sau đó đốt.” (Nhóm nam, thôn Thuận Thái, xã Nhơn An). “Rác chợ không có chỗ đỗ. Trước kia đỗ dọc bờ sông nay không đổ được nữa nên bị ứ đọng. Vào mùa mưa bị ô nhiễm năng, nước đọng lại.” (Nhóm nam, thôn Tăng Long 1, xã Tam Quan Nam). Chợ Phương Phi, xã Cát Tiến, “không có nơi đổ rác, đổ ở đất trống (người quản lý chợ gom rác đổ ở khu nghĩa địa); nước rửa cá đổ ra đường, có mùi hôi thối” (Nhóm nữ nông nghiệp, thôn Phương Phi, xã Cát Tiến). 59 Rác, xác chết động vật vứt xuống sông, kênh rạch,… “kênh thủy lợi Bồng Sơn nước bị ô nhiễm do xác chết động vật. Người dân thôn Tăng Long 1 đã dùng lưới B40 để ngăn xác chết từ những thôn khác chảy đến (kênh này bị ô nhiễm nặng, nước bị hôi thối, người dân không dám rửa chân trong khi nguồn nước này phục vụ cho nông nghiệp).” (Nhóm nam, thôn Tăng long 1, xã Tam Quan Nam). Việc xử lý rác hiện tại gây ô nhiễm môi trường, “Tình hình xử lý rác còn rất phức tạp. Trên 50% hộ xử lý rác thải bằng cách đốt, số còn lại thì vứt ra đường, ra sông. Số hộ xử lý rác thải đốt tập trung nhiều ở khu vực xa đường trục lộ 636A, vì những hộ này có đất vườn rộng.” (Nhóm nam, thôn Thuận Thái, xã Nhơn An, huyện An Nhơn.). “Rác thải nhựa, bịch ni lông khi đốt gây mùi hôi.” (Nhóm nam, thôn Thuận Thái, xã Nhơn An). Bên cạnh rác thải sinh họat, môi trường xung quanh còn bị ô nhiễm nặng bởi nước thải chăn nuôi, nước thải sinh họat, nước thải từ các cơ sở sản xuất, lò mổ gia súc. “Mùi hôi thối của cống thoát nước và hố ga làm ảnh hưởng đến người dân. Quy hoạch lắp đặt không bài bản, hệ thống thoát nước chưa đồng bộ làm môi trường bị ô nhiễm.” (Nhóm hỗn hợp nam nữ, đa ngành nghề, khối 3, thị trấn Phú Phong). “Nước thải chăn nuôi thải ra vườn, có mùi thối, ảnh hưởng đến những hộ xung quanh. Nhà đóng cửa suốt ngày, mở cửa ra có mùi hôi, khách khứa không ngồi nói chuyện được”. (TLN nữ hộ dân thôn Phương Phí, xã Cát Tiến); “Ảnh hưởng do cơ sở chế biến nước mắm của thôn Thanh Liêm về việc rửa bao bì làm nguồn nước sông bị ô nhiễm. Một cơ sở nước mắn của thôn Thanh Giang trong quá trình vận chuyển cá có nước thải gây mùi hôi và nhà máy nước thải nước cặn ra đồng làm ảnh hưởng tới ruộng lúa người dân trong thôn.” (Nhóm nam, thôn Thuận Thái, xã Nhơn An); “Nước thải của cơ sở chế biến nước mắm thải thẳng ra sông. Đến mùa gió Tây đưa mùi hôi bay khắp vùng.” (Nhóm nam nông nghiệp, thôn Tân Dương, xã Nhơn An); “Sản xuất mì ở Hoài Hảo thải nước thải xuống sông. nước sông bị ô nhiễm: cá chết, nước tràn lên ruộng ảnh hưởng đến cây lúa, hồ nuôi cá dọc bờ sông” (TLN nam, thôn Tăng Long 1, xã Tam Quan Nam). “Hiện nay các cơ sở sản xuất, dịch vụ trên huyện không có hệ thống xử lý nước thải, trừ Bệnh viện. Vấn đề này hiện đang bỏ ngỏ làm không đúng qui trình, nước thải trong dân không kiểm soát được. Kiểm tra, xử lý và hướng dẫn, nhưng vấn đề nước thải hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Chủ yếu vẫn là vấn đề nước thải của hộ sản xuất kinh doanh liên quan đến môi trường.” (PVS cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Hoài Nhơn). Ngoài ra, ở nông thôn còn bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp: “Hiện nay ô nhiễm nguồn nước từ rác thải của bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Do người dân sau khi sử dụng thì vứt những bao, bình thuốc ngay bên cạnh giếng ngoài ruộng và vứt ngay xuống sông gây ô nhiễm nguồn nước. Trâu, bò uống vào bị bệnh chết.” (TLN Nhóm nam nữ sinh sống rải rác xung quanh thôn An Điềm, xã Cát Lâm); “Môi trường tại thôn rất ô nhiễm kể cả không khí lẫn nước do người dân dùng thuốc sâu (chai và bao bì thuốc sâu vứt lung tung) làm thấm xuống nguồn nước.” (Nhóm nam hỗn hợp, thôn Lộc Thái, xã Mỹ Châu); “Gần đây còn tăng cường thuốc khai hoang, chai lọ, bao bì dùng xong thì vứt ngay xuống sông” (Nhóm nam đa ngành nghề, thôn Lộc Thái, xã Mỹ Châu). 60 Nói tóm lại, tình hình vệ sinh môi trường tại các địa bàn khảo sát đang bị ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt, rác ở chợ, nước thải sinh họat, nước thải chăn nuôi, nước thải từ một số cơ sở sản xuất. Phần lớn chưa được xử lý hoặc đã được xử lý nhưng chưa triệt để, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, môi trường sống xung quanh. 2.2. Đánh giá ảnh hưởng của rác, nước thải và vệ sinh môi trường đối với sức khỏe phân theo 6 huyện, 12 xã. Một trong những ảnh hưởng mà người dân nhận thấy rõ nhất là rác thải, xác động vật vứt xuống sông, kênh, rạch, nước thải các cơ sở sản xuất thải ra sông, việc vứt bỏ bao bì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến nguồn nước kênh rạch, sông ngòi và chính nguồn nước này ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế của các hộ gia đình trong khu vực. Về sức khỏe, qua các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu cấp cộng đồng cho thấy, hiện nay một số bệnh liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm rất nhiều như bệnh phụ khoa, bị ghẻ ngứa. “Sông Gò Chàm ô nhiễm. Khi sử dụng nước sông, người dân bị ngứa” (TLN nam, thôn Tân Dương, xã Nhơn An). Ở khu vực nông thôn hiện nay có nhiều bệnh như ung thư, viêm xương khớp, cảm cúm, viêm xoang, viêm họng, sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh phụ khoa nhưng chưa xác định rõ nguyên nhân (TLN nữ hộ dân, thôn Phương Phi, xã Cát Tiến). Về kinh tế, “Nước thải từ nhà máy sản xuất mì ở xã Hoài Hảo gây ô nhiễm môi trường, cá sông chết, ảnh hưởng đến hồ nuôi tôm dọc bờ sông” (TLN nữ, thôn Cửu Lợi Tây, xã Tam Quan Nam). 3. Đánh giá sự cần thiết về việc sử dụng các dịch vụ thu gom rác và mức độ sẵn sàng tham gia của các hộ dân cư 3.1. Sự cần thiết của dịch vụ thu gom rác  Đối với những nơi đang có dịch vụ thu gom rác Kết quả từ Bảng 74 cho thấy, đối với những hộ đã sử dụng dịch vụ thu gom rác thì họ cho rằng dịch vụ thu gom rác ở nơi họ đang ở là rất cần thiết và đủ điều kiện để thực hiện (gần như 100% hộ đồng ý). Cuộc khảo sát cũng cố gắng tiếp cận với những hộ ở nơi có dịch vụ thu gom rác nhưng họ không tham gia, mặc dù số này rất ít (chỉ có 10 hộ). Trong số này, có đến 6 hộ cho rằng nơi họ sống cũng rất cần và đủ điều kiện để thực hiện việc thu gom rác, chỉ có 2 hộ cho rằng rất cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện và 2 hộ còn lại cho rằng hoàn toàn chưa cần thiết. Nhận xét trên cho thấy, ít có sự khác biệt trong nhận thức của người dân về sự cần thiết của dịch vụ thu gom rác tại những nơi đã có mạng lưới thu gom rác. Các quan sát thực địa và thảo luận với các bên có liên quan cho thấy, do việc phân bố dân cư không đều, một số hộ ở vùng ngoại vi có đất rộng có thể chôn lấp rác hoặc ở khá xa điểm tập kết rác nên không muốn tham gia. Tuy nhiên, cần động viên và xây dựng các qui định, kể cả các biện pháp hành chính từ cấp chính quyền cơ sở và các thể chế phi chính thức ở cấp cộng đồng, nhằm thu hút người dân tham gia vào mạng lưới thu gom rác ở những nơi có mật độ dân số cao, có thể thiết lập mạng lưới thu gom rác để đảm bảo vệ sinh môi trường chung. 61  Đối với những hộ ở khu vực chưa có dịch vụ thu gom rác Bảng 75 trình bày các ý kiến của hộ gia đình về sự cần thiết của việc thiết lập dịch vụ thu gom rác ở địa phương. Xét trên toàn vùng dự án, chỉ có 20,8% số hộ cho rằng tại nơi sống rất cần dịch vụ thu gom rác và có đủ điều kiện để thực hiện; 10,5% số hộ cho rằng rất cần nhưng chưa đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện; 24,1% số hộ cho rằng có cần nhưng chưa thật sự cấp bách; nhưng có đến 41,4% số hộ cho rằng nơi họ ở hoàn toàn chưa cần đến dịch vụ thu gom rác. Các kết quả trên cho thấy, theo nhận thức của người dân, dịch vụ thu gom rác chỉ thật sự cần thiết ở khoảng từ 20-30% số hộ được khảo sát mà thôi. Tuy nhiên, nhu cầu về dịch vụ thu gom rác và có đủ điều kiện để thực hiện chỉ tập trung ở một số địa bàn nhất định, nơi có mật độ cư trú tương đối cao như thị trấn Phú Phong của huyện Tây Sơn (42,4%), xã Phước Thắng của huyện Tuy Phước (37,1%); và xã Cát Tiến của huyện Phù Cát (31,7%). Hai điều kiện cần thiết để xây dựng mạng lưới thu gom rác là dân cư sống tập trung ở một qui mô đủ lớn và nơi đó có đường để thuận lợi cho việc vận chuyển rác. Do vậy, ngay cả ở những nơi này thì vẫn còn một tỷ lệ đông hơn các hộ dân chưa nhận thức được sự cần thiết hoặc thỏa mãn các điều kiện để triển khai dịch vụ thu gom rác. Chẳng hạn, ở xã Cát Tiến, có đến 46,7% số hộ cho rằng dịch vụ thu gom rác là hoàn toàn không cần thiết. Đây thực sự là một trở ngại lớn để có thể duy trì được các dịch vụ thu gom rác từ nguồn thu của các hộ gia đình. Tuy vậy, nhiều hộ dân ở thị trấn Phú Phong “rất mong muốn có dịch vụ thu gom rác”. Nhiều hộ cho rằng nếu có dịch vụ thu gom rác thì càng tốt, đảm bảo vệ sinh hơn: “Cần có dịch vụ thu gom rác, vì nếu cứ chôn, đốt hoặc vứt bừa bãi thì cũng gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là khu vực chợ” (TLN Nhóm nữ nông nghiệp, kinh tế khá giả, thôn Tư Cung, xã Phước Thắng). Do vậy, dịch vụ thu gom rác trước hết nên thực hiện ở các thị trấn, nơi có điều kiện thuận lợi hơn các nơi khác. Đối với những nơi còn lại, hầu hết người dân đều cho rằng dịch vụ thu gom rác có cần thiết nhưng chưa thật sự cấp bách như xã Tam Quan Nam của huyện Hoài Nhơn (36,7%), xã Phước Lộc của huyện Tuy Phước (37,9%), xã Nhơn An của huyện An Nhơn (30%), hoặc hoàn toàn chưa cần thiết như xã Hoài Hương của huyện Hoài Nhơn (57,6%), xã Mỹ Hiệp và Mỹ Châu của huyện Phù Mỹ (32,8% và 66,7%), xã Cát lâm và Cát Tiến của huyện Phù Cát (40,4% và 46,7%), xã Nhơn An của huyện An Nhơn (33,3%), xã Vĩnh An của huyện Tây Sơn (79%). Ở những xã này thì việc tuyên truyền, vận động bà con thực hiện việc thu gom và xử lý rác ở cấp hộ sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể và hạn chế các tác động về mặt môi trường là giải pháp khả thi trong điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó, cũng cần chuẩn bị các điều kiện về cơ sở hạ tầng và nâng cao nhận thức cho người dân trước khi triển khai các dịch vụ thu gom rác. 3.2. Mức độ sẵn sàng tham gia dịch vụ thu gom rác của người dân Mức độ sẵn sàng tham gia dịch vụ thu gom rác của người dân được thể hiện ở bảng 76. Dựa trên các lựa chọn này, có thể tạm chia mức độ sẵn sàng tham gia của người dân thành 3 nhóm: nhóm sẵn sàng tham gia, nhóm có nhiều người tham gia thì cũng tham gia, và nhóm còn lại không tham gia các dịch vụ thu gom rác nếu có. Tính chung cho toàn mẫu khảo sát, khoảng 1/4 số hộ sẵn sàng tham gia ngay khi có dịch vụ, khoảng 1/3 số hộ sẽ tham gia nếu thấy nhiều người tham gia (hoặc một tỷ lệ nhỏ là 62 có dịch vụ tốt), và trên 40% số còn lại là không tham gia nếu có dịch vụ này. Nhóm sẵn sàng tham gia và nhiều người tham gia thì tham gia tập trung nhiều nhất ở một số nơi như xã Tam Quan Nam (tương ứng là 41,7% và 45%), thị trấn Phú Phong (tương ứng là 57,6% và 27,3%), xã Phước Thắng (tương ứng là 40,3% và 29%). Đây có thể là những nơi có nhiều khả năng nhất để phát triển mạng lưới thu gom rác trong thời gian tới. Nhóm không tham gia dịch vụ (nếu cung cấp) vì chưa cấp bách tập trung chủ yếu ở xã Vĩnh An của huyện Tây Sơn (82,5%), xã Hoài Hương của huyện Hoài Nhơn (66,7%), xã Mỹ Châu của huyện Phù Mỹ (65%), và hầu hết các xã còn lại. Đối với những nơi này thì nhận thức của người dân là chưa thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới thu gom rác, đồng thời cũng phản ảnh những điều kiện chưa chín muồi cho loại hình dịch vụ này. 4. Đánh giá dịch vụ thu gom rác thải hiện có tại vùng khảo sát 4.1. Các dịch vụ thu gom rác hiện có tại địa phương Cho đến nay, các dịch vụ thu gom rác ở vùng dự án còn rất ít và giới hạn ở một số điểm dân cư tương đối tập trung và có cơ sở hạ tầng phù hợp. Do vậy, công tác thu gom rác thải ở các địa phương phần lớn chỉ thực hiện dọc theo Quốc lộ 1A và các trục giao thông lớn, kết quả khảo sát từ bảng 77: - Huyện Hoài Nhơn có Công ty TNHH xây dựng Nguyên Tín (doanh nghiệp tư nhân), hoạt động ở một số địa bàn thuộc thị trấn Bồng Sơn, xã Hoài Tân, xã Hoài Thanh Tây, xã Tam Quan Bắc, và thị trấn Tam Quan. Dịch vụ thu gom rác ở thị trấn Bồng Sơn hoạt động từ năm 2000, và số hộ tham gia dịch vụ này là khoảng 10.000 hộ. Ngoài ra, từ năm 1998 đến nay chợ Hoài Hương cũng có dịch vụ thu gom rác do cấp huyện quản lý. - Huyện Phù Mỹ có Hạt giao thông công chánh, hoạt động ở một số địa bàn thuộc thị trấn Phù Mỹ, thị trấn Bình Dương, và xã Mỹ Hiệp. Ngoài ra, còn có dịch vụ thu gom rác Chánh Thuận đặt thôn Bình Trị, xã Mỹ Quang bắt đầu họat động từ năm 2008 với công suất khai thác hiện tại 15m3/ngày đêm, và số hộ tham gia hiện nay là 1.166 hộ, và dịch vụ thu gom rác Dương Liễu cũng ở thôn Bình Trị, xã Mỹ Quang bắt đầu hoạt động từ năm 2008, với công suất thiết kế là 6m3/ngày đêm, hiện có 502 hộ tham gia. - Huyện Phù Cát có Hạt giao thông công chánh, hoạt động ở một số địa bàn của thị trấn Ngô Mây và xã Cát Hanh. Dịch vụ thu gom rác này hoạt động năm từ năm 2007, công suất thiết kế là 30m3/ngày đêm, số hộ tham gia là 2.462hộ. - Huyện An Nhơn có 3 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực rác thải và môi trường gồm: + Công ty môi trường đô thị An Nhơn (thuộc Hợp tác xã An Nhơn), hoạt động ở một số điểm dân cư trong phạm vi thị trấn Bình Định, xã Phước Hưng và Phước Quang của huyện Tuy Phước. Dịch vụ này được đưa vào họat động từ năm 2007, công suất thiết kế là 30m3/ngày đêm dành cho 2.500 hộ, nhưng thực tế số hộ tham gia dịch vụ là 5.000 hộ. + Công ty TNHH Gia Phát (doanh nghiệp tư nhân), hoạt động ở một số điểm dân cư trong phạm vi thị trấn Đập Đá, xã Nhơn Hưng, xã Nhơn Thành, và xã Nhơn Hậu. + Công ty TNHH Nhơn Thọ (doanh nghiệp tư nhân), hoạt động ở một số điểm dân cư trong phạm vi các xã Nhơn Thọ, Nhơn Tân, Nhơn Hoà, và Nhơn Phúc. 63 - Huyện Tuy Phước có Công ty môi trường Hà Thanh, hoạt động ở một số điểm dân cư trong phạm vi thị trấn Tuy Phước, thị trấn Diêu Trì, xã Phước Lộc, xã Phước An, và xã Phước Thành. Dịch vụ thu gom rác này bắt đầu hoạt động từ năm 2006, công suất thiết kế là 50m3/ngày đêm dành cho 7.500 hộ, nhưng hiện nay mới chỉ khai thác ở mức 21 m3/ngày đêm, với 3.000 hộ tham gia. - Huyện Tây Sơn có Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Phú Phong, hoạt động ở một số điểm dân cư trong phạm vi thị trấn Phú Phong, xã Tây Xuân, và xã Tây Phú. Dịch vụ thu gom rác này bắt đầu hoạt động từ năm 1998 với 2.850 hộ tham gia. 4.2. Đánh giá của người dân trong vùng khảo sát về các dịch vụ hiện có Cuộc khảo sát đã tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình có sử dụng dịch vụ thu gom rác nhằm tìm hiểu sự đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ. Trong tổng số các địa phương được khảo sát, có 4 xã/thị trấn có dịch vụ thu gom rác, gồm xã Hoài Hương, xã Phước Lộc, thị trấn Bình Định, và thị trấn Phú Phong, với 138 hộ có tham gia dịch vụ thu gom rác. Các đánh giá của người dân được thể hiện trên một số khía cạnh chính ở bảng 78:  Về hình thức thu gom rác Phần lớn xe rác đến ngay trước nhà, nhưng ở một số xã thì người dân mang rác đến tập trung một chỗ, xe rác đến lấy. Khoảng cách từ nhà đến nơi tập trung rác trung bình khoảng từ 100m – 200m (bảng 79). Vẫn còn một số bất tiện trong việc tổ chức các điểm thu gom rác. “Công ty A buộc người dân tham gia đầy đủ thì mới đưa xe vào thu gom. Nhưng công ty này không đưa xe lớn vào, chỉ đưa xe đẩy vào thu gom. Họ bắt người dân mang đến điểm tập hợp rác. Điều này gây nên sự không đồng tình trong dân vì đã thu tiền rác mà còn phải mang rác ra điểm tập hợp, và điều này dẫn đến một số hộ dân không đóng tiền mà vẫn mang rác ra đó để, rồi không biết đó là rác của ai.” (PVS. cán bộ xã Phước Lộc). “Có hôm xe rác chạy qua không có kèn hay chuông báo hiệu, tui không hay nên rác của nhà để đến 2 ngày sau mới đổ được, mùi hôi thúi bốc lên…” (TLN Nhóm hỗn hợp nam nữ, thôn Phước Mỹ 2, xã Phước Lộc).  Về thời gian thu gom rác và mức độ thu gom đều đặn Thông thường việc thu gom rác được thực hiện từ 2 -3 ngày một lần. Đối với khu vực đô thị như ở thị trấn Bình Định và thị trấn Phú Phong thì 2 ngày/lần, còn ở khu vực nông thôn thì 3 ngày/lần (bảng 80). Nhìn chung, người dân đánh giá cao về mức độ đều đặn theo ngày thu gom rác. Tính chung, có đển 53,6% đánh giá tốt và 10,1% đánh giá rất tốt. Chỉ có khoảng 18,8% số ý kiến đánh giá trung bình và 8% số ý kiến đánh giá kém và rất kém. Tuy nhiên, các nhận định tốt tập trung chủ yếu ở các thị trấn (65,5% và 19% số ý kiến đánh giá tốt và rất tốt ở thị trấn Bình Định, 83,3% được đánh giá tốt ở thị trấn Phú Phong). Trong khi đó, ở hai xã còn lại thì đánh giá chủ yếu là trung bình. Các đánh giá về mức độ đúng giờ của việc thu gom rác cũng được người dân đánh giá tương tự như đối với mức độ đều đặn theo ngày thu gom rác và ở hai thị trấn thì tốt hơn là ở hai xã.  Về chất lượng phương tiện thu gom rác Các đánh giá của người dân về phương tiện thu gom rác cũng khá tích cực, với khoảng 55,1% ý kiến tốt, 31,2% trung bình, và chỉ 9,4% là kém hoặc rất kém. Ở thị trấn Bình Định 64 và thị trấn Phú Phong, trên 70% số ý kiến đánh giá về chất lượng phương tiện thu gom rác là tốt, số ý kiến còn lại là trung bình. Tuy nhiên hiện nay nhiều dịch vụ chưa có xe chuyên dụng dùng cho thu gom rác. “Địa phương không có xe chuyên dùng nên không thu gom hết rác (cách ngày lấy ngày). Nếu thời gian xe thu gom hư thì rác bị ứ đọng.” (TLN. Nhóm hỗn hợp nam nữ, đa ngành nghề, khối 3, thị trấn Phú Phong). Ở các xã, xe thu gom rác chưa đảm bảo chất lượng. Gần 40-50% số hộ được phỏng vấn ở xã Hoài Hương và xã Phước Lộc cho rằng chất lượng xe thu gom rác chỉ đạt mức trung bình; riêng ở xã Hoài Hương có một số ý kiến cho rằng chất lượng phương tiện thu gom rác là kém. “Thùng xe thu gom rác bị hỏng, nên khi thu gom, ép rác nước dơ chảy ra ngoài đường gây mùi hôi ảnh hưởng đến cộng đồng”. (TLN. Nhóm hỗn hợp nam nữ, đa ngành nghề, thôn Phước Mỹ 2, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước).  Về sự thuận tiện của mạng lưới thu gom rác Nhìn chung, đa số ý kiến đánh giá tích cực về sự thuận tiện của mạng lưới thu gom rác, với khoảng 65% nhận xét tốt và rất tốt, 19,6% nhận xét trung bình, và chỉ có 13% nhận xét kém hoặc rất kém. Tuy nhiên sự thuận tiện này tập trung chủ yếu ở hai thị trấn. Có đến 96,7% và 86,2% số ý kiến ở thị trấn Phú Phong và thị trấn Bình Định nhận xét tốt và rất tốt đối với việc tổ chức mạng lưới thu gom rác. Các đánh giá ở xã Hoài Hương và xã Phước Lộc chủ yếu là từ trung bình trở xuống. Điều này cho thấy việc qui hoạch mạng lưới thu gom ở những nơi này chưa tạo ra được sự thuận lợi cho người dân, kể cả do các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đây là một khía cạnh cần được tập trung cải thiện đối với các dịch vụ thu gom rác ở nông thôn.  Về sự thuận tiện của việc thu tiền rác Nhìn chung, người dân nhận xét tích cực nhất về sự thuận tiện của việc thu tiền rác, với 65,9% và 6,5% số ý kiến đánh giá tốt và rất tốt. Hầu hết ý kiến ở thị trấn Bình Định và thị trấn Phú Phong đều đánh giá tốt nhưng ở hai xã thì đa số đánh giá ở mức trung bình. Điều này cho thấy có một số bất tiện trong việc thu tiền rác ở nông thôn.  Thái độ phụ vụ của người thu gom rác Về thái độ phục vụ của người thu gom rác, 55,8% và 5,1% số ý kiến nhận xét tốt và rất tốt, trong khi 36,2% nhận xét trung bình, rất ít ý kiến nhận xét thái độ kém. Tương tự như đối với các lĩnh vực khác, người dân nhận xét tốt hơn về thái độ phục vụ của người thu gom rác ở hai thị trấn so với hai xã còn lại.  Về tình trạng vệ sinh của việc thu gom rác Nhìn chung, trên 1/2 số ý kiến nhận xét tình trạng vệ sinh của việc thu gom rác là tốt, trên 1/4 đánh giá ở mức trung bình, nhưng cũng còn đến 18,8% cho rằng tình trạng vệ sinh là kém hoặc rất kém. Tình trạng vệ sinh tốt tập trung chủ yếu ở hai thị trấn trong khi nhiều ý kiến ở xã Hoài Hương cho rằng tình trạng vệ sinh kém. “Thái độ của người thu gom rác nhiệt tình nhưng làm không sạch sẽ (rác còn rơi rớt lung tung mà không quét sạch), một phần cũng là do tiền lương của những người thu gom rác còn thấp”. (TLN. Nhóm nam nữ hỗn hợp, khối 3, thị trấn Phú Phong)  Về giá tiền thu gom rác hiện nay 65 Chi phí tiền rác của mỗi hộ hiện nay khoảng 6.000 – 10.000 đồng/tháng tùy theo hộ sống trong hẻm hay mặt đường lớn (hẻm nhỏ: 6.000 đồng/tháng; hẻm lớn: 8.000 đồng/tháng; mặt tiền đường chính: 10.000 đồng/tháng. Đa số các nơi cho rằng giá tiền thu gom rác là bình thường (76,8%) nhưng cũng có khoảng 19,6% cho rằng tương đối cao. Điều rất ngạc nhiên là hầu hết ý kiến ở các xã cho rằng giá cả bình thường (tỷ lệ này ở xã Hoài Hương là 91,3%, ở xã Phước Lộc là 85,2%), trong khi ở các thị trấn thì cho rằng tương đối cao, chẳng hạn 14/30 ý kiến ở thị trấn Phú Phong và 9/58 ý kiến ở thị trấn Bình Định cho là giá tương đối cao. Điều này có thể là phí thu gom rác ở các thị trấn cao hơn ở các xã.  Đánh giá chung về chất lượng dịch vụ Từ những khía cạnh riêng biệt của dịch vụ thu gom rác, một cách tổng quát, người dân khá hài lòng với chất lượng dịch vụ thu gom rác tại địa phương, với tỷ lệ 15,2% rất hài lòng, 46,4% hài lòng, 21% là bình thường trong khi chỉ có 17,4% là không hài lòng. Phù hợp với các đánh giá đối với từng lĩnh vực của dịch vụ thu gom rác, mức độ hài lòng của người dân ở hai thị trấn cao hơn hẳn so với ở hai xã còn lại. Khoảng gần một nửa số hộ sử dụng dịch vụ thu gom rác ở hai xã này không hài lòng với dịch vụ thu gom rác ở đây. Sự không thuận tiện của việc thu gom rác, thu tiền rác, phương tiện thu gom rác chưa tốt, tình trạng vệ sinh của việc thu gom rác chưa tốt, là những yếu tố cần phải được cải thiện để nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác. 5. Công tác truyền thông và nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường Có thể nói, hiện nay hầu hết mọi người đều có nhận thức về vấn đề vệ sinh môi trường, mức độ ảnh hưởng của rác thải, nước thải đối với môi trường sống, đối với sức khỏe con người. “Rác đốt ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, vì hiện nay rác đốt chủ yếu là bịch nhựa, chất nhựa này chảy ra có mùi hôi rất khó chịu.” (TLN Nhóm nữ, thôn Tư Cung, xã Phước Thắng). Tuy nhiên, để biến những nhận thức đó thành hành vi bảo vệ môi trường là rất khó. Qua phân tích ở trên cho thấy, bên cạnh những người có hành vi bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi vẫn còn không ít người vứt rác ra đường, xuống sống, suối, kênh rạch,… và gây ra một trong những vấn đề cấp bách cần giải quyết về môi trường. Vấn đề đặt ra ở đây là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi hành vi của con người trong công cuộc bảo vệ môi trường. 5.1. Thực trạng công tác truyền thông tại các địa bàn khảo sát Mức độ tổ chức các chương trình tập huấn, truyền thông về vệ sinh môi trường ở cấp cơ sở là rất ít. “Chưa có chương trình nào tuyên truyền về nước sạch cũng như rác thải và vệ sinh môi trường nói chung. Thường khi có việc gì thì xã chỉ vận động người dân thực hiện sao cho hợp vệ sinh thôi chứ chính ngay những người có trách nhiệm quản lý như chúng tôi cũng như các hội đoàn thể không có chuyên môn thì làm sao nói được” (PVS cán bộ quản lý UBND xã Cát Lâm). “Chưa có khóa tập huấn vệ sinh môi trường nào ở xã này, chưa ai đề cập đến vấn đề vệ sinh môi trường cụ thể như nước sạch, và môi trường nói chung, chưa có tổ chức tuyên truyền về môi trường.” (PVS cán bộ quản lý UBND xã Mỹ Châu) 66 Hầu hết các cuộc vận động tuyên truyền cho người dân về vấn đề sử dụng nước sạch, bảo vệ môi trường vẫn chỉ ở dạng lồng ghép, truyền miệng, chưa có tài liệu và hình ảnh minh họa để người dân dễ hiểu. Chưa có những chuyên đề riêng để trực tiếp tuyên truyền cho người dân. Các cuộc vận động tuyên truyền vẫn còn mang nặng tính chất vận động, tự ý thức là chính. “Đối với công tác tập huấn thì chưa có lần nào tập huấn về vệ sinh môi trường, cũng chưa có tài liệu gì để tham khảo cho chính thức về vệ sinh môi trường. Đó là khó khăn trong việc nâng cao năng lực cho cán bộ cũng như cho người dân địa phương ý thức hơn về lĩnh vực này. Về tuyên truyền thì xã cũng có những buổi tiếp xúc cử tri nói chuyên đề về môi trường do xã tự soạn và lồng ghép với các chuyên đề khác (PVS quản lý xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, Bình Định, 2010)” Ngoài hình thức lồng ghép trong các cuộc họp, qua loa, đài, những tấm áp phích treo trên đường là chính, thỉnh thoảng cũng có những đợt truyền thông do các cán bộ có chuyên môn của tỉnh, huyện thuyết trình nhưng thường là chỉ đến được với các cán bộ cơ sở như cán bộ phụ nữ, hội nông dân… còn đa số những người trực tiếp tuyên truyền cho người dân thì lại chưa có chuyên môn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKhảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh bình định.pdf
Tài liệu liên quan