Báo cáo Lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động của Xí nghiệp in báo Hà Nội Mới

Xí nghiệp in báo Hà Nội mới không phải là một doanh nghiệp nhà nước mà thực chất là một xí nghiệp thuộc Đảng đoàn thể nhưng hoạt động theo luâtj doanh nghiệp nhà nước của sử dụng ngân sách Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhưng do hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, nên chính vì vậy Bộ máy tổ chức cũng phải tuân theo cơ cấu bộ máy tổ chức mà luật doanh nghiệp nhà nước ban hành. Bộ máy tổ chức của xí nghiệp in báo Hà Nội mới bao gồm:

- Một giám đốc: Giám đốc phụ trách chung tất cả các hoạt động của nhà máy. Cụ thể, giám đốc trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, công tác tài vụ, thống kê, ký kết các hợp đồng kinh tế, phụ trách vật tư và công tác kỹ thuật.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động của Xí nghiệp in báo Hà Nội Mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 lịch sử hình thành và phát triển xí nghiệp in báo Hà Nội mới 1. Tiền thân của nhà in báo Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, về công tác tuyên truyền, Trung ương tổ chức cơ sở in báo Cứu quốc và những tài liệu khác ở ngoài thành phố, xã Tây Mỗ, Hà Tây. Sau chuyển về Đồng Lư, huyện Quốc Oai, Sơn Tây. Sau khi trung đoàn Thủ đô rút ra ngoài, Trung ương chuyển lên Việt Bắc để đảm bảo công tác tuyên truyền cho Thủ đô và để phòng địch đánh nống ra ngoài, liên lạc khó khăn, Trung ương đồng ý cho Hà Nội ra tờ báo Cứu quốc, làm cơ sở in riêng để in báo và các tài liệu tuyên truyền. Cơ sở in này trực thuộc trong thông tin rồi đến Sở Thông tin tuyên truyền Hà Nội quản lý. Nhiệm vụ của nhà in là in báo Thủ đô, các tài liệu của cục dân quân nhằm động viên quân, dân Thủ đô kháng chiến chống Pháp và in truyền đơn địch vận. Tháng 5 - 1949 nhà in được giao nhiệm vụ in tờ Cứu quốc của ủy ban kháng chiến Hà Nội, mỗi tuần ra hai số, mỗi số 6 trang, khổ 36x25. Báo cứu quốc Thủ đô ra số 1 đúng ngày sinh Hồ Chủ tịch 19-5 với tấm lòng biết ơn Bác Hồ, anh em công nhân sản xuất cả ngày, ban đêm thắp đèn dầu để in cho kịp đến ngày 10-5 có báo chuyển về nội, ngoại thành Hà Nội. Kỷ niệm 7 năm Toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, 17-12-1949, báo Cứu quốc ra số đặc biệt, in hai màu, 20 trang, khổ 36 x 25, anh em công nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cuối năm 1949, in tờ Tiền phong của Đảng bộ Hà Nội, mỗi tháng ra một số, 24-32 trang, khổ 19x27 nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng, tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng quyết chiến, quyết thắng giặc Pháp xâm lược. 2. Xây dựng nhà in báo Thủ đô (nay là xí nghiệp in báo Hà Nội mới) Để tăng cường công tác xây dựng Đảng và công tác tuyên truyền vận động quần chúng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Thủ đô, ngày 26-2-1957, Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ra Nghị quyết số 93 NQ/ĐBHM về việc ra một tờ báo hàng ngày của Hà Nội. Trong nghị quyết đặt vấn đề ở Hà Nội có 3 tờ báo hàng ngày, tờ nhân dân, cơ quan Trung ương của Đảng và hai tờ báo của tư nhân: Thời mới và Hà Nội hàng ngày. 5 giờ sáng ngày 24-40-1957, báo Thủ đô số 7 ra hằng ngày, 4 trang, khổ 40x30, in 2.500 tờ được phát hành, đưa tiếng nói của Đảng bộ Hà Nội đến các cơ sở Đảng và nhân dân Thủ đô. Và ngày 24-40-1957 được lấy làm ngày thành lập báo Thủ đô (nay là báo Hà Nội mới). Chính ngày này (24-10-1957) là ngày thành lập nhà in Báo Thủ đô (nay là xí nghiệp in báo Hà Nội mới), là ngày lịch sử, không bao giờ quên của các thế hệ cán bộ, công nhân viên nhà in báo. Tháng 12-1958, chủ trương của thành phố Hà Nội hợp nhất báo Thủ đô với báo Hà Nội hàng ngày và đổi tên báo là Thủ đô Hà Nội, 4 trang khổ 57x29, số lượng phát hành gấp đôi, nhằm đáp ứng nhu cầu độc giả. Ngày 1-1-1989, báo Thủ đô Hà Nội ra số 1, ra hàng ngày, 4 trang khổ 57x39, sắp chữ tại nhà in báo, in tại nhà in Nhân Dân đẹp hơn trước, đảm báo số lượng báo tăng và 5h30 đã phát hành báo. Đầu năm 1960 chào mừng đại hội toàn quốc lần 3, công đoàn nhà in họp để bàn việc phục vụ báo trước và trong Đại hội Đảng IV. Anh em công nhân khẳng định: đây là sự kiện chính trị trọng đại, lần đầu tiên Đại hội Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội, do vậy anh em rất phấn khởi và tự hào, làm hết sức mình để đảm bảo đúng nội dung, không sai sót, in đẹp nhất là ảnh các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Ngày 24-1-1962 chính quyền thành phố chính thức trưng mua nhà in Têrêxa, qua kiểm kê, trị giá tài sản 60 .184 đồng. Chính quyền thành phố giao toàn bộ cơ sở vật chất và kỹ thuật của nhà in Têrêxa cho tòa soạn và nhà in báo quản lý. Thành lập ban giám đốc nhà in: đồng chí Trần Văn Thanh là giám đốc và các đồng chí Đào Duy Lâm, Phạm Thế Vinh Phó Giám đốc. - Ngày 1-1-1968, chủ trương của Trung ương và Hà Nội sáp nhập báo Thủ đô Hà Nội với báo Thời mới. Số báo ra ngày 30-1-1968, chính thức đổi tên là báo Hà Nội mới, nhà in đổi tên là nhà in báo Hà Nội mới. - Ngày 23-3-1970, ủy ban thành phố Hà Nội ra Quyết định số 007 UB/HN sáp nhập xí nghiệp in Lê Cường, nhà in của Sở Thông tin và nhà in báo Hà Nội mới thành xí nghiệp in Hà Nội. - Ngày 3-9-1997, ủy ban hành chính thành phố Hà Nội ra Nghị quyết số 129 UB/CM, các xưởng in thuộc xí nghiệp in Hà Nội số 35 phố Nhà Chung thành xí nghiệp in Hà Nội mới. Xí nghiệp in báo Hà Nội mới có nhiệm vụ chính là: Bảo đảm yêu cầu báo Hà Nội mới được nhanh, chất lượng tốt và ngoài ra để tận dụng công suất thiết bị có thể nhận thêm yêu cầu in khác. Xí nghiệp in Hà Nội mới trực thuộc Ban biên tập báo Hà Nội mới quản lý. - Xí nghiệp in báo Hà Nội mới nhận 115 cán bộ, công nhân viên và nhà xưởng cùng một số máy móc thiết bị. Thành lập Ban giám đốc xí nghiệp, đồng chí Đào Duy Lân giám đốc, đồng chí Nguyễn Chương phó giám đốc. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập xí nghiệp báo và xí nghiệp in báo Hà Nội mới 24-10-1957 + 24-10-1987 và khánh thành công trình nhà 4 tầng đưa vào sử dụng, anh chị em công nhân rất vui mừng xí nghiệp xây dựng khang trang, tổ chức sản xuất tốt hơn trước, báo in trên máy ốp sét đẹp hơn nhưng vẫn chưa hài lòng, chủ in trên báo chưa được đẹp. Năm 1988, thành phố cấp vấn cho xí nghiệp 23.000 USD để mua 4 máy chữ điện tử XT, 2 máy đặt trang AT, 1 máy in Laze, 1 máy in kim. Năm 1989 mua xí nghiệp bỏ vốn ta có 200 triệu đồng mua thêm 4 máy chữ điện tử, 2 máy đặt trang, 1 máy in laze, 1 máy in kim. Năm 1990 thành phố cấp vốn cho xí nghiệp 200.000 USD mua một máy in ốp sét Heidelberg Cộng hòa liên bang Đức. Năm 1991 xí nghiệp bỏ vốn tự có 215 triệu đồng mua ở thành phố Hồ Chí Minh 2 máy in ốp sét, 1 máy Misubishi 16 trang, 1 màu, in tờ rời và 1 máy Ryoby, 4 trang, 1 màu. Xây dựng xí nghiệp in báo, lúc đầu không phải có sẵn đầy đủ các máy móc thiết bị, dụng cụ v.v... mà phải qua một quá trình phấn đấu gian khổ mới có vấn đề chính là phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công nhân viên với tinh thần chủ động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tinh thần tự lực tự cường, không chờ ỷ lại, để vượt qua khó khăn, liên kết chặt chẽ với các nhà in Nhân Dân, Thời mới, Min Sang, Quân đội để hỗ trợ máy và in báo, đồng thời tranh thủ sự lãnh đạo của Thường vụ Thành ủy, chỉ đạo của UBND thành phố ban biên tập báo để xí nghiệp đi đúng hướng và cấp vốn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Dưới sự lãnh đạo của Thường vụ Thành ủy, chỉ đạo của Ban biên tập báo, chúng ta tin tưởng xí nghiệp in báo Hà Nội mới sẽ có được những kết quả cao hơn nữa. Phần 2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp in báo Hà Nội mới I. Chức năng nhiệm vụ Ngay từ buổi sơ khai xí nghiệp in báo Hà Nội mới có nhiệm vụ in báo Thủ đô hàngngày, để kịp thời đưa tin bài về công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và những kết quả đạt được của nhân dân trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Có thể nói, đi lên từ con số không, nhưng được sự quan tâm của Thành ủy, UBND thành phố, ngày nay xí nghiệp in báo Hà Nội mới có được đội ngũ quản lý kỹ thuật lành nghề, cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng được yêu cầu thành ủy giao cho. Sau khi được thành lập lại theo Quyết định số 33P/QĐ-CP ngày 20/11/1991, xí nghiệp in báo Hà Nội mới có những nhiệm vụ chủ yếu sau: Thứ nhất, in báo Hà Nội mới hàng ngày, báo Hà Nội mới cuối tuần bao gồm 8 số: 7 số hàng ngày và 1 số cuối tuần. Thứ hai, in các thông tư, chỉ thị, nghị quyết của thành ủy, in bác báo tuần của Trung ương và Hà Nội, các tạp chí tập san và các văn hóa phẩm nhãn, bao bì và các giấy tờ quản lý. Bên cạnh đó, xí nghiệp còn được giao làm nhiệm vụ kinh tế nhằm làm tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố. II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 1. Quá trình sản xuất Để tiến hành một quá trình sản xuất đòi hỏi phải có ba yếu tố, đó là: Đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ, có hệ thống và tuân theo những quy trình nhất định. Nhưng để hiệu quả công việc được tốt: chẳng hạn ít tiêu hao nguyên vật liệu, tận dụng hiệu suất của máy móc thiết bị và sức người. Từ những nguyên lý trên và trên cơ sở thực tiễn đúc rút kinh nghiệm từ nhiều năm. Cho đến nay quy trình sản xuất của xí nghiệp in báo Hà Nội mới có thể được mô tả theo sơ đồ sau. - Sơ đồ quy trình sản xuất công nghệ in: Tráng bản Mifim Sửa bản Sắp chữ điện tử Phơi bản In Đóng xén Thành phẩm Để thực hiện được quá trình in báo bên cạnh hệ thống máy móc thì nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản, quyết định rất nhiều đến việc in ấn và chất lượng mỗi tờ báo. Vật tư chủ yếu được sử dụng trong in ấn tại xí nghiệp in báo Hà Nội mới nói chung và tại các xí nghiệp in khác nói riêng là: giấy in và mực in tại xí nghiệp in báo Hà Nội mới, giấy in nguồn cung cấp chính đó là giấy Tân Mai, giấy Couche (Hàn Quốc), mực in của Đức và mực in của Nhật (dùng cho các sản phẩm cao cấp). Trong xí nghiệp in báo Hà Nội mới bộ phận sản xuất được chia thành hai phân xưởng đó là: Phân xưởng chế bản in và phân xưởng máy in. Phân xưởng sản xuất chế bản in bao gồm 41 nhân viên, được chia thành 2 tổ. - Tổ 1: Tổ sắp chữ: đây là quá trình đầu tiên để in ra một tờ báo. Dựa vào các văn bản được in ấn, tổ sắp chữ phải bố trí sắp chữ, lên khuôn cho phù hợp và khuôn khổ của tờ báo, đảm bảo rõ ràng, hình thức đẹp phù hợp với từng loại báo và tạp chí. - Tổ 2: Tổ sửa bài: Khi sắp chữ xong có thể có những sơ xuất như do vậy tổ này phải có nhiệm vụ sửa lại (đính chínhlại cho phù hợp). Tổ mifim. Tổ chụp ảnh - phơi bản. * Phân xưởng máy in bao gồm 69 và cũng được phân ra thàn 4 tổ. Tổ 1: Tổ máy ion tờ rời. Tổ 2: Tổ máy in cuộn. Tổ 3: tổ đóng sách Tổ 4: tổ máy giao (máy xén). 2. Khó khăn và thuận lợi trong quá trình sản xuất - kinh doanh Như đã đề cập trong phần 1 (chức năng - nhiệm vụ), xí nghiệp in báo Hà Nội mới chỉ có nhiệm vụ in báo Hà Nội mới hàng ngày, báo Hà Nội mới cuối tuần, in các thông tư chỉ thị và nhận các hợp đồng in báo, tạp chí của Trung ương và địa phương. Do vậy ta có thể dễ nhận ra rằng xí nghiệp in báo Hà Nội mới không có sản phẩm tồn kho và không phải quan tâm tới đầu ra của sản phẩm và đây là lợi thế rất lớn của xí nghiệp in báo Hà Nội mới trong cơ chế thị trường. Bên cạnh thuận lợi đó ta thấy xí nghiệp in báo Hà Nội mới còn có những thuận lợi sau: - Được trang bị thiết bị tương đối hiện đại đáp ứng được nhu cầu in của thị trường. - Có một truyền thống về ngành nghề, một bề dày kinh nghiệm về kỹ thuật in báo được khách hàng tin nhiệm do vậy đứng vững được trong thị trường ngành in. - Nhu cầu in ấn về báo chí trong thời gian vừa qua tăng nhất là từ năm 1996 đến nay. Nhu cầu in tăng lên một phần do nền kinh tế thị trường phát triển (chi nếu kinh tế phát triển thì nghiên cứu quảng cáo của các công ty tăng lên. Do vậy các tờ báo, tạp chí đều tăng trang so với trước . - Một điểm khá thuận lợi ở đây là xí nghiệp in báo Hà Nội trực thuộc quản lý của UBND thành phố, vốn được ngân sách cấp do vậy không phải lo thiếu vốn. Mặt khác, xí nghiệp in là một đơn vị gia công in báo làm theo đơn đặt hàng của các tòa soạn, không có nhiệm vụ phát hành có thể khẳng định lại, đây là điểm thuận lợi lớn của xí nghiệp vì trong nền KTTT một doanh nghiệp sản xuất không lo đến vấn đề tiêu thụ và hàng tồn kho. Bên cạnh những điểm thuận lợi trên thì trong sản xuất, xí nghiệp in báo Hà Nội mới cũng gặp phải một số khâu nhất định: - Vì là báo hàng ngày nên công nhân chủ yếu là làm đêm, do vậy thời gian lao động căng thẳng, các khâu trước làm song, các khâu sau mới tiếp tục. Ví dụ: Sắp chữ in: nghĩa là phải sắp chữ song mới tiến hành in được. - Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường ngành in. Trong giai đoạn hiện nay các nhà in ra sức mua sắm thiết bị hiện đại, lôi kéo thợ lành nghề để chiếm lĩnh thị trường in. Bởi vì các nhà in đều nhận thấy rằng sản phẩm của ngành in là một nguồn sản phẩm dồi dào và ổn định. Nói tóm lại: Xí nghiệp in báo Hà Nội mới là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ in báo Hà Nội mới hàng ngày, cuối tuần, các thông tư, nghị quyết các văn bản của thị ủy, UBND thành phố. Bên cạnh đó nhằm góp phần tăng thu cho ngân sách thành phố và tận dụng công suất của máy in, xí nghiệp in báo Hà Nội mới còn nhận hợp đồng in thêm các tờ báo và tạp chí của Trung ương và địa phương. Đây có thể nói là hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Nhưng ngay trong tên của xí nghiệp ta cũng thấy đây không phải là một đơn vị hoạt động kinh doanh thuần túy. Do vậy rất khó có thể nói rõ các đặc điểm kinh doanh của xí nghiệp. Nhưng xét ở góc độ nào đó có thể cho rằng đây cũng là một đơn vị có hoạt động kinh doanh. Vì hiện nay để ký được hợp đồng in cho các báo và tạp chí của Trung ương và địa phương không phải là điều dễ làm vì có rất nhiều nhà in muốn có được các hợp đồng in đó vì khi in các báo và tạp chí sẽ có được hợp đồng in khá dài do báo và tạp chí ra hàng ngày hoặc thường kỳ rất ổn định, mặt khác số trang của báo chí ngày một tăng lên do nhu cầu của bạn đọc cũng như sự tự vươn lên của chính các tạp chí đó. Do vậy xí nghiệp in báo Hà Nội mới cũng phải có các chiến lược phù hợp nhằm kéo và duy trì được các hợp đồng in báo bên cạnh việc gia công in báo cho báo Hà Nội mới. Nhưng một điểm dễ nhận ra của xí nghiệp in báo Hà Nội mới là không có sản phẩm tồn kho vì thực chất đây là một xí nghiệp gia công in báo và có thể nói bất kỳ một xí nghiệp nào trong cơ chế thị trường không phải nghĩ đến đầu ra hoặc sản phẩm tồn kho thì đâylà một lợi thế so sánh rất lớn. Phần 3 Tổ chức bộ máy quản lý và phòng kế toán Xí nghiệp in báo Hà Nội mới không phải là một doanh nghiệp nhà nước mà thực chất là một xí nghiệp thuộc Đảng đoàn thể nhưng hoạt động theo luâtj doanh nghiệp nhà nước của sử dụng ngân sách Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng do hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, nên chính vì vậy Bộ máy tổ chức cũng phải tuân theo cơ cấu bộ máy tổ chức mà luật doanh nghiệp nhà nước ban hành. Bộ máy tổ chức của xí nghiệp in báo Hà Nội mới bao gồm: - Một giám đốc: Giám đốc phụ trách chung tất cả các hoạt động của nhà máy. Cụ thể, giám đốc trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, công tác tài vụ, thống kê, ký kết các hợp đồng kinh tế, phụ trách vật tư và công tác kỹ thuật. - Một phó giám đốc: Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc về mặt kỹ thuật trực tiếp đôn đốc anh em bảo quản, sửa chữa và mua sắm các máy móc, thiết bị mới khi xí nghiệp in cần thay các máy móc kỹ bên cạnh đó phải có các báo cáo bằng văn bản cho giám đốc về tình trạng củamáy móc hàng tháng đồng thời lên kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ. - Phòng ban gồm có 3 phòng: + Phòng tổ chức hành chính: Phòng này bao gồm 12 nhân vioên có nhiệm vụ chính sau: Thứ nhất, phụ trách công tác nhân sự như tuyển thêm lao động, quản lý lao động giải quyết chế độ chính sách, theo dõi lao động đi làm hàng ngày và kết hợp với phòng kế toán để thực hiện tỉnh lương. Thứ hai, phụ trách hành chính quản trị như về công tác y tế chăm sóc và khám chữa bệnh thường xuyên cho anh em công nhân (vì báo làm 3ca, trong đó công nhân làm ca đến chiếm 1/3 chính, vì vậy bộ phận này phải thường xuyên theo dõi và khám chữa bệnh theo định kỳ cho anh em). Bên cạnh đó còn phải điều hành tổ chức và phân công tổ lái xe cho hợp lý. Thứ ba, Công tác bảo vệ phụ trách. + Phòng tổng hợp: Phòng tổng hợp gồm có 7 người, có chức năng và nhiệm vụ chính sau: Thứ nhất, đi tìm kiếm đối tác để ghi công và báo ngoài nhiệm vụ chính được giao. Từ đó soạn thảo các hợp đồng kinh tế để giám đốc ký với đối tác. Thứ hai, chuẩn bị kỹ thuật phục vụ sản xuất đồng thời báo cáo với Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật và Giám đốc để biết tình trạng kỹ thuật và có biện pháp xử lý. Thứ ba, chuẩn bị kế hoạch để cung cấp vật tư thiết bị và có nhiệm vụ tìm nguồn vật tư để cung ứng cho xí nghiệp in báo. * Xí nghiệp tổ chức thành hai phân xưởng sản xuất: - Phân xưởng sản xuất chế bản in: gồm 41 nhân viên và được chia ra thành 4 tổ: Tổ 1: Tổ sắp chữ điện tử. Tổ 2: Tổ sửa bài Tổ 3: Tổ mifim Tổ 4: Tổ chụp ảnh, phơi bản. - Phân xưởng máy in: gồm có 64 người và cũng được chia thành 4 tổ. Tổ 1: Tổ máy in tờ rời Tổ 2: Tổ máy in cuộn Tổ 3: Tổ đóng sách Tổ 4: Tổ máy giao (máy xén). Giám đốc P. TCHC P. TVKT P. TH PGĐ SXKT CBSX KTSP Vật tư (C.CVT) Soạn thảo HĐKT TCNS TKQT YTBV P.X in PXC. B (4 tổ) (4 tổ) Tổ chức bộ máy phòng tài vụ - thống kê phòng tài vụ thống kê là một trang 3 phòng ban thuộc sơ đồ quản lý của Bộ máy quản lý nhà máy in: Vì là đơn vị nhỏ, sử dụng ngân sách nhà nước là chủ yếu do vậy Ban giám đốc chủ trương tổ chức bộ máy phòng tài vụ thống kê gọn nhẹ nhưng hiệu quả. Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng tài vụ thống kê Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương Kế toán vật tư Kế toán thanh toán - Từ sơ đồ trên ta có thể thấy: phòng kế toán thống kê gồm có một kế toán trưởng phụ trách chung trong phòng và lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý năm và có nhiệm vụ thông báo về tình hình tài chính chung và nghĩa vụ thực hiện ngân sách vơí giám đốc. - Một phó phòng tài vụ thống kê phụ trách các khoản thanh toán. Thanh toán với khách hàng và đi ngân hàng. - Một kế toán tổng hợp. Từ những số liệu tập hợp được của các khâu kế toán, kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tính giá thành của thành phẩm vào lập báo cáo kế toán cần thiết theo yêu cầu của kế toán trưởng. - Một kế toán vật tư kiêm kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ thu thập các chứng từ từ phòng tổng hợp về mua vật tư, thiết bị và tài sản cố định và thực hiện, theo dõi việc xuất vật tư để sản xuất (kết hợp cùng thủ kho vật tư). Theo dõi tình hình tài sản cố định và thực hiện trích khấu hao Tài sản cố định theo đúng chế độ tài chính hiện hành áp dụng cho đơn vị. - Hai kế toán tiền lương và thống kê phân xưởng: Có nhiệm vụ kết hợp với phòng tổ chức hành chính, theo dõi số lao động đi làm hàng ngày tíh lương, trả lương và các khoản phụ cấp khác cho người lao động. - Một thủ quỹ: Có nhiệm vụ thực hiện việc thu chi theo các phiếu thu, phiếu chi. Trong đơn vị hình thức kế toán được áp dụng đó là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Và trình tự luân chuẩn chứng từ được thực hiện theo sơ đồ sau: Chứng từ gốc Chứng từ ghi số Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái BCTC Một số tài khoản kế toán thường xuyên được sử dụng, đó là: TK 111, 112, 127, 128, 131, 133, 136, 138, 139, 141, 152, 153, 154; TK 211, 214, 221, 228, 241; TK 331, 334, 336, 338, 341; TK 411, 414, 415, 421, 431; TK 511; TK 621, 622, 627; TK 711; TK 821; TK 911; TK 009 (tài khoản ngoài bảng)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docINBAO-TL2.doc
Tài liệu liên quan