Báo cáo Môi trường vi mô Công ty Trans-link Express

MỤC LỤC

I/ Khái quát về doanh nghiệp 1

1. Lịch sử hình thành 1

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh hiện nay 3

3. Các nguồn lực của doanh nghiệp 4

4. Phương hướng phát triển doanh nghiệp 6

II/ Những yếu tố của môi trường vi mô 7

1. Thị trường và khách hàng của Doanh nghiệp 7

2. Đặc điểm của thị trường nói chung, thị trường mục tiêu nói riêng, đặc điểm về địa lý, nhân khẩu (đối tượng mua nào? người mua mục tiêu?) 12

3. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường 13

III/ Những yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến KD và đến hoạt động marketing 19

1. Những yếu tố thuộc về nhân khẩu 19

2. Những yếu tố kinh tế 19

3. Những yếu tố chính trị, pháp luật 21

4. Yếu tố văn hoá 22

5. Phát hiện và phân tích những yếu tố đặc thù khác 23

IV/ Kết quả kinh doanh và hoạt động marketing của doanh nghiệp 24

1. Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây 24

2. Thực trạng hoạt động marketing của doanh nghiệp 25

KẾT LUẬN 33

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Môi trường vi mô Công ty Trans-link Express, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó các Triển lãm không thường xuyên, ví dụ như Canon – delighting you always, Vicontruct,… * Thứ hai: dịch vụ out-bound: Đưa sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài vào các triển lãm quốc tế tại nước ngoài. Tại mảng này, Trans-link Hà Nội nắm giữ ít hơn tỉ lệ hoạt động hậu cần tại các triển lãm đó, tuy nhiên, lại là đơn vị tin cậy cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Các hội chợ, triển lãm thường có Trans-link và các doanh nghiệp Việt Nam tham gia gồm có: Hongkong Houseware, Eco-product,… Các doanh nghiệp thường sử dụng dịch vụ này của Trans-link gồm có rất nhiều doanh nghiệp: Far Eastern, Tocontap SaiGon, Haprosimex, My Thai Lacquer, Hafasco, Barotex, Genexim, Lacquerworld, Red door, Quang & Artex, LV& Oriental,… + Dịch vụ phi Triển lãm (Non-Exhibition and Event Logistic): Được chia làm 3 mảng riêng: Thứ nhất: Dịch vụ hậu cần cho dự án, tái xây dựng, bố trí các phân xưởng, doanh nghiệp công nghiệp (Industrial Relocation, Auctions and Project). Cụ thể hơn đó là các dịch vụ vận chuyển văn phòng, cơ sở vật chất cho doanh nghiệp, dự án. Mảng này chiếm tỉ trọng không lớn. Đối tượng khách hàng đó là các doanh nghiệp, nhà xưởng, khách sạn, quản lý dự án. Trung bình có 3-5 hợp đồng/ tháng. Thứ hai: Dịch vụ vận chuyển hành lý cá nhân, hàng hoá đặc biệt (Household Good and Arts moving) Đó là việc vận chuyển hành lý, đồ đạc cá nhân cho các nhân viên cấp cao tại các đại sứ quán, doanh nghiệp, chuyển nhà, từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam về nước. Đối tượng khách hàng đó là các đại sứ quán Anh, Bỉ, Úc, Nhật, Hàn Quốc,… các khách sạn, công ty nước ngoài và tổ chức phi chính phủ. Thứ ba: Dịch vụ vận chuyển hàng hoá thông thường trong nội địa và quốc tế (General Cargo). Đối tưọng khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất, các sản phẩm thường là bánh kẹo, đồ văn phòng phẩm, hàng mỹ nghệ, dược tá và một số loại thực phẩm cao cấp. Chia theo loại hình dịch vụ: Dịch vụ trọn gói (Door-to-door Service): Cho hoạt động Triển lãm, hội chợ, và cho các khách hàng quen thuộc của đơn vị. Dịch vụ này bao gồm: xác nhận gian hàng tại triển lãm, làm thủ tục xuất/nhập hàng hoá, đóng gói, vận chuyển tới bến cảng (hoặc từ bến cảng về rồi nhận vào kho, bảo quản, mang tới triển lãm) Dịch vụ không trọn gói (sell MFS, sell imports to nominate Trans-link): dành cho các khách hàng lần đầu tiên sử dụng dịch vụ của Trans-link và các hoạt động phi triển lãm Quy trình hoạt động cung cấp dịch vụ Dưới đây là quy trình cho việc xuất hàng hoá ra triển lãm quốc tế tại nước ngoài. Công đoạn nhập hàng hoá từ nước ngoài vào triển lãm quốc tế tại Việt Nam sẽ diễn ra ngược lại, từ việc hàng hoá nhập cảng, rồi sau đó sẽ bốc dỡ, tháo để kiểm tra, chuyển vào kho bãi, và vận chuyển tới gian hàng vào ngày triển lãm. Tuy nhiên, hàng nhập vào sẽ phải xuất đi trở lại nước ngoài, hoặc loại bỏ. Và cuối cùng sau khi kết thúc giao dịch này, đơn vị sẽ có thể nhận được phàn nàn, nhận xét từ khách hàng, và giải quyết. Theo dõi báo cáo từ nhà tổ chức, các đơn vị cung ứng dịch vụ Giới thiệu và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng Đề nghị sử dụng sản phẩm Không Có Mở các file tài liệu Kiểm tra dữ liệu Hoàn thiện Xác nhận lại cho khách hàng Gửi đề nghị tới nhà tổ chức Liên hệ với hãng bảo hiểm Đóng gói, nhận kiểm tra các tài liệu gửỉ hoá đơn cho khách hàng Đặt phuơng tiện vận chuyển (tàu hoặc máy bay) chuẩn bị tài liệu cho đại lý, trung gian Vận chuyển hàng đi Liên hệ lại với khách hàng Chưa hoàn thiện Xác nhận hàng cập bến kiểm tra các tài liệu gửỉ hoá đơn cho khách hàng Đặt phuơng tiện vận chuyển (tàu hoặc máy bay) chuẩn bị tài liệu cho đại lý, trung gian Vận chuyển hàng đi Sơ đồ 2. Quá trình cung ứng dịch vụ vận chuyển. 2. Đặc điểm của thị trường nói chung, thị trường mục tiêu nói riêng, đặc điểm về địa lý, nhân khẩu (đối tượng mua nào? người mua mục tiêu?) - Đặc điểm của thị trường mục tiêu + Đối tượng sử dụng sản phẩm dịch vụ chủ yếu ở đây là các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu đưa sản phẩm ra nước ngoài triển lãm, và các doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu đưa sản phẩm vào triển lãm tại Việt Nam. Từ đó có cơ sở cho các doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hoá, đây là một xu thế mới và tất yếu trong quá trình hội nhập thương mại hiện nay. Do đó, quy mô thị trường này sẽ còn lớn mạnh hơn trong thời gian tới. Ngoài ra, đối với các đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ phi triển lãm, tỉ trọng đem lại phần lớn doanh thu là các cá nhân, doanh nghiệp có nguồn lực tài chính cao. Đặc điểm về địa lý: Trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Riêng với hoạt động Triển lãm, hội chợ in-bound: trong khu vực miền Bắc Việt Nam. Các hoạt động Triển lãm, hội chợ out-bound chủ yếu là các Triển lãm, hội chợ tại khu vực Châu Á. - Đặc điểm của thị trường nói chung:: Là một thị trường còn khá mới mẻ với loại hình dịch vụ này, nhưng lại đang trên đà phát triển. Nhu cầu sẽ còn phát triển, tuy nhiên sức mua hiện nay và khả năng chi trả cho sử dụng dịch vụ này chưa cao. Do đó giá cạnh tranh và chất lượng phục vụ cao, chuyên nghiệp sẽ là một công cụ đắc lực cho doanh nghiệp. Chi phí sử dụng nhân công cũng như cơ sở vật chất tại Việt Nam tương đối thấp (Trung bình 55USD/người/tháng). Trong khi mức tăng trưởng kinh tế của nước ta sẽ còn cao trong thời gian tới (dự báo trên 8%), là những điều kiện hết sức thuận lợi cho đơn vị. (Nguồn 3. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường 3.1. Các đối thủ cạnh tranh nội địa Là các doanh nghiệp quốc doanh và các công ty cổ phần khác đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực Logistic: Vinatrans, Vietrans Công ty Vinatrans  Tel:  (84-4) 7322784  -  (84-4) 7322864 Fax: (84-4) 7322107 PIC: Mr. Phan Viet Huy –  Manager Mobile : (84-91) 3087548 Email   : huypv@vinatranshn.com.vn Hiện đã được chia tách thành các công ty Vinalink có vốn 36 tỷ, Vinafreight có vốn 27 tỷ, Vinatrans Hà Nội vốn 22 tỷ, Vinatrans Đà Nẵng vốn 4,5 tỷ. Hiện nay mạng lưới VinaGroup đã rộng khắp toàn quốc. Vinatrans Hanoi sau khi trở thành thành viên chính thức của IATA năm 1998 đã nhanh chóng mở rộng, phát triển dịch vụ của mình trong nước và quốc tế. Có hệ thống kho bãi tại Hà Nội và văn phòng làm việc tại sân bay Nội Bài. Vận chuyển phối hợp đường biển và hàng không, trung chuyển qua Singapore và Dubai. Là tổng đại lý hàng hoá (GSA) của British Airway, Malaysia Airline, China Southern Airline.       Các dịch vụ cung cấp: - Giao nhận từ kho chủ hàng hoặc sân bay đến sân bay hoặc kho người nhận với đa dạng các mặt hàng: dày dép, may mặc thời trang, hàng máy móc thiết bị, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng rau quả. - Vận chuyển kết hợp đường biển và đường hàng không - Dịch vụ phát chuyển nhanh (chứng từ, hàng mẫu, hàng thương phẩm) - Gom hàng lẻ xuất khẩu và chia lẻ hàng nhập khẩu - Dịch vụ khai quan và giao nhận nội địa - Dịch vụ đại lý hải quan - Đại lý bán cước và hợp đồng vận chuyển với nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới cam kết tại Việt Nam : SQ, TG, VN, BA... Cty giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans) Địa chỉ:13 Đường Lý Nam Đế, Thành phố Hà Nội Điện thoại: (84 - 4) 8 456 444 Fax: (84 - 4) 8 455 829 E-mail: vietrans@hn.vnn.vn Được thành lập năm 1970 tại Hải Phòng. Hiện nay Vietrans có trụ sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nghệ An, Nha Trang, Vladivostock, Oddessa – Ukcraine (văn phòng đại diện). Là thành viên sáng lập hiệp hội VIFFAS - hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam. Các dịch vụ cung cấp: ·         Vận tải đường hàng không, đường biển, đường bộ đường sắt và vận tải đa phương thức. ·         Giao nhận hàng công trình. ·         Giao nhận hàng triển lãm. ·         Giao nhận hành lý cá nhân. ·         Hàng thu gom, hàng chia lẻ. ·         Đại lý tàu biển & môi giới thuê tàu. ·         Kinh doanh kho, kho ngoại quan. ·         Dịch vụ thủ tục hải quan. ·         Chuyển tải. ·         Xuất nhập khẩu. ·         Dịch vụ chuyển phát nhanh. ·         Dịch vụ xây dựng. ·         Khai thác cầu cảng. ·         Dịch vụ giao hàng từ cửa tới cửa. Các đối thủ cạnh tranh quốc tế Hiện nay tại Việt Nam, đối thủ cạnh tranh của Trans-link là chi nhánh của tập đoàn Crown Movers. Tầng 3, số 75 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel. +844 9436800 Fax. +844 9436803 Email. hanoi@crowrelo.com Website: www.crowrelo.com Crown Movers là một tập đoàn gia đình đã có hơn 40 năm kinh nghiệm, được sáng lập tại Nhật Bản, hiện nay đã có hơn 200 văn phòng trên khắp thế giới. Tập đoàn có phương châm “cung cấp và làm thoả mãn mọi mong muốn của khách hàng với dịch vụ hiệu quả, nhanh chóng và thân thiện.” Các dịch vụ mà Crown cung cấp chủ yếu đó là: Vận chuyển, vận tải đường biển Các dịch vụ cung cấp năng lượng Đại lý phân phối cho các hãng dịch vụ hậu cần Thiết bị, đồ đạc, nội thất Những lĩnh vực mà Crown tham gia đó là : Dầu khí và Gas, than và khai thác mỏ, hoá dầu, y tế, chăm sóc sức khoẻ, bán lẻ, nhà xưởng, xây dựng,… Hiện nay, tại Việt Nam, Crown được biết đến như một thương hiệu về vận chuyển, vận tải hàng hoá quốc tế và chuyển văn phòng, hành lý cá nhân. Crown đang dần chiếm thị phần nhiều hơn về lĩnh vực hậu cần cho hàng hoá thông thường tại Việt Nam. 3.3 Các đối thủ cạnh tranh mới + Công nghệ JIT JIT (Just In Time) là một sáng kiến có tính chiến lược được các công ty áp dụng để quản trị quá trình sản xuất, tăng hiệu quả và giảm lãng phí. Trong quản trị JIT hàng hoá nguyên vật liệu hay các yếu tố đầu vào khác chỉ được vận chuyển đến công ty khi nào công ty cần để sản xuất, do đó có thể cắt giảm chi phí lưu kho. Để có thể áp dụng phương pháp này, các nhà sản xuất phải dự đoán một cách chính xác nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Để dễ hình dung chúng ta có thể xem ví dụ về một công ty sản xuất ô-tô. Công ty này tốn rất ít chi phí lưu kho vì họ sử dụng chuỗi cung cấp đối với các bộ phận của xe. Các bộ phận cần thiết để lắp ráp xe không đến sớm hơn hay muộn hơn mà chỉ đến vào đúng lúc người ta cần để lắp ráp. Sáng kiến về quản trị chuỗi cung cấp là một bước tiến mới trong nghệ thuật quản trị. Nó khác xa với chiến lược "tùy biến theo từng trường hợp" trước đây, khi mà các nhà sản xuất tích trữ một lượng hàng lớn để đề phòng nhu cầu tăng cao. Vì vậy, vấn đề kho bãi và vận chuyển hàng hoá không còn là điều mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải quan tâm khi họ sử dụng công nghệ tại chỗ JIT. Do đó, dịch vụ vận chuyển, kho bãi sẽ bị mất đi một mảng lớn trong hoạt động kinh doanh. + Mô hình Triển lãm ảo trên internet Hiện nay, để tiết kiệm chi phí đi lại, do khoảng cách địa lý, và những vấn đề phát sinh khi tổ chức triển lãm, hội chợ quốc tế, trên thế giới đã tổ chức nhiều cuộc Triển lãm ảo trên internet. Tại đây, các khách hàng, doanh nghiệp được mời đến, giới thiệu sản phẩm qua hình ảnh không gian ba chiều, âm thanh,… và có thể hoàn toàn đặt hàng, giao dịch thông qua hệ thống quản lý của website. Thực tế gần đây, hội chợ Triển lãm ảo các sản phẩm thủ công mỹ nghệ APEC đã được tổ chức từ 8/2006 đến 7/2007. Nhà tổ chức là Đài Loan, Cơ quan quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chinese Taipei. Tel. 886.2.2368 6858; 886.2.2367.3914, email. wrl@moeasmea.gov.tw Tại Việt Nam, giải pháp “Trung tâm hội chợ và thương mại điện tử Việt Nam” đã được công ty Phát triển xã hội điện tử Việt Nam xây dựng và điều hành. Tại địa chỉ website: , đây là một Trung tâm hội chợ và Triển lãm ảo đầu tiên tại Việt Nam với nhiều điểm khác biệt so với sàn giao dịch điện tử khác hiện nay. Ví dụ như Gian hàng (tên miền) của doanh nghiệp được lưu giữ lâu hơn là các hội chợ thực tế tổ chức trong thời gian ngắn, miễn phí vào xem, cơ hội quảng bá rất lớn Địa chỉ công ty tại 190 Lạc Trung, Hà Nội Email. info@evietnamlife.com Trong khi đó, Trans-link Hà Nội có sản phẩm chủ lực là dịch vụ hậu cần dành cho Hội chợ, Triển lãm. Nếu như hoạt động này dần bị thay thế và loại bỏ, sẽ là một mối lo lớn dành cho doanh nghiệp trong tương lai. 2, Đánh giá thuận lợi và khó khăn của các phương diện trên Phân tích SWOT của đơn vị hiện nay Strengths (điểm mạnh) Strength: k0 có nhiều đối thủ cạnh tranh mới, đã có đại diện tại HCMC và hiểu biết về giá cả, tình hình địa phương; chi phí đặt văn phòng thấp, breakeven point will be shorten, trợ lý tại Thailand sẵn sàng giúp đỡ về hđ; có nguồn kinh phí lớn với cty mẹ, PWC, Geo Logistic Đã nắm giữ được phần lớn thị phần tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ hậu cầu cho Triển lãm và Hội chợ quốc tế. Weakness (điểm yếu) Phải dựa vào các đại lý mà đơn vị thuê, đội ngũ và nhà kho của họ. Điều này sẽ khiến đơn vị trở nên thiếu chuyên nghiệp trong mắt các hãng, các doanh nghiệp lớn khi họ muốn làm việc với những nơi có sắn nhân công, nhà kho riêng. Ngoài ra, sử dụng đại lý sẽ phải cân nhắc một số vấn đề như niềm tin, chất lượng. Opportunity (Cơ hội) Thị trường chưa được khai thác hết và còn nhiều tiềm năng (phục vụ tận nơi, vận chuyển nhanh,…) Thị phần chưa được phân chia rõ ràng Ngành PR & Event (quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện) đang được chú trọng ở Việt Nam. Threats (Nguy cơ) Cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh nội địa và đối thủ cạnh tranh quốc tế trong hiện tại. Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong tương lai. III/ Những yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến KD và đến hoạt động marketing 1. Những yếu tố thuộc về nhân khẩu Khách hàng của doanh nghiệp là các Hội chợ, triển lãm, và các doanh nghiệp là chủ yếu. Ngoài các triển lãm, hội chợ thương mại, các sự kiện phi thương mại hoặc vận chuyển hàng hoá thông thường cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xu thế mới về công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho các triển lãm thành công cũng như ứng dụng vào thực tiễn. Bộ phận cư dân trẻ của Việt Nam đang trong quá trình chuyển biến, hội nhập, sẵn sàng đón nhận cái mới và tìm kiếm để ứng dụng cho việc sản xuất kinh doanh cũng như cuộc sống của họ. Khách hàng công nghiệp: Khách hàng của các dịch vụ hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp, hiện nay, nước ta có 245.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999, trong đó 96% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng 2,6 triệu lao động. Số lượng doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng do cơ chế mở cửa tự do kinh doanh của nước ta hiện nay. Vì vậy, cầu về sản phẩm dịch vụ này sẽ tăng hơn, sẽ có nhiều cơ hội lớn cho đơn vị tiếp cận các khách hàng mới và cung cấp dịch vụ cho họ. 2. Những yếu tố kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây ngày càng được tăng cao. Theo báo cáo kết quả kinh tế xã hội năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua (8,5%). Dự trữ ngoại tệ tăng, tổng dư nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn ở mức an toàn (bằng 30,3% GDP, trong khi giới hạn cho phép là 50%). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đạt 40,6% (kế hoạch là 40%) Mức thu nhập bình quân đầu người năm nay là 715USD, tăng 80USD so với năm trước theo bản báo cáo mới công bố của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF Đặc biệt, lần đầu tiên trong nhiều năm, tốc độ tăng trưởng khu dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của GDP, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng khá cao (20,5%). à Như vậy, cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ đang được người tiêu dùng và các khách hàng công nghiệp chú ý tới. Sự tăng trưởng nhanh này hứa hẹn một vị thế mới cho lĩnh vực dịch vụ trong tương lai. Gia nhập WTO cũng có nghĩa áp lực cạnh tranh toàn cầu nhiều hơn, tạo ra thử thách cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong những ngành vẫn đang đuợc hưởng lợi từ thuế quan bảo hộ hay sự trợ cấp của chính phủ. Một số rủi ro khác có thể bắt nguồn từ những chính sách kinh tế vĩ mô nới lỏng hay do trì hoãn thực hiện những cải cách cần làm. Những rủi ro chính từ môi trường bên ngoài bao gồm sự tăng trưởng chậm lại đáng kể của nền kinh tế Mỹ; việc tăng giá dầu trên thế giới... có thể sẽ cản trở các nhà đầu tư dám phiêu lưu với rủi ro. Lạm phát, sự ổn định giá cả: Hiện nay, Việt Nam đang gặp phải một khó khăn mới khá nan giải đó là việc lạm phát cao và giá cả không ổn định. Năm 2007, giá tiêu dùng tăng 12,63% cao nhất trong 11 năm qua. Giá cả các mặt hàng tiêu dùng là tăng mạnh nhất (điện, than, dầu,…) trong khi một số loại hình kinh doanh khác, nhất là dịch vụ, thì tăng không đồng đều, thậm chí không tăng thêm. Điều này ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh, khi mà giá cả các yếu tố đầu vào càng ngày tăng mà dịch vụ thì không thể tăng giá như vậy do cạnh tranh. Do dó, việc ổn định giá cả là vô cùng cần thiết để tạo môi trường kinh doanh công bằng và đảm bảo. (Nguồn: ) 3. Những yếu tố chính trị, pháp luật a, những quy định của pháp luật và các chính sách kinh tế có liên quan: Những quy định và chính sách quan trọng của pháp luật có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Quyết định số 0385/1998/QĐ/BTM ngày 28/3/1998 của Bộ Thương mại về việc ban hành quy chế giải quyết công việc của Bộ Thương mại với các tổ chức cá nhân trong việc cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài. 15/1/2003 - Thông tư Số 08/2003/TT-BTC ngày 15 tháng 01 năm 2003 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam Quyết định của tổng cục Hải quan số 1592-TCHQ/PC ngày 25-10-1986 (về việc ban hành quy chế hải quan đối với hàng của nước ngoài đưa vào nước CHXH CN Việt Nam Nghị định số 3- CP ngày 27-2-1960 của Hội động Chính phủ ban hành Điều lệ Hải quan Nghị định số 139 – HĐBT ngày 20-10-1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Tổng cục Hải quan Thông tư số 55/2002/ TT-BTC ngày 26 tháng 06 năm 2002 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam áp dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam 28/4/1998 - công văn Số 382/BNV ngày 28 tháng 4 năm 1998 của bộ nội vụ V/v phân cấp khắc và quản lý con dấu của các doanh nghiệp, VPĐD nước ngoài tại Việt Nam 14/12/2001 - Quyết định số 127/2001/QĐ-UB ngày 14 tháng 12 năm 2001 của Uỷ ban nhân dân Thành phố về Ban hành Quy chế quản lý Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Nước ngoài và của doanh nghiệp Du lịch Nước ngoài tại Hà Nội b, Yếu tố chính trị có 2 lý do khiến yếu tố chính trị cũng có ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp: thứ nhất: đây là đơn vị có 100% vốn đầu tư của nước ngoài, trực thuộc công ty mẹ tại nước ngoài điều hành và quản lý. (Cụ thể là Trans-link Group tại Singapore) Thứ hai: hoạt động kinh doanh của công ty có yếu tố nước ngoài. Cụ thể là hoạt động triển lãm mang tính chất quốc tế, vận chuyển hàng hoá ra vào Việt Nam,… Ngoài ra, hoạt động của đơn vị còn liên kết với các văn phòng đại diện khác của Agility trên toàn thế giới. Do đó, bất kỳ một động thái chính trị mới nào xảy ra trên thế giới đều tác động ít nhiều tới hoạt động của đơn vị. Quan trọng nhất đó là vấn đề ngoại giao của Việt Nam và chính sách của nước ta về việc ưu đãi cho một quốc gia nào đó. 4. Yếu tố văn hoá Các sản phẩm mang vào triển lãm của Việt Nam cũng như từ Việt Nam ra nước ngoài được kiểm soát chặt chẽ về phương diện đạo đức, văn hoá. Văn hoá đối với từng doanh nghiệp nước ngoài, hay đại sứ quán, cá nhân đều có nét khác nhau. Do đó cần phải chú trọng cách ứng xử, những vấn đề đơn giản như sự đúng giờ, cách nói chuyện ,tiếp đón,… 5. Phát hiện và phân tích những yếu tố đặc thù khác Hình ảnh thương hiệu Đơn vị đã đi vào sâu trong tâm trí khách hàng như một bằng chứng về chất lượng tầm cỡ quốc tế nhưng giá cả phải chăng. Những tín hiệu về thương hiệu của Trans-link gồm có logo Trans-link: màu xanh đặc trưngcủa logo, kiểu chữ vuông slogan: Doing Logistic is our bussiness Hiện nay, khi hoàn tất việc thay đổi trong cơ cấu tổ chức, đơn vị sẽ đổi tên thành Agility và sẽ mang các tín hiệu nhận biết của thương hiệu Agility toàn cầu logo Agility: hình ảnh con rồng biểu hiện cho sức mạnh, độc lập, truyền thống và sự lãnh đạo, đi đầu. Và màu vàng đặc trưng, được in làm màu sắc chủ đạo cho các tờ quảng cáo, sách ảnh, tạp chí chuyên ngành, tạp chí nội bộ, đồng phục nhân viên,… logo Agility Fairs & Events (Hội chợ, triển lãm và tổ chức sự kiện) Slogan: A New Logistics Leader (tạm dịch: người dẫn đầu mới trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần) IV/ Kết quả kinh doanh và hoạt động marketing của doanh nghiệp Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây - Doanh thu theo từng năm Năm 2005 (tỷ đồng) 2006 (tỷ đồng) 2007 (tỷ đồng) 2006/2005 (%) 2007/2006 (%) Doanh thu 7,76 8,54 12,1 10,05 41,68 Lợi nhuận 1,03 1,23 1,81 19,41 47,15 Bảng 1. Doanh thu và lợi nhuận 3 năm gần đây. Qua bảng trên có thể thấy rằng doanh thu tăng nhanh qua các năm. Các năm đầu, do mục tiêu là “xâm nhập thị trường” nên đơn vị chưa chú ý tới doanh thu và lợi nhuận. Các thu nhập của đơn vị chủ yếu là do nhận đơn đặt hàng của mạng lưới Trans-link toàn cầu, chưa tự tìm được khách hàng tại thị trường Việt Nam. 2 năm gần đây doanh thu và lợi nhuận có tăng, đặc biệt năm 2007 tỉ lệ tăng rất lớn, 41,68% doanh thu và 47,15% lợi nhuận. - Doanh thu theo thị trường: Năm 2005 (tỷ đồng) 2006 (tỷ đồng) 2007 (tỷ đồng) 2006/2005 (%) 2007/2006 (%) Trong nước 1.54 1.61 3 45,45 86,33 Quốc tế 6.22 6.93 9.1 11,41 31,31 Bảng 2. Doanh thu theo thị trường các năm gần đây. Thị trường Việt Nam là thị trường lớn nhất và mang lại doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp so với từng thị trường các quốc gia đơn lẻ khác như Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc,… Tuy nhiên các quốc gia ngoài Việt Nam được bổ sung theo hàng năm, và tổng doanh thu mang lại thì lớn hơn của thị trường trong nước rất nhiều. Doanh thu theo sản phẩm: Năm 2005 (tỷ đồng) 2006 (tỷ đồng) 2007 (tỷ đồng) 2006/2005 (%) 2007/2006 (%) Triển lãm 2.15 2.32 2.46 7,90698 6,03448 Phi triển lãm 5.61 6.22 9.64 10,87344 54,98392 Bảng 3. Doanh thu theo sản phẩm các năm gần đây. Sản phẩm cung cấp dịch vụ hậu cần cho Triển lãm, hội chợ chiếm trung bình 80% doanh thu của doanh nghiệp, và tỉ lệ này vẫn được giữ vững qua các năm. Đặc biệt năm 2007 do có chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ khác mà đơn vị có khả năng (vận chuyển hành lý cá nhân, hàng hoá thông thường, chuyển văn phòng,…) nên doanh thu mà lĩnh vực này đem lại tăng rất cao, 54,98%. (Nguồn: Tài liệu của doanh nghiệp.) 2. Thực trạng hoạt động marketing của doanh nghiệp 2.1 Về bộ máy hoạt động marketing - Gồm trưởng bộ phận bán hàng và marketing - 3 nhân viên marketing Trong thời gian có nhiều Triển lãm, hội chợ hay các công việc nhiều, bộ phận có thể tự thuê thêm các nhân viên làm bán thời gian, hoặc làm ngoài giờ. 2.2 Về xây dựng chiến lược và hoạt động marketing * Đi theo phương phướng, quan niệm về marketing của công ty mẹ Agility Các phương châm, quan niệm chung đó là: +) Lấy Con người làm yếu tố trung tâm: nguồn nhân lực là điều quan trọng nhất trong kinh doanh dịch vụ, tạo điều kiện tối đa cho việc phát triển và tạo cơ hội cho nhân viên, đánh giá giá trị của các cá nhân tạo ra cho công ty,… +) Làm khách hàng say mê: tập trung vào những gì mà khách hàng quan tâm, tạo giá trị cho các mối quan hệ với khách hàng, hứa ít hơn và cung cấp nhiều hơn để tạo ra sự thoả mãn vượt quá mong đợi, đặt giá cả một cách xứng đáng, tìm hiểu những mong muốn tương lai của khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng tốt, chủ động và hoạt động chuyên nghiệp +) Biến điều không thể thành điều có thể: Mở ra các cơ hội cho tất cả mọi lĩnh vực tại tất cả các khu vực; tập trung vào kế hoạch dài hạn, sẵn sàng đối diện với các thách thức, tạo ra môi trường khuyến khích cho sự sáng tạo và mạo hiểm,… +) Sự cộng tác và làm việc theo nhóm: nuôi dưỡng hoạt động nhóm và mối quan hệ mở rộng; linh hoạt, nhanh nhạy và có trách nhiệm, biết chấp nhận mạo hiểm và học từ sai lầm, định hướng cho chất lượng và kết quả cuối cùng;… +) Tính hoàn hảo và các giá trị: cần phải trung thực và thẳng thắn, kiên định, tránh những hoạt động có ảnh hưởng xấu tới các văn phòng đại diện tại các khu vực khác, trung thành với đường lối của công ty, tránh những mâu thuẫn giữa các lãnh đạo trong nước và ngoài nước,… Những nguyên tắc chung về marketing và bán hàng được công ty mẹ đặt ra và phổ biến cho các văn phòng đại diện khi họ thành lập. Đây là những bài học cơ bản nhất rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của công ty mẹ, mang tính định hướng và đào tạo cho các văn phòng đại diện. Được lưu trong tài liệu Guideline (hướng dẫn), phần dành cho Marketing được đặt lên đầu tiên và gồm có 28 điều, tiếp theo là phần dành cho Bán hàng, gồm 13 điều, sau đó mới đến các phần: Quản lý dự án, tổ chức, các vấn đề về giấy tờ thủ tục hành chính, hoá đơn và giá cả, phiếu điều tra, chỉ dẫn chung và cuối cùng là xử lý các phàn nàn của khách hàng (gồm 20 điều cần chú ý, tầm quan trọng của phàn nàn, và 2 mẫu thư phàn nàn và mẫu xử lý) Minh hoạ về các điều hướng dẫn, chú ý trong phần marketing: 1) (Đối với Triển lãm) Biết được người, đơn vị tổ chức, loại hình Triển lãm, hội chợ và ai là đối tượng chịu trách nhiệm hậu cần chính cho họ. 2) Nghe và nhìn, tìm kiếm các thông tin về việc những nhà tổ chức mới xuất hiện, cả trong nước lẫn nước ngoài. 3) Gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12659.doc
Tài liệu liên quan