Báo cáo Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam

MỤC LỤC

Chương 1: MỞ ĐẦU . 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1

1.2 MỘT SỐGIỚI HẠN CỦA ĐỀTÀI. 2

1.3 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CẦN ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀTÀI. 2

Chương 2: NGHIÊN CỨU MỘT SỐVĂN BẢN NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TIỄN

NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN ỨNG DỤNG CNTT. 5

2.1 MỘT SỐVĂN BẢN NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG

CNTT. 5

2.1.1 Hệthống văn bản luật hiện có liên quan đến CNTT . 5

Các văn bản chính có liên quan đến thúc đẩy ứng dụng CNTT. 6 2.1.2

2.1.3 Giới thiệu Luật công nghệthông tin (CNTT), Nghị định 64 liên quan đến

ứng dụng CNTT. 13

2.2 TIN HỌC HÓA VÀ XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬCỦA MỘT SỐNƯỚC

TRÊN THẾGIỚI .16

2.2.1. Tin học hóa và xây dựng CPĐT ởHàn Quốc . 17

2.2.2. Tin học hóa và xây dựng CPĐT của Nhật Bản . 27

2.2.3. Tin học hóa và xây dựng CPĐT của Ai Cập. 32

2.2.4. Tin học hóa và xây dựng CPĐT của Xin-ga-po. 40

Chương 3: HIỆN TRẠNG CNTT ỞVIỆT NAM . 49

3.1 HIỆN TRẠNG CNTT ỞVIỆT NAM THÔNG QUA TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC

HIỆN CHỈTHỊ58 . 49

3.1.1 Những kết quả đạt được giai đoạn 2001-2005. 49

3.1.2 Tồn tại và nguyên nhân về ứng dụng CNTT . 53

3.1.3 Đánh giá tổng quát và bài học kinh nghiệm . 57

3.1.4 Phương hướng, nhiệm vụgiai đoạn 5 năm 2006-2010. 58

3.2 HIỆN TRẠNG CNTT THUỘC CÁC CƠQUAN NHÀ NƯỚC . 61

3.2.1 Các tỉnh thành . 61

3.2.2 Các bộngành, cơquan nhà nước. 77

3.3 HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC HIỆP HỘI . 102

3.4 Ý KIẾN TỔNG HỢP CỦA CÁC CHUYÊN GIA CNTT. 109

i

3.5 Ý KIẾN MỘT BÀI BÁO VỀPHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG PHẦN MỀM .116

Chương 4: MỘT SỐGIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNTT NƯỚC TA

TRONG GIAI ĐOẠN TỚI . 117

4.1 KHÁI QUÁT HOÁ VỀGIẢI PHÁP. 117

4.2 ĐÚC RÚT MỘT SỐVẤN ĐỀ, BÀI HỌC VÀ KINH NGHIỆM VỀ ỨNG DỤNG

CNTT TỪNƯỚC NGOÀI . 118

4.3 ĐÚC RÚT MỘT SỐVẤN ĐỀCẦN ĐƯỢC ĐƯA VÀO VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CNTT. 128

4.4 ĐÚC RÚT MỘT SỐBÀI HỌC, KINH NGHIỆM TỪHIỆN TRẠNG CNTT Ở

NƯỚC TA . 131

4.4.1 Từcác tỉnh, thành . 131

4.4.2 Từcác bộngành, hiệp hội đoàn thể. 139

4.4.3 Từcác hiệp hội, chuyên gia và doanh nghiệp. 142

4.5 ĐỀXUẤT MỘT SỐGIẢI PHÁP CHÍNH. 148

4.5.1 Nhóm giải pháp vềquản lý nhà nước nói chung (NGP 1). 148

4.5.2 Nhóm giải pháp vềchuyên môn ứng dụng và phát triển CNTT (NGP 2) . 158

4.5.3 Nhóm giải pháp về đầu tư, tài chính (NGP 3) . 165

4.5.4. Nhóm giải pháp vềphát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT (NGP 4). 167

4.5.5. Nhóm giải pháp vềtuyên truyền nhận thức (NGP5) . 171

4.5.6 Các giải pháp khác (NGP6) . 173

Chương 5: KẾT LUẬN . 175

Phụlục 1: DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀCNTT

ĐƯỢC BAN HÀNH TỪNĂM 2001 ĐẾN NAY .179

Phụlục 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆTHÔNG TIN CỦA MỘT SỐ

TỈNH THÀNH.185

Phụlục 3: BÀI BÁO “TRIỂN KHAI PHẦN MỀM ỨNG DỤNG VÀ DỊCH VỤ

NHƯTHẾNÀO CHO HIỆU QUẢ?” .219

Tài liệu tham khảo . 222

pdf225 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghị a) Để theo kịp các nước trong lĩnh vực Công nghệ cao và Internet và để thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cần phải đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông băng thông rộng thế hệ mới thật mạnh: • Đầu tư tăng khả năng kết nối bên trong nước qua ADSL & WiFi; • Đầu tư để tăng khả năng kết nối giữa nước ta và các nước trên thế giới; b) Chiến lược CNTT&TT cần phát triển đồng bộ cả phần cứng, phần mềm và dịch vụ. Tuy nhiên cần có trọng tâm và bước đi thích hợp, đi thẳng vào các ngành, sản phẩm có thị trường lớn, có tốc độ tăng trưởng nhanh, đón đầu sự phát triển toàn cầu, đó là : • Tập trung phát triển ngành Thiết kế vi mạch từ đào tạo chuyên viên, ươm tạo công ty, đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, gia công, thu hút đầu tư nước ngoài… • Đầu tư xây dựng các Trung tâm Dữ liệu mạnh cho doanh nghiệp và mọi người sử dụng Internet; • Khuyến khích phát triển công nghiệp internet nhất là dịch vụ Media, chủ động xây đựng nội dung lành mạnh, tích cực. • Khuyến khích Sản xuất Phần mềm cho Điện thoại di động. • Sản xuất, lắp ráp máy tính PC giá rẻ để nhanh chóng phổ cập tin học và thực hiện Chính phủ điện tử. Sản xuất mobile phone và một số lọai thiết bị cầm tay. c) Đầu tư vào nghiên cứu phát triển (R&D) CNTT&TT, đồng thời kêu gọi đầu tư nước ngoài về R&D bằng những chính sách ưu đãi đặc biệt theo yêu cầu của ta. d) Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định nhất. Trong một thời gian vài ba năm tập trung đào tạo nhân lực cho chiến lược phát triển CNTT&TT một cách cụ thể, thiết thực, đúng nhu cầu thị trường, đáp ứng cả số lượng và chất lượng, trình độ. 113 e) Chính phủ cần có hệ thống tổ chức thực hiện đủ mạnh, có ngân sách đặc biệt riêng cho chiến lược này đồng thời cần mời chuyên gia tầm cỡ quốc tế để tư vấn (ví dụ mời Bill Gates). Ông Nguyễn Trường Sơn, Cục Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Quốc phòng (Tóm tắt công việc: là một cán bộ đã nhiều năm làm CNTT và hiện nay đang quản lý hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển CNTT/BQP). Các ý kiến về định hướng ứng dụng và phát triển CNTT trong giai đoạn tới: 1) Phát triển công nghiệp CNTT a) Công nghiệp phần mềm: - Quan tâm, khuyến khích phát triển các công cụ trên cơ sở mã nguồn mở; thiết kế xây dựng phát triển phần mềm theo các quy trình các chuẩn thông dụng quốc tế để có thể tham gia “làm gia công” và xuất khẩu phần mềm. - Phát triển các công cụ phần mềm lập trình trên nền ASIC, FPGA… theo các chuẩn phần cứng, xây dựng và ban hành các chuẩn CNTT của các ngành. b) Công nghiệp phần cứng: - Xây dựng các nhà máy sản xuất các chíp. Đây là nền tảng để phát triển công nghiệp cơ điện tử, - Ưu tiên phát triển hệ thống các công cụ kiểm thử, đánh giá chất lượng, đo lường, định mức đối với các thiết bị phần cứng, phần mềm, - Phát triển các thiết bị phần cứng chuyên ngành (không thể dựa vào việc mua bán các sản phẩm thương phẩm trên thị trường: thiết bị mật mã, máy tính quân sự…). - Các công cụ và hệ thống tự động hóa thiết kế chế tạo các trang thiết bị điện tử tin học (phần cứng). 2) Đào tạo nguồn nhân lực - Hiện tại Việt Nam mới chỉ có đội ngũ khai thác sử dụng là chính, - Cần ưu tiên đào tạo một đội ngũ công nghệ thiết kế chế tạo phần cứng; đào tạo đội ngũ có tri thức liên ngành dạng như cơ điện tử. - Coi trọng vấn đề bảo đảm toán học, thiết kế hệ thống, đây là cơ sở để đi sâu, đi xa hơn trong ứng dụng và phát triển CNTT. 3) Nâng cấp kết cấu hạ tầng và Internet - Quan tâm phát triển vấn đề truyền dữ liệu tốc độ cao có bảo mật, công nghệ không dây, công nghệ cổng điện tử, mạng riêng ảo, đào tạo từ xa (E-learning, Telemedical, CIO…). Ông Mai Anh, Ủy viên Ủy ban KH-CN-MT Quốc hội, Giám đốc Trung tâm Tin học Bộ Khoa học Công nghệ (thời điểm năm 2006) 1) Đánh giá chung về giai đoạn 2000 – 2005: - Triển khai các nội dung của Chỉ thị 58 có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tuy đầu tư về CNTT có tăng, thị trường CNTT cũng có tăng trưởng nhưng CNTT Việt 114 Nam 5 năm qua chưa có bước tiến đột phá cả về phát triển Công nghiệp, phát triển nguồn nhân lực lẫn đẩy mạnh ứng dụng và ứng dụng có hiệu quả để CNTT trở thành động lực hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội (thế giới đánh giá VN đang bị tụt bậc trong nhiều lĩnh vực liên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT) - Chúng ta cần nghiêm túc đánh giá trên. Cần tổ chức nhiều hội thảo, có sự góp tiếng nói của nhiều ngành, nhiều giới để có thể phân tích đánh giá kỹ về nguyên nhân thành công và nguyên nhân dẫn đến các tồn tại hiện nay. 2) Kiến nghị một số việc trọng tâm cần triển khai ngay để CNTT Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 có thể khởi sắc (khắc phục những điểm yếu thời gian qua) a) Cần thay đổi cơ bản phương thức tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT - Nguyên nhân: Mô hình BCĐ hiện nay đã dẫn tới nhiều bất cập không chỉ trong lĩnh vực CNTT mà trong nhiều lĩnh vực KTXH khác. + Các Chương trình, Dự án quốc gia cần phải có phối hợp liên ngành do đó cần thành lập BCĐ. Nhưng BCĐ lại gồm các đồng chí có chức vụ cao trong bộ máy chính phủ nên các đồng chí này rất thiếu thời gian để hoạt động cho BCĐ, thậm chí nhiều đồng chí lại không có toàn quyền thay mặt cho bộ ngành mình để quyết các vấn đề cần giải quyết. Do vậy hiệu quả hoạt động của BCĐ thường không rõ nét. + Văn phòng BCĐ: có hai tùy chọn hoạt động: • Văn phòng hoạt động theo đúng chức năng là giúp việc về hành chính • Văn phòng: hoạt động năng động hơn, tự đề xuất sáng kiến, tự thay mặt BCĐ điều hành và quyết nhiều việc, đôi khi lại là đầu mối tài chính cho cả dự án hay Chương trình quốc gia quan trọng mà đáng ra phải đặt vào tay các đồng chí lãnh đạo có chức vụ cao. Do đó dẫn đến hiệu ứng là do các đồng chí lãnh đạo chức vụ cao thiếu thời gian nên thực tế công việc điều hành lại đặt vào tay đồng chí Chánh văn phòng và nhân viên của Văn phòng giúp việc. Cả hai cách trên là thực tế của CNTT Việt Nam cả giai đoạn 1996-2000 và 2000 – 2005. Thậm chí Đề án 112 cũng không có văn phòng giúp việc mà là tổ thư ký trực tiếp điều hành triển khai dự án. Với mô hình trên thì không ai phải chịu trách nhiệm nếu Dự án hay chương trình triển khai không thành công hay kém hiệu quả. - Kiến nghị: + Giai đoạn 2006-2010 vẫn có BCĐ quốc gia về CNTT nhưng không có tổ chức Văn phòng BCĐ mà tổ chức Cơ quan Thường trực của BCĐ QG. Cơ quan thường trực này cũng có chức năng giúp việc cho BCĐ song chức năng chính là tổ chức triển khai chương trình. Người đứng đầu cơ quan này có vai trò như một giám đốc Chương trình hay Giám đốc dự án, được trao một số quyền hạn nhưng phải chịu trách nhiệm về mọi vấn đề xảy ra với chương trình. Người đứng đầu cơ quan này phải có kiến thức chuyên môn về CNTT và quản lý Nhà nước; có thể bổ nhiệm hoặc thuê. + Chương trình CNTT QG là một chương trình quan trọng, liên ngành và liên quan nhiều đến cải cách hành chính; Phải coi đây là việc của Chính phủ, đứng đầu BCĐ QG phải là Thủ tướng. Cơ quan Thường trực nên đặt bên cạnh Chính phủ (Tại Văn phòng Chính phủ hay đơn vị do Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo). 115 b) Cần tiếp tục hoàn thiện, củng cố bộ máy tổ chức và nhân sự các cấp của Bộ Bưu chính, Viễn thông để nâng cao năng lực thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của Bộ, nhất là việc hoạch định chính sách, xây dựng tầm nhìn dài hạn, bước đi và chiến lược phát triển CNTT Việt Nam. c) Cần rà soát lại chiến lược phát triển CNTT Việt Nam đến 2010 và 2015 - Bản Chiến lược này cần được hoàn thiện thêm, phải định được hình ảnh KTXH của Việt Nam đến 2010 và 2015 với sự góp mặt của CNTT&TT Việt Nam; phải định được mô hình và bước đi cho CNTT&TT Việt Nam cả về mặt phát triển và mặt ứng dụng. - Riêng về ứng dụng CNTT&TT cho các hoạt động KTXH, đề nghị không nên theo hướng triển khai các dự án đơn lẻ mà nên có một chương trình tổng thể, thống nhất quản lý của Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ. - Nhiều nước có chương trình tổng thể xây dựng quốc gia điện tử (E Taiwan; E Japan…). Tuy nội hàm quốc gia điện tử ở mỗi nước có khác nhau nhưng Việt Nam trong giai đoạn 2010 và 2015 nên xây dựng chương trình Quốc gia về Việt Nam điện tử (E Việt Nam). Chương trình E Việt Nam trước mắt tập trung vào 4 mảng chính: CPĐT, TMĐT, Giáo dục đào tạo trên mạng và công dân điện tử. Các vấn đề cải cách hành chính, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực… sẽ được phát triển đồng bộ với các yêu cầu khi triển khai chương trình này. - 4 mảng trên cần được triển khai liên hoàn và đồng bộ nên E Việt Nam phải được chỉ đạo triển khai trực tiếp từ Chính phủ. Với cách đi trên, Việt Nam có tiêu chí, mục tiêu cụ thể để phấn đấu và để kiểm điểm sau này. d) Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho phát triển và ứng dụng CNTT&TT, nhất là để đẩy mạnh triển khai chương trình Quốc gia về Việt Nam điện tử. Ngoài việc ban hành các văn bản dưới luật, cần quan tâm xây dựng một số văn bản pháp lý sau trong thời gian tới: Vấn đề tội phạm trên mạng (Cybercrime), Vấn đề bảo vệ thông tin riêng tư trên mạng của tổ chức cá nhân (Privacy), vấn đề tố tụng dân sự, tố tụng hình sự liên quan đến giao dịch điện tử và ứng dụng CNTT, vấn đề bổ sung các điều luật về tội phạm trên mạng đối với luật hình sự…; Ông Nguyễn Thanh Hưng, Vụ trưởng Vụ Thương mại Điện tử, Bộ Thương mại (Bộ Công thương ngày nay) Với cương vị phụ trách Vụ thương mại điện tử của Bộ Thương mại, có các ý kiến về triển khai TMĐT trong giai đoạn tới như sau: 1. Đẩy mạnh hoạt động phổ biến, tuyên truyền và đào tạo về TMĐT; 2. Nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý cho TMĐT, đặc biệt là các văn bản dưới luật thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong các hoạt động thương mại; 3. Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT, nhà nước phải đi tiên phong trong việc cung cấp trực tuyến các dịch vụ thương mại công. 116 3.5 Ý KIẾN MỘT BÀI BÁO VỀ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG PHẦN MỀM Trong bài báo “Triển khai phần mềm ứng dụng và dịch vụ như thế nào cho hiệu quả?” đăng trên Tạp chí “Dân chủ và Pháp luật” tháng 11/2007, chúng tôi thấy phản ánh một số gợi ý về giải pháp về tổ chức và cách đầu tư nhằm thúc đấy ứng dụng CNTT thành công. Nội dung tóm lược của bài báo được nêu ra trong Phụ lục 3. Dưới đây là một số kết luận được rút ra: - Về đầu tư: + Các cơ quan, tổ chức nói chung và các cơ quan nhà nước nói riêng cần chú trọng đến mức đầu tư cho một hệ thống ứng dụng CNTT của mình: đầy đủ (hạ tầng, phần mềm ứng dụng [PMƯD] và Dịch vụ) hoặc từng phần để từ đó có dự kiến và dự toán kinh phí thực hiện cần được duyệt và được cấp đầy đủ. Đặc biệt việc lựa chọn tính khả thi duy trì hệ thống hoạt động lâu dài là rất quan trọng (PMƯD và Dịch vụ hỗ trợ, tin cậy). + Kinh phí đầu tư của dự án đối với một hệ thống ứng dụng CNTT nên bao gồm cả ba nội dung: hạ tầng, PMƯD và Dịch vụ. + Lưu ý tiêu chí đấu thầu đối với các PMƯD không thể đánh đồng với tiêu chí đấu thầu nói chung mà cần có những tiêu chí bảo đảm tính khả thi hoạt động của hệ thống ứng dụng CNTT của cơ quan mình. + Việc lựa chọn đối tác đầu tư cần dựa trên sự minh bạch, thực lực và độ tin cậy, đặc biệt chú ý đến khả năng thực hiện dịch vụ hỗ trợ của đối tác tại địa phương mình. - Về tổ chức thực hiện: + Cần có sự trung thực và nghiêm túc, tránh mang tính trục lợi cá nhân của nhà quản lý nói chung, chủ đầu tư, nhà tư vấn và đối tác triển khai dự án đầu tư. + Triển khai các PMƯD cần xuất phát từ nhu cầu thực tế của từng đơn vị trên cơ sở những khung chuẩn định hướng của các cơ quan quản lý cấp trên chứ không nên có sự ràng buộc phải sử dụng một PMDC nào đó hoặc của một đối tác nào đó. + Cơ quan quản lý nhà nước cũng như Lãnh đạo các đơn vị cần có nhận thức và định hướng đúng về cách thức tổ chức thực hiện có hiệu quả ứng dụng CNTT, để từ đó có các văn bản quản lý và chính sách phù hợp chứ không để ứng dụng CNTT theo phong trào. 117 109 Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNTT NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 4.1 KHÁI QUÁT HOÁ VỀ GIẢI PHÁP Từ trước đến nay, việc khái quát hóa một số loại hoặc nhóm giải pháp nhất định chưa được hình thành một cách có hệ thống mà mới chỉ tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể mà có những nhóm giải pháp cụ thể mà thôi. Vì vậy trong đề tài này cũng đi theo hướng là xác định tên các nhóm giải pháp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước, lĩnh vực quản lý về ứng dụng và phát triển CNTT, lĩnh vực CPĐT của các nước trên thế giới, lĩnh vực đầu tư nói chung... Tuy nhiên vì đây là ở mức đề tài nghiên cứu nên nhóm nghiên cứu cũng mạnh dạn đi theo hướng phân chia thành các nhóm giải pháp cụ thể phục vụ cho mục đích tham khảo, tham chiếu để áp dụng hơn là đi theo hướng ra những giải pháp cụ thể được trình bày lôgíc trong một văn bản hay thuộc một lĩnh vực nhất định. Cụ thể, các nhóm giải pháp sẽ được phân chia theo hướng đi từ mức độ tổng quát đến mức độ cụ thể, đi từ mức độ quản lý nhà nước đến mức độ chuyên môn hoặc mức độ tuyên truyền nhằm làm cho người đọc có thể hình dung ra ở mỗi lĩnh vực, nội dung cụ thể có thể sử dụng được giải pháp nào. Dưới đây là một số nhóm giải pháp được nhóm đề tài đề cập đến thuộc lĩnh vực giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT ở Việt Nam. NGP 1: Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước nói chung: NGP 1.1 Về định hướng, chiến lược, chương trình, kế hoạch... NGP 1.2 Về hệ thống lãnh đạo, cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý và tổ chức triển khai NGP 1.3 Về quy chế, thủ tục quản lý hành chính NGP 1.4 Về hệ thống khung pháp lý quản lý quản lý và thúc đẩy ứng dụng CNTT (hạ tầng pháp lý) và các chính sách NGP 1.5 Về gương mẫu, đi đầu ứng dụng và phát triển CNTT (CPĐT) NGP 2: Nhóm giải pháp về chuyên môn ứng dụng và phát triển CNTT NGP 2.1 Về hạ tầng mạng viễn thông và Internet NGP 2.2 Về hạ tầng hệ thống ứng dụng CNTT: khung kiến trúc thông tin về ứng dụng CNTT (khung kiến trúc tổng thể ứng dụng CNTT trong một nước), hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cổng thông tin điện tử, thương mại điện tử NGP 2.3 Về hệ thống nhà cung cấp dịch vụ giải pháp, tư vấn, lắp đặt triển khai và hệ thống nhà cung cấp trang thiết bị trong và ngoài nước NGP 2.4 Khai thác hiệu quả “Nghiên cứu và triển khai” (R&D). NGP 2.5 Về ứng dụng CNTT trong các cơ quan, tổ chức xã hội, doanh nghiệp,... NGP 3: Nhóm giải pháp về đầu tư, tài chính 117 NGP 4: Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT NGP 5: Nhóm giải pháp về tuyên truyền nhận thức NGP 6: Các giải pháp khác Tuy nhiên, qua cách phân loại trên có thể thấy giữa các nhóm giải pháp sẽ có sự đan xen và có thể có chồng chéo, nhưng nó cũng phần nào giúp cho người đọc dễ hình dung được những giải pháp đề xuất một cách cụ thể của nhóm nghiên cứu đề tài là nhằm để thúc đẩy hơn nữa về ứng dụng CNTT ở Việt Nam trong những năm tới. Thứ tự trình bày trong chương này là: Từ kết quả nghiên cứu của chương 2 và chương 3, nhóm nghiên cứu đúc rút một số nội dung liên quan đến việc phát hiện ra các giải pháp từ nước ngoài (mục 4.2), từ các văn bản quản lý đã được ban hành (mục 4.3), từ hiện trạng ứng dụng CNTT hiện nay của Việt Nam bao gồm: tỉnh thành, bộ ngành, các cơ quan tổ chức xã hội, các chuyên gia CNTT... (mục 4.4). Ngoài ra các giải pháp được nêu ra trong đề tài này là nhằm để khắc phục những hiện trạng, những tồn tại về ứng dụng CNTT ở nước ta trên cơ sở kết quả nghiên cứu từ chương 2 và chương 3. Một lần nữa nhóm nghiên cứu đề tài xin nhấn mạnh các giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT được đưa ra nhằm cho mọi lĩnh vực của xã hội (cả các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức xã hội...), nhưng vì nội dung hầu như liên quan và chú trọng đến lĩnh vực các cơ quan quản lý nhà nước nên có thể người đọc sẽ thấy đây đa số là những giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước. Và đây cũng chính là mục đích đăng ký nghiên cứu đề tài ban đầu, còn những giải pháp khác phục vụ cho các tổ chức xã hội khác được dành để tham khảo. Để người đọc có thể theo dõi những giải pháp mang tính cấp thiết và được coi là mới hơn so với một số giải pháp đã được nêu ra nhiều trong các văn bản, chương trình từ trước đến nay, nhóm nghiên cứu sẽ để chữ nghiêng hoặc chữ đậm trong nội dung của mục 4.5 của chương này. 4.2 ĐÚC RÚT MỘT SỐ VẤN ĐỀ, BÀI HỌC VÀ KINH NGHIỆM VỀ ỨNG DỤNG CNTT TỪ NƯỚC NGOÀI Thông qua các nội dung nghiên cứu ở chương 2 về tình hình ứng dụng CNTT của các nước, nhóm nghiên cứu đề tài có thể thấy rằng: do tình hình mỗi nước và trọng điểm phát triển của mỗi nước khác nhau nên sự phát triển và ứng dụng CNTT nói chung và về CPĐT nói riêng đều có những khác nhau, thể hiện các đặc điểm và phương hướng khác nhau nhất định. Tuy nhiên, các nước cũng thể hiện có nhiều đặc điểm chung chẳng hạn như cung cấp các dịch vụ mà người dân có nhu cầu, chính phủ luôn lấy nhu cầu của người dân làm trọng tâm, có nhu cầu tích hợp hệ thống và chia sẻ thông tin, quan tâm đến an toàn, bảo mật thông tin, thu hẹp khoảng cách số... Dưới đây là một số vấn đề, bài học, kinh nghiệm của các nước đã nghiên cứu ở chương 2 có thể dùng để đề xuất được một số giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT ở Việt Nam. Một số vấn đề còn tồn tại và cần quan tâm a) Các nước đều có lộ trình, Chương trình, kế hoạch thực hiện tương đối rõ 118 ràng, kèm theo đó là một cơ cấu tổ chức tương ứng có trách nhiệm rõ ràng. Tuy nhiên tất cả đều không phải được hình thành ngay từ đầu mà được hoàn thiện hoặc sửa đổi dần trong quá trình triển khai. Ngay cả lịch trình hoạt động hàng năm cũng được qui định cụ thể để triển khai, tuy nhiên có thể rút ra được đây là một bài học mà Việt Nam có thể học tập để tiếp tục bổ sung, sửa đổi cho những năm phát triển tới về việc xác định lộ trình, chương trình, kế hoạch,cơ cầu tổ chức triển khai của quốc gia nói chung và từng ngành, địa phương, tổ chức... nói riêng. b) Cơ cấu tổ chức có sự tham gia của các chuyên gia và lĩnh vực tư nhân với trách nhiệm rõ ràng (điều này có lợi là sự tham gia của các quan chức nhà nước sẽ có tác dụng mệnh lệnh hành chính và ra chính sách thúc đẩy, quản lý của nhà nước nhưng lĩnh vực chuyên môn, giám sát phải có sự tham gia của các chuyên gia và tư nhân...) và thời gian họp cũng như văn bản ban hành có tính mệnh lệnh hoặc khuyến khích thực hiện, triển khai rõ ràng. Trong thời gian qua ở Việt Nam có thể thấy hoạt động của các Ban Chỉ đạo quốc gia, Ban Điều hành liên ngành thường không có hiệu quả vì hầu như tham gia là các vị lãnh đạo cấp cao kiêm nhiệm nhiều chức danh và hầu như không có thời gian nên điều hành gần như tập trung vào hệ thống giúp việc các Ban này mà thực chất là những người mà quyền hành không có sức nặng, cộng thêm qui chế hoạt động cũng như qui chế ban hành văn bản không có hiệu lực cao để thực hiện. Đồng thời sự tham gia các Ban này hầu như là lãnh đạo của các cơ quan Nhà nước, ít có sự tham gia của lĩnh vực tư nhân mà điều này trong thực tế ứng dụng và phát triển CNTT hiện nay thuộc lĩnh vực tư nhân mạnh hơn nhiều. Giải pháp về cơ cấu tổ chức, thành viên tham gia cũng như là qui chế, thủ tục hoạt động có hiệu lực là rất cần thiết. c) Các nước cũng đều phải trải qua một thời gian dài để vật lộn và định hướng được chiến lược đi cho mình, có nghĩa là cũng có những giai đoạn sai lầm cần chấn chỉnh và sửa đổi... do đó việc Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có những mặt hạn chế về phát triển và ứng dụng CNTT (Đề án 112, chậm ra các chương trình, chiến lược kịp thời, triển khai, đầu tư không hiệu quả...) cũng là một bài học kinh nghiệm mà nước nào cũng đã trải qua, có điều chúng ta cũng cần có đánh giá cụ thể và rút ra được những nguyên nhân, hạn chế, những tồn tại thực sự để có định hướng, giải pháp triển khai có hiệu quả hơn. d) Việc phân công nhiệm vụ giữa các bộ ngành còn chồng chéo hoặc đan xen với nhau nên dẫn đến một số mâu thuẫn nhất định trong thúc đẩy ứng dụng CNTT và triển khai tin học hoá. Đây cũng chính là vấn đề mà ở Việt Nam hiện còn tồn tại và hạn chế rất nhiều đến phát triển ứng dụng CNTT. Hoặc là các bộ ngành, địa phương có chức năng nhiệm vụ đó nhưng chưa đủ tầm và năng lực để thực hiện. Chính vì vậy giải pháp để giải quyết vấn đề này nên tập trung vào cơ quan, tổ chức có đủ tầm và năng lực, đồng thời phối ghép được nhiều nhiệm vụ ứng dụng CNTT để triển khai thực hiện có hiệu quả, rồi sau đó mới đưa dần về các bộ ngành có chức năng phù hợp. e) Hoặc việc tin học hóa mang tầm quốc gia nhưng tổ chức, đơn vị quản lý tin học hóa lại được đặt tại một Bộ (mà thường là Bộ Thông tin và Truyền thông) nên dẫn đến triển khai tin học hóa bị hạn chế vì không có ảnh hưởng đến toàn bộ các bộ ngành, cơ quan quản lý nhà nước khác. Đây cũng có thể là một vấn đề mà dường như là mâu thuẫn với Việt Nam (Ban Điều hành Đề án 112 đặt tại Văn phòng Chính phủ) nhưng 119 đều dẫn đến hạn chế sự phát triển hoặc thất bại. Tuy nhiên với trường hợp của Việt Nam thì nhóm thấy rằng ảnh hưởng sâu rộng của tin học hoá rất rộng, trải rộng khắp các tỉnh thành, cơ quan của Việt Nam nhưng thất bại là do công tác tổ chức, triển khai, giám sát chưa phù hợp mà thôi. f) Vào lúc bắt đầu triển khai, vẫn xảy ra việc chi tiêu quá nhiều cho việc ứng dụng CNTT nhưng đạt được quá ít thành tựu: - Đầu tiên, các hệ thống thông tin được đưa ra mà không có sự tiêu chuẩn hóa và không được sử dụng thường xuyên. - Khi mọi người bắt đầu sử dụng nó thì hệ thống đã trở nên quá cũ. - Các hệ thống được đưa ra mà không có chuẩn bị về pháp lý và thể chế phù hợp. Hiện tượng trên cũng giống như tình trạng ứng dụng CNTT của Việt Nam hiện nay mà các nguyên nhân nêu trên hoàn toàn chính xác với Việt Nam. Vì vậy đây là một vấn đề cần có giải pháp để vượt qua vấn đề này. Giải pháp để giải quyết trong thời gian sắp tới là cơ quan quản lý cần đặt ra ngay công tác giải quyết việc xây dựng khung kiến trúc tổng thể nhằm tạo ra sự tích hợp, chia sẻ thông tin một cách dễ dàng, nhà nước nói chung, các đơn vị, cơ quan khi triển khai xong một hệ thống ứng dụng CNTT cần có ngay những quy định, thể chế có hiệu lực để sử dụng các kết quả ứng dụng CNTT trong tác nghiệp, có như thế mới phát huy được việc áp dụng và sử dụng thường xuyên những thành tựu ứng dụng CNTT được. g) Thách thức lớn nhất trong việc thiết kế chung là việc lựa chọn các tiêu chuẩn để áp dụng, lựa chọn các tiêu chuẩn theo kịp với các đổi mới công nghệ, việc tìm kiếm các sản phẩm thương mại tuân thủ các tiêu chuẩn phù hợp và làm thế nào để các tiêu chuẩn đó đi vào ứng dụng CNTT ở một nước nhất định. Tiêu chuẩn hóa là một khâu kỹ thuật quan trọng không những riêng đối với lĩnh vực CNTT nói riêng mà còn cả với toàn bộ các ngành nghề nói chung. Quan tâm đến lĩnh vực tiêu chuẩn hoá, lựa chọn tiêu chuẩn theo kịp với đổi mới công nghệ kèm theo các sản phẩm công nghệ sẵn có trên thị trường thương mại sẽ làm cho ứng dụng CNTT phát triển mạnh. Vì vậy cần có giải pháp đẩy mạnh tiêu chuẩn hoá lĩnh vực CNTT để định hướng và khuyến khích các đơn vị tổ chức, nhà nước, doanh nghiệp và tư nhân áp dụng. h) Căn cứ quan điểm khuôn khổ 5 giai đoạn về phát triển CPĐT của Liên hợp quốc và phương pháp phân chia giai đoạn phát triển về CPĐT của Công ty Tư vấn Thông tin Icentr, Công ty Goldmar của Mỹ..., giai đoạn phát triển về CPĐT thường phát sinh chủ yếu hai biến đổi lớn: Một là biến đổi về phương thức phục vụ, giai đoạn cao nhất của CPĐT thực hiện là không có khoảng cách (seamless) trong nội bộ cơ quan của chính phủ, không có khoảng cách giữa các cơ quan của chính phủ, không có khoảng cách giữa chính phủ với xã hội; Hai là biến đổi mục tiêu phục vụ, giai đoạn cao nhất của CPĐT là cung cấp dịch vụ có giá trị lấy khách hàng làm trung tâm. Hiện nay ở Việt Nam cả hai biến đổi trên chưa thấy xuất hiện một cách rõ ràng. Giải pháp là cần đưa các mục tiêu cụ thể cần đạt được vào trong các nội dung của chiến lược, định hướng, kế hoạch và chương trình liên quan đến phát triển CPĐT kèm theo các giải pháp có thể triển khai được (chẳng hạn như các văn bản pháp lý, các tổ chức hỗ trợ tư vấn, kỹ thuật có các nghiên cứu, mô hình đã thành công...). 120 i) Quá trình xây dựng CPĐT ở Hàn Quốc rất coi trọng các hoạt động lập pháp có liên quan với CPĐT, đã ban hành “Luật mở rộng phổ cập mạng điện toán và thúc đẩy việc sử dụng” (1986), “Luật cơ bản thúc đẩy tin học hoá” (1996), “Luật CPĐT” (2001).... Nhưng ở nhiều nước đang phát triển hiện nay (chẳng hạn ngay cả Trung Quốc) thì quan niệm “lập pháp đi trước” chưa được thực hiện đầy đủ. Chính vì vậy nên tại các nước này xảy ra tình trạng mà một học giả Trung Quốc đã ví là xây dựng lập pháp CPĐT ở Trung Quốc ở ba trạng thái “không”: (1) không lập pháp có tính cương lĩnh, (2) không xác định quy tắc lập pháp, (3) không đánh giá lập pháp và cơ chế giám sát, đốc thúc có hiệu quả”; tuy đã có sự tiến triển nhất định, nhưng vẫn tồn tại một số bất cập: thiếu pháp luật có tính cương lĩnh, cấp bậc lập pháp khô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại việt nam.pdf
Tài liệu liên quan