Báo cáo Nghiên cứu viết phần mềm thiết kế và mô phỏng hình ảnh vải dệt thoi từ sợi Slub

Phần mềm thiết kế vải là một dạng phần mềm thiết kế sản phẩm, khác với

phần mềm kế toán thống kê (phần mềm kế toán, thống kế có đầu vào cụ thể là các

Yêu cầu mẫu vải:

- Thông số sợi: độ to nhỏ đoạn sợi slub, tần suất xuất hiện

đoạn sợi slub. (hay sợi mẫu).

- Cấu trúc vải : độ nhỏ sợi, mật độ sợi, kiểu dệt, rộng vải,

màu vải, kiểu kẻ ca rô. (hay vải mẫu).

Phần mềm:

- Các công cụ thiết kế, tính toán sợi slub, mô phỏng hình ảnh

sợi

- Các công cụ tính toán các thông số vải thành phẩm, vải mộc,

các thông số dệt.

- Các công cụ hiệu chỉnh rapo sợi rapo vải làm thay đổi mật độ

đoạn sợi slub, từ đó chọn hình ảnh vải phù hợp.

- Công cụ thiết kế kiểu dệt.

- Công cụ thiết kế màu.

- Mô phỏng hình ảnh vải.

- In ấn biểu mẫu thiết kế, lưu trữ, quản lý thiết kế

Kết quả

- Hình ảnh mô phỏng sợi, hình ảnh mô phỏng vải.

- Bản thiết kế:

+ Thông số rapo sợi slub.

+ Các thông số cấu trúc vải thành phẩm và vải mộc (độ nhỏ

sợi, mật độ sợi, kiểu dệt, rộng vải, rapo màu.)

+ Các thông số dệt (lược dệt, tổng số sợi, mật độ vải mộc,

lượng sợi sử dụng.)

- File dữ liệu lưu trữ thiết kế mẫu vải.11

số liệu, chứng từ.) đầu vào của phần mềm thiết kế sản phẩm không giống nhau,

có khi là yêu cầu các thông số cụ thể, có khi chỉ là yêu cầu về hình dáng và một

số tính chất của sản phẩm. Công việc của người thiết kế là dựa vào yêu cầu của

mẫu vải tính ra thiết kế.

VD1: Tính thiết kế mẫu vải với nguyên liệu cotton Ne 20/1, mật độ 300x220

s/dm, Kiểu dệt 1/1, mật độ đoạn slub 3 đoạn/dm2 , độ dài đoạn slub 3-5cm.

VD2: Tính thiết kế mẫu vải có khối lượng khoảng 130g/m2, vải dùng may

áo sơ mi, mật độ đoạn sợi slub tương tự như mẫu.

Trong VD1 có nhiều thông số cụ thể hơn so với VD2. Với sản phẩm dệt,

màu sắc và hình ảnh vải hợp lý làm tăng giá trị của sản phẩm, vì vậy mô phỏng

sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong thiết kế.

Công việc thiết kế vải có thể chia ra 2 trường hợp chính sau đây:

+ Trên cơ sở nguyên liệu có sẵn, dựa vào yêu cầu mẫu vải tính toán thiết kế.

+ Từ yêu cầu mẫu vải, tính toán các thông số sợi và vải để đạt được yêu cầu

đề ra.

pdf54 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu viết phần mềm thiết kế và mô phỏng hình ảnh vải dệt thoi từ sợi Slub, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo yêu cầu. Qui trình thiết kế bằng phần mềm như sau: Yêu cầu mẫu vải Phần mềm Bản thiết kế vải Bản thiêt kế sợi Chọn loại sợi - Tính toán thiết kế - Hiệu chỉnh rapo vải - Mô phỏng hình ảnh vải Yêu cầu Bản thiết kế Đạt Chưa đạt 13 Hình 12: Sơ đồ qui trình thiết kế vải bằng phần mềm tính ra thông số vải và thông số sợi mới. 3.3. Tính toán thiết kế sợi slub, mô phỏng hình ảnh sợi slub. Giao diện cửa sổ làm việc: Hình 13: Giao diện phần mềm tính toán thiết kế sợi slub, mô phỏng hình ảnh sợi slub. Thông số sợi slub Mô phỏng hình ảnh vải Yêu cầu Bản thiết kế Đạt Chưa đạt Hiệu chỉnh thông số sợi slub 14 Phần mềm cung cấp công cụ nhập, sửa các thông số sợi, các giá trị được tính tự động ngay sau khi ta nhập dữ liệu như: Chiều dài rapo sợi, tổng chiều dài các đoạn khảng cách, tổng chiều dài các đoạn slub, độ dầy trung bình (tỷ số độ nhỏ trung bình của sợi kể cả đoạn khoảng cách và đoạn slub so với độ nhỏ đoạn khoảng cách). Bảng 3: Rapo sợi slub Chỉ với các thông số trên, ta rất khó hình dung ra được hình ảnh sợi slub, chỉ khi sản xuất mẫu thử ta mới thu được hình ảnh, với phần mềm ta có ngay được hình ảnh sợi: Hình 14: Mô phỏng hình ảnh sợi slub trên bảng đen 15 Hình ảnh sợi được mô phỏng như cuốn trên bảng đen. Kích thước bảng đen, mật độ cuốn có thể thay đổi trong khi sử dụng phần mềm. Khi cần thay đổi, ví dụ khi thay khoảng cách 1 từ 13,2cm lên 100cm ta thu được hình ảnh sợi slub khác với mật độ đoạn slub thưa hơn: Bảng 4: Rapo sợi slub đã thay đổi giá trị khoảng cách Hình 15: Mô phỏng hình ảnh sợi slub với rapo sợi có khoảng cách lớn hơn hình 14. Thông số bảng 4 có khoảng cách lớn hơn bảng 3, ta thu được hình ảnh mô phỏng hình 15 có mật độ đoạn slub nhỏ hơn mật độ đoạn slub hình 14 Thực hiện các sửa đổi dữ liệu trong rapo ta thu được các hình ảnh sợi khác nhau và giữ lại thông số rapo nào phù hợp với yêu cầu đề ra và đó là thông số sợi cần thiết kế. Cách tạo rapo sợi 16 Phần mềm dưa ra 3 cách tạo rapo sợi slub: + Rapo xác định + Rapo ngẫu nhiên + Tự động tạo rapo xác định từ rapo ngẫu nhiên. * Rapo xác định Bảng 5: Rapo sợi slub xác định . Phần mềm tạo công cụ là một bảng kẻ ô, người sử dụng nhập các thông số của rapo vào bảng, ta có thể thêm hoặc xoá hàng. Trong quá trình hiệu chỉnh rapo, ta thực hiện các lệnh mô phỏng, dựa vào hình ảnh thu được ta hiệu chỉnh các thông số để đạt được hình ảnh sợi theo yêu cầu * Rapo ngẫu nhiên Trong các thiết bị kéo sợi mới có công cụ tạo rapo ngẫu nhiên, mục đích để tạo rapo sợi đơn giản hơn, các đoạn sợi slub xuất hiện ngẫu nhiên ví dụ: Bảng 6: Rapo sợi slub ngẫu nhiên Các khoảng cách có độ dài ngẫu nhiên từ 5 đến 15cm; các đoạn slub có độ dài ngẫu nhiên từ 3 đến 6cm; độ dầy đoạn slub có giá trị ngẫu từ 2 đến 8. + Tự động tạo rapo xác định từ rapo ngẫu nhiên: 17 Để giảm bớt công việc tạo rapo mới, phần mềm đưa ra công cụ tạo rapo tự động từ rapo ngẫu nhiên. Ví dụ ta chỉ cần tạo rapo ngẫu nhiên với 2 dòng như trên và dùng lệnh "Tạo rápo xác định từ rapo ngẫu nhiên": Hình 16: Cách tạo tạo rapo xác định từ rapo ngẫu nhiên Tiếp đó ta nhập số hàng rapo sợi cần tạo, ta thu được rapo xác định: Bảng 7 : Rapo sợi xác định được tạo từ rapo sợi ngẫu nhiên Trên đây là cách tạo rapo sợp tương tự như một số phần mềm thiết kế sợi của một số hãng sử dụng cho máy kéo sợi điện tử. 18 Đối với các sợi có màu đậm, ta có thể thay nền bảng thành màu sáng để dễ quan sát sợi hơn: Hình 17: Thay nền bảng bằng màu sáng để mô phỏng sợi có màu đậm Ngoài việc mô phỏng dạng sợi slub có màu đoạn slub và màu đoạn khoảng cách giống nhau, phần mềm còn mô phỏng được dạng sợi slub có màu đoạn slub và màu đoạn khoảng cách khác nhau: Hinhg 18: Mô phỏng hình ảnh sợi có màu đoạn slub khác màu sợi 19 3.3. Thiết kế vải từ sợi slub 3.3.1. Tính toán thiết kế vải: Phần mềm đưa ra các công cụ thiết kế và tính toán các thông số vải thành phẩm, vải mộc, các thông số dệt. Có các công cụ hiệu chỉnh thiết kế linh hoạt. Khi một thông số được hiệu chỉnh, các thông số khác được tự động tính theo Hình 19: Cửa sổ giao diện tính toán thông số vải. Người sử dụng không cần nhớ ký hiệu, công thức, cách tính... tất cả đã được phần mềm tự động tính toán và đưa ra kết quả với diần giải cụ thể như hình cửa sổ giao diện trên. Khi hiệu chỉnh một thông số nào, các thông số khác được tính thông qua công thức, người sử dụng chỉ cần nhìn kết quả và lựa chọn phương án thiết kế. Các công thức sử dụng trong lập trình phần mềm: Bảng 8 : Các ký hiệu sử dụng trong việc lập trình phần mềm Ký hiệu Giải thích Nmd Chi số sợi dọc Nmn Chi số sợi ngang Nmb Chi số sợi biên 20 Mdm Mật độ dọc vải mộc (sợi/10cm) Mnm Mật độ ngang vải mộc (sợi/10cm) Mdtp Mật độ dọc vải thành phẩm (sợi/10cm) Mntp Mật độ ngang vải thành phẩm (sợi/10cm) Rmac Chiều rộng mắc vải (cm) Rm Khổ rộng vải mộc (cm) Rtp Khổ rộng vải thành phẩm (cm) Cdm Độ co dọc vải mộc (%) Cnm Độ co ngang vải mộc (%) Cdtp Độ co dọc vải thành phẩm (%) Cntp Độ co ngang vải thành phẩm (%) Td Tổng số sợi dọc (sợi) Tn Số sợi dọc nền (sợi) Tb Số sợi dọc biên (sợi) Gnm Khối lượng sợi ngang vải mộc (g/m) Gbm Khối lượng sợi biên vải mộc (g/m) Gnenm Khối lượng sợi nền vải mộc (g/m) Gdm Tổng khối lượng sợi dọc vải mộc (g/m) Gm Khối lượng vải mộc (g/m) Gm2 Khối lượng vải mộc (g/m2) Gtp Khối lượng vải thành phẩm (g/m) Gtpm2 Khối lượng vải thành phẩm (g/m2) Hd Tỷ lệ tiêu hao sợi dọc trong công đoạn dệt vải mộc (%) Hn Tỷ lệ tiêu hao sợi ngang dệt vải mộc(%) Htp Tỷ lệ tiêu khối lượng vải trong công đoạn hoàn tất (%) Gnmr Khối lượng sợi ngang vải mộc có rối (g/m) Gbmr Khối lượng sợi biên vải mộc có rối (g/m) 21 Gnenmr Khối lượng sợi nền vải mộc có rối(g/m) Gdmr Khối lượng sợi dọc vải mộc có rối (g/m) Gmr Tổng khối lượng sợi cho 1m vải mộc (g/m) Lcm Mật độ lược (kẽ/cm) , L2in Mật độ lược (kẽ/2in) k số sợi xâu 1 kẽ lược Bảng 9: Các công thức sử dụng trong phần mềm. Đại lượng tính Công thức Độ co dọc vải mộc (%) Cdm = s vs L LL − .100% Độ co ngang vải mộc (%) Cnm = mac mmac R RR − .100% Tổng số sợi dọc Td = Tn+ Tb Chiều rộng mắc (cm) Rmac = k.L T cm d Chiều rộng mộc (cm) Rm = Rmac .(1 - Cnm /100) Mật độ dọc mộc (sợi/dm) Mdm = 10*R T m d Độ co dọc vải TP (%) Cdtp =( dtp dm M M1− ).100% Độ co ngang vải TP (%) Cntp = moc tpmoc R RR − .100% Mật độ dọc TP (sợi/dm) Mdtp = tp d R T .10 Khối lượng sợi ngang vải mộc (g/m) Gnm = md nmmac N 10.M.R Khối lượng sợi dọc biên vải mộc (g/m) Gbm = mbdm b N)100/C1( T − 22 Khối lượng sợi dọc nền vải mộc Gnenm = mddm n N)100/C1( T − Tổng khối lượng sợi dọc vải mộc (g/m) Gdm = Gnenm + Gbm Khối lượng vải mộc (g/m) Gm = Gnm + Gdm Khối lượng vải mộc (g/m2) Gm2 = moc m R G 100. Khối lượng sợi ngang vải mộc có rối (g.m) Gnmr = md nmmac N MR 10.. .(1+Hn/100) Khối lượng sợi dọc biên vải mộc có rối (g/m) Gbmr = Gbm.(1+Hd/100) Khối lượng sợi nền vải mộc có rối (g/m) Gnenmr = Gnenm.(1+Hd/100) Tổng khối lượng sợi dọc có rối (g/m) Gdmr = Gnenmr + Gbmr Tổng khối lượng sợi vải mộc có rối (g/m) Gmr = Gnmr + Gdmr Tỷ lệ tiêu hao khối lượng vải trong công đoạn hoàn tất (%) Htp= m tpm G GG − .100% Khối lượng vải thành phẩm (g/m) Gtp= )C1( )H1.(G dtp tpm − − Khối lượng thành phẩm (g/m2) Gtpm2 = 100.R G tp tp Khổ rộng vải thành phẩm Rtp =Rmoc .(1- Cntp/100) Mật độ ngang vải thành phẩm Mntp = 100/C1 M dtp nm − 23 3.3.2. Mô phỏng hình ảnh vải: Hình ảnh vải được mô phỏng theo màu sợi, kiểu dệt và độ to nhỏ của đoạn sợi slub. Cửa sổ làm việc: Hình 20: Cửa sổ giao diện mô phỏng vải từ sợi slub Ví dụ cách hiệu chỉnh thiết kế vải thông qua hình ảnh mô phỏng: Ta có thông số sợi slub ban đầu: Bảng 10 : Thông số sợi slub ban đầu Thực hiện mô phỏng hình ảnh vải bằng phần mềm ta thu được hình ảnh: 24 Hình 21: Hình ảnh mô phỏng vải slub theo thông số sợi bảng 10. Nhờ có mô phỏng hình ảnh vải, ta thấy rằng hình ảnh trên các đoạn sợi slub xuất hiện có chu kỳ không mong muốn, ta có thể thay đổi bằng cách tăng số hàng của rapo từ 5 lên 12: Bảng 11 : Thông số sợi đã được hiệu chỉnh Thực hiện mô phỏng, ta có được hình ảnh vải với các đoạn sợi slub xuất hiện ngẫu nhiên hơn, hợp lý hơn: 25 Hình 22: Hình ảnh mô phỏng vải slub đã được hiệu chỉnh tăng số hàng rapo từ 6 lên 10. Như vậy với việc mô phỏng ta loại trừ được thiết kế sợi bất hợp lý và tìm ra được thiết kế sợi hợp lý. 3.3.2.1 Các dạng mô phỏng vải từ sợi slub * Chức năng mô phỏng hình ảnh vải ở các kiểu dệt khác: Hình 23: Hình ảnh mô phỏng vải slub với kiểu dệt chéo 2/2 26 * Mẫu vải với sợi dọc là sợi slub: * Mẫu vải với sợi ngang là sợi slub: Hình 24: Hình ảnh mô phỏng vải với sợi dọc hoặc sợi ngang là sợi slub * Mẫu vải với sợi dọc và sợi ngang là sợi slub: Hình 25: Hình ảnh mô phỏng vải với sợi dọc và sợi ngang là sợi slub 27 - Mẫu vải có các đoạn slub có màu khác với màu sợi: Hình 26: Hình ảnh mô phỏng vải từ sợi slub có màu đoạn slub khác màu sợi. * Mô phỏng vải slub ca rô: Hình 27: Hình ảnh mô phỏng vải ca rô từ sợi slub. 28 * Mô phỏng vải slub với kiểu dệt và sợi màu: Hình 28: Hình ảnh mô phỏng vải từ sợi slub màu. * Chức năng mô phỏng hình ảnh vải ở tỷ lệ phóng to đễ dễ quan sát và phân tích: Hình 29: Hình ảnh mô phỏng vải từ sợi slub ở tỷ lệ phóng to. 29 3.3.2.2. Phương pháp hiệu chỉnh thiết kế để đạt được hình ảnh vải theo yêu cầu * Hiệu chỉnh rapo màu trong thiết kế vải: - Tăng mật độ đoạn sợi slub trên mặt vải: + Giảm số sợi đều dệt xen sợi slub trong rapo màu của thiết kế vải + Tăng số sợi slub dệt xen đều trong rapo màu của thiết kế vải - Giảm mật độ đoạn sợi slub trên mặt vải: + Tăng số sợi đều dệt xen sợi slub trong rapo màu của thiết kế vải + Giảm số sợi slub dệt xen đều trong rapo màu của thiết kế vải * Hiệu chỉnh rapo sợi trong thiết kế sợi: - Tăng mật độ đoạn sợi slub trên mặt vải: + Giảm các đoạn khoảng cách trong rapo sợi. - Giảm mật độ đoạn sợi slub trên mặt vải: + Tăng các đoạn khoảng cách trong rapo sợi. - Thay đổi kích thước đoạn slub: + Tăng/giảm chiều dài đoạn slub + Tăng/giảm độ đoạn đoạn slub - Thay đổi vị trí sắp xếp các đoạn slub + Thay đổi các giá trị đoạn khoảng cách Ta có thể kêt hợp cả 2 nguyên tắc trên để hiệu chỉnh thiết kế sao cho đạt được hình ảnh vải theo yêu cầu 30 Ví dụ hiệu chỉnh rapo màu trong thiết kế vải Hình 30: Hình ảnh mô phỏng vải có mật độ đoạn sợi slub thưa. Hình 31: Hình ảnh mô phỏng vải có mật độ đoạn sợi slub dầy sau khi giảm số sợi dệt xen đều từ 5 xuống 1. 31 Tăng số sợi slub dệt xen sợi đều Hình 32: Hình ảnh mô phỏng vải có mật độ đoạn sợi slub dầy sau khi tăng số sợi slub từ 1 lên 2. Ví dụ hiệu chỉnh rapo sợi trong thiết kế sợi Hình 33: Hình ảnh mô phỏng vải từ sợi slub khi chưa hiệu chỉnh . 32 Hình 34: Hình ảnh mô phỏng vải từ sợi slub khi hiệu chỉnh tăng đoạn khoảng cách - mật độ đoạn sợi slub thưa hơn . Hình 35: Hình ảnh mô phỏng vải từ sợi slub khi hiệu chỉnh giảm đoạn khoảng cách - mật độ đoạn sợi slub dầy hơn . Ví dụ thay đổi giá trị chiều dài đoạn slub: 33 Hình 36: Hình ảnh mô phỏng vải từ sợi slub có chiều dài đoạn slub từ 3 tới 6cm Hình 37: Hình ảnh mô phỏng vải từ sợi slub có chiều dài đoạn slub trung bình giảm còn 2 tới 3 cm so với hình 36. 34 Hình 38: Hình ảnh mô phỏng vải từ sợi slub có chiều dài đoạn slub trung bình tăng và có giá trị từ 4 tới 12 cm. 3.3.2.3 Thiết kế vải từ sợi slub có sẵn Khi đã có sẵn sợi slub, để đạt được mật độ đoan sợi slub trên mặt vải theo yêu cầu, ta thực hiện theo nguyên tắc - Tăng mật độ đoạn sợi slub trên mặt vải: + Giảm số sợi đều dệt xen sợi slub trong rapo màu của thiết kế vải + Tăng số sợi slub dệt xen đều trong rapo màu của thiết kế vải - Giảm mật độ đoạn sợi slub trên mặt vải: + Tăng số sợi đều dệt xen sợi slub trong rapo màu của thiết kế vải + Giảm số sợi slub dệt xen đều trong rapo màu của thiết kế vải Ví dụ ta có sợi slub và rapo vải sợi dọc và ngang: 35 Bảng 12: Thông số sợi được cấp sẵn Bảng 13: Thông số rapo vải sợi dọc và ngang Mô phỏng hình ảnh vải: Hình 39: Hình ảnh mô phỏng vải từ sợi có sẵn . Mật độ sợi slub là dầy, để làm thưa sợi slub, ta dệt xen kẽ sợi slub và sợi đều, thay đối rapo ngang: Bảng 14: Thông số rapo vải sợi ngang khi thêm sợi đều dệt xen là 5 sợi. 36 Mô phỏng hình ảnh vải ta thu được hình ảnh vải với mật độ sợi slub thưa hơn: Hình 40: Hình ảnh mô phỏng vải từ sợi có sẵn dệt xen lẫn với sợi đều Ta lần lượt hiệu chỉnh rapo ngang bằng cách thay đổi số sợi ngang dệt xen lẫn sợi slub, ta thu được hình ảnh vải với mật độ đoạn slub khác nhau, giữ lại thiết kế phù hợp. 3.3.2.4 Thiết kế mới từ thông số sợi đến thiết kế vải Trước hết ta tạo thông số sợi ban đầu, vi dụ: Bảng 15: Thông số sợi thiết kế ban đầu 37 Mô phỏng hình ảnh vải để quan sát Hình 41: Hình ảnh mô phỏng vải theo thông số sợi thiết kế ban đầu. VD muốn thay đổi mật độ sợi slub hình ảnh vải trên cho thưa hơn, ta tăng các chiều dài đoạn khoảng cách: Bảng 16: Thông số sợi đã được hiệu chỉnh bằng cách tăng các giá trị khoảng cách Ta thu được hình ảnh vải có mật độ đoạn slub thưa hơn 38 Hình 42: Hình ảnh mô phỏng vải theo thông số đã hiệu chỉnh. Hình 43: Sơ đồ qui trình thiết kế mới cả thông số sợi và vải. Thông số sợi slub, thiết kế vải Mô phỏng hình ảnh vải So sánh với mẫu thực Bản thiết kế Đạt Chưa đạt Hiệu chỉnh thông số sợi slub, hiệu chỉnh rapo sợi trong thiết kế vải Tạo thông số sợi slub 39 * Hiệu chỉnh màu: một cửa sổ để chỉnh màu tương tự như công cụ chuẩn của windows, nhưng thêm các nút vi chỉnh tạo thuận tiện cho việc hiệu chỉnh nhỏ: Hình 44: Cửa sổ thiết kế màu Khi hiệu chỉnh nhỏ, ta sử dụng các nút vi chỉnh, việc hiệu chỉnh sẽ thuận tiện hơn. 40 * Tạo biểu mẫu thiết kế kèm hình ảnh vải tiện theo dõi và triển khai trong sản xuất Hình 45: Biểu thiết kế vải được tạo ra từ phần mềm 41 4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẦN MỀM * Đánh giá phần tính toán: Phần mềm đã xây dựng được các công cụ tính toán thiết kế cho hầu hết các thông số sợi và thông số vải, các giá trị được tính toán tự động, người sử dụng phần mềm không phải thực hiện các phép tính, người thiết kế chỉ cần nhìn các kết quả tính toán để lựa chọn thiết kế cho phù hợp với yêu cầu đề ra. Các thông số tính toán đã được lập trình theo yêu cầu thực tế công nghệ và thiết bị hiện có của các doanh nghiệp dệt hiện nay đang sử dụng. Các thông số tính toán bao gồm: + Thông số sợi: rapo sợi, các giá trị tổng chiều dài rapo; tổng chiều dài đoạn khoảng cách, tổng chiều dài đoạn slub, độ dầy trung bình.... + Thông số vải: Độ nhỏ sợi, mật độ sợi, rộng vải, lược sử dụng, tổng số sợi dọc, lượng sợi sử dụng, khối lượng vải... các thông số vải mộc cũng như vải thành phẩm. Tính chính xác và tốc độ tính toán: Các công thức tính sử dụng trong phần mềm giống như công thức tính toán bằng các phương pháp khác nên kết quả tính toán như các phương pháp khác (tính thủ công hay sử dụng excel...). Tốc độ tính toán là tức thì (vài giây) so với phương pháp khác mất hàng chục phút. * Đánh giá phần mô phỏng Phần mô phỏng hình ảnh là phần nổi trội của phần mềm, chỉ có bằng phương pháp sử dụng tin học ta mới có được hình ảnh ảo của sản phẩm. Ứng dụng mô phỏng sản phẩm trong thiết kế chỉ kém phương pháp sản xuất mẫu thử nhưng cho kết quả nhanh hơn và giảm kinh phí. Các chức năng mô phỏng: Mô phỏng hình ảnh sợi slub, vải, các công cụ hiệu chỉnh thông số sợi, thông số vải để đạt được hình ảnh vải có mật độ đoạn sợi slub khác nhau, từ đó chọn thiết kế theo yêu cầu, các cách hieuẹ chỉnh đó là: + Hiệu chỉnh giá trị khoảng cách, chiều dài đoạn slub, độ dầy đoạn slub của thông số sợi... ta thu được hình ảnh sợi trên bảng đen có mật độ đoạn sợi slub khác nhau. + Hiệu chỉnh rapo vải: tăng giảm số sợi slub dệt; tăng giảm số sợi đều dệt xen sợi slub... ta thu được hình ảnh vải với mật độ đoạn sợi slub khác nhau 42 Kết quả hình ảnh đã được mô phỏng sát với mẫu ở tỷ lệ thực và tỷ lệ phóng to để dễ dàng phân tích. Trong quá trrình lập trình mô phỏng, đề tài đã bám sát chất lượng hình ảnh tham khảo của các phần mềm trên thế giới sao cho hình ảnh được sát thực nhất. Hình ảnh vải được mô phỏng cụ thể theo màu sợi, kiểu dệt, độ dầy thưa, to nhỏ của đoạn sợi slub. Sau đây là các so sánh hình ảnh mô phỏng giữa phần mềm đề tài và các phần mềm thế giới, với mẫu thực: Hình 46: Hình ảnh mô phỏng sợi slub của phần mềm ACCUMARK Hình 47: Hình ảnh mô phỏng sợi slub của phần mềm đề tài So sánh chất clượng mô phỏng hình ảnh sợi slub của phần mềm ACCUMARK và chất lượng hình ảnh sợi của phần mềm đề tài là tương đương. 43 Hình 48: Hình ảnh mô phỏng vải slub của phần mềm ACCUMARK Hình 49: Hình ảnh mô phỏng vải slub của phần mềm đề tài So sánh chất clượng mô phỏng hình ảnh vải của phần mềm ACCUMARK và chất lượng hình ảnh vải của phần mềm đề tài là tương đương. 44 Hình 50: Ảnh mẫu vải thực được quét bằng máy scan Hình 51: Hình ảnh mô phỏng vải slub của phần mềm đề tài 45 So sánh chất lượng hình ảnh vải quét bằng máy scan và hình ảnh vải mô phỏng bàng phần mềm, mẫu vải mô phỏng gần tương tự như mẫu vải quét. 5. KẾT LUẬN * Kết quả đạt được : Đề tài đã hoàn thành các mục tiêu đề ra, đã xây dựng được phần mềm: + Tính toán thiết kế sợi slub. +Tính toán thiết kế vải từ sợi slub, kết quả tính toán nhanh, chính xác, tiết kiệm thời gian thiết kế. + Mô phỏng hình ảnh sợi slub trên bảng cuốn. với tỷ lệ thực: mô phỏng theo màu sợi, theo độ dài, độ dầy các đoạn slub + Mô phỏng hình ảnh vải từ sợi slub: theo chiều dọc, chiều ngang và cả 2 chiều, mô phỏng vải từ sợi slub nhuộm màu, trên vải ca rô với tỷ lệ thực và tỷ lệ phóng to... + Phần mềm cung cấp các công cụ hiệu chỉnh rapo sợi, rapo vải, mô phỏng hình ảnh thu được các hình ảnh khác nhau và từ đó chọn ra thiết kế phù hợp. + Tạo biểu mẫu thiết kế kèm hình ảnh vải tiện theo dõi và triển khai trong sản xuất. Lưu trữ kết quả thiết kế có hệ thống. Phần mềm trợ giúp cho người thiết kế vải tính toán và mô phỏng hình ảnh vải: giảm thời gian thiết kế, giảm chi phí dệt mẫu thử. Phần mềm đã được ứng dụng thử nghiệm tại Công ty CP Dệt May Nam Định, Công ty CP Dệt Lụa Nam Định đáp ứng được yêu cầu người thiết kế. Phần mềm có giao diện bằng tiếng Việt tiện sử dụng, phù hợp với công nghệ hiện có của Việt nam, thay thế nhập ngoại, tiện lợi khi cần nâng cấp, cài đặt lại... * Những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện: - Cần tiếp tục triển khai ứng dụng tại các nhà máy để tiếp thu những ý kiến đóng góp và bổ xung phần mềm để đáp ứng với yêu cầu sản xuất luôn thay đổi. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bộ môn Kỹ thuật Dệt (1979), Giáo trình cấu tạo và thiết kế vải, Xưởng in Đại học Bách Khoa, Hà Nội. [2] Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Khoa Dệt (1989), Giáo trình công nghệ và thiết bị dệt, Xưởng in Đại học Bách Khoa, Hà Nội. [3] Các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm thiết kế vải của các hãng NedGraphics, EAT, JaCAD, Jakob Muller [4] P.W.Harrison B.Sc., C.Tex., F.T.I., The Structural Design of Woven Fabrics: Theory and Practice. The Textile Institute, Manchester, UK. [5] O. Talavásel & Kolektiv1980 , Tkalcovská prirucka, SNTL, Paraha. [6] Dan J.McCreight. Weaver's Handbook of Textile Caculations from the Institute of Textile Technology. Carolina Academic Press, Durham, North Carolina. [7] Jacquie Wilson. Handbook of textile design: Principles, processes and practice. Woohead publishing limited, Cambridge England. [8] Sabit Adanur, Ph.D. (2001), Handbook of weaving, Technomic publishing company, U.S.A. [9] A R Horrocks and S C Anand (2000), Handbook of technical textiles, Woodhead publishing limited, Cambridge, England. [10] S. L. Singal (1977), Technology of Synthetic Weaving, Textile book publishers, India. [11] T. Matsuo and M.N. Suresh (1997), The Design Logic of Textile Products, The Textile Institute, UK. [12] A.E. Cropper & Z. Wang (1993), "Computer Simulation in Textiles", page 252-258, Textile Science International Conference, Liberec, Czech Republic. 47 Phụ lục : HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM THIẾT KẾ SỢI SLUB (Slub): Rapo sợi slub Cách nhập dữ liệu tương tự như nhập dữ liệu trong rapo màu Độ dầy là tỷ lệ độ lớn ở điểm slub (tiết diện) so với điểm tại khoảng cách. Nếu sợi slub có độ nhỏ không đổi, chỉ có màu tại điểm slub khác nhau, khi đó độ dầy có giá trị là 1. Vẽ bảng đen hình ảnh sợi slub, Double-Click vảo bảng đen để thay đổi màu nền. : Bảng màu sợi slub. Double-Click xác định độ sáng tối của điểm slub. Nếu điểm slub có màu khác màu sợi Right-Click - thay đổi màu điểm slub (Sọi có điểm slub sẽ có chữ s kèm theo thứ tự màu). TÍNH TOÁN THIẾT KẾ Một cửa sổ làm việc với các thông số về một mẫu vải. Ta có thể chỉnh mọi thông số và các thông số khác được tự động tính lại. Có thể sử dụng mũi tên hay nhập dữ liệu trực tiếp và ấn ↵. Các ô dữ liệu hiển thị 3D (3 chiều) là các ô nhập (hiệu chỉnh được) dữ liệu, các ô dữ liệu hiển thị 2D là các dữ liệu được tính theo. Để đơn giản, có thể chỉ cần chỉnh các ô có chữ màu đỏ để đạt được thiết kế theo yêu cầu. Chế độ tính mặc định: Vải mộc được tính theo chi số sợi, mật độ mắc, khổ rộng mắc, mật độ ngang mộc. Vải thành phẩm được tính theo vải mộc. - Nhập độ nhỏ sợi: chọn độ nhỏ sợi có sẵn trong danh mục hay nhập trực tiếp: 76 (hay Nm76/1); Ne45/2 ; D150 (Dnie); D150x2. Nếu mật độ lược tính theo 2in; mật độ sợi TP tính theo s/in, rộng vải TP tính theo in thì cũng nhập giá trị trong (). Nếu sợi biên giống sợi nền thì phần chi số sợi biên để trống. Sai lệch chi số, tiêu hao sợi nấu tẩy... được nhập chung vào mục Độ co sợi (xe)%. Khi sợi thô hơn giá trị có dấu (+); Nếu vải có mật độ và chi số khác nhau (Trong cửa sổ Tính toán chọn Vải mật độ - chi số khác nhau (lệnhcó dấu chọn ) hay trong cửa sổ Kiểu dệt - Carô chọn RapoSợi -> Vải mật độ - chi số khác nhau (lệnhcó dấu chọn ), giá trị cho từng loại sợi được nhập tại Bảng tính tỷ lệ sợi trong cửa sổ KiểuDệt-Caro (RapoSợi - Tính tỷ lệ % sợi). Double-click vào cột ô để thay đổi Độ co sợi (xe)%, tỷ lệ rối, độ săn sợi. 48 Với vải có chi số khác nhau và độ co, tỷ lệ rối khác nhau, ta đánh dấu chọn vào lựa chọn , các tỷ lệ rối, độ co sẽ được nhập trong bảng Tỷ lệ % sợi (menu RapoSợi của cửa sổ Kiểu dệt - Vải Ca rô). Nếu không có lựa chọn, độ co và tỷ lệ rối được lấy bằng nhau như các giá trị trong cửa sổ Tính thiết kế. Chỉ khi ở chế độ Vải mật độ - chi số khác nhau và khi đã nhập các chi số trong Bảng tỷ lệ sợi thì lưạ chọn này mới có tác dụng. * Hệ thống - Mở - Ghi - Ghi với tên khác: Các thao tác mở, ghi file dữ liệu về thiết kế vải (thông số cấu trúc, kiểu dệt, rapo màu... tương tự như các thao tác trong cửa sổ Thiết kế kiểu dệt - vải caro). - Cho phép sửa : được chọn sẽ mở chức năng để sửa. - Trở về cửa chính. * ThôngSố - Thiết kế mới... : Có 2 dạng thiết kế: Thiết kế theo chi số và mật độ; Thiết kế theo khỗi lượng vải g/m2 (có 3 lựa chọn thiết kế theo khối lượng vải). Một thiết kế được tự động tính theo lý thuyết và từ đó ta chỉnh sửa theo yêu cầu. Để chọn dạng thiết kế, trước hết Click vào dấu lựa chọn dạng thiết kế. - Tải cấu trúc từ file ... Tải cấu trúc vải từ file *.vai mà không cần tải rapo màu và kiểu dệt. [KiểuDệt-Caro-Jac]: Chuyển sang cửa số thiết kế Kiểu dệt - vải caro, vải jacquard. [XuấtKếtQuả]: Chuyển sang cửa sổ Xuất kết quả MÔ PHỎNG HÌNH ẢNH VẢI TỪ SỢI SLUB (Mở ) : Mở file cũ. Tại mỗi thời điểm chỉ có 1 mẫu vải được mở. Khi lệnh mở thành công, tên file mẫu vải được ghi tại thanh tiêu đề cửa sổ. Khi mở một mẫu vải khác thì mẫu vải hiện hành được đóng lại, cần ghi lại mẫu vải hiện hành trước khi mở mẫu vải khác. (Ghi...): Ghi lại các thay đổi với tên *.vai. Tất cả các dữ liệu về mẫu vải (thông số tính toán, rapo màu, kiểu dệt...) đều được lưu trữ trong file. Trước khi mở file mới hay đóng chương trình, cần ghi lại các thay đổi. Bảng màu và Cửa sổ màu : Chọn màu (Click vào màu cần chọn). Cùng một lúc thể hiện được 16 màu (cũng là số màu sử dụng tối đa cho mỗi mẫu vải) có số thứ tự từ 1-16. Mầu KD ngang là màu dùng để vẽ điểm nổi ngang của kiểu dệt. Không nên dùng màu sợi dệt và màu kiểu dệt trùng nhau. Nên dùng màu 1-9 cho màu sợi, màu 10-16 để vẽ kiểu dệt. +Muốn thay đổi một màu, Double-click (hay Right-click) vào ô màu, một bảng màu với dải 49 màu 24-bit sẽ cho phép chọn màu cần có. Khi cần vi chỉnh màu, ta sử dụng các mũi tên để việc hiệu chỉnh nhỏ được dễ dàng hơn. Màu hiện hành có viền tím. + Khi Click trên các ảnh, màu của Cửa sổ màu được thay bằng màu tại vị trí Click. + Shift-Click để thay màu của Bảng màu cùng với Cửa sổ màu. - Tên sợi (màu): Bảng tên màu. Double-click vào tê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_nghien_cuu_viet_phan_mem_thiet_ke_va_mo_phong_hinh_a.pdf
Tài liệu liên quan