Báo cáo Nghiệp vụ huy động vốn tại ngâng hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Xuyên Á

Agribank là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu cung cấp các loại sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của khách hàng bằng đồng Việt Nam, Vàng, các loại ngoại tệ. Tiền gửi của khách hàng luôn được đảm bảo an toàn và sinh lợi cao với lãi suất hấp dẫn.

* Đối tượng: Cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu gửi tiết kiệm tại Agribank.

* Tiện ích:

- Hình thức và kỳ hạn gửi đa dạng, lãi suất hấp dẫn và thủ tục đơn giản.

- Tiền gửi vào được ngân hàng mua bảo hiểm

- Số dư trong tài khoản của khách hàng sẽ được đảm bảo bí mật

- Khách hàng được cấp thẻ tiết kiệm có ghi số tiền gửi, ngày tháng gửi vào đến hạn, lãi suất, kỳ hạn

- Khách hàng được cầm cố thẻ tiết kiệm để đảm bảo khi mở thẻ Tín dụng bằng số dư trong tài khoản.

- Khách hàng có thể rút vốn trước hạn hoặc cầm cố sổ tiết kiệm vay vốn tại Agribank.

- Được Agribank xác nhận khả năng tài chính khi đi du lịch và học tập ở nước ngoài.

- Khách hàng có thể chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và ngược lại.

- Kiểm tra thông tin tài khoản qua các dịch vụ hỗ trợ SMS Banking.

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5319 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiệp vụ huy động vốn tại ngâng hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Xuyên Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp có thể thực hiện các hình thức không dùng tiền mặt để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trong nước và thanh toán quốc tế như séc chuyển khoản, séc bảo chi, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, chi trả lương cho CB-CNV… Doanh nghiệp còn có thể sử dụng vượt quá số dư trong tài khoản của mình với tiện ích thấu chi tài khoản. Thông báo và xem số dư tài khoản qua SMS-Banking. Ngoài ra, với khách hàng là các doanh nghiệp, Agribank còn đảm nhận việc trả lương, thưởng, thù lao cho nhân viên hay các đại lý của các doanh nghiệp bằng cách trích tài khoản của doanh nghiệp tại Agribank hoặc nhận tiền mặt của doanh nghiệp (trường hợp doanh nghiệp không mở tài khoản tại Ngân hàng) để trả tiền cho nhân viên theo danh sách nhân viên do doanh nghiệp cung cấp. dịch vụ này cũng mang lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp cũng như các nhân viên của doanh nghiệp như: Lợi ích với doanh nghiệp: Thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên nhanh chóng, an toàn, hiện đại. Bảo mật thông tin về lương và thu nhập của nhân viên. Tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro do không phải chi trả tiền lương bằng tiền mặt. Doanh nghiệp có thể mở rộng mạng lưới kinh doanh, phân phối sản phẩm.   Lợi ích với cán bộ nhân viên: Tiền lương trong tài khoản liên tục sinh lời An toàn trong chi tiêu Các tiện ích tài khoản khác: Cho vay cán bộ, thấu chi, dịch vụ thẻ... Dễ dàng kiểm soát chi tiêu * Đối với các khách hàng cá nhân: Lãi suất hấp dẫn, thủ tục đơn giản, thông tin cá nhân được bảo mật cao nhất. Được chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiết kiệm và ngược lại Khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào. Khách hàng có thể sử dụng để cầm cố, đảm bảo vay vốn bằng số dư trên tài khoản. Xác nhận khả năng tài chính cho chủ tài khoản hoặc thân nhân đi du lịch, học tập,... ở nước ngoài. Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt với mạng lưới hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc: nhận tiền do người khác chuyển đến, thanh toán (cho khách hàng hoặc đối tác) với các công cụ như Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu.... Cơ sở để quý khách được cấp hạn mức thấu chi. Thông báo và xem số dư tài khoản qua SMS-Banking. b) Đối tượng được mở tài khoản tiền gửi: - Cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam; Cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật nước mà người đó là công dân. - Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế hành vi dân sự theo quy định của pháp luật: mọi thủ thủ tục mở và sử dụng tài khoản tiền gửi phải được thực hiện thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người đó theo Mục IV (Điều 58 đến Điều 73) Bộ Luật dân sự năm 2005. - Tổ chức Việt Nam bao gồm: Tổ chức kinh tế, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức tín dụng khác,…được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Tổ chức nước ngoài bao gồm: Tổ chức kinh tế, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức tín dụng,…được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nước mà tổ chức đó được thành lập c) Hồ sơ mở tài khoản tiền gửi: * Đối với các tổ chức: Hồ sơ xin mở tài khoản tiền gửi gồm các giấy tờ sau: - Giấy đề nghị mở tài khoản (Mẫu số 01/GĐKTK) do chủ tài khoản ký tên và đóng dấu (nếu có), nội dung ghi rõ: - Tên đăng ký: Tên của tổ chức trong quyết định thành lập; - Địa chỉ giao dịch của tổ chức - Chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của tổ chức mở tài khoản: Tổng giám đốc, Giám đốc, chủ doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị. - Trên giấy đề nghị mở tài khoản ghi đầy đủ họ và tên, Giấy chứng minh nhân dân (gồm số, ngày tháng năm cấp và nơi cấp), địa chỉ của chủ tài khoản; - Đăng ký chữ ký của chủ tài khoản và người được uỷ quyền ký thay. - Đăng ký chữ ký của Kế toán trưởng: Đối với doanh nghiệp nhà nước hoặc tổ chức không phải doanh nghiệp nhà nước nhưng là tổ chức tín dụng, nhất thiết phải đăng ký Mẫu chữ ký của Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán và những người được uỷ quyền ký thay; Đối với các tổ chức khác, không bắt buộc phải đăng ký chữ ký của Kế toán trưởng. - Mẫu dấu của tổ chức (nếu có). - Tên Chi nhánh nơi mở tài khoản. - Các giấy tờ chứng minh tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật: + Tổ chức Việt Nam gồm các giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức (nếu có); Giấy phép kinh doanh (nếu là tổ chức kinh tế) Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc Thủ trưởng đơn vị. Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng hoặc người Phụ trách kế toán (nếu tổ chức là doanh nghiệp nhà nước hoặc tổ chức tín dụng). + Tổ chức nước ngoài: (Theo quy định tại Điều 765 – Bộ Luật dân sự năm 2005) Giấy phép kinh doanh (nếu là tổ chức kinh tế) theo quy định của pháp luật nước thành lập Tổ chức đó. Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc Thủ trưởng đơn vị. - Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng hoặc người Phụ trách kế toán (nếu pháp luật nước thành lập Tổ chức quy định phải có Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán). - Hồ sơ đăng ký tài khoản của Tổ chức nước ngoài phải có ý kiến pháp lý của - Luật sư nước Tổ chức đó được thành lập xác nhận là: Tổ chức được hoạt động hợp pháp. - Đối với Tổ chức tín dụng nước ngoài có quan hệ hợp tác thanh toán với NHNo&PTNT Việt Nam: Phải có văn bản thoả thuận hợp tác với NHNo&PTNT Việt Nam kèm theo. * Đối với đồng chủ tài khoản: Tài khoản tiền gửi của các đồng chủ tài khoản là tài khoản có ít nhất hai người trở lên cùng đứng tên mở tài khoản. Hồ sơ xin mở tài khoản tiền gửi gồm các giấy tờ sau: - Giấy đề nghị mở tài khoản do các đồng chủ tài khoản ký tên và đóng dấu (nếu có), nội dung ghi rõ: - Tên đăng ký: Tên của tổ chức tham gia tài khoản đồng sở hữu; - Địa chỉ giao dịch - Chủ tài khoản: Ghi đầy đủ họ và tên, Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn (gồm số, ngày tháng năm cấp và nơi cấp), địa chỉ, thuộc đối tượng cư trú/không cư trú của từng đồng chủ tài khoản; - Đăng ký chữ ký của chủ tài khoản và người được uỷ quyền ký thay. - Đăng ký chữ ký của Kế toán trưởng (nếu có) - Mẫu dấu của tổ chức (nếu có). - Tên Chi nhánh nơi mở tài khoản. - Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện cho tổ chức tham gia tài khoản đồng sở hữu: Văn bản thoả thuận (hợp đồng) quản lý và sử dụng tài khoản chung của các chủ tài khoản; Văn bản cử người đại diện thay mặt các đồng chủ tài khoản giao dịch với ngân hàng (có đầy đủ chữ ký của các đồng chủ tài khoản). Văn bản cử người phụ trách kế toán ký kiểm soát trên chứng từ giao dịch với ngân hàng (có đầy đủ chữ ký của tất cả các đồng chủ tài khoản). * Đối với khách hàng là cá nhân: Hồ sơ xin mở tài khoản tiền gửi gồm các giấy tờ sau: - Giấy đề nghị mở tài khoản (Mẫu số 02/GĐKTK) do chủ tài khoản (là người gửi tiền) ký tên, nội dung ghi rõ: - Họ và tên chủ tài khoản; Giấy chứng minh nhân dân còn thời hạn (nếu cá nhân là người Việt Nam); hoặc Hộ chiếu còn thời hạn (nếu cá nhân là người nước ngoài), ghi rõ: số, ngày tháng năm cấp và nơi cấp, thuộc đối tượng cư trú/không cư trú; - Địa chỉ giao dịch của chủ tài khoản; - Đăng ký chữ ký của chủ tài khoản và người được uỷ quyền ký thay (nếu có). - Tên Chi nhánh nơi mở tài khoản. Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người hạn chế hành vi dân sự phải có thêm các giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện, người giám hộ hợp pháp theo Điều 58 và Điều 63 Bộ Luật dân sự 2005. d) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ mở tài khoản: Sau khi nhận hồ sơ xin mở tài khoản của khách hàng, Ngân hàngkiểm tra và đối chiếu các giấy tờ và yếu tố đã kê khai trong hồ sơ đảm bảo đầy đủ, chính xác.Ngân hàng giải quyết việc mở tài khoản ngay trong ngày làm việc: - Nếu đủ điều kiện, Chi nhánh chấp thuận mở tài khoản tiền gửi và giao cho khách hàng “Thông báo chấp thuận mở tài khoản” với các nội dung về tài khoản được mở và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản. - Trường hợp từ chối không chấp thuận mở tài khoản, Chi nhánh phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng biết. e) Thủ tục mở tài khoản: * Đối với khách hàng là cá nhân: Khách hàng photo 1 chứng minh nhân dân và điền vào mẫu đơn của ngân hàng với các nội dung như: Họ tên chủ tài khoản, địa chỉ giao dịch, số CMND, ngày cấp, nơi cấp,…số dư tối thiểu cùa tài khoản là 100.000 đ. * Đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức: Trình tự giống với thủ tục mở tài khoản cá nhân cùng với các giấy tờ được yêu cầu trong bộ hồ sơ mở tài khoản. Số dư tối thiểu là 1.000.000 đ * Đối với tài khoản ngoại tệ: Ngân hàng sẽ tự động mở tài khoản ngoại tệ khi nhận được ngoại tệ chuyển từ nơi khác đến cho khách hàng, khách hàng có thể rút VNĐ, hoặc USD từ tài khoản ngoại tệ. * Đối với thẻ ATM: Khách hàng cũng cần photo 1 CMND, nộp 1 tấm hình 3x4, điền đầy đủ vào mẫu đơn do ngân hàng cung cấp, sau đó nhân viên ngân hàng sẽ đối chiếu thông tin khách hàng kê khai, khách hàng nộp tiền phí mở thẻ là 50.000đ kèm theo 100.000đ để duy trì số dư tối thiểu, cuối cùng khách hàng sẽ nhận được giấy hẹn có ghi số tài khoản vừa mở và ngày đến nhận thẻ ( thường là 10 ngày). f) Sử dụng tài khoản tiền gửi: * Đối với Chủ tài khoản Chủ tài khoản có quyền sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi, tuỳ theo yêu cầu chi trả, Chủ tài khoản có thể rút tiền mặt ra để sử dụng hoặc thực hiện các khoản thanh toán qua NHNo&PTNT Việt Nam phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước. Khi thực hiện thanh toán qua Ngân hàng, Chủ tài khoản phải tuân thủ những quy định và hướng dẫn của Ngân hàng về việc lập chứng từ, phương thức nộp, lĩnh tiền ở Ngân hàng. Trên chứng từ, các chữ ký và dấu (nếu có) phải đúng mẫu đã đăng ký. Chủ tài khoản tự tổ chức hạch toán, theo dõi số dư tiền gửi ở Ngân hàng. Trong phạm vi 3 ngày làm việc kể từ khi nhân được giấy báo Nợ, giấy báo Có về các khoản giao dịch trên tài khoản tiền gửi, Chủ tài khoản phải đối chiếu với Ngân hàng để đảm bảo số liệu khớp đúng. Trường hợp sử dụng tài khoản của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự: Việc sử dụng tài khoản của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người đó. * Đối với Ngân hàng: Việc trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thực hiện các khoản chi trả phải có yêu cầu của Chủ tài khoản, trừ các trường hợp sau Ngân hàng được quyền trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thực hiện thanh toán: - Các khoản nợ đến hạn, quá hạn, các khoản lãi, phí, chi phí hợp lệ khác phát sinh trong quá trình quản lý tài khoản và cung ứng các dịch vụ thanh toán. - Các nghĩa vụ thanh toán theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền buộc Chủ tài khoản phải thanh toán; - Các trường hợp khác theo thoả thuận của Ngân hàng và khách hàng.. Ngân hàng có trách nhiệm kiểm soát các chứng từ thanh toán của khách hàng đảm bảo đúng thủ tục quy định, chữ ký, dấu (nếu có). Khi phát sinh các nghiệp vụ giao dịch qua tài khoản tiền gửi, Ngân hàng phải gửi đầy đủ, kịp thời giấy báo Nợ, giấy báo Có cho Chủ tài khoản. g)Uỷ quyền sử dụng tài khoản: Việc uỷ quyền sử dụng tài khoản tiền gửi và sử dụng tài khoản tiền gửi theo uỷ quyền, Chủ tài khoản và Ngân hàng thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, cụ thể: Chủ tài khoản được uỷ quyền cho người khác bằng văn bản theo quy định của pháp luật về uỷ quyền: Thực hiện theo các Điều từ 581 đến 589 – Bộ Luật Dân sự năm 2005. Thủ tục uỷ quyền: Khi uỷ quyền sử dụng tài khoản cho người chưa có chữ ký tại Giấy đề nghị mở tài khoản, Chủ tài khoản phải lập Giấy uỷ quyền sử dụng tài khoản, giới thiệu chữ ký của người được uỷ quyền. Mẫu chữ ký của người được uỷ quyền phải lưu giữ tại Ngân hàng. Người được uỷ quyền có quyền hạn và nghĩa vụ như Chủ tài khoản trong phạm vi, thời hạn được uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người thứ ba. h). Tất toán tài khoản tiền gửi: Ngân hàng tất toán tài khoản tiền gửi của khách hàng khi: - Chủ tài khoản có văn bản yêu cầu tất toán tài khoản. - Tài khoản đã hết số dư và ngừng giao dịch trong thời gian 6 tháng tiếp theo. Sau khi tài khoản tất toán, Chủ tài khoản nộp lại cho Ngân hàng các tờ séc trắng đã mua từ Ngân hàng. k). Phong toả tài khoản: Tài khoản tiền gửi bị phong toả một phần hay toàn bộ số dư trong các trường hợp: - Có thoả thuận giữa chủ tài khoản và Ngân hàng; - Có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp tài khoản bị phong toả một phần thì số tiền còn lại (ngoài số tiền bị phong toả) được sử dụng bình thường. Nội dung phong toả: Văn bản của Ngân hàng về việc phong toả phải ghi rõ: - Số tiền bị phong toả; - Thời gian bị phong toả; Số tiền bị phong toả trên tài khoản được bảo toàn và kiểm soát theo nội dung bị phong toả, chỉ được giải toả khi việc phong toả chấm dứt hoặc có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc xử lý số tiền bị phong toả. Chấm dứt phong toả tài khoản khi: - Kết thúc thời hạn thoả thuận giữa chủ tài khoản và Ngân hàng; - Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ra quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản về việc chấm dứt phong toả. Đóng tài khoản: * Ngân hàng đóng tài khoản tiền gửi của khách hàng trong các trường hợp: - Chủ tài khoản yêu cầu đóng tài khoản; - Cá nhân có tài khoản bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự; - Tổ chức có tài khoản chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật. - Ngân hàng quyết định đóng tài khoản khi Chủ tài khoản vi phạm pháp luật trong thanh toán hoặc vi phạm thoả thuận với Ngân hàng. * Sau khi đóng tài khoản: Số dư còn lại trên tài khoản được xử lý: - Chi trả theo yêu cầu của Chủ tài khoản hoặc người được thừa kế, đại diện thừa kế trong trường hợp Chủ tài khoản là cá nhân chết hoặc người giám hộ chết (trường hợp Chủ tài khoản là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự ); - Chi trả theo quyết định của Toà án; - Quản lý số dư chờ xử lý tại Ngân hàng (trong trường hợp Ngân hàng quyết định đóng tài khoản khi Chủ tài khoản vi phạm pháp luật trong thanh toán hoặc vi phạm thoả thuận với Ngân hàng). Khách hàng muốn sử dụng tài khoản, phải làm lại thủ tục mở tài khoản. * Thủ tục đóng tài khoản: - Tài khoản bị đóng do chủ tài khoản yêu cầu phải có yêu cầu bằng văn bản có đủ chữ ký đúng mẫu đã đăng ký, đóng dấu (nếu có). Nếu là tài khoản đồng chủ sở hữu, yêu cầu bằng văn bản phải có đủ chữ ký của các đồng chủ tài khoản. - Tài khoản bị đóng do nguyên nhân cá nhân có tài khoản bị chết, mất tích hy mất năng lực hành vi dân sự phải có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc cá nhân có tài khoản bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự. - Tài khoản bị đóng do nguyên nhân tổ chức có tài khoản chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật phải có văn bản của cơ quan ra quyết định thành lập tổ chức đó về việc tổ chức bị chấm dứt hoạt động. - Tài khoản bị đóng do nguyên nhân Chủ tài khoản vi phạm pháp luật trong thanh toán hoặc vi phạm thoả thuận với Ngân hàng. Trường hợp này, Ngân hàng thông báo trước cho Chủ tài khoản hoặc niêm yết công khai tại trụ sở Ngân hàng nơi khách hàng mở tài khoản về việc đóng tài khoản và cách thức xử lý số dư của tài khoản. 3.1.2. Tiền gửi tiết kiệm: a) Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Agribank nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng bằng đồng Việt Nam và USD. Khách hàng có thề gửi và rút tiền bất kỳ lúc nào tại hơn 2000 chi nhánh của Agribank trên cả nước. * Đối tượng khách hàng: Cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài. * Lợi ích:    - Được Ngân hàng xác nhận khả năng tài chính khi đi du lịch và học tập ở nước ngoài. -Khách hàng sẽ được nhận sổ tiết kiệm trong đó ghi đúng số tiền đã gửi, ngày tháng gửi, lãi suất, … - Được cầm cố, bảo lãnh vay vốn của ngân hàng. -Tiền gửi vào ngân hàng đều được mua bảo hiểm. - Khách hàng được đảm bảo bí mật số dư - Khách hàng được sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn để thanh toán tiền vay hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác của chính chủ tài khoản tại Agribank. - Tự động nhập lãi khi đến kỳ hạn trả. - Thông báo và xem số dư tài khoản qua SMS-Banking. * Đặc điểm sản phẩm:   - Loại tiền gửi: VND, USD, EUR.   - Ðối với tài khoản ngoại tệ, việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Chính phủ.   - Số tiền tối thiểu ban đầu:   - Số tiền gửi lần đầu thấp nhất là 100.000 đồng Việt Nam, đối với ngoại tệ là tương đương 50 USD. * Phương thức trả lãi: Lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được trả vào ngày cuối cùng hàng tháng. * Hồ sơ và thủ tục gửi tiền:    - CMND hoặc Hộ chiếu (còn hiệu lực). (Các giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện, người giám hộ hợp pháp của người chưa thành niên, người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.)   - Khách hàng điền thông tin vào “Giấy gửi tiền tiết kiệm” theo mẫu của Agribank và nhận sổ tiết kiệm từ nhân viên giao dịch. b) Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Agribank là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu cung cấp các loại sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của khách hàng bằng đồng Việt Nam, Vàng, các loại ngoại tệ. Tiền gửi của khách hàng luôn được đảm bảo an toàn và sinh lợi cao với lãi suất hấp dẫn. * Đối tượng: Cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu gửi tiết kiệm tại Agribank. * Tiện ích:   - Hình thức và kỳ hạn gửi đa dạng, lãi suất hấp dẫn và thủ tục đơn giản. - Tiền gửi vào được ngân hàng mua bảo hiểm - Số dư trong tài khoản của khách hàng sẽ được đảm bảo bí mật - Khách hàng được cấp thẻ tiết kiệm có ghi số tiền gửi, ngày tháng gửi vào đến hạn, lãi suất, kỳ hạn…   - Khách hàng được cầm cố thẻ tiết kiệm để đảm bảo khi mở thẻ Tín dụng bằng số dư trong tài khoản.   - Khách hàng có thể rút vốn trước hạn hoặc cầm cố sổ tiết kiệm vay vốn tại Agribank.   - Được Agribank xác nhận khả năng tài chính khi đi du lịch và học tập ở nước ngoài.   - Khách hàng có thể chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và ngược lại.   - Kiểm tra thông tin tài khoản qua các dịch vụ hỗ trợ SMS Banking. * Loại tiền gửi: VND, USD, EUR, vàng. * Kỳ hạn gửi: Kỳ hạn từ 01 đến 36 tháng. * Phương thức trả lãi: Lãi của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn được trả hàng tháng, hàng quý, hàng năm, cuối kỳ hoặc theo thõa thuận giữa khách hàng với Agribank. *Hồ sơ và thủ tục gửi tiền:    -  CMND hoặc Hộ chiếu (còn hiệu lực). (Các giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện, người giám hộ hợp pháp của người chưa thành niên, người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.)   - Khách hàng điền thông tin vào “Giấy gửi tiền tiết kiệm” theo mẫu của Agribank và nhận sổ tiết kiệm từ nhân viên giao dịch . c) Các vấn đề liên quan tới tài khoản tiền gửi tiết kiệm (không kỳ hạn và có kỳ hạn) *Gửi tiền: Khi khách hàng đến gửi tiền sẽ được các kế toán viên tư vấn chọn lựa loại tiết kiệm như: không kỳ hạn, có kỳ hạn, (1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, ….) Sau khi khách hàng đồng ý gửi và chọn được loại hình tiết kiệm, kế toán viên hướng dẫn khách hàng làm thủ tục gửi tiền: Điền đầy đủ vào giấy gửi tiền và ký tên vào thẻ lưu tiết kiệm. Sau khi kế toán kiểm tra đầy đủ các chi tiết thì sẽ nhập dữ liệu vào máy in sổ tiết kiệm và in thẻ lưu trên máy tính. Sổ tiết kiệm sẽ được giao cho khách hang, kế toán giữ lại thẻ lưu và sắp xếp thứ tự theo ngày để cập nhật và đối chiếu khi giao dịch lần kế tiếp. *Thủ tục gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm đã mở: Nếu khách hang đã mở sổ tiết kiệm và có nhu cầu gửi them tiền vào thì chỉ cần xuất trình sổ tiết kiệm, điền đầy đủ các thông tin và ký tên vào giấy gửi tiền và nộp tiền vào. Đối với sổ tiết kiệm không kỳ hạn: Việc gửi thêm tiền được thực hiện vào bất cứ ngày làm việc nào của Ngân hang. Đối với sổ tiết kiệm có kỳ hạn: Nếu khách hàng muốn gửi thêm tiền vào thì sẽ phải tất toán sổ cũ và mở sổ mới theo kỳ hạn khách hang yếu cầu. *Tất toán sổ tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hang Agribank được thanh toán gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn. Đối với tiền gửi không kỳ hạn: Khách hàng được thanh toán vào bất kỳ ngày làm việc nào của Ngân hang. Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Khách hàng được thanh toán vào ngày đáo hạn của sổ tiết kiệm. Khi nhận sổ tiết kiệm từ khách hàng, kế toán tính lãi tất toán sổ, in chứng từ giao dịch, yêu cầu khách hàng ký tên, viết đầy đủ họ tên trên giấy rút tiền, đối chiếu chữ ký mẫu của khách hàng trên thẻ lưu, CMND với thẻ lưu. Nếu đúng kế toán cho khách hàng ký tên tất toán sổ. Kế toán chi tiền cho khách hàng và giữ sổ lại .Nếu tất toán vượt quá hạn thì Ngân hàng chi lãi phụ. Nếu khách hàng chỉ rút lãi khi đến hạn thì làm thủ tục tất toán và tiến hành mở sổ mới với số tiền gốc ban đầu. *Cầm cố sổ tiết kiệm: Đặc biệt nếu khách hàng cần tiền khi sổ tiền gửi chưa đến hạn thanh toán, khách hàng có thể dễ dàng dùng sổ tiền gửi để vay thế chấp, cầm cố, chiết khấu hoặc rút vốn trước hạn và được AGRIBANK trả lãi cụ thể như sau: - Nếu khách hàng gửi dưới 2/3 thời gian cam kết thì được trả lãi suất không kỳ hạn. - Nếu khách hàng gửi từ 2/3 thời gian cam kết trở lên thì được trả tối đa bằng 75% lãi suất cùng kỳ hạn tại thời điểm rút vốn. Thời gian cầm cố là tính từ ngày thực hiện cầm cố đến ngày đến hạn của sổ tiết kiệm. Điều kiện để khách hàng được vay cầm cố sổ tiết kiệm là phải đảm bảo số tiền vay cầm cố với số tiền lãi phải trả phải nhỏ hơn hoặc bằng số tiền gửi trên sổ tiết kiệm và số tiền lãi tiết kiệm khi đáo hạn. *Vấn đề uỷ quyền: Nếu khách hàng muốn uỷ quyền cho người thân sử dụng sổ tiết kiệm, người uỷ quyền phải làm đơn có chứng nhận của địa phương ghi rõ uỷ quyền cho ai và ký tến bằng long uỷ quyền. *Sổ tiết kiệm đầy hoặc bị mất: Sổ tiết kiệm đầy: Khách hàng sẽ được cấp thêm sổ tiết kiệm mới nếu sổ cũ đã sử dụng đến hết trang cuối cùng của quyển sổ, sổ cũ được kế toán giữ lại. Sổ tiết kiệm bị mất: Khi bị mất sổ khách hàng phải báo ngay cho Ngân hàng, sau đó làm đơn cớ mất sổ và xin cấp sổ mới. Trước khi cấp sổ mới, kế toán phải đối chiếu chữ ký của khách hàng trên đơn báo mất sổ với thẻ lưu. *Phương pháp tính lãi: - Áp dụng đúng lãi suất qui định - Ngày tính lãi: tính ngày gửi, không tính ngày lĩnh. - Lãi suất tháng tính trên cơ sở : 1 tháng là 30 ngày - Lãi suất năn tính trên cơ sở : 1 năm là 360 ngày. - Nếu khách hàng rút trước thời hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn) , lãi suất được tính theo mức lãi suất không kỳ hạn Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, lãi được tính tròn theo tháng hoặc theo năm : Số tiền phải trả = Số tiền gửi (số dư) x Lãi suất tháng (năm) x Thời giangửi (tháng hoặc năm) Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, lãi được tính theo phương pháp tích số : Số tiền phải trả = Tổng số dư được tính lãi x Lãi suất tháng/30 ngày (hoặc năm/ 30 ngày) Kỳ quy định tính lãi được áp dụng như sau: - Đối với loại tiết kiệm không kỳ hạn: 1 tháng bằng một kỳ tính lãi theo nhóm ngày lãi được nhập gốc. - Đối với loại tiết kiệm có kỳ hạn: ngày gửi tiền bằng ngày đầu tiên của kỳ hạn để tính lãi. Đến kỳ, khách hàng không đến tính lãi, lãi sẽ được nhập gốc và chuyển sang kỳ hạn mới tương ứng. Trường hợp không có kỳ hạn tương ứng, lãi sẽ được nhập gốc và chuyển sang kỳ hạn mới ngắn hơn liền kề với hình thức tính lãi sau. - Trường hợp tháng sau hoặc kỳ hạn sau không có nhóm ngày như ngày gửi, ngày tính lãi sẽ là ngày kế tiếp. - Trường hợp tháng sau hoặc kỳ hạn sau ngày đến hạn tính lãi trùng vào ngày nghỉ vẫn tính lãi đúng kỳ hạn. * Lưu ý: Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: - Nếu khách hàng đến rút vốn và lãi sau kỳ hạn trong vòng 1 tháng lãi sẽ được tính như sau: Lãi = (Vốn x lãi suất có kỳ hạn x số tháng ) + (Vốn x lãi suất không kỳ hạn / 30 ngày x số ngày quá hạn) - Nếu khách hàng chỉ rút lãi mà không rút vốn, lãi những ngày quá hạn sẽ không được tính. - Nếu suốt định kỳ tiếp theo khách hàng vẫn không đến rút lãi và vốn, ngân hàng phải nhập lãi vào vốn để tính lãi kép cho khách hàng. 3.1.3. Tiền gửi tiết kiệm khác: Ngoài các loại tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ, ngân hàng còn có hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm bằng khác như: tiền gửi tiết kiệm bằng USD, EUR, tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ đảm bảo theo giá trị vàng. a) Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ (USD, EUR) : Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ có hình thức huy động cũng giống như tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ. Với loại tiền gửi này cũng có hai hình thức gửi để khách hàng lựa chọn đó là: Có kỳ hạn và không kỳ hạn. Đối với hình thức không kỳ hạn, khách hàng cũng có thể gửi vào và rút ra bất cứ lúc nào. Lãi suất sẽ được áp dụng theo lãi suất không kỳ hạn dành riêng cho ngoại tệ. Đối với hình thức có kỳ hạn, khách hàng cũng có thể lựa chọn nhiều kỳ han khác nhau phù hợp với nhu cầu như: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng.. Lãi suất đôi với hình thức này cũng được áp dụng theo lãi suất có kỳ hạn dành riêng cho ngoại tệ. b) Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ đảm bảo giá trị theo giá vàng: Với mục đích làm đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiệp vụ huy động vốn tại ngâng hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Xuyên Á.doc
Tài liệu liên quan