Báo cáo Phân tích tài chính Công tỷ cổ phần đường Biên Hòa

MỤC LỤC

 

 

GIỚI THIỆU 1

MỤC LỤC 2

PHẦN 1: SƠ LƯỢC NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA 5

1.1 Tổng quan ngành mía đường 5

1.1.1 Tình hình mía đường thế giới 5

1.1.2. Ngành mía đường tại Việt Nam 8

1.2. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa 13

1.2.1. Sơ lược về công ty 13

1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh 16

1.2.3. Kế hoạch phát triển kinh doanh trong tương lai 18

1.2.4. Triển vọng phát triển của công ty cổ phần đường Biên Hòa 19

1.2.5. Phân tích SWOT 19

PHẦN 2: PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN CỦA BHS 22

2.1. Dòng tiền hoạt động qua các kỳ 22

2.2. Dòng tiền thô 24

2.3. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 25

2.4. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư 28

2.5. Dòng tiền thuần từ hoạt động tài trợ 30

2.6. Chỉ số đảm bảo tiền mặt (Cash Flow Adequacy Ratio) 31

2.7. Tỷ số tái đầu tư tiền mặt 32

2.8. Kết luận 33

PHẦN 3: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI 34

3.1. Phân tích doanh thu 34

3.1.1. Nguồn doanh thu chủ yếu của BHS 34

3.1.2. Tính bền vững của doanh thu 35

3.1.3. Mối quan hệ giữa doanh thu, khoản phải thu và hàng tồn kho 39

3.2. Phân tích giá vốn hàng bán 41

3.3. Phân tích chi phí 44

3.3.1. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 44

3.3.2. Chi phí nợ xấu 45

3.3.3. Chi phí tài chính 45

3.3.4. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 46

3.4. Đánh giá khả năng sinh lợi của BHS 48

PHẦN 4: PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU TƯ CỦA CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA 49

4.1. Phân tích ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản) 49

4.2. Phân tích các thành phần của hiệu suất sử dụng tài sản 52

4.2.1. Vòng quay khoản phải thu 52

4.2.2. Vòng quay hàng tồn kho 53

4.2.3. Vòng quay nợ ngắn hạn 53

4.2.4. Vòng quay tiền mặt 54

4.3. Phân tích ROCE 54

4.4. So sánh ROA và ROCE của BHS với các công ty cùng ngành 58

4.5. Kết luận 60

PHẦN 5: PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG CỦA BHS 61

5.1. Dự phóng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 61

5.2. Dự phóng bảng cân đối kế toán 65

5.3. Dự phóng báo cáo lưu chuyển tiền tệ 71

PHẦN 6: ĐỊNH GIÁ CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA 72

6.1. Định giá bằng phương pháp FCFF 73

6.2. Định giá bằng phương pháp FCFE 74

6.3. Định giá bằng phương pháp thu nhập giữ lại 75

6.4. Định giá bằng phương pháp P/E 76

6.5. Định giá bằng phương pháp P/BV 77

6.6. Giá trị cuối cùng của công ty cổ phần đường Biên Hòa 78

PHỤ LỤC 79

A. Các chỉ số tài chính của CTCP Đường Biên Hòa 79

B. Đồ thị tương quan giữa BHS VÀ INDEX (01/2007 - 12/2009) 80

C. Bảng cân đối kế toán (2004 - 3 quý đầu 2009) 81

D. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2004 - 3 quý đầu 2009) 83

E. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (2004 - 3 quý đầu 2009) 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

 

 

docx77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8284 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích tài chính Công tỷ cổ phần đường Biên Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c ổn định, chỉ trừ năm 2008, do khủng hoảng kinh tế làm sản xuất và kinh doanh bị đình trệ và nông dân bị mất mùa mía, do đó, công ty phải tranh thủ thu mua mía về để dự trữ. Vòng quay hàng tồn kho thấp hàm ý công ty sử dụng vốn luân chuyển hiệu quả hơn và hiệu suất sử dụng tài sản cũng cao hơn. 3.2. Phân tích giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán là chi phí chiếm lớn nhất trong hầu hết các công ty sản xuất, trong đó có công ty đường Biên Hòa. Trong chi phí giá vốn hàng bán của BHS thì chi phí nguyên vật liệu đầu vào (chủ yếu là cây mía) là chiếm đa số. Ngoài ra, chi phí nhân công và nhiên liệu (than, xăng dầu,v.v...) cũng chiếm một phần đáng kể. Chi phí giá vốn hàng bán của BHS 2004 2005 2006 2007 2008 3 quý đầu 2009 Doanh thu thuần 483.54 540.66 766.12 641.38 790.09 656.61 Giá vốn hàng bán 416.93 461.84 667.69 564.93 739.77 554.27 Lợi nhuận gộp 66.61 78.82 98.43 76.45 50.32 102.34 Lợi nhuận gộp/Doanh thu 13.78% 14.58% 12.85% 11.92% 6.37% 15.59% Biểu đồ phân tích giá vốn hàng bán của BHS So sánh tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu của BHS với LSS và SBT 2004 2005 2006 2007 2008 BHS 13.78% 14.58% 12.85% 11.92% 6.37% LSS - - 19.65% 18.09% 18.48% SBT - 22.41% 28.95% 26.55% 20.48% Số liệu cho thấy tỷ lệ lợi nhuận gộp của BHS ở mức thấp hơn rất nhiều so với 2 công ty cùng ngành là công ty cổ phần mía đường Lam Sơn và công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh. Tỷ lệ lợi nhuận gộp trung bình của BHS chỉ dừng lại ở mức 11.9% trong khi của LSS là 18.74% và của SBT là 24.6% (gấp 2.07 lần so với BHS). Điều này cho thấy chi phí giá vốn hàng bán của BHS hiện nay là khá cao, vượt quá trung bình ngành. Đối với bất kỳ một công ty sản xuất đường nào thì yếu tố mía nguyên liệu đầu vào là cực kỳ quan trọng. Do đó, công ty đã chủ động phát triển vùng nguyên liệu bằng cách giao đất cho nông dân trồng mía và ký hợp đồng thu mua mía. Để giữ chân được người nông dân gắn bó với cây mía, công ty đã chủ động thu mua mía với giá cao. Đây là một nguyên nhân khiến cho giá vốn hàng bán của BHS luôn cao hơn so với những công ty khác trong ngành. Năm 2008 tỷ lệ lợi nhuận gộp của BHS chỉ là 6.37%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho chi phí mía nguyên liệu cũng như nhiên liệu tăng cao đã làm tăng giá vốn của BHS, trong khi giá bán ra tăng không tương xứng với sự gia tăng chi phí. Thêm vào đó là việc nhà kho của BHS bị cháy vào 7/2008, gây thiệt hại lên đến 15 tỷ đồng. Trong 3 quý đầu năm 2009, tỷ lệ lợi nhuân gộp có xu hướng tăng so với những năm trước đó (15.6%). Sự gia tăng này là kết quả của việc giá mặt hàng đường bán ra tăng cao trong năm 2009 và do công ty đã mua dự trự mía nguyên liệu với giá rẻ từ năm 2008. Tính từ đầu năm 2009 đến nay, giá đường đã tăng từ 11,000 đồng/kg lên 14,500 đồng/kg trong quý 3 và đến tháng 12/2009 là 16,500 đồng/kg. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với những công ty khác thì con số 15.6% này vẫn còn khiêm tốn. Đánh giá: Có thể thấy một điều rất rõ ràng là giá vốn hàng bán cao là một điểm bất lợi của BHS so với những công ty khác ở thời điểm hiện tại. Gía vốn hàng bán cao đã tác động rất xấu tới khả năng sinh lợi của BHS. Tuy nhiên, đều này cũng mở ra một tương lai sáng sủa cho BHS nếu như công ty biết cách điều chỉnh kiểm soát chi phí tốt hơn để hạ thấp chi phí giá vốn hàng bán. Vì vậy, BHS vẫn đang là một cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận rất lớn, cao hơn LSS và SBT do tỷ lệ lợi nhuận gộp của hai công ty này hiện đang giữ ở mức cao và khó có thể gia tăng thêm nữa. 3.3. Phân tích chi phí 3.3.1. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng ở công ty đường Biên Hòa bao gồm các chi phí như: tiền lương cho nhân viên ở bộ phận bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí phân phối, vận chuyển, hoa hồng đại lý, chi phí thuế TNDN, v.v... Bảng chi tiết chi phí bán hàng (đv: triệu đồng) 2004 2005 2006 2007 2008 Tiền lương nhân viên 4,248.5 3,190.4 4,049.3 Vật liệu, đồ dùng văn phòng 160.5 221.8 121.5 Khấu hao tài sản cố định 350.5 217.7 583.5 Tiếp thị, khuyến mãi 2,988.6 2,617.1 3,985.5 Chi phí dịch vụ mua ngoài 5,760.2 6,601.9 6,150.5 Chi phí khác 2,124.5 1,384.3 4,344.5 Tổng cộng chi phí bán hàng 14,242.8 13,066.3 14,635.9 15,230.1 14,234.9 % chi phí bán hàng/doanh thu 2.9% 2.4% 1.9% 2.3% 1.8% Chi phí quản lý doanh nghiệp 8,853.5 12,457.3 13,777.2 17,034.1 19,649.0 % chi phí QLDN/doanh thu 1.8% 2.3% 1.8% 2.6% 2.5% Từng khoản mục chi phí trong chi phí bán hàng có sự giao động lớn qua các năm nhưng tổng cộng lại thì chi phí bán hàng vẫn giữ ổn định. Do đặc thù của ngành sản xuất đường là sản phẩm được phân phối đến các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ,v.v… nên công ty không cần phải tốn chi phí thuê mua mặt bằng, vì vậy, chi phí bán hàng của các doanh nghiệp này thường nhỏ và ổn định, mặc dù doanh thu (như đã phân tích ở trên) có xu hướng tăng qua mỗi năm. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng chiếm tỷ lệ nhỏ và ổn định, ảnh hưởng không đáng kể lên doanh thu. Đặc điểm này cho ta thấy một tin tưởng lạc quan vào khả năng sinh lợi của BHS. 3.3.2. Chi phí nợ xấu Chi phí nợ xấu thường được xem là chi phí tiếp thị của công ty. Chi phí nợ xấu có liên quan chặt chẽ tới chính sách tín dụng của công ty (thường được thể hiện dưới hình thức bán hàng thu tiền trả chậm). Một chính sách tín dụng nới lỏng sẽ giúp công ty có được nhiều khách hàng hơn nhưng bù lại công ty sẽ gặp rủi ro khách hàng trả tiền chậm hoặc không trả tiền cao hơn. Một chính sách tín dụng thắt chặt giúp công ty đảm bảo an toàn cao hơn cho khoản phải thu nhưng lại thu hẹp lượng khách hàng. 2004 2005 2006 2007 2008 Khoản phải thu 111.11 119.88 85.14 92.28 90.91 Dự phòng giảm giá khoản phải thu 0.90 1.89 1.50 3.95 0.11 Tỷ lệ Dự phòng/Khoản phải thu 0.81% 1.58% 1.76% 4.28% 0.12% Tỷ lệ Dự phòng giảm giá khoản phải thu/Khoản phải thu luôn ở mức thấp (dưới 5%) (hay tỷ lệ nợ xấu thấp) thể hiện mức độ rủi ro thấp trong khoản phải thu của BHS. Điều này một lần nữa củng cố cho chất lượng doanh thu cao của BHS. Đây cũng là tình trạng chung của các công ty sản xuất đường trong bối cảnh cầu vượt cung như hiện nay. 3.3.3. Chi phí tài chính Chiếm tỷ trọng đa số trong chi phí tài chính của BHS chính là chi phí lãi vay và khoản dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính. Chi phí lãi vay (tỷ đồng) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 3 quý đầu 2009 Vay ngắn hạn 215.498 135.890 152.436 38.841 60.744 72.263 97.462 Vay dài hạn 123.509 204.750 170.136 161.392 185.909 156.395 149.265 Tổng nợ vay 339.007 340.640 322.572 200.233 246.734 228.658 246.727 Chi phí lãi vay 30.562 27.165 21.048 26.854 13.450 27.696 12.570 Lãi suất có hiệu lực (*) - 7.80% 6.35% 10.30% 6.02% 11.65% - (*) Lãi suất có hiệu lực được tính theo công thức: Lãi suất có hiệu lực năm nay= Lãi vay năm nay(Tổng nợ năm trước+Tổng nợ năm nay)/2 Do thiếu vốn, lại phải liên tục đầu tư vào những dự án mới để mở rộng sản xuất nên BHS phụ thuộc rất nhiều vào các khoản vay tài trợ, đặc biệt là vay dài hạn. Chi phí lãi vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí tài chính và là chi phí lớn thứ hai của BHS chỉ sau chi phí giá vốn hàng bán. Chi phí lãi vay phụ thuộc rất lớn vào biến động lãi suất thị trường. Cụ thể, chi phí lãi vay năm 2008 của BHS đã tăng vọt khi lãi suất thị trường tăng cao kỷ lục vượt nguỡng 20%/năm. Năm 2009, lãi suất thị trường giảm đã giúp BHS giảm đáng kể chi phí lãi vay. Đặc biệt, trong năm 2009 này, BHS còn được hưởng lợi với lãi suất vay ưu 4% từ gói kích cầu đợt 1 của Chính phủ. Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính: Trong giai đoạn 2004 - 2007, BHS không phải trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính (dài hạn). Tuy nhiên, vào năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam tụt dốc nghiêm trọng, khiến cho giá trị thuần có thể thực hiện được của các chứng khoán này thấp hơn giá gốc đã mua. Do đó, công ty đã phải trích lập dự phòng cho số chứng khoán này với số tiền lên đến 42,9 tỷ đồng. Đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp khiến cho kết quả kinh doanh của công ty bị thua lỗ trong năm 2008. Số dự phòng này được BHS trích lập chủ yếu cho 2 loại chứng khoán đầu tư dài hạn mà công ty đang nắm giữ là: Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (STB). Tuy nhiên, trong 3 quý đầu năm 2009, BHS đã hoàn nhập dự phòng được 20.34 tỷ đồng, do giá của 2 mã cổ phiếu này đã tăng trở lại. Đây là một trong những nhân tố quan trọng tạo ra lợi nhuận cao cho BHS trong năm 2009. 3.3.4. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Năm 2001, công ty cổ phần đường Biên Hòa chính thức được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh và hưởng thuế suất thuế TNDN với mức ưu đãi là 15% trong 12 năm kể từ khi được cấp phép và hoạt động có lãi. Theo quy định tại mục 4 Nghị Định số 152/2004/NĐ-CP ngày 6/8/2004 của Chính phủ, BHS sẽ được miễn thuế 2 năm kể từ khi làm ăn có lãi và giảm 50% số thuế TNDN cho 9 năm tiếp theo. BHS bắt đầu có lãi từ năm 2001. Năm 2006, BHS niêm yết lần đầu trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh nên được giảm 50% thuế TNDN trong 2 năm sau đó 2007 và 2008. Do đó, thuế suất thuế TNDN của BHS như sau Thu nhập chịu thuế, thuế TNDN và thuế suất thuế TNDN từ năm 2004 (đv: tỷ đồng) 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 trở đi Thu nhập chịu thuế 19.05 36.61 54.75 53.85 (43.21) Thuế TNDN (*) 1.43 3.27 4.11 0.00 - Thuế suất thuế TNDN 7.5% 7.5% 7.5% 0.0% 0.0% 7.5% 7.5% 7.5% 15% 25% (*) Theo số liệu lúc đầu, vào năm 2004, công ty vẫn đang trong quá trình chuyển lỗ nên không phát sinh thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, vào năm 2005, công ty được Bộ tài chính xóa nợ lãi vay và nợ thuế GTGT tương ứng với số lỗ lũy kế đến năm 2003 nên lợi nhuận năm 2004 của BHS vẫn phải chịu thuế TNDN với mức thuế suất 50%*15%=7.5%. Do vẫn đang trong thời gian được hưởng nhiều ưu đãi về thuế TNDN nên chi phí thuế TNDN của BHS tương đối nhẹ nhàng. So với LSS và SBT thì BHS đang có ưu thế hơn về thuế. BHS sẽ còn hưởng ưu đãi về thuế đến 2012, trong khi đó, LSS đã hết thời hạn hưởng ưu về thuế và bắt đầu bị áp dụng mức thuế suất 28% năm 2007 - 2009 và 25% từ năm 2009 trở đi. Tuy nhiên, cả BHS và LSS đều không thể bằng SBT về khoản ưu đãi thuế do SBT xuất thân là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Khi chuyển đổi từ công ty TNHH Bourbon Tây Ninh sang công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh, công ty tiếp tục được hưởng mức thuế suất ưu đãi 10% cho đến vĩnh viễn, miễn thuế TNDN giai đoạn 2004 - 2007 và hưởng thuế suất 5% giai đoạn 2008-2011, từ năm 2012 trở đi, thuế suất là 10%. Như vậy, lợi thế về thuế của SBT là quá rõ ràng nếu so với BHS. Nếu cẩn thận xem xét, ta thấy rằng lợi nhuận ròng sau thuế của BHS là thấp hơn so với LSS và SBT. Mặc dù BHS vẫn hưởng ưu đãi thuế, nhưng với mức sinh lợi của lợi nhuận ròng như thế này thì quả là đáng lo ngại, vì đến năm 2013, những ưu đãi này sẽ không còn nữa. Do đó, công ty cần phải nỗ lực rất nhiều nếu muốn đem về lợi nhuận cao cho cổ đông. 3.4. Đánh giá khả năng sinh lợi của BHS Từ những phân tích đánh giá trên, khả năng sinh lợi của BHS trong hiện tại là tương đối thấp. Mặc dù vẫn có nhiều yếu tố khả quan như tỷ lệ khoản phải thu thấp; doanh thu có chất lượng, bền vững và có xu hướng tăng qua các năm; chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí nợ xấu thấpv.v…Tuy nhiên, tất cả những yếu tố đó đã bị chi phí giá vốn hàng bán cao làm giảm hiệu quả. Đặc biệt, so với LSS và SBT thì BHS có khả năng sinh lợi thấp nhất trong 3 công ty. Vì vậy, trong tương lai, nếu BHS muốn cải thiện khả năng sinh lợi của mình thì điều quan trọng nhất là phải tìm cách hạ thấp chi phí giá vốn (nhất là chi phí mía nguyên liệu đầu vào). Bên cạnh đó, chi phí lãi vay lớn do sử dụng cấu trúc vốn nhiều nợ cũng là một điều rất đáng quan tâm. Nếu công ty có thể cải thiện những điều này, cùng với những thuận lợi khác mà BHS đã có được, chắc chắn BHS sẽ đạt được mức sinh lợi rất cao. PHẦN 4: PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU TƯ CỦA CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA (Thực hiện: NGUYỄN NGỌC TRÂM) Phân tích thành quả công ty đòi hỏi một phân tích kết hợp, ở đó chúng ta đánh giá một thước đo trong mối liên quan với một thước đo khác. Ví dụ một khoản lợi nhuận là 1 triệu đô được đánh giá một cách khác hẳn nếu công ty đầu tư chỉ 2 triệu đô thay vì 200 triệu đô. Vì vậy, thước đo về tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư (ROI) là thước đo hiệu quả để đánh giá công ty. Nó biểu hiện quan hệ giữa thu nhập và vốn đầu tư. Thước đo này xác định khả năng thành công của công ty, thu hút nguồn tài trợ, tái chi trả chủ nợ và mang lại lợi nhuận cho các chủ sở hữu. 4.1. Phân tích ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản) Chỉ tiêu ROA nói lên rằng 1 đồng công ty đầu tư vào tài sản sẽ sản sinh ra mức lợi nhuận là bao nhiêu. Phân tích ROA là phân tích đứng trên góc độ phân tích ROI không phân biệt giữa vốn cổ phần và nợ. ROA=TSSL trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng tài sản ROA=Thu nhập ròng+Lãi vay x (1-Thuế)Doanh thuxDoanh thuTổng tài sản Chúng ta sẽ tiến hành phân tích từng thành phần trong ROA để có được cái nhìn rõ nét nhất về ROA của công ty cổ phần đường Biên Hòa. 2004 2005 2006 2007 2008 3 quý đầu 2009 ROA 8.36% 10.43% 13.26% 10.65% -2.46% 13.70% TSSL trên doanh thu 8.78% 9.89% 9.43% 10.46% -1.97% 13.74% Hiệu suất sử dụng tài sản 0.9518 1.0542 1.4060 1.0187 1.2462 0.9976 Xét hết giai đoạn từ năm 2004 đến hết 3 quý đầu năm 2009, ta nhận thấy rằng ROA của công ty đường Biên Hòa có xu hướng tăng. Chỉ trong 2 năm 2007 và 2008, ROA của công ty giảm, nhưng đến 3 quý đầu 2009, xu hướng tăng của ROA đã quay trở lại. Chúng ta sẽ phân tích chi tiết từng giai đoạn: Giai đoạn 2004 - 2006: hiệu suất sử dụng tài sản tăng là lý do chính khiến cho ROA của BHS tăng. Lý giải cho việc này, ta nhận thấy rằng trong giai đoạn này, vòng quay hàng tốn kho, vòng quay khoản phải thu, vòng quay tài sản cố định tăng cao (sẽ được trình bày ở bên dưới), chúng là những nhân tố chính làm cho hiệu suất sử dụng tài sản tăng. Ngoài ra, hiệu suất sử dụng tài sản tăng còn là vì giá bán mặt hàng đường tăng cao trong giai đoạn này, nhất là trong năm 2006 (đã được trình bày ở phần 3), đã làm cho doanh thu tăng lên đột biến. Tất cả những điều đó đã giúp ROA tăng lên. Năm 2007: giá bán ra của mặt hàng đường trên thị trường giảm đã khiến cho doanh thu trong năm 2007 của BHS giảm theo (đã được trình bày trong phần 3), cùng với đó là việc công ty gia tăng dự trữ hàng tồn kho, nới lỏng chính sách tính dụng cho khách hàng và đầu tư thêm vào tài sản cố định, đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản giảm. Cuối cùng, nó đã làm cho ROA của công ty giảm trong. Năm 2008: ROA của công ty đường Biên Hòa giảm mạnh và có giá trị âm 2.46%. Nguyên nhân chính là do tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của công ty bị giảm đột ngột. Theo báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh trong năm 2008 của BHS lỗ đến 43.2 tỷ đồng. Lý giải cho việc này, ta có thể nêu những nguyên nhân sau đây: Giá mua mía nguyên liệu tăng cao, trong khi giá đường tinh luyện bán ra bình quân của năm 2008 vẫn tương đương so với năm 2007, đã dẫn đến việc giá vốn hàng bán tăng 31% và lợi nhuận gộp giảm đến 34% so với năm 2007. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đã làm chi phí lãi vay của công ty tăng đột biến so với năm 2007 (tăng đến 100%). Cuối cùng, năm 2008 là năm mà thị trường chứng khoán trong nước chịu ảnh hưởng của cơ bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá của hàng loạt chứng khoán bị giảm mạnh, đó lý do chính khiến cho công ty phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đến 43.6 tỷ đồng, làm cho chi phí hoạt động tài chính của công ty tăng mạnh. Trong 3 quý đầu năm 2009: công ty đường Biên Hòa có lợi nhuận ròng sau thuế tăng. Nguyên nhân là do sự phục hồi của thị trường chứng khoán, công ty đã hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán hơn 20 tỷ đồng, cùng với đó là việc chi phí lãi vay giảm 54.61% so với năm 2008, đã làm cho chi phí tài chính giảm mạnh (giảm 86.22% so cùng kỳ năm 2008). Chính những điều này đã làm cho tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của BHS tăng mạnh trở lại, và đó cũng sẽ là nguyên nhân đưa ROA quay trở lại đà tăng trưởng trong cả năm 2009 này. 4.2. Phân tích các thành phần của hiệu suất sử dụng tài sản Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty qua các năm nhìn chung là tốt, có xu hướng ổn định và hầu hết đều lớn hơn 1. Hiệu suất sử dụng tài sản đạt mức cao nhất vào năm 2006 (1.4060 lần). 2004 2005 2006 2007 2008 3 quý đầu 2009 Vòng quay khoản phải thu 4.1722 4.6812 7.4739 7.2302 8.6260 5.2421 Vòng quay hàng tồn kho 6.2648 6.7723 11.9868 9.0251 6.5046 4.6661 Vòng quay nợ ngắn hạn 1.9542 2.2742 5.2228 7.2242 7.3856 4.8663 Vòng quay tiền mặt 33.8844 22.1827 21.2469 28.8390 48.7850 15.7016 4.2.1. Vòng quay khoản phải thu Số vòng quay khoản phải thu có xu hướng tăng đều qua các năm, điều này cho thấy công ty đang thắt chặt tín dụng đối với khách hàng, đồng nghĩa với việc công ty thực hiện chính sách thu tiền nhanh hơn. Chỉ đến 3 quý đầu năm 2009, số vòng quay khoản phải thu mới giảm xuống thấp so với các năm trước, nguyên nhân là do khoản ứng trước cho người bán (đặc biệt là ứng trước cho nông dân trồng mía) trong 3 quý đầu năm 2009 tăng đến 110 tỷ đồng, tăng 458.48% so với năm 2008. 4.2.2. Vòng quay hàng tồn kho Đối với hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho từ năm 2006 - 2009 có xu hướng giảm. Nhất là trong năm 2008, công đã mua một lượng lớn mía nguyên liệu với giá rẻ để dự trữ cho hoạt động sản xuất năm 2009, làm cho lượng hàng tồn kho năm 2008 tăng đến 112.98% so với năm 2007, trong đó thành phẩm tăng 62.28% so với năm 2007. 4.2.3. Vòng quay nợ ngắn hạn Đối với việc sử dụng nợ ngắn hạn, ta thấy tỷ số vòng quay nợ ngắn hạn có xu hướng ngày càng tăng. Điều này cho thấy nợ ngắn hạn của công ty đang có xu hướng giảm, công ty đang ít được hưởng các chính sách ưu đãi tín dụng hơn. Năm 2008 có nợ ngắn hạn giảm 49.33% so với năm 2005. 4.2.4. Vòng quay tiền mặt Trong giai đoạn 2004 - 2006, vòng quay tiền mặt giảm là do công ty đang tiến hành thắt chặt tín dụng đối với khách hàng (giảm khoản phải thu) và giảm đầu tư vào hàng tồn kho. Chúng đã làm cho tiền mặt của công ty tăng lên. Giai đoạn 2006 - 2008, công ty dùng tiền mặt đầu tư trở lại vào hàng tồn kho, làm cho tiền mặt giảm, cuối cùng, khiến cho vòng quay tiền mặt tăng trở lại. Đến 3 quý đầu năm 2009, công ty đã bán được một lượng lớn hàng tồn kho dự trữ từ năm 2008 (giá thu mua năm 2008 là rất rẻ) để chuyển thành doanh thu và tiền mặt, điều này đã làm vòng quay của tiền mặt giảm mạnh. 4.3. Phân tích ROCE Nếu đứng trên góc độ của các cổ đông của công ty thì vốn đầu tư nên là vốn cổ phần thường. Vì vậy, tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROCE) là một trong những tỷ số được cổ đông công ty quan tâm nhiều nhất. ROCE=TSSL trên doanh thu điều chỉnh x Hiệu suất sử dụng t ài sản x Đòn bẩy ROCE=Thu nhập ròng-Cổ tức ưu đãiDoanh thuxDoanh thuTổng tài sảnxTổng tài sảnVốn cổ phần Trong đó: TSSL trên doanh thu hiệu chỉnh=Tỷ lệ giữ lại thuế x TSSL trên doanh thu điều chỉnh trưởc thuế Thu nhập ròng-Cổ tức ưu đãiDoanh thu=Thu nhập ròng-Cổ tức ưu đãiThu nhập trước thuế-Cổ tức ưu đãixThu nhập trước thuế-Cổ tức ưu đãiDoanh thu 2004 2005 2006 2007 2008 3 quý đầu 2009 ROCE 34.51% 38.78% 20.40% 14.61% -12.16% 21.21% TSSL trên doanh thu đã điều chỉnh 3.58% 6.29% 6.19% 8.36% -5.48% 11.96% TSSL trên doanh thu trước thuế 3.88% 6.90% 6.73% 8.36% -5.46% 12.42% Tỷ lệ giữ lại thuế 92.38% 91.22% 92.03% 100.00% 100.00% 96.36% Hiệu suất sử dụng tài sản 0.9518 1.0542 1.4060 1.0187 1.2462 0.9976 Đòn bẩy 10.1189 5.8478 2.3441 1.7149 1.7818 1.7768 ROCE của BHS đạt mức cao nhất vào 2 năm 2004 - 2005 (hơn 30%), chủ yếu do đòn bẩy tài chính của công ty quá cao trong 2 năm này. Đến giai đoạn 2006 và 2007, đòn bẩy tài chính của công ty giảm còn khoảng 1.77 lần, nên mức tỷ suất sinh lợi này có xu hướng quay về mức 15% - 20%. Xét trong giai đoạn này thì ROCE của năm 2007 thấp hơn so với năm 2006, điều này được lý giải bởi hiệu suất sử dụng tài sản của công công ty bị giảm (nguyên nhân đã trình bày ở trên). Tuy nhiên, đến năm 2008, ROE của công ty lại giảm nghiên trọng (-12.16%). Nguyên nhân chính của việc này là do thu nhập ròng của công ty sụt giảm đột biến bất thường trong năm 2008 (đã được trình bày ở phần trên): Giá mua mía nguyên liệu tăng cao làm cho giá vốn tăng. Lãi suất vay tăng đột biến lên gấp đôi làm cho chi phí lãi vay của công ty cũng bị tăng lên gấp đôi theo. Cuối cùng, công ty phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đến 43.6 tỷ đồng, làm cho chi phí hoạt động tài chính của công ty tăng mạnh. Trong 3 quý đầu 2009, giá bán đường ra tăng đã làm doanh thu của công ty tăng mạnh, cùng với đó là việc giảm đầu tư vào vốn luân chuyển, đã làm cho công ty có một mức tỷ suất sinh lợi ROCE khá cao. Nếu xét đến từng thành phần trong khoản mục ROCE, ta nhận thấy đòn bẩy và tỷ suất sinh lợi trên doanh thu là 2 chỉ tiêu đáng được quan tâm nhiều nhất. Nhìn chung tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của BHS vẫn đang ở trong xu hướng tăng qua các năm, chỉ duy nhất năm 2008 là tỷ suất sinh lợi trên doanh thu bị giảm đột ngột. Tác động của thuế đối với tỷ suất sinh lợi trên doanh thu không cao, vì trong giai đoạn này, công ty đang hưởng mức ưu đãi thuế là 7.5% và 0% nên tỷ lệ giữ lại thuế luôn đạt ở mức cao (không dưới 92%). Nói đến đòn bẩy, ta nhận thấy ngay rằng BHS là một công ty có sử dụng yếu tố đòn bẩy nợ khá cao, cao nhất là trong năm 2004 và 2005. Điều này góp phần làm phóng đại mức ROCE, tuy nhiên, đòn bẩy là một nhân tố chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, có thể khiến cho ROCE của BHS biến động bất thường. Đòn bẩy tài chính BHS đã làm cho biến động của ROCE cao hơn so với ROA 4.4. So sánh ROA và ROCE của BHS với các công ty cùng ngành Bảng số liệu ROA của BHS, SBT và LSS 2004 2005 2006 2007 2008 3 quý đầu 2009 SBT - - 13.39% 11.92% 4.79% 7.19% LSS - - - 10.26% 11.37% 12.46% BHS 8.36% 10.43% 13.26% 10.65% -2.46% 13.70% Bảng số liệu ROCE của BHS, SBT và LSS 2004 2005 2006 2007 2008 3 quý đầu 2009 SBT - - 14.55% 12.63% 5.33% 7.79% LSS - - - 15.72% 15.72% 17.40% BHS 34.51% 38.78% 20.40% 14.61% -12.16% 21.21% Nhìn chung, ROCE và ROA của BHS có mức độ biến động cao hơn so với LSS và SBT, cho thấy rủi ro khi đầu tư vào BHS sẽ lớn hơn, tuy nhiên tỷ suất sinh lợi lại không được hưởng cao tương ứng với mức rủi ro đó. Điển hình nhất là ROA của BHS thường thấp hơn so với ROA của SBT và LSS. Điều này cho thấy khả năng sinh lợi của công ty vẫn còn khá kém nếu so với cả ngành. Tình hình có lẽ sẽ lạc quan hơn trong năm 2009, khi mà mức ROA và ROCE của BHS tăng trưởng trở lại và đạt được mức sinh lợi cao hơn so với 2 công ty kia. 4.5. Kết luận 2004 2005 2006 2007 2008 Cổ tức Cp thường 9,720,000,000 16,200,000,000 24,300,000,000 30,325,908,600 0 Tỷ lệ chi trả cổ tức 56.09% 47.63% 51.24% 56.54% 0.00% Tỷ lệ tăng trưởng 15.15% 20.31% 9.95% 6.35% -12.16% Nhìn chung, tỷ lệ tăng trưởng trong dài hạn của BHS có thể đạt ở mức 8%, tuy nhiên, để mức tăng trưởng này giữ ổn định thì công ty cần phải có nhiều cải thiện trong công tác quản lý và đầu tư. Chính việc đầu tư chứng khoán quá cao đã tạo cho BHS một khoản thua lỗ ròng đến 43 tỷ trong năm 2008, và điều này đã kéo tốc độ tăng trưởng và ROCE của công ty trong năm 2008 xuống mức âm (-12.16%). Ngoài ra, đòn bẩy tài chính cao cũng là nguyên nhân khiến cho tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường ROCE có sự biến động bất thường. Chính từ những điều đó, ta có thể kết luận BHS là mã chứng khoán có độ rủi ro khá cao cho các nhà đầu tư, và do đó, chúng ta cần phải thận trọng khi quyết định đầu tư vào mã này. PHẦN 5: PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG CỦA BHS (Thực hiện: TRẦN NGỌC THIỆN) Phân tích triển vọng sẽ cho chúng ta có được cái nhìn rõ nét về tương lai của công ty cổ phần đường Biên Hòa, đó cũng là chất xúc tác để chúng ta tiến hành định giá BHS. 5.1. Dự phóng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Dựa trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 cho đến hiện nay, ta sẽ tính được các tỷ số sau đây: CÁC TỶ SỐ 2004 2005 2006 2007 2008 Tăng trưởng doanh thu 11.85% 41.34% -16.22% 23.14% Tỷ lệ khoản giảm trừ doanh thu/doanh thu 0.46% 0.49% 0.24% 0.31% 0.27% Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần 86.22% 85.42% 87.15% 88.08% 93.63% Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thuần 2.95% 2.42% 1.99% 2.28% 2.43% Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần 1.83% 2.30% 1.80% 2.66% 2.49% Tỷ lệ lãi vay/tổng nợ ngắn hạn và dài hạn năm trước 6.18% 8.32% 6.73% 11.25% Chi phí tài chính/chi phí lãi vay 1.0020 1.0453 1.0005 1.0059 2.6158 Chi phí thuế TNDN 7.62% 8.78% 7.97% 0.00% 0.00% Từ các tỷ số trong quá khứ (2004 - 2008), ta nhận thấy: Tỷ lệ khoản giảm trừ doanh thu/doanh thu dao động quanh tỷ lệ 0.35% Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần dao động quanh mức 86.72% Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thuần dao động quanh mức 2.41% Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPTTC CTCP Duong Bien Hoa.docx
Tài liệu liên quan