Báo cáo Phân tích về thực trạng công tác quản lý môi trường tỉnh Quảng Ninh trong 6 tháng đầu năm 2007

Việc lấn biển, hình thành nên các khu công nghiệp, đô thị mới đã xóa sổ hàng nghìn ha rừng ngập mặn phía bắc thành phố vốn được xem như tấm màng lọc khổng lồ giữ cho vùng vịnh tránh khỏi ô nhiễm bởi bùn đất, rác bẩn xả xuống từ đầu nguồn trong mùa mưa lũ. cùng với đó là sự buông lỏng của các cấp chính quyền trong quản lý khai thác than còn nhiều bất cập đã ảnh hưởng trực tiếp môi trường về đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng dân cư.Do vận động quá tải cảng, các bến bãi kinh doanh, chế biến và xuất khẩu than tiểu ngạch hoạt động trong không gian hẹp, không đáp ứng tiêu chuẩn, đã gây tác động xấu đến môi trường. Nước thải chảy tràn lan làm các dòng sông bị chết, không khí ô nhiễm, kế hoạch khai thác than tăng quá "nóng" mà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của ngành than không theo kịp Đây là những vấn đề gây bức xúc kéo dài, mà vẫn chưa được giải quyết triệt để, việc thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản vẫn bị bỏ qua, mà nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở hình thức mà thôi.

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Phân tích về thực trạng công tác quản lý môi trường tỉnh Quảng Ninh trong 6 tháng đầu năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Kinh Tế- Quản Lý Tài Nguyên Môi Trường Và Đô Thị Báo cáo thu hoạch sau khi đi thực tế ở Quảng Ninh Câu hỏi: Hãy phân tích về thực trạng công tác quản lý môi trường tỉnh Quảng Ninh trong 6 tháng đầu năm 2007. Những thách thức nào hiện nay tỉnh đang phải đối mặt và giải quyết trong quản lý môi trường Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Hiệp Lớp: Kinh tế -quản lý tài nguyên và môi trường Khoá: 47 Chuyên ngành: Kinh tế -Quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị Nơi thực địa: Quảng Ninh Giáo viên hướng dẫn: Ths. Đinh Đức Trường, Ths. Nguyễn Quang Hồng, Khoa Kinh Tế- Quản Lý Tài Nguyên, Môi Trường Và Đô Thị Hà nội, tháng 8 năm 2008 Đặt vấn đề: Biến đổi khí hậu đang được đánh giá là một trong những hiểm hoạ lớn nhất với nhân loại trong thế kỷ 21. Việt nam và một số nước đông nam á được dự đoán là những nơi phải chịu tác động nặng nề nhất, sớm nhất.Không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó tỉnh Quảng Ninh một tỉnh gắn liền với du lịch biển, khai thác than và phát triển cảng biển…vvv Những ngành có quan hệ mật thiết với môi trường, sẽ phải chịu những tác động lớn nhất của việc ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu Việc phát triển nhiều hoạt động kinh tế – xã hội đồng thời như khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, phát triển hệ thống giao thông thuỷ, bộ và cảng biển, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến truỷ sản, du lich – dịch vụ…trên địa bàn hẹp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường từ các hoạt động kinh tế, làm gia tăng sức ép lên môi trường sinh thái và các hệ tài nguyên sinh vật và làm suy giảm chất lượng nước vùng ven biển. Vậy làm thế nào để giảm thiểu những tác động đó trong mục tiêu là vẫn phải phát triển kinh tế, tỉnh quảng ninh đã làm được gì trong công tác quản lý môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Thác thức mà tỉnh phải đối mặt và giải quyết trong quan lý môi trường hiện nay. 1) Thực trạng công tác quản lý môi trường của tỉnh Quảng Ninh Với 250 km bờ biển, diện tích mặt biển rộng hơn 6.000 km2 và hơn 40 nghìn ha bãi triều, 20 nghìn ha eo vịnh, diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên, Quảng Ninh đã và đang khẳng định tầm quan trọng và tính chiến lược của vùng biển đảo trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh toàn vẹn lãnh thổ. Quảng Ninh thật sự trở thành một chân kiềng, một mũi nhọn trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. Nhưng bên cạnh sự phát triển nhanh chóng đó thì nó cũng đã để lại những tác động đến môi trường, cần phải có sự quản lý của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng . Trên thực tế đã đạt được và còn tồn tại những vấn đề : Thứ nhất: Công tác quản lý môi trường đối với các doanh nghiệp trong cụm , điểm công nghiệp đang nằm trong tình trạng thiếu kiểm soát của các cơ quan chức năng, đang trong tình trạng báo động. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 cụm công nghiệp, 4 làng nghề và nhiều điểm công nghiệp đã và đang triển khai xây dựng. Quá trình phát triển, xây dựng các cụm, điểm công nghiệp đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế lớn góp phần tăng thu cho ngân sách và sản phẩm xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, xây dựng các cụm, điểm công nghiệp và làng nghề đang phải đối mặt với những tác động ô nhiễm môi trường như rác thải, nước thải, khí thải gây ra. Trong khi đó hầu hết các cụm, điểm công nghiệp này đều chưa thực hiện thủ tục đánh giá tác động về môi trường. Hiện công tác quản lý môi trường đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm, điểm công nghiệp đang ở trong tình trạng “thả nổi”. Cụm, điểm công nghiệp là mô hình phát triển công nghiệp vừa và nhỏ do UBND tỉnh cấp phép và chịu sự quản lý của Sở Công thương, hoặc UBND các huyện thị, thành phố. Xuất phát từ tình hình thực tế, nhiều địa phương trong tỉnh đã chủ động quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp để thu gom các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực dân cư. Tuy nhiên trước đó, đã có nhiều cụm, điểm công nghiệp hình thành tự phát, do các doanh nghiệp tự đứng ra mua đất xây dựng hạ tầng, không có chủ đầu tư và không có ranh giới rõ ràng. Do đó, phần lớn các cụm, điểm công nghiệp này đều chưa thực hiện các thủ tục đánh giá tác động về môi trường và công tác quản lý môi trường đối với các doanh nghiệp trong cụm, điểm công nghiệp đang nằm trong tình trạng thiếu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng.  Một thực tế cho thấy, trên địa bàn tỉnh số cụm, điểm công nghiệp có quy hoạch chi tiết, có chủ đầu tư, thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ rất ít mà chủ yếu tồn tại các cụm, điểm công nghiệp hình thành từ các doanh nghiệp kế cận nhau, nên chưa có mạng lưới thoát nước, hệ thống xử lý nước thải tập trung, dẫn đến tình trạng gây ngập úng, ô nhiễm môi trường và gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về môi trường. Đặc biệt, các cụm, điểm công nghiệp do UBND các huyện trực tiếp quản lý, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, hệ thống xử lý môi trường chưa có. Trong khi đó, phần lớn công nghệ của các cơ sở sản xuất trong cụm, điểm công nghiệp lại lạc hậu, mức độ cơ khí hóa, tự động hóa rất thấp, vốn đầu tư hạn chế, nhận thức và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường chưa cao. Vậy nên các cơ sở sản xuất này tiêu thụ nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, nguồn thải lớn không được xử lý, vượt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn nhưng vẫn xả thẳng ra môi trường gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống người dân trong khu vực. Trong đợt kiểm tra của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2007 đã phát hiện nhiều doanh nghiệp nằm trong các cụm, điểm công nghiệp vi phạm về môi trường như: Chi nhánh Công ty cổ phần Quang và Mỹ nghệ xuất khẩu ở khu Vĩnh Hồng, thị trấn Mạo Khê (Đông Triều) là đơn vị sản xuất gốm xuất khẩu đã không thực hiện lập bản cam kết bảo vệ môi trường cho dự án; Công ty cổ phần Xuất khẩu Thuỷ sản II Quảng Ninh (Yên Hưng) trong quá trình hoạt động chế biến thuỷ sản đã xả nước thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 5 đến dưới 10 lần. Nhiều doanh nghiệp khác nằm trong các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện thị cũng rơi vào tình trạng tương tự. Ô nhiễm môi trường tại các cụm, điểm công nghiệp đang diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng và trong quá trình xử lý gặp nhiều khó khăn. Trước hết là do ý thức của các doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh về vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường chưa đầy đủ. Khi được hỏi nhiều doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh đều cho rằng: “trước hết phải tập trung đầu tư sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống cán bộ công nhân viên. Ô nhiễm chưa thể chết ngay còn sản xuất thua lỗ thì chết ngay”. Thêm nữa vấn đề xây dựng khu xử lý nước thải, khí thải tốn kém nhiều tiền vì các thiết bị khá đắt trong khi nguồn kinh phí không nhiều. Đặc biệt để xử lý nước thải thường xuyên phải sử dụng hóa chất pha trộn đắt tiền khiến nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh không tự nguyện thực hiện. Vẫn biết vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh nói chung và tại các cụm, điểm công nghiệp nói riêng còn nhiều nan giải nhưng nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ để lại hậu quả khó lường. Việc phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp quá nóng mà không chú ý đến môi trường sẽ dẫn đến hệ quả mất cân đối hệ sinh thái và môi trường bị ô nhiễm trầm trọng, khi đó để khắc phục sẽ tốn kém gấp nhiều lần số lợi nhuận thu được trong sản xuất công nghiệp. Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) cho biết: “Tình trạng ô nhiễm môi trường trong các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang ở trong tình trạng rất khó kiểm soát. Trong khi đó sự phân cấp, phân nhiệm đối với các cơ quan liên quan chưa rõ ràng và vai trò của các địa phương về vấn đề này lại mờ nhạt. Do vậy, trước hết cần sớm xác định đầu mối quản lý môi trường cho các cụm, điểm công nghiệp nếu không việc giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm của các doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh tại đây sẽ rất khó và nếu có cũng chỉ là hình thức “bắt cóc bỏ đĩa mà thôi”... Thứ hai: Nguồn nhân lực, vật lực của thanh tra môi trường còn thiếu, chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Vì vậy công tác thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản và công tác bảo vệ môi trường nói chung chưa được thực hiện. Việc lấn biển, hình thành nên các khu công nghiệp, đô thị mới đã xóa sổ hàng nghìn ha rừng ngập mặn phía bắc thành phố vốn được xem như tấm màng lọc khổng lồ giữ cho vùng vịnh tránh khỏi ô nhiễm bởi bùn đất, rác bẩn xả xuống từ đầu nguồn trong mùa mưa lũ... cùng với đó là sự buông lỏng của các cấp chính quyền trong quản lý khai thác than còn nhiều bất cập đã ảnh hưởng trực tiếp môi trường về đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng dân cư.Do vận động quá tải cảng, các bến bãi kinh doanh, chế biến và xuất khẩu than tiểu ngạch hoạt động trong không gian hẹp, không đáp ứng tiêu chuẩn, đã gây tác động xấu đến môi trường. Nước thải chảy tràn lan làm các dòng sông bị chết, không khí ô nhiễm, kế hoạch khai thác than tăng quá "nóng" mà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của ngành than không theo kịp… Đây là những vấn đề gây bức xúc kéo dài, mà vẫn chưa được giải quyết triệt để, việc thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản vẫn bị bỏ qua, mà nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở hình thức mà thôi. Thứ ba: Một số công ty đã thực hiện đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng sản xuất sạch, công nghệ thân thiện với môi trườngđể giảm thiểu những tác hại tới môi trường. Ví dụ điển hình là Công Ty Tuyển Than Cửa Ông dẫn đầu ngành than về bảo vệ môi trường: Công ty tuyển than Cửa Ông (Tập đoàn công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam) là một trong 13 đơn vị trong cả nuớc đuợc Bộ Tài nguyên- Môi truờng trao tặng bằng khen và giải thưởng về những thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo vệ môi truờng và là doanh nghiệp duy nhất trong ngành than được nhận phần thưởng đặc biệt này.Có được kết quả này,  lãnh đạo công ty có nhận thức đúng đắn về công tác bảo vệ môi trường (BVMT), biết gắn việc phát triển sản xuất với bảo vệ sức khỏe cán bộ, công nhân và nhân dân địa phương, cũng như bảo vệ cảnh quan môi truờng sinh thái vùng vịnh Bái Tử Long. Cụ thể là vấn đề BVMT được đưa vào nghị quyết của cấp uỷ, tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, các phân xưởng,phòng ban. Hàng tháng, hàng quý,công ty tổ chức kiểm tra chéo giữa các phòng ban,phân xưởng có bình xét chấm điểm đánh giá chất lượng công tác vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi truờng và có chế độ thưởng, phạt công khai. Ngoài các đợt cao điểm như " Tuần lễ quốc gia nuớc sạch và vệ sinh môi truờng"," ngày môi truờng thế giới"," làm cho thế giới sạch hơn".., công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ công nhân viên về lĩnh vực BVMT được tổ chức thường xuyên thông qua các tranh vẽ, khẩu hiệu tại các khu vực sản xuất, nhà điều hành các phân xưởng, qua hệ thống loa đài truyền thanh nội bộ. Để tăng cường hiểu biết và nắm vững công tác quản lý môi truờng, tất cả cán bộ nhân viên phòng môi truờng của công ty đều đều được học qua các lớp tập huấn nghiệp vụ về môi truờng do các cơ quan chuyên môn tổ chức .Công ty phối hợp chặt chẽ với Viện Khoa học công nghệ mỏ xây dựng và hoàn chỉnh phương án chủ động  công tác vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi truờng; đồng thời thực hiện các buớc theo các yêu cầu của Bộ Tài nguyên-Môi truờng, Bộ Khoa học -Công nghệ  khi duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của công ty. Công ty đang phối hợp với Công ty cổ phần Tin học-Công nghệ-Môi truờng Than-Khoáng sản Việt Nam  triển khai lập ĐTM bổ xung cho các khu vực  sản xuất mở rộng . Công tác quan trắc môi truờng được công ty thực hiện đinh kỳ 4 lần trong năm. Trên cơ sở đó đánh giá việc cải thiện vệ sinh môi truờng cũng như kịp thời có những biện pháp kỹ thuật khắc phục có hiệu quả nhất là chống bụi, tiếng ồn,nuớc thải...Giám đốc công ty còn trực tiếp làm chủ nhiệm công trình "Sản xuất than phù hợp với môi truờng". Để giảm bụi, đơn vị đã đầu tư 661 triệu đồng lắp đặt thêm hệ thống phun sương dập bụi ở khu vực nhà máy sàng tuyển than 3, đường vận tải than khu vực sân xe có nhà máy tuyển than 2 và ga Cửa Ông A; lắp dặt  một hệ thống phun sương dập bụi tại nhà đập, khu vực sàng và  trên các đầu băng tải, hố máng than nhà máy tuyển. Ngoài ra, công ty đang lắp dựng một trạm xả nuớc cho xe  tưới nuớc dập bụi trong mặt bằng công nghiệp, tăng cường lượng xe, số chuyến xì rửa, tưới đuờng dập bụi trên các tuyến đuờng nội bộ mặt bằng sản xuất.Các hố nhận than ở các nhà máy tuyển được lắp hệ thống quạt thông gió để giảm bụi và giảm nhiệt độ nơi làm việc xuống từ 3-5 độ so với truớc. Công ty còn đưa vào hoạt động hệ thống sử lý bùn nuớc qua sàng tuyển vừa tận thu hàng năm hàng trăm ngàn tấn than bùn, đồng thời thu hồi lại nguồn nuớc tuần hoàn rửa than không thải trưc tiếp ra vịnh như truớc đây. Nhờ đó, không chỉ bảo vệ môi truờng tốt, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị do thu hồi thêm được sản phẩm. Riêng việc đầu tư xây dựng  kè ven bờ vịnh chống sạt lở và bãi thải, vừa hạn chế sự ô nhiễm nước trong vịnh, vừa tận dụng bã sàng để chế biến để có thêm sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn tích cực thực hiện dự án cải tạo cảnh quan môi truờng như:  trồng các cây xanh, làm 6 vườn hoa khu vực nhà giao ca, nhà ăn...tại các địa bàn đơn vị, góp phần cải thiện môi trường. Riêng 6 tháng đầu năm, công ty đã đầu tư hơn nửa tỷ đồng cho việc trên 2.600 cây xanh, đưa  tổng số cây được trồng trong khu vực mặt bằng công nghiệp của công ty tới hơn 5,5 vạn cây, góp phần làm đẹp cảnh quan và nâng cao sức khỏe cho cán bộ, công nhân của đơn vị và cộng đồng dân cư khu vực xung quanh. Cũng nhờ đó, sản lượng than kéo mỏ, than vào sàng , than sản xuất và than tiêu thụ của công ty tuyển than Cửa Ông ngày càng tăng. 2) Thách thức đang phải đối mặt và giải quyết trong quản lý môi trường tỉnh Quảng Ninh hiện nay a) Giải quyết hài hoà giữa vấn đề phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường: Do tốc độ khai thác than tăng nhanh nhưng lại không được các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đầu tư thiết bị sản xuất tương xứng và hoàn nguyên môi trường sau khai thác.Điều đó, đã làm cho môi trường ở Quảng Ninh bị huỷ hoại, tàn phá nặng nề, và người dân nơi đây đang từng ngày phải đương đầu, gánh chịu hậu quả. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang âm thầm huy hoại năng suất cây trồng, vật nuôi và nguy cơ bị cắt đứt toàn bộ nguồn sinh thuỷ trong tương lai gần. Những con cá vớt lên sau một thời gian nuôi thả chỉ còn da bọc xương, nhiều con mắt lồi ra hoặc chết nổi trên mặt nước, không sử dụng được. Hàng chục con bò nuôi lớn rồi tự nhiên đồng loạt bị xuất huyết chết không rõ lý do. Năng suất lúa trước kia ở đây đạt khoảng 45tạ/ha, còn vụ mùa vừa qua giảm xuống chỉ còn khoảng 30tạ/ha, thậm chí có gia đình mất trắng… Chính quyền địa phương và các ngành liên quan đã nỗ lực triển khai hàng loạt dự án cải tạo lòng hồ, xây kè chắn đất đá, song, cũng không thể "chạy đua" được với tốc độ khai thác than lớn như hiện nay. Cùng chung cảnh môi trường sinh thái bị tàn phá nặng nề với Đông Triều, đó là Uông Bí, Cẩm Phả, Hạ Long. Vẫn còn đó những hố "bom" lớn chưa được san lấp; đất đá, sít thải đổ bừa bãi, ngay sát các cửa lò thông gió của một số doanh nghiệp khai thác than thuộc TKV; những vỉa, mỏ đào bới không quy hoạch, bất chấp mọi quy trình kỹ thuật.Nhiều khai trường khai thác than trái phép ở các địa phương xuống sâu tới hàng chục mét, nhưng vẫn chưa được hoàn nguyên, đang là ẩn hoạ nguy hiểm đe doạ đến sinh mạng của người dân trong mùa mưa bão 2008. b) Hiện nay môi trường tự nhiên đã và đang bị ô nhiễm, các dự án lấn biển không được quy hoạch tổng thể gây mất cảnh quan thiên nhiên, quản lý về tầu thuyền cũng không được thường xuyên và sát sao, hệ thống rác thải cũng chưa được xử lý triệt để, khách du lịch vẫn còn xả rác trực tiếp ra biển vì sự nhắc nhở của các thuyền trưởng chưa cao, chưa hết trách nhiệm. Quy hoạch đảm bảo phát triển  chưa đồng bộ giữa các dịch vụ ăn, nghỉ, vui chơi giải trí…vvv c) Hoạt động du lịch càng sôi động thì môi trường càng bị tác động tiêu cực: Vấn đề này đang là một bức xúc đối với những người làm du lịch, ở Quảng Ninh lại càng bức xúc hơn , cùng với việc du lịch ngày càng phát triển, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì các ngành công nghiệp nặng như khai thác than, sản xuất VLXDvv… cũng rất phát triển. Trong bối cảnh ấy, việc bảo đảm cho môi trường không bị tác động, không bị ô nhiễm là cực kỳ khó khăn. 3) Kết Luận Vấn đề môi trường hiện nay đang là một vấn đề toàn cầu, mà nếu như mỗi quốc gia, mỗi địa phương có trách nhiệm bảo vệ môi trường thì môi trường chung của chúng ta sẽ được bảo vệ, giảm thiểu được những tác hai to lớn mà nó gây ra. Cùng trong dòng chay đó, Quảng Ninh một tỉnh phát triển kinh tế nằm trong vùng kinh tế trọng điểmcủa phía Bắc cũng đang phải đối mặt một thực tế, đó là những thách thức về ô nhiễm môi trường từ chất thải, khí thải của ngành công nghiệp than, điện, đóng tàu, diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp, suy thoái hệ sinh thái biển do xây dựng các dự án, cơ sở hạ tầng du lịch chưa phù hợp.  Ðối với Hạ Long, thành phố có di sản thiên nhiên của thế giới Vịnh Hạ Long đã được UNESCO hai lần công nhận và đang trên đường về đích trong cuộc đua "thương hiệu" là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới do Tổ chức New Open World đề cử bầu chọn, cũng đang chịu tác động bởi sự xung khắc giữa các ngành công nghiệp nặng với du lịch - dịch vụ và cảng biển. Chính vì vậy qua thực trạng này chúng ta có thể đưa ra một số gợi ý cho việc bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh: Phải có chiến lược dài hạn trong việc quy hoạch phát triển các vùng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt quan tâm đến một số lĩnh vực trọng điểm như khai thác than, phát triển hạ tầng các khu vực đô thị, khu công nghiệp, phát triển cảng biển và kinh tế biển, nuôi trồng thuỷ sản và du lịch dịch vụ; tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường thường xuyên ở biên giới, hoạt động xuất nhập khẩu, gia công chuyển tải phế liệu; giải quyết triệt để tình trạng suy thoái môi trường, ngập úng cục bộ tại các khu vực bị ảnh hưởng do khai thác than, chế biến khoáng sản Buộc các doanh nghiệp khai thác phải áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn, co các cam kết bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường, cho phép thanh tra giám sát thường xuyên Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của những nhà kinh tế, doanh nghiệp, đội ngũ công nhân, và toàn thể cộng đồng. Dâng cao khẩu hiệu vì một môi trường xanh sạch thông qua truyền thông, trong công tác đoàn… Đào tạo nâng cao kiến thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ môi trường, thanh tra giám sát Chấp nhận cho các doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm nhưng ơ một mức độ nào đó, buộc họ xả thải thì phải bỏ chi phí cho các doanh nghiệp chuyên về xử lý ô nhiễm làm sạch lại môi trường vốn có của nó. Nếu doanh nghiệp muốn xả thải nhiều thì họ phai bỏ chi phí nhiều hơn cho công tác làm sạch môi trường. Biện pháp nay vừa đảm bảo môi trường, vừa đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp, các vấn đề xã hội như giải quyết công an việc làm vẫn được đảm bảo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA9013.DOC
Tài liệu liên quan