Báo cáo Phát triển hoạt động tự doanh tại Công ty Cổ Phần Chứng Khoán An Bình

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

1.1 Các vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán 3

1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán 3

1.1.2 Mô hình của các CTCK 3

1.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán 4

1.1.3.1 Các loại hình tổ chức của các công ty chứng khoán.4

1.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty chứng khoán 6

1.1.4 Chức năng và vai trò của công ty chứng khoán 9

1.1.5 Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán 11

1.1.5.1 Hoạt động môi giới chứng khoán.11

1.1.5.2 Hoạt động bảo lãnh và phát hành chứng khoán 12

1.1.5.3 Hoạt động tư vấn 13

1.1.5.4 Hoạt động tự doanh 16

1.1.5.5 Các nghiệp vụ phụ trợ 16

1.2 Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán 17

1.2.1 Khái niệm tự doanh chứng khoán 17

1.2.2 Mục đích của hoạt động tự doanh 17

1.2.3 Đặc điểm của hoạt động tự doanh 17

1.2.4 Phân loại hoạt động tự doanh 17

1.2.5 Những yêu cầu đối với CTCK khi thực hiện hoạt động tự doanh 19

1.2.6 Quy trình hoạt động tự doanh chứng khoán 21

1.2.6.1 Xây dựng chiến lược đầu tư 21

1.2.6.2 Khai thác tìm kiếm cơ hội đầu tư 22

1.2.6.3 Phân tích đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư 22

1.2.6.4 Thực hiện phương án đầu tư 23

1.2.6.5 Quản lý đầu tư và thu hồi vốn 23

1.2.7 Chính sách quản lý danh mục đầu tư 24

1.3 Phát triển hoạt động tự doanh của CTCK 28

1.3.1 Khái niệm 28

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của hoạt động tự doanh 28

1.3.2.1 Chỉ tiêu định tính 28

1.3.2.2 Chỉ tiêu định lượng 29

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tự doanh của CTCK 29

1.3.3.1 Những nhân tố khách quan 29

1.3.3.2 Những nhân tố chủ quan 32

CHƯƠNG II 34

2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình 34

2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình 34

2.1.1.1 Tên và địa chỉ doanh nghiệp 34

2.1.1.2 Sự thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển 34

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ ABS 36

2.1.2.1 Sứ mệnh của ABS 36

2.1.2.2 Các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh 36

2.1.3 Cơ cấu tổ chức- nhân sự ABS 38

2.1.3.1 Khối nghiệp vụ 42

2.1.3.2 Khối môi giới và phát triển kinh doanh. 42

2.1.3.3 Khối hỗ trợ. 44

2.1.4 Kết quả kinh doanh chủ yếu 46

2.2 Thực trạng hoạt động tự doanh của CTCP Chứng khoán An Bình 50

2.2.1 Kết quả đạt được. 50

2.2.2 Mặt hạn chế của công ty. 55

2.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế. 56

2.1.3.1 Nguyên nhân khách quan. 56

2.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan. 57

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN BÌNH 60

3.1 Định hướng phát triển của công ty cổ phần chứng khoán An Bình trong thời gian tới. 60

3.2 Giải pháp về phía Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình 62

3.2.1 Đa dạng hóa danh mục đầu tư. 62

3.2.2 Công ty cắt giảm nhân sự hợp lý 62

3.2.3 Hoàn thiện quy trình tự doanh 63

3.2.4 Tăng đầu tư trung và dài hạn của tự doanh chứng khoán của công ty. 63

3.2.5 Từng bước nâng cao trình độ phân tích của nhân viên tự doanh. 64

3.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước. 65

3.3.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 65

3.3.2 Chính phủ nên cho phép tiếp tục triển khai cho vay kinh doanh chứng khoán đối với các ngân hàng thương mại. 65

3.3.3 Chính phủ, bộ tài chính không nên can dự quá sâu vào thị trường chứng khoán và hoạt động của các công ty chứng khoán. 66

3.3.4 Từng bước phát triển công cụ phái sinh, phát triển thị trường trái phiếu chuyên biệt. 66

KẾT LUẬN 68

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phát triển hoạt động tự doanh tại Công ty Cổ Phần Chứng Khoán An Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng tăng. - Thứ hai, khả năng đa dạng hóa chứng khoán trong một danh mục để loại bỏ rủi ro không hệ thống (rủi ro không hệ thống là rủi ro chỉ tác động vào một tài sản hoặc một chủ thể nào đó). Mức độ đa dạng hóa có thể được đánh giá trên cơ sở mối tương quan giữa mức sinh lời danh mục do thành viên đó thiết lập với danh mục thị trường. Vì vậy, quản lý danh mục đầu tư có vai trò rất quan trọng. Tối ưu trong danh mục đầu tư phụ thuộc vào tuổi tác mức thuế, tâm lý đối với rủi ro.... Nhiệm vụ của nhà quản lý danh mục đầu tư là tập hợp danh mục các chứng khoán phù hợp với đòi hỏi này. 1.3 Phát triển hoạt động tự doanh của CTCK 1.3.1 Khái niệm Phát triển hoạt động tự doanh của CTCK là việc tạo điều kiện để hoạt động tự doanh của công ty tăng cả về mặt chất lượng và số lượng. Tăng về mặt số lượng là quy mô vốn của công ty ngày càng tăng doanh thu ngày càng lớn và lợi nhuận thu về từ hoạt động tự doanh cũng tăng theo. Tăng về mặt chất lượng là đưa ra được danh mục đầu tư hợp lý có khả năng sinh lời cao và rủi ro thấp thông qua những sự phân tích có căn cứ khoa học chính xác qua đó giúp công ty đạt được mục tiêu của mình trong hoạt động tự doanh. 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của hoạt động tự doanh 1.3.2.1 Chỉ tiêu định tính Mức độ đa dạng trong hoạt động tự doanh: khi triển khai được đầy đủ các hoạt động tự doanh thì cơ hội ra tăng vốn của công ty rất lớn. Mức độ đa dạng của hoạt động tự doanh là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức phát triển hoạt động tự doanh. Nếu một công ty chứng khoán mạnh về đầu tư cổ phiếu mà không phát triển sang tư doanh trái phiếu thì cũng không được coi là hoàn chỉnh. Hoặc trong hoạt động đầu tư cổ phiếu nếu như công ty chỉ tập trung vào đầu cơ hoặc kinh doanh chênh lệch giá thì cũng không được đánh giá cao. Mức độ chuyên nghiệp trong hoạt động tự doanh: Đây là một trong những tiêu chí để đánh giá hoạt động của CTCK bởi vì một công ty với trình độ chuyên nghiệp sẽ xử lý được những sai sót không tránh khỏi khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Mức độ chuyên nghiệp ở các mặt sau: Mô hình tổ chức Định hướng hoạt động Mức độ đầu tư cơ sở vật chất và nhân sự: Một chỉ tiêu nữa là mức độ đầu tư của các CTCK vào cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tự doanh của mình cũng như cách thức điều hành nhân sự. Hoạt động tự doanh có tốt chính là nhờ vào sự phát triển của hệ thống thông tin, còn nhân tố quyết định hàng đầu chính là con người. Vì vậy, đánh giá về nhân sự chính là xem cách thức họ tuyển dụng và đào tạo nhân sự như thế nào. 1.3.2.2 Chỉ tiêu định lượng Đối với chỉ tiêu định tính thì các nhận xét đều mang tính cảm tính của từng cá nhân khi tiếp cận để đánh giá. Còn đối với các chỉ tiêu định lượng là những chỉ số cụ thể thể hiện tình hình thực sự của hoạt động tự doanh, việc đánh giá hoàn toàn là khách quan và dựa trên tính toán cụ thể. Các chỉ tiêu định lượng bao gồm: Doanh số hoạt động tự doanh Cơ cấu phân bổ vốn tự doanh Vòng quay vốn tự doanh Quy mô hoạt động tự doanh Lợi nhuận thuần Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn đầu tư P/E, EPS… Với mỗi phương án đầu tư khác nhau, số lượng các tiêu chí và thứ tự ưu tiên mà ABS sử dụng là không như nhau. Tuy nhiên dù dựa trên tập hợp những tiêu chí nào thì tính an toàn luôn được ABS quan tâm trước nhất. 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tự doanh của CTCK 1.3.3.1 Những nhân tố khách quan Sự phát triển của nền kinh tế Thị trường chứng khoán với vai trò là kênh tích tụ, tập trung và phân phối vốn cho nền kinh tế. Là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân nên hoạt động của TTCK nói chung, hoạt động tự doanh nói riêng chịu nhiều tác động của nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển kéo theo đó các doanh nghiệp không ngừng phát triển về số lượng và quy mô vốn. Ngoài nguồn vốn tự có của chủ sở hữu thì các công cụ huy động vốn như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ để huy động nguồn vốn đầu tư tái sản xuất mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất. Vì thế các công cụ huy động vốn đó đều bị chi phối từ sự phát triển của nền kinh tế. Trong nền kinh tế kém phát triển thì vai trò tập trung tích tụ vốn của TTCK không thể phát huy được vì không thể huy động được lượng vốn cần thiết cho thị trường. Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp rất thấp thì TTCK cũng không phát triển vì nó không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Khi nền kinh tế phát triển thì các doanh nghiệp là những nhân tố tạo nên sự phát triển đó và do vậy những khoản đầu tư vào các doanh nghiệp tốt sẽ có nhiều khả năng thu được mức lợi nhuận kỳ vọng, vì vậy thu hút được nhiều nhà đầu tư. Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển và ổn định tạo ra mức thu nhập ngày càng cao cho tầng lớp dân cư. Khi có những khoản tiền nhàn rỗi, họ rất muốn đồng tiền có trong tay mình sinh sôi nảy nở, kết hợp với sự tin tưởng vào hoạt động của các doanh nghiệp nên đầu tư vào thị trường chứng khoan là một cách làm cho giá trị các khoản vốn của họ tăng một cách nhanh chóng. Tình hình lạm phát và lãi suất: bên cạnh đó hai yếu tố ảnh hưởng mạnh đến thị trường chứng khoán là lạm phát và lãi suất. nền kinh tế ổn định và phát triển chính phủ sẽ hạn chế và kiểm soát ở mức thích hợp được lạm phát (yếu tố làm cho chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh tăng làm cho hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng gây tâm lý không tốt cho nhà đầu tư…) và lãi suất. Với những phân tích trên thì sự ổn định và bền vững của nền kinh tế giúp giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động đầu tư, từ đó làm tăng tính hấp dẫn cho thị trường trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Đi đôi với nó, nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cũng tăng theo. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển của TTCK, và dẫn đến sự phát triển của hoạt động tự doanh. Chính sách phát triển và sự phát triển của TTCK Các yếu tố của thị trường chứng khoán như mô hình tổ chức, quy mô thị trường, mức độ thanh toán của thị trường đều tác động đến hoạt động tự doanh. Quy mô hoạt động của TTCK được thể hiện qua lượng cung cổ phiếu, trái phiếu của các công ty cổ phần, chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư và lượng cầu là số lượng của các nhà đầu tư tham gia giao dịch hàng ngày. Trong định hướng phát triển đối với doanh nghiệp quốc doanh của Nhà nước, Quyết định 1729/QĐ-TTG ngày 29-12-2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 2007-2010 và gắn liền cổ phần hóa là niêm yết hay đăng ký giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán, yếu tố quan trọng góp phần tăng cung hàng hóa có chất lượng cho thị trường. TTCK với tính thanh khoản giúp cho việc mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng và chính xác. Thị trường có tính thanh khoản cao sẽ lôi cuốn được các nhà đầu tư kéo theo đó hoạt động tự doanh của các CTCK sẽ phát triển hơn. Các nhân tố khác + Môi trường pháp lý Là một trong những nhân tố khách quan gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động của CTCK nói chung và hoạt động tự doanh nói riêng. Khi hệ thống van bản pháp luật đầy đủ, hoàn thiện và đồng bộ sẽ giúp cho hoạt động của các CTCK được diễn ra đồng bộ và thống nhất tạo ra sự công bằng tối đa trên thị trường. Bởi khi đó, vừa bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà vẫn thực hiện hoạt động tự doanh của công ty một cách hiệu quả nhất, không để xảy ra xung đột lợi ích của nhà đầu tư và CTCK, qua đó làm tăng lòng tin của công chúng đầu tư thúc đẩy thị trường phát triển và tạo cơ sở cho sự phát triển của chính hoạt động tự doanh. + Chính trị Việc thực hiện các chinh sách vĩ mô (tín dụng, lãi suất..) tùy thuộc vào từng bộ máy chính trị. Thay đổi chính trị làm cho nhiều quy định và sự kiểm soát của Chính Phủ trong một số nghành được thắt chặt hay nới lỏng, tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh của nghành, mỗi công ty, từ đó ảnh hưong đến TTCK và hoạt động tự doanh. + Mức độ chuyên nghiệp của các nhà đầu tư Hiện nay, thực trạng đầu tư của TTCK ở Việt Nam là một bộ phận lớn các nhà đầu tư thiếu kiến thức thị trường chứng khoan, đầu tư theo cảm tính và theo xu hướng bầy đàn, nên khi có tín hiệu bất thường từ thị trường (như sự chu chuyển vốn của các nhà đầu tư nước ngoài, các thông tin thất thiệt đối với tổ chức phát hành…) thì đổ xô đi mua, bán chứng khoán gây nên tình trạng hỗn loạn mất cân bằng cho thị trường gây ảnh hưởng tới hoạt động tự doanh. 1.3.3.2 Những nhân tố chủ quan Nguồn vốn để tự doanh Nguồn vốn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động của công ty chứng khoán. Đầu tư chứng khoán yêu cầu phải có một nguồn vốn lớn và dài hạn nên một CTCK không chủ động được về vốn thì sẽ rất rủi ro và không hiệu quả. Căn cứ vào quy mô của vốn mà bộ phận tự doanh có thể đưa ra những phương án đầu tư hợp lý, nếu như nguồn vốn đầu tư lớn thì đa dạng hóa được loại hình danh mục đầu tư, thời hạn đầu tư. Có thể chấp nhận rủi ro để đổi lấy lợi nhuận kỳ vọng cao. Trước khi Luật chứng khoán Việt Nam ra đời thì vốn pháp định đối với hoạt động tự doanh là 12 tỷ đồng nhưng bây giờ để có thể tham gia vào họat động tự doanh thì các CTCK phải có mức vốn tối thiểu là 100 tỷ đồng. Mô hình hoạt động và tổ chức của CTCK Hiện nay trên thị trường có hai loại mô hình CTCK đó là công ty TNHH một thành viên và công ty cổ phần, và mỗi một mô hình có một tác động khác nhau đến hoạt động tự doanh của công ty. Đối với các CTCK thuộc ngân hàng thương mại thì có những thuận lợi về nguồn vốn dồi dào song cũng có những bất cập trong việc quản lý vì sự lệ thuộc mẹ- con. Nhờ vào nguồn vốn dồi dào từ ngân hàng mẹ nên các CTCK loại này thường tập trung vào mảng tự doanh trái phiếu. Còn đối với công ty cổ phần với mô hình tổ chức theo hướng hiện đại trong việc phân cấp và phân quyền quản lý nên có tính linh hoạt cao trong việc thay đổi cách thức cũng như cơ chế hoạt động. Việc phân cấp và phân quyền như vậy khiến cho các cán bộ tự doanh chủ động trong việc đầu tư, tận dụng cơ hội thời gian và cũng tạo trách nhiệm cho mỗi cán bộ trong việc ra quyết định của mình. Còn với CTCK trực thuộc NHTM thường quyết định hoạt động tự doanh thông qua các hội đồng đầu tư nên tính linh họat không cao. Chính sách cán bộ và năng lực đội ngũ tự doanh Con người là nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích và thu thập thông tin từ các nguồn trên thị trường, cán bộ tự doanh sẽ tổng hợp lại và có những quyết định phương thức đầu tư nhằm thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu cán bộ tự doanh mà không có năng lực và chuyên môn tốt thì sẽ làm cho kết quả hoạt động của công ty đi xuống. Thành công của bộ phận tự doanh là thành công của công ty thông qua một danh mục đầu tư tốt. Để có một đội ngũ cán bộ có năng lực và tinh thần nhiệt huyết tốt thì CTCK phải có một chính sách ưu đãi hợp lý. Nếu CTCK có những chính sách tốt với ưu đãi lớn (lương, thưởng và những khoản trích % từ những vụ thành công) đối với những cá nhân có thành tích cho công ty thì họ sẽ làm việc một cách tích cực , thu được nhiều kết quả cao. Chính sách cán bộ được chú trọng sẽ thu hút được nhân viên có chuyên môn và trình độ cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ thông tin Hoạt động tự doanh chứng khoán rất cần có một môi trường làm việc thật tốt với phương tiện và công cụ có tính kỹ thuật cao, các phần mền tin học ứng dụng chuyên nghành để có thề nắm bắt thông tin, đặt lọc dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác để ra những quyết định tối ưu nhất. Việc thiếu phương tiện công nghệ sẽ làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty trong quá trình kinh doanh chứng khoán. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN BÌNH 2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình 2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình 2.1.1.1 Tên và địa chỉ doanh nghiệp Tên Công ty : Công ty Chứng khoán An Bình Tên Tiếng Anh : AN BÌNH securities joint stock company Tên viết tắt : ABS.JSC Trụ sở chính : 101 – Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội Văn phòng : Tầng 17, Toà nhà Việt Tower, 1A Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại : (84-4) 3562 4626 Fax : (84-4) 3562 4628 Website : www.abs.vn Giấy CNĐKKD : Số.0103013960 ngày 26 tháng 09 năm 2006 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Vốn điều lệ : 397.000.000.000 đồng Tỷ lệ: Công ty cổ phần 100% vốn trong nước Geleximco : 45.03 % EVN : 30% AB Bank : 8% Khác : 16.97 % 2.1.1.2 Sự thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển - Ngày 29 tháng 9 năm 2006, Theo quyết định số 16/UBCKNN, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cho Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình - ABS với vốn điều lệ ban đầu 50 tỷ đồng. - Ngày 5 tháng 11 năm 2006, ABS khai trương hoạt động và đến ngày 18 tháng 4 năm 2007, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước quyết định chấp thuận ABS tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 330 tỷ đồng. Ngày 10/12/2008, ABS đã tăng vốn lần thứ 3 lên 397 tỷ đồng nhằm nâng cao năng lực tài chính và khả năng tham gia đầy đủ các dịch vụ tại các dự án lớn thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trên cả nước. - ABS có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ các cổ đông chiến lược như: Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) - tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam; Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABB) - một trong những ngân hàng thương mại lớn và có tốc độ phát triển nhanh hàng đầu tại Việt Nam và Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco). Bên cạnh đó, ABS có sự hợp tác chặt chẽ của các đối tác chiến lược như: Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Tổng công ty Tài chính dầu khí (PVFC), tập đoàn City group... cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp am hiểu sâu thị trường đầu tư, tài chính Việt Nam. - Thành lập tháng 11 năm 2006, chỉ sau một thời gian ngắn với sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và bền vững, Công ty cổ phần chứng khoán An Bình (ABS) đã đi đầu trên thị trường trong các lĩnh vực: Bảo lãnh phát hành chứng khoán, thu xếp vốn cho các tổ chức tài chính, tiên phong trong các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho nhà đầu tư trải rộng khắp Việt Nam. - ABS là một trong những công ty chứng khoán có mạng lưới giao dịch rộng nhất Việt Nam với 18 điểm giao dịch trên toàn quốc như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Nghệ An, Thanh Hóa... với số lượng tài khoản giao dịch của trên 14 nghìn nhà đầu tư trong và ngoài nước. ABS hiện đang sở hữu một hệ thống các giải pháp công nghệ trọn gói, hiện đại; các ứng dụng sản phẩm, dịch vụ phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của khách hàng; phương thức giao dịch đa dạng (sàn giao dịch, qua điện thoại, qua tin nhắn SMS, và qua trang web). ABS cũng là Công ty chứng khoán đầu tiên được nhận Chứng chỉ ISO 9000:2001 cho tất cả các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, thể hiện quyết tâm và đồng thuận của toàn bộ đội ngũ nhân viên trong công ty hướng tới sự hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn trong phục vụ khách hàng. Ngoài đội ngũ nhân viên của ABS được đào tạo chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tư vấn cổ phần hóa, bảo lãnh phát hành trái phiếu, quản lý quỹ, tư vấn tài chính ở Việt Nam cũng như trên thị trường vốn quốc tế, ABS đã xây dựng hệ thống kênh phân phối hợp tác kinh doanh với các tập đoàn danh tiếng trong và ngoài nước như: Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Ngân hàng TMCP An Bình (ABB), Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK), Citi Group... giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ đa dạng ở nhiều lĩnh vực, hoạt động kinh doanh rộng khắp. 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ ABS 2.1.2.1 Sứ mệnh của ABS Xây dựng lòng tin của khách hàng dựa vào dịch vụ của mình Cung cấp những dịch vụ và sản phẩm chất lượng cao, nâng cao giá trị cho khách hàng. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, khuyến khích sự nỗ lực phấn đấu, góp phần và gắn bó lâu dài với tổ chức Phát triển hệ thống đối tác trong và ngoài nước. Nâng cao hiệu quả kinh doanh, gia tăng giá trị cho cổ đông. Chứng khoán An Bình có sứ mệnh kết nối giữa doanh nghiệp cần vốn với nhà đầu tư, giữa người cần mua và người cần bán, giữa nhà đầu tư, giữa thị trường trong nước và ngoài nước đi tới thành công. 2.1.2.2 Các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh: Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là kinh doanh chứng khoán. Ngành nghề kinh doanh: * Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán. Tư vấn tài chính là phân tích thực trạng tài chính của các doanh nghiệp, tái sắp xếp cấu trúc tài chính, cải thiện năng lực quản trị tài chính của doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp: định giá doanh nghiệp cổ phần hóa, sáp nhập hay thâu tóm, tái cấu trúc cơ cấu phát hành chứng khoán hay niêm yết. Quản trị doanh nghiệp: tư vấn mô hình doanh nghiệp quản trị phù hợp và hiệu quả. Tư vấn soản thảo điều lệ ban giám đốc, ban kiểm soát và kế hoạch truyền thông. Tư vấn phát hành chứng khoán: Tiến hành tái cấu trúc lại cơ cấu tài chính, xây định nhu cầu thị trường, xây dựng phát kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn cho doanh nghiệp hoặc tái sắp xếp lại cơ cấu tài chính. Tư vấn niêm yết: tiến hành tái cấu trúc cơ cấu cổ phần, chuẩn hóa các điều kiện phù hợp với quy định pháp lý, xác định giá niêm yết của cổ phiếu và giúp doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, thủ tục xin cấp phép niêm yết. Tư vấn cổ phần hóa: giải pháp về vấn đề tài chính, tái sắp xếp cơ cầu nguồn vốn trước và sau cổ phần, định giá cổ phiếu, lập kế hoạch kinh doanh và định hướng cho doanh nghiệp sau khi cổ phần, tổ chức đấu giá phát hành lần đầu ra bên ngoài và tổ chức các đại lý phân phối cổ phiếu. * Môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán. Khi mở tài khoản tại ABS, khách hàng sẽ được tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc đầu tư chứng khoán trên thị trường, có thể là cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết. Nếu ủy quyền giao dịch cho công ty ABS thì khách hàng sẽ nhận được sự tư vấn miễn phí. Khách hàng có thể ứng trước tiền khi thực hiện bán chứng khoán mà không phải chờ 3 ngày thanh toán theo quy định. Nếu thiếu tiền có thể cầm cố chứng khoán để vay vốn. * Tự doanh chứng khoán. ABS xây dựng cơ cấu đầu tư bao gồm trái phiếu và cổ phiếu niêm yết và niêm yết và các công ty có tiềm lực phát triển trên thị trường nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho các cổ đông và khách hàng. Hiện nay ABS đang quản lý danh mục chứng khoán niêm yết và chưa niêm yết với khả năng sinh lời cao như: trái phiếu tập đoàn Vinashin, Vinacomin, cổ phiếu có tính thanh khoản cao như: cổ phiếu Techcombank, Habubank, VP bank… * Bảo lãnh phát hành chứng khoán. Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức, bảo lãnh phát hành thực hiện các thủ tục trước và sau khi chào bán, phân phối chứng khoán. Công ty Cổ Phần Chứng Khoán An Bình cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành: Mua lại một phần hay toàn bộ chứng khoán phát hành mới, mua số chứng khoán còn lại chưa phân phối hết của tổ chức phát hành; hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng. * Lưu ký chứng khoán. Thực hiện cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về lưu ký chứng khoán cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi của khách hàng và nghĩa vụ của thành viên lưu ký. Cung cấp các dịch vụ tiện ích về cầm cố chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán và các dịch vụ tiện ích khác nhằm hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư. Thực hiện tư vấn về quản lý chứng khoán của tổ chức phát hành, đăng ký chứng khoán và đăng ký lưu ký chứng khoán trên trung tâm lưu ký chứng khoán. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức- nhân sự ABS Hội đồng quản trị Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty. Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển của công ty. Khi mới thành lập vào ngày 5/11/2006, Hội Đồng Quản Trị của Công ty Cổ Phần Chứng Khoán An Bình gồm có các thành viên: - Ông Vũ Văn Tiền (chủ tịch HĐQT). - Ông Nguyễn Hoài Anh (phó chủ tịch HĐQT). - Ông Đinh Quang Tri, Nguyễn Việt Hải (thành viên HĐQT). Từ đó đến nay, thành viên Hội Đồng Quản Trị đã có chút thay đổi như sau: - Ông Vũ Văn Tiền (chủ tịch HĐQT). - Ông Đinh Quang Tri và Nguyễn Hoài Anh (phó chủ tịch HĐQT). - Ông Hoàng Văn Ninh, Nguyễn Hùng Mạnh (thành viên HĐQT). Tổng Giám đốc Là người có quyền cao nhất, quyết định chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty, Hội đồng quản trị. Ban đầu giữ chức vụ Tổng Giám Đốc công ty là Ông Nguyễn Hoài Anh. Vì một số lý do ông Nguyễn Hoài Anh miễn nhiễm và hiện nay điều hành công ty là ông Nguyễn Hồng Quân với chức vụ là Quyền Tổng Giám Đốc. Phó Tổng Giám đốc khối đầu tư :ông Lương Minh Tuấn Là người có nhiệm vụ theo dõi, kiểm soát, điều hành các hoạt động kinh doanh của khối đầu tư dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng Giám đốc. Phó Tổng Giám đốc khối môi giới: ông Võ Quyết Thắng Thực hiện việc theo dõi, kiểm soát, điều hành các hoạt động khối môi giới dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của Tổng Giám đốc Các giám đốc bộ phận: Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình có 5 Giám Đốc các bộ phận là: Nguyễn Thanh Hải (giám đốc môi giới và phát triển kinh doanh). Trần Nhật Tân (giám đốc IT). Nguyễn Thị Khánh (giám đốc nghiệp vụ). Cao Thị Vân Anh (giám đốc nhân sự - hành chính). Lương Minh Tuấn (giám đốc bộ phận tư vấn). Công ty có 3 Chi nhánh ở TP. Hà Nôi, TP. Hồ Chí Minh, TP. Hải Phòng và 12 đại lý nhận lệnh tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước. Trụ sở chính tại tầng 4 tòa nhà 101 Láng Hạ có khoảng 12 phòng ban chức năng có những nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn riêng, đó là: Phòng phát triển kinh doanh. Phòng môi giới. Phòng giao dịch chứng khoán. Phòng tư vấn khách hàng. Phòng tự doanh (phòng đầu tư và nguồn vốn). Phòng phân tích. Phòng công nghệ thông tin. Phòng kế toán tài chính. Phòng kế toán giao dịch và lưu ký. Phòng hành chính – nhân sự. Phòng quan hệ công chúng. Phòng pháp chế và kiểm soát nội bộ. Hiện công ty tổ chức theo cơ cấu phòng ban chức năng và cơ cấu theo khu vực địa lý. Sự kết hợp này mặc dù vẫn còn những nhược điểm của các mô hình riêng lẻ nhưng nhìn chung là khá hiệu quả, tại trụ sở chính các phòng ban có mối liên hệ bổ sung cho nhau, những phòng có trách nhiệm qua lại với nhau được xếp vào cùng khu vực cho tiện liên lạc. Bảng 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán An Bình tại trụ sở chính Q. TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI KINH DOANH KHỐI NGHIỆP VỤ KHỐI HỖ TRỢ P. Phát triển kinh doanh P. Môi giới P. Tư vấn TCDN P. Phân tích P. Tự doanh P. Kế toán GD & lưu ký P. Giao dịch chứng khoán P. Nhân sự - Hành chính P. Pháp chế và KSNB P. Kế toán tài chính P. Công nghệ thông tin P. Quan hệ công chúng Thư ký Ban Điều Hành VP. HDQT 2.1.3.1 Khối nghiệp vụ Khối nghiệp vụ do Phó Tổng Giám Đốc phụ trách gồm có các phòng đó là: phòng giao dịch, phòng kế toán giao dịch và lưu ký. Cụ thể * Nhiệm vụ của Phòng giao dịch chứng khoán. Phòng giao dịch có nhiệm vụ nhập lệnh cho các khách hàng đến tham gia giao dịch, hướng dẫn cách thức giao dịch mua bán cho khách hàng và giải đáp những thắc mắc của khách hàng về quy trình giao dịch. Quản lý, lưu trữ các phiếu lệnh, lập báo cáo theo phạm vi được phân công và gửi cho các phòng ban liên quan. Trợ giúp phòng tự doanh trong hoạt động của họ đảm bảo cho công việc của họ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. * Nhiệm vụ của Phòng kế toán giao dịch và lưu ký. Phòng lưu ký là rất cần thiết để hoạt động giao dịch trên thị trường thuận lợi. Phòng này sẽ giữ chứng khoán của khách hàng và thực hiện các quyền của họ khi tham gia giao dịch theo quy định. Phòng này sẽ có những thông báo hàng ngày cho phía ngân hàng và Trung Tâm giao dịch Chứng Khoán về sự thay đổi của các khoản thanh toán giao dịch. Trực tiếp giao dịch với kho bạc, ngân hàng nơi mở tài khoản của công ty, đối chiếu sổ sách, số dư khớp đúng và đi lĩnh tiền tại kho bạc, ngân hàng. 2.1.3.2 Khối môi giới và phát triển kinh doanh. Bao gồm các phòng: phòng phát triển kinh doanh, phòng môi giới chứng khoán, phòng tự doanh, phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp, phòng phân tích. * Nhiệm vụ của Phòng phát triển kinh doanh. Lập các kế hoạch phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo định hướng kinh doanh của công ty. Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. Tham mưu cho ban điều hành những vấn đề liên quan đến tương lai phát triển của công ty. Và làm những nhiệm vụ khác được giao. * Nhiệm vụ của Phòng môi giới chứng khoán. Phòng môi giới sẽ phải thu thập thông tin, phân tích và giải thích cho khách hàng về phương thức hoạt động của thị trường chứng khoán, làm họ tin tưởng để ủy thác cho mình giao dịch hộ họ. Phòng này sẽ thực hiện giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán khi được ủy thác giao dịch hay nói cách khác là trung gian đại diện cho khách hàng. Mỗi lần giao dịch xong Phòng có nhiệm vụ báo cho khách hàng của mình về kết quả giao dịch trong ngày. * Nhiệm vụ của Phòng phân tích. Phân tích các cơ hội đầu tư trên thị trường từ đó đưa ra những đề xuất kinh doanh với ban giám đốc. Đồng thời có ý kiến về các vấn đề liên quan đến thị trường, về các công ty niêm yết có khả năng cho phòng tự doanh của công ty. Đánh giá giá trị thị trường của những cổ phiếu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111194.doc
Tài liệu liên quan