Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vùng kinh tế trọng điểm miền trung

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Phần 1 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 5

I. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 5

1. Điều kiện tự nhiên 5

2. Các nguồn tài nguyên 8

3. Khái quát cảnh quan, môi trường 15

4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 17

II. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 18

1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế 18

2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 20

3. Dân số, lao động và việc làm 28

4. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn 30

5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 33

6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất 38

Phần 2 - TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI 41

I. Tình hình quản lý đất đai 41

II. Hiện trạng và biến động trong sử dụng đất 49

1. Hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất 49

2. Đánh giá chung về hiệu quả và những tồn tại trong sử dụng đất 62

III. Tiềm năng đất đai 64

1. Khái quát chung về tiềm năng đất đai 64

2. Tiềm năng đất đai để phát triển các ngành 65

Phần 3 - ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 73

I. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 73

1. Phương hướng, mục tiêu tổng quát 73

2. Phương hướng, mục tiêu cụ thể 73

II. Các quan điểm khai thác sử dụng đất 74

III. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 77

1. Dự báo dân số đến năm 2010 và năm 2020 77

2. Định hướng phát triển các công trình trọng điểm mang ý nghĩa kết nối toàn vùng, liên vùng và hội nhập quốc tế 77

3. Định hướng sử dụng đất theo mục đích sử dụng 83

IV. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 100

1. Phương hướng, mục tiêu sử dụng đất đến năm 2010 100

2. Các phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 101

3. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (theo phương án chọn) 107

4. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai giai đoạn 2006 - 2010 135

5. Đánh giá môi trường chiến lược của phương án quy hoạch sử dụng đất 136

V. Các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất 141

1. Giải pháp về cơ chế chính sách 141

2. Giải pháp về cơ chế chỉ đạo điều hành, phối hợp trong phát triển vùng 142

3. Giải pháp về tài chính 143

4. Giải pháp về nguồn nhân lực 145

5. Giải pháp về xã hội 145

6. Giải pháp phát triển thị trường 147

7. Giải pháp về kỹ thuật địa chính và phát triển thị trường bất động sản 147

8. Giải pháp về khoa học kỹ thuật công nghệ 148

9. Giải pháp về môi trường 149

10. Giải pháp tổ chức thực hiện 150

11. Biện pháp kiểm tra, giám sát thực hiện 151

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 152

1. Kết luận 152

2. Kiến nghị 153

PHỤ LỤC

 

 

 

doc171 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vùng kinh tế trọng điểm miền trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vân - Phù Cát, Phú Hòa - Đèo Son… - Các tuyến du lịch, được phân thành: + Tuyến du lịch ngoại vùng: là các tuyến du lịch nối các điểm du lịch nổi tiếng của vùng với các điểm du lịch nổi tiếng của các vùng khác như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt (Lâm Đồng), Quê Bác, Cửa Lò (Nghệ An), Hạ Long, Tuần Châu (Quảng Ninh), York Đôn, Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)... + Tuyến du lịch nội vùng, bao gồm: tuyến Đà Nẵng - Hội An - Mỹ Sơn; Núi Ngũ Hành Sơn - Đèo Hải Vân - Bảo tàng Chàm - Bán đảo Sơn Trà; Đà Nẵng - Cù Lao Chàm; Tam Kỳ - Hội An - Mỹ Sơn; Quảng Ngãi - Sa Huỳnh - Mỹ Khê - Thạch Nham - Hải Giá - Tân Định - Vạn Tường - núi Thiên Ấn; Quy Nhơn - Gềnh Ráng; Quy Nhơn - Tây Sơn - Hầm Hô; Quy Nhơn - Hội Vân - Phù Cát - Phú Hoà - Đèo Son… Việc phát triển du lịch có quan hệ mật thiết với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là thương mại. Khách du lịch đến vùng KTTĐMT, ngoài việc tắm biển, nghỉ mát, tham quan các danh lam thắng cảnh, tìm hiểu phong tục, tập quán, truyền thống lịch sử của địa phương còn có nhiều nhu cầu khác như ăn ở, đi lại, mua sắm quà lưu niệm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại hình dịch vụ phát triển. 2.4. Tiềm năng đất đai cho phát triển các khu kinh tế Với mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, trong đó ý tưởng phát triển các khu kinh tế đã trở thành chủ trương hành động. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 4 khoá VIII năm 1997 của Đảng về việc “Nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện”, những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, phê duyệt nhiều dự án để chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến năm 2003 khu kinh tế đầu tiên của nước ta mới được hình thành - khu kinh tế mở Chu Lai. Từ đó đến nay, trên cơ sở đánh giá tiềm năng thế mạnh, lợi thế so sánh của cả khu vực miền Trung, các khu kinh tế trên địa bàn vùng KTTĐMT tiếp tục được hình thành, hiện tại có: - Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế, quy mô 27.108 ha. - Khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam, quy mô 27.040 ha. - Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi, quy mô 10.300 ha. - Khu kinh tế Nhơn Hội tỉnh Bình Định, quy mô 12.000 ha. Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh hợp tác và mậu dịch đường biên, trên địa bàn vùng còn có tiềm năng lợi thế trong việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tại các khu vực như: Hồng Vân - Kou Tai, A Đớt - Tà Vàng (Thừa Thiên Huế); Nam Giang - Đắc Chưng (Quảng Nam). 2.5. Tiềm năng đất đai cho xây dựng, mở rộng đô thị và khu dân cư nông thôn Tiềm năng đất đai để phát triển mở rộng, hình thành mới đô thị cũng như các khu dân cư nông thôn trên địa bàn vùng KTTĐMT được xác định dựa trên mức độ thuận lợi của các tiêu chí: - Vị trí phân bố không gian. - Các yếu tố điều kiện tự nhiên, bao gồm: độ dốc địa hình, địa chất, thuỷ văn và thuỷ văn địa chất. - Công năng của đất (sức chịu tải về dân số, các loại công trình kiến trúc). - Điều kiện cơ sở hạ tầng và phương thức sử dụng đất đai hiện tại. - Điều kiện môi sinh khu vực... a. Tiềm năng đất đai để xây dựng, mở rộng đô thị Trên cơ sở đánh giá thực trạng quỹ đất, tiềm lực, thế mạnh từng tỉnh trong vùng cũng như trong bối cảnh toàn vùng với cả nước, đối chiếu so sánh với các tiêu chí về mức độ thuận lợi, ít thuận lợi và không thuận lợi cho thấy tiềm năng phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn vùng KTTĐMT như sau: - Đối với các đô thị hiện có: + Phát triển thành phố Huế, Đà Nẵng đáp ứng các tiêu chuẩn của đô thị loại I; thành phố Quy Nhơn đáp ứng các tiêu chuẩn đô thị loại II; thành phố Quảng Ngãi, Tam Kỳ và thị xã Hội An đạt tiêu chuẩn đô thị loại III (trong đó thị xã Hội An sẽ trở thành thành phố). + Phát triển mở rộng các thị trấn Thuận An, Tứ Hạ, Phú Bài, Hương Thủy, Phong Điền, Phú Đa, A Lưới (Thừa Thiên Huế); Thăng Bình, Quế Sơn, Hiệp Đức, Nam Giang, Phước Sơn (Quảng Nam); Dốc Sỏi, Châu ổ (Quảng Ngãi); Phú Phong, Bình Định (Bình Định). - Đối với việc phát triển các đô thị mới: + Đô thị công nghiệp - thương mại: tiềm năng phát triển ở các khu vực như: Vạn Tường (Quảng Ngãi), Điện Nam - Điện Ngọc và Chu Lai - Kỳ Hà (Quảng Nam), Chân Mây (Thừa Thiên Huế). + Đô thị cấp V (thị trấn): tiềm năng phát triển được xác định ở các khu vực: Vinh Thanh, Vinh Hưng, La Sơn, Bình Điền, Hòa Mỹ, Ưu Điềm, Điền Hải, Thanh Hà (Thừa Thiên Huế); Minh Long (Quảng Ngãi)… - Tiềm năng đất đai để mở rộng, phát triển các khu dân cư đô thị: Theo dự báo dân số đến năm 2010 và 2020 cho thấy, để đáp ứng được yêu cầu dân sinh đô thị, nhu cầu đất ở đô thị trong thời gian tới tăng khá mạnh khoảng khoảng 7,5 nghìn ha trong thời kỳ từ nay đến năm 2020, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 4,6 nghìn ha. Tuy nhiên, từ thực trạng cho thấy tiềm năng đất đai để mở rộng đất ở đô thị hiện nay còn rất lớn, bởi trong đô thị đất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 51%), nên về cơ bản đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đất ở đô thị tăng thêm. b. Tiềm năng đất đai để phát triển, mở rộng khu dân cư nông thôn Hiện nay toàn vùng có 626 xã với tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn 237.717 ha, là địa bàn cư trú của 4.350.554 nhân khẩu, chiếm 70,22% dân số của vùng. Theo dự báo, đến năm 2010 dân số khu vực nông thôn là 4,05 triệu người và giảm xuống còn 3,65 triệu người vào năm 2020. Mặc dù dân số nông thôn ngày càng giảm, song đây là do quá trình đô thị hoá nông thôn, nên trong thực tế nhu cầu đất ở nông thôn vẫn không ngừng tăng trong giai đoạn tới, dự báo tăng khoảng 2,8 nghìn ha trong cả thời kỳ từ nay đến năm 2020, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 1,3 nghìn ha (không tính các khu vực được đô thị hoá). Vì vậy, việc phát triển các điểm dân cư mới để đáp ứng nhu cầu dân sinh là thực tế khách quan, song từ thực trạng quỹ đất hiện nay cho thấy, trong đất khu dân cư nông thôn đất nông nghiệp còn chiếm diện tích khá lớn 51,89% (trên 123 nghìn ha), do đó cần tận dụng phần diện tích này để bố trí đất ở cho nhân dân cũng như xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn trong những năm tới. Phần 3 ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 I. KHÁI QUÁT PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Từ những tiềm năng và lợi thế so sánh, thời cơ và thách thức đối với vùng KTTĐMT; mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng đến năm 2010 và 2020 đặt ra như sau: 1. Phương hướng, mục tiêu tổng quát Phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐMT với tốc độ nhanh và bền vững, trở thành khu vực phát triển năng động, một đầu cầu lớn của cả nước trong giao lưu, hợp tác quốc tế; cải thiện cơ bản đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho nhân dân trong vùng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế để trở thành vùng công nghiệp lớn của cả nước với các trung tâm dịch vụ hiện đại vào năm 2020; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái. - Phát huy triệt để và có hiệu quả các nguồn lực của vùng và tranh thủ sự hỗ trợ ban đầu từ bên ngoài để VKTTĐMT phát triển nhanh, làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của toàn vùng Trung Bộ và Tây Nguyên, thực hiện vai trò “cửa mở” ra bên ngoài, đưa miền Trung sớm hoà đồng với sự phát triển chung của cả nước và hội nhập với khu vực. - Nhanh chóng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng mạnh và đồng bộ, tạo dựng môi trường pháp lý ổn định để phát triển mạnh công nghiệp và du lịch dịch vụ, trong đó có các trọng điểm như lọc hoá dầu, đóng tầu, luyện kim, sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu, chế biến thực phẩm, dịch vụ cảng biển và hàng hải, phát triển tổng hợp du lịch. - Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí phải được đặt ở vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển. Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của VKTTĐMT và của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. - Phát triển công nghiệp và đô thị phải gắn liền với yêu cầu sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững. - Kết hợp đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế với giải quyết từng bước các vấn đề xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững. Bên cạnh tập trung phát triển các đô thị và cảng biển, các khu công nghiệp tập trung ven biển, phải chú trọng phát triển nông nghiệp và công nghiệp nông thôn ở vùng đồng bằng, bãi ngang ven biển, miền núi của các tỉnh nhằm hướng tới giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cân bằng trong tương lai. - Phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng an ninh, chú trọng vùng biên giới, hải đảo, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc. 2. Phương hướng, mục tiêu cụ thể - Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt khoảng 1,2 lần, giai đoạn 2011 - 2020 đạt khoảng 1,25 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. Tổng sản phẩm trong vùng (GDP) năm 2010 ít nhất tăng gấp trên 2,7 lần so với năm 2000 và năm 2020 gấp trên 3,5 lần so với năm 2010. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt: Công nghiệp - xây dựng: 40%; Dịch vụ: 41 - 42%; Nông - lâm - thuỷ sản: 18 - 19% vào năm 2010 và tương ứng đạt 47 - 48%; 44 - 46%; 6 - 9% vào năm 2020. - Tăng tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP của cả nước từ 5% hiện nay lên khoảng 5,5% vào năm 2010 và 6,5% vào năm 2020, trong đó đóng góp trên 36% tổng GDP của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ. - Nâng GDP bình quân đầu người lên đạt 6 triệu đồng vào năm 2010 và 12,5 triệu đồng vào năm 2020 (giá cố định năm 1994). Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 149 đô la Mỹ năm 2005 lên 375 đô la Mỹ năm 2010 và 2.530 đô la Mỹ năm 2020. - Tăng mức đóng góp của vùng trong thu ngân sách của cả nước từ 4,6% năm 2005 lên 6% năm 2010 và 7% năm 2020. - Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20%/năm trong tiến trình hiện đại hoá, nâng cao dần tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạt khoảng 50%. - Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ đô thị hoá của vùng đạt 37,3% và đến năm 2020 đạt khoảng 52%. - Giảm và giữ không tăng tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 5% và tiếp tục kiểm soát dưới mức an toàn cho phép là 4% đến năm 2020, phấn đấu mỗi năm giải quyết hơn 60 - 70 nghìn chỗ làm việc mới. - Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 15,5% năm 2005 xuống dưới 8,8% năm 2010 và khoảng 2% năm 2020. - Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và môi trường bền vững ở đô thị và nông thôn. II. CÁC QUAN ĐIỂM KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐẤT Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu phát triển, những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, thực trạng và tập quán sử dụng đất... trong giai đoạn tới việc khai thác và quản lý sử dụng đất trên địa bàn vùng KTTĐMT được dựa trên hệ thống các quan điểm sau: 1. Khai thác hiệu quả và sử dụng đất tiết kiệm trên cơ sở đúng mục đích, đủ nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụng đất của vùng, đặc biệt khi quá trình đô thị hoá - công nghiệp hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ: - Từng bước cải tạo, tận dụng đưa khoảng 700 nghìn ha đất chưa sử dụng hiện nay vào sử dụng cho các mục đích để đến năm 2020 toàn vùng không còn đất chưa sử dụng, tránh để tình trạng đất hoang hoá. - Trong sản xuất nông nghiệp phải bảo đảm “đất nào cây ấy”; chú trọng thâm canh tăng vụ, chỉ mở rộng diện tích đất nông nghiệp khi có thuỷ lợi. - Trong xây dựng, chú trọng phát triển chiều cao công trình, vừa tiết kiệm đất, vừa tạo tiền đề cho quá trình đô thị hoá - hiện đại hoá. - Rà soát lại một số loại đất phi nông nghiệp nhằm tận dụng phần diện tích đang sử dụng kém hiệu quả hoặc dư thừa để quy hoạch sao cho hợp lý, tiết kiệm. 2. Ưu tiên dành đất cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, xây dựng vùng KTTĐMT trở thành hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả khu vực miền Trung, đủ sức đảm nhận vai trò đầu mối trung chuyển và trung tâm thương mại quốc tế của hành lang thương mại quốc tế Đông - Tây vùng Mê Kông lớn: - Dành quỹ đất thoả đáng (với khả năng cao nhất) để xây dựng các công trình kinh tế (các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch, thương mại...) nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở tập trung hơn nữa vào phát triển công nghiệp để thực hiện “bước nhảy ban đầu” cho nền kinh tế của vùng trên cơ sở phát triển công nghiệp tập trung gắn với hệ thống cảng; phát triển mạnh công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn; phát triển nhanh công nghiệp du lịch và nghỉ dưỡng nhằm sử dụng tốt nhất các di tích văn hoá, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên. - Bố trí quỹ đất với tiêu chuẩn cao nhất đối với các loại đất có định mức (theo tiêu chuẩn định mức quốc gia) như đất giáo dục, đất y tế, đất văn hoá, đất thể dục thể thao; bảo đảm thực hiện đầy đủ và đồng bộ các chương trình quốc gia về công tác xã hội hoá, bồi dưỡng và phát triển về chất nguồn nhân lực, giải quyết về cơ bản việc làm cho người lao động, thực hiện tốt các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao mức sống dân cư, đặc biệt là cư dân ở nông thôn, hải đảo và vùng bãi ngang ven biển. - Ưu tiên quỹ đất cho việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (điện - đường - trường - trạm, các công trình năng lượng, cấp thoát nước, dịch vụ công cộng...), nhất là khi các điều kiện này của vùng còn khá thấp, nhằm giải quyết thực trạng những tồn tại, khó khăn, từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng. 3. Điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao năng suất và đa dạng hoá phát triển nông - lâm - ngư nghiệp: - Bố trí đất đai với cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên từng khu vực, đặc biệt trong điều kiện vùng KTTĐMT là địa bàn có dải đất đồng bằng hẹp, thường chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai như mưa bão, hạn hán, lũ lụt... - Xây dựng các vùng chuyên canh (theo thứ tự ưu tiên: cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày - cây rau màu, thực phẩm - cây lương thực), vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm tạo thành sự liên kết nông nghiệp - chế biến - dịch vụ thị trường trên địa bàn vùng. - Từng bước chuyển dần diện tích đất sản xuất nông nghiệp khó khăn về nước tưới sang trồng các loại cây có khả năng chịu hạn cao như cà phê, cao su, hồ tiêu ở khu vực phía Tây hoặc chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản đối với các khu vực ven biển. 4. Khai thác sử dụng đất gắn liền với việc bảo vệ cảnh quan, môi trường để phát triển bền vững, chú trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn an toàn đối với chất thải, nước thải công nghiệp, đô thị trước khi thải ra bên ngoài: - Duy trì, bảo vệ diện tích đất thành rừng hiện có, tăng cường trồng mới, khoanh nuôi rừng ở khu vực phía Tây nhằm điều tiết, giữ vững nguồn nước, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiên tai lũ lụt cho vùng hạ lưu; hạn chế chuyển đổi rừng ngập mặn ven biển sang nuôi trồng thuỷ sản, đầu tư nuôi trồng kết hợp, tránh huỷ hoại hệ sinh thái ngập mặn ven biển. - Trong sản xuất nông nghiệp, tránh làm suy thoái đất do bố trí cây trồng không đúng đất hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật không hợp lý. Đồng thời cần phải xem xét đến tính độc hại của các loại chế phẩm hoá học như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để sử dụng hợp lý, tránh gây ô nhiễm môi trường đất. - Trong quá trình phát triển công nghiệp cần xác định rõ các loại hình công nghiệp, tính độc hại của các chất thải để bố trí đất đai cho phù hợp với môi trường xung quanh. Có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm đất, phá huỷ cân bằng hệ sinh thái đất. - Việc phát triển đô thị, loại hình kinh tế du lịch kiến trúc không thể tách rời yếu tố bảo đảm cảnh quan thiên nhiên để tạo sự phát triển bền vững; trong các hoạt động khai thác khoáng sản, phải có kế hoạch trả lại lớp phủ bề mặt sau khi khai thác. 5. Đảm bảo quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh trên cơ sở rà soát cụ thể hiện trạng và có quy hoạch sử dụng đất quốc phòng an ninh chi tiết tại các vùng vành đai nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về đất, củng cố phát triển các đơn vị kinh tế quân đội, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải Quốc gia. III. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 1. Dự báo dân số đến năm 2010 và 2020 Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, việc giảm dần quy mô và nâng cao chất lượng dân số vùng KTTĐMT là cần thiết khách quan, đặc biệt trong điều kiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá có xu hướng ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn vùng. Theo quy luật, căn cứ vào xu thế giảm sinh trong thời gian qua, các tính toán dự báo dân số trong thời gian tới sẽ chủ yếu theo hướng hạ thấp tỷ lệ gia tăng, tăng tuổi thọ, giảm tỷ suất chết của trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi, thực hiện quy mô gia đình ít con..., dự báo tỉ suất sinh sẽ giảm dần và ổn định vào sau năm 2015. Tuy nhiên, theo dự báo trong những năm tới, các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch trên địa bàn vùng sẽ phát triển nhanh và mạnh, tạo nhiều công ăn việc làm tại các địa phương trong vùng nên biến động dân số cơ học theo hướng xuất cư sẽ có xu hướng giảm dần và tăng xu hướng nhập cư nhưng biến động này cũng sẽ dần ổn định từ sau năm 2015. Vì vậy, để đảm bảo quỹ đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong trường hợp dân số tăng cao nhất, trong phương án quy hoạch sử dụng đất của vùng, dự kiến lựa chọn phương án dự báo dân số có mức sinh không đổi để tính toán phân bổ quỹ đất đến năm 2020 (chi tiết xem phụ lục 4). BẢNG 19: DỰ BÁO DÂN SỐ VÙNG KTTĐMT ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2020 Đơn vị tính: 1000 người, % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2020 Dân số Tỷ lệ Dân số Tỷ lệ Dân số Tỷ lệ Toàn vùng 6.202,3 100,00 6.502,5 100,00 7.101,5 100,00 - Đô thị 1.851,7 29,86 2.449,2 37,67 3.456,2 48,67 - Nông thôn 4.350,6 70,14 4.053,3 62,33 3.645,3 51,33 2. Định hướng phát triển các công trình trọng điểm mang ý nghĩa kết nối toàn vùng, liên vùng và hội nhập quốc tế Để đáp ứng được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, xây dựng vùng KTTĐMT trở thành khu vực phát triển năng động trong giao lưu hợp tác quốc tế…, dự kiến trong thời kỳ từ nay đến năm 2020 trên địa bàn vùng sẽ hình thành và phát triển một số công trình trọng điểm mang tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội với vai trò, ý nghĩa tạo mối liên kết, kết nối trong toàn vùng cũng như liên vùng và hội nhập quốc tế, cụ thể như sau: 2.1. Các công trình hạ tầng kinh tế a. Các khu kinh tế: Đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng các khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, Chân Mây - Lăng Cô, Nhơn Hội để sau năm 2010 các khu kinh tế này từng bước trở thành những hạt nhân, trung tâm phát triển của vùng, trong đó: * Khu kinh tế mở Chu Lai (quy mô 27.040 ha): - Xây dựng và phát triển nhằm thử nghiệm các thể chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư, phù hợp các thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, qua đó có thêm kinh nghiệm cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. - Phát triển theo mô hình "khu trong khu" bao gồm các khu vực chủ yếu là khu thương mại tự do gắn với một phần cảng Kỳ Hà. Hoạt động của khu này gồm các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu và hàng phục vụ tại chỗ, thương mại hàng hoá, các hoạt động dịch vụ, xúc tiến thương mại; các khu công nghiệp; các khu giải trí đặc biệt, khu vực dành cho du lịch; khu dân cư hành chính. - Định hướng sử dụng đất: Các khu chức năng Năm 2010 Năm 2020 + Đất khu phi thuế quan: 1.657 ha 1.657 ha + Đất xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: 785 ha 3.000 ha + Đất các khu du lịch: 1.700 ha 2.100 ha + Đất trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học: 295 ha + Đất xây dựng đô thị: 1.800 ha 5.245 ha + Đất giao thông đối ngoại, liên khu vực: 500 ha 940 ha + Các loại đất khác còn lại: 20.598 ha 13.803 ha Tổng cộng 27.040 ha 27.040 ha * Khu kinh tế Dung Quất (quy mô 10.300 ha): - Xây dựng và phát triển trở thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh trong khung pháp lý hiện hành và ngày càng hoàn thiện. - Phát triển công nghiệp lọc dầu - hoá dầu - hoá chất. Từng bước phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, đóng sửa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, sản xuất container...; sản xuất hàng tiêu dùng. - Định hướng sử dụng đất: Các khu chức năng Năm 2010 Năm 2015 + Đất khu bảo thuế và khu phi thuế quan: 288 ha 480 ha + Đất xây dựng công nghiệp: 1.873 ha 2.247 ha + Đất du lịch sinh thái: 388 ha 692 ha + Đất xây dựng cảng: 118 ha 212 ha + Đất đô thị: 428 ha 888 ha + Đất hạ tầng giao thông: 613 ha 622 ha + Các loại đất khác còn lại: 6.592 ha 5.159 ha Tổng cộng 10.300 ha 10.300 ha * Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (quy mô 27.108 ha): - Tập trung phát triển khu vực thương mại Chân Mây có diện tích khoảng 1.000 ha gắn với phát triển cảng Chân Mây theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại. - Xây dựng trung tâm thông tin quốc tế, cùng hệ thống dịch vụ như dịch vụ thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng và các ngành nghề khác với trình độ và văn minh thương mại cao. * Khu kinh tế Nhơn Hội (quy mô 12.000 ha): - Phát triển thành khu kinh tế tổng hợp, tạo thêm động lực với vị trí hạt nhân làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐMT. - Phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, hoá dầu, điện tử và vật liệu điện, công nghiệp dệt, da, may mặc xuất khẩu, xây dựng tổng kho trung chuyển... b. Các khu công nghiệp: Hình thành và phát triển nhanh các khu công nghiệp tập trung trong các khu kinh tế, các khu công nghiệp theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó: - Phát triển các khu công nghiệp gắn liền với các khu kinh tế như: khu công nghiệp Chu Lai, Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội. - Xây dựng các khu công nghiệp Tứ Hạ, Phong Thu (Thừa Thiên Huế); Hòa Cầm 2, Hòa Ninh (Đà Nẵng); Thuận Yên, Đông Quế Sơn (Quảng Nam); Thổ Phong (Quảng Ngãi); Nhơn Hòa, KCN Hoà Hội (Bình Định). c. Các trung tâm thương mại: - Đẩy mạnh vai trò trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn để đảm nhận chức năng thương mại, dịch vụ và giao dịch của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên, là cửa ngõ cho phát triển hành lang Đông - Tây. - Phát triển các trung tâm thương mại gắn với sự phát triển của các khu kinh tế, trong đó trước mắt tập trung phát triển khu vực thương mại Chân Mây. d. Các trung tâm du lịch: - Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, các điểm giàu tính lịch sử, văn hóa để phát triển du lịch thành một trong những ngành kinh tế chủ lực. Sớm hình thành các khu du lịch tổng hợp giải trí thể thao biển Cảnh Dương - Hải Vân - Non Nước làm trọng điểm phát triển du lịch trong khu vực góp phần hình thành trung tâm dịch vụ lớn của khu vực và cả nước. - Hình thành mạng lưới không gian du lịch trong vùng gắn với các tuyến du lịch của hành lang Đông - Tây và của cả nước, kết nối với các nước trong khu vực và thế giới, trong đó: + Từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi: khai thác thế mạnh các di sản văn hóa - lịch sử, di sản thiên thiên, đặc biệt là những cảnh quan thiên nhiên ở dải ven biển gắn với các di sản thế giới. + Trung tâm du lịch của vùng là thành phố Huế, Đà Nẵng và thị xã Hội An gắn kết với các điểm du lịch nổi tiếng của các vùng khác như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt (Lâm Đồng), Quê Bác, Cửa Lò (Nghệ An)... tạo thành các tuyến du lịch liên vùng... 2.2. Các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội a. Hệ thống giao thông: - Giao thông đường bộ: phát triển giao thông thông suốt, thuận lợi, gắn kết vùng KTTĐMT với các vùng, các địa phương trong cả nước, giữa các tỉnh trong vùng; đường nối liền các cảng biển, sân bay, đô thị ven biển với các huyện phía Tây và với đường Hồ Chí Minh. Đảm bảo kết nối giao thông đường bộ giữa vùng KTTĐMT với các quốc gia trong khu vực trong chương trình phát triển tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). Trong đó gồm: + Tuyến đường ngang nối từ đường Hồ Chí Minh xuống quốc lộ 1A, qua Trà My (Quảng Nam), xuống Tam Kỳ và qua Trà Bồng (Quảng Ngãi) xuống khu kinh tế Dung Quất. + Tuyến đường ven biển từ Đà Nẵng qua Hội An, khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất đến Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) - đi Lâm Đồng. + Các tuyến đường bộ cao tốc Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị, Quảng Ngãi - Nha Trang, Quy Nhơn - Plâyku, Quy Nhơn - Gia Lai. + Đường 19 và các tuyến đường ngang từ đường 19 nối với các khu công nghiệp, các vùng nông nghiệp và khu dịch vụ. - Giao thông đường sắt: nâng cấp và đưa các đoạn đường sắt Thống nhất chạy qua các thị xã, thành phố ra bê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao TH vung KTTDMT.doc
  • docBia bao caoTH.doc
  • xlsBieu HT-QH vung KTTDMT.xls
  • docCopy of Bia bao caoTH.doc
  • xlsChuchuyen vung KTTDMT.xls
  • docDanh muc bang.doc
  • xlsDu bao dan so vung KTTDMT.xls
  • docMucLuc BCTH.doc
Tài liệu liên quan