Báo cáo Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Bình Định đến năm 2020

MỤC LỤC

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG ĐT-NT.1

BÁO CÁO TỔNG HỢP.1

QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÙNG

TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020. 1

DANH MỤC BẢNG.5

DANH MỤC HÌNH.5

MỞ ĐẦU.7

1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch .7

2. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch .8

2.1. Quan điểm quy hoạch .8

2.2. Mục tiêu quy hoạch . 8

3. Phạm vi và đối tượng quy hoạch .9

3.1. Phạm vi nghiên cứu. 9

3.2. Đối tượng nghiên cứu.9

4. Cơ sở pháp lý xây dựng quy hoạch.9

CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH. . .10

I.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.10

I.1.1. Vị trí địa lý. 10

I.1.2. Điều kiện tự nhiên. 10

I.2. Điều kiện kinh tế-xã hội.11

I.2.1. Hiện trạng hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn.11

I.2.2. Đặc điểm kinh tế.14

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN .16

VÙNG TỈNH BÌNH ĐỊNH.16

II.1. Chất thải rắn sinh hoạt.16

II.1.1. Khối lượng, thành phần, tích chất chất thải. 16

II.1.2. Hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển.17

II.1.3. Hiện trạng xử lý chất thải rắn. 19

II.1.4. Mô hình quản lý chất thải rắn. 21

II.2 Chất thải rắn công nghiệp.23

II.2.1. Tình hình hoạt động các KCN, CCN Bình Định.23

II.2.2. Hiện trạng khối lượng thành phần và tính chất chất thải.25

II.2.3. Hiện trạng, phân loại thu gom, vận chuyển chất thải rắn.25

II.2.4. Hiện trạng xử lý chất thải rắn. 27

II.2.5. Mô hình quản lý CTR.27

II.3. Chất thải rắn y tế.27

II.3.1. Hiện trạng khối lượng thành phần và tính chất chất thải.27

II.3.2. Hiện trạng, phân loại thu gom, vận chuyển chất thải rắn.29

II.3.3. Hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế.30

II.3.4. Mô hình quản lý CTR.31

II.4. Những dự án đã và đang thực hiện trong vùng tỉnh Bình

Định.32

II.5. Đánh giá chung hiện trạng quản lý và xử lý CTR.33

II.5.1. Các mặt đã đạt được.33

II.5.2. Các vấn đề còn tồn tại. 33

II.5.2.2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ.34

CƠ CHẾ QUẢN LÝ CTR, QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH NHƯNG

CHƯA ĐƯỢC QUAN TÂM THỰC HIỆN TRIỆT ĐỂ.34

THIẾU NGUỒN LỰC ĐỂ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.34

CHƯƠNG III: QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÙNG TỈNH

BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020.35

III.1. Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Định. 35

III.1.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2020. .35

III.1.2. Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn tỉnh

Bình Định đến năm 2020.36

III.1.3. Quy hoạch tổng thể các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bình Định đến

năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020.39

III.1.4. Quy hoạch mạng lưới y tế.43

III.2. Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn tỉnh Bình

Định .44

III.2.1 Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh, thành phần và tính chất chất

thải.44

III.2.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt.44

III.2.1.5. Dự báo tổng lượng chất thải rắn phát sinh. 49

III.2.2. Quy hoạch hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển. 51

III.2.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt.51

III.2.2.2. Chất thải rắn công nghiệp.54

III.2.2.3. Chất thải rắn y tế.63

III.2.3. Quy hoạch hệ thống xử lý chất thải rắn. 65

III.3. Lộ trình thực hiện.78

III.4. Khái toán kinh phí.81

III.4.1. Cơ sở tính khái toán kinh phí. 81

III.4.2. Khái toán kinh phí. 81

III.4.3. Nguồn vốn đầu tư. 84

GHI CHÚ : TRƯỜNG HỢP TỈNH XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CTR BẰNG CÔNG

NGHỆ TRONG NƯỚC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM THÔNG BÁO SỐ 50/TB-VPCP VỀ

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI CUỘC HỌP VỀ VIỆC ÁP

DỤNG CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC ĐƯỢC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC (KÈM THEO

PHỤ LỤC) .85

CHƯƠNG IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH. .86

IV.1. Tổ chức thực hiện.86

IV.2. Giải pháp thực hiện quy hoạch.87

IV.2.1. Cơ chế thực hiện quy hoạch . 87

1. Nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý chất thải rắn và phân loại

chất thải rắn tại nguồn. 87

2. Xã hội hóa công tác quản lý CTR.88

3. Xây dựng chính sách cho giảm thiểu và tái chế chất thải. 89

4. Huy động vốn đầu tư. 90

5. Cải thiện công tác thu hồi chi phí nhằm đảm bảo tính bền vững của các

hoạt động đầu tư .90

6. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc quản lý và xử lý CTR. . .90

KẾT LUẬN.92

I. Kết luận.92

I. Kiến nghị.94

pdf101 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3742 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Bình Định đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lâm sản thực phẩm, cơ khí phục vụ nông nghiệp, vật liệu xây dựng, chế biến thức ăn gia súc... - CCN Hoài Châu: diện tích 20ha. Định hướng phát triển các ngành nghề: sản xuất đá ốplát xuất khẩu, chế biến nông sản, chế biến thuỷ hải sản khô, cơ khí sửa chữa... - CCN Hoài Đức: diện tích 10ha. Định hướng phát triển các ngành nghề: công nghiệp cơ khí, nước tính khiết, vật liệu xây dựng... - CCN Hoài Tân (thôn Giao Hội I, xã Hoài Tân): diện tích 30ha. * Huyện Phù Mỹ: - CCN Bình Dương: diện tích 33,63 ha. Định hướng phát triển ngành nghề: cơ khí nông nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất VLXD, sản xuất đá lạnh... - CCN Gò Mang: diện tích 10 ha. Định hướng phát triển ngành nghề chính: dịch vụ nghề biển, chế biến thuỷ sản tập trung (đã được ngành thuỷ sản quy hoạch). - CCN thị trấn Phù Mỹ: diện tích 15 ha. Định hướng ngành nghề: sản xuất phân bón, sản xuất dầu thực vật, chế biến thức ăn gia súc, cán tôn, cơ khí, cưa xẻ gỗ... * Huyện Phù Cát: Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 41 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh - CCN Cát Nhơn: diện tích 50 ha. Định hướng ngành nghề chính: chế biến hạt điều, xẻ gỗ, thủ công mỹ nghệ, cơ khí, đóng thùng xe, sản xuất VLXD, chế biến nông sản, chế biến gỗ xuất khẩu... - CCN Gò Mít: diện tích 13,42 ha. Định hướng các ngành nghề chính: chế biến nước mắm, chế biến nông sản, thực phẩm, hải sản.. * Huyện An Nhơn - CCN Nhơn Phong: diện tích 11,5 ha. Định hướng các ngành nghề chính: cơ sở chế biến nước mắm, cơ sở chế biến gạch nung, chế biến thuỷ sản, chế biến nông sản thực phẩm, gỗ mỹ nghệ, cơ khí... - CCN Gò Đá Trắng: diện tích 24 ha. Định hướng các ngành nghề chính: cơ khí, chế biến bột nhang, đúc kim loại, chế biến nhựa, bao bì, VLXD... - CCN sạch TT Bình Định: diện tích 20 ha. Định hướng các ngành nghề chính: dệt may, lắp ráp điện tử... - CCN trung tâm Bình Định: diện tích 23 ha. Định hướng phát triển ngành nghề chính: dệt may, đồ mỹ nghệ, cơ khí nông nghiệp... - CCN Nhơn Hoà: diện tích 11 ha. Định hướng ngành nghề chính: đúc gang, đúc đồng, chế biến lâm sản, cắn thép nóng, nấu cán nhôm... * Huyện Tây Sơn: - CCN Tây Giang: diện tích 30 ha. Định hướng các nghề chính: cơ khí xây dựng, bê tông ly tâm (tận dụng nguồn cát có sẵn trên sông Côn), chế biến dăm bạch đàn... - CCN Trường Định: diện tích 20 ha. Định hướng các ngành nghề chính: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, cơ khí sửa chữa... - CCN Phú An: diện tích 15,5 ha. Định hướng ngành nghề sản xuất chính: gò hàn, đóng thùng xe, cơ khí nông nghiệp, sản xuất VLXD, mộc dân dụng.. - CCN Cầu Nước Xanh: Tổng diện tích 35 ha. Định hướng các nghành nghề sản xuất chính: ngành nghề dịch vụ kho, vận chuyển. - CCN Hóc Bợm: diện tích 25 ha. Định hướng các ngành nghề chính: sản xuất gạch ngói. * Huyện Tuy Phước: - CCN Phong Tấn: diện tích 20 ha. Định hướng các ngành nghề chính: chế biến nông lâm, thuỷ sản, thủ công mũ nghệ, sản xuất VLXD, cơ khí sửa chữa nhỏ... - CCN Phước An: diện tích 26,32 ha. Định hướng các ngành nghề chính: chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, sản xuất VLXD, cơ khí, điện... * Huyện An Lão: - CCN Gò Bùi: diện tích 12 ha. Định hướng các ngành nghề chính: chế biến lâm sản, gia công đồ mộc, thủ công mỹ nghệ, chế biến đá oplat, chế biến nông sản (sấy khô)... - CCN Cây Duối: diện tích 10 ha. Định hướng các ngành nghề chính: sấy sau khô, sản xuât đũa, cơ khí nhỏ, cưa xẻ gỗ, gia công đồ mộc, chế biến nông sản... * Huyện Vân Canh - CCN Canh Vinh: diện tích 10 ha. Định hướng ngành nghề chính: gia công chế biến đá xây dựng cao cấp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất VLXD từ nguyên liệu cát... Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 42 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh - CCN TT Vân Canh: diện tích 12,62 ha. Định hướng các ngành nghề chính: chế biến các sản phẩm công nghiệp từ nhiên liệu có sẵn tại địa phương như gỗ, song mây, đá xây dựng cao cấp... * Huyện Hoài Ân - CCN Dốc Truông Sỏi: diện tích 10 ha. Các ngành nghề định hướng chính: sản xuất gạch, cưa xẻ gỗ, chế biến gia công mộc dân dụng, xay xát, cơ khí sửa chữa nhỏ.. - CCN Gò Loi: diện tích 20 ha. Định hướng các ngành nghề chính: chế biến chè, sản xuất VLXD, chế biến nông, lâm sản... * Huyện Vĩnh Thạnh - CCN Cầu Tà Súc: diện tích 20 ha. Định hướng các ngành nghề chính: gia công chế biến nông sản, lâm sản, cưa sẻ gỗ, mộc dân dụng, chế biến đá oplat, sản xuất gạch ngói, đũa... III.1.4. Quy hoạch mạng lưới y tế Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2010, ngành y tế tỉnh Bình Định sẽ tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, chú trọng các chương trình phòng, chống các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm. Nâng cao chất lượng các dịch vụ khám và điều trị bệnh; thực hiện tốt chính sách chăm sóc sức khẻ cho người già, người dân tộc thiểu số, người nghèo; làm tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, đặc biệt là bà mẹ có thai và trẻ em dưới 6 tuổi; hạ thấp tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dịnh dưỡng đến năm 2010 còn dưới 20%. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đối với lĩnh vực y tế, da dạng hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Phát triển mạnh các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm y tế cộng đồng, tiến đến thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh theo địa bàn dân cư; nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh, phấn đấu trở thành bệnh viện hạng I trước năm 2010; hình thành Bệnh viện Chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Sản Nhi; nâng cấp các bệnh viện đa khoa khu vực, các bệnh viện huyện, thành phố. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, xây dựng 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tiếp tục đưa bác sĩ về xã, phấn đấu đến năm 2008, 100% trạm y tế xã có bác sĩ. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn và củng cố đội ngủ cán bộ y tế cả về số lượng và chất lượng và cơ cấu. Nâng cấp Trường Trung học Y tế thành trường Cao đẳng Y tế. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên y tế. Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực hành nghề y dược tư nhân. Kết hợp chặt chẽ đông y với tây y, y học cổ truyền với y học hiện đại trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. (Trích từ văn kiện Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ tỉnh Bình Định) Cụ thể hoá định hướng phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2005 – 2010) của tỉnh Bình Định với các kế hoạch phát triển hệ thống y tế như sau: - Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức, phát triển hệ thống mạng lưới y tế cơ sở cả về số lượng và chất lượng. Đến năm 2008 đạt 100% trạm xá xã, phường, thị trấn có bác sỹ. - Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra, khống chế mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết do sốt rét, sốt xuất huyết, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục...Trẻ em trong độ tuổi được tiêm đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn dưới 20%. Triển khai phòng chống có hiều quả các bệnh xã hội, bệng dịch nguy hiểm, 100% số người mắc bệnh HIV/AIDS được quản lý tư vấn và chăm sóc. - Hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp bệnh viện Đa khoa tỉnh, phấn đấu trở thành bệnh viện hạng I trước năm 2010; hình thành bệnh viện Chuyên khoa mắt. Bệnh viện sản nhi. Tiếp tục nâng Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 43 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh cấp các bệnh viện đa khoa khu vực, các bệnh viện huyện, thành phố. Từng bước bổ xung trang thiết bị để nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở y tế từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. - Khuyến khích mở bệnh viện, phòng khám tư nhân, bác sĩ gia đình theo quy định của pháp luật. Hình thành trung tâm chẩn đoán y khoa với công nghệ cao. Thực hiện thí điểm huy động các nguồn lực ngoài nhà nước để tăng cường trang thiết bị cho khám và điều trị ở một số bệnh viện công lập. Chuyển hầu hết các bệnh viện công lập sang hoạt động theo cơ chế dịch vụ. Mở rộng diện các cơ sở y tế đăng ký khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế. III.2. Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn tỉnh Bình Định III.2.1 Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh, thành phần và tính chất chất thải III.2.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt a/ Cơ sở dự báo Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh được dự báo theo công thức sau: WSH = Pn x wSH Trong đó: Pn: Quy mô dân số thời điểm dự báo (người) wSH: chỉ tiêu phát sinh chất thải (kg/người.ngày) - Quy mô dân số: theo quy hoạch xây dựng hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn tỉnh Bình Định. - Chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt được tính toán dựa trên các cơ sở sau: + Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng đô thị do Bộ Xây dựng ban hành năm 2008 (Bảng 3.1) + Sự phát triển kinh tế sẽ kéo theo việc tăng thu nhập và tiêu dùng, dẫn tới gia tăng lượng CTR phát sinh theo đầu người. - Tỷ lệ CTR sinh hoạt được thu hồi tái chế ổn định chiếm khoảng14-20% như hiện nay - Tỷ lệ chất thải rắn hữu cơ chiếm 50-60% tổng lượng CTR phát sinh. Bảng 3.1 Chỉ tiêu phát sinh CTR Loại đô thị Chỉ tiêu phát sinh CTR (kg/người.ngày) Tỷ lệ thu gom (%) Đặc biệt, I 1,3 100 II 1,0 ≥ 95 III-IV 0,9 ≥ 90 V 0,8 ≥ 85 b/ Kết quả dự báo Dự báo đến năm 2020, tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị tỉnh Bình Định phát sinh khoảng: 1.175,6 tấn/ngày, khối lượng CTR thu gom khoảng 1.154 tấn/ngày (tỷ lệ thu gom tính toán theo các mục tiêu quy hoạch đề ra cho từng cấp đô thị). Kết quả dự báo tại bảng 3.2. Dự báo chi tiết xem phụ lục 3 Bảng 3.2. Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bình Định năm 2020 Đơn vị: T/ngày Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 44 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh TT Đô thị Năm 2015 Năm 2020 Khối lượng CTR phát sinh Khối lượng CTR thu gom Khối lượng CTR phát sinh Khối lượng CTR thu gom 1 TP. Quy Nhơn 508,0 508,0 676,0 676,0 2 Thị xã Bình Định (Huyện An Nhơn) 81,5 78,4 100,0 100,0 3 Thị xã Bồng Sơn (Huyện Hoài Nhơn) 65,0 62,8 85,0 85,0 4 Thị xã Phú Phong (Huyện Tây Sơn) 31,0 30,1 50,0 50,0 5 Thị xã Cát Tiến (Huyện Phù Cát) 29,0 28,4 50,0 50,0 6 Huyện An Nhơn 12,5 10,7 18,5 16,7 7 Huyện Hoài Nhơn 15,0 13,2 18,0 16,2 8 Huyện An Lão 8,6 7,5 12,3 11,1 9 Huyện Hoài Ân 15,9 13,7 19,0 17,1 10 Huyện Vĩnh Thạch 7,0 6,1 8,7 7,8 11 Huyện Phù Mỹ 28,3 24,7 37,4 33,7 12 Huyện Phù Cát 27,6 24,3 38,1 34,2 13 Huyện Tuy Phước 21,5 18,9 30,2 27,2 14 Huyện Tây Sơn 13,8 11,7 19,5 17,6 15 Huyện Vân Canh 10,3 8,8 13,0 11,7 Tổng cộng 874,8 847,2 1.175,6 1.154,1 III.2.1.2. Chất thải rắn công nghiệp a/ Cơ sở dự báo Khối lượng CTR công nghiệp phát sinh phụ thuộc tốc độ phát triển công nghiệp, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của các địa phương. Theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh, trong tương lại sẽ di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm riêng lẻ vào tập trung trong các KCN, CCN. Vì vậy, việc dự báo CTR công nghiệp trong tương lai sẽ được xem xét theo định hướng phát triển các KCN, CCN trong toàn tỉnh. Cơ sở để dự báo cụ thể như sau: - Đối với các cụm công nghiệp đã và đang hoạt động: Trên cơ sở số liệu hiện trạng phát sinh CTR, dự báo tốc độ gia tăng CTR từ 6-6,5%/năm (theo Chiến lược Quản lý CTR đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020). - Đối với các CCN, KCN mới được quy hoạch: + Quy mô, tính chất các KCN, CCN quy hoạch đến 2020 dựa trên cơ sở quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đã được phê duyệt. Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 45 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh + Khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh được tính toán trên cơ sở ước tính hệ số phát sinh dao động từ 0,1-0,3 tấn/ha.ngđ. Riêng 2 KCN đang hoạt động Long Mỹ và Phú Tài, dự báo chỉ tiêu phát sinh chất thải công nghiệp tại 2 KCN này ổn định ở mức hiện tại là 2,26 tấn/ha/ng.đ Nhà máy nhiệt điện dự báo mức phát sinh CTR là: 876 tấn/ngày. - Dự báo thành phần và tính chất CTR công nghiệp: Giả thiết rằng khi công nghiệp phát triển thì thành phần CTR công nghiệp nhìn chung thay đổi không đáng kể (chỉ có sự thay đổi về khối lượng CTR). b/ Kết quả dự báo Dự báo tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh tại tỉnh Bình Định năm 2020 khoảng 4.303 tấn/ngày (trong đó bao gồm cả CTR phát sinh từ nhà máy nhiệt điện dự kiến xây dựng tại huyện Phù Cát). Thành phần CTR công nghiệp dự báo như sau: - Lượng CTR có thể thu hồi, tái sử dụng ước tính khoảng 1.861,5 tấn/ngày. - Lượng chất thải công nghiệp nguy hại ước tính khoảng 683 tấn/ngày. - Lượng chất thải công nghiệp không nguy hại ước tính khoảng 1.753 tấn/ngày. Kết quả dự báo tại bảng 3.3 (Dự báo chi tiết xem phụ lục 3) Thu hå i, t¸ i sö dông 58% CTR ngu y h ¹ i 28% CTR kh«ng nguy h¹ i 1 4% Hình 3.1. Dự báo thành phần CTR công nghiệp phát sinh Bảng 3. 3. Dự báo lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh tại tỉnh Bình Định năm 2015, 2020 Đơn vị: tấn/ngày Huyện/TP/KKT Năm 2015 Năm 2020 Phát sinh Tái chế, tái sử dụng Lượng chất thải cần xử lý Phát sinh Tái chế, tái sử dụng Lượng chất thải cần xử lý Nguy hại KNH Nguy hại KNH KKT Nhơn Hội 225,7 0,9 0,5 0,2 324,0 181,4 97,2 45,4 TP Quy Nhơn 881,9 14,4 5,6 3,6 1.266,1 710,7 377,7 177,7 Huyện An Nhơn 50,1 19,2 10,0 4,8 71,9 41,1 20,6 10,3 Huyện Tuy Phước 6,5 3,2 1,3 0,8 9,3 5,6 2,3 1,4 Huyện Phù Cát 71,5 21,6 10,7 5,4 2.205,1 676,3 72,0 1.456,8 Huyện Tây Sơn 253,1 7,2 1,9 1,8 363,3 205,9 106,0 51,5 Huyện Vân Canh 3,2 1,5 0,3 0,4 4,5 3,1 0,7 0,8 Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 46 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh Huyện/TP/KKT Năm 2015 Năm 2020 Phát sinh Tái chế, tái sử dụng Lượng chất thải cần xử lý Phát sinh Tái chế, tái sử dụng Lượng chất thải cần xử lý Nguy hại KNH Nguy hại KNH Huyện Hoài Nhơn 23,4 - - - 33,6 20,2 8,3 5,1 Huyện Hoài Ân 4,2 - - - 6,0 4,1 0,9 1,0 Huyện Phù Mỹ 8,2 4,0 1,7 1,0 11,7 7,4 2,4 1,9 Huyện An Lão 3,1 1,4 0,3 0,3 4,4 3,0 0,7 0,7 Huyện Vĩnh Thạnh 2,8 1,4 0,3 0,3 4,0 2,7 0,6 0,7 Tổng cộng 1.533,5 74,7 32,5 18,7 4.303,9 1.861,5 689,3 1.753,1 Ghi chú: Khối lượng CTR công nghiệp tại huyện Phù Cát đã bao gồm khối lượng CTR phát sinh từ nhà máy nhiệt điện dự kiến xây dựng tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát III.2.1.3. Chất thải y tế a/ Cơ sở dự báo Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nguòi dân, dự báo mạng lưới y tế của tỉnh sẽ ngày càng gia tăng cả về chất lượng và số lượng. Theo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng phát triển mạng lưới y tế, dự kiến trong thời gian tới sẽ hoàn thành việc cải tạo nâng cấp bệnh viện Đa khoa tỉnh, phấn đấu trở thành bệnh viện hạng I trước năm 2010; hình thành bệnh viện Chuyên khoa Mắt, bệnh viện Sản nhi; tiếp tục nâng cấp các bệnh viện đa khoa khu vực, các bệnh viện huyện, thành phố, từng bước bổ sung trang thiết bị để nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở y tế từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Kéo theo sự phát triển đó là sự gia tăng lượng CTR bệnh viện. Lượng CTR bệnh viện được dự báo dựa trên quy mô giường bệnh và chỉ tiêu phát sinh CTR. - Quy mô giường bệnh + Đối với các bệnh viện, trung tâm y tế thuộc Sở y tế Bình Định, quy mô giường bệnh lấy theo định hướng phát triển mở rộng mạng lưới y tế của Sở y tế tỉnh Bình Định. + Đối với các Trung tâm y tế thành phố, huyện, thị xã…, dự báo quy mô giường bệnh sẽ gia tăng theo tỷ lệ gia tăng dân số. - Chỉ tiêu phát sinh CTR bệnh viện: Theo Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, dự báo đến năm 2020 chỉ tiêu phát sinh CTR bệnh viện là 2,2 kg/giường bệnh/ngđ, trong đó CTR y tế chiếm khoảng 20-25% (0,44-0,54 kg/giường/ng.đ). Theo Báo cáo tổng kết công tác xử lý CTR y tế bằng lò đốt năm 2004 của Ban chỉ đạo xử lý CTR y tế tỉnh Bình Định và Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Định năm 2005, có thể tính toán được chỉ tiêu phát sinh CTR bệnh viện tại tỉnh Bình Định hiện nay, cụ thể như sau: + Bệnh viện Đa khoa tỉnh; 1,7 kg/giường bệnh/ngđ, CTR y tế chiếm 10%. + Bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn: 1,3 kg/giường bệnh/ngđ, CTR y tế chiếm 10%. + Các bệnh viện tại thành phố Quy Nhơn: 0,3-0,6 kg/giường bệnh/ngđ, CTR y tế chiếm 10%. Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 47 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh + Các trung tâm y tế: 0,19-0.28 kg/giường bệnh/ngđ, CTR y tế chiếm 10%. Như vậy, chỉ tiêu phát sinh CTR tại các cơ sở y tế của tỉnh Bình Định nhìn chung khá thấp. Dựa trên tỷ lệ phát sinh CTR hiện tại của tỉnh Bình Định và chỉ tiêu phát sinh CTR theo Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 và giả định tỷ lệ phát sinh chất thải bệnh viện trên một giường bệnh tăng 2%/năm (theo Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam năm 2004 – phần CTR), dự báo chỉ tiêu phát sinh CTR bệnh viện tại tỉnh Bình Định đến năm 2020 như sau: + Bệnh viện Đa khoa tỉnh: 2,2 kg/giường bệnh/ngđ, CTR y tế chiếm 10%. + Các bệnh viện đa khoa khu vực: 1,7 kg/giường bệnh/ngđ, CTR y tế chiếm 10%. + Các bệnh viện huyện, thành phố: 0,8 kg/giường bệnh/ngđ, CTR y tế chiếm 10%. + Các trung tâm y tế: 0,4 kg/giường bệnh/ngđ, CTR y tế chiếm 10%. b/ Kết quả dự báo Dự báo lượng chất thải bệnh viện phát sinh tại tỉnh Bình Định năm 2020 khoảng 4,6 tấn/ngày, trong đó: - Chất thải sinh hoạt ước tính khoảng 3,9 tấn/ngày - Chất thải y tế ước tính khoảng 0,7 tấn/ngày. Kết quả dự báo tại bảng 3.4 (chi tiết xem phụ lục 3) Bảng 3. 4. Dự báo lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh tại tỉnh Bình Định năm 2020 Đơn vị: tấn/ngày TT Huyện/TP Năm 2015 Năm 2020 Tổng lượng CTR y tế nguy hại CTR sinh hoạt Tổng lượng CTR y tế nguy hại CTR sinh hoạt 1 Quy Nhơn 3,0576 0,4586 2,5989 3,376 0,506 2,869 2 An Nhơn 0,0577 0,0087 0,0491 0,064 0,010 0,054 3 Tuy Phước 0,0400 0,0060 0,0340 0,044 0,007 0,038 4 Phù Cát 0,0488 0,0073 0,0415 0,054 0,008 0,046 5 Tây Sơn 0,3524 0,0529 0,2995 0,389 0,058 0,331 5 Vân Canh 0,0178 0,0027 0,0151 0,020 0,003 0,017 7 Hoài Nhơn 0,5152 0,0773 0,4379 0,569 0,085 0,484 8 Hoài Ân 0,0222 0,0033 0,0189 0,025 0,004 0,021 9 Phù Mỹ 0,0444 0,0067 0,0377 0,049 0,007 0,042 10 An Lão 0,0178 0,0027 0,0151 0,020 0,003 0,017 11 Vĩnh Thạnh 0,0178 0,0027 0,0151 0,020 0,003 0,017 Tổng cộng 4,2 0,6 3,6 4,6 0,7 3,9 III.2.1.4. Chất thải xây dựng và bùn cặn cống a/ Cơ sở dự báo Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 48 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh • Chất thải xây dựng Theo Chiến lược quản lý CTR đô thị và khu công nghiệp đến năm 2020, lượng CTR xây dựng chiếm tỷ lệ khoảng 8% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh. • Bùn cặn cống Theo số liệu khảo sát tại một số đô thị trong toàn quốc, khối lượng bùn cặn cống chiếm tỷ lệ khoảng 6% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh. b/ Kết quả dự báo Dự báo: - Lượng chất thải xây dựng phát sinh năm 2020 khoảng 94 tấn/ngày. - Lượng chất thải bùn cặn cống phát sinh năm 2020 khoảng 70,5 tấn/ngày. Kết quả dự báo chi tiết tại bảng 3.5 Bảng 3. 5. Dự báo lượng chất thải rắn xây dựng và bùn cặn cống phát sinh tại tỉnh Bình Định năm 2015 và 2020 Đơn vị: tấn/ngày TT Huyện/ Thành phố Năm 2015 Năm 2020 CTR xây dựng Bùn cặn cống CTR xây dựng Bùn cặn cốngPhát sinh Tái chế, tái sử dụng Chôn lấp Phát sinh Tái chế, tái sử dụng Chôn lấp 1 TP. Quy Nhơn 40,64 32,51 8,13 30,48 54,08 43,26 10,82 40,56 2 Huyện An Nhơn 7,52 6,01 1,50 5,64 9,48 7,58 1,90 7,11 3 Huyện Tuy Phước 1,72 1,38 0,34 1,29 2,42 1,93 0,48 1,81 4 Huyện Phù Cát 4,53 3,62 0,91 3,40 7,04 5,64 1,41 5,28 5 Huyện Tây Sơn 3,58 2,86 0,72 2,69 5,56 4,45 1,11 4,17 6 Huyện Vân Canh 0,82 0,66 0,16 0,62 1,04 0,83 0,21 0,78 7 Huyện Hoài Nhơn 6,40 5,12 1,28 4,80 8,24 6,59 1,65 6,18 8 Huyện Hoài Ân 1,27 1,02 0,25 0,95 1,52 1,21 0,30 1,14 9 Huyện Phù Mỹ 2,26 1,81 0,45 1,70 2,99 2,39 0,60 2,24 10 Huyện An Lão 0,68 0,55 0,14 0,51 0,98 0,79 0,20 0,74 11 Huyện Vĩnh Thạnh 0,56 0,44 0,11 0,42 0,70 0,56 0,14 0,52 Tổng cộng 69,98 55,99 14,00 52,49 94,05 75,24 18,81 70,54 III.2.1.5. Dự báo tổng lượng chất thải rắn phát sinh Dự báo tổng lượng CTR phát sinh trong toàn tỉnh năm 2015 là 2.535 tấn/ngày, năm 2020 là 5.649 tấn/ngày. Kết quả dự báo cụ thể tại bảng 3.6 Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 49 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh Bảng 3. 6. Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh tại các huyện/thành phố năm 2015, 2020 Đơn vị: tấn/ngày TT Huyện Năn 2015 Năm 2020 CTR sinh hoạt CTR Xây dựng CTR công nghiệp CTR y tế Bùn cặn cống Tổng CTR sinh hoạt CTR Xây dựng CTR công nghiệp CTR y tế Bùn cặn cống Tổng 1 Quy Nhơn 508 40,6 1.107,6 3,06 30,48 1.690 676 54,1 1590,1 3,38 40,56 2.364 2 An Nhơn 93,95 7,5 50,1 0,06 5,64 157 118,5 9,5 71,9 0,06 7,11 207 3 Tuy Phước 21,5 1,7 6,5 0,04 1,29 31 30,2 2,4 9,3 0,04 1,81 44 4 Phù Cát 56,63 4,5 71,5 0,05 3,40 136 88,05 7,0 2205,1 0,05 5,28 2.306 5 Tây Sơn 44,75 3,6 253,1 0,35 2,69 304 69,5 5,6 363,3 0,39 4,17 443 6 Vân Canh 10,3 0,8 3,2 0,02 0,62 15 13 1,0 4,5 0,02 0,78 19 7 Hoài Nhơn 80 6,4 23,4 0,52 4,80 115 103 8,2 33,6 0,57 6,18 152 8 Hoài Ân 15,87 1,3 4,2 0,02 0,95 22 18,95 1,5 6,0 0,02 1,14 28 9 Phù Mỹ 28,3 2,3 8,2 0,04 1,70 40 37,4 3,0 11,7 0,05 2,24 54 10 An Lão 8,55 0,7 3,1 0,02 0,51 13 12,3 1,0 4,4 0,02 0,74 18 11 Vĩnh Thạnh 6,95 0,6 2,8 0,02 0,42 11 8,7 0,7 4,0 0,02 0,52 14 Tổng 875 70 1.533 4 52 2.535 1.176 94 4.304 5 71 5.649 Ghi chú: Khối lượng CTR công nghiệp tại huyện Phù Cát đã bao gồm khối lượng CTR phát sinh từ nhà máy nhiệt điện dự kiến xây dựng tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát. Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 50 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh III.2.2. Quy hoạch hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển III.2.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt * Phân loại tại nguồn: Để giảm bớt khối lượng CTR phải chôn lấp nhằm kéo dài tuổi thọ của khu xử lý tăng cường tỷ lệ tái chế và sản xuất phân hữu cơ. Dựa trên tính chất chất thải và công nghệ xử lý áp dụng để xử lý cho từng loại chất thải, chất thải rắn sinh hoạt cần được phân loại tại nguồn thành ba loại, mô hình phân loại CTR sinh hoạt đô thị được đề xuất tại hình 3.3.: Hình 3. 2. Mô hình phân loại CTR sinh hoạt tại các đô thị Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựngCTR hữu cơ chuyển đến nhà CTR tái chế chuyển đến cơ sở Nguồn rác thải sinh hoạt Phân loại và tồn trữ ngay tại nguồn Các thành phần còn lại Điểm trung chuyển rác thải Điểm phân loại tại điểm xử lý Các thành phần còn lại Các phế liệu có khả năng tái chếBãi rác chôn lấp hợp vệ sinh Cơ sở tái chế Các phế liệu có khả năng tái chế Rác hữu cơ có khả năng phân huỷ Điểm trung chuyển rác thải Nhà máy chế biến phân hữu cơ Phân hữu cơ Chất thải 51 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh Phương thức phân loại cụ thể như sau: - Chất thải hữu cơ: Các loại rau, củ quả, trái cây, thức ăn thừa…, đựng bằng túi nilon màu xanh, thể tích túi trên 10 lít (chứa từ 3,5-4 kg). Các chất thải loại này sẽ được chuyển tới nhà máy chế biến phân hữu cơ. - Chất thải có thể tái chế: Giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh... sử dụng túi nilon màu tối. Sau khi qua phân tách cụ thể tại điểm trung chuyển, chất thải tái chế từng loại sẽ được tiếp tục chuyển tới các cơ sở tái chế. - Chất thải khác: không còn khả năng tái chế, tái sử dụng bao gồm cao su, xỉ than, đất đá, sành sứ vỡ. Để lưu giữ loại chất thải này sẽ vận động nhân dân dùng chính các túi nilon phế thải hoặc các đồ chứa khác sẵn có trong dân. Những thành phần này sẽ được * Quy trình thu gom chất thải rắn: - Đối với các đô thị lớn như TP. Quy Nhơn, 4 thị xã và các thị trấn huyện lỵ Quy trình thu gom thủ công kết hợp cơ giới. Thời gian thu gom chất thải hữu cơ từ 18h đến 22h hàng ngày để đảm bảo vệ sinh. Đối với các chất thải còn lại cũng thu gom vào khoảng thời gian nói trên nhưng cách ngày nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển chất thải rắn. Để đảm bảo thu gom triệt để lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại tất cả các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNGHIÊN CỨU QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020.PDF
Tài liệu liên quan