Báo cáo thực tập Nâng cấp và bảo trì PC

- - - MỤC LỤC - - -

 

 

Lời mở đầu

Phần một : Cơ quan tiếp nhận thực tập.

1. Tổ chức cơ quan.

2. Đơn vị bố trí thực tập.

3. Sơ đồ tổ chức cơ quan.

4. Nhận xét chung.

5. Cơ sở vật chất.

6. Hướng phát triển của Công ty.

Phần hai : Nội dung thực tập.

1. Công việc được giao.

2. Tự đánh giá công việc hiệu quả , bản thân

3. Thu hoạch.

 

Phần ba : Đề tài thực tập (bảo trì).

I. Giới thiệu đôi nét về máy tính.

1. Cấu trúc chung của máy tính

2. Cấu trúc bên trong của máy tính

II. Quy trình lắp giáp và kiểm tra máy tính.

1. Công tác chuẩn bị.

2. Lắp ráp phần cứng.

3. Phần mềm.

I. BẢO TRÌ

I. Những điều cần lưu ý khi tiến hành bảo trì hệ thống thiết bị điện tử tin học.

II. Bảo trì và nâng cấp PC.

III. Một số hỏng hóc thông thường của máy tính.

1. Một số hỏng hóc thông thường của máy tính.

2. Một số hỏng hóc cụ thể và cách sửa ổ đĩa.

3. Một số điểm cần lưu ý trong việc sửa chữa máy tính.

IV. Thu hoạch thực tập.

V. Nguyên tắc khi sửa chữa máy vi tính

Kết luận. Trang

 

docx47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2590 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Nâng cấp và bảo trì PC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chặt chẽ cho các hoạt động nhằm làm tăng tốc độ và hiệu suất tổng thể của máy tính. Ngoài CPU và CHIP SET một số bo mạch chủ thế hệ cũ còn chứa một chíp dùng để hỗ trợ và năng cao chức năng của một số CPU thế hệ cũ. Nhiều ứng dụng sử dụng chip này được gọi là bộ đồng xử lý để tăng hiệu suất cho số chức năng toán học của CPU. * Các thiết bị lưu trữ Ngoài thiết bị lưu trữ tạm thời là RAM đã kể trên còn có các thiết bị lưu trữ dữ liệu lâu dài. Các dữ liệu và các chỉ thị được lưu dữ lâu dài trên các thiết bị này. Bốn thiết bị lưu trữ thứ cấp thông dụng nhất bao gồm các ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, các ổ đĩa zíp và các ổ đĩa CD - ROM. Ổ đĩa cứng chứa các đĩa từ có thể quay với tốc độ cao. Khi đĩa này quay, một thanh ngang được gắn vào một đầu đọc đĩa đưa thanh ngang qua các đĩa, vừa thực hiện việc viết dữ liệu lên chúng vừa thực hiện việc đọc các dữ liệu có sẵn từ chúng. Một thiết bị lưu trữ thứ cấp khác là một ổ đĩa mềm. Các dạng đĩa mềm có hai dạng phổ biến : 3.5 inch và 5.25 inch. Các đĩa 3.5 inch mới hơn sử dụng công nghệ tiên tiến và thực sự lưu giữ được nhiều dữ liệu hơn các đĩa 5,25 inch. * Các thiết bị xuất / nhập Các thiết bị này giao tiếp với những thứ nằm trong vỏ máy tính thông qua các dây dẫn được nối kết với máy tính tại một điểm nối kết gọi là cổng . Các thiết bị này gửi các dữ liệu hoặc các chỉ thị tới máy tính và tiếp nhận chúng từ máy tính. Các thiết bị nhập thông dụngh nhất là bàn phím và chuột, các thiết bị xuất thông dụng nhất là monitor và máy in. Các thiết bị nhập : Bàn phím là thiết bị chủ yếu của máy tính bao gồm 102 phím, một số bàn phím được trang bị thêm một cổng dành cho chuột Chuột là một thiết bị trỏ cho phép người di chuyển một con trỏ trên màn hình và lựa chọn các hạng mục trên màn hình. Phần đáy chuột chứa một viên bi được dùng để giám sát sự dịch chuyển và kiểm soát vị trí của con trỏ. Các nút thứ nhất, thứ hai, thứ ba trên bề mặt của chuột phục vụ mục đích khác nhau . Các thiết bị xuất : Monitor là thiết bị nhìn dùng để hiển thị các thông tin quan trọng của máy tính. Trước kia tất cả các monitor đều thuộc loại đơn sắc nhưng ngày nay chúng có thể hiển thị các văn bản và các hình ảnh bằng rất nhiều màu sắc. Máy in là thiết bị xuất khá quan trọng. Nó sẽ in ra các dữ liệu trên giấy. Các máy in thông dụng nhất ngày nay gồm các máy in phun, máy in lazer và máy in ma trận điểm. II. QUY TRÌNH LẮP RÁP VÀ KIỂM TRA MÁY TÍNH 1. Công tác chuẩn bị a. Liên hệ với người viết đơn đặt hàng để biết: - Cấu hình của máy cần lắp . - Hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng cần cài đặt cho máy. - Các lưu ý cần thiết khác ( thời gian giao máy…) b. Kiểm tra kỹ vật tư được giao để biết : - Vật tư đã cấu hình để lắp chưa ? - Vật tư đã được dán tem bảo hành chưa ? - Vật tư có dấu vết gì đặc biệt không? c. Khử điện áp tĩnh điện : - Chạm tay vào nơi có điện áp tĩnh điện bằng không so với đất (như sờ vào ống dẫn nước, khung cửa sắt …) bằng cách này sẽ tránh được những hỏng hóc do áp tĩnh điện lên các IC của các thiết bị khi chạm tay vào. - Sau khi hoàn thành ba công đoạn này thì tiến hành lắp ráp và cài đặt máy tính theo các bước sau: 2. Lắp ráp phần cứng : a. Kiểm tra nguồn case. - Cấp điện cho case, tắt và bật nguồn nhiều lần để biết nguồn có làm việc bình thường không. b. Lắp các ổ đĩa vào case : - Lắp ổ đĩa mềm vào case - Lắp ổ đĩa cứng vào case - Lắp ổ đĩa CD ROM vào case - Lắp ổ đĩa khác vào case Khi lắp các ổ đĩa chú ý chọn loại đúng kích cỡ, lắp cân đối, đảm bảo mỹ quan. c. Lắp Mainboard, RAM, CPU vào case: - Lắp RAM, CPU vào Mainboard. Khi lắp phải chú ý lựa cắm cho chuẩn, các lẫy khoá phải ăn khớp . - Lắp Mainboard, RAM, CPU vào case, khi lắp phải chú ý lắp các giá nhựa cho Mainboard, các cách điện bằng nhựa cho ốc vít khi vặn. d. Lắp các cáp nguồn và tín hiệu : - Lắp cáp tín hiệu từ Mainboard đến các ổ đĩa và đến các cổng (nếu có) khi cắm chú ý đến chiều của cáp . - Lắp cáp tín hiệu từ case đến Mainboard và các ổ đĩa, rất chú ý đến chiều nguồn của cáp . e. Kiểm tra : - Kiểm tra xem có bị chạm, chập vào case không ? - Kiểm tra xem các cáp tín hiệu và nguồn đã cắm đúng chiều chưa ? Nếu kiểm tra đã đạt yêu cầu thì bắt đầu bước tiếp theo . g. Bật tắt máy nhiều lần, mỗi lần kiểm tra cấu hình máy để chắc chắn rằng máy tính về phần cứng là đã làm việc bình thường. h. Bỏ các cáp tín hiệu, cáp nguồn cho gọn . - Chú ý tránh để cáp nguồn, cáp tín hiệu sa vào các cánh quạt toả nhiệt. - Bó cáp phải đẹp và công nghiệp . Nếu phần này đạt yêu cầu thì chuyển sang cài đặt phần mềm . 3. Phần mềm : a. Fdisk, format ổ đĩa cứng, copy các bộ cài đặt cần thiết vào một thư mục nhất định trên ổ đĩa cứng ( copy bộ cài đặt mẫu) Chú ý rằng đĩa chứa hệ điều hành để thực hiện các lệnh fdisk, format và copy bộ cài đặt đĩa sạch (đĩa sạch là đĩa không bị virus). b. Cài đặt hệ điều hành . - Cài đặt hệ điều hành như trong đơn đặt hàng - Cài driver cho các thiết bị trong hệ điều hành . - Kiểm tra hệ điều hành sau khi đã cài đặt xong. Việc kiểm tra hệ điều hành được thực hiện bằng việc kiểm tra các thiết bị có trong máy tính của hệ điều hành. Bằng giao diện có sẵn hoặc có sau khi cài driver của thiết bị trong hệ điều hành để điều khiển thiết bị và xem thiết bị có làm việc bình thường không ? Nếu tất cả các thiết bị được điều khiển bình thường thì hệ điều hành đã được cài đặt tốt. Kiểm tra điều khiển các thiết bị : Kiểm tra điều khiển cạc màn hình : - Đặt các chế độ màu, độ phân giải khác nhau chạy thử một đoạn phim xem có làm việc bình thường không ? Kiểm tra điều khiển card âm thanh : - Chạy một file nhạc MP3, điều khiển to, nhỏ, thanh, trầm, loa phải, loa trái xem điều khiển có tốt không, âm thanh có bình thường không ? - Kiểm tra lối vào Micro line in xem có khuếch đại được bình thường không ? Kiểm tra com1, com 2: - Lắp mouse vào com1, com2 xem có làm việc bình thường khôg ? Kiểm tra P/S2 mouse: - Lắp Mouse vào P/S2 mouse xem có việc làm bình thường không ? Kiểm tra cổng parallel: - Lắp máy in vào thử. Kiểm tra CD- ROM: - Chạy thử đĩa audio, đĩa phim, đĩa chương trình xem có chạy bình thường không ? - Kiểm tra điều khiển xa ( nếu có ) Kiểm tra điều khiển ở đĩa mềm . - Thử boot bằng đĩa mềm, ghi ,đọc trên đĩa mềm . Kiểm tra cổng USB( nếu có) Kiểm tra điều khiển các thiết bị khác ( nếu có) c. Cài đặt phần mềm ứng dụng . - Cài đặt phần mềm ứng dụng như đơn đặt hàng. - Sau khi cài một phần mềm ứng dụng phải kiểm tra các tính năng của phần mềm đó . - Sau mỗi lần cài mỗi phần mềm ứng dụng đều phải kiểm tra lại khả năng điều khiển của các thiết bị của hệ điều hành, tức là thực hiện lại từ các bước kiểm tra ở trên . - Sau khi cài đặt xong phần mềm thì kiểm tra lần cuối . + Bật máy chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc. Tắt, bật máy theo đúng quy trình nhiều lần xem việc bật và tắt máy có bình thường không ? Nếu bình thường thì kết thúc việc lắp ráp và kiểm tra máy và thực hiện việc bàn giao máy . BẢO TRÌ PC I. Những điều cần lưu ý khi tiến hành bảo trì hệ thống thiết bị điện tử tin học a. Các thao tác bắt buộc khi lắp PC khi bảo trì : * Các thao tác khi lắp máy : - Phải kiểm tra hệ thống máy tínhvà thiết bị ngoại vi được ghép nối với PC có chạy ổn định hay không và xem hệ thống có hoạt động bình thường không, nếu thiết bị có lỗi phải thông báo trước với người sử dụng máy để lên phương án khắc phục trước khi tiến hành việc bảo trì hoặc người sử dụng đổ lỗi do làm bảo trì gây nên. - Tìm chỗ làm việc có điều kiện ánh sáng tốt, không gian thoải mái để thích hợp cho việc tháo lắp máy được dễ dàng . - Bắt buộc phải rút dây cắm điện nối với máy tính trước khi tháo máy để bảo trì. Ngay cả khi rút máy đang tắt, vì đối với nguồn ATX vẫn có một dòng điện cấp cho bo mạch chính, do đó nếu không rút nguồn nối sẽ gây ra sự cố chập điện hoặc hỏng IC trên bo mạch hay bị điện giật. - Trước khi tháo máy ra mang ra địa điểm đã chọn ở trên cần phải lưu ý PC đó nối với thiết bị ngoại vi gì và các thiết bị đó được ghép nối với máy tính theo giao diện gì. VD: com1, com2,USB….đánh dấu các dây nối đó với PC để thuận tiện cho việc lắp ráp sau khi đã tiến hành song công việc bảo trì tránh sự cố nhầm lẫn giữa các thiết bị với nhau có thể gây hỏng thiết bị . - Trước khi tháo vỏ máy cần phải khử điện áp tĩnh điện trên cơ thể vì điện tích có thể làm hỏng IC trên bo mạch. Muốn khử điện áp tĩnh điện trên cơ thể ta tiến hành như sau: dùng một dây nối đất với vỏ máy tính hoặc chạm tay vào phần kim loại trên vỏ máy đã được nối đất. - Khi tháo vỏ máy cần chú ý các ốc vít phải được đựng gọn gàng trong một khay nhựa, để tránh ốc vít có thể rơi vào trong vỏ máy có thể làm hỏng máy. Cần phải ghi nhớ các chủng loại ốc vít cho mỗi thành phần của máy như : HDD,FDD,CD…. tránh lắp nhầm vì có thể gây hỏng thiết bị và rất thuận tiện khi lắp lại máy. Đối với các loại máy tính không có ốc vít bắt vỏ cần phải xem kỹ những cá nhựa được lắp như thế nào để khi mở máy tránh làm gẫy cá. - Sau khi tháo vỏ máy xong cần chú ý đánh dấu các dây cáp, dây đèn có liên quan đến bo mạch chủ để thuận tiện cho việc lắp lại máy sau khi bảo trì và tránh được sự nhầm lẫn. - Khi tháo lắp các Card cần chú ý tránh chạm trực tiếp vào các Chíp hoặc mạch điện trên bo mạch và đánh dấu Card đó được cắm trên cắm bo mạch chủ khe nào để lắp lại đúng vào khe đó sẽ tránh được xung đột về phần cứng khi ta chạy các chương trình ứng dụng sau khi bảo trì xong vì nếu ta cắm không đúng vị trí cũ có thể dẫn tới sự trùng ngắt sẽ ảnh hưởng tới chương trình Windows có thể làm hỏng Windows ví dụ Win NT. Nếu ta chạm trực tiếp vào các chíp hay mạch điện sẽ gây sự cố hỏng IC và gây chập bo mạch do điện áp tĩnh điện của cơ thể chưa được khử hết. Khi tháo lắp Card phải cắm đúng khe và nhấn theo chiều dài của Card tránh gây hiện tượng cong bo mạch chính gây hỏng bo mạch và có thể hỏng Card. Cần tránh những động tác mạnh khi tháo lắp các Card mở rộng. b. Kiểm tra sơ bộ các loại máy in. - Bật máy in để kiểm tra xem máy in có hoạt động bình thường hay không, in thử xem bản in có vấn đề gì hay không, nếu có vấn đề gì thì báo trước cho người sử dụng để lên phương án khắc phục trước khi tiến hành bảo trì để tránh được những ý kiến không tốt về công việc bảo trì hoặc người sử dụng đổ lỗi do làm bảo trì gây nên. II. Bảo trì và nâng cấp PC a. Để giữ máy tính luôn sạch Sự tích tụ bụi, khói và chất bẩn trong các bộ phận máy tính nhất định sẽ dẫn đến hư hỏng, từ sút giảm chất lượng đến hỏng hoàn toàn hệ thống. Đôi khi đó là sự suy yếu từ từ do mạch bị sét gỉ và kết thúc bởi những lỗi chập đèn không thể giải quyết được, nhưng cũng có lúc lại là sụp đổ hoàn toàn hệ thống CPU hoặc một linh kiện nào đó bị nóng quá mức. Dưới đây là một số hướng dẫn ngắn gọn để giữ sạch PC của bạn: + Rất nhiều thứ có trong không khí đều là không tốt với máy tính : Bụi và chất bẩn có thể bịt kín các cửa thông gió và tạo nên những lớp dẫn điện trên chíp. Tình trạng này có thể dẫn đến quá nóng làm hỏng chíp, đặc biệt là loại CPU khi chạy gây nhiệt độ cao trong nhiều kiểu PC mới. Trong số những vật do không khí chuyên chở thì khói thuốc lá là nguy hiểm nhất, để giữ sạch PC là đảm bảo không khí xung quanh máy cũng phải sạch. Bạn có thể mua 1 thiết bị lọc nhỏ để loại bỏ các hạt trong không khí nếu là phòng nhỏ. + Phải dùng những dụng cụ thích hợp để làm sạch PC, khăn giấy và cồn có thể dùng tạm nhưng tốt nhất bạn hãy tìm mua phương tiện chuyên dụng ở các cửa hàng máy tính: khăn lau không sợi, chổi quét và khăn giấy, khăn vải thông thường có thể để lại những sợi tơ nhỏ sau khi lau. Để quét bụi cho các bề mặt pastic một cây có nhỏ loại tốt là đủ. Để làm sạch Pastic một chiếc khăn lau không có lông tơ, thấm nước và xà phòng là đủ. Nhưng để làm sạch các bộ phận điện tử bạn phải dùng 1 dung dịch gốc cồn, chống tĩnh điện. Ngoài những dụng cụ kể trên thì một bình khí nén là không thể thiếu trong việc thổi sạch bụi bẩn ở những góc, khe khó đưa dụng cụ vào như khe hở giữa các phím trên bàn phím. + Board mẹ và card vào/ra: Trước khi chạm vào bên trong máy phải đảm bảo đã tắt điện và bạn đã được tiếp đất, luôn nhớ chạm tay vào khung kim loại của PC trước khi tiếp xúc với bất kỳ linh kiện điện tử nào bên trong. Để an toàn và bảo đảm tiếp đất tốt, bạn hãy giữ nguyên phích cắm và chạm tay bạn vào vỏ hộp nguồn cung cấp. Bước tiếp theo là tháo lắp PC và kiểm tra các cửa thông gió xem có bụi và rác bẩn bám vào hay không. Dùng bình khí nén thổi sạch bụi ở nắp máy nguồn cung cấp và Board mẹ. Nếu máy tính đặt ở nơi nhiều bụi, bạn nên dùng 1 máy lọc bụi, điều hoà không khí loại rẻ tiền để ngay trên đường đi của luồng không khí qua hộp PC. Nhưng luôn nhớ 1 điều chính luồng không khí thổi dễ dàng qua máy là biện pháp chủ yếu làm tản nhiệt cho PC, do đó phải thường xuyên giữ sạch bụi bám trên miệng lọc. Sau khi đã tháo các Card vào/ra khỏi máy, bạn dùng bình khí nén thổi sạch bụi trên các card này. Tiếp theo lau sạch các chân cắm ở rìa card bằng miếng lau không sợi bằng dung dịch tẩy. Tiếp theo lau sạch các chân cắm ở rìa card bằng miếng cắm chất nhờn trên da tay có thể ăn mòn lớp mạ vàng rất mỏng trên đó, sau đó cũng lau sạch các khe cắm vào/ ra trên board mẹ luôn. + Chuột và bàn phím Tháo chuột khỏi ổ cắm và mở nắp hình tròn dưới đáy bằng cách xoay theo chiều các mũi tên. Tiếp theo tháo quả cầu cao su ra ngoài và rửa sạch bằng nước xà phòng- thuốc tẩy hoá chất có thể làm hỏng quả cầu và các bộ phận khác của chuột, lau sạch hốc chứa quả cầu bằng miếng lau không sợi. Nếu chuột của bạn bị nhảy hoặc không di chuyển trơn chu theo 1 hướng, có nhiều khả năng 1 trong các con lăn bị bẩn. Kiểm tra kỹ 3 con lặp trong hốc. Dùng khăn và dung dịch tẩy không có cồn để lau sạch bụi. Nếu chất bẩn đóng két trên con lăn, bạn phải dùng tăm cậy hết ra, đừng để cho bụi bẩn rơi vào trong chuột, đợi cho mọi thứ khô ráo rồi lắp lại vào chuột. Về bàn phím : Giống như con chuột bàn phím cũng tích chất nhầy và chất bẩn từ tay bạn cũng như từ những vật khác đưa vào. Bình thường có thể dùng bình khí nén có gắn 1 ống nhỏ để thổi sạch hoặc kỹ hơn bạn có thể tháo các mũi phím ra khỏi bàn phím. Nhưng trước khi tháo, bạn phải làm sao để nhớ kỹ vị trí của từng phím nằm ở đây. Đồng thời cũng phải chú ý đến các lò xo nằm dưới phím. Khi đã tháo hết các mũi phím bạn lau sạch board bằng khăn ướt hoặc một dụng cụ lau đặc biệt. Đợi bàn phím khô hẳn mới lắp các mũi phím vào. + Màn hình : Màn hình của máy tính là 1 nam châm hút bụi, đúng theo nghĩa đen. Màn hình đã tạo ra 1 lượng điện tích tĩnh điện mạnh hút bụi về phía nó, lau sạch màn hình bằng 1 khăn mềm không sợi, nhúng vào dung dịch tẩy không có cồn và chống tĩnh điện. + ổ đĩa mềm: Bộ đồ lau ổ đĩa mềm thường có kèm theo một đĩa đặc biệt dùng để tẩy sạch vết bẩn ôxit bám trên đầu từ đọc/ ghi. Tuy nhiên, đĩa lau này có thể làm mòn đầu từ, trừ khi bạn thường xuyên bị lỗi đĩa mểm còn thì đợi đến khi nào có dấu hiệu trục trặc đầu tiên hãy tiến hành lau đầu từ. Thổi nhanh bằng khí nén cũng có tác dụng tốt. + Ổ CD ROM : Làm vệ sinh ổ CD ROM có nghĩa là phải làm sạch hệ thấu kính tí hon dùng để hội tụ chùm tia Laser của ổ đĩa. Bộ làm vệ sinh ổ đĩa bán sẵn có kèm một ổ đĩa CD, đặc biệt trên mặt có gắn các chổi quét. Khi đĩa quay, chổi sẽ quét sạch thấu kính. Cuối cùng hãy giữ cho các đĩa CD không bị bụi và chất nhờn, để lau đĩa bạn dùng một khăn vải mềm sạch và ẩm, lau cẩn thận mặt đĩa phía sáng, bằng những vệt từ tâm ra ngoài theo đường bán kính. b. Giữ máy luôn mát Làm mát máy bằng không khí luân chuyển là biện pháp rất quan trọng để giữ độ tin cậy của máy tính và các linh kiện của nó được lâu bền. Dưới đây là một số phụ tùng để giữ cho PC luôn mát và chạy tốt. + Quạt bổ xung cho hộp : hầu hết các hộp PC đều có vị trí gắn quạt bổ sung để tăng cường dòng luân chuyển không khí bên trong. Có một số loại quạt được điều khiển tự động khi nhiệt độ tăng, quạt sẽ chạy nhanh hơn. + Quạt CPU: Mặc dù tất cả các CPU hiện đại có kèm theo quạt nhưng một chiếc quạt ổ bi, mạnh hơn cùng với bộ phiên toả nhiệt lớn hơn sẽ hạ thấp nhiệt độ CPU một cách đáng kể. + Bộ làm mát tiếp xúc với ổ cứng: Loại quạt dính lên ổ cứng này thiết kế để làm mát khi ổ cứng chạy. + Bộ làm mát Card đồ hoạ: Bộ vi xử lý được cắm trên các card đồ hoạ tốc độ cao hiện nay có thể chạy nóng như CPU chính của PC. Một quạt bổ xung có thể giữ mát cho nó. + Bộ cảnh báo nhiệt : Phát tiếng kêu lớn khi nhiệt độ trong hộp máy vượt quá 110F, báo hiệu các bộ phận làm mát như PC bị hỏng. + Bộ làm mát card: Một loại card bổ sung cắm vào khe còn để tăng cường sự luân chuyển không khí. + Khoang làm mát ổ đĩa: Khoang làm mát ổ cứng dung lượng lớn rất có ích cho các ổ cứng lớn hoặc tốc độ cao và cần cho hầu hết các ổ cứng. c. Ba phương án giúp cho chiếc máy chậm chạp trở nên mạnh hơn: Trên thị trường có rất nhiều thiết bị, phụ kiện bổ sung cho bạn lựa chọn để nâng cấp, tăng cường sức mạnh cho máy tính. Sau đây là 3 phương án ví dụ và hường dẫn từng bước giúp tự thực hiện những thao tác thông thường nhất như lắp card, thêm ram hay thay ổ cứng. Trước khi nâng cấp : - Nếu bạn không sử dụng Window 98 SE hay Milennium bạn nên suy nghĩ để nâng cấp lên trong một số hệ điều hành này, bởi chúng có những hỗ trợ tốt về âm thanh và đồ hoạ. - Kiểm tra phần cứng hệ thống vào start/setting/control panel chọn system và nhấn vào Device manager. Nếu nhìn thấy dấu chấm than màu vàng bên cạnh mục nào đó, nhấn vào nút Properties và theo hướng dẫn để khắc phục vấn đề. - Quét và dồn đĩa cứng : vào Mycompter nhấn chuột phải vào biểu tượng đĩa cứng chọn properties, nhấn Tools, nhấn check now, nhấn defragment now - Sao lưu toàn bộ các chương trình và dữ liệu trên đĩa cứng. Nâng cấp : Bạn cần có những công cụ thích hợp cho mỗi công việc. Trước hết là tuốc nơ vít chữ thập và kìm mũi nhọn. Bạn cũng cần phải tránh tĩnh điện vì nó có thể làm hỏng linh kiện. Bạn cũng cần cắm vào ổ điện khi thao tác với máy. + Tăng cường Ram : Lắp thêm Ram là nâng cấp thông dụng nhất nói chung cũng dễ dàng thực hiện. Nếu máy tính được sản xuất trong vòng 3-4 năm trở lại đây thì Ram có lẽ là loại DDRAM, cần lưu ý là trong khi phần lớn PC sử dụng DDRAM chuẩn, một số lại đòi hỏi RAM đặc biệt: - Bước 1: Tắt máy và rút dây nguồn khỏi ổ cắm điện. Tháo vỏ máy và tìm khe cắm RAM. Nếu phải tháo cáp để tiện lắp RAM thì nên đánh dấu các đầu nối cẩn thận để tránh nhầm lẫn khi lặp ngược lại. - Bước 2 : Để gỡ RAM cũ, cẩn thận và nhẹ nhàng đẩy chốt giữ ở hai đầu thanh RAM, sau đó kéo thanh RAM ra khỏi khe cắm. Nếu khó lấy, đẩy nhẹ thanh RAM qua lại dễ hơn. - Bước 3 : Cẩn thận cắm thanh RAM mới vào khe cắm và đảm bảo là nó được gắn chắc chắn tại vị trí cần thiết. - Bước 4 : Cắm dây nguồn vào ổ cứng mới để tăng dung lượng nhớ của PC là việc cần thiết. + Lắp ổ cứng : Bổ sung thêm ổ cứng mới để tăng dung lượng nhớ của PC là việc cần thiết. - Bước 1 : Tắt nguồn máy tính, rút dây cắm ra khỏi ổ điện, mở hộp máy và tìm ổ cứng hiện hành. - Bước 2 : Thiết lập lại Jumper trên đĩa cứng cũ thành slave trên ổ cứng mới thành Master. - Bước 3 : Đưa ổ cứng mới vào và cắm đầu nối trống của cáp mềm vào khe cắm trên ổ cứng. Phải kiểm tra kỹ kết nối đúng hay không. Cạnh màu thường(thường là dây đỏ) của dây cáp phải đi đến chân 1 trên ổ cứng. - Bước 4: Cắm dây nguồn vào ổ điện và khởi động máy tính - Bước 5: Dùng phần mềm kèm theo ổ cứng mới để Format và phân vùng. Sau đó chép các tập tin từ ổ cũ sang ổ mới. - Bước 6: Một khi đã chắc chắn mọi thứ đều làm việc bình thường, chúng ta có thể Format lại ổ cứng cũ để sử dụng mới. + Bổ sung Card : - Bước 1 : Nếu bạn muốn thay card đang dùng, trước tiên hãy gỡ bỏ những phần mềm dùng riêng cho card đó : Start/setting/control panel chọn add/remove programs. - Bước 2 : Tắt máy và rút dây nguồn máy tính ra khỏi ổ điện, gỡ vỏ máy. Tìm card bạn muốn thay hoặc tìm khe cắm trống nếu không có card trước đó. - Bước 3: Nếu phải gỡ card, tháo ốc giữ card khỏi khung máy PC và cẩn thận kéo card khỏi khe cắm. - Bước 4 : Nếu cài card mới, tháo ốc giữ miếng kim loại che nằm giữa khe cắm trống, gỡ bỏ miếng kim loại. - Bước 5 : Cẩn thận cắm Card mới vào khe cắm. - Bước 6 : Chuẩn bị sẵn phần mềm kèm theo card mới. Cắm điện và khởi động Window, hệ điều hành sẽ nhận ra card mới và tự động chạy chương trình Add new hardwave winzard. Đánh dấu ô search for the best driver, đưa đĩa mềm vào ổ và thực hiện các chỉ dẫn để cài đặt. - Bước 7 : Nếu sau khi cài đặt, PC của bạn không khởi động hoặc chạy bất bình thường, hãy kiểm tra lại toàn bộ, đặc biệt là xem lại card có được cắm đúng và chắc chắn vào khe hay không. III. Một số hỏng hóc thông thường của máy tính 1. Một số hỏng hóc thông thường của máy tính a. Máy dở chứng, con trỏ lúc to lúc nhỏ, những dòng chữ lúc ẩn lúc hiện, hình ảnh mờ: Khi màn hình có vấn đề, điều đầu tiên người ta thường nghĩ đến là driver cho card đồ hoạ. Để loại bỏ thủ phạm có thể là driver đồ hoạ hãy cài đặt driver đồ hoạ VGA của windows. Nhấn phím chuột phải vào màn hình desktop và chọn properties. settings . advanced. adapter Trong windows 95 chọn change để mở hộp thoại select device và nhấn show all devices. Trong danh sách manufacturers chọn standard display types và trong danh sách model chọn show all hardware. Trong manufacturers chọn standard display types và cài đặt driver standard display adapter. b. Tự nhiên hệ thống chạy chậm và đưa ra thông báo lỗi Low memory: Người ta dùng win 98 cần có ít nhất 64 MB bộ nhớ. Nếu chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc thì bộ nhớ dưới 64MB sẽ cho tốc độ rất chậm. Nếu số lượng Ram vốn đã có nhiều sẽ có hai lựa chọn khác : tăng bộ nhớ ảo của PC và tìm xem bộ nhớ có bị rò hay không. Bộ nhớ ảo là 1 file đặc biệt trên đĩa cứng thường được gọi là file tráo đổi, là nơi PC lưu dữ liệu quá tải không chứa vừa trong Ram. Window điều chỉnh kích thước file tráo đổi ttheo nhu cầu bộ nhớ tăng giảm. Nhưng khi đĩa cứng bắt đầu hết chỗ trống, file tráo đổi không thể tăng kích thước cần thiết máy sẽ chạy chậm. Bạn phải xoá bớt file để có chỗ trống trên đĩa cứng hoặc chuyển file tráo đổi sang phân vùng hay ổ cứng khác còn nhiều không gian trống. Một phương pháp khác là kiểm tra sự rò rỉ bộ nhớ. Đôi khi có những phần mềm do bị hỏng hay thiết kế tồi không chịu giải phóng bộ nhớ được gán cho nó sau khi đã sử dụng xong. Nếu tiếp tục mở và đóng phần mềm đó nó sẽ chiếm dụng thêm bộ nhớ cho đến hệ thống hết cả Ram trống. Khởi động lại máy có thể giải quyết tạm thời được vấn đề bằng cách thiết lập lại bộ nhớ về thông số bình thường. Tìm ra nguồn rò rỉ : chọn start/program/accessories/system tools và dùng tiện ích system monitor để kiểm tra việc sử dụng bộ nhớ của PC. c. Màn hình bị rung khi muốn tăng tốc độ làm tươi máy chỉ chấp nhận tham số 60Hz: Tốc độ làm tươi màn hình là số lần phân hệ đồ hoạ của PC vẽ lại toàn bộ hình ảnh trên màn hình trong một giây tuỳ thuộc vào giới hạn của màn hình và card hay chíp đồ hoạ mà có thể tăng tốc độ làm tươi màn hình lên tham số thích hợp hơn. Trong Win9x 2000 nhấn phím chuột phải vào màn hình windows, chọn properties/settings rồi nhấn nút advanced. Dưới ô adapter (trong win 2000 là ô monitor) bạn sẽ tìm thấy danh sách các thông số thiết lập tốc độ làm tươi có hiệu lực. Hãy chọn thông số cao nhất thiết lập tốc độ làm tươi có hiệu lực. Hãy chọn thông số cao nhất lý tưởng là 75hz trở lên. Đôi khi windows chỉ cho chọn 60hz khi nó không tìm thấy cấu hình plug and play của màn hình. Để tìm thấy cấu hình này vào ô monitor chọn automatically detect plug and play monitor và khởi động lại. Ngoài ra có thể nhấn nút change và cài đặt lại màn hình. Nếu màn hình không hỗ trợ thông số cao hơn 60hz hãy giảm bớt độ phân giải và kiểm tra lại những tốc độ làm tươi có hiệu lực. 2. Một số hỏng hóc cụ thể và cách sửa ổ đĩa a. ổ đĩa mềm * ổ đĩa mềm hoàn toàn không làm việc. Ngay cả đĩa cũng không khởi động được khi đưa vào ổ. Bắt đầu công việc tìm hỏng bằng cách kiểm tra lại ngay chính bản thân đĩa đó. Kiểm tra lại xem nạp đĩa vào ổ đúng cách hay chưa. Nếu đĩa nhập vào và nằm không đúng tư thế trong ổ đĩa thì việc thu nhận đĩa không thể thực hiện được. Hãy thử lại với vài ba đĩa khác để đảm bảo đĩa thử đó không bị khuyết tật. Nếu đĩa nạp vào đúng vị trí nhưng không khởi động được hãy kiểm tra lại đầu nối giao diện vật lý. Mất ghép nối hoặc hỏng dây cáp đều làm cho ổ đĩa không hoạt động. ở đây, hỏng hóc có khả năng nằm trong bo mạch của ổ đĩa mềm hoặc bo mạch điều khiển ổ đĩa mềm. Thử thay bộ phận bo mạch trước. Nếu bo mới thay khắc phục được hỏng hóc thì thay toàn bộ ổ đĩa. * ổ đĩa không thể đọc ra hoặc ghi vào đĩa. Tất cả các thao tác khác đều bình thường Hệ điều hành trong máy tính sẽ báo khi xảy ra lỗi đọc, ghi trên đĩa. Trước hết hãy thử lại bằng một đĩa tốt hoặc thử lau đầu từ. Khi đĩa tốt và đầu từ sạch vẫn không khắc phục được thì phải xem có hỏng hóc trong các bộ phận của ổ đĩa. Nếu không thể đọc được dữ liệu từ ổ đĩa ra thì hãy dùng đầu lò logic để đo tín hiệu read data. Nếu không có tín hiệu xung xuất hiện trên đường read data thì thay đầu từ. Khi có tín hiệu ở lối ra đầu từ thì vi mạch điều khiển có khả năng bị hỏng. Còn khi không thể ghi dữ liệu vào đĩa hãy dùng đầu lò logic để đo các đường dây write gate, write data. Trong chu kỳ ghi, write gate là logic 0. Nếu write gate duy trì logic hoặc không có xung trên write

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTin07.docx