Báo cáo Thực tập nghề tại công ty TNHH Dệt May Vĩnh Oanh

Báo cáo kế toán tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài chính tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanhn trong kỳ của Công ty. Nó phản ánh thực trạng khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của Công ty. Báo cáo kế toán của Công ty gồm có: Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính.

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3501 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nghề tại công ty TNHH Dệt May Vĩnh Oanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về kỹ thuật sản xuất sản phẩm của Công ty. - Điều hành Phòng kỹ thuật lập các mẫu cho sản phẩm, kiểm tra, giám sát quá trình tạo sản phẩm từ các Xưởng sản xuất. * Phó Giám đốc Kinh doanh: - Là người điều hành Phòng kinh doanh của Công ty - Giao nhiệm vụ cho các nhân viên trong Phòng kinh doanh lên kế hoạch kinh doanh cho Công ty mình như: mua vật tư, bán sản phẩm, mở rộng thị trường... - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc trước những quyết định của mình. * Phòng Kế toán: - Cung cấp đầy đủ, toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của Công ty nhằm giúp cho Giám đốc điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị đạt hiệu quả cao. - Phản ánh đầy đủ các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Phản ánh được cụ thể từng loại nguồn vốn, từng loại tài sải, sự vận động của nó giúp cho việc kiểm tra, giám sát tính toán hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tính chủ động trong kinh doanh. - Kế toán phản ánh được kết quả lao động của cán bộ công nhân viên trong Công ty, xác định trách nhiệm vật chất đối với người lao động một cách rõ ràng nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động. - Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. - Phụ trách cân đối thu chi, báo cáo quyết toán. - Tính và trả lương cho công nhân viên. - Thay mặt Công ty thực hiện các nghĩa vụ về Thuế với Nhà nước. * Phòng kinh doanh: - Tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu dệt, nhuộm, may cho Công ty. - Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài theo chiến lược của Công ty. - Lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm của Công ty từ các đơn đặt hàng nhận được và các dự án mới. - Thực hiện tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty. - Tiếp khách hàng, phân tích thị trường, tìm thị trường; khách hàng cho Công ty, đảm bảo nguồn nguyên phụ liệu ổn định cho Công ty. - Phân tích đơn hàng, lập định mức sản phẩm trên cơ sở đó tính giá thành sản phẩm, giá bán ... để trình Giám đốc phê duyệt. - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng cho Giám đốc Công ty. * Phòng kỹ thuật sản xuất: - Thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. - Tư vấn cho khách hàng mẫu mã sản phẩm. - Tiếp nhận tài liệu kỹ thuật, tài liệu kế hoạch, các mẫu gốc từ khách hàng. Chuyển giao tài liệu kỹ thuật, các mẫu gốc cho bộ phận sản xuất thực hiện. - Hướng dẫn cho công nhân trong Công ty thực hiện tốt công nghệ mới áp dụng vào sản xuất. - Theo dõi công nhân trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm, tránh trường hợp sản xuất không đúng với yêu cầu của bản mẫu. * Phòng Tài chính: - Đưa ra những chiến lược tốt nhất trong việc quản lý và phát triển nguồn vốn của Công ty. - Kiểm tra giá mua, giá bán của vật tư, sản phẩm từng tháng. Đồng thời, Phòng tài chính lên kế hoạch thu chi tài chính ngắn hạn, dài hạn và chi trả lương cho CBCNV. * Bộ phận tiếp thị: quảng cáo và bán sản phẩm, lên kế hoạch và thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng. * Kho vật liệu, kho thành phẩm: nhập, xuất nguyên vật liệu; thành phẩm. Thủ kho tổng hợp tình hình biến động của nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho hàng tháng để báo cáo cho Kế toán vật tư và Kế toán tiêu thụ biết. * Bảo vệ: đảm bảo an ninh, trật tự cho Công ty, giúp Công ty thực hiện các quy định đối với người lao động về trang phục, giờ làm việc... * Phân xưởng Cắt: từ nguyên liệu ban đầu, kết hợp với máy móc chuyên dụng và dưới bàn tay của người thợ, Phân xưởng cắt tạo ra các sản phẩm với hình dáng sơ khai đầu tiên đúng theo quy định của mẫu vẽ. Đây là công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất. * Phân xưởng May: - Đây là công đoạn thứ hai của quá trình sản xuất sản phẩm, kết nối các miếng cắt từ Phân xưởng cắt để tạo ra các sản phẩm cho Công ty là quần áo bảo hộ lao động và găng tay bảo hộ lao động. - Hàng ngày Phân xưởng may đã tạo ra khoảng 1.600 bộ quần áo bảo hộ lao động và khoảng 6.390 đôi găng tay bảo hộ lao động. * Phân xưởng Tẩy nhuộm: Đây là giai đoạn cuối cùng trước khi đóng gói, nhập kho sản phẩm. Tại Phân xưởng này, các sản phẩm được tạo ra từ công đoạn hai sẽ được tẩy, nhuộm màu, từ đó tạo ra các sản phẩm hoàn thành có màu sắc đẹp nhất, bóng nhất. V. Phân tích tình hình Tài chính của Công ty TNHH Vĩnh Oanh * Tình hình Tài chính của Công ty TNHH Vĩnh Oanh trong hai năm 2008- 2009. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Vĩnh Oanh được phản ánh trong Bảng chỉ tiêu về Tài sản và Nguồn vốn năm 2008-2009 như sau: BẢNG SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN Đơn vị tính: VNĐ Stt Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tuyệt đối (+,-) Tương đối (+,-) A. 1. 2. Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn 4.741.979.445 4.063.345.945 678.633.500 8.706.000.357 5.271.106.313 3.434.894.044 + 3.964.020.912 + 1.207.760.368 + 3.434.894.044 + 83,6 % + 29,7 % + 506,1 % B. 1. 2. Tổng nguồn vốn Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu 4.741.979.445 2.316.231.799 2.425.747.646 8.706.000.357 6.243.915.638 2.462.084.719 + 3.964.020.912 + 3.927.683.839 + 36.337.073 + 83,6 % +169,6 % + 1,5 % Kết quả trong bảng trên cho thấy: - Tổng tài sản và tổng nguồn vốn năm 2009 tăng so với năm 2008 là: 3.964.020.912đ tương ứng với 83,6 %. - Tài sản ngắn hạn năm 2009 tăng so với năm 2008 là: 1.207.760.368 tương ứng vớ 29,7 %. - Tài sản dài hạn năm 2009 tăng so với năm 2008 là: 3.434.894.044 tương ứng với 506,1 %. - Nợ phải trả năm 2009 tăng so với năm 2008 là: 3.927.683.839 tương ứng với 169,6%. - Vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng so với năm 2008 là: 36.337.073 tương ứng với 1,5 % Kết quả này cho thấy toàn bộ các chỉ tiêu của Công ty năm 2009 đều tăng so với năm 2008 nhưng chỉ tiêu Nợ phải trả của Công ty năm 20009 tăng nhiều nhất so với năm 2008, đồng nghĩa với việc chi phí tài chính cho khoản nợ này là rất cao. Nhưng việc vay nợ này, Công ty đã đầu tư vào trang thiết bị sản xuất mới nhập khẩu từ nước ngoài nhằm tạo ra các sản phẩm tốt nhất để phục vụ nhu cầu của khách hàng, nhằm đạt được Doanh thu cao nhất. Tuy nhiên, nó cũng là “con dao hai lưỡi” tác động trực tiếp đến sự tồn vong của Công ty nên đơn vị phải có kế hoạch sử dụng nguồn vốn này đạt hiệu quả cao nhất, thu hồi vốn sớm nhất. Từ đó, Công ty mới tồn tại và phát triển được. Để thấy rõ hơn nữa, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Dệt May Vĩnh Oanh sau khi đã đầu tư một lượng vốn lớn vào sản xuất ta đi tìm hiểu BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của Công ty năm 2009 so với năm 2008. (Xem trang sau) BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DỆT MAY VĨNH OANH ( Năm 2008- 2009) Đơn vị tính: VNĐ Stt Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 1. Doanh thu bán hàng 7.432.000.000 10.813.858.000 2. Giảm giá hàng xuất khẩu 34.200.000 - 3. Doanh thu thuần (1-2) 7.397.800.000 10.813.858.000 4. Giá vốn hàng bán 7.156.910.000 10.521.249.000 5. Lợi nhuận gộp (3-4) 240.890.000 292.609.000 6. Chi phí bán hàng 75.490.000 90.588.000 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 127.600.000 153.120.000 8. Lãi sản xuất kinh doanh (5-6-7) 37.800.000 48.901.000 9. Thuế TNDN phải nộp (25%* 8) 9.450.000 12.225.250 10. Lãi SXKD sau thuế TNDN (8-9) 28.350.000 36.675.750 Từ bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên của Công ty ta thấy: Doanh thu bán hàng của Công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 là 3.381.858.000 tương ứng với 45,5 % và Lợi nhuận sau Thuế TNDN năm 2009 tăng so với năm 2008 là 8.325.750 tương ứng với 29,4% . Sở dĩ, Công ty có được thành công trên là do một số nguyên nhân sau: - Năm 2009 Công ty đã không còn chi phí cho việc Giảm giá hàng xuất khẩu, khách hàng đã chấp nhận hết số lượng hàng mà Công ty xuất sang. Chứng tỏ, Công ty đã có các sản phẩm với chất lượng tốt theo yêu cầu của khách hàng. - So với Doanh thu đạt được năm 2008 thì các khoản chi phí cho bán hàng, quản lý doanh nghiệp năm 2009 tăng không nhiều. Cho thấy, Công ty đã có những chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý tăng doanh thu, giảm chi phí. Kết quả đạt được là tăng nguồn lợi nhuận. Đi sâu vào nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH Vĩnh Oanh ta sẽ càng thấy rõ hơn nữa sự thành công của đơn vị này. STT Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2008 Năm 2009 A. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán 1. Khả năng thanh toán hiện hành = TSLĐ/ Nợ ngắn hạn 1,75 3,19 2. Khả năng thanh toán nhanh = (TSLĐ-Hàng tồn kho) /Nợ ngắn hạn 0,54 0,70 3. Khả năng thanh toán tức thời = Nợ ngắn hạn/ TSLĐ 0,57 0,31 B. Nhóm chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng Tài sản 1. Vòng quay của tiền = Doanh thu / Tổng số tiền và các loại TS tương đương tiền bình quân 1,83 2,05 2. Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu trong năm/ Giá trị tồn kho 2,64 2,63 3.. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu/ TSCĐ (giá trị còn lại) 10,95 3,15 4. Hiệu suất sử dụng Tổng TS = Doanh thu/ Tổng tài sản 1,57 1,24 5. Hiệu suất sử dụng Vốn LĐ = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động 1,82 2,05 Từ bảng trên cho thấy hầu hết các chỉ tiêu năm 2009 đều tăng so với năm 2008, chứng tỏ Công ty đã có những chiến lược tốt trong việc sản xuất kinh doanh của mình ví như: chỉ tiêu Khả năng thanh toán hiện hành năm 2009 đã tăng so với 2008, Công ty đã giảm được Nợ ngắn hạn ở mức cao hay như chỉ tiêu Vòng quay của tiền năm 2009 cũng tăng so với năm 2008, điều này đã chứng minh Công ty đã sử dụng nguồn vốn của mình rất hiệu quả. Việc tính toán kỹ các chỉ tiêu tài chính giúp Công ty đã có bước tiến vượt bậc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY VĨNH OANH I. Đặc điểm tổ chức bộ máy Kế toán tại Công ty TNHH Dệt May Vĩnh Oanh. Trong hệ thống hoạt động của công ty, bộ máy kế toán đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Chính vì thế, công tác tổ chức bộ máy Kế toán được Công ty hết sức quan tâm nhằm đảm bảo cho bộ phận này hoạt động đúng chức năng và mang lại hiệu quả nhất. Bộ máy kế toán của Công ty được chia thành những bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện chức năng đối với từng phần hành kế toán của Công ty. Các bộ phận này nằm dưới sự chỉ đạo của Kế toán trưởng, đồng thời có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo phương pháp tập trunng. Phòng kế toán trung tâm của Công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của các Phòng ban, các Phân xưởng trực thuộc Công ty. 1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Dệt May Vĩnh Oanh. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Dệt May Vĩnh Oanh được thể hiện qua sơ đồ sau : Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền Kế toán TSCĐ vật tư Kế toán tiền lương BHXH KÕ to¸n tiªu thô Hình 3: Sơ đồ bộ máy Kế toán của Công ty TNHH Vĩnh Oanh 1.2. Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận trong bộ máy Kế toán của Công ty TNHH Dệt May Vĩnh Oanh - Kế toán trưởng: vì số lượng kế toán trong Công ty chỉ có 03 người nên Kế toán trưởng đảm nhiệm luôn Kế toán tổng hợp. + Là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán, người chỉ đạo chung và tham mưu chính cho Giám đốc về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho Công ty. + Là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý nhất (có lợi cho doanh nghiệp mà vẫn hợp pháp), phân chia nhiệm vụ cho các kế toán viên, ký duyệt việc lập các báo cáo tài chính cuối quý, cuối năm. + Phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trực tiếp trước Giám đốc Công ty. + Nhận số liệu từ các nhân viên kế toán để tổng hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm và xác định kế quả tiêu thụ. Từ đó lập các báo cáo tài chính cụ thể như: Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ... - Kế toán tiền lương và BHXH : + Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động, tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng sử dụng lao động. + Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp, phụ cấp cho người lao động. + Lập bảng tính lương tháng, Bảng phân bổ lương – BHXH, Bảng tổng hợp chi trả lương-BHXH, BHYT ... giúp Kế toán tổng hợp lấy số liệu để lập các Báo cáo. - Kế toán vốn bằng tiền : + Hàng ngày, kế toán phản ảnh tình hình thực thu chi và tổng quỹ tiền mặt. + Thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế sổ sách, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt. + Phản ánh tình hình tăng, giảm số và số dư tiền gửi ngân hàng hàng ngày, giám sát việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt. + Trong công tác kế toán của mình, kế toán hàng ngày vào Sổ số liệu từ các phiếu thu, chi, giấy báo Nợ, Có của ngân hàng, cuối kỳ in các báo cáo như Sổ quỹ tiền mặt, Bảng kê thu – chi…cho Kế toán tổng hợp kiểm tra. - Kế toán tiêu thụ : + Phản ánh kịp thời khối lượng hàng bán ghi nhận doanh thu bán hàng và các chỉ tiêu liên quan khác của khối lượng hàng bán (giá vốn hàng bán, doanh thu thuần, thuế tiêu thụ,…). + Kế toán quản lý chặt chẽ tình hình biến động và dự trữ kho hàng hóa, phát hiện, xử lý kịp thời hàng hóa ứ đọng. + Lựa chọn phương pháp và xác định đúng giá vốn hàng xuất bán để đảm bảo độ chính xác của chỉ tiêu lợi nhuận gộp hàng hóa đã tiêu thụ. + Xác định kết quả bán hàng và thực hiện chế độ báo cáo hàng hóa và báo cáo tình hình tiêu thụ, kết quả tiêu thụ hàng hóa. + Theo dõi công nợ của khách hàng có liên quan của từng thương vụ giao dịch. + Cuối kì, lập và trình cấp trên các báo cáo về mua bán hàng như các bảng kê mua bán hàng, bảng kê hóa đơn, báo cáo về công nợ như sổ chi tiết thanh toán, bảng tổng hợp công nợ ( theo khách hàng, theo hóa đơn )… giúp Kế toán Tổng hợp có số liệu để lập các Báo cáo. - Kế toán Tài sản cố định, vật tư. + Theo dõi tình hình tăng, giảm, thanh lý, nhượng bán Tài sản cố định. + Hàng tháng tính, trích khấu hao Tài sản cố định cho đối tượng chịu chi phí theo phương pháp Khấu hao đường thẳng. + Theo dõi vật tư của Công ty gồm ( số lượng cần mua phục vụ sản xuất, giá mua, số lượng, chất lượng, số lượng đã dùng, số lượng tồn, tình hình chấp hành định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm...). + Định kỳ, mở sổ chi tiết, thẻ Tài sản cố định, thẻ vật liệu làm căn cứ giúp Kế toán tổng hợp lấy số liệu lập các Báo cáo. II. Hình thức kế toán của Công ty TNHH Dệt May Vĩnh Oanh 2.1. Hình thức kế toán: Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Dệt May Vĩnh Oanh, em thấy việc tổ chức thực hiện chế độ kế toán của Công ty theo Quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính tương đối tốt. - Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty theo hình thức tập trung. Tất cả các Kế toán viên, định kỳ tập hợp chứng từ lên báo cáo nộp cho Kế toán tổng hợp để Kế toán tổng hợp kiểm tra chứng từ, tổng hợp, xác định kết quả kinh doanh và lập các Báo cáo. - Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 kết thúc ngày 31 tháng 12. - Đơn vị tiền tệ Công ty dùng để hạch toán là VNĐ. Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ giá thực tế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cuối kỳ kế toán, giá trị chênh lệch của ngoại tệ được hạch toán vào Tài khoản doanh thu tài chính và chi phí tài chính. - Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Giá vật liệu nhập kho là giá thực tế mua trên hoá đơn + chi phí vận chuyển, bốc dỡ trong quá trình thu mua + các loại thuế không hoàn lại. - Công ty tính giá thực tế vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. - Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp. - Khấu hao Tài sản cố định Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Nguyên tắc đánh giá Tài sản cố định = Nguyên giá - Giá trị hao mòn. - Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, đồng thời căn cứ vào quy mô, đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ nghiệp vụ của các bộ kế toán cũng như điều kiện trang thiết bị, kỹ thuật tính toán xử lý thông tin hiện có, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán là: CHỨNG TỪ GHI SỔ. * Các loại Sổ Công ty áp dụng: + Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo các tài khoản tổng hợp. + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: là loại sổ sách kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiêp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Ngoài ra, loại sổ này còn dùng để quản lý các chứng từ ghi sổ và kiểm tra đối chiếu số liệu với Sổ cái. + Các sổ kế toán chi tiết: vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định và nguồn vốn kinh doanh, vốn bằng tiền, phải trả người bán, phải thu của khách hàng, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp... Chứng từ kế toán * Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chi tiết SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày ( hoặc định kỳ). Ghi vào cuối tháng ( hoặc định kỳ). Đối chiếu, kiểm tra. Hình 4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của Công ty TNHH Vĩnh Oanh * Trình tự ghi sổ kế toán: - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Cuối tháng, kế toán khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. - Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. - Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. 2.2. Hệ thống chứng từ sổ sách Công ty TNHH Dệt May Vĩnh Oanh sử dụng. * Đối với các chứng từ kế toán: Công ty đã áp dụng tất cả các mẫu biểu chứng từ kế toán do Bộ tài chính và Nhà nước ban hành như: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho... * Đối với các tài khoản kế toán: Công ty đã sử dụng Hệ thống tài khoản từ loại 1 đến loại 9 áp dụng thống nhất theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC gồm 10 loại. Trong đó: + Tài khoản loại 1, 2 là tài khoản phản ánh Tài sản + Tài khoản loại 3, 4 là tài khoản phản ánh Nguồn vốn + Tài khoản loại 5 và loại 7 mang kết cấu tài khoản phản ánh Nguồn vốn. + Tài khoản loại 6 và loại 8 mang kết cấu tài khoản phản ánh Tài sản. + Tài khoản 9 có duy nhất TK 911 là tài khoản Xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và cuối cùng là Tài khoản 0 là nhóm Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán. Hệ thống Tài khoản cấp 2 được thiết kế phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trên cơ sở Tài khoản cấp 1 và các chỉ tiêu quản lý mục đích để quản lý và cho thực hiện hạch toán. * Báo cáo kế toán: Báo cáo kế toán tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài chính tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanhn trong kỳ của Công ty. Nó phản ánh thực trạng khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của Công ty. Báo cáo kế toán của Công ty gồm có: Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính. III. Kế toán một số phần hành chủ yếu 3.1. Kế toán Vốn bằng tiền: 3.1.1. Kế toán tiền mặt: * Khái niệm: Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ (két) của Doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, tín phiếu và ngân phiếu. * Chứng từ sổ sách kế toán Các chứng từ sử dụng trong kế toán tiền mặt: - Phiếu thu - Mẫu số 01 - TT - Phiếu chi - Mẫu số 02 – TT ....... Các chứng từ sau khi đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ được ghi chép, phản ánh vào các sổ kế toán liên quan bao gồm: - Sổ quỹ tiền mặt - Mẫu số: S05a - DNN - Các sổ kế toán tổng hợp - Sổ kế toán chi tiết từng loại ngoại tệ, vàng bạc... cả về số lượng và giá trị. * Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 111 - Tiền mặt để hạch toán 3.1.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng: * Khái niệm: Tiền gửi là số tiền mà Doanh nghiệp gửi tại các ngân hàng, kho bạc Nhà nước hoặc các Công ty tài chính bao gồm tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng bạc đá quý. * Chứng từ sổ sách: - Giấy báo Nợ, giấy báo Có - Các bảng kê sao của Ngân hàng - Uỷ nhiệm Thu, uỷ nhiệm Chi… Các chứng từ sau khi đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ được ghi chép, phản ánh vào các sổ kế toán liên quan bao gồm: - Sổ tiền gửi ngân hàng - Mẫu số: - Các sổ kế toán tổng hợp * Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng Tài khoản 112 “ Tiền gửi Ngân hàng” để phản ánh tình hình tăng giảm và số hiện có về các khoản tiền gửi của doanh nghiệp Sơ đồ kế toán tổng quát Tiền mặt và Ttiền gửi Ngân hàng TK 111, 112 Gửi tiền vào ngân hàng TK 111 TK 111 Rút TG về quỹ tiền mặt TK 1331 TK 152, 153, 211 Tiền thừa tại quỹ TK 3381 Thu hồi các khoản nợ TK 131, 136, 138, 141 TK 3331 TK 511, 515,711 Doanh thu bán hàng DT tài chính, thu nhập khác Mua vật tư, CCDC, tài sản... TK 627, 641, 642... Sử dụng cho chi phí TK 1331 TK 1381 TK 331, 315, 334, 311 Thanh toán nợ phải trả chờ giải quyết Tiền thiếu tại quỹ chờ giải quyết 3.2. Kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ * Khái niệm: - NVL là......... - CCDC là…….. * Chứng từ sổ sách kế toán: + Hoá đơn GTGT - Mẫu số 01GTKT-3LL + Phiếu nhập kho - Mẫu số 01 - VT + Phiếu xuất kho: - Mẫu số 02 – VT Đưa thêm một số sổ kế toán liên quan đến NVL, CCDC vào * Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 152 “… và TK 153 “……… * Sơ đồ tổng quát Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ TK 627, 641, 642 Xuất cho chi phí SXC CP bán hàng, CPQLDN TK 111,112,331,311 TK 152, 153 NVL,CCDC tăng do mua ngoài Hàng đi đường kỳ trước TK 151 TK 138 Thiếu hụt khi kiểm kê TK 338,627,641,642 Thừa khi kiểm kê Sau phần hành này là phần hành kế toán TSCĐ, kế toán tiền lươngvà các khoản trích theo lương 3.3. Kế toán Tài sản cố định 3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 3.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3.5.1.Tập hợp chi phí sản xuất… sẽ bao gồm các chi phí để tính giá thành sản phẩm: - CP NVLTT … 3.5.2. Giá thành sản phẩm …. * Chứng từ, sổ sách kế toán: - Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung - bảng phân bổ NVL - Bảng tính giá thành sản phẩm - Sổ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang… * TK sử dụng: để tập hợp CPSX và tính Zsp ke toán sử dụng các TK sau: - TK 621 “…….. - TK 622”…… - TK 627 “…….. - TK 154 “………. - TK 155”….và các TK có liên quan khác * Sơ đồ hạch toán Chỉ cần vẽ sơ đồ hạch toán của 3 loại chi phí thôi 3.3. Kế toán Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang phần này bỏ Kế toán Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. * Chứng từ sổ sách: + Bảng tính giá thành ... * Sơ đồ hạch toán: TK 621 TK 155 TK 154 Nhập kho thành phẩm KC chi phí NVL trực tiếp KC chi phí NC trực tiếp TK 622 KC chi phí SXC TK 627 3.4. Kế toán Thành phẩm (phần này bỏ) * Khái niệm: Thành phẩm là những sản phẩm đã hoàn thành, đã trải qua tất cả các giai đoạn chế biến cần thiết theo qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm của một Doanh nghiệp, đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, có thể nhập kho để chuẩn bị bán ra hay giao ngay cho khách hàng. Tuỳ theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà sản phẩm hoàn thành có thể chia làm nhiều loại với nhiều phẩm chất khác nhau: chính phẩm, thứ phẩm hay sản phẩm loại 1, sản phẩm loại 2. * Chứng từ sổ sách: + Phiếu nhập kho - Mẫu số 01 -VT + Phiếu xuất kho - Mẫu số 02 -VT + Biên bản kiểm nghiệm vật liệu, CCDC - Mẫu số 03 -VT ........ * Sơ đồ hạch toán: TK 632 TK 154 Xuất kho TP bán trực TK 632 TK 157 Nhập kho TP KH trả lại TK 138 TK 338 Thiếu TP khi kiểm kê Thừa TP khi kiểm kê TK 155 -Thành phẩm Nhập kho thành phẩm tiếp cho KH Xuất kho TP gửi đi bán 3.5. Kế toán Tài sản cố định: * Khái niệm: Tài sản cố định là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuât cũng như kinh doanh của Doanh nghiệp. Tài sản cố định là tư liệu lao động có giá trị nhiều tiền, có thời gian sử dụng dài và được quy định bởi luật kinh tế trong từng thời kỳ phát triển kinh tế của mỗi nước, mỗi quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập nghề tại công ty TNHH Dệt May Vĩnh Oanh.doc
Tài liệu liên quan