Báo cáo Thực tập nhận thức tại nhà máy thủy điện Hòa Bình

Mở đầu

Chương 1: Giới thiệu về nhà máy thủy điện

I. Vai trò nhà máy thủy điện.

II. Nguyên lý hoạt động và cấu tạo nhà máy thủy điện.

III. Giới thiệu về nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Chương 2: Các hệ thống của nhà máy

I. Các kiến thức an toàn điện.

II. Các thiết bị trong gian máy.

III. Hệ thống điện tự dùng của nhà máy.

IV. Các thiết bị trong trạm phân phối điện của nhà máy.

V. Hệ thống đập tràn của nhà máy.

Kết luận

 

 

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 13051 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhận thức tại nhà máy thủy điện Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sinh thái tốt cho sự phát triển nông, lâm nghiệp. Xây dựng công trình và vận hành an toàn ổn định công trình thuỷ điện Hoà Bình – một công trình có quy mô lớn và kỹ thuật phức tạp tầm cỡ thế giới đã đào tạo cho đất nước môt đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư và chuyên gia về xây dựng, lắp máy và vận hành các công trình thuỷ điện nước ta trong tương lai. Trải qua 17 năm quản lý vận hành, tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao sản xuất gần 90 tỷ kwh điện an toàn, được Đảng, Chính phủ và Quốc hội tặng những phần thưởng cao quý: Danh hiệu đơn vị anh hùng lao động cho tập thể nhà máy năm 1998, Danh hiệu anh hùng lao động cho đồng chí Vũ Đức Quỳnh nguyên Giám đốc nhà máy năm 2000. 1 Huân chương lao động hạng nhất năm 1989. 2 Huân chương lao động hạng nhì năm 1986, 1994. 2 Huân chương lao động hạng 3 năm 1983, 1992 4.25 Huân chương lao động các hạng cho môt đơn vị và 24 cá nhân xuất sắc….. CHƯƠNG 2 : CÁC HỆ THỐNG CỦA NHÀ MÁY. CÁC KIẾN THỨC AN TOÀN ĐIỆN. 2.1. Mục đích của công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động: - Bảo vệ người lao động. - Bảo vệ sản xuất, tư liệu sản xuất. - Bảo vệ tài sản, máy móc, thiết bị. - Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 2.2 Ý nghĩa của công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động - Ngăn ngừa tuyệt đối các loại tai nạn lao động có thể xảy ra đối với người lao động trong khi làm việc, công tác và học tập. - Giữ gìn sức khỏe, tăng năng suất lao động. - Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh. - Nâng cao tuổi thọ của thiết bị, máy móc. - Nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động. - Cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. 2.3 Nội quy của đơn vị đối với người lao động: Khi người lao động vào công ty thủy điện hòa bình công tác, làm việc, học tập cần phải tuân theo các quy định dưới đây : - Xuất trình giấy tờ, căn cước và chịu sự kiểm tra, cho phép của nhân viên bảo vệ. - Được bồi huấn kiến thức an toàn lao động, vệ sinh lao động, trang bị kiến thức về an toàn lao động và kết quả kiểm tra đạt yêu cầu. - Có đủ trang bị an toàn, bảo hiểm lao động. - Có phiếu công tác, lệnh công tác. - Khi mang thiết bị, máy móc, tài sản ra vào nhà máy phải xuất trình giấy tờ hợp lệ. - Có người hướng dẫn khi thăm quan, giám sát an toàn khi làm việc, học tập, công tác. - Không được va chạm, động chạm tới thiết bị đang vận hành và tự động đi ra ngoài phạm vi cho phép. - Không được mang theo tư trang, túi sách, vũ khí, chất cháy, chất nổ, đạn dược, hóa chất độc hại vào khu vực nhà máy. - Muốn quay phim, chụp ảnh nhà máy, thiết bị, máy móc phải có giấy phép đồng ý của giám đốc. - Trong khi công tác, làm việc, học tập phải chịu sự kiểm tra của đơn vị phụ trách và nhân viên thi hành công vụ. - Mọi người không tuân theo và vi phạm nội quy trên đều phải xử lý theo quy định của pháp luật. 2.4. Quy định khi vào làm việc và học tập trong nhà máy: - Người lao động khi vào làm việc, học tập trong nhà máy điện, lưới điện cần có đủ các điều kiện: Sức khỏe, chuyên môn, được bồi huấn kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động va kết quả kiểm tra đạt yêu cầu. - Quy định: Điện cao áp ≥ 1000 V, điện hạ áp < 1000 V. - Các quy định về an toàn lao động theo chuyên môn được quy định: Việc học tập, kiểm tra kiến thức về quy phạm kiến thức an toàn lao động phải thực hiện định kỳ mỗi năm một lần và có xếp bậc kỹ thuật an toàn. Công nhân viên được xếp bậc AT 2/5 trở lên phải biết cấp cứu người bị tai nạn điện. Vào phòng có thiết bị điện ≥ 1000 V khi được phép của cán bộ lao động kỹ thuật với sự hướng dẫn, giám sát của nhân viên vận hành có trình độ AT ít nhất 3/5 và cấm đến gần các phần có điện. -Đối với nhân viên vận hành độc lập, trưởng kíp, trưởng ca bậc AT ít nhất 4/5 - Khoảng cách chạm đất và khoảng cách an toàn khi đi kiểm tra: Trong nhà 4-5 m, ngoài trời là 8 – 10 m. - Người lao động vào vị trí làm việc, công tác và học tập tại các thiết bị điện phải đảm bảo khoảng cách: Đến 15 kV là 0,7 m. Trên 15 kV đến 35 kV là 1m Trên 35 kV đến 110 kV là 1,5m Trên 110 kV đến 220 kV là 2,5m Trên 220 kV đến 500 kV là 4,5m 2.5. Phương pháp cứu chữa người bị tai nạn điện: Quy tắc chung: Trong khi làm việc hoặc khi không làm nhiệm vụ nếu thấy người bị tai nạn điện, bất cứ người nào cũng phải có trách nhiệm tìm mọi biện pháp để cứu người bị nạn. Điều kiện chủ yếu để cứu người có kết quả là phải hành động nhanh chóng kịp thời và có phương pháp. Vì vậy công nhân, nhân viên điện phải được thường xuyên học tập về sự nguy hiểm của dòng điện và về những biện pháp cứu chữa, đồng thời học cách thực hành về cứu người bị tai nạn điện, về phương pháp hô hấp nhân tạo. - Phương pháp cứu người bị tai nạn điện ra khỏi mạch điện: Khi người bị điện giật, dòng điện sẽ đi qua người xuống đất hoặc đi từ pha này qua người sang pha kia, cho nên việc đầu tiên là phải làm thế nào cho người đó nhanh chóng thoát khỏi mạch điện. Người cứu chữa cũng cần phải nhớ là nếu chạm vào người bị điện giật sẽ nguy hiểm cả đến tính mạng của mình. Vì vậy cứu người pahir chú ý những điểm sau: + Trường hợp cắt được mạch điện: tôt nhất là cắt điện bằng những thiết bị đóng cắt ở gần nhất như công tắc, cầu dao, máy cắt nhưng khi cắt điện phải chú ý: Nếu mạch điện đi vào đèn thì phải chuẩn bị ngay ánh sáng khác để thay thế. Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải có phương pháp để hứng đỡ khi người đó rơi xuống. + Trường hợp không cắt được mạch điện: Phải phân biệt người bị nạn do điện hạ áp hay điện cao áp mà áp dụng các biện pháp sau đây: Nếu mạch điện hạ áp: Người cứu phải có biện pháp an toàn cá nhân thật tốt như đứng trên bàn, ghế, gỗ khô, đi dép cao su hoặc đi ủng, mang găng cách điện,.. Dùng tay mang găng cao su để cứu người bị nạn ra khỏi dây điện hoặc dung gậy tre, gỗ gạt dây điện ra khỏi người bị nạn mà kéo ra, hoặc lấy tấm ván khô luồn xuống lưng người bị nạn để cách ly với đất… Tuyệt đối không được nắm tay hoặc chạm vào người bị nạn vì như vậy dòng điện sẽ truyền sang người cứu. Nếu có búa rìu cán gỗ thì có thể chặt đứt dây điện. Nếu ở mạch điện cao áp, tốt nhất là người cứu có ủng găng và sào cách điện để gạt hoặc đẩy người bị nạn ra khỏi mạch điện. Nếu không có dụng cụ an toàn thì phải làm ngắn mạch đường dây bằng cách lấy dây đồng hoặc dây nhôm, dây thép nối đất một đầu rồi ném lên đường dây gây ngắn mạch các pha. Nếu người bị nạn chỉ tiếp xúc với một pha thì chỉ cần nối đất rồi ném dây lên pha đó. Chú ý không ném dây vào người bị nạn. Phương pháp cứu chữa ngay sau khi người bị nạn thoát khỏi mạch điện: Ngay sau khi người bị nạn thoát khỏi mạch điện phải căn cứ vào trạng thái của người bị nan để xử lý cho thích hợp: + Người bị nạn chưa mất tri giác: khi người bị tai nạn điện chưa mất tri giác, chỉ bị mê đi chốc lát, còn thở yếu…thì phải đặt người bị nạn ở chỗ thoáng khí, yên tĩnh và cấp tốc đi mời y, bác sỹ ngay, nếu không mời được y, bác sỹ thì phải chuyển ngay người bị nạn đến cơ quan y tế gần nhất. + Người bị nạn mất tri giác: Khi người bị nạn bị mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì phải đặt người bị nạn ở chỗ thoáng khí, yên tĩnh, nới rộng quần áo, thắt lưng, xem có gì trong mồm thì moi ra, cho ngửi ammoniac, nước tiểu, xoa bóp toàn thân cho nóng lên, đồng thời đi mời y bác sỹ ngay. + Người bị nạn đã tắt thở: Nếu người bị tai nạn điện bị tắt thở, tim ngừng đập, toàn thân sinh ra co giật như chết thì phải đưa người bị nạn ra chỗ thoáng khí bằng phẳng , nới rộng quần áo và thắt lưng, moi mồm xem có gì vướng không rồi nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo hoặc hà hơi thổi ngạt cho tới khi có y bác sỹ đến và có ý kiến quyết định mới thôi. Nếu mồm người bị nạn mím chặt thì phải mở mồm bằng cách kéo đẩy hàm dưới dung ngón tay của cả hai bàn tay nắm lấy phía dưới hàm, dùng bốn ngón tay của cả hai bàn tay nắm lấy phía dưới hàm và hai ngón tay cái tỳ xuống và đẩy hàm về phía trước sao cho răng hàm dưới ở ngoài răng hàm trên và mở mồm. Nếu bằng cách đó mà không mở được mồm thì phải dùng miếng nhựa sạch, đuôi thìa đưa vào răng hàm và cậy mồm ra, chú ý tránh làm gãy răng. CÁC THIẾT BỊ TRONG GIAN MÁY. Gian máy là một công trình được xây dựng ngầm trong núi đá có chiều cao 50,5m , rộng 19.5m, dài 260m. Tại đây lắp đặt thiết bị của 8 tổ máy .Song song với gian máy là gian. Biến thế gồm 24 máy biến áp một pha, công suất là 105 MVA, nâng điện áp từ 15.75 kV lên 220 kV. Dòng điện được dẫn ra ngoài bằng đường cáp trong dầu áp lực cao lên trạm phân phối ngoài trời 220/110kV. 1. Sơ đồ nguyên lý , tính năng ứng dụng của các trang thiết bị thuộc máy phát điện, thuộc máy phát kích thích. a. Bố trí máy phát điện thuỷ lực Máy phát điện thuỷ lực được cấu tạo kiểu ổ dù, có một ổ đỡ đặt trên nắp turbin và có một ổ hướng nằm trên giá chữ thập trên. Nằm đồng trục với máy phát chính là máy phát phụ và máy phát điều chỉnh Máy phát đồng bộ thuỷ lực 3 pha trục đứng kiểu CB-1190/215-48-TB4 * Các số liệu kỹ thuật chính của máy phát thuỷ lực : CB-1190/215-48-TB4 + Công suất định mức biểu kiến 266700 kVA + Công suất dịnh mức hữu công 240000kW + Điện áp dây định mức 15.75kV + Dòng điện stator định mức 9780A + Hệ số công suất định mức cosj = 0.9 + Tần số định mức 50 Hz + Tốc độ quay định mức 125v/p + Dòng điện kích thích định mức 1710A + Hiệu suất ở công suất định mức, điện áp định mức và hệ số công suất định mức là :98.3% Máy phát điện thuỷ lực không có trục riêng, ống lót rôtor đợc nối trực tiếp với trục turbin, ở phía trên ống lót rôtor nối với trục phụ trên đó có lắp ống lót của ổ hướng, vành góp và rôtor của máy phát điều chỉnh. Tại vùng trung tâm của đĩa rôtor máy phát chính có lắp rôtor máy phát phụ . máy phát đợc trang bị hệ thống phanh, cứu hoả, các thiết bị kiểm tra nhiệt độ và bảo vệ ổ đỡ, ổ hướng. b. Stato và máy phát chính Vỏ stator làm bằng thép tấm có vành trên và vành dưới, năm tầng vỏ bọc vành dới của stator dùng để đặt vỏ lên các tấm mỏng, cả vành trên dùng để lắp giá chữ thập trên. Giữa các tầng hàn của các gian tăng lực và thanh chống bằng thép góc. Để có thể vận chuyển được dễ dàng stator cấu tạo thành 6 phần, stator được bắt vào móng nhờ 12 tấm móng và gurông móng. Lõi stator được làm bằng tấm thép kỹ thuật dập nguội và phủ bằng lớp sơn cánh điện 2 mặt rồi sấy nóng. Theo chiều cao tấm thép được chia làm 41 đoạn, thanh chống giữa các đoạn này tạo ra các rãnh để không khí làm mát lưu thông, cuộn dây stator làm bằng thanh dẫn lượn sóng 2 lớp, có 3 đầu chính và đầu ra trung tính. Số rãnh Z = 576 rãnh , số cực 2P= 48 cực, bước quấn dây 1-15-25 , số nhánh song song a = 4. c. Rôtor máy phát chính: Gồm đĩa rôtor, thân rôtor có gắn đĩa phanh, các cực có cuộn dây kích từ và cuộn cản, thanh dẫn phụ trên đó có lắp ống góp cho ổ hướng . Thân rôtor là các mảnh dập bằng tấm thép ghép lại và đợc chia thành 12 đoạn theo chiều cao. Các mảnh của thân xếp thành từng lớp và có mối nối đặt lệch nhau một cực so với lớp trước, ở những chỗ ráp nối giữa các mảnh của một mối nối có khe hở để lưu thông không khí còn giữa các đoạn là các rãnh thông gió . Mỗi cực rôtor gồm có phần lõi thép có dạng đặc biệt. Từng cực từ được nối vào thân rôtor bằng hai rãnh mang cá ( hình chữ T ) và các thanh nêm ngược chiều. Cuộn dây rôtor được ép bằng lò xo đặt trong các rãnh trên thân rôtor . Thanh dẫn từ vành góp đến cuộn dây kích thích của máy phát làm bằng thanh đồng bọc cách điện. d. Máy phát phụ ( máy phát kích thích) Máy phát phụ để cung cấp điện cho hê thống kích thích độc lập bằng thyristor của máy phát chính. Thân stator và rôtor làm bằng thép hàn. Thân stator gồm 3 mảnh ghép lại, đĩa rôtor làm liền không tháo rời đợc. Lõi thép stator đợc làm bằng các mảnh thép kỹ thuật. Cuộn dây stator đấu theo hình sao có các mạch trích từng pha để cấp điện cho nhóm chỉnh lưu làm việc của bộ biến đổi bằng thyristor, cách điện của cuộn dây stator máy phát phụ bằng băng meca cấp B e. Máy phát điều chỉnh : Là máy phát có tần số cho bộ điều tốc điện thuỷ lực của turbin và rơle tốc độ, nó là máy pháy đồng bộ 3 pha, có kích thích bằng nam châm vĩnh cửu trên các cực của rôtor . Để từ hoá các nam châm mỗi cực từ có một cuộn dây đặc biệt. Cần phải tiến hành nạp từ điện áp stator thấp dới 110V . Tiến hành nạp từ bằng dòng một chiều 600A . Thời gian nạp không quá 1secto. Trong thời gian làm việc cuộn dây nạp từ phải đợc đấu ngắn mạch. Hiện nay chỉ có tổ máy 3 đến tổ máy 8 còn sử dụng máy phát điều chỉnh còn máy 1 và 2 đã thay thế máy phát điều chỉnh bằng thiết bị đo tốc độ của Hãng SULZER. f. Hệ thống thông gió, làm mát. Để làm mát phần tác dụng của máy phát chính có dùng hệ thống thông gió tuần hoàn làm mát không khí trong các bộ phận làm mát không khí. Rotor máy phát làm việc như một quạt ly tâm tạo nên áp lục gió làm mát cần thiết, làm mát các cực từ Rotor cuộn dây và lõi thép Stator và di vào các bộ làm mát gió bằng nước, khi ra khỏi các bộ phận làm mát khí theo hướng gió khép kín quanh Stator, không khí lạnh chia làm 2 đường quay trở lại rotor. Đường khí phía dưới đi qua mương gió nằm trong mán, đường khí phía trên đi giữa sàn giá chữ Thập trên và tấm ngăn chia không khí phía trên. Các bộ làm mát khí được lắp vào thân stator máy phát chính. g. Hệ thống phanh. Để phanh Rotor khi dừng máy và để nâng Rotor khi sửa chữa, máy phát được trang bị 24 bộ phanh, phanh có van 3 ngả để thay đổi chế độ phanh hoặc kích máy. h. Kiểm tra nhiệt độ Máy phát điện đuợc kiểm tra nhiệt độ nhờ các bộ Sensor biến đổi nhiệt điện trở và nhiệt áp kế. Để đo nhiệt độ Stator máy phát chính, trong các rãnh giữa các thanh dẫn ở một trong các nhánh song song của cả ba pha có lắp các bộ biến đổi nhiệt điện trở. Để đo nhiệt độ lõi thép Stator máy phát chính, trên đáy các rãnh có lắp các nhiệt kế điện trở. Để kiểm tra nhiệt độ các segment ổ đỡ và ổ hướng dầu nóng lạnh trong các thùng dầu, không khí nóng và lạnh người ta lắp các nhiệt kế điện trở và nhiệt áp kế phát tín hiệu. Hệ thống cứu hoả. Máy phát thuỷ lực được trang bị hệ thống cứu hoả bằng nước phun. Hệ thống cứu hoả máy phát chính gồm có 2 đướng ống nằm vòng quanh đầu trên và đầu dưới cuộn dây Stator. Trên mỗi ống góp có khoét nhiều lỗ để phân nước Máy phát phụ có một ống cứu hoả nằm quanh đầu trên cuộn dây Stator. 2. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của hệ thống kích từ. Các máy phát thuỷ lực của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được trang bị hệ thống kích thích thiristor độc lập kiểu CTH-500-2000-3-5T4. mà trong nó được trang bị đồng bộ các thiết bị kỹ thuật điện và chúng thực hiện chức năng điều chỉnh dòng điện Rotor và điện áp của máy phát thỷ lực theo nguyên tắc điều chỉnh đã được xác định ở chế độ làm việc bình thường và chế độ sự cố. Hệ thống kích thích của máy phát thuỷ lực đảm bảo các chế độ làm việc sau đây: Kích thích ban đầu. Không tải. Khởi động tự động đóng vào lưới bằng phương pháp hoà đồng bộ chính xác. Làm việc ở hệ thống năng lượng có phụ tải trong các giới hạn của biểu đồ phân bổ công suất của máy phát quá tải cho phép với máy phát thuỷ lực. Cường hành kích thích với một bội số cho trước theo trước theo điện áp và dòng điện khi có hư hỏng trong hệ thống năng lượng, gây nên giảm điện áp trên thanh cái của trạm. Dập từ cho máy phát điện ở các chế độ dừng sự cố và dừng bính thường tổ máy. Các số liệu kỹ thuật chính của hệ thống kích thích máy phát điện thuỷ lực. Công suất định mức : 1000 kVA Điện áp định mức: 500 V Dòng điện định mức: 2000 A Công suất cường hành : 1530 kVA Dòng điện ở chế độ cường hành : 3420 A Bội số cường hành theo điện áp : 3,5 Điện áp định mức cung cấp cho mạch tự dùng 1 chiều: 220 V Tần số : 50Hz. Cấu tạo và sự làm việc của hệ thống kích thích máy phát điện thuỷ lực. Việc kích thích cho máy phát điện thuỷ lực được thực hiện theo sơ đồ kích thích thyristor độc lập bằng việc cung cấp cho các cuộn dây kích thích từ thanh cái Stator của máy phát phụ qua bộ biến đổi UG1 và UG2 mà chúng được đấu song song ở phía dòng 1 chiều. Bộ biến đổi UG1 – là một nhóm làm việc của các thiristor được cung cấp từ các nhánh Stator của máy phát điện và nó đảm bảo ở các chế độ làm việc lâu dài phần cơ bản của dòng điện kích thích. Còn bộ biến đổi UG2 – là nhóm cường hành của các thiristor, mang phần không đáng kể (20%) dòng điện kích thích. Máy phát điện phụ có hệ thống tự động tự kích thích và được bố trí trên cùng một trục với máy phát điện chính. Vì vậy điện áp anod cung cấp cho các bộ biến đổi thiristor trong các nhóm làm việc và cường hành của máy phát điện chính không phụ thuộc vào điện áp Stator của máy phát điện và hệ thống kích thích như vậy được gọi là độc lập. Việc dập từ cho máy phát điện được thực hiện bằng việc chuyển các bộ phận biến đổi sang chế độ đảo, khi đó các sung điều khiển được loại khỏi nhóm làm việc và chế độ đảo thực hiện thông qua nhóm cường hành. Việc cung cấp cho bộ điều chỉnh kích thích khi hệ thống kích thích làm việc được lấy từ máy biến áp tự dùng TE2 có công suất định mức 7,5 KVA, việc cung cấp cho hệ thống làm mát bằng nước cất được lấy từ hệ thống nước cất chưng của nhà máy trong đó là một bình chưng cất bằng điện và bể chứa. Nước cất được cung cấp bằng vòng tuần hoàn kín như sau: bơm-các bộ trao đổi nhiệt, các bộ lọc – các bộ biến đổi thiristor, việc đưa vào từ bộ troa đổi nhiệt được thực hiện bằng các ống nhờ các đầu nối bằng mặt bích. Cách điện của bộ biến đổi với bộ trao đổi nhiệt được đảm bảo bằng các ống cách điẹn đặt ở đường làm mát bên trong các bộ biến đổi thiristor. Sự tuần hoàn của nước cất được đảm bảo bằng các bơm nước ly tâm có công suất 20 m3/h, cột nước 53m. 3. Hệ thống điều khiển, đo lường và bảo vệ chính của máy phát. Máy phát có các bảo vệ chính sau: Bảo vệ so lệch dọc. Bảo vệ chống ngắn mạch ngoài không đối xứng và quá tải không đối xứng. Bảo vệ chống ngắn mạch ngoài đối xứng. Bảo vệ chống quá điện áp. Bảo vệ chống quá tải đối xứng. Bảo vệ chống chạm đất cuộn dây Stator máy phát. Ú Bảo vệ so lệch: Dùng làm bảo vệ cho máy phát chống ngắn mạch nhiều pha trong cuộn dây Stator và ở các đầu ra của máy. Bảo vệ này là một trong số các bảo vệ chính của máy phát và không tác động khi có ngắn mạch ngoài. Vùng tác động của bảo vệ. Từ các máy biến dòng đặt ở đầu ra trung tính đến các máy biến dòng đặt tại các đầu ra máy phát. Bảo vệ làm việc không có thời gian day trì tác động đi cắt máy cắt 15,75KV, dập từ máy phát, dừng máy, khởi động cứu hoả máy phát. Ú Bảo vệ chống ngắn mạch ngoài không đối xứng và quá tải không đối xứng Chúng được dùng làm bảo vệ cho máy phát chính chống ngắn mạch ngoài không đỗi xứng và các chế độ phụ tải không đối xứng, cũng như đảm bảo cho làm dự phòng cho các bảo vệ của các phần tử có liên quan của lưới điện khi xảy ra ngắn mạch không đối xứng. Bảo vệ được đấu vào máy biến dòng đặt ở đầu ra trung tính máy phát. Bảo vệ này có 3 cấp tác động theo dòng điện thứ tự nghịch. Cấp I của bảo vệlàm việc khi có quá tải không đối xứng và tác động khi phát tín hiệu báo trước có thời gian day trì. Cấp II của bảo vệ làm việc khi phát sinh ngắn mạch không đối xứng với 2 cấp thời gian day trì. Cấp III của bảo vệ làm việc khi xảy ra ngắn mạch không đối xứng bên trong máy biến áp lực. Ú Bảo vệ chống ngắn mạch ngoài đối xứng. Bảo vệ này được dùng làm bảo vệ cho máy phát chống quá dòng khi có ngắn mạch ngoài đối xứng và bảo đảm dự phòng bảo vệ cho các phần tử có liên quan của lưới điện nếu xảy ra ngắn mạch 3 pha. Bảo vệ được đấu vào máy biến dòng đặt ở đầu ra trung tính máy phát vá máy biến điện áp đặt ở đầu ra chính của máy phát. Ú Bảo vệ chống quá điện áp Stator máy phát chính. Bảo vệ có 1 cấp tác động nó được thực hiện dưới dạng bảo vệ điện áp cực đại, bảo vệ được đấu vào mạch điện áp của máy biến điện áp đặt ở đầu ra máy phát. Ú Bảo vệ chống quá tải đối xứng. Để tránh quá tải đối xứng người ta dùng bảo vệ dòng điện cực đại sử dụng dòng điện 1 pha. Bảo vệ được đấu vào máy biến dòng đặt ở đầu ra trung tính của máy phát. Ú Bảo vệ chống cham đất cuộn dây Stator. Để bảo vệ cuộn dây Stator máy phát người ta dùng bảo vệ chống chạm đất 93 – 11. Bảo vệ này được dùng trong các máy phát có công suất lớn mà ở trung tính cuộn dây Stator của nó có đặt máy biến áp 1 pha. Bảo vệ được dấu vào máy biến áp đặt tại đầu ra chính máy phát qua khối thử nghiệm SG-A. Mạch điện bảo vệ chống chạm đất phía 15,75 KV. 4. Sơ đồ nguyên lý và đặc tính kỹ thuật chính của máy biến áp tăng áp 15,75/220KV, máy cắt, các biến điện áp đo lường đầu cực máy phát. ÚMáy biến áp tăng áp 15,75/220KV Các máy biến áp của sơ đồ khối máy phát biến áp là các máy biến áp một pha, 2 cuộn dây kieu OCS – 105000/220-85-TB-B. Các thống số kỹ thuật chính: Công suất định mức 105000 KVA Công suất định mức nhóm 3 máy315000 KVA Điện áp định mức cao áp 230 KV. Điện áp định mức phía hạ 15,75 KV Dòng điện định mức cao áp 751,5 A Dòng điện định mức hạ thế 666A Sơ đồ và nhóm dây của máy biến áp I/I-0 Sơ đồ tổ đấu dây Y/D -11 Các biến áp khối có hệ thống làm mát dầu và nước theo kiểu tuần hoàn cưỡng bức. Hệ thống làm mát gồm các bộ phận sau: Các bộ phận làm mát dầu (làm nhiệm vụ trao đổi nhiệt) Bơm điện (để bơm dầu) Các bộ lọc hút ẩm (để khôi phục phần nào t/c của dầu) Lưới lọc (để lọc cơ khí dầu) Đồng hồ kiểm tra đo lường. Các van 1 chiều (không cho dầu chảy ngược) Các van dầu và nước. Ống dẫn dầu Dầu nóng của máy biến áp từ lớp trên đi vào đầu hút của bơm, được bơm qua van 1 chiều và các bộ làm mát dầu, ở đây dầu bao quanh các giàn ống (trong đó có nước tuần hoàn được làm nguội đi qua lưới lọc vào tầng dưới của máy biến áp, một phần dầu đi qua bộ lọc hút ẩm thường xuyên ở trạng thái làm việc. Nhóm biến áp 3 pha có 4 bộ làm mat dầu: mỗi pha có một bộ làm mát làm việc và một bộ dừ phòng chung cho cả 3 pha. Sơ đồ cho phép thay thế bộ làm mát làm việc của bất kỳ pha nào bằng bộ làm mát dự phòng. Mỗi bộ làm mát làm việc có 2 bơm dầu 1 bơm làm viẹc và 1 bơm dự phòng. Nguồn của 2 bơm được lấy từ 2 tủ, 2 tủ này luôn luôn làm việc riêng biệt ở mạch lực có 2 Aptomat phân đoạn đầu nối tiếp, các aptomat này luôn ở trnạg thái cắt chí đóng aptomat phân đoạn khi bị hỏng 1 trong 2 tủ cấp nguồn trước đó phải cắt tủ bị hỏng. *, Các máy cắt đầu cực máy phát. Máy cắt đầu cực có nhiệm vụ chính là cắt ngắn mạch bảo vệ an toàn cho máy phát. Ngoài ra còn có nhiẹm vụ đóng cắt để hoà tổ máy vào hệ thống. Hiện nay ở nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, từ tổ máy 1-4 được trạng bị máy cắt SF6 hiện đại còn các tổ máy còn lại vẫn sử dụng máy cắt khôg khí của Nga sản xuất. Máy cắt đầu cực dùng không khí, 3cực kiểu BBG-20, loại nhiệt đới hoá được dùng cho các mạch xoay chiều 3 pha tần số 50Hz, điện áp tới 20 KV, nhiệt dộ không khí môi trường không qua 45 0C nơi đặt máy cắt phải được bảo vệ chống nước, dầu….ở độ cao không qua 100m so với mặt nước biển. Các thông số kỹ thuật chính như sau: Điện áp định mức 20 KV Dòng điện định mức 11200A Dòng cắt định mức 160KA Thời gian cắt (đến thời điểm dập hồ quang ở tiếp điểm phụ) £ 0,168s Dòng ổn định nhiệt tới hạn 160 KA Thời gian dòng điện đi qua bằng dòng ổn định nhiệt 4s áp lực dư định mức của khí nén trong bình khí máy cắt 20Kg/cm2. Giới hạn áp lực dư ban đầu của khí nén 19¸21kg/cm2 Máy cắt là một tổ hợp gồm 3 cực riêng và một tủ phân phối, chung nói với nhau bằng hệ thống dẫn khí. Giữa các cực của máy cắt không có sự liên hệ với nhau về cơ. Việc điều khiển máy cắt 3 cực này được thực hiện bằng cách nối song song các nam châm điện điều khiển. Mỗi cực đều có các nam châm điện tác động nhanh đóng-cắt. Việc điều khiển máy cắt hoặc tự động hoặc từ xa cũng được thực hiện bằng các nam châm này còn các cơ cấu khac hoạt động nhờ khí nén. Tủ phân phối là loại dùng khí nén nối 3 cực vào một bộ máy. Tổ máy 1¸4 được trang bị máy cắt khí SF6 của hãng ABB loại HEK-3. áp lực khí nén SF6 là 6,8at, truyền động của máy cắt thực hiện bằng không khí nén áp lực 8¸10,5at. Ú Máy biến điện áp đầu cực máy phát. Máy biến điện áp dùng để biến đổi điện áp từ trị số lớn xuống trị số thích hợp (100/V) để cung cấp cho các dụng cụ đo lường, rơle và tự động hoá. Như vậy các dụng cụ thứ cấp được tách khỏi mạng điện cao áp nên rất an toàn cho nguời.Cũng vì an toàn, một trong những đầu ra của cuộn dây thứ cấp phải được nối đất.Các dụng cụ phía thứ cấp của BU có điện trở rất lớn ,nên có thể coi BU làm việc ở chế độ không tải. Đầu cực máy phát có 2 biến điện áp Y0/Y0/D Đây là loại biến điện áp dầu 3 pha 5 trụ, nó gồm 1 mạch từ 5 trụ(trong đó có 3 trụ có dây quấn để cho từ thông thứ tự không chạy qua ) và hai cuộn dây thứ cấp nối hình sao và hình tam giác hở. Cuộn dây nối hình sao cung cấp cho các dụng cụ đo lường, rơle và kiểm tra cách điện.Cuộn dây nối tam giác hở nối với rơle điện áp để cho tín hiệu khi 1 điêm chạm đất trong luới cao áp. Bình thường Ua1x1=Ua+U6+Uc=0. Khi 1 điểm chạm đất trong lưới cao áp, điệnáp Ua1x1=3Uc, trong đó Uclà điên áp thứ tự không, do đó rơle tác động báo tín hiệu chạm đất. Bởi vì máy phát co rất nhiều loại bảo vệ, có nhiều điểm đo lường nên phải sử dụng 2 biến điện áp giống nhau (vì số đầu ra của 1 biến điên áp là có hạn). HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG CỦA NHÀ MÁY. Tự dùng của nhà máy từ trạm phân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cóa thực tập nhận thức tại nhà máy thủy điện Hòa Bình.doc