Báo cáo Thực tập ở Bộ Kế hoạch và đầu tư - Cục đầu tư nước ngoài

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ & CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI. 3

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ. 4

1.1. Quá trình hình thành 4

1.2 Sự phát triển của Bộ Kế hoạch và đầu tư qua các thời kỳ. 4

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI – BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ. 7

2.1 Vị trí và chức năng 7

2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 7

2.2.1. Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế 9

2.2.2 Về tiếp nhận, xử lý và cấp phép đối với các dự án đầu tư 9

2.2.3 Về quản lý nhà nước các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và các dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài sau khi được cấp Giấy phép đầu tư 10

2.3. Cơ cấu tổ chức của Cục đầu tư nước ngoài. 11

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA CỤC NĂM 2009 12

1.1. Đặc điểm tình hình chung của năm 2009. 12

1.1.1 Thuận lợi. 13

1.1.2. Khó khăn. 14

1.2. Kết quả thực hiện công tác quản lý của Cục năm 2009. 15

1.2.1 Công tác xây dựng luật pháp, chính sách. 15

1.2.2. Công tác tổ chức và công tác nội bộ 17

1.2.3. Về công tác tài chính, quản trị. 20

1.2.4. Về công tác hành chính, văn thư. 21

II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NĂM 2009. 21

2.1. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài. 22

2.2. Công tác Xúc tiến đầu tư (XTĐT) 23

2.3. Công tác hợp tác quốc tế. 27

III. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG NĂM 2009 30

3.1. Những tồn tại 30

3.2. Nguyên nhân của những tồn tại 32

CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CHÍNH TRONG NHỮNG NĂM TỚI CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 33

I. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRONG NĂM 2010. 33

1.1. Tiếp tục tập trung cho việc giải ngân vốn ĐTNN. 33

1.2. Về luật pháp, chính sách. 34

1.3. Về quản lý nhà nước. 34

1.4. Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế. 35

1.5. Về công tác nội bộ. 35

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2010 CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI. 36

KẾT LUẬN 37

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2587 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập ở Bộ Kế hoạch và đầu tư - Cục đầu tư nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCCB, năm 2009 Cục ĐTNN đã và đang tiếp tục kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp Cục và các đơn vị thuộc Cục. 1.1.2. Khó khăn. Năm 2009, cơn bão khủng khoảng tài chính thế giới đang đẩy nền kinh tế Việt Nam tới nhiều thách thức khó lường, mặc dù kết quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ĐTNN là khả quan, song thực tế cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức; cụ thể là: ▪ Thách thức lớn nhất với kinh tế Việt Nam năm 2009 là đối mặt với những tình huống tiềm ẩn khó lường của cơn bão khủng khoảng tài chính thế giới, các dư chấn của nó tiếp tục gây ra các tác động xấu đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam: thương mại, tài chính ngân hàng, đầu tư nước ngoài... Về thương mại, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, các thị trường quan trọng như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu sức mua không còn như những năm trước. Hàng hoá Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt hơn với hàng hoá cùng loại của các nước Châu Á. Thị trường tài chính, ngân hàng có nhiều biến động khó lường về tỷ giá và lãi suất ngoại tệ trong đó đáng lưu ý là tỷ giá. Thị trường chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn, luồng tiền đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán đó suy giảm... Việc huy động các nguồn vốn cho nền kinh tế cũng không thuận lợi như trước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chững lại, dòng kiều hối không dồi dào như những năm trước... ▪ Một số lĩnh vực đầu tư có điều kiện chậm được hướng dẫn cụ thể đã gây lúng túng cho cơ quan quản lý đầu tư ở các địa phương cũng như cho nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư. Nhiều vấn đề hiện nay như đầu tư gián tiếp, trình tự, thủ tục mở chi nhánh, thanh lý, giải thể; chế độ báo cáo thống kê... chưa được hướng dẫn đầy đủ, hoặc chưa được sửa đổi phù hợp cũng làm giảm tiến độ tiếp nhận, triển khai dự án. ▪ Việc huy động các tiềm năng vào phát triển kinh tế những năm qua, không có một chiến lược ổn định và thống nhất; các nguồn lợi khoáng sản khai thác không theo một chiến lược dài hạn, nhiều khoáng sản ở nhiều địa phương như sắt, thiếc, vàng, ti tan, than đá, đá trắng, cát... đó bị khai thác không hiệu quả, thậm chớ cũng bị khai thác trộm, gây thất thoát lớn cho ngân sách quốc gia... Đặc biệt việc khai thác tiềm năng con người, tiềm năng lao động nhìn chung vẫn chưa hiệu quả. Lao động trẻ là thế mạnh của Việt Nam, nhưng đa số lại không được đào tạo, không có trình độ tay nghề khiến cho họ không tìm được việc làm, tình trạng này càng nặng nề thêm khi nền kinh tế suy giảm việc làm trong xã hội đang ít đi. Thách thức này không chỉ là thách thức của năm 2009 mà cũng là thách thức lâu dài. ▪ Việc phân cấp cho chính quyền các địa phương quản lý toàn diện hoạt động ĐTNN đã thể hiện tác động tích cực góp phần vào kết quả thu hút ĐTNN nhưng do chưa có chế tài về chế độ báo cáo thống kê, quy chế phối hợp trong công tác quản lý ĐTNN chưa được ban hành… nên đã gây trở ngại lớn cho công tác tổng hợp tình hình, thống kê kết quả ĐTNN trong phạm vi cả nước. Mặt khác, thời gian phân cấp vừa qua đã bộc lộ rõ sự hạn chế về năng lực cũng như trình độ quản lý của cán bộ làm công tác quản lý nói chung và công tác quản lý đầu tư nước ngoài nói riêng tại các địa phương. 1.2. Kết quả thực hiện công tác quản lý của Cục năm 2009. Đến nay, theo kết quả đánh giá tổng hợp từ các đơn vị thuộc Cục, Chương trình công tác của Cục ĐTNN năm 2009 về cơ bản đã hoàn thành; một số đề án lớn đang trong giai đoạn triển khai đều đã được điều chỉnh về nội dung, tiến độ và đang được khẩn trương thực hiện để hoàn thành trong Quý I năm 2010. 1.2.1 Công tác xây dựng luật pháp, chính sách. Trong năm 2009, Cục ĐTNN đã tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tạo chuyển biến cơ bản trong công tác ĐTNN, trong đó tập trung vào việc: đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch; đẩy mạnh công tác xây dựng chính sách hướng vào mục tiêu tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các dự án đang hoạt động; nâng cao hiệu quả quản l‏ý Nhà nước và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư; cụ thể là: - Chủ trì xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/2009/NQ-CP ngày 7/4/2009 về giải pháp thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Hiện nay Cục ĐTNN đang tổng hợp tình hình thực hiện Nghị quyết số 13/2009/NQ-CP của các Bộ, ngành, địa phương trên cả nước. - Chủ trì dự thảo đề án thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, ngày 20/2/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 236/QĐ-TTg phê duyệt đề án thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. - Tiếp tục triển khai thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn III, dự kiến giữa tháng 1/2010 sẽ tổ chức họp đánh giá giữa kỳ. - Tiếp tục chủ trì Tổ chuyên gia liên bộ làm việc với Nhóm Sản xuất và Phân phối (M&D) thực hiện rà soát và kiến nghị xử lý các vấn đề vướng mắc trong hoạt động ĐTNN. - Báo cáo Bộ Chính trị về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và một số giải pháp cho những năm tiếp theo. - Chủ trì xây dựng Quy chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong quản lý ĐTNN. - Chủ trì xây dựng báo cáo Thủ Tướng về tình hình ĐTNN vào VN sau 20 năm thực hiện Luật ĐTNN và 2 năm gia nhập WTO. - Chủ trì xây dựng đề án về quyền sở hữu của người nước ngoài đối với tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ. - Đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan đến ĐTNN và chủ trỡ, phối hợp với cỏc đơn vị khác trong việc xây dựng cơ chế, chính sách và văn bản pháp luật về ĐTNN; làm đầu mối tham gia góp ý các văn bản pháp luật của các đơn vị khác khi có yêu cầu. 1.2.2. Công tác tổ chức và công tác nội bộ 1.2.2.1. Công tác tổ chức Theo Quyết định số 521/QĐ-BKH ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Đầu tư nước ngoài, cơ cấu tổ chức của Cục gồm: - Phòng Tổng hợp và Thông tin; - Phòng Chính sách; - Phòng Đầu tư nước ngoài; - Phòng Đầu tư ra nước ngoài. - Phòng Xúc tiến đầu tư; - Văn phòng; - Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc; - Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung; - Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam. Theo Quyết định 558/QĐ-BKH ngày 28/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chỉ tiêu biên chế hành chính năm 2009 cho các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ, Cục Đầu tư nước ngoài được giao 46 chỉ tiêu biên chế và 05 chỉ tiêu biên chế để thực hiện chế độ công chức dự bị. Theo Quyết định 616/QĐ-BKH ngày 13/05/2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng cho các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ năm 2009, các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Đầu tư nước ngoài được giao 55 chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cụ thể: - Trung tâm XTĐT phía Bắc: được giao 17 chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong đó có 12 biên chế và 05 lao động hợp đồng. - Trung tâm XTĐT miền Trung: được giao 15 chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong đó có 10 biên chế và 05 lao động hợp đồng. - Trung tâm XTĐT phía Nam: được giao 23 chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong đó có 13 biên chế và 10 lao động hợp đồng. Như vậy, định biên của Cục Đầu tư nước ngoài (bao gồm cả 03 Trung tâm) là 106 chỉ tiêu. Tính đến nay, tổng số cán bộ, công chức, viên chức và hợp đồng hưởng lương ngân sách và hợp đồng không hưởng lương ngân sách thuộc Cục là 99 người, trong đó, lao động trong chỉ tiêu là 91 người, lao động ngoài chỉ tiêu là 08 người. Trong năm 2009, sự phối hợp công tác giữa Lãnh đạo chính quyền với Ban chấp hành Đảng bộ, Ban chấp hành công đoàn và Đoàn thanh niên của Cục thực hiện tốt. Nhìn chung, cán bộ, công chức trong Cục luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, ngoại ngữ… Đoàn viên thanh niên trong Cục có nguyên vọng tha thiết phấn đấu vào đảng. Trong năm 2009, trong Cục chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm pháp luật Nhà nước. Tình hình thực hiện Quyết định số 676/QĐ-BKH. Năm 2009 là năm thứ 3 Cục ĐTNN thực hiện phân cấp quản lý cán bộ, công chức theo Quyết định số 676/QĐ-BKH ngày 25/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trước đây là Quyết định 452/QĐ-BKH ngày 11/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phân cấp và quản lý cán bộ, công chức, viên chức hành chính sự nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Theo đó, Cục trưởng Cục ĐTNN được phân cấp chịu trách nhiệm toàn diện về nhân sự đối với công chức, viên chức thuộc đơn vị; quyết định đối với các chức danh lãnh đạo: Phó trưởng Phòng và tương đương thuộc cơ quan Cục và Phó Giám đốc Trung tâm trở xuống của các Trung tâm thuộc Cục. Nhìn chung được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Vụ Tổ chức cán bộ, Cục đã thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Cục theo Quyết định số 676/QĐ-BKH; chưa phát hiện có sai sót lớn trong quá trình thực hiện. Việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Cục đặc biệt là về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý; nâng lương… đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Cục trong việc chủ động bố trí cán bộ và giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức của Cục nhằm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 1.2.2.2. Về công tác tổ chức cán bộ. a. Trong năm 2009, Cục ĐTNN đã hoàn thành công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của Cục ĐTNN; thực hiện các thủ tục liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cho các Phòng thuộc Cục (ĐTNN, ĐTRNN, XTĐT, CS, VP), Trung tâm XTĐT phía Bắc, Trung tâm XTĐT phía Nam; làm thủ tục ký, chấm dứt hợp đồng lao động cho các cán bộ hợp đồng. Tuy nhiên, trong năm 2009 do cơ cấu tổ chức có nhiều biến động, lại thiếu cán bộ trong công tác tổ chức nhân sự nên Cục ĐTNN chưa hoàn thành việc xây dựng trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt dự thảo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Cục; sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Cục cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mới; b. Trong năm 2009, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Cục xây dựng các Đề án về tổ chức như sau: - Đề án về nhân sự của Cục Đầu tư nước ngoài. Đề án đã được Đảng ủy, Lãnh đạo Cục phê duyệt và gửi Lãnh đạo Bộ. - Đề án bố trí, sắp xếp cán bộ của Cục ĐTNN theo chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới. c. Trong năm 2009, Cục ĐTNN đã xử lý các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách cho người lao động theo đúng quy định hiện hành; cụ thể là: - Nâng lương theo kỳ hạn đối với các trường hợp cán bộ, công chức và hợp đồng của Cục theo đúng quy định hiện hành. - Làm thủ tục lên lương theo định kỳ cho cán bộ công chức thuộc Cục. - Làm thủ tục nghỉ hưu theo chế độ cho các cán bộ, công chức thuộc Cục. d. Cục ĐTNN hiện chỉ quản lý hồ sơ bảo hiểm của cán bộ, công chức của Cục. Đối với hồ sơ cán bộ, Cục chỉ lưu trữ một số loại hồ sơ sau đây: Hồ sơ bảo hiểm của cán bộ, công chức của Cục; Các quyết định tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, bổ nhiệm; Các quyết định nâng lương; Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động xác dịnh thời hạn; Các quyết định thuyên chuyển, điều động cán bộ trong nội bộ Cục; Hồ sơ góp ý dự án đầu tư nước ngoài; Hồ sơ góp ý dự án đầu tư ra nước ngoài; 1.2.3. Về công tác tài chính, quản trị. ▪ Cục ĐTNN là đơn vị quản lý, ba Trung tâm trực thuộc là đơn vị sự nghiệp có thu, nhưng trên thực tế nguồn thu chưa đáng kể. Năm 2009, Cục tiếp tục được Bộ giao Dự toán ngân sách theo định mức chung của Bộ tài chính. Việc chi ngân sách của Cục thực hiện theo quy định, định mức của Bộ Tài chính và được giám sát bởi Kho bạc nhà nước và đơn vị dự toán cấp trên. Cục là đơn vị dự toán cấp II nên Dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được đơn vị dự toán cấp I giao theo định mức của Bộ Tài chính dùng để chi các khoản như: thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm, sửa chữa nhỏ và chi khác. Tất cả các khoản thanh toán này đều được áp dụng theo định mức, tiêu chuẩn, theo quy định hiện hành trên tinh thần tiết kiệm. Trong năm 2009, công tác tài chính của Cục nặng hơn do phải tiếp nhận quản lý nguồn kinh phí theo Chương trình XTĐT quốc gia. Đối với kinh phí chi thường xuyên năm 2009 và kinh phí XTĐT của Bộ, Cục ĐTNN được Bộ cấp đủ và đã phân bổ cho các đơn vị theo nguyên tắc: trước hết bảo đảm đủ cho các khoản chi bắt buộc, gồm chi thanh toán cá nhân và các khoản chi bắt buộc khác như tiền thuê nhà và tiền sửa chữa nhà của Trung tâm miền Trung, tiền mua sắm tài sản được duyệt; số còn lại chia bình quân theo đầu người của từng đơn vị để chi cho chuyên môn nghiệp vụ và chi khác. ▪ Năm 2009 là năm đánh dấu sự cố gắng lớn của Cục ĐTNN trong việc quản lý tài sản và tăng cường cải tạo cơ sở vật chất của Cục ĐTNN. Được sự nhất trí cao của Đảng ủy, Lãnh đạo Cục và đơn vị trong Cục, trong năm 2009, Cục tiếp tục bổ sung các trang thiết bị làm việc cho các các Phòng và Trung tâm trực thuộc Cục đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của công tác chuyên môn. Hiện nay Cục đang quản lý và sử dụng 06 ô tô (trong đó Cục trực tiếp quản lý 02 ô tô; 04 ô tô giao cho các Trung tâm thuộc Cục quản lý và sử dụng), dùng để phục vụ các chuyến công tác của đơn vị. Việc sử dụng xe hợp lý, bảo đảm an toàn, đúng quy định của Nhà nước. Các tài sản thiết bị làm việc khác được giao cho các Trung tâm và các Phòng của Cục. 1.2.4. Về công tác hành chính, văn thư. Trong năm 2009 (chưa kể các trung tâm trực thuộc Cục), Cục ĐTNN đã nhận khoảng 4.700 công văn đến, trong đó Cục tiếp nhận trực tiếp 500 công văn, số còn lại tiếp nhận từ Văn phòng Bộ. Số liệu này chưa bao gồm các văn thư của các đơn vị trong Bộ gửi đến đề nghị xử lý và xin ý kiến. Cục ĐTNN đã xử lý trả lời trên 1.000 công văn đi.Việc quản lý hồ sơ bảo hiểm, hồ sơ cán bộ gặp rất nhiều khó khăn do thiếu phòng lưu trữ; cán bộ làm công tác cán bộ và lưu trữ hồ sơ đều kiêm nhiệm thêm các công tác hành chính, văn thư. II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NĂM 2009. 2.1. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài. Trong năm 2009, mặc dù chức năng, nhiệm vụ của Cục có những biến động nhất định nhưng tập thể Đảng ủy, Lãnh đạo và cán bộ công chức của Cục ĐTNN đã nỗ lực cố gắng, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt chương trình công tác năm 2009 liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với ĐTNN: ▪ Cục ĐTNN đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng trong Bộ tổ chức 02 đoàn kiểm tra về việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại 02 địa phương lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện ra nhiều bất cập về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đã có văn bản chấn chỉnh đến các địa phương. ▪ Cục ĐTNN đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức nhiều đoàn công tác thúc đẩy giải ngân nguồn vốn FDI tới các địa phương nhằm kịp thời nắm bắt tình hình đầu tư, tình hình thực hiện phân cấp, mục tiêu thu hút, thực hiện ĐTNN 2009 và tổng hợp các giải pháp thực hiện mục tiêu. Kết quả của những đoàn công tác nói trên đã góp phần quan trọng trong việc kịp thời nắm bắt tình hình cấp phép và triển khai thực hiện các dự án ĐTNN của các địa phương để kịp thời tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong công tác chỉ đạo, điều hành. ▪ Cục đã chủ trì tổ chức và tham gia các đoàn kiểm tra chuyên ngành trong các lĩnh vực quản lý đầu tư nước ngoài; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, cấp và thực hiện giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản; kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp trồng rừng... Bên cạnh đó, Cục cũng chủ trì kiểm tra giải quyết vướng mắc ở một số địa bàn, dự án trọng điểm... ▪ Tích cực tham gia góp ý kiến về hồ sơ dự án và xử các vướng mắc, kiến nghị của các địa phương và doanh nghiệp. Năm 2009, Cục đã tiếp nhận trên 1.200 công văn của các địa phương xin ý kiến về dự án đầu tư nước ngoài. Cục đã phát hành khoảng 950 văn bản góp ý dự án và hướng dẫn thủ tục đầu tư, trong đó, riêng đối với các văn bản đóng dấu Cục là khoảng trên 300 công văn. Nhìn chung, việc xử lý vướng mắc, kiến nghị của Cục được thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công, đáp ứng các yêu cầu về thời gian xử lý văn bản theo quy định của Bộ. ▪ Tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa” đối với đầu tư ra nước ngoài trong các khâu từ tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm tra, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, trả kết quả cho nhà đầu tư. Trong năm 2009, trung bình mỗi tháng Bộ phận “một cửa” tiếp khoảng 5-7 trường hợp nhà đầu tư đến liên hệ để nhờ hướng dẫn, giải đáp về thủ tục đầu tư và xây dựng hồ sơ dự án. Cục ĐTNN trực tiếp hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho nhà đầu tư. Nhìn chung, mọi nhà đầu tư đến liên hệ công tác tại Bộ phận “một cửa” đều được hướng dẫn tận tình về mọi vấn đề liên quan đề thủ tục đầu tư và chuẩn bị hồ sơ dự án. ▪ Trong năm 2009, Cục ĐTNN đã làm thủ tục cấp phép cho 81 dự án do các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký (kể cả cấp mới và tăng vốn) trên 1,79 tỷ USD. ▪ Đối với các dự án ĐTNN vào Việt Nam, trong năm 2009, Cục ĐTNN đã trực tiếp tham gia thẩm tra và làm thủ tục cấp phép cho 4 dự án trong lĩnh vực dầu khí với số vốn đăng ký là 395,5 triệu USD. Ngoài ra, Cục ĐTNN cũng đã tiếp nhận hồ sơ do các địa phương gửi đến xin ý kiến (chủ yếu là các dự án đầu tư có điều kiện, các dự án có quy mô lớn...) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cục đã chuyển Vụ TĐGSĐT làm đầu mối xử lý và tham gia vào quá trình góp ý đối với các dự án nêu trên. 2.2. Công tác Xúc tiến đầu tư (XTĐT) Trong những năm gần đây, xúc tiến đầu tư đã trở thành một trong những hoạt động quan trọng của Cục Đầu tư nước ngoài, chiếm một khối lượng công việc lớn của Cục. Đến nay, Cục Đầu tư nước ngoài là đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư trên phạm vi cả nước. Trong năm 2009, Cục đã hoàn thành kế hoạch XTĐT được Lãnh đạo Bộ giao, cụ thể như sau: a. Chủ trì xây dựng và triển khai Chương trình XTĐT quốc gia và Chương trình XTĐT của Bộ hàng năm. Từ năm 2008, Cục ĐTNN được giao chủ trì xây dựng kế hoạch XTĐT quốc gia hàng năm. Cục ĐTNN đã làm đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành địa phương để xây dựng, tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt chương trình XTĐT quốc gia, đồng thời theo dõi việc triển khai thực hiện Chương trình; kiến nghị những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai, điều chỉnh các họat động, đề xuất giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của chương trình. Bên cạnh Chương trình XTĐT quốc gia, Cục ĐTNN là đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Chương trình XTĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kịp thời tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ điều chỉnh Chương trình XTĐT năm 2009 cho phù hợp với tình hình thực tế. Đến nay, toàn bộ chương trình XTĐT năm 2009 về cơ bản đã hoàn thành, các hoạt động không kịp triển khai đã kịp thời điều chỉnh về nội dung và tiến độ. b. Làm đầu mối tiếp xúc và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. - Cục đã tiếp hàng trăm đoàn doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam; hướng dẫn các nhà đầu tư về thông tin, chính sách, môi trường đầu tư tại Việt Nam, thu xếp, hỗ trợ các nhà đầu tư tiếp xúc với các bộ, ngành, địa phương để được hướng dẫn chi tiết về kế hoạch đầu tư và hỗ trợ các nhà địa phương trong việc tìm kiếm, tiếp xúc với các nhà đầu tư. - Là đầu mối tiếp xúc với các đại sứ quán, thương vụ, các tổ chức kinh tế quốc tế, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài để làm cầu nối quan hệ giữa các chính phủ và doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngòai với các doanh nghiệp trong nước... c. Làm đầu mối quản lý và hướng dẫn nhà đầu tư quản lý họat động của Bộ phận XTĐT tại các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài. Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ và Lãnh đạo Bộ, trong năm 2009, Cục phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trình Lãnh đạo Bộ cử 7 cán bộ công tác tại các địa bàn trọng điểm như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Singapore, ả rập Xê út. Cục là đơn vị đầu mối thay mặt Bộ quản lý hoạt động của Bộ phận XTĐT tại nước ngoài; làm đầu mối tiếp nhận và cung cấp thông tin đối với các Bộ phận này. Trong năm qua, Cục đã hoàn thành dự thảo Quy chế quản lý và hoạt động của Bộ phận XTĐT tại nước ngoài và đang phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, các đơn vị liên quan trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt Quy chế. d. Chủ trì tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị XTĐT lớn tại Việt Nam Việt Nam và tại nước ngoài. Trong năm 2009, Cục ĐTNN đã chủ trì và phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều hoạt động hội nghị, hội thảo XTĐT trong và ngoài nước có quy mô lớn, mang tính chất liên ngành, liên vùng giữa các địa phương trong cả nước, cụ thể như sau: - Chủ trì, Phối hợp với Hội châu á (Asia Society) của Hoa Kỳ tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Châu Á tại thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư lớn từ các quốc gia và vùng lãnh thổ, qua đó khẳng định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. - Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức Diễn đàn hợp tác thương mại đầu tư Mekông (GMS). - Chủ trì tổ chức Hội nghị đầu tư của Việt Nam vào Campuchia. - Chủ trì tổ chức Hội nghị XTĐT Việt - Lào tại Viêng Chăn theo chương trình hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2 nước. - Chủ trì tổ chức Hội thảo và khảo sát về các biện pháp phát huy tiềm năng kinh tế và tăng cường thu hút ĐTNN của Việt kiều. - Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Institutional Investor tổ chức thành công diễn đàn đầu tư việt Nam tại Hoa Kỳ; phối hợp với Bộ Ngọai giao tổ chức Diễn đàn Đầu tư nhân sự kiện "gặp gỡ Việt Nam" tại California. - Chủ trì tổ chức Đoàn XTĐT tại các nước và vùng lãnh thổ: Hoa Kỳ (tháng 9); Nhật Bản (tháng 3); Hàn Quốc (tháng 9); Đài Loan (tháng 12); chủ trì tổ chức đòan khảo sát đầu tư tại Nam Phi (tháng 11). - Phối hợp với EuroCham tổ chức Hội thảo và triển lãm công nghệ xanh Châu Âu tại Việt Nam (GreenBiz2009), góp phần giới thiệu với các nhà đầu tư Châu Âu về môi trường đầu tư và cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực cần sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường tại Việt Nam. e. Hỗ trợ các địa phương trong công tác xây dựng và triển trai các chương trình XTĐT. Trong năm 2009, các Trung tâm thuộc Cục đã phát huy tốt vai trò hỗ trợ, định hướng công tác xúc tiến cho các địa phương trong vùng, thông qua đó đã tăng cường tính chủ động của các địa phương trong việc thu hút ĐTNN; nhiều hoạt động, chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư theo quy mô cấp vùng đã được tổ chức thành công, được các địa phương và doanh nghiệp đánh giá cao; cụ thể là: - Đã tổ chức nhiều chương trình tập huấn, tăng cường năng lực cho các cán bộ làm công tác XTĐT ở các địa phương theo chương trình công tác cũng như những hoạt động nằm ngoài chương trình công tác theo đề xuất của các địa phương. - Đã hỗ trợ các địa phương trong việc tổ chức các hoạt động XTĐT cũng như xây dựng các tài liệu XTĐT của địa phương, trong đó có nhiều hoạt động XTĐT có quy mô lớn, có tính chất liên vùng được tổ chức thành công như: Hội thảo XTĐT vào khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn; Hội thảo XTĐT vào KCN và đô thị của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Hội thảo XTĐT vào các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Thuận, Phú Yên; Hội nghị XTĐT lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực cho các tỉnh Bắc Trung Bộ... - Các Trung tâm XTĐT của Cục đã phát huy được vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, định hướng cho các địa phương trong việc xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình XTĐT. - Đã triển khai có hiệu quả hoạt động XTĐT đối với một số đối tác, dự án cụ thể; tích cực tham gia vào việc hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư vào Việt Nam. f. Xây dựng các ấn phẩm XTĐT. Trong năm 2009, Cục đã chủ trì xây dựng và in ấn một số ấn phẩm XTĐT để kịp cập nhật những thay đổi về các chính sách kinh tế vĩ mô và chuyên ngành tới nhà đầu tư; điển hình là phiên bản mới của Sách hướng dẫn đầu tư vào Việt Nam 2009, Sách về Chính sách thuế và ưu đãi thuế tại Việt Nam 2009; tạp chí về Lợi thế kinh doanh của Việt Nam phối hợp với tổ chức Business Advantage International của Australia. 2.3. Công tác hợp tác quốc tế. Đối với các hoạt động hợp tác quốc tế, trong năm 2009, Cục đó triển khai mạnh mẽ các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến ĐTNN trong các khuôn khổ song phương, đa phương và khu vực; cụ thể là: a. Hợp tác đầu tư ASEAN: - Chủ trì việc đàm phán Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) và Danh mục bảo lưu của Hiệp định ACIA. Trải qua nhiều phiên đàm phán, Hiệp định ACIA đó được Thủ tướng Chính phủ và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Cụng thương ký Hiệp định ngày 26/2/2009. Hiệp định đó được Chủ tịch nước phê chuẩn. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau khi tất cả 10 nước ASEAN phê chuẩn (hiện đã có 7 nước ASEAN phê chuẩn Hiệp định). Về Danh mục bảo lưu của Hiệp định, về cơ bản ta đó đàm phán xong nội dung danh mục chỉ còn chưa thống nhất được với ASEAN về bảo lưu đối với đầu tư của người thường trú và bảo lưu đầu tư sản xuất điện. Dự kiến trong các vòng đàm phán trong năm 2010, ta sẽ cố gắng thuyết phục ASEAN chấp nhận các bảo lưu này. - Chủ trì tổ ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26862.doc
Tài liệu liên quan