Báo cáo Thực tập ở Xí nghiệp Xây dựng 2 -Công ty Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà

Tài sản cố định là một khoản mục rất quan trọng đối với hoạt động của mọi doanh nghiệp. Vì vậy quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản cố định là điều mà các nhà quản lý luôn chú trọng. Nhận định được ý nghĩa đó, bộ phận kế toán đã xác định những nhiệm vụ đối với công tác hạch toán tài sản cố định như sau:

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập ở Xí nghiệp Xây dựng 2 -Công ty Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lên. Một đồng doanh thu đã đem lại nhiều đồng lợi nhuận hơn, một đồng giá trị tài sản đã làm ra nhiều đồng lợi nhuận hơn. Và như vậy cũng là sự tăng lên trong hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp. Hơn nữa sự tăng lên trong tỷ suất sinh lời của lợi nhuận sau thuế so với nguồn vốn chủa sở hữu đã chứng tỏ một đồng vốn bỏ ra đã có thể đem về nhiều lợi nhuận hơn, hay nói cách khác đây chính là sự tăng lên trong hiệu quả đầu tư, điều này sẽ tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư, giải quyết nhu cầu về vốn đầu tư, giải quyết nhu cầu về vốn, điều mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn. 3.3. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Công ty Cổ phần Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà nói chung và Xí nghiệp Xây dựng 2 nói riêng luôn luôn đặt mục tiêu tăng trưởng “năm sau cao hơn năm trước”. Trong Kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2009-2010, Xí nghiệp đã đề ra những mục tiêu chung trong năm 2010 như sau: + Lấy lợi nhuận làm chỉ tiêu quan trọng nhất. Bởi khi có lợi nhuận thì sẽ có cơ sở kinh tế vững chắc giải quyết các vấn đề quan trọng khác. Do vậy sẽ không vì chỉ tiêu doanh thu mà thực hiện các thương vụ hay hợp đồng để dẫn đến thua lỗ. + Kiên quyết mở thêm mặt hàng mới (đối với ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng) để tăng lợi nhuận và giải quyết công ăn việc làm. + Thâm nhập sâu hơn vào thị trường các tỉnh lân cận thủ đô Hà Nội. Những chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2010 của Xí nghiệp như sau: 1. Tổng giá trị sản lượng Trong đó: Giá trị xây dựng 400.000 triệu đồng Giá trị sản xuất và kinh doanh VLXD 100.000 triệu đồng Giá trị sản xuất khác 30.000 triệu đồng 2. Tổng doanh thu 600.000 triệu đồng 3. Nộp ngân sách 8.500 triệu đồng 4. Lợi nhuận trước thuế 5.400 triệu đồng 5. Tổng vốn đầu tư 50.000 triệu đồng Dựa trên sự phân tích môi trường kinh doanh, căn cứ vào nguyên nhân đạt được kết quả kinh doanh trong những năm qua mà cụ thể là năm 2009, để đạt được những mục tiêu đề ra trong năm 2010 và định hướng phát triển kinh doanh trong những năm tới, Xí nghiệp xác định các biện pháp cơ bản sau: 3.3.1.Biện pháp về phát triển sản phẩm Nâng cao khả năng cạnh tranh là một yêu cầu không thể thiếu đối với một sản phẩm hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Nhưng với mỗi loại hàng hóa khác nhau ta lại có một khía cạnh riêng tạo nên khả năng cạnh tranh của nó. Nhưng nhìn chung lại thì các phương thức để nâng cao khả năng cạnh tranh của bất cứ một loại hàng hóa nào, đó là: chất lượng, giá cả, xúc tiến và phân phối. Đối với hầu hết các loại hàng hóa thông thường, trong bốn phương thức trên thì cạnh tranh bằng chất lượng là con đường lúc tối hậu người ta mới dùng tới, bởi việc nâng cao chất lượng một sản phẩm đòi hỏi một loạt các vấn đề về chi phí nguyên nhiên vật liệu cao hơn, về máy móc công nghệ cao hơn, về trình độ tay nghề cao hơn, ... và nhìn chung chi phí cho việc tăng lên 1% chất lượng cao hơn rất nhiều so với chi phí chi cho tăng 1% hiệu quả của xúc tiến. Mặt khác, việc tăng 1% chất lượng cũng đồng nghĩa với giá cả cao, nếu doanh nghiệp muốn thu được tỉ suất lợi nhuận như mong muốn thì chưa chắc có được doanh thu và ngược lại nếu doanh nghiệp muốn có được doanh thu lớn thì tỉ suất lợi nhuận thu được lại không cao, việc tăng 1% chất lượng trở thành vô nghĩa. Cú kết quả như vậy là bởi một thực tế cho thấy trên thị trường, “ 1 sản phẩm tốt là 1 sản phẩm vừa đủ”. Vì vậy mà đối với các loại hàng hóa thông thường, để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó được đánh giá theo cấp độ từ thấp đến cao như sau: chất lượng, giá cả, phân phối, xúc tiến. Nhưng đối với sản phẩm xây dựng thì vấn đề đặt ra có phần khác biệt hơn. Xét về đặc điểm của sản phẩm xây dựng , nếu các ngành sản xuất hàng hóa khác có tính chất sản xuất hàng loạt, phục vụ cho một nhóm khách hàng cú nhu cầu tương đối giống nhau thì sản phẩm xây dựng lại có tính chất sản xuất đơn lẻ, mỗi công trình là một sản phẩm có đặc điểm riêng phù hợp với từng khách hàng và thường chỉ phục vụ cho một khách hàng duy nhất; và nếu các sản phẩm hàng hóa khác trải qua quá trình: sản xuất – phân phối – tiêu dùng thì sản phẩm xây dựng lại trải qua quá trình phân phối-sản xuất-tiêu dùng, bởi một đặc điểm mang tính đặc thù của sản phẩm xây dựng: sản phẩm mang tính cố định, nó được tiêu dùng tại chính nơi nó được sản xuất ra. Và một điểm khác biệt quan trọng cuối cùng đó là sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng tương đối dài, tuỳ vào mục từng công trình mà mỗi sản phẩm có thể tồn tại hàng chục năm, hàng trăm năm cho tới hàng ngàn năm. Vì vậy có thể nói đối với sản phẩm xây dựng, chất lượng là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xây dựng của công ty là phụ thuộc vào yếu tố chất lượng. Vì vậy biện pháp đối với sản phẩm xây dựng tại Xí nghiệp Xây dựng 2 đó là phải nâng cao chất lượng của của công trình xây dựng, Xí nghiệp phải không ngừng trang bị trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để có thể đủ đội ngũ Kỹ sư và công nhân kỹ thuật có đủ năng lực tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đúng quy chuẩn nhà nước đề ra, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thị trường. Cụ thể, theo kế hoạch năm 2010, Xí nghiệp dự tính tăng tỷ trọng tài sản dài hạn lên 35%. Về lực lượng lao động, Xí nghiệp dự tính số lao động năm 2010 sẽ là 670 lao động và theo kế hoạch dài hạn 5 năm (2006-2010), trong đó phải có ít nhất 20 lao động có trình độ sau đại học, 400 lao động có trình độ đại học. Để đạt được mục tiêu kế hoạch như trên, trong những năm qua, Xí nghiệp luôn hỗ trợ cho người lao động có cơ hội học tập nâng cao trình độ tay nghề, bằng cách đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả cạnh tranh của Xí nghiệp trên thị trường. 3.3.2.Biện pháp về phát triển thị trường Đối với công tác thị trường , ta thấy sản phẩm xây dựng là sản phẩm mà quá trình mua bán diễn ra trước khi sản phẩm được sản xuất, sản phẩm lúc này được đưa ra mua-bán là “ sản phẩm ảo”, là “sản phẩm thiết kế”. Vấn đề đặt ra cho khách hàng trong quá trình chọn nhà sản xuất đó là “sản phẩm thực” có đúng như sản phẩm mình mong muốn theo sản phẩm thiết kế hay không. Vì vậy có thể nói khách hàng sẽ chọn người sản xuất là người đó tạo ra những “sản phẩm thiết kế thật”, đó chính là đại diện cho uy tín của mỗi công ty xây dựng.. Vì vậy để có phát triển thị trường, tìm kiếm việc làm cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp, Xí nghiệp Xây dựng 2 phải “sản xuất” ra những công trình có chất lượng cao, tạo hình ảnh về công ty có uy tín cao trên thị trường. Mặt khác, bên cạnh việc tạo uy tín, công ty cũng cần phải có các hoạt động xúc tiến, tạo điều kiện cho khách hàng biết và tìm đến công ty Để có được như vậy, lãnh đạo công ty không những phải có quan hệ rộng, mà cần phải tổ chức một bộ phận chuyền nghiên cứu thị trường và các hoạt động xúc tiến khác. Đối với Xí nghiệp Xây dựng 2, với thị trường trọng điểm mà Xí nghiệp xác định trong 5 năm tới vẫn là các tỉnh Đông Bắc Bộ vì đây là một vùng tiềm năng phát triển. Tuy nhiên hiện tại, thị trường mà Xí nghiệp đang có ưu thế nhất vẫn là thủ đô Hà Nội, trong năm tới, Xí nghiệp có kế hoạch xâm nhập sâu hơn đối với thị trường các tỉnh lân cận Hà Nội như: Hải Phòng, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh. 3.3.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty phải nâng cao hiệu quả quản lý, quán triệt kế hoạch sản xuất kinh doanh tới từng cơ sở, từng cán bộ công nhân viên trong công ty. Thực hiện thi công công trình đúng tiến độ, thực hiện thanh quyết toán nhanh gon để công ty thực hiện quay vòng vốn nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, trong dự toán chi phí công ty phải thực hiện tính toán chính xác. Trong quá trình điều chỉnh giá phải tuỳ thuộc và chiến lược về giá, và chiến lược đấu thầu của từng công trình. Tuy nhiên để việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả công ty nên lựa chọn các công trình có lợi nhuận cao. Trong trường hợp lợi nhuận không cao nhưng để phục vụ chiến lược kinh doanh của công ty (ví dụ như để tạo công ăn việc làm cho người lao động,...) thì cũng phải tuỳ thuộc vào từng công trình mà quyết định đấu thầu hay không. Để giải quyết nhu cầu về vốn trong năm tới, ngày 12/2/2010 Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà đã phát hành 43 triệu cổ phiếu có mệnh giá 10.000 đồng một cổ phiếu trên sàn giao dịch Upcom. Nhu cầu về vốn được giải quyết sẽ là tiền đề thuận lợi để Công ty cũng như Xí nghiệp có thể hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề ra. PHẦN 2: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2- CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ Đặc điểm bộ máy kế toán của Xí nghiệp Việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ hạch toán kế toán trong doanh nghiệp do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán sao cho hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin, đồng thời phát huy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán. Để đảm bảo các yêu cầu trên, tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp phải căn cứ vào hình thức tổ chức công tác kế toán, vào đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; vào khối lượng, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế - tài chính; cũng như trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý và cán bộ kế toán. Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán vốn bằng tiền Kế toán TSCĐ,NVL, CCDC Kế toán kho thành phẩm & tiêu thụ Các nhân viên KT ở các phân xưởng Kế toán LĐTL & BHXH Kế toán tập hợp CPSX& tính giá thành Xí nghiệp Xây dựng 2 là một chi nhánh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà, có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập với công tác kế toán của Công ty cấp trên. Với tình hình thực tế của Xí nghiệp, để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công tác tài chính kế toán, Xí nghiệp xây dựng bộ máy kế toán theo hình thức tập trung theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Xí nghiệp Xây dựng 2 * Kế toán trưởng trong Xí nghiệp có vai trò và nhiệm vụ như sau: Tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp trong công tác kế toán tài chính của đơn vị, điều hành toàn bộ hoạt động của phòng kế toán- tài chính theo chức năng nhiệm vụ được giao; tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của Xí nghiệp; tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quá trình phản ánh các hoạt động tài chính cũng như tuân thủ chế độ kế toán, chế độ kinh tế tài chính trong doanh nghiệp; xây dựng chiến lược sản phẩm; tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán; tổ chức kiểm tra kiểm soát việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp; định kì báo cáo tình hình với Giám đốc Xí nghiệp và cơ quan quản lý cấp trên về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở số liệu ghi chép thực tế. * Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ trợ giúp kế toán trưởng, phụ trách các hoạt động của phòng tài vụ, đồng thời cuối tháng có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ các chứng từ trong tháng. Theo dõi các sổ tài khoản qua đó còn đối chiếu kiểm tra và lập báo cáo quyết toán toàn doanh nghiệp. * Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt, đồng thời trực tiếp thực hiện việc thu, chi tiền mặt. * Kế toán vốn bằng tiền: Giám sát thu chi qua các chứng tư gốc, đảm bảo chế độ thanh toán. Theo dõi chặt chẽ tình hình biến động từng nguồn vốn của xí nghiệp, kiểm tra tình hình huy động và sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả. * Kế toán tài sản cố định: Ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách chính xác kịp thời về số lượng và hiện trạng giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm di chuyển TSCĐ của xí nghiệp, phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, định kỳ tham gia kiểm kê TSCĐ hoặc tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết. * Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc nhập và xuất kho các loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ. * Kế toán kho thành phẩm và tiêu thụ: Có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc nhập- xuất kho thành phẩm; việc tiêu thụ sản phẩm và theo dõi tình hình công nợ với khách hàng. * Các nhân viên kế toán ở các phân xưởng: Có nhiệm vụ theo dõi từ khâu đưa nguyên liệu vào sản xuất cho đến khi sản phẩm tạo ra nhập kho của xí nghiệp, tổ chức tập hợp số liệu, các chứng từ ban đầu gửi về phòng kế toán của xí nghiệp. * Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Có nhiệm vụ theo dõi, tính ra các khoản lương phải trả và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) và các khoản chi trả cho nhân viên theo chế độ, các khoản lương thưởng cho công nhân viên * Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: Có nhiệm vụ theo dõi và ghi chép vào sổ tập hợp chi phí chi tiết cho từng sản phẩm, công trình; phân bổ chi phí sản xuất chung và tính giá thành cho từng sản phẩm, từng công trình cụ thể căn cứ vào số liệu có trong bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, bảng phân bổ tiền lương… và các chứng từ có liên quan. Công việc kế toán ngày càng có vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, vì vậy công tác tổ chức kế toán được tổ chức và hoạt động phù hợp là điều kiện quan trọng giúp cho 2. Hình thức kế toán và đặc điểm phần hành kế toán chủ yếu tại Xí nghiệp 2.1 Hình thức kế toán áp dụng tại Xí nghiệp Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng kê Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Hiện nay Xí nghiệp Xây dựng 2 đang áp dụng hình thức ghi sổ “Nhật ký - Chứng từ ” Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Hình thức này kết hợp việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống giữa các kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng ngày và việc tổng hợp cuối tháng. (1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký – chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào Bảng kê và Nhật ký – chứng từ. Đối với các Nhật ký – chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký – chứng từ. (2) Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký – chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký – chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – chứng từ ghi trực tiếp vào sổ Cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ Cái. Trong quá trình hạch toán, xí nghiệp xem chứng từ gốc là giấy xác nhận một nghiệp vụ kinh tế phát sinh như phiếu nhập kho, xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn bán hàng, . . . Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết, sổ quỹ có liên quan. Cuối tháng, căn cứ vào bảng kê để ghi sổ Nhật ký chứng từ. Từ sổ Nhật ký chứng từ phân loại các bút toán theo nội dung kinh tế chuyển ghi vào sổ Cái. Số liệu tổng hợp ở sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký – Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. - Với hình thức “ Nhật ký - Chứng từ ” , xí nghiệp sử dụng hệ thống các sổ sách kế toán sau: + Sổ Cái tài khoản. + Các Nhật ký chứng từ. + Các Bảng kê. + Các Sổ chi tiết. + Các Bảng phân bổ. 2.2. Vận dụng chế độ kế toán * Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: + Chế độ kế toán áp dụng: theo Quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 + Chuẩn mực kế toán áp dụng theo quy định hiện hành. * Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. * Đơn vị tiền tệ sử dụng : Việt Nam đồng. * Phương pháp hạch toán tồn kho : Phương pháp kê khai thường xuyên. * Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng : phương pháp khấu trừ. * Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu xuất kho : Áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) * Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng. * Một số chính sách kế toán áp dụng (1) Nguyên tắc xác định các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển  - Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán : Theo tỷ giá giao dịch thực hiện. - Số dư cuối kỳ ngoại tệ được đánh giá : theo tỷ giá ngoại tệ giao dịch liên ngân hàng được công bố tới thời điểm 31/12 hàng năm. (2) Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho : Theo giá gốc. - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : Phương pháp đơn giá bình quân. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Phương pháp Kê khai thường xuyên. - Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho : Chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. (3) Nguyên tắc lập dự phòng phải thu khó đòi : Theo đánh giá khả năng thu hồi công nợ. (4) Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định : - Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình : Xác định theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản. - Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình : Phương pháp khấu hao đường thẳng. (5) Nguyên tắc ghi nhận doanh thu : -Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính : Theo hóa đơn tài chính và chứng từ quy định hợp lệ khác. (6) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính : - Những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí đi vay, các khoản lỗ tỷ giá hối đoái... - Được ghi nhận khi các chi phí này thực tế phát sinh. 2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Chứng từ kế toán áp dụng trong Xí nghiệp thực hiện theo nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ( theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). 2.4. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản kế toán mà xí nghiệp sử dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006. Trong đó, Xí nghiệp có sự vận dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của Xí nghiệp. Do vậy, Xí nghiệp không sử dụng : + Các tài khoản 161, 461, 466, 008 vì các tài khoản này chỉ dùng cho lĩnh vực công. + Các tài khoản 611, 631 vì công ty sử dụng phương pháp Kê khai thường xuyên. Hai tài khoản này chỉ sử dụng cho đơn vị sử dụng phương pháp Kiểm kê định kỳ. Hệ thống các tài khoản kế toán được Xí nghiệp sử dụng chi tiết trong Phụ lục 3. 2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Theo đúng quy định của Bộ Tài chính, Xí nghiệp Xây dựng 2 phải lập đầy đủ các báo cáo tài chính mang tính bắt buộc bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính. Tất cả số liệu trên các báo cáo trên hàng năm đều được kiểm toán bởi các kiểm toán viên, đảm bảo cho người nhận thông tin những số liệu đáng tin cậy, phục vụ cho quá trình ra quyết định. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng như các doanh nghiệp khỏc, Xí nghiệp Xây dựng số 2 còn lập ra các báo cáo nhằm phục vụ cho yêu cầu quản trị nội bộ hoặc yêu cầu hạch toán của Xí nghiệp như bảng cân đối số phát sinh, báo cáo số dư tại quỹ và ngân hàng, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng tổng hợp số dư công nợ cuối kỳ, bảng kê hóa đơn bán hàng hóa và dịch vụ, bảng kê công nợ phải thu theo hóa đơn, bảng kê công nợ phải trả theo hóa đơn, báo cáo tồn kho, báo cáo hàng xuất, báo cáo hàng nhập, báo cáo chi tiết giá thành theo vật tư, báo cáo tổng hợp giá thành sản phẩm, báo cáo chi tiết tăng hoặc giảm TSCĐ theo nguồn vốn, bộ phận, báo cáo thuế,...Đây là những báo cáo không bắt buộc tuy nhiên lại được sử dụng rất hiệu quả cho mục đích quản trị nội bộ. Ví dụ như từ báo cáo tồn kho, Xí nghiệp có thể đề ra kế hoạch luân chuyển hàng tồn kho một cách thích hợp, không để hàng tồn quá nhiều làm tăng chi phí lưu kho lưu bãi, lãng phí nguồn lực, nhưng cũng không để hàng tồn quá ít gây ảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Báo cáo giá thành giúp cho nhà quản lý đề ra được kế hoạch sản xuất hợp lý giúp giảm giá thành, hạ giá bán, đưa sản phẩm tới tay nhiều người tiêu dùng hơn. Báo cáo số dư tiền mặt tại quỹ giúp doanh nghiệp làm giảm tối đa “đồng tiền chết”, làm cho đồng tiền luôn sinh lời, tuy nhiên vẫn phải đáp ứng lượng tiền mặt tối thiểu tại quỹ,...Như vậy, tất cả các báo cáo trên đều rất cần thiết trong phạm vi doanh nghiệp, giúp ban lãnh đạo có thể quản lý tốt hơn, theo sát tình hình doanh nghiệp để từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục có hiệu quả, đồng thời phát huy những mặt mạnh, đẩy mạnh sản xuất, có vị trí ngày càng vững chắc hơn trên thương trường. Các báo cáo trên được Xí nghiệp lập vào cuối mỗi tháng, quý và cuối năm. Với mỗi phần hành cụ thể thì báo cáo do kế toán viên phụ trách phần hành đó lập. Sau đó, kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt. Riêng Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước là do kế toán trưởng lập và có ký duyệt của giám đốc. Kế toán một số phần hành chủ yếu Tổ chức hạch toán tài sản cố định Tài sản cố định là một khoản mục rất quan trọng đối với hoạt động của mọi doanh nghiệp. Vì vậy quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản cố định là điều mà các nhà quản lý luôn chú trọng. Nhận định được ý nghĩa đó, bộ phận kế toán đã xác định những nhiệm vụ đối với công tác hạch toán tài sản cố định như sau: Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, tình trạng tăng giảm và hiện trạng của tài sản cố định trong phạm vi doanh nghiệp cũng như từng bộ phận sử dụng tài sản cố định, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản bảo dưỡng tài sản cố định và kế hoạch đầu tư đổi mới tài sản cố định trong doanh nghiệp. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất- kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản cố định và chế độ tài chính quy định Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa tài sản cố định, tập hợp chính xác và phân bổ hợp lý chi phí sửa chữa tài sản cố định vào chi phí kinh doanh Kế toán tài sản cố định Chứng từ, sổ sách sử dụng Để theo dõi tình hình biến động về số lượng, chất lượng và giá trị của tài sản cố định, giám đốc chặt chẽ tình hình sử dụng, thanh lý và sửa chữa lớn tài sản cố định, Xí nghiệp sử dụng hệ thống các chứng từ sau: + Biên bản giao nhận TSCĐ Mẫu số 01-TSCĐ + Biên bản thanh lý TSCĐ Mẫu số 02-TSCĐ + Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành Mẫu số 03-TSCĐ + Biên bản đánh giá lại TSCĐ Mẫu số 04-TSCĐ + Biên bản kiểm kê TSCĐ Mẫu số 05-TSCĐ + Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Mẫu số 06-TSCĐ Để hạch toán chi tiết TSCĐ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ, Xí nghiệp sử dụng các sổ chi tiết sau: + Sổ tổng hợp chi tiết TSCĐ Mẫu số S21-DN + Sổ theo dõi TSCĐ và CCDC tại nơi sử dụng Mẫu số S22-DN + Thẻ TSCĐ Mẫu số S23-DN Với công tác hạch toán tổng hợp TSCĐ, Xí nghiệp sử dụng các loại sổ sau: + Bảng kê 4,5,6 và NKCT số 7 Mẫu số S04-DN + NKCT số 1,2,4,5 Mẫu số S04a-DN + NKCT số 9 Mẫu số S04a-DN + Sổ cái TK 211, 213, 214, 241 Mẫu số S05-DN Các báo cáo được sử dụng: + Báo cáo tăng, giảm nguyên giá và hao mòn TSCĐ hữu hình + Báo cáo tăng, giảm nguyên giá và hao mòn TSCĐ vô hình + Báo cáo kiểm kê TSCĐ - Tài khoản sử dụng: 211: Tài sản cố định hữu hình 213: Tài sản cố định vô hình 214: Hao mòn tài sản cố định hữu hình 241: Xây dựng cơ bản dở dang Và các tài khoản liên quan như : 111, 112, 341, 331, 627, 641, 642.... - Hạch toán chi tiết TSCĐ Thẻ TSCĐ, hủy thẻ TSCĐ Sổ theo dõi TSCĐ và CCDC tại nơi sử dụng Chứng từ tăng, giảm TSCĐ Bảng tính khấu hao tháng này Bảng phân bổ khấu hao tháng trước Sổ TSCĐ Sơ đồ 2.3 : Quy trình hạch toán chi tiết TSCĐ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng - Hạch toán tổng hợp TSCĐ Chứng từ tăng, giảm TSCĐ NKCT số 9 NKCT số 1,2,4,5 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Bảng kê 4,5,6 NKCT số 7 Sổ Cái TK 211, 213, 214, 241 Lập thẻ hoặc hủy thẻ TSCĐ Sổ theo dõi TSCĐ và CCDC tại nơi sử dụng Sổ TSCĐ Báo cáo kế toán Sơ đồ 2.4 : Quy trình hạch toán tổng hợp TSCĐ Ghi chú : Ghi hàng ngày

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc759.doc
Tài liệu liên quan