Báo cáo thực tập tại Ban quản lý dự án - Công trính xây dựng-Nhà liên kế trực thuộc công ty xây dưng số 1

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần I GIỚI THIỆU CHUNG 4

a - Chức trách nhiệm vụ của các đơn vị. 5

b - chức trách nhiệm cụ của công trường: 6

c - Đơn vị thi công: 7

PHẦNII NỘI DUNG THỰC TẬP 8

A - NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP. 8

B - QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ: 8

I - GIỚI THIỆU CHUNG. 8

II - NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC LOẠI VẬT LIỆU ĐƯA VÀO CÔNG TRÌNH. 9

C. BIỆN PHÁP THI CÔNG. 9

I - Phần móng. 9

1 - Công tác định vị công trình. 9

2 - Thi công đào móng: 11

3 - Gia cố nền móng bằng cọc tre. 12

4 - Biện pháp thi công coppha. 13

4-1. Ghép coppha. 13

4.2 - Tháo dỡ coppha: 15

5. Biện pháp thi công cốt thép: 16

6. biện pháp thi công bê tông. 19

7. Biện pháp thi công phần xây: 23

III – CÔNG TÁC HOÀN THIỆN. 25

1. Công tác trát: 25

2. Công tác láng. 27

3. Công tác ốp: 27

4 – Công tác lát: 28

5- Phần hoàn thiệt các đường nét, gờ chỉ, hoa tiết tranh trí. 30

 6 - Công tác dán ngói mái dốc: 31

7- Công tác sơn bả: 31

8 - Công tác lắp dựng khuôn cửa, cánh cửa và vách kinh: 32

9 - Công tác vệ sinh công nghiệp. 32

10 – biện pháp thi công điện: 33

11 – Thi công nước: 34

E – AN TOÀN LAO ĐỘNG. 35

1- An toàn lao động trong thi công đào. 35

2- An toàn trong công tác tháo ván khuôn: 36

3- An toàn trong công tác cốt thép: 36

4- An toàn trong đổ và dầm bê tông. 36

5- biện pháp an toàn khi bảo dưỡng bê tông. 37

6- An toàn lao động trong công tác hoàn thiện. 37

7- An toàn trong công tác lắp ghép. 37

E- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 38

PHẦN III KẾT LUẬN 38

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2769 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Ban quản lý dự án - Công trính xây dựng-Nhà liên kế trực thuộc công ty xây dưng số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằng máy kinh vĩ. Tiến hành đo chiều cao bằng thước thép với sai số trung phương cho phép là 1/5000 từ đó đánh dấu vị trí lắp dựng móng cột dầm, sàn,.... - Chuyển độ cao lên từng bằng thước thép và máy thuỷ bình. Sau khi đã có hệ thống điểm khống chế độ cao, thiếp theo đưa ta thực địa các độ cao thiết kế bằng máy thuỷ bình kỹ thuật Ni 030, LA3, để căn chỉnh đà giáo cốt pha đổ bê tông cũng sử dụng máy kinh vĩ và máy thuỷ bình để rút ngắn thời gian thi công và nâng cao độ chính xác. - Chuyển trục lên tầng với độ chính xác cao dùng phương pháp căn máy kinh vĩ tại tầng trệt và ống kinh vĩ được hưởng lên trên để cân chỉnh và kiểm tra độ thẳng đứng của kết cấu công trình. 2 - Thi công đào móng: - Dùng máy kinh vĩ và thước thép định vị các đường tim, trục, móng theo 2 phương từ đó dựa vào kích thước móng theo thiết kế xác định vị trí cụ thể trên mặt bằng công trình dùng vôi bột định vị sơ bộ móng truyền các tim trục móng và phía ngoài công trình. - Chọn máy đào gầu nghịch LS28000F2 dung tích giàn 0,4m3 kết hợp với đào thủ công sửa ta luy móng theo thiết kế khối lượng đào đất là 1490,1 m3, khối lượng lấp đấg chân móng là 331,4m3, khối lượng đất thừa phải vận chuyển đi là 1158,7. Để đảm bảo an toàn diện tích thi công móng đất đào chuyển lên ô tô 5 tấn vận chuyển ra ngoài khu bãi khỏi công trình đất để lại lấp chân móng cách mép móng > 60cm để tránh bị lở hố đào. * Chống vách đất ( khi thi công có hiện tượng sạt nở hố đào) Móng đào sâu 3,15m - Xung quanh hố móng công trình ta dùng cọc ghim ép xuống bằng gầu của máy đào đất. - Khi sửa hố móng bằng thủ công, đào đến đâu dùng ván gỗ dày 4cm ghép vào và dùng cọc cừ để cừ lại, không cho đất lở xuống hố móng ( xem hình vẽ H1) Hình 1 - Hố móng đào sâu đến đọ sâu thiết kế chuẩn bị thi công phần tiếp theo sự cố khi gặp mưa rào lớn ta dùng biện pháp căng bạt dứa thành mái che hủ kín hố móng để giảm bớt lượng nước mưa xuống hố móng. - Xung quanh hố đào ta đào các rãnh thu nước va bến góc có hố giếng thu nước mục đích này để thu nưóc ngần và nước mặt khi có mưa. - Các giếng được đóng cọc xung quanh để chống sập thành và đặt trên mỗi giếng một máy bơm ( máy KAMAL) năng suất 30m3/h để hút nước lên đổ vào rãnh thoát nước đã bố trí trên mặt bằng và cho chảy ra thoát nước chung của khu vực. Sơ đồ hướng dẫn thi công đào móng công trình ( hình vẽ H2) - Kiểm tra lại cốt đáy móng, vị trí các tim trục móng, kích thước móng theo yêu cầu thiết kế. Mời bên A về nghiệm thu mới tiến hành đổ bê tông lót móng đổ bê tông lót móng khi đất nền đã được san phẳng và đầm chặt. 3 - Gia cố nền móng bằng cọc tre. Tre làm cọc là tre già không bị sâu kiến, thẳng. Tre đóng cọc là tra tươi đường kính 8cm dài 2m, đầu cọc trên cưa chách đốt 4-5cm. Đầu cọc dưới cách đốt 20 cm và vót nhọn hình móng chân lợn theo chiều công, cọc không đẽo nhẵn mắt. Số lượng cọc đóng đủ 25 cọc/m2 đóng cọc dùng vồ gỗ nặng 8 - 10kg khi đóng cọc không đẻ vỡ đầu cọc khi đóng đủ 25cọc/m2 thì dùng cưa cắt phẳng đều các đầu cọc theo một cốt nhất định. Trong quá trình đóng cọc nếu cọc chưa xuống sâu mà đầu cọc vỡ thì phải nhổ cọc lên thay cọc khác, phân bố đều cọc, cọc phải được đóng đến độ chối mới được dừng lại và đóng từ giữa ra 2 bên. 4 - Biện pháp thi công coppha. Chất lượng bê tông phụ thuộc nhiều vào coppha, coppha nhẵn phẳng khít kín thì bê tông sẽ đặc chắc không bị rỗ đảm bảo bền chắc cũng như thẩm mỹ công trình. Nhà thầu thi công dùng 2 loại coppha. + Ván khuôn định hình. + Ván khuôn thường bằng gỗ theo TCVN. 4-1. Ghép coppha. a, Nguyên tắc: - Coppha được dùng cho công trình là coppha định hình Hoà Pháp kết hợp coppha gỗ. - Hệ thống đỡ giằng là hệ giáo PAL và giáo chống tiêu chuẩn do nhà thầu tự chế tạo. - Coppha được thi công đảm bảo kích thước của cấu kiện đúc theo đúng bản vẽ thiết kế đưa ra. - Coppha trước khi đem ra lắp dựng được kiểm tr về độ vững chắc. - Coppha được lưu kho, không bị phơi nắng mưu làm cong vênh, mục lát. - Khi ghép coppha các chỗ nối được phép khítchặt sao cho nước bê tông không bị chảy ra ngoài làm giảm chất lượng khối bê tông. - Cột chống thanh giằng được liên kết tạo thành một hệ vững chắc. - Bề mặt bên trong của coppha được hoàn thiện và quét dầu để hạn chế độ dính bám của bê tông. - Trước khi đổ bê tông toàn bộ coppha được làm sạch bụi bẩn, phôi bào, sơn đinh, que sắt và các loại rác bẩn khác. - Coppha sau khi tháo dỡ được làm sạch sẽ kiểm tra và xếp gọn vào kho chứa, copha xếp không được cao quá 2m. - Trong quá trình thi công cán bộ giám sát công trình kiểm tra nghiệm thu các yếu tố, độ chính xác của ván khuân so với thiết kế, độ bền vững của nền, đà giáo chống, bản thân ván khuôn, sàn thao tác, các vị trí neo giữa đọ kín khít của ván khuân, độ ổn các chi tiết đặt ngầm..vv - Khi lắp dựng và nghiệm thu xong dùng máy bơm nước áp lực cao vệ sinh copha cốt thép trước khi đổ bê tông. b, Coppha một số kết cấu chính. b1. Coppha móng - Sử dụng coppha định hình Hoà Phát, cây chống gỗ 80 x80 chống xiêm với khoảng cách 40cm. - Copha được gia công định hình tại xưởng theo kích thước tiêu chuẩn bào nhẵn 1 mặt. - Sàn công tác chỉ cho người đi lại không được chuyển trở vật liệu mặt sàn làm bằng gỗ dày 2,5cm - Tháo coppha sau 48h với điều kiện bảo dưỡng bê tông thường xuyên đúng quy phạm. b2. Coppha cột: - Coppha cột hình chữ nhật cùng copha định hình mặt copha được làm bằng gỗ nhóm VI. Đai gông làm bằng thép L 50x50x5 ở quãng giữa cột để một lỗ cửa nhỏ đổ bê tông để tránh cho bê tông không bị phân tầng do rơi từ độ cao lớn khi đổ bê tông đến cửa này thì sẽ bịt cửa lại đổ tiếp chiều cao còn lại của cột cửa bằng thép dày 50 có bản lề thép và chốt thép. - Kết hợp dùng leo tăng để thép rỗng 12 và cây chống 8 x 8 cm định vị chính xác tim cốt của cột. - Nghiệm thu dùng máy kinh vĩ, thuỷ bình để kiểm tra chính xác tim, cốt, độ thẳng đứng của cột - Nghiệm thu đạt tiến hành đổ bê tông. b3. Coppha dầm sàn. - ở vị trí dầm sàn liền khối thì dầm và sàn nhà được đổ bê tông cùng một lúc vì Vậy copha dầm sàn được nghép liền. - Coppha dầm sàn làm bằng gỗ nhóm VI mặt quét dầu chống dính. Hệ xương gông thành dầm bằng thép góc 63 x 63 x6 các tấm copha được ra công tại xưởng của công ty sau đó vận chuyển ra công trình. - Coppha sàn các tấm mặt sàn được gia công định hình bằng gỗ dán 19mm đặt trên hệ xà gỗ đỡ 10 x10 cm bằng gỗ. - Hệ thống chống cho coppha dàm, sàn bằng chống thép, cây chống gỗ va giáo có kích vít. - Ghép copha thành dầm, khóa coppha thành dầm với đáy dầm qua tấm bắt góc và giữa các tám coppha thành dầm đóng nẹp vàng chay. - Dùng máy thuỷ bình để kiểm tra cao đô của dầm sàn, kiểm tra tim, trục dầm bằng máy kinh vĩ tại các vị trí chân cột chống có các tấm kê để tránh tác dụng cụ bộ làm hỏng bề mặt các cột chống được giữ bằng các thanh giằng để đảm bảo độ ổn định trong thi công yêu cầu coppha phẳng khít đúng các độ. 4.2 - Tháo dỡ coppha: - Ván thành dầm có thể tháo sau 3 ngày coppha sàn được tháo sau 28 ngày. - Việc tháo dỡ coppha đảm bảo thời gian theo tiêu chuẩn việt nam ( 4453 – 95) dỡ coppha phải có biện pháp cụ thể cho từng giai đoạn, từng cấu kiện đảm bảo không chấn động mạnh, không dung chuyển, lắp dựng trước tháo sau lắp dựng sau tháo trước và theo trình tự để không gây ứng suất đột ngột do va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu công trình. - Bề mặt bê tông sau khi tháo coppha nếu có hiện tượng rỗ bề mặt do chảy nước xi măng cục bộ mà sau khi kiểm tra kết cấu vẫn đảm bảo cường độ thì phải được trát lấp đầy bằng vữa xi măng cường độ tương ứng. 5. Biện pháp thi công cốt thép: - Đối với thép > 8 nắn bằng van thủ công - Đối với thép 6 và 8 nắn bằng máy Cắt thép dùng máy cắt Kho thép ( vật liệu) Dạng cuốn Dạng thang Hàn, buộc khung lưới uốn, tạo hình làm đai uốn Hàn nối Nắn thẳng Nắn thẳng Đo, cắt Đo, cắt Hàn khung Kho thép thành phẩm a - Chế tạo: - Tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu của thiết kế và chủ đầu tư về chủng loại nhóm số hiệu cốt thép. Đồng thời phải phù hợp với TCNV( 5574 – 91). Trước khi gia công cốt thép tiến hành thí nghiệm cốt thép đố với từng chủng loại theo đúng chỉ định của chủ đầu tư và theo qui định kỹ thuật của nhà nước. - Tất cả các loại thép đưa vào công trình đều phải có chứng chỉ thép của nhà máy. Đảm bảo thép khong gỉ, không bẩn, không sứt sẹo ...vv - Các cốt thép của công trình được gia công ngay tại công trường, trong quá trình gia công cốt thép thường xuyên phải kiểm tra đánh dấu cho tựng loại cấu kiện. b - Cắt uốn cốt thép. - Tất cả các công tác cắt, uốn, nắn thép đảm bảo chính xác với hình dạng và gui cách theo thiết kế, sản phẩm của thép đã cắt uốn được kiểm tra theo từng lô sai. c - Bảo quản. - Cốt thép luôn giữ trong kho bảo quản ktheo nhóm có đánh dấu, đeo số hiệu trránh nhần lẫn, toàn bộ théo được đặt trên giá gỗ cách mặt đất 50cm. Lượng thép đã gia công hoàn chỉnh được tính toán về số lưo9ựng được đảm bảo không cất giữ quá 30 ngày trước khi đưa đến lắp dựng công trình. d - Lắp dựng cốt thép. - Trước khi lắp dựng cốt thép tiến hành kiểm tra toàn bộ công tác coppha, chống đỡ, vệ sinh sạch sẽ coppha. Lắp dựng theo cách kết hợp đặc từng phần và từng thanh. - Đối với thép móng: Tất cả cốt thép đáy móng phải nằm trên cùng một mặt phẳng ở cao độ thiết kế - ở tất cả những chỗ giao nhau của hai giằng móng, thép chủ của hai giằng móng phải bẻ neo đúng thiết kế. - Đối với cốt thép cột: Lắp dựng thép chịu lực ở dạng các tanh rời hàn nối bằng đường hàn chịu lực chiều dài 30 d, hàn một mặt sau đó lắp dựng đai, cách 1,2 m có một đai được hàn vào thép chịu lực các đai buộc đều đúng thiết kế ở phần dưới chân cột buộc đai dầy hơn đai không được cho góc rời của đai nằm về một phía mà phải xoay chiều cho các đai kế tiếp. - Đối với cốt thép dầm, sàn: Trước hết lắp dựng các khung dầm theo phương cân chỉnh, định vị, sau đó mới lắp dựng dầm theo các phương khác, định vị bằng hai đính thép chủ cột. Trong khi lắp thép dầm ta dùng ghế cao để 2 bên rồi đặt một thanh gỗ ngang qua để gánh dầm sau đó buộc đai, buộc đai cũng như buộc ở cột. - Đối với thép sàn: Sau khi lắp đặt thép dầm trong khu vực sàn thì rải thép sàn thép sàn được cố định với nhau bằng dây thép buộc thành lưới thép theo kích thước phù hợp với thiết kế va lưới thép theo qui phạm. - Bảo vệ thép sàn và định vị thép lướiâm khi đổ bê tông bằng các con kê bằng bê tông và các kê theps. - Trước khi thi công cần phải đánh gỉ thép, vệ sinh bề mặt thép bàn chải thép. - Sử dụng con kê bê tông có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép. - Trước khi đổ bê tông phải nghiệm thu cốt thép kiểm tra tim cốt, lớp bảo vệ, định vị cốt thép bằng máy thuỷ bình và kinh vĩ. - Để đảm bảo cho cốt thép không bị phá huỷ trong quá trình đổ bê tông sẽ có các loại sàn ghế công tác để đứng trong khi đổ bê tông. Sàn công tác để người và xe đi lại không ảnh hưởng đến cốt thép và phần bê tông mới đổ. e - Nghiệm thu cốt thép. Hồ sơ nghiệm thu cốt thép bao gồm: Bản vẽ thiết kế ( ghi đủ mọi thay đổi về thép trong quá trình thi công) kết quả kiểm tra mẫu thử va chất lượng mối hàn chất lượng gia công cốt thép, biên bản nghiệm thu kỹ thuật, kích thước lắp đặt cốt thép. 6. biện pháp thi công bê tông. Bê tông hướng đổ hướng đổ Bê tông Tính toán cấp phối vật liệu Đá Cát Xi măng Kiểm tra bảo quản Sàng cát Chon lọc Rửa sạch Kho xi măng Nước phụ gia........ Bãi tập kết chuẩn bị đủ bê tông Trộn bê tông Vữa bê tông a - Các bước chuẩn bị: - Kiểm tra ván khuôn, cốt thép, hệ thống sàn thao tcs, ghi nhận xét về công tác chuẩn bị. + Làm sạch ván khuôn cốt thép, cốt thép dọn rác rưởi, sửa chữa các khuyết tật + Tưới nước vào ván khuôn để ván khuôn không hút mất nước xi măng. + Khi đổ vữa bê tông lên lớp vữa khô đã đổ trước cần phải làm sạch mặt, tưới nước hồ xi măng rồi mới đổ tiếp. - Lên kế hoạch cung ứng vật liệu để đảm bảo đổ bê tông liên tục công tác đổ bê tông được tiến hành theo các công đoạn sau. + Chuẩn bị vật liệu: gồm xi măng, cát vàng, đá 1 x2, nươc, cắn cứ theo cấp phối đổ bê tông xác định lượng xi măng cho mỗi cối trộn. Cát trước khi đổ bê tông được kiểm tra kỹ loại các tạp chất bằng chách sàng hoặc trước khi đổ bê tông phải kiểm tra kỹ loại đá, cường độ đá và rửa sạch hết chất bẩn. b - Chế tạo vữa bê tông. - Cấp phối bê tông bằng phương pháp thực nghiệm thông qua các thí nghiệm về xi măng, cốt liệu trước khi đổ bê tông và có mẫu để kiểm định, toàn bộ kinh phí do nhà thầu chịu trách nhiệm. Toàn bộ vật liệu đưa vào bê tông sẽ được thông qua kiểm tra của chủ đầu tư. Đong cốt liệu đá, cát, nước bằng thùng tôn ( hoặc bằng hộc gỗ) được thiết kế và gia công có tính toán cho mỗi cối trộn để dễ kiểm tra. - Thử mẫu bê tông: thí nghiệm, kiểm tra thiết kế cấp phối theo TCVN 4453-87 và 4453-95 với 20-25 m3 bê tông lấy một nhóm mẫu. - Kiểm tra hỗn hợp bê tông dùng 3 mẻ trộn bê tông khác nhau, với loại vật liệu tiêu chuẩn sử dụng cho hỗn hợp. Mỗi mẻ lấy 3 mẫu lập phương trong đó. * Một mẫu đem thử sau 7 ngày. * Một mẫu đem thử sau 38 ngày. * Một mẫu đem thử theo yêu cầu của chủ nhiệm công trình. - Kiểm tra kết quả thí nghiệm mẫu trong những mẫu thử không có mẫu nào Rn < 90% mác thiết kế. - Nước được đưa vào cối trộn bằng vòi có đồng hồ đo khối lượng và được đưa từ từ khi trong đang quay và được đưa toàn bộ trước ẳ thời gian trộn - Cốt liệu cối trộn sau được đưa vào sau khi đã đổ hết sạch vữa bê tông của mẻ trộn trước. - Sử dụng máy trộn bê tông: đo khối lượng của kết cấu dầm sàn phải đổ liên tực nên bố trí 1 máy trộn bê tông phục vụ cho mỗi nhà ( máy trộn bê tông loại JZC 350 của Trung Quốc) c - Vận chuyển bê tông. - Khi đổ bê tông dầm sàn liền khối thì bê tông từ máy trộn được đổ thẳng vào các thùng cao đó được chuyển thẳng lên vị trí đổ bê tông bằng tời môtơ. - Khi đổ bê tông dầm độc lập thì bê tông từ máy trộn được đổ vào xw rồi đưa thẳng tới vị trí đổ. d - Đổ, đầm bê tông. - Trước đổ bê tông vệ sinh sạch mặt coppha, mặt cốt thép, quét dầu chống dính. - Các cấu kiện phải được ghép coppha xong toàn bộ theo từng khối rồi mới đổ bê tông toàn bộ mỗi từng. - Các cấu kiện: cột, dầm, sàn, cầu thang được đổ bê tông liên tục không để mạch ngứng. - Đầm bê tông. + Cột dùng đầm dùi nhật MIXAKA – MX28 ( 2 chiếc) và MX32 ( 1 chiếc), đầm Trung Quốc loại 1,1 kw. Chiều dài vòi: 4m Đường kính quả đầm 32mm Tần số rung 12000 V/P Công suất 0,32kw + Đối với sàn phẳng sử dụng đầm bàn loại của Nga để đầm mặt. khi sử dụng đầm mặt mỗi vệt đầm được chồng lên nhau 3-5cm. Đầm được kéo từ từ đều đặn trên mặt vữa ( 0,1m/s) e - Bảo dưỡng bê tông. - Sau khi đổ bê tông xong dùng bao tải đay ẩm che phủ cho mặt bê tông không bị ảnh hưởng bởi mưa, nắng. Sau 4 tiếng bắt đầu tưới nước thường xuyên giữ ẩm cho bê tông. Tưới nước đảm bảo sao cho chất phủ luôn ẩm,( có thể phải tưới đêm nếu vào mùa khô), chế độ giữ ẩm cho bê tông trong vòng 10 ngày. Việc đi lại trên mặt bê tông đựơc phép sau khi cường độ bê tông đạt 24kg/cm2 ( mùa hè 1-2 ngày, mùa đông 3 ngày) - Tránh các chấn động hay và chạm làm ảnh hưởng chất lượng bê tông. - Trình tự thời hạn tháo dỡ ván khuôn phải được cán bộ giám sát xem xét và chấp thuận. f - Xử lý mạch ngừng thi công. Với công trình có khối lượng thi công lớn với nhiều loại kết cấu khác nhau do đó ta đổ mạch ngừng thi công là điều không tránh khỏi, vì Vậy ta có biện pháp xử lý để đảm bảo chất lượng bê tông trong cấu kiện làm việc tốt nhất. Khi quyết định để mạch ngừng tuỳ từng loại cấu kiện khác nhau mà ta có tính toán đưa ra vị trí ngừng thi công ở vị trí nào đảm bảo có nội lực nhỏ nhất. Khi thi công tiếp cho công nhân đập lớp bê tông có chất lượng xấu ở bề mặt tiếp xúc làm sạch và tưới nước xi măng ở vị trí mạchngừng để tạo độ dính bám của 2 phần bê tông trước và sau. Bê tông ở vị trí mạch ngừng cần tăng thêm lượng xi măng theo cấp phối thiết kế, khi đổ bê tông phải đầm thật chặt mục đích của việc xử lý mạch ngừng là không làm thay đổi khả năng chịu lực của kết cấu theo yêu cầu thiết kế. 7. Biện pháp thi công phần xây: a - Công tác chuẩn bị vật liệu. - Gạch xây dùng gạch đặc M75 mẫu gạch được kiẻm tra và được chủ đầu tư phê duyệt. - Trước khi xây gạch được vệ sinh và tưới nwocs để đảm bảo độ dính với vữa xây. Loại bỏ những viên gạch vỡ quá nhỏ (<50%) khống chế tỷ lệ gạch vỡ xây trong tường < 10% gạch không nứt mẻ, công vênh. Vừa dùng vữa tam hợp M50. b- Công tác xây tường. - Chuẩn bị kiểm tra hệ thống tim, cốt bằng máy kinh vĩ va thuỷ bình trong quá trình xây sử dụng hai dây hai mặt tường, thường xuyên kiểm tra độ phẳng ngang bằng máy thuỷ bình các vị trí đặt cửa được xác định trước khi xây va luôn treo quả dọi để kiểm tra độ thẳng đứng. - Mỗi đợt xây không cao quá 1,0 – 1,2m phù hợp chiều cao từng đợt giáo và độ vươn tới của công nhân trực tiếp xây. - Mác vữa đúng theo yêu cầu thiết kế chất lượng vữa phải được kiểm tra bằng thí nghiệm vữa đã trộn phải dùng hết trước khi bắt đầu đông cứng không dùng vữa đông cứng vữa khô. - Vận chuyển gạch vữa dưới đất và trên các tầng thi công bằng xe cải tiến, xe cút kít vận chuyển từ mặt đất lên các từng bằng tời. - Tường xây là tường bao che không đóng vai trò chịu lực, tuy nhiên nó quyết định nhiều đến kỹ mỹ thuật công trình, cối xây đảm bảo ngang bằng, phẳng mặt, vuông góc mạch không trùng, cối xây đặc trắc chiều dày của mạch vưav trung bình 1,2 cm, các mạch vữa so le nhau ít nhất 50mm, mạch xây phải đầy không rỗng. - Khối xây được liên kết với cột bê tông bằng những sợi thép chờ 6 đặt sẵn trong cột ( L=500, a=500) khi đang xây màngừng thì phải đặt mở giạt không được để mỏ lốc. Cứ 5 hàng dọc có một hàng quay ngang, các hàng cần quay ngang - Xây hàng đầu tiên và hàng cuối cùng. - Xây ở các trình đỉnh cột, tường. - Xây trong bộ phận nhô ra của kết cấu độ sai lệch trục của khối xây không vượt quá 10mm. Yêu cầu công tác xây phải đảm bảo. + Gạch trước khi xây phải tưới nước. + Vữa xây đúng mác thiết kế và trộn bằng máy trộn. + Trước khi xây phải làm tốt công tác chuẩn bị làm sạch bề mặt, lấy mốc căng dây nèo để đảm bảo phẳng đều. + Khởi xây phải đặc trắc, thẳng mạch, vữa phải đều, tường xây xong phải tưới nước bảo dưỡng. + Xác định và đánh dấu các vị trí chừa lỗ bu lông leo, giằng lanh tô. + Khối xây phải đảm bảo theo tiêu chẩn quy phạm. III – CÔNG TÁC HOÀN THIỆN. Trên cơ sở phần thô đã được nghiệm thu ta tiến hành hoàn thiệt bố trí công việc hài hoà để công việc này không làm ảnh hưởng đến xông việc khác. Tất cả các loại vữa trát, lát, ốp đều phải được trộn bằng máy. Cốt liệu đưa vào phải được cân đong đúng cấp phối để đảm bảo chất lượng. Cát dùng để trát phải được sàng qua sàng 3mm cho vữa lót và qua sàng 1,5mm cho vữa mặt. Các vật liệu hoàn thiện đều phải có mẫu thống nhấn để tiến hành mua và thi công đại trà. Công tác hoàn thiện được tiến hành từng phần. - Chèn kín các mối nối, chèn bọc các chi tiết thép. - Lắp và chèn khung cửa, nhét đầy vữa vào các khe các khuôn cửa và tường. - Thi công các lơp lót, các lớp chống tấm ở mái, vệ sinh WC, ban công... - Lắp đặt đường ống, mạng điện ngầm và kiẻm tra các mối nối, chi tiết liên kết. - Để đảm bảo tiến độ thi công sau khi ti công sàn tầng 3 có thể tiến hành hoàn thiện từng phần của tầng 1, bộ phận nào, khu vực nào phải gọn và phù hợp với tiêu chuản quy phạm nghiệm thu. Công tác hoàn thiện bao gồm: 1. Công tác trát: - Vữa trát được trộn bằng máy trôn. máy trộn vữa có dung tích 100lít, cấp phối đảm bảo mác theo yêu cầu thiết kế. - Trước khi trát bề mặt kết cấu phải được cọ hết bụi bẩn, rêu bám, các vết đàu mỡ, những vết lồi lõm và gồ ghể, vón cục vôi, vữa dính trên bề mặt, kết cấu phải được đắp thêm hay tảy cho phẳng, tại những vị trí có yêu càu chống thấm trước khi trát phải kiểm tra chất lượng của lớp chống thấm và các chi tiết khác. - Kiểm tra độ ẩm của tường khi trát, phải tưới ẩm bề mặt trát để tránh mất nước cho vữa trát, chống co ngót và rạn nứt mặt trát. - Khi mặt vữa trát dầy hơn 8mm phải trát thành nhiều lớp, chiều dầy mỗi lớp không quá 5mm mà không lớn hơn 8mm, các lớp trát đều phải phảng, khi lớp trước đã se mặt mới trát lớp sau, nếu lơp trước đã khô quá phải tưới nước cho ẩm. - Nếu bề mặt trát chưa đủ độ nhámcho lớp vữa bám dinh như bề mặt bê tông đúc trong khuôn thép, mặt kim loại.. Trước khi trát phải gia công phải tạodáng bằng cách phun cát hai bả lớp dính bámbằng vữa xi măng 3-4mm. Phải thử một vài chỗ để thử độ dính kết cần thiết - Trước khi găn trát các điểm làm mốc đồ thị để khống chế bề dầy lớp trát va làmchuẩncho việc thi công. - Khi lớp vữa trát chưa cứng, không va chạm hay rung động bảo vệ mặt trát khong cho nước chảy qua hay nóng lạnh cục bộ. Kiểm tra lớp trát phải được đảm bảo các yêu cầu sau: - Lớp trát phải bán chắc với kết cấu, không bị bong, bộp. Kiểm tra độ dính bám bằng cách gõ nhẹ nên mặt trát. Tất cả những chỗ có tiếng bộp phải phá trát lại. - Bề mặt lớp trát không có vết rạn chân chim, không có vết chữa cháy, vết hằn của dụng cụ trát, vết lồi lõm, gồ ghề cục bộ, cung như các khuyết tật khác ở góc, cạnh, gờ chân tường, gờ chân cửa, chỗ tiếp giáp với thiét bị điện, vệ sinh, thoát nước... - Các gờ cạnh của tường phải phẳng, sắc nét. Các đường vuông góc, đường cong phải kiểm tra bằng máy kinh vĩ. - Độ sai lệch của bề mặt trái phải tuân theo qui phạm va yêu cầu đã nêu trong hồ sơ thiết kế. * Xử lý giáp mối trát: Trát giáp mối ở những nơi tiếp giáp giữa phàn tường trát trước với phần tường trát sau hoặc khi chèn lỗ giáo.. cần làm như sau: - Vệ sinh chỗ giáp mối - Tươi ẩm mặt trát chống co ngót vữa - Vào vữa chỗ giáp nối dùng bay miết kỹ cho phần vữa mới bám chặt vào phần vữa cũ, để không hình thành vết nứt giữa hai phần. - Xó nhẵn, dùng chổi nhúng nước kết hợp xoa vị trí giáp nối. 2. Công tác láng. - Lớp láng thực hiện trên nền gạch hay bê tông. trước khi láng, bề mặt láng cũng được làm sạch như công tác trái và lớp láng cũng phải đảm bảo. - Những vị trí có yêu cầu đánh bóng bề mặt thì sau khi láng được 4-6 tiếng bắt đầu đánh bóng. 3. Công tác ốp: Công tác ốp được tiến hành sau khi đã lắp xong các đường ống cấp thoát nước đặt ngầm. - Gạch ốp phải đảm bảo đúng chủng loại( hãng sản xuât) màu sắc, kích thươds theo yêu cầu của thiết kế. - Dùng vữa xi măng mác 75 làm ốp lót có chiều dày < 2,5cm, lớp lót được cán phẳng như một lớp trát, dùng bay khía tạo nhám. - Ướm thử số hành gạch ốp, căng dây mốc dọc. - Căn cứ vào dây mốc căng dây ốp hàng mốc. - Từ dây mốc căng dây ốp theo từng hàng ngang từ trên xuống, trong quá trình ốp phải luôn dùng thước để kiểm tra mặt phẳng ốp, kiểm tra độ thẳng mạch bằng dây căng, mạch vưav 2 viên gạch ốp không qua 1,5 mm, các mạch vữa ngang, cọc phải sắc nét, thẳng vfà đều đặn. Vữa đệm giữa gạch ốp và mặt tường đảm bảo mác thiết kế va đắc chắc. Dùng búa cao su gõ nhẹ lên bề mặt viên gạch không có tiếng bộp, những viên bộp phải bóc ra ốp lại. - Trước khi ốp đại trà, ta tiến hành ốp mẫu một phòng để kiẻm tra. Nếu được mới ốp đại trà. - mặt ốp phải trẳng đứng, phẳng theo đúng yêu cầu thiết kế. Dùng thước 2 mặt áp vào mặt ốp không quá 2mm. - ốp xong 1-2 ngày ta tiến hành tráng mạch bắng nước xi măng trắng để che kín mặt ốp sau đó dùng dẻ mệm lau sạch mạch ốp. 2 4 1 3 dây căng mốc LÀM MỐC. 1234 VIÊN MỐC CHÍNH 4 – Công tác lát: - Công tác lát được tiến hành khi đã hoàn thành công việc ở phàn kết cấu bên trên và xung quanh phải bao gồm: Công tác trát trần,công tác trát và ốp tường tại những vị trí có yêu cầu chống thấm ( như khu WC) trước khi lát phải kiẻm tr chất lượng của lớp chống thấm và các chi tiết khác, mặt lát phải được phẳng và sạch sẽ. Vật liệu lát phải đúng chủng loại và kích thước, màu sắc theo yêu cầu thiết kế, gạch lát phải thẳng không sứt góc, không cong vênh, không có khuyết tật trên bề mặt. Những vị trí được cứt gạch phải cắt bằng máy để đảm bảo các viên gạch phẳng. - Làm mốc, lát hàng cầu, căn cứ vào cối hoàn thiện để làm mốc ở góc và giữa phòng, chiều dày của mốc bằng chiều dày của vữa lót. - Căn cứ hàng cầu căng dây làm mốc lát các hàng phía trước lùi dần ra phía cửa đi, lát đến đâu làm sạch mạch lát đến đó, giữa các viên gạch lát và sàn phải lót đày vữa, chiều dày lớp vữa xi măng lót không vượt qúa 15mm mạch vữa giữa 2 viên gạch không quá 1,5mm. Trong quá trình lát thường xuyên kiểm tra độ bám dính của viên gạch lát. - Mặt lát phẳng không gồ ghề lồi lõm cục bộ, kiểm tra bằng thước có chiều dài 2m. Khe hở giữa thước va mặt lát không quá 2mm. Việc kiểm tra độ chắc củalớp vữa liên kết bằng cách gõ nhẹ lên mặt lát, chỗ nào bộtp thì bóc lên lát lại. - Mặt lát được thi công theo đúng yêu cầu thiết kế về chủng loại gạch, màu sắc hoa văn, đường viền tranh trí. Trước khi lát đại trà tiến hành lát mẫu lớn hơn 1m2 để kiểm tra. - Sau khi lát được 24-48h tiến hành chèn mạch bằng xi măng nguyên chất. Trước khi chèn mạch không nên đi lại hoặc va chạm mạnh trên bề mặt nền lts, tránh làm bong gạch lau mặt sàn cho đường mạch sắc gon, xi măng không bám mạch gạch ngay khi chèn mạch sau. 4 1 Dây căng Hướng lát 2 3 Bốn viên mốc 1 2 3 4 Dây căng mốc 5- Phần hoàn thiệt các đường nét, gờ chỉ, hoa tiết tranh trí. Đều phải căng dây đánh cốt hai đầu đả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12951.doc
Tài liệu liên quan