Báo cáo Thực tập tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh

MỤC LỤC

I. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Hà Tĩnh 1

1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH Hà Tĩnh 1

1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH tỉnh Hà Tĩnh 3

1.2.1 Chức năng: 3

1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn: 3

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Hà Tĩnh 5

II. Tình hình hoạt động của BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua 8

2.1.Thuận lợi và khó khăn của BHXH tỉnh Hà Tĩnh 8

2.1.1 Những thuận lợi 8

2.1.2 Khó khăn 9

2.2 Những kết quả đạt được: 11

2.2.1 Thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế bắt buộc: 11

2.2.2 Công tác BHYT tự nguyện: 11

2.2.3 Công tác kế hoạch tài chính và chi trả các chế độ BHXH : 12

2.2.4 Công tác chế độ chính sách: 13

2.2.5 Công tác khám chữa bệnh: 14

2.2.6 Công tác cấp và quản lý sổ thẻ: 15

2.2.7 Công tác Công nghệ thông tin 15

2.2.8 Công tác kiểm tra 16

2.2.9 Công tác tuyên truyền 17

2.2.10 Công tác cải cách hành chính 18

2.2.11 Công tác hành chính- tổng hợp 18

2.3 Những tồn tại 19

2.4 Một số bài học kinh nghiệm 20

III. Phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện trong thời gian tới 21

3.1 Kế hoạch tổng quát 21

3.2 Một số chỉ tiêu cụ thể trong năm 2008 22

3.2.1 Về công tác chuyên môn 22

3.2.2 Về công tác Đảng, đoàn thể, chính quyền 23

3.3 Giải pháp thực hiện 23

3.4. Một số kiến nghị đề xuất 24

3.4.1 Đối với BHXH VN 24

3.4.2 Đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương: 25

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2894 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XH tỉnh theo quyết định số 149/BHXH/TCCB ngày 3/10/1995 của BHXH Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống tổ chức BHXH địa phương. Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổng giám đốc về những nhiệm vụ giao cho BHXH Hà Tĩnh. - Giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc. Phó giám đốc được giám đốc phân công chỉ đạo một số lĩnh vực công tác và chỉ đạo một số đơn vị trực thuộc, phó giám đốc thay mặt giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật Nhà nước giải quyết các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm được phân công. Phó giám đốc trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực được phân công và giải quyết các vấn đề được bàn thống nhất trong tập thể lãnh đạo. Những vấn đề mới phát sinh thuộc lĩnh vực mình phụ trách, phó giám đốc cần xin ý kiến của giám đốc để giải quyết. - BHXH Hà Tĩnh có 10 phòng nghiệp vụ, các trưởng phòng quản lý, điều hành hoạt động của phòng theo chế độ thủ trưởng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao, về hoạt động của phòng và quản lý cán bộ thuộc phòng. Giúp việc cho trưởng phòng có phó trưởng phòng. Phó trưởng phòng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được trưởng phòng hoặc thủ trưởng cơ quan phân công. Trưởng phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình công tác cụ thể đã được thủ trưởng cơ quan giao, có trách nhiệm phối hợp với các phòng chức năng khác để giải quyết các công việc liên quan đến phòng. Những việc vượt quá thẩm quyền quy định thì phải báo cáo giám đốc để xem xét giải quyết, duy trì chế độ báo đúng quy định. - BHXH Hà Tĩnh có 12 đơn vị BHXH huyện thị xã trực thuộc, có chức năng giúp cho giám đốc BHXH tỉnh quản lý quỹ BHXH và tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH trên địa bàn huyện. BHXH các huyện, thị xã chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BHXH tỉnh, chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của UBND huyện. BHXH các huyện, thị xã các huyện, thị xã cũng gồm có ban giám đốc và các bộ phận chức năng, có tư cách pháp nhân, trụ sở đặt tại huyện, có con dấu và tài khoản riêng. BHXH huyện có nhiệm vụ tổ chức thu BHXH của người sử dụng lao động và người lao động tham gia BHXH trên địa bàn huyện. Tổ chức chi trả trợ cấp BHXH cho từng người hưởng BHXH trên địa bàn huyện theo phân cấp của Tổng giám đốc BHXH VN và giám đốc BHXH tỉnh. Quản lý công chức, viên chức, quản lý tài chính thuộc BHXH huyện theo phân cấp. Ta có sơ đồ cơ cấu tổ chức BHXH tỉnh Hà Tĩnh như sau: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BHXH HÀ TĨNH Bhxh huyện Kỳ Anh Giám đốc BHXH tỉnh Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng thu Phòng KH-TC Phòng chế độ chính sách Phòng giám định Phòng HC-TH Phòng quản lý sổ thẻ Phòng CNTT Phòng kiểm tra Phòng BH tự nguyện Bhxh huyện Thạch Hà Bhxh huyện Can lộc bhxh huyện Đức thọ bhxh huyện Hồng Lĩnh bhxh huyện Lộc Hà Bhxh huyện Vũ Quang Bhxh huyện Nghi Xuân Bhxh huyện Hương Sơn Bhxh huyện Hương Khê Phòng tổ chức cán bộ Bhxh huyện cẩm xuyên Bhxh thành phố Hà tĩnh II. Tình hình hoạt động của BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua 2.1.Thuận lợi và khó khăn của BHXH tỉnh Hà Tĩnh 2.1.1 Những thuận lợi - Ngay sau khi có Quyết định thành lập của Tổng Giám Đốc BHXHVN, Hà Tĩnh là một trong những địa phương sớm hoàn thành công tác giao nhận nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và triển khai chức năng nhiệm vụ ở cấp tỉnh và 10 huyện, thị. Kể từ đó đến nay ngành thường xuyên nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của BHXHVN, sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ , chính quyền các cấp, đồng thời có sự phối hợp giúp đỡ của các ngành, các cấp có liên quan, có sự đồng tình cao của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT. - Cơ sở vật chất của ngành luôn được BHXHVN, cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm tạo điều kiện để đầu tư, xây dựng. Hiện nay ngành đã có cơ sở vật chất khang trang, lịch sự, đảm bảo cho các hoạt động được tốt. - Cấp uỷ, chính quyền các cấp đã triển khai và tổ chức sơ kết chỉ thị 15CT/TW, ngày 16/05/1997 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà Nước thực hiện các chế độ BHXH. Hàng năm, cấp uỷ chính quyền có sơ kết đánh giá thực hiện, rút ra bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, quản lý nên giúp cho BHXH ngày càng thực hiện tốt hơn các chính sách BHXH. - Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 21/01/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ ra đời, ngành BHXH được bổ sung về lực lượng, chức năng nhiệm vụ, các chế độ chính sách BHXH, BHYT được giải quyết đồng nhất. - BHXH Hà Tĩnh là đơn vị được Tổng Giám Đốc BHXHVN chọn giao nhiệm vụ thực hiện thí điểm cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” liên thông từ đó luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên về mọi mặt của Tổng Giám Đốc và Ban chỉ đạo cảo cách hành chính BHXHVN. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức BHXH Hà Tĩnh đã giải quyết chế độ cho người tham gia BHXH,BHYT kịp thời, chính xác, do đó đã tạo được mối quan hệ tin cậy giữa cơ quan BHXH và người tham gia, người thụ hưởng chính sách BHXH,BHYT trên địa bàn. - BHXH Hà Tĩnh đã ứng dụng đồng bộ các chương trình phần mềm quản lý của BHXHVN như chương trình cấp thẻ BHYT, chương trình BHXH NET, chương trình xét duyệt chế độ. Bên cạnh đó BHXH Hà Tĩnh tiếp tục nâng cấp chương trình Quản lý Quỹ BHXH, chương trình quản lý sổ BHXH góp phần hỗ trợ đắc lực, có hiệu quả cao trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành. - Luật BHXH có hiệu lực thi hành đã tác động tích cực đến người sử dụng lao động và người lao động do đó các đơn vị sử dụng lao động đã nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH, BHYT làm cơ sở và điều kiện thuận lợi cho ngành thực hiện tốt chế độ chính sách cho người lao động. 2.1.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi mà BHXH Hà Tĩnh có được trong quá trình hoạt động thì BHXH Hà Tĩnh cũng gặp phải không ít khó khăn: - Hà Tĩnh là một địa phương có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, nhưng có tới 4 huyện và 1 thi xã miền núi, địa bàn đi lại còn khó khăn. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ. Chính những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến công tác thu- chi của ngành. - Mặc dù các cấp chính quyền tham gia tích cực song chưa có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ (chẳng hạn như chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Thanh tra lao động hay Cục Thuế, phòng tài chính với cơ quan BHXH ở địa phương trong việc phát hiện các doanh nghiệp thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, số lao động làm việc trong các đơn vị,...) khiến công tác thu chi, thực hiện các chính sách BHXH nhiều khi còn gặp khó khăn. - Do nhận thức chưa đầy đủ và ý thức tuân thủ chưa cao nên một số chủ sử dụng lao động cố tình trốn tránh việc đăng ký tham gia BHXH cho người lao động. - Nhận thức của người dân về BHXH đặc biệt là BHYT tự nguyện còn nhiều hạn chế nên chưa thấy hết được ý nghĩa nhân văn, nhân đạo của việc tham gia BHXH, BHYT nên việc mở rộng đối tượng của ngành còn khó khăn. - Việc chuyển giao BHYT về BHXH là một thuận lợi cho ngành nhưng các văn bản pháp quy về thực hiện các chế độ chính sách lại chậm được sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay đã gây ra không ít khó khăn trong công tác quản lý, thực thi nhiệm vụ của các đơn vị cơ sở. - Một số quy định về BHXH trong các văn bản pháp luật còn chưa cụ thể, rõ ràng, các bước triển khai có quá nhiều thủ tục hành chính không cần thiết, thêm vào đó trong quá trình thực hiện lại thường xuyên thay đổi (đặc biệt trong lĩnh vực BHYT tự nguyện) khiến cho công tác triển khai và thực hiện các chế độ BHXH gặp không ít khó khăn. - Năm 2007 vừa qua BHXH Hà Tĩnh là đơn vị được chọn là mô hình điểm trong thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” , chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện nên phải vừa triển khai vừa hoàn thiện. - Năm 2007 cũng là năm đầu tiên thực hiện luật BHXH, các văn bản hướng dẫn thực hiện luật chậm được ban hành gây khó khăn trong việc giải quyết chế độ cho đối tượng. 2.2 Những kết quả đạt được: 2.2.1 Thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế bắt buộc: Công tác thu BHXH có tầm quan trọng đặc biệt, nó phản ánh trách nhiệm của các bên tham gia BHXH giữa chủ sử dụng lao động, người lao động và cơ quan BHXH. Công tác thu BHXH được bàn giao từ Liên đoàn Lao động và cục thuế Hà Tĩnh, BHXH Hà Tĩnh thực hiện thu đúng theo quy định tại điều lệ BHXH và BHYT (từ đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động). Việc thu nộp BHXH đã làm thay đổi quan niệm của một bộ phận lớn người lao động, từ trước không phải trích tiền lương, tiền công của cá nhân đóng góp vào quỹ, chính sự đóng góp này đã tạo cho người lao động, chủ sử dụng lao động thấy rõ hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với chính sách BHXH, BHYT. Qua 12 năm thực hiện nhiệm vụ, số đối tượng tham gia ngày càng tăng rõ rệt, số tiền thu được nộp về quỹ BHXH ngày càng nhiều. Người lao động được cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, phiếu khám chữa bệnh kịp thời, đầy đủ. Để hoàn thành và vượt mức kế hoạch thu năm 2007, ngay từ quý đầu năm BHXH Hà tĩnh đã giao kế hoạch cụ thể cho từng đơn vị trực thuộc, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phối hợp các ban ngành chức năng đưa ra biện pháp tối ưu nhằm thực hiện tốt công tác thu BHXH, BHYT trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó BHXH Hà Tĩnh đã thực hiện thành công Chương Trình quản lý Quỹ BHXH nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi trong công việc nghiệp vụ. Đến ngày 31/12/2007, thu được 234,6 tỷ đồng đạt 103,8% kế hoạch năm, tăng 20% so với năm 2006. 2.2.2 Công tác BHYT tự nguyện: Được sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp và đặc biệt sau khi có Thông tư liên tịch số 77/TTLT-BYT-BTC, ngày 07/8/2003 của Liên bộ tài chính- y tế và công văn hướng dẫn số 3631/BHXH-TN, ngày 31/10/2003 của BHXH VN, BHYT học sinh đã được triển khai sâu rộng trên toàn tỉnh. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã có văn bản chỉ đạo công tác BHYT học đường, BHXH Hà Tĩnh đã ký các văn bản liên ngành với sở Giáo dục- đào tạo, tỉnh đoàn, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện học sin, hộ gia đình, hội đoàn thể. Công tác tuyên truyền được chú trọng, đài phát thanh truyền hình, trung tâm truyền thông sức khoẻ của Sở Y tế đã xây dựng phóng sự về BHYT học sinh.Cơ quan BHXH đã phát hành các tờ rơi, thông báo đến tận các trường học, đơn vị sử dụng lao động. Năm học 2003-2004 có 353 trường với 51.448 em tham gia, tổng thu 1,37 tỷ đồng đạt 123,59 % so với kế hoạch năm (kế hoạch 1,111tỷ đồng ) và đạt 157 % so với kế hoạch năm trước, Năm học 2004-2005, toàn tỉnh có 66.061 em tham gia với tổng số tiền thu được 1,742 tỷ đồng. Đối với BHYT tự nguyện hộ gia đình, hội đoàn thể, thân nhân người lao động:năm 2005 là năm đầu tiên triển khai và toàn tỉnh đã có 4.012 người tham gia, với tổng só tiền thu được 0,24 tỷ đồng. Năm 2007 BHXH đã đạt và vượt mức kế hoạch thu BHYT tự nguyện, thu được 7,2 tỷ đồng. Trong đó, BHYT học sinh, sinh viên : 100,701 em tham gia đạt 118,32 % kế hoạch năm, có 467/577 trường tham gia, đạt 80,9 % tổng số trường toàn tỉnh; Hộ gia đình và cán bộ, dân số kế hoạch gia đình các xã, phường , thị trấn: 2.699 người đạt 248,70 % kế hoạch được giao. 2.2.3 Công tác kế hoạch tài chính và chi trả các chế độ BHXH : - Công tác chi trả các chế độ BHXH : Sau khi tiếp nhận chi trả lương hưu và trợ cấp từ Sở Lao động- Thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh chuyển sang, BHXH Hà Tĩnh đề ra mục tiêu chi trả: “đúng kỳ, đủ số, tận tay và an toàn”. Để thực hiện tốt được điều đó trong công tác chi trả phải cải tiến từ việc quản lý đối tượng đến tổ chức chi trả. Trước đây việc lập danh sách hàng tháng do ban chi trả xã lập, huyện duyệt và tỉnh cấp tiền. Nhưng trong những năm qua BHXH tỉnh đã lập danh sách trên cơ sở hồ sơ đang quản lý và có sự phối hợp đồng bộ giữa BHXH huyện, thị xã, phòng chế độ chính sách, Kế hoạch tài chính, Công nghệ thông tin nên giữa danh sách nguồn chi trả luôn khớp đúng. Việc tổ chức chi trả được áp dụng bằng hai hình thức : trực tiếp và gián tiếp thông qua đại lý. Trong đó chi trả trực tiếp 60 % số tiền chi trả hàng tháng với 34 % số xã trong toàn tỉnh. Từ 56.012 người hưởng chế độ thường xuyên từ ngành Lao động- thương binh và xã hội nay BHXH Hà Tĩnh đang quản lý hơn 61.984 đối tượng. Tổng số tiền đã chi trả: 827,3 triệu đồng. Tăng 39 % so với năm 2006. Với lượng tiền chi trả lớn nhưng toàn ngành đã khắc phục khó khăn đảm bảo thực hiện chi trả kịp thời, chính xác và an toàn tiền mặt. - Công tác Kế hoạch tài chính: Trong công tác quyết toán tài chính hàng quý, hàng năm, BHXH tỉnh luôn thực hiện tốt quy chế tài chính và chế độ kế toán thống kê. Việc thực hiện quy định chuyển tiền thu thuận lợi, kịp thời và hợp lý. Sử dụng kinh phí quản lý bộ máy đúng mục đích. Tăng cường tiết kiệm để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức viên chức, tạo điều kiện cho công chức viên chức ổn định trong công tác. 2.2.4 Công tác chế độ chính sách: Tại thời điểm nhận bàn giao BHXH Hà Tĩnh tiếp nhận 56.911 hồ sơ các loại đối tượng hưởng chế độ BHXH từ hai ngành Lao động- Thương binh và xã hội Hà Tĩnh, Liên đoàn lao động tỉnh để quản lý và thực hiện chi trả, số đối tượng đó đều hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước. Hiện nay, BHXH Hà Tĩnh đang quản lý 61.984 đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng, trong đó có 47.505 đối tượng thuộc ngân sách nhà nước và 14.479 đối tượng thuộc nguồn quý BHXH. Năm 2007 đã xét duyệt 3.753 hồ sơ các loại. BHXH Hà Tĩnh đã ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chế độ chính sách nên việc xét duyệt chính xác, đảm bảo quyền lợi cho đối tượng Công tác khám chữa bệnh: Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ khám chữa bệnh cho đối tượng tham gia BHYT, BHXH tỉnh Hà tỉnh đã thực hiện ký kết lại hợp đồng khám chữa bệnh với các cơ sở y tế. Hàng quý thực hiện thanh quyết toán và ký kết hợp đồng tiếp theo đúng quy định. Mở rộng công tác khám chữa bệnh ban đầu tại các xã, thi trấn trong tỉnh. Năm 2007 BHXH tỉnh đã ký kết hợp đồng khám chữa bệnh với 18 cơ sở khám chữa bệnh. Triển khai khám chữa bệnh BHYT tại 194 trạm y tế xã/262 xã, đạt tỷ lệ 74 % số trạm y tế xã tổ chức khám chữa bệnh ban đầu cho người tham gia BHYT. Với mục đích phục vụ đối tượng ngày càng tốt hơn trong công tác khám chữa bệnh, lãnh đạo BHXH Hà Tĩnh đã thường xuyên làm việc với lãnh đạo ngành y tế tăng cường mối quan hệ phối hợp, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ. Quán triệt cán bộ, công chức viên chức nâng cao tinh thần trách nhiệm, cải cách thủ tục hành chính trong công tác giám định khám chữa bệnh. Quỹ khám chữa bệnh BHYT được quản lý tốt, có hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT khi đến khám chữa bệnh. Sổ sách theo dõi ghi chép khá đầy đủ tổng hợp, thống kê chi phí khám chữa bệnh hàng tháng chính xác kịp thời. Số kinh phí đã chi năm 2007: 127.22 tỷ đồng ( kể cả đa tuyến) cho 838.138 lượt người đến khám chữa bệnh BHYT, cao hơn năm 2006 35tỷ đồng. Công tác cấp và quản lý sổ thẻ: Công tác quản lý hồ sơ có nhiều thay đổi, những năm đầu mới thành lập, hồ sơ được giao phòng chế độ chính sách quản lý. Đến năm 2001, BHXH Hà Tĩnh được thành lập phòng quản lý hồ sơ nên công tác quản lý, bảo quản khai thác hồ sơ đối tượng hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp BHXH cũng như hồ sơ các phòng nghiệp vụ được duy trì ổn định. Việc bổ sung hồ sơ thiếu được lãnh đạo BHXH tỉnh quan tâm, tổ chức liên tục từ năm 2002, nhằm đáp ứng được việc sử dụng và khai thác hồ sơ, giải quyết công việc kịp thời, đảm bảo quyền lợi lâu dài của người tham gia và hưởng chế độ BHXH. Toàn bộ hồ sơ được quản lý theo hộp và theo dõi bằng chương trình phần mềm thuận tiện cho việc tra cứu, khai thác. Năm 2007 BHXH đã cấp mới 6.802 quyển sổ BHXH , 664.238 thẻ BHYT. 2.2.7 Công tác Công nghệ thông tin Công tác CNTT được ngành thường xuyên chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng các mặt chuyên môn nghiệp vụ. Để đáp ứng yêu cầu khối lượng công vịêc ngày càng lớn của ngành và nâng cao hiệu quả công việc, phục vụ đối tượng một cách tốt nhất, BHXH Hà Tĩnh đã tích cực ứng dụng và xây dựng các phần mềm CNTT trong công tác chuyên môn. Ngoài các phần mềm của BHXH VN như chương trình in thẻ, chương trình trung gian, chương trình giải quyết chế độ chính sách. BHXH tỉnh đã đầu tư xây dựng phần mềm thanh toán chi phí khám chữa bệnh, phần mềm kế toán. Trong năm vừa qua BHXH tỉnh đã xây dựng chương trình Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng nghiệp vụ xử lý hồ sơ theo quy trình “một cửa”, giúp cho lãnh đạo BHXH, lãnh đạo các phòng nghiệp vụ theo dõi, giám sát được tiến độ xử lý nghiệp vụ của từng phòng, từng cán bộ. Xây dựng chương trình Hỏi đáp chế độ chính sách và lắp đặt hệ thống màn hình cảm ứng tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị và các cá nhân đến giải quyết công việc có cơ hội thuận lợi tiếp cận chế độ chính sách và các thông tin về ngành BHXH. 2.2.8 Công tác kiểm tra Trong năm đầu mới thành lập công tác kiểm tra được giao thực hiện tại phòng Tổ chức- hành chính- kiểm tra. Đến tháng 8/1996 phòng Kiểm tra pháp chế được thành lập và đi vào hoạt động nhằm mục đích thực hiện công tác kiểm tra, tổ chức tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.Sau khi có Quyết định 1644/2002/QĐ-BHXH, ngày 17/12/2002 phòng Kiểm tra pháp chế đổi tên thành phòng kiểm tra và được quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Từ khi thành lập đến nay đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra tại các BHXH huyện, thị xã, các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở khám chữa bệnh có ký hợp đồng với BHXH tỉnh. Kết quả kiểm tra đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm : suất tuất hưởng quá thời hạn, hưởng mất sức lao động quá thời hạn, cấp sai, cấp trùng, làm hồ sơ giả để thanh toán chế độ ốm đau thai sản…Với số tiền truy thu lên đến hàng chục triệu đồng. Qua công tác kiểm tra đã kịp thời chấn chỉnh và khắc phục những sai sót. Công tác giải quyết đơn thư, tiếp dân đã được ngành quan tâm đúng mức, đơn thư khiếu nại, tố cáo giải quyết đúng trình tự thủ tục của Luật khiếu nại, tố cáo góp phần đảm bảo công bằng xã hội, ổn định lòng dân, hạn chế được việc khiếu nại vượt cấp, đi lại nhiều lần làm tốn kém thời gian và tiền bạc của nhân dân. 2.2.9 Công tác tuyên truyền Các chế độ chính sách BHXH, BHYT trực tiếp liên quan đến đông đảo thành phần, đối tượng, ở tất cả các địa bàn. Các chế độ chính sách thường xuyên thay đổi phù hợp tình hình phát triển kinh tế, chính trị của đất nước. Do vậy việc tăng cường tuyên truyền là một yêu cầu cấp thiết của ngành BHXH.Với tầm quan trọng đó, BHXH Hà Tĩnh đã tăng cường công tác tuyên truyền trên mọi phương diện như phối hợp các cơ quan truyền thông đại chúng tuyên truyền trên báo viết, báo hình, báo nói. Mỗi quý có 2 chuyên trang về BHXH trên báo Hà Tĩnh. Hàng tuần có chuyên mục giải đáp trên sóng truyền hình Hà Tĩnh. Tuyên truyền tại các hội nghị báo cáo viên của các địa phương. Phát hành các loại tờ rơi, thông báo, panô, áp phích…Xây dựng và cũng cố đội ngũ cộng tác viên của ngành, hàng quý các cộng tác viên đều có bài viết gửi các báo. Đặc biệt trong 2 năm 2003-2004 ngành đã phát hành 10.000 tờ thông báo, 5.000 tờ rơi gửi đến các đơn vị sử dụng lao động, các trường học để tuyên truyền các chế độ BHXH. Phối hợp trung tâm văn hoá thị xã Hà Tĩnh làm 15 tấm panô nhỏ treo tại các đường phố chính tại nội thị. Năm 2007, luật BHXH có hiệu lực thi hành, bên cạnh đó các chế độ về BHYT có nhiều thay đổi. Do vậy để các đơn vị sử dụng cũng như người lao động hiểu và thực hiện đúng các quy định về chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHXH Hà Tĩnh đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, góp phần không nhỏ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành. BHXH Hà Tĩnh đã tổ chức 12 lớp tập huấn Luật BHXH cho 1.731 người thuộc 1.263 các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó BHXH Hà Tĩnh tổ chức tập huấn Luật BHXH, nghiệp vụ BHXH, BHYT cho hơn 222 cán bộ, công chức trong toàn ngành. 2.2.10 Công tác cải cách hành chính Công tác cải cách hành chính là nét nổi bật nhất của BHXH Hà Tĩnh trong năm 2007. Với đặc thù của ngành, số đối tượng tham gia BHXH, BHYT lớn ( gần 75 vạn người, chiếm hơn 75% dân số Hà Tĩnh ) BHXH Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện đồng bộ chương trình cải cách hành chính tổng thể trên 4 nội dung cơ bản của Chính phủ giai đoạn 2001-2010: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công.Từ 01/01/2007 bắt đầu triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông từ tỉnh đến huyện, loại bỏ sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các phòng nghiệp vụ. Qua một năm thực hiện, hiệu quả đề án mang lại hết sức rõ nét, tạo sự tin tưởng, phấn khởi cho cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành, đưa lại hiệu suất công việc cao, chất lượng phục vụ tốt, minh bạch và có sự giám sát lẫn nhau trong công việc, được sự đồng tình cao của các đơn vị sử dụng lao động, người thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT tạo tiền đề cho những năm tiếp theo và rút kinh nghiệm triển khai trong toàn ngành. Tại bộ phận “giao dịch một cửa” BHXH Hà Tĩnh đã tiếp nhận 30.805 hồ sơ các loại, trong đó tư vấn chế độ chính sách 228 lượt người. Tại bộ phận “giao dịch một cửa” ở BHXH huyện đã tiếp nhận 21.072 hồ sơ các loại, trong đó tư vấn chế độ chính sách cho 779 lựơt người ( số hồ sơ giải quyết tại cấp huyện tính từ 01/07/07 ) Tất cả hồ sơ tiếp nhận đã được giải quyết và trả cho các tổ chức, cá nhân đúng hẹn, không để tồn đọng. 2.2.11 Công tác hành chính- tổng hợp Trung bình mỗi năm ngành đã tổ chức được 6 đợt tập huấn về các mặt nghiệp vụ. Tổ chức tốt các cuộc giao ban văn phòng hàng tháng và giao ban toàn ngành hàng quý. Tổ chức tốt các hội nghị tổng kết, sơ kết công tác BHXH hàng năm. Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương ban hành các văn bản chỉ đạo về thực hiện công tác BHXH, BHYT. Phối hợp các ngành ban hành các văn bản kiểm tra, phối hợp giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, đối tượng hưởng chế độ BHXH Bổ sung hoàn thiện các quy chế tài chính, quy chế làm việc và bảo quản tại cơ quan. Đảm bảo tốt các hoạt động của ngành một cách thông suốt, an toàn. Tổ chức thành công 2 đợt hội thảo về thực hiện cải cách hành chính tại BHXH Hà Tĩnh. 2.3 Những tồn tại - Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH ban hành còn chậm dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết chế độ chính sách cho người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Các chương trình phần mềm xét duyệt chế độ và quản lý đối tượng chưa bổ sung, điều chỉnh kịp thời với sự thay đổi của chế độ. - Tình trạng bội chi quỹ khám chữa bệnh xảy ra ở hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh. - Công tác tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng rộng lớn của ngành BHXH. Nhiều người dân chưa hiểu được bản chất nhân văn, nhân đạo của công tác BHXH, đặc biệt trong công tác BHYT bắt buộc và tự nguyện. - Phối kết hợp với các ngành trong việc thực hiện các ché độ chính sách BHXH tuy đã có nhưng chưa mạnh, chưa thường xuyên, chưa có những giải pháp cụ thể , đồng nhất. - Cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa có giải pháp xử lý những tồn đọng, vi phạm trong việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động và các đối tượng được hưởng và tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn. - Tình trạng nợ đọng tiền đóng BHXH vẫn còn khá lớn, trong đó ngân sách nhà nước nợ kinh phí mua thẻ BHYT người nghèo còn hơn 5 tỷ đồng. - Việc để lại 2 % kinh phí cho đơn vị sử dụng lao động chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho người lao động đã làm cho các đơn vị sử dụng lao động lúng túng trong quá trình thực hiện. Một số đơn vị có số lao động ít, không đủ nguồn, nên chi trả cho người hưởng trợ cấp không kịp thời. - Việc lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT ở các cơ sở vẫn còn nhiều sai sót, ảnh hưởng thời gian cấp thẻ và phải sửa, đổi lại nhiều lần. 2.4 Một số bài học kinh nghiệm - Phải xây dựng được mối đoàn kết thống nhất trong toàn đơn vị. Tất cả các cán bộ, công chức, viên chức đều phải có sự quyết tâm đồng lòng để xây dựng ngành BHXH vững mạnh xuất sắc về mọi mặt. Có thể coi đây là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. - Phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của cơ quan chủ quản, các cấp uỷ chính quyền các cấp và sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong việc giám sát kiểm tra thực hiện các chế độ chính sách BHXH, BHYT cho người tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT. - Công tác tuyên truyền phải sâu rộng, toàn diện, thể hiện được sự cụ thể, thiết thực dễ hiểu. - Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm đồng thời phát huy được sức mạnh của các tổ chức đoàn thể nhằm phát huy hiệu quả các đợt phát động thi đua. - Thường xuyên chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành, tạo được sự gắn bó, yêu nghề, yêu ngành, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của ngành. III. Phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện trong thời gian tới 3.1 Kế hoạch tổng quát - Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, đủ năng lực, trình độ về mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của ngành trong tình hình mới. Tích cực chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành nhanh chóng chuyển đổi tác phong làm việc hành chính sang tác phong phục vụ đối tượng. - Thu BHXH, BHYT : Đối với số lao động tham gia BHXH phấn đấu mỗi năm tăng 5 % . Phấn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tại bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh.DOC
Tài liệu liên quan