Báo cáo Thực tập tại bệnh viện huyện Đông Sơn Thanh Hóa

I. MỤC TIÊU

* Sau khi thực tập học sinh có những khả năng sau:

1. Mô tả được chức năng nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của khoa Dư¬ợc bệnh viện Huyện - Hiệu thuốc - Công ty Dư¬ợc Thanh Hóa.

2. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ng¬ười Dược sĩ Trung học.

3. Làm đư¬ợc các kỹ năng đã học trong chư¬ơng trình dư¬ợc sĩ trung học tại các cơ sở thực tập dư¬ới sự giám sát của giáo viên.

4. Thực hiện kỹ năng giao tiếp, truyền thông, tư¬ vấn, GDSK và sử dụng thuốc an toàn hợp lý.

II. NỘI DUNG THỰC TẬP

1. Tại khoa D¬ược Trung tâm y tế:

*Nghe giới thiệu và tìm hiểu:

- Mô hình, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của khoa D¬ược bệnh viện.

- Chế độ quản lý chuyên môn, quản lý kinh tế trong khoa Dư¬ợc bệnh viện.

* Trực tiếp làm và tìm hiểu :

- Thực tập làm công tác trong các khâu của khoa Dư¬ợc cụ thể nh¬ư: Thống kê, kế toán, sắp xếp, bảo quản, cấp phát thuốc.

- Pha chế thuốc (nếu có)

- Tìm hiểu và thu nhập những đơn thuốc sử dụng tại bệnh viện

- Ghi chép danh mục thuốc thiết yếu: Tên thuốc, dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng, công đụng và ghi chép mẫu công thức pha chế thuốc tại bệnh viện.

2. Tại Công ty Dược và Vật t¬ư y tế Tỉnh

- Hệ thống tổ chức của Công ty - Công tác quản lý kinh doanh

- Xây dựng kế hoạch, giới thiệu và quảng cáo thuốc.

- Hồ sơ, sổ sách quản lý.

- Tổ chức hệ thống kho bảo quản Dư¬ợc phẩm vật tư¬ y tế.

3. Tại nhà thuốc

- Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Nhà thuốc, hiệu thuốc, đại lý bán thuốc.

- Thực tập giới thiệu hư¬ớng dẫn sử dụng thuốc

- Thực tập sắp xếp, bảo quản.

- Thực tập cách lập sổ, ghi chép các loại sổ, biểu mẫu.

- Thực tập sản xuất, đóng gói (nếu có )

- Dạng sách thuốc, hoá chất, Dư¬ợc liệu đư¬ợc phép kinh doanh tại các nhà thuốc, hiệu thuốc.

 

doc44 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 9389 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại bệnh viện huyện Đông Sơn Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ Y TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Địa điểm thực tập: Trung tâm y tế huyện Nho Quan - Công ty cổ phần Dược phẩm Ninh Bình - Trạm y tế xã Lạc Vân Huyện Nho Quan – Tỉnh Ninh Bình MỤC TIÊU - NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP I. MỤC TIÊU * Sau khi thực tập học sinh có những khả năng sau: 1. Mô tả được chức năng nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của khoa Dược bệnh viện Huyện - Hiệu thuốc - Công ty Dược Thanh Hóa. 2. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người Dược sĩ Trung học. 3. Làm được các kỹ năng đã học trong chương trình dược sĩ trung học tại các cơ sở thực tập dưới sự giám sát của giáo viên. 4. Thực hiện kỹ năng giao tiếp, truyền thông, tư vấn, GDSK và sử dụng thuốc an toàn hợp lý. II. NỘI DUNG THỰC TẬP 1. Tại khoa Dược Trung tâm y tế: *Nghe giới thiệu và tìm hiểu: - Mô hình, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện. - Chế độ quản lý chuyên môn, quản lý kinh tế trong khoa Dược bệnh viện. * Trực tiếp làm và tìm hiểu : - Thực tập làm công tác trong các khâu của khoa Dược cụ thể như: Thống kê, kế toán, sắp xếp, bảo quản, cấp phát thuốc. - Pha chế thuốc (nếu có) - Tìm hiểu và thu nhập những đơn thuốc sử dụng tại bệnh viện - Ghi chép danh mục thuốc thiết yếu: Tên thuốc, dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng, công đụng và ghi chép mẫu công thức pha chế thuốc tại bệnh viện. 2. Tại Công ty Dược và Vật tư y tế Tỉnh - Hệ thống tổ chức của Công ty - Công tác quản lý kinh doanh - Xây dựng kế hoạch, giới thiệu và quảng cáo thuốc. - Hồ sơ, sổ sách quản lý. - Tổ chức hệ thống kho bảo quản Dược phẩm vật tư y tế. 3. Tại nhà thuốc - Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Nhà thuốc, hiệu thuốc, đại lý bán thuốc. - Thực tập giới thiệu hướng dẫn sử dụng thuốc - Thực tập sắp xếp, bảo quản. - Thực tập cách lập sổ, ghi chép các loại sổ, biểu mẫu. - Thực tập sản xuất, đóng gói (nếu có ) - Dạng sách thuốc, hoá chất, Dược liệu được phép kinh doanh tại các nhà thuốc, hiệu thuốc. THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN HUYỆN ĐÔNG SƠN THANH HÓA Thời gian thực tập: 4 tuần Từ ngày 09/6/2008 đến 06/7/2008 GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN HUYỆN ĐÔNG SƠN Bệnh viện huyện Đông Sơn là một đơn vị hành chính sự nghiệp. Đặt dưới sự quản lý toàn diện của Sở y tế Tỉnh Thanh Hóa và UBND Huyện Đông Sơn. Bệnh viện huyện có tổng số 100 cán bộ biên chế được chia: - Các khoa phòng của Bệnh viện gồm : + Phòng hành chính - Tổ chức - Quản trị + Khoa phòng khám + Khoa cấp cứu - Nhi - Lây + Khoa đông y + Khoa ngoại - Sản + Khoa dược + Cận lâm sàng Một số cán bộ phụ trách một số các mặt khác như: Phòng chống bệnh biếu cổ, phòng chống sốt rét, tâm thần ... và hệ thống y tế xã phường bao gồm 4 phòng khám đa khoa khu vực, mỗi trạm y tế có từ 5 - 6 cán bộ biên chế. Với quy mô của Bệnh viện có giường bệnh. Bệnh viện huyện Đông Sơn có nhiệm vụ đón tiếp và khám chữa bệnh cho toàn nhân dân trên địa bàn trong và ngoài huyện. Triển khai các chương trình y tế theo 10 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu và các chương trình mục tiêu. Trong nhiều năm gần đây luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhân dân và cấp trên giao cho, đạt được nhiều thành tích như: Giấy khen, bằng khen. Phát huy những thành tích đã đạt được của Bệnh viện. Toàn thể cán bộ công chức trong Bệnh viện luôn hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân cũng như của tập thể: Chăn sóc sức khỏe nhân dân, không để xảy ra các hiện tượng liêu cực, phát huy chủ động sáng tạo. Đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ cả về chất lượng và số lượng đến tay người khám và điều trị tại Bệnh viện, các phòng khám khu vực và trạm y tế xã, giữ được tín nghiệm của người dân, lòng tin của lãnh đạo ngành. MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN 1. Tổ chức: Khoa dược gồm: - Bộ phận cấp phát thuốc. - Bộ phận chuyên môn (quản lý dược chính, thống kê, báo cáo) 2. Biên chế: Khoa dược Bệnh viện gồm có 4 cán bộ biên chế: - Một Dược sĩ Đại học: Đ/c Nguyễn Văn Ngọc - Một kế toán làm thống kê Đ/c Nguyễn Thị Lan - Hai thủ kho: Đ/c Nguyễn Thị Lý Đ/c Hồ Thị Ngân NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN TRONG KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN 1. Thủ kho: - Tổ chức quản lý thuốc, y cụ - Hàng ngày cấp phát thuốc, y cụ cho phòng khám khu vực, các khoa lâm sàng. - Theo dõi đầy đủ số lượng thuốc, y cụ nhập vào và xuất ra hàng tháng, quý và báo cáo gửi lên kế toán thống kê. - Khi cấp phát thuốc thực hiện chỉnh đúng chế độ : + 3 kiểm tra + 3 đối chiếu + Cách dùng và liều lượng 2. Bộ phận cấp phát thuốc: - Kho cấp phát thuốc điều trị nội trú: Thực hiện cấp phất thuốc cho các khoa phòng điều trị nội trú. - Kho cấp phát thuốc cho các chương trình: Thực hiện cấp phát thuốc cho phòng chống bệnh xã hội, chăm sóc sức khoẻ sinh sản. - Kho cấp phát thuốc điều trị ngoại trú thực hiện cấp phát thuốc cho: + Bảo hiểm Y tế, các gia đình thương binh liệt sĩ, các hộ nghèo + Các phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế xã - Kho y cụ: Thực hiện cấp phát toàn bộ y dụng cụ, hoá chất xét nghiệm phục vụ cho công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho toàn đơn vị 3. Kế toán thống kê: - Hàng ngày có nhiệm vụ tổng kết số đơn phiếu cấp phát thuốc, số lượng thuốc, y cụ đã sử dụng, số lương nhập - xuất - tồn hàng tháng, hàng quý, thống kê báo cáo lên Giám đốc về số lượng xuất - nhập - tồn thuốc trong định mức của bệnh viện. 4. Nhân viên trong khoa dược: - Mỗi cán bộ trong khoa phải thực hiện nghiêm chỉnh đầy đủ quy chế, chế độ của ngành. - Thực hiện an toàn tuyệt đối trong công tác cấp phát thuốc và y cụ SƠ ĐỒ KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN HUYỆN ĐÔNG SƠN. VỊ TRÍ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC 1. Vị trí: - Khoa dược Bệnh viện huyện Đông Sơn là một khoa chuyên môn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện. Khoa dược có nhiệm vụ giúp đỡ GĐ quản lý toàn bộ công tác dược. 2. Chức năng, nhiệm vụ: Khoa dược bệnh viện là một khoa cận lâm sàng có các nhiệm vụ sau: - Lập kế hoạch cung ứng thuốc và đảm bảo về số lượng và chất lượng thuốc thông thường, thuốc chuyên khoa, hoá chất, vật tư y tế tiêu hoa: Bông, băng cồn, gạc... cho các bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú theo yêu cầu điều trị bệnh hợp lý. - Quản lý tất cả các thuốc vật tư y tế của các chương trình y tế đang được triển khai trên địa bàn Huyện. - Tham gia quản lý kinh phí thuốc theo phương châm tiết kiệm và đạt hiệu quả cao trong phòng và điều trị. - Kiểm tra theo dõi. quá trình sử dụng thuốc an toàn hợp lý trong toàn khoa. - Trưởng khoa dược uỷ nhiệm có quyền thay thế thuốc cùng chủng loại. - Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, các thông tin về dược lâm sàng nhằm tối ưu hoásử dụng thuốc trong điều trị và phòng bệnh trên cơ sở những kiến thức về dược và y sinh học. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN - Khoa dược phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bệnh viện về toàn bộ quy chế dược chính tại bệnh viện. - Nắm được toàn bộ cơ số thuốc trong tủ trực. - Trưởng khoa Dược làm công tác Dược lâm sàng, giám sát kiểm tra sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, kinh tế, hiệu quả. - Phó khoa Dược theo dõi, quản lý trang thiết bị vật tư y tế, hoá chất sử dụng trong toàn Bệnh viện. - Bộ phận thống kê thanh quyết toán toàn bộ thuốc, vật tư y tế, hoá chất nhập xuất - tồn trong Bệnh viện. Đồng thời làm báo cáo sử dụng thuốc cho các khoa phòng có liên quan và báo cáo lên trưởng khoa Dược trực tiếp quản lý. - Dược sĩ phụ trách khoa: Xuất - Nhập - Bảo quản thuốc đúng quy chế (thực hiện nguyên tắc 3 kiểm tra, 3 đối chiếu) hàng tháng báo cáo hạn dùng thuốc với trưởng khoa. - Hàng ngày khoa Dược bàn giao với trưởng khoa để nắm tình hình sử dụng thuốc của bệnh nhân trong Bệnh viện. - Hàng tháng khoa Dược tổ chức kiểm tra các tủ trực tại các khoa trong Bệnh viện. Kiểm tra quy chế Dược chính và quá trình cấp phát thuốc đến tay người bệnh. - Hàng tháng kiểm kê về số lượng thuốc sử dụng: Kiểm kê sử dụng thuốc 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, một năm hoặc kiểm kê đột xuất (nếu có). - Hội đồng kiểm kê: + Giám đốc + Trưởng khoa + Kế toán thống kê + Thủ kho - Khoa Dược bệnh viện cùng y vụ hướng dẫn các khoa lập kế hoạch, dự trù thuốc, y cụ để khoa Dược tổng hợp lập kế hoạch chung cho toàn Bệnh viện - Thông báo cho các khoa thực hiện quy chế, nội quy: + Phiếu dữ thuốc, y cụ, thông qua trưởng khoa điều trị, phiếu phải hợp lý phải là y tá trở lên đi lĩnh thuốc. + Lĩnh y cụ, tang vật tiêu hao + Lĩnh tạm ứng theo quy định chung + Thuốc quý hiếm phải do hội đồng thuốc quyết định + Lĩnh đột xuất phải được Giám đốc ký duyệt - Khoa Dược phải phối hợp lí các khoa khác trong toàn Bệnh viện để thực hiện kế hoạch dự trù, kiểm nhập, chế độ kiểm kê tài sản kỹ thuật, chuyên môn, chế độ thanh toán, thống kê, báo cáo, bàn dao, cấp phát, nhập xuất... trên cơ sở khoa học. 1. Quy chế thuốc độc: - Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc độc A - B. - Dự trù hàng năm thông qua Sở y tế Bệnh viện Huyện Đông Sơn đăng ký hợp đồng với công ty cấp Nhà nước. - Bảo quản xuất nhập theo quy chế thuốc độc. 2. Quy chế sử dụng thuốc: - Phát thuốc theo đơn thuốc. - Đảm bảo thuốc chất lượng, thuốc tốt có hạn dùng. - Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế. - Thực hiện 3 kiểm tra,3 đối chiếu: + 3 kiểm tra : - Thể thức đơn phiếu - Nhãn hiệu - Chất lượng thuốc + 3 đối chiếu: - Tên thuốc ở đơn phiếu với nhãn. - Nồng độ, hàm lượng giữa đơn và thuốc - Số lượng, số khoản với số thuốc. 3. Quy chế kiểm nhập. - Thuốc đưa vào kho phải có hội đồng kiểm nhập thuốc xác định về nồng độ, hàm lượng, chất lượng, hạn sử dụng của thuốc. - Kiểm kê đánh giá số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng thuốc tồn đọng để có đề xuất biện pháp khắc phục, xây dựng kế hoạch tiếp theo. 4. Thống kê báo cáo. - Khoa Dược thực hiện báo cáo định kỳ: 1 tháng, 3 tháng, 9 tháng, 12 tháng hoặc theo quy chế, báo cáo đột xuất ( nếu có). - Báo cáo gửi lên cấp trên phải được Giám đốc Bệnh viện thông qua ký duyệt. - Báo cáo theo mẫu đã quy định. 5. Bàn giao: - Khi thay đối người quản lý thuốc và vật tư y tế, ban Giám đốc ký duyệt bằng văn bản bổ nhiệm. - Khoa Dược tổ chức bàn giao giữa hai bên có hội đồng giám sát lập biên bản cụ thể rõ ràng và lưu trữ theo quy định. CÔNG TÁC CUNG ỨNG QUẢN LÝ THUỐC, QUẢN LÝ KINH TẾ 1. Dự trù mua, vận chuyển và kiểm nhập thuốc: - Lập kế hoạch thuốc, hoá chất, vật tư y tế tiêu hao hàng năm phải đúng thời gian quy định. + Phải sát với nhu cầu và định mức của Bệnh viện. + Phải làm theo đúng mẫu quy định. + Trưởng khoa Dược tổng hợp, Giám đốc Bệnh viện ký duyệt sau khi đã có ý kiến của Hội đồng thuốc về điều trị. + Khi có nhu cầu về thuốc tăng đột xuất phải làm dự trù bổ Sung. + Tên thuốc ghi trong mẫu thuốc phải ghi theo tên gốc rõ ràng đầy đủ đơn vị nồng độ, hàm lượng, số lượng. - Mua thuốc : + Mua thuốc tại doanh nghiệp Nhà nước. + Phải đảm bảo số lượng, chất lượng theo đúng kế hoạch + Thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước. + Thuốc phải còn nguyên trong bao bì đóng gói, xi nút kín bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Vận chuyển : + Xe chở thuốc phải đi thẳng từ nơi mua thuốc về Bệnh viện + Người đi mua thuốc phải là Dược sĩ. - Kiểm nhập. + Mọi nguồn thuốc trong Bệnh viện mua,viện trợ của các chương trình đều phải kiểm nhập. + Thuốc mua về trong vòng 24 giờ phải kiểm nhập hàng nguyên. đai, nguyên kiện, trong một tuần phải tiến hành kiểm nhập toàn bộ do Hội đồng kiểm nhập thực hiện. 2. Quản lý thuốc, hoá chất và vật tư y tế tiêu hao: - Thuốc theo y lệnh lĩnh về pải được dùng trong ngày, riêng ngày lễ (thứ 7, chủ nhật). Thuốc dược lĩnh sớm trước ngày nghỉ, khoa Dược trực phát thuốc 24 giờ trong ngày. - Phiếu lĩnh thuốc Thường phải theo đúng mẫu quy định, Thuốc độc A - B, TGN, THT phải có phiếu riêng. - Bông băng vật tư y tế tiêu hao lĩnh hàng ngày và có phiếu lĩnh riêng. - Hoá chất chuyên khoa lĩnh theo yêu cầu của các khoa và các chương trình y tế (không được cấp lẻ những hóa chất tinh khiết). - Thuốc cấp phát theo đơn ở khoa khám bệnh cuối tháng sẽ thanh toán với phòng tài chính kế toán Bệnh viện. - Trưởng khoa điều trị phải có trách nhiệm kiểm tra theo dõi và bảo quản theo đúng quy chế sử dụng thuốc, hoá chất, y cụ, vật dụng y tế tiêu hao đa khoa. - Tuỳ nhiệm vụ và yêu cầu cấp cứu được giao, các khoa cận lâm sàng có tủ thuốc trực cấp cứu, việc sử dụng và bảo quản phải theo đúng quy chế sử dụng thuốc. - Hoá chất độc hại tại khoa dược do Dược sĩ bảo quản tại các khoa khác ý nhất phải là D3TH trở lên. GDBV có văn bản phân công. - Thuốc dư ra tại các khoa phải trả lại khoa Dược và phải có chữ ký của người trả thuốc. - Nghiêm cấm mọi hình thức tư nhân, khoa, phòng bán thuốc trong bệnh viện. 3. Kiểm kê thuốc, hoá chất, dụng cụ y tế tiêu hao: - Kiểm tra định kỳ theo quy định hàng tháng đối với khoa dược. - Thành lập hội đồng kiểm kê : + Kiểm kê tháng gồm: Trưởng khoa dược, kế toán dược, thủ kho dược + Kiểm kê cuối năm: * Giám đốc bệnh viện * Trưởng phòng tài chính kế toán * Trưởng phòng kế hoạch * Kế toán dược * Trưởng phòng y tá. + Khoa điều trị, khoa cận lâm sàng thành lập tổ kiểm kê ít nhất có ba người do trởng khoa làm tổ trưởng, y tá trưởng khoa kỹ thuật, y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên. - Nội dung kiểm kê tại khoa dược: + Đối chiếu sổ sách, sổ nhập với chứng từ + Đối chiếu sổ sách với hiện vật về số lượng về chất lượng + Đánh giá lại thuốc, hoá chất và vật tư y tế tiêu hao tìm nguyên nhân chênh lệch hư hao, nếu chất lượng không đạt yêu cầu Hội đồng lập biên bản xác định trách nhiệm và đề nghị cho sử lý. + Mở sổ sách cho năm tới - Kế hoạch kiểm kê xuống từng khoa: + Xác định lại số lượng, chất lượng, nguyên nhân thừa - thiếu, điều hoà thuốc hoá chất thừa- thiếu + Sử lý thuốc hoá chất thừa - thiếu, vật dụng y tế tiêu hao cần huỷ bỏ. + Tổng kết công tác kiểm kê toàn viện CÔNG TÁC CẤP PHÁT THUỐC 1. Nhiệm vụ của người Dược sĩ cấp phát thuốc: Là quy chế công tác khoa dược và quy chế sử dụng thuốc - Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về công tác được phân công, trực tiếp dữ và cấp phát thuốc, hoá chất thuốc độc A, B thuốc gây nghiện... theo quy chế công tác kho dược. - Kiểm tra chặt chẽ quá rình xuất nhập theo quy định công tác khoa dược,đảm bảo kho an toàn tuyệt đối. - Nắm những số lượng, hàm lượng, hạn dùng của thuốc, giới thiệu thuốc mới, biệt dược, hoá chất, vật tư y tế tiêu hao trong kho để phục vụ công tác điều trị. - Thường xuyên báo cáo với trưởng khoa về công tác cấp phát 2. Công tác phát thuốc và cấp thuốc: - Thực hiện công tác cấp phát khẩn trương theo y lệnh hàng ngày - Đảm bảo cơ số thuốc và dụng cụ y tế đã được GĐ duyệt - Kiểm tra định kỳ thuốc cấp cứu thực hiện luân chuyển, chuyển thuốc đảm bảo chất lượng thuốc. - Nếu có thuốc thay thế thuốc mới phải thông báo cho Bác sĩ điều trị thuận tiện cho quá trình kê đơn cho bệnh nhân. Tránh hiện tượng lúng túng về đơn thuốc tác dụng chính, tác dụng phụ, điều lượng. - Có trách nhiệm cùng Bác sĩ điều trị hướng dẫn và điều trị thực hiện sử dụng thuốc an toàn hợp lý, hiệu quả, hợp lý. - Thuốc nhập về kho phải đảm bảo chất lượng hạn đùng theo tiêu chuẩn Quy định. - Trước khi cấp phát yêu cầu phải thực hiện: + 3 kiểm tra: * Kiểm tra thể thức đơn hay phiếu lĩnh thuốc, liều dùng cách dùng tránh giao thuốc khi chưa rõ nội dung. * Kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan * Kiểm tra liều lượng cách dùng, phát hiện sai sót của người kê đơn viết phiếu. + 3 đối chiếu: * Đối chiếu đơn thuốc ở đơn phiếu với nhân thuốc với - nhân thuốc * Đối chiếu nồng độ hàm lượng thuốc ở đơn, phiếu với số lượng sẽ giao. * Đối chiếu số lượng, số khoản thuốc ở đơn với số thuốc sẽ giao. - Cán bộ cấp phát thuốc trước khi phát phải xem kỹ phiếu lĩnh, phiếu lĩnh thuốc phải rõ ràng, không viết tắt, không tẩy xoá, và phải được trưởng khoa ký duyệt. - Phiếu lĩnh thuốc độc A, B phải có mẫu riêng theo đúng quy chế (có 2 bản). Sau cấp phát thuốc đầy đủ phải ký nhận. Mỗi phiếu phải có đầy đủ chữ ký (giữa người giao và người nhận). Mỗi phiếu thuốc thường chữa 02 khoản và có chữ ký của mỗi người chữa nếu quá số trên sẽ không được phát. THỐNG KÊ, KẾ TOÁN DỰƠC TÁ TRONG BỆNH VIỆN 1. Lập sổ sách, thanh toán thống kê báo cáo: - Mở sổ sách theo dõi xuất nhập thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao, bông băng, cồn gạc... - Lưu trữ chứng từ, đơn thuốc theo quy định - Thanh toán thuốc. + Khoa dược thống kê và tổng hợp số lượng, hoá chất, vật tư y tế tiêu hao đã phát ra, số liệu phải phù hợp với các chứng từ xuất, nhập và chuyển phòng tài chính kế toán quyết toán. + Khoa điều trị tổng hợp số thuốc, hoá chất, dụng cụ y tế tiêu hao, sử dụng cho từng bệnh theo quy chế ra viện rồi chuyển phòng tài chính kế toán thanh toán viện phí. + Phòng tài chính kế toán tổng hợp các chứng từ, hoá đơn báo cáo sử dụng thuốc hoá chất, vật tư y tế tiêu hao. để thanh toán viện phí, bảo hiểm y tế cho cơ quan lao động thương binh xã hội. - Thống kê, báo cáo sử dụng thuốc. + Khoa dược có nhiệm vụ thực hiện báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng theo quy định hoặc báo cáo đột xuất khi cần thiết. + Báo cáo gửi lên cấp trên phải được cấp trên ký duyệt + Phải ghi đầy đủ đúng cột mục, đúng quy định trong mẫu báo cáo. + Thống kê báo cáo đầy đủ thuốc, vật tư y tế tiêu hao của các chương trình y tế. + Thống kê báo cáo nhầm lẫn và tai biến dùng thuốc thực hiện hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Nếu nghiêm trọng phải báo cáo đột xuất theo quy định. + Phải đối chiếu hàng tháng sau kiểm kê (12 hàng tháng) giữa bộ phận thống kê với kho thuốc, các thuốc sử dụng cho người nghèo về số lượng, số tồn kho số lượng thuốc nhập để tính ra tổng số thuốc có. 2. Công tác kiểm tra: - Trưởng khoa dược có trách nhiệm xây dựng được nội dung và tổ chức kiểm tra. - Hình thức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. - Kiểm tra tại các khoa điều trị cồ sự phối hợp của trưởng khoa phòng kế hoạch tổng hợp (phòng nghiệp vụ y dược) và trưởng phòng y tá (điều dưỡng) khi cần thiết có sự chủ trì của Giám đốc bệnh viện. KHO THUỐC VÀ CÔNG TÁC SẮP XẾP THUỐC BẢO QUẢN THUỐC 1. Nhiệm vụ của người thủ kho: - Bảo quản hàng hoá trong kho theo quy định của Nhà nước - Kiểm soát hàng hoá trong kho theo quy định của Nhà nước - Kiểm soát hàng nhập xuất đúng số lượng, chất lượng ghi trên tờ phiếu không sửa chữa,tẩy xoá hàng nhập trước xuất, chú ý thời hạn sử dụng. - Phải có sổ kho, sổ sách giấy tờ theo dõi đối chiếu số lượng và số lượng chính xác. - Lưu trữ phiếu nhập đúng chế độ hiện hành của Nhà nước - Theo dõi đôn đốc việc thu hồi các vật liệu tài sản cho mượn, bảo quản tốt tư trang của người bệnh gửi khi nhập viện. - Thường xuyên kiểm tra hàng tồn kho, sổ sách cấp phát định kỳ báo cáo tình hình tồn kho, hư hỏng và hao hụt để kịp thời sử lý. - Có trách nhiệm bảo vệ khi phát hiện có vấn đề nghi vấn trong xuất nhập và an toàn hàng hoá phải báo cáo ngay cho cấp trên. - Chú ý phòng chống các thảm hoạ như: Thiên tai, hoả hoạn, chống mối, chống mọt, chống chuột, chống quá hạn sử dụng. - Người không có trách nhiệm không được vào kho. Các thủ kho chỉ được vào kho ngoài giờ làm việc khi có việc thật cần thiết mà thủ trửởng đơn vị yêu cầu hết giờ làm việc phải khoá cửa kho. 2. Sắp xếp bảo quản: - Kho thuốc phải được thiết kế theo đúng quy định chuyên môn. Theo từng chủng loại, đảm bảo cao ráo thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ ánh sáng đủ phương tiện bảo quản và an toàn chống mất trộm. - Sắp xếp trong kho phải đảm bảo ngăn nắp đủ giá kệ, sắp xếp theo đúng chủng loại dễ thấy, dễ lấy. - Hoá chất phải để riêng không chung với thành phẩm độc. Sắp xếp dễ tìm, dễ thấy, mặt hàng dễ vỡ để riêng, thuốc kháng sinh để riêng. - Thuốc độc phải để riêng: + Thuốc độc A - B để trong ngăn tủ riêng.có khoá chắc chắn đúng quy định có 2 lần cửa, 2 lần khoá. + Thuốc hướng thần phải để riêng. + Thuốc độc A-B, thuốc Thường phải để trong lọ, hộp thuốc thích hợp phải để riêng để tránh nhầm lẫn. - Có bảng theo dõi hạn dùng của thuốc. - Các kiện hàng, lọ hộp đựng thuốc được để trên giá cách mặt đất 30 cm, cách tường nhà 15 – 20 cm. - Phải có thẻ riêng cho từng loại thuốc có ghi số kiểm soát thuốc. - Không đem các chất dễ cháy, dễ bắt lửa vào kho, không để các chất tương kỵ bị phát hoả gần nhau. - Thực hiên 5 chống : + Chống nhầm lẫn + Chống quá hạn + Chống mối, mọt, chuột, gián + Chống trộm cắp + Chống thảm hoạ (cháy nổ, ngập lụt) QUY ĐỊNH SỔ SÁCH PHIẾU LĨNH TẠI BỆNH VIỆN 1. Quy định sổ sách: - Sổ điều trị nội trú. Tên thuốc trong ô cột phải đúng, phải sắp xếp trình tự A, B, C đối với từng loại thuốc: Thuốc cột A – B, thuốc hướng thần, thuốc thường. - Sổ giao nhận thuốc thừa: - Sổ do y tế hành chính dữ lại để nghi nhận trước không dùng cho bệnh nhân khi y tá trao trả lại từ sổ ngày y tá hành chính tập hợp toàn bộ số thuốc thừa vào phiếu trả thuốc thừa hàng tuần. - Sổ thống kê nhầm lẫn thuốc: Sau khi có nhầm lẫn về thuốc phải nghi ngay vào sổ (nếu trong tháng không có gì nhầm lẫn cũng phải ghi vào sổ). - Bàn giao thuốc - Y cụ tủ trực: Đối chiếu với hàng danh mục cơ số thuốc - y dụng cụ để bàn giao, ký tên giao nhận rõ ràng. - Sổ nghi xuất nhập máy móc y dụng cụ : - Sổ phải có riêng thành từng quyển, có bìa, có tên. - Sổ thuốc viết lần lượt : + Thành phẩm gây nghiện hướng thần. + Thành phẩm độc bảng A - B. + Thành phẩm giảm độc B. 2. Quy định về phiếu lỉnh thuốc: - Phiếu lĩnh thuốc phải có số thứ tự cho từng phiếu - Có tên phân khoa trong khoa phòng lĩnh thuốc - Có tên thuốc, nồng độ, hàm lượng phải ghi rõ ràng không tẩy xoá chồng chéo, viết sai phải viết lại. - Phiếu lĩnh thuốc nồng độ, hàm lượng phải chính xác từ sổ sách và hồ sơ Bệnh án. * Phiếu lĩnh thuốc phải lần lượt theo thứ tự sau: + Viết thành phẩm gây nghiện, thuốc hướng thần trước và có màu riêng + Thành phẩm độc bảng A + Thành phẩm độc bảng B + Thành phẩm độc bảng A, giảm độc B + Thành phẩm độc bảng B sau. * Phiếu viết thuốc thường thì viết như sau: + Thuốc kháng sinh + Thuốc sinh tố (thuốc bổ ) + Thuốc hạ sốt, giảm đau + Thuốc tiêm truyền + Các loại thuốc khác * Phiếu lĩnh thuốc thường phải có 2 bản : + Với thuốc độc mẫu số nhỏ hơn và chia 2 bản : Một bản lưu tại khoa phòng điều trị (gốc), một bản kho cấp phát (ngọn). + Thuốc thường mẫu lớn hơn khi viết phải in lại một bản (viết bằng giấy than lưu lại tại kho cấp phát, thuốc bản chính lưu tại kho phòng điều trị) MỘT SỐ MẪU SỔ - PHIẾU DÙNG TRONG BỆNH VIỆN Mẫu 1: Đơn cấp thuốc bảo hiểm y tế: SỞ Y TẾ THANH HOÁ BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG SƠN ĐƠN CẤP THUỐC BHYT Họ và tên: .................................................................................... Tuổi: ..... ..... ..... ..... ..... ... Địa chỉ: ....................................................................................................................................... Số thẻ khám chữa bệnh: ......................................................................................................... Hạn sử dụng: ............................................................................................................................. Chuẩn đoán bệnh: .................................................................................................................... TT  Tên thuốc, XN, XQ  Số lượng  Đơn giá  Thành tiền                                                               Ngày ... tháng ... năm 200 ... Chữ ký người bệnh Bác sỹ điều trị (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu 2: Phiếu lĩnh thuốc điều trị BHYT, thuốc điều trị không BH, vật dụng y tế tiêu hao: SỞ Y TẾ THANH HOÁ BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG SƠN PHIẾU LĨNH THUỐC Ngày ... tháng ... năm 200 ... STT  Mã  Tên thuốc Hàm lượng  Đơn vị  Số lượng  Ghi chú       Yêu cầu  Phát                                                                                              Cộng khoản:       Ngày ... tháng ... năm 200 ... Người phát Người lĩnh Bác sỹ điều trị Mẫu 3: Phiếu lĩnh thuốc độc A – B, Thuốc gây nghiện, Thuốc hướng thần: SỞ Y TẾ THANH HOÁ BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG SƠN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tập tại bệnh viện huyện Đông Sơn Thanh Hóa.doc
Tài liệu liên quan