Báo cáo Thực tập tại công ty cấp nước Yên Bái

MỤC LỤC

 

I. Khái quát chung về công ty Cấp nước Yên Bái. 1

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cấp nước Yên Bái 1

1.1 Đặc điểm chung của công ty. 1

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 1

2. Nhiệm vụ của công ty Cấp nước Yên Bái. 2

3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 3

II. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của Công ty cấp nước Yên Bái. 3

1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty 3

2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cấp nước Yên Bái 5

2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty cấp nước Yên Bái. 5

2.2 Chức năng cụ thể của các phòng ban trong công ty. 5

III. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công ty cấp nước Yên Bái 6

1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty câp nước Yên Bái 6

1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty. 6

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên trong phòng kế toán. 7

2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty cấp nước Yên Bái. 9

2.1 Các chính sách kế toán chung. 9

2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản trong công ty. 9

2.2.1 Hệ thống chứng từ. 9

2.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán: 9

2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán: 9

2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán: 10

3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty. 11

3.1 Kế toán tài sản cố định. 11

3.2 Kế toán vật tư và công cụ, dụng cụ. 14

3.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 15

3.4 Kế toán thành phẩm tiêu thụ. 16

IV. Đánh giá và kiến nghị. 18

1. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến công tác kế toán của Công ty cấp nước Yên Bái. 18

1.1 Ưu điểm. 18

1.2 Nhược điểm. 19

2. Đề xuất kiến nghị. 19

 

 

docx23 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4525 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cấp nước Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tầm nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nước máy của thành phố Yên Bái . Dự án đổi nguồn nước sông Hồng bằng nguồn nước hồ Thác Bà đã được đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư 67 tỷ nâng công suất nhà máy lên 11.500m3/ngày đêm và đã hoàn thành giai đoạn I vào tháng 11/2001 với tổng giá trị tài sản trên 45 tỷ .Đây là một công trình có vốn đầu tư hạ tầng lớn của Tỉnh ngoài việc có vai trò cải thiện chất lượng nước trong và sạch đảm bảo yêu cầu chất lượng Quốc gia, ngoài ra nó còn là một trong những công trình quan trọng để chuẩn bị bước vào thế kỷ 21 trong kế hoạch nâng cấp thị xã Yên Bái lên cấp Thành phố Yên Bái sau này. Đến nay số lượng khách hàng của công ty đã có trên 5.000 hộ , sử dụng chủ yếu là nước sinh hoạt với giá trị bán bình quân là 2.940,3đ/m3 chưa bao gồm thuế GTGT. Công ty cấp nước Yên Bái là doanh nghiệp nhà nước mang tính phục vụ công cộng hoạt động kinh doanh lấy thu bù chi , SXKD có hiệu quả vốn được bảo toàn, lợi nhuận năm sau cao hơn năm truớc, hoàn thành và hoàn thành vượt mức nộp ngân sách hàng năm, thu nhập của người lao động ổn định . Với lực lượng lao động hơn 70 người ( trong đó nhân viên quản lý là 17 người) được đào tạo cơ bản , có trình độ quản lý và trình độ chuyên môn vững vàng, có dây chuyền sản xuất khá hiện đại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ công ty, tập thể CNVC luôn đoàn kết nâng cao tinh thần làm chủ doanh nghiệp, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ , liên tục trong nhiều năm vừa qua đơn vị đựơc UBND Tỉnh Yên Bái, Bộ xây dựng tặng bằng khen. 2. Nhiệm vụ của công ty Cấp nước Yên Bái. - Sản xuất và cung cấp nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, khối cơ quan trong tỉnh và cung cấp nước phục vụ sản xuất công nghiệp cho các nhà máy đường,rượu, giấy… - Lắp đặt đường ống nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, khối cơ quan, nhà máy trong tỉnh. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 1.Tổng doanh thu Đồng 4.192.751.326 4.236.184.124 2.Lợi nhuận trước thuế Đồng 152.321.601 169.648.009 3.Tổng tài sản Trong đó: TSLĐ : TSCĐ Đồng 55.563.303.284 3.239.324.875 52.323.978.409 55.369.486.376 3.725.562.655 51.643.913.721 4.Các khoản thuế phải nộp NSNN. Đồng 42.650.048 47501.442 5.Tổng số cán bộ công nhân viên Người 75 77 6.Thu nhập bình quân của 1 người/ tháng Đồng/Tháng 1.284.917 1.389.516 II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC YÊN BÁI. 1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Nước từ hồ thác bà được bơm qua trạm bơm số 1 về bể sơ lắng đê giảm lượng cặn trong nước đưa sang bể lắng ngang bằng hệ thống đường ống, có đưa thêm phèn chua vào trong nước. Tại bể lắng ngang các chất cạn được tạo bông kết tủa lắng xuống dưới, nước bề mặt tại bể lắng ngang được thu vào đuờng ống dẫn sang bể lọc. Tại bể lọc nước được lọc qua các lớp chất liệu lọc đẩy từ dưới lên trên qua đường ống dẫn về bể chứa, trước khi nứơc vào bể chứa được pha thêm Clo khử trùng từ nhà hoá chất đưa vào. Tại đây nước đã đảm bảo tiêu chuẩn quy định được dẫn vào bể chứa. Nước từ bể chứa được trạm bơm cấp 2 bơm vào mạng lưới đường ống phân phối đến các điểm tiêu thụ. Do địa hình miền núi các điểm trên thu ở vị trí cao cần phải qua trạm bơm tăng áp trung gian nhằm tăng áp lực đẩy nước đến vị trí tiêu thụ. *Sơ đồ quy trình công nghệ. Nước thô hồ Thác Bà Trạm bơm số 1 Bể sơ lắng Bể lắng ngang Bể lọc Bể chứa Trạm bơm số 2 Tuyến ống phân phối Các đối tượng sử dụng Trạm bơm tăng áp Tuyến ống phân phối Các đối tượng sử dụng Nhà bơm hoá chất (Clo) Trạm đèn pha 2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cấp nước Yên Bái 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty cấp nước Yên Bái. Đội KTBC P.Kế hoạch kỹ thuật P. Tổ chức hành chính P.Tài chính kế toán Đội XL Đội TN Đội QLSL PXN Phó giám đốc Giám đốc 2.2 Chức năng cụ thể của các phòng ban trong công ty. Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty, người có quyền hành cao nhất trong tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo chế độ thủ truởng là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Pháp luật về hoạt động ,tồn tại và phát triển của công ty. Phó giám đốc: Là người tham mưư trực tiếp cho Giám đốc, điều hàh một số lĩnh vực được Giám đốc phân công, uỷ quyền và thay mặt cho Giám đốc khi giám đốc đi vắng. Phòng tài chính kế toán: Thu thập, phản ánh, xử lý các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý.Ghi chép, phản ánh một cách chính xác, kịp thời, liên tục và hệ thống tình hình sử dụng các nguồn vốn,lập kế hoạch tài chính, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, lỗ, lãi theo đúng chế độ kế toán.Ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị, tính toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, theo dõi và thực hiện chế độ chính sách tiền lương, tiền thưởng đối với cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Phòng kế hoạch kỹ thuật: Lập kế hoạch sản xuất và thực hiện công tác tổ chức hoạt động sản suất có hiệu quả, kiểm tra và giám sát về kỹ thuật toàn bộ quy trình công nghệ thiết bị máy móc trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, tuyển chon và bố trí lao động trong sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức quản lý nhân sự, quản lý lao động tiền lương và thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương, giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến người lao động. Duy trì hế độ nội vụ và các công tác hành chính văn thư lưu trữ. Phân xưởng sản xuất nước:Có nhiệm vụ sản xuất và phân phối, cung cấp nước máy tới khách hàng sử dụng. Thực hiện các công đoạn trong quy trình công nghệ sản suất, sử dụng máy móc thiết bị và bảo trì ,bảo dưỡng máy móc thiết bị hoạt động liên tục, cung cấp nước đủ số lượng và đảm bảo chất lượng theo quy định, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm. Đội quản lý sản lượng - Đội thu ngân: Điều tiết phân phối nước cho khách hàng, đọc chỉ số đồng hồ đo nước tiêu thụ và tổ chức thu tiền sử dụng nước kịp thời đầy đủ. Đội kiểm tra bảo vệ: có chức năng bảo vệ cơ quan, kiểm tra bảo vệ tuyến mạng, kịp thời phát hiện hỏng hóc,dò rỉ đường ống để báo cáo sửa chữa kịp thời nhằm hạn chế thất thoát. Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng cung cấp nước giữa công ty và khách hàng. Đôị xây lắp: Là đơn vị sản xuất phụ của công ty chuyên thi công xây lắp hệ thống đường ống cấp nước, mở rộng thị trường tiêu thụ nước máy. III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC YÊN BÁI 1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty câp nước Yên Bái 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Công ty cấp nước Yên Bái là đơn vị sản xuất kinh doanh có quy không lớn, xuất phát từ yêu cầu tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý và trình độ quản lý. Đồng thời để phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động tập trung. Do đó công ty cấp nước Yên Bái đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức tổ chức này thì toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán, ngoài ra còn bố trí các nhân viên kinh tế tại các phân xưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhập, kiểm tra chứng từ, số liệu về phòng kế toán tập trung của công ty. * Sơ đồ bộ máy kế toán. Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán vật tư, tài sản cố định Kế toán ngân hàng, tiền lương Thủ quỹ, thủ kho Kế toán tiền mặt, công nợ 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên trong phòng kế toán. Kế toán trưởng: Là người thay mặt Nhà nước thực hiện chức năng giám sát tài chính, các họat động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm về tài chính trước Giám đốc. Là người phụ trách điều hành chung mọi công tác, mọi họat động kế toán của công ty. Là người giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiệ các hoạt động liên quan đến tài chín, công tác kế toán của đơn vị, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, phân tích số liệu, hướng dẫn, đôn đốc các nhân viên kế toán trong phòng. Kế toán trưởng là người trực tiếp ký vào báo cao các thông tin kế toán cho Giám đốc và cơ quan chủ quản, là người chịu trách nhiệm trước tất cả các phần hành kế toán của công ty, là một kế toán tổng hợp. Kế toán tiền mặt, công nợ: Là người có nhiệm vụ hàng ngày lập phiếu thu, chi tiền mặt, phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt, thường xuyên đối chiếu tồn quỹ tiền mặt thực tế với sổ sách phát hiện thừa, thiếu và xử lý kịp thời trong việc quản lý và sử dụng quỹ tiền mặt. Cuối tháng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ lên bảng kê phân loại và vào sổ sách kế toán. Đồng thời theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả khác. Kế toán ngân hàng, tiền lương: Theo dõi các nghiệp vụ thanh toán với ngân hàng căn cứ vào giấy báo nợ, báo có, các bảng kê của ngân hàng theo dõi phản ánh vào sổ sách kế toán. Theo dõi tình hình sử dụng lao động và qũy tiền lương của đơn vị, hàng tháng phải tiến hành tính toán tổng số tiền lương phải trả công nhân viên trong công ty và các khoản trích theo luơng theo đúng tỷ lệ quy định chung như : BHXH, BHYT, KPCĐ. Cuối tháng, cuối quý tiến hành tổng hợp phân bổ lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho toàn công ty. Kế toán vật tư và theo dõi tài sản cố định: hàng ngày viết phiếu nhập, xuất vật tư, tính toán giá trị xuất, nhập vật tư, lập đầy đủ các chứng từ làm cơ sở ghi sổ kế toán. Tính toán và phân bổ chi phí vật tư vào chi phí sản xuất. Hàng tháng hoặc quý tiến hành trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ,đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định của đơn vị theo quy định. Thủ kho, thủ quỹ: Chịu trách nhiệm thu, chi tiền mặt, xuất nhập kho khi có đủ chứng từ hoá đơn hợp lý, hợp lệ.Hàng ngày vào sổ quỹ, thẻ kho, báo cáo kho quỹ. Định kỳ khoá sổ đối chiếu số tiền thực tế tại quỹ với kế toán tiền mặt, cân đối, đối chiếu kho vật tư để phát hiện thừa, thiếu. So với bộ máy quản lý chung của công ty, bộ máy kế toán nhìn qua thì có vẻ khá là cồng kềnh, rườm rà, Nhưng xem xét đến các chức năng, nhiệm vụ mà mỗi cá nhân phải đảm nhiệm thì có thể thấy bộ máy kế toán đã được tổ chức khá tập trung, các phần hành kế toán được liên kết mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau giúp cho bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả, phù hợp với mô hình sản suất có quy mô nhỏ nhưng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày của đơn vị. 2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty cấp nước Yên Bái. 2.1 Các chính sách kế toán chung. - Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng: Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006. Niên độ kế toán: là 1 năm tài chính tính theo lịch dương bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. - Kỳ hạch toán: hạch toán theo quý. - Phương pháp tính trị giá vốn xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền vào cuối tháng. - Các loại thuế phải nộp: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế TTĐB, thuế môn bài và thuế đất. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: VNĐ. 2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản trong công ty. 2.2.1 Hệ thống chứng từ. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của công ty, cơ cấu tổ chức bộ máy và cũng như trình độ của nhân viên kế toán, công ty đã vận dụng hệ thống chứng từ sau: - Hoá đơn mua hàng, bán hàng. - Phiếu nhập xuất kho NVL, CCDC. - Bảng kê nhập, xuất NVL, CCDC. - Bảng tính khấu hao TSCĐ. - Bảng tính giá thành sản phẩm. - Bảng thanh toán lương. 2.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006. 2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán: - Báo cáo tài chính: dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của công ty, đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty, cơ quan nhà nước và nhu cầu hữu ích của ban lãnh đạo công ty trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của công ty về: - Tài sản của công ty và tài sản khác có liên quan đến công ty. - Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. - Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác. - Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh. - Thuế và các khoản nộp nhà nước. - Các luồng tiền Công ty áp dụng chế độ báo cáo theo quyết định số:15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006. Bao gồm 4 mẫu báo cáo bắt buộc. - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN - Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN 2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán: - Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của công ty cũng như trình độ nhân viên kế toán Công ty cấp nước Yên Bái chọn áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung Hình thức Nhật ký chung bao gồm các loại sổ: Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt, Sổ cái, Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. * Trình tự ghi chép sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung. Chứng từng kế toán Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ ,thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Hàng ngày Cuối tháng Đối chiếu Công ty sử dụng phần mềm kế toán vì vậy trình tự ghi sổ và lập các báo cáo được thực hiện nhanh, đơn giản, giảm được khối lượng công việc. 3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty. 3.1 Kế toán tài sản cố định. Tài sản cố định là tư liệu lao động tham gia vào nhiều chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tài sản cố định luôn là những tư liệu lao động chủ yếu, có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài. Tài sản cố đinh khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh có đặc điểm là: - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải bỏ đi. - Giá trị của tài sản cố đinh bị hao mòn dần và chuyển dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì những đặc điển trên cho nên tài sản cố định phải được theo dõi và quản lý chặt chẽ. Tài sản cố định trong công ty đều có bộ hồ sơ riêng gồm: Biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng,hoá đơn mua tài sản cố định và các chứng từ khác có liên quan. Tài sản cố dịnh phải được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định và được phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định và mỗi tài sản cố đinh được theo dõi theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán. Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính Công ty tiến hành kiểm kê tài sản cố định. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản cố định đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý. Tài sản cố định của công ty có 2 loại: - Tài sản cố định hữu hình bao gồm: Nhà cửa ,vật kiến trúc; máy móc , thiết bị; phương tiện vận tải, truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý. - Tài sản cố định vô hình bao gồm: TSCĐ vô hình khác. Kế toán chi tiết tài sản cố đínhử dụng các loại chứng từ, sổ kế toán sau. Biên bản giao nhận tài sản: cố định dùng để ghi chép, theo dõi tài sản cố định thay đổi. Khi có sự thay đổi, giao nhận tài sản cố định do bất kỳ nguyên nhân nào cũng phải thành lập hội đồng giao nhận tài sản cố định. Hội đồng này có nhiệm vụ nghiệm thu và lập biên bản giao nhận tài sản cố định theo mẫu 01 trong chế độ ghi chép ban đầu. Biên bản này lập riêng cho từng tài sản cố định. Trường hợp giao nhận cùng lúc nhiều tài sản cố định cùng loại thì có thể lập chứng từ chung nhưng sau đó phải sao cho mỗi tài sản cố định 01 để lưu vào hồ sơ riêng. Biên bản tài sản cố định được lập thành 02 bản. Bên giao và bên nhận mỗi bên giữ 01 bản. Hồ sơ tài sản cố định: Mỗi tài sản cố định phải có một bộ hồ sơ riêng bao gồm: biên bẩn giao nhận tài sản cố định, các bản sao tài liệu kỹ thuật hướng dẫn sử dụng và các hoá đơn, chứng từ có liên quan đến việc mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định. Sổ chi tiết tài sản cố định lập chung cho toàn công ty. Trên sổ ghi chép các diễn biến liên quan đến tài sản cố định trong quá trình sử dụng như: khấu hao tài sản cố định tăng, giảm…Mỗi tài sản cố định được ghi vào một trang riêng trong sổ này. Mỗi bộ phận sử dụng tài sản cố định lập sổ theo dõi để ghi chếp các thay đổi do tăng, giảm tài sản cố định. Cụ thể: khi mua tài sản cố định về nhập kho kế toán nhập kho theo giá mua trên hoá đơn không có thuế cộng với cước phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử (nếu có).Với Công ty cấp nước nguồn hình thành tài sản cố định tất cả đều do ngân sách nhà nước cấp. Trong quá trình sản xuất và sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn dần. Để hình thành nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sửa chữa, khôi phục cải tạo, đổi mới và mở rộng Công ty tiến hành trích khấu hao cơ bản, mỗi quý trích 01 lần. Mức trích khấu hao được tính cho từng loại tài sản cố định theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính và được trích theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Song từ năm 2002 trở đi Dự án cấp nước Yên Bái – Yên Bình hình thành với tổng mức tài sản rất lớn. Nếu cứ khấu hao bình thường như Quyết định thì công ty sẽ bị lỗ nhiều mỗi năm khoảng 3 tỷ đồng.Do vậy UBND tỉnh đã cho công ty tính khấu hao theo quy định của BTC sau đó nhân với 25-26% công xuất thực tế. Vì công xuất của nhà máy nước là 11.500 m3/ ngày đêm nhưng hiện tại chỉ đạt được 25 – 26% công xuất máy (tức là 2.857 -3000 m3/ ngày đêm). Sơ đồ luân chuyển chứng từ. Bảng kê trích khấu hao Sổ tài sản NK chung Sổ cái Thẻ tài sản Ghi chú: Định kỳ Cuối quý Nhận xét: Từ sơ đồ luân chuyển chứng từ trên ta nhận thấy đơn vị dã sử dụng phù hợp đúng với thủ tục hạch toán tài sản cố định. Thuận lợi cho quá trình theo dõi, quản lý phù hợp với phương pháp khấu hao theo đường thẳng và phương pháp tính giá thành giản đơn của công ty. 3.2 Kế toán vật tư và công cụ, dụng cụ. Công ty thực hiện và áp dụng theo phương pháp thẻ song song và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép.Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập, xuất để ghi số lượngvật liệu vào thẻ kho và cuối ngày tính ra số tồn kho của từng loại vật liệu trên thẻ kho. Ở phòng kế toán: Sử dụng sổ chi tiết vật liệu để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn của từng danh danh điểm vật tư tương ứng với thẻ kho mở ở kho bao gồm cả số lượng và giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ khi nhận được các chứng từ xuất, nhập vật liệu được thủ kho cung cấp lên, kế toán phải tiến hành kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào sổ chi tiết. Cuối thnág căn cứ vào các sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết nhập, xuất, tồn vật liệu. Số tồn trên các sổ chi tiết phải khớp đúng với số tồn trên thẻ kho. Khi nhập vật tư ,công cụ, dụng cụ vào sản xuất kế toán xuất kho theo giá bình quân gia quyền. Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất xx Đơn gía bình quân gia quyền Đơn gía bình quân = Giá thực tế tổn đầu kỳ + Giá trị thực tế nhập kho trong kỳ Số tồn đầu kỳ + Số nhập trong kỳ Vì công ty cấp nước chỉ có một sản phẩm duy nhất là nước sạch do vạy cuối kỳ hạch toán (hàng quý) vật tư công cụ dụng cụ xuất dùng bao nhiêu phân bỏ hết vào chi phí để tính giá thành bấy nhiêu. Chứng từ sử dụng: Các phiếu nhập xuất, thẻ kho, biên bản kiểm nghiệm, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, biên bản kiểm kê vật tư, bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn, sổ cái. Sơ đồ luân chuyển chứng từ: vật liệu, công cụ, dụng cụ. Chứng từ nhập Bảng tổng hợp nhấp xuất tồn Sổ cái Nhât ký chung Thẻ kho Sổ chi tiết Chứng từ xuất Ghi chú: Hàng ngày Cuối tháng Đối chiếu Nhận xét: Từ sơ đồ luân chuyển chứng từ ta thấy kế toán nguyên vật liệu đã làm phù hợp, căn cứ vào các phiếu nhập, phiếu xuất, hoá đơn mua hàng thủ kho và kế toán đã vào luôn thẻ kho và sổ chi tiết đến cuối tháng được đựoc tông hợp và vào sổ cái.Do lượng vật tư, công cụ, dụng cụ ít kể cả sản xuất chính và sản xuất phụ không sử dụng đến vật liệu ph, quy trình công nghệ sản xuất giản đơ, việc tính giá thành không phức tạp nên đơn vị không sử dụng bảng phân bổ nguyên liệu là hợp lý. 3.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động, tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng sử dụng lao động, giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp vào nề nếp, thuíc đảy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng xuất lao động và hiệu xuất công tác. Đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc tính lương theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động.Tổ chức tốt công tác kế toán tiền lương giúp cho công ty quản lý tốt quỹ tiền lương và trợ cấp, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ đúng nguyên tắc, đúng chế độ, kích thích người lao động hoàn thành nhiệm vụ đuợc giao, đông thời cũng tạo được cơ sổch việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác, Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các phân xưởng, các bộ phận sản xuất – kinh doanh, các phòng ban, thực hiện đầy đủ chứng từ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp. Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động. Lập các báo cáo về lao động, tiền lương phục vụ cho công tác quản lý của công ty và của Nhà nước, 3.4 Kế toán thành phẩm tiêu thụ. Do đặc điểm tình hình sản xuất của đơn vị giản đơn chỉ sản xuất ra một sản phẩm duy nhất là nước sạch,sản xuất ra bao nhiêu tiê thụ hết bấy nhiêu không có sản phẩm nhập kho.Nên việc tiêu thụ cũng rất đơn giản. Gía bán do UBND tỉnh quy định. Phương thức tiêu thụ trực tiếp. Hàng tháng đội quản lý sản lượng đI đọc chỉ sô đồng hồ đo nước, ghi sản lượng của khách hành ( cơ quan và dân cư) sau đó đưa về công ty để in hoá đơn. Khi in xong giao cho đội thu ngân đi thu tiền. Tỷ lệ thu hồi sản phẩm bình quân năm đạt từ 58 – 60%. Căn cứ vào hoá đơn thu tiền nước kế toán lên sổ chi tiết theo dõi toàn bộ khối lương sản phẩm nước đã tiêu thụ sau đó lên sổ cái. Chứng từ sổ sách kế toán cần sử dụng: Tờ ghi sản lượng, hoá đơn thu tiền nước, sổ chi tiết, sổ cái. Sơ đồ luân chuyển Phân xưởng sản xuất nước Khách hàng sử dụng nước Khối cơ quan Khối dân Quản lý số lượng thu hồi sản phẩm Thu ngân Sổ chi tiết Sổ cái Ghi chú: : Hàng ngày : Theo tháng Nhận xét: Do đặc điểm của sản phẩm nước được đo đếm qua đồng hồ đo nước phản ánh khối lượng chính xác khối lượng nước tiêu thụ từng tháng của từng khách hàng. Do được sử dụng hoá đơn đặc thù tự in do đó việc phản ánh, kiểm tra được thường xuyên theo dõi và quản lý từng khách hàng, khối lượng sản phẩm nước tiêu thụ chính xác cả về số lượng và giá trị trong phần mềm vi tính được cài đặt sẵn trong máy. IV. ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến công tác kế toán của Công ty cấp nước Yên Bái. 1.1 Ưu điểm. Công ty cấp nước là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, mô hình kế toán tập trung,quy trình công nghệ sản xuất giản đơn.Do đó việc theo dõi, kiểm kê và hạch toán vật tư, nguyên vật liệu được chính xác và kịp thời. Hơn thế nữa các loại vật tư mà công ty sử dụng để khắc phục cho sản xuất chính ít, được mua về có đầy đủ chứng từ hoá đơn hoặc thông qua hợp đồng kinh tế. Lao động của công ty tương đối ổn định ít có biến động nên công tác quản lý nhân sự và kế toán tiền lương gặp nhiều thuận lợi.Trong việc tính toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên Công ty, Công ty đã áp dụng hình thức trả khoán lương theo sản phẩm nước thu hồi được, nên đã động viên khuyến khích được người lao động gắn bó với công việc, với công ty hơn và thu nhập cũng được đảm bảo hơn. Đồng thời công ty có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, chỉ có một sản phẩm duy nhất đó là nước sạch. Nước sản xuất ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu nên không có sản phẩm nhập kho và cũng không có sản phẩm dở dang. Hoá đơn tiền vừâ là phiếu nhập kho , phiếu xuất kho, giá vốn hàng bán và cũng chính la doanh thu bán hàng của công ty.Nguyên vật liệu cũng vậy, xuất ra bao nhiêu được tính vào chi phí hết không phải phân bổ, kể cả chi phí khác nói chung. Do đó, chi phí sản xuất tập hợp được bao nhiêu thì tính hết vào chi phí bấy nhiêu. Vì vậy rất thuận lợi cho các phần hành kế toán nói chung và cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. 1.2 Nhược điểm. Bên cạnh những thuận lợi, công ty còn gặp một số những khó khăn nhất định . Là một doanh nghiệp hoạt động công ích việc xét duyệt định mức lao động, đơn giá tiền lương còn phụ thuộc vào các ngành trong Tỉnh. Do đó về công tác tiền lương của những tháng đầu năm thường bị chậm phải chờ đợi không phát huy được tính chủ động. Về quản lý tài sản cố định: Phần tài sản cố định đầu tư cho tương lai có giá trị lớn, công suất mới chỉ đạt được từ 25 -26%. Do đó, việc trích khấu hao tài sản cố định UBND tỉnh phải cho vận dụng cho phù hợp với công xuất thực tế của máy. Vì nếu trích đúng, đủ thì giá thành nước máy quá lớn dẫn đến hàng năm công ty sẽ bị lỗ hơn 3 tỷ đồng. Về quản lý vật tư: Công ty cũng chưa có định mức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCông tác kế toán của Công ty cấp nước Yên Bái.docx
Tài liệu liên quan