Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Bia Rượu Sài Gòn Đồng Xuân

TT NỘI DUNG Trang

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN I THỰC TẬP CHUNG

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG 3

1.1.1 Thông tin về doanh nghiệp 3

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 3

1.1.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty 8

1.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban 8

1.1.5 Các sản phẩm chính của công ty 12

1.2 CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG 12

1.2.1 Công tác kế hoạch 12

1.2.2 Công tác tài chính kế toán 18

1.2.3 Công tác tổ chức nhân sự 21

1.2.4 Công tác Marketing 28

1.2.5 Công tác tổ chức sản xuất 31

1.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 38

1.3.1 Môi trường kinh doanh 38

1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 39

1.3.3 Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh 40

PHẦN II THỰC TẬP CHUYÊN SÂU 41

2.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI ĐƠN VỊ 41

2.1.1. Lực lượng và cơ cấu lao động 41

2.1.2 Phân công lao động và hợp tác lao động 45

2.1.3 Thực hiện định mức lao động 47

2.1.4 Tổ chức và phục vụ chỗ làm việc 48

2.1.5 Các hình thức kích thích vật chất, tinh thần đối với người lao động 49

2.1.6 Bồi dưỡng và nâng cao trình độ, chuyên môn cho người lao động 49

2.1.7 Điều kiện lao động chế độ làm việc và nghỉ ngơi 55

2.1.8 Tổ chức thi đua trong đơn vị 57

2.1.9 Kỷ luật lao động 61

2.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP BIA RƯỢU SÀI GÒN ĐÔNG XUÂN 66

2.2.1 Những kết quả đạt được. 66

2.2.2 Một số tồn tại 67

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4134 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Bia Rượu Sài Gòn Đồng Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c Chấp nhận Phê duyệt kết quả không phê duyệt Phê duyệt Hội đồng tuyển dụng Trưởng các đơn vị, bộ phận Hội đồng tuyển dụng. Giám đốc Công ty Chánh văn phòng Công ty Cập nhật hồ sơ tuyển dụng Nhân viên văn phòng Công ty được chỉ định ,cập nhật hồ sơ tuyển dụng ngay sau ký HĐLĐ Lưu hồ sơ tuyển dụng Hình 1.5 Quy trình tuyển dụng 1.2.3.3 Công tác đào tạo và bồi dưỡng lao động - Đối với lao động quản lý : nhiều lượt cán bộ được đơn vị cử đi đào tạo , bồi dưỡng với các cấp đào tạo khác nhau như : Cao học , Đại học , các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ …tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài đơn vị . - Đối với lao động công nghệ : do sự đầu tư ,đổi mới công nghệ và máy tính , đổi mới về quy trình sản xuất vận chuyển, đơn vị đã nghiên cứu tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ cho các công nhân kỹ thuật . 1.2.3.4 Công tác đánh giá kết quả lao động a/ Mục tiêu đánh giá: Nhằm giúp cho việc phân phối thu nhập, trả công, trả lương, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoặc sắp xếp lại lao động.  b/ Đối tượng đánh giá: Toàn bộ lao động trong biên chế vào lao động của đơn vị  c/ Các tiêu chí đánh giá:  - Đối với cán bộ quản lý hành chính : + Tổ chức thực hiện các công việc được giao xét về các mặt: tiến độ, nội dung có phù hợp kế hoạch hay không.  + Tổ chức khoa học trong công tác, rút ngắn thời gian giải quyết công việc.  + Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn, về tiêu chuẩn nghiệp vụ.  + Có những ý kiến cải tiến về phương pháp làm việc và sáng tạo trong tổ chức thực hiện.  + Thời gian làm việc trong ngày theo quy định.  - Đối với công nhân lao động : + Thực hiện đúng nội quy lao động + Cần mẫn sáng tạo trong công việc + Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, chuyên môn. 1.2.4 CÔNG TÁC MARKETING 1.2.4.1 Nhận thức tư duy kinh doanh hướng về khách hàng Trong những năm gần đây , trước sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế trong xã hội, nhu cầu về các sản phẩm đồ uống ngày một cao .Và cũng vì thế mà sự cạnh tranh cũng càng trở nên gay gắt .Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp đồ uống ( bia, rượu ) như công ty bia Việt Hà , bia rượu Hà Nội …đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới phấn đấu đi lên, sẵn sàng bước vào cạnh tranh để hội nhập.Do đó để sinh tồn và phát triển được thì công ty cổ phần Bia- Rượu Sài Gòn Đồng Xuân phải có tư duy mới, coi trọng khâu tiêu thụ sản phẩm , hướng về khách hàng , phụng sự khách hàng , tức là hướng về thị trường….Chính vì vậy phòng kế hoạch kinh doanh đã triển khai được một số công việc đáng kể : + Đề ra những chương trình hành động “ vì khách hàng ‘’ và những quy định về chăm sóc khách hàng . + Tăng cường công tác khảo sát thị trường, để nắm vững nhu cầu thị trường và những thông tin phản ánh của khách hàng , đề xuất ban giám đốc các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và phục vụ . 1.2.4.2 Công tác chăm sóc khách hàng a/ Quản lý khách hàng : + Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng được cập nhật thường xuyên , trực tuyến tùy thuộc vào mức độ sử dụng và biến cố của khách hàng .Trên cơ sở hệ thống dữ liệu về khách hàng lớn cho các sản phẩm tiêu thụ cao.Rà soát lại để có cơ sở dữ liệu chung về khách hàng lớn của đơn vị, từ đó có các biện pháp chăm sóc phù hợp, tránh chồng chéo, trùng lặp . + Phân loại khách hàng : gồm có khách hàng đặc biệt ,khách hàng là nhà khai thác ,khách hàng doanh nghiệp đặc biệt , khách hàng lớn , khách hàng vừa và nhỏ , khách hàng cá nhân , hộ gia đình … b/ Nội dung chăm sóc khách hàng - Tư vấn hướng dẫn sử dụng sản phẩm và khắc phục sự cố - Tư vấn các kỹ năng sử dụng và bảo quản sản phẩm - Kiểm tra thời dịch vụ giao nhận hàng cho khách - Kiểm tra thông tin về mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm - Ghi nhận thông tin phản hồi, góp ý của khách hàng - Gửi thông tin về sản phẩm mới, các chương trình khuyến mại, giảm giá tới khách hàng - Quà tặng khách hàng nhân các dịp kỷ niệm: ngày lễ , ngày thành lập công ty... - Mở các chương trình tích điểm thưởng quà tặng khách hàng - Tổ chức các chương trình xây dựng sự kiện, hội nghị khách hàng 1.2.4.3 Tình hình cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành - Trên thị trường khu vực Miền Bắc hiện nay thì đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp là công ty Bia Việt Hà ,công ty Bia Rượu Hà Nội. - Hoạt động quảng cáo , tiếp thị của họ khá bài bản , ấn tượng ,dễ thu hút khách hàng cơ chế chăm sóc khách hàng linh động . - Sản phẩm mẫu mã khá đa dạng và phong phú . - Chính sách khuyễn mãi thường xuyên được đưa ra . 1.2.4.4 Chiến lược cạnh tranh của Công ty CP Bia Rượu Sài Gòn Đồng Xuân a/ Mạng lưới phân phối. - Tổ chức lao động khoa học ở tất cả các khâu , đặc biệt chú trọng đến khâu giao tiếp với khách hàng . - Căn cứ vào tải trọng để bố trí lao động hợp lý - Mở thểm mạng lưới các kiot , tổng đại lý . - Đầu tư ,tăng cường thêm phương tiện vận chuyển . b/ sản phẩm và chất lượng - Các sản phẩm sản xuất ra được kiểm tra kỹ càng qua các khâu trước khi xuất xưởng . - Áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng . - Mẫu mã được thiết kế đa dạng và phong phú hợp với thị hiếu khách hàng . c/ Thị trường * Đối với thị trường hiện tại : - Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ,chất lượng dịch vụ , thực hiện tốt các công tác sau bán hàng , công tác chăm sóc khách hàng như : thái độ ,giao tiếp …hỗ trợ hướng dẫn , bảo dưỡng các máy móc phục vụ bán hàng . - Thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về nghiệp vụ ,giải quyết các yêu cầu hoặc khiếu lại của khách hàng nhanh chóng , thuận lợi và có những chính sách linh hoạt , ưu tiên đối với những khách hàng lớn . *Đối với thị trường tiềm năng - Căn cứ các kết quả điều tra, khảo sát thị trường, xác định thị trường mục tiêu cho mỗi đại lý trên địa bàn, để xây dựng chương trình tuyên truyền quảng cáo . - Thực hiện các chương trình khuyến mãi phù hợp để khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm của đơn vị . - Đối với vùng nông thôn , tiếp tục phát triển thêm các đại lý nhằm chiếm lĩnh thị trường. - Đối với thành thị cũng mở rộng thêm các đại lý và tổng đại lý .Tăng cường công tác điều tra thị trường , quảng cáo tiếp thị ,xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng để giữ và phát triển thị phần . d/ Nguồn nhân lực - Điều tra số cán bộ trong đơn vị theo các chỉ tiêu về độ tuổi , trình độ chuyên môn nghiệp vụ , năng lực , sở trường, sức khỏe có kế hoạch đào tạo , bồi dưỡng bố trí lao động phù hợp . - Tăng cường xây dựng , củng cố đội ngũ cán bộ có năng lực , phẩm chất chính trị ,trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao . - Xây dựng cơ chế khuyến khích tài năng trẻ, tiêu chuẩn hóa đội ngũ có tính kế thừa . - Phát động các phong trào thi đua, các hội thi… - Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cán bộ nhân viên. 1.2.5 CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH Mục tiêu của tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn , các khâu nhằm tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất một đơn vị đầu ra tới mức thấp nhất, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. 1.2.5.1 Lập kế hoạch sản xuất Kế hoạch sản xuất của công ty CP Bia Rượu Sài Gòn Đồng Xuân được lập dựa trên số liệu sản lượng tiêu thụ của từng tháng qua các năm trước . Do đặc thù sản phẩm của đơn vị lên sản lượng cũng thay đổi theo mùa (mùa hè , mùa đông) và số tồn dư của số lượng sản phẩm đầu kỳ .Sản lượng sẽ được điều chỉnh thông qua mức tiêu thụ thực tế cho các tháng kế tiếp theo . 1.2.5.2 Các công đoạn và quy trình sản xuất của đơn vị Các công đoạn sản xuất a/ Nguyên vật liệu và nhiên liệu chính Nguyên vật liệu mua vào dùng cho các quá trình sản xuất bao gồm: Bảng 1.2 Nguyên vật liệu sản xuất Nguyên vật liệu Dùng cho SX cồn Dùng cho SX rượu mùi Dùng cho SX bia Sắn lát khô Enzim Men Và một số nguyên liệu phụ khác. Cồn Đường Axit Phụ gia Phẩm màu Hương liệu Vỏ chai Hộp con, thùng carton, nhãn... Nút Gạo Đường. Malt Hoa houblon Vỏ chai, nút Nhãn, giấy nhãn Các loại hoá chất khác. b/ Công nghệ sản xuất - Dây chuyền sản xuất bia lon, bia chai, bia hơi công nghệ Cộng hoà Liên Bang Đức, công suất 40 triệu lít/ năm. - Dây chuyền sản xuất Rượu, công nghệ Việt Nam, công suất 2 triệu lít/năm. - Dây chuyền sản xuất cồn, công nghệ Việt Nam, công suất 1,5 triệu lít/năm. c/ Quy trình sản xuất cồn tinh chế Hình 1.6 Quy trình sản xuất cồn tinh chế d/ Quy trình sản xuất rượu chai các loại Hình 1.7 Quy trình sản xuất rượu chai các loại e/ Thuyết minh dây chuyền sản xuất cồn Sắn lát khô sau khi nghiền được đưa qua bộ phận nấu ở nhiệt độ khoảng 100 0C để phá vỡ cấu trúc tế bào và chuyển tinh bột về trạng thái hoà tan. Tinh bột sau quá trình nấu được chuyển qua giai đoạn đường hoá. Trong quá trình sản xuất cồn, tế bào nấm men không có khả năng chuyển hoá hồ tinh bột thành cồn. Chúng chỉ có khả năng sử dụng đường, chuyển đường thành rượu. Vì vậy sau khi nấu để dịch hoá, dịch tinh bột cần được chuyển thành đường trước khi lên men. Sau khi quá trình đường hoá kết thúc, sản phẩm của nó được đưa qua bộ phận lên men. Đây là giai đoạn quan trọng cuối cùng và chủ yếu nhất của quá trình sản xuất rượu cồn. Trong quá trình lên men các chất men của nấm men thực hiện quá trình thuỷ phân đường phức tạp thành đường đơn giản. Quá trình lên men do tác động của các tế bào nấm men như sau: Đường và các chất dinh dưỡng của môi trường lên men được hấp phụ và khuyếch tán vào bên trong tế bào men. Nhờ các chất men có sẵn trong tế bào nấm men tác dụng, các chất dinh dưỡng được chuyển hoá qua các hợp chất trung gian và cuối cùng tạo thành rượu và khí CO2. Rượu và CO2 tạo thành được khuyếch tán qua màng tế bào ra môi trường bên ngoài. Rượu hoà tan trong nước nên tan nhanh ra dung dịch lên men còn CO2 hoà tan kém trong nước nên chóng bị bão hoà trong dung dịch. Khi dung dịch đã bão hoà CO2 thì CO2 tạo thành được bám quanh tế bào nấm men và lớn dần lên. Lượng CO2 tích tụ lớn đến mức nào đó nó thắng khối lượng của tế bào nấm men thì tế bào nấm men được bọt khí CO2 kéo dần lên bề mặt dịch lên men. Khi lên đến mặt thoáng, CO2 được thoát ra và tế bào nấm men có khối lượng lớn hơn khối lượng riêng dịch lên men được lắng xuống. Nhờ sự chuyển động lên xuống này mà quá trình lên men được tăng cường. Sau khi quá trình lên men kết thúc sản phẩm được đem đi qua thiết bị vắt li tâm lấy dịch qua giai đoạn chưng cất. f/ Quy trình sản xuất bia các loại Hình 1.8 Quy trình sản xuất bia các loại g/ Thuyết minh dây chuyền sản xuất bia Gạo và Malt được nghiền nhỏ nhằm mục đích phá vỡ cấu trúc hạt tinh bột tạo điều kiện cho quá trình hút nước, trương nở hạt tinh bột và tạo điều kiện cho hệ Enzim phát huy hoạt lực thuỷ phân tinh bột thành các đường đơn. Nguyên liệu thay thế qua giai đoạn hồ hoá - dịch hoá với mục đích chuyển tinh bột từ dạng không hoà tan sang dạng hoà tan, sau đó được đưa vào quá trình đường hoá cùng với Malt, ở đây dưới tác dụng của hệ Enzim trong Malt trong điều kiện nhiệt độ nhất định và môi trường thích hợp, các enzim hoạt động phân cắt các chất cao phân tử thành các chất thấp phân tử . Kết thúc quá trình đường hoá, toàn bộ khối dịch được chuyển sang nồi lọc nhằm mục đích tách dịch đường ra khỏi bã. Lượng bã này được sử dụng cho chăn nuôi, còn dịch đường được đưa sang nồi nấu hoa, ở đây dịch đường được đun sôi với hoa Hublon (nhiệt độ hơn 1000C), các chất đắng, tinh dầu thơm, polyphenol và các thành phần của hoa được hoà tan vào dịch đường tạo cho bia có vị đắng, mùi thơm đặc trưng của hoa hublon và khả năng giữ bọt cho bia. Polyphenol của hoa khi hòa tan vào dịch đường ở nhiệt độ cao sẽ tác dụng với các protein cao phân tử tạo các phức chất dễ kết lắng làm tăng độ trong của dịch đường và ổn định thành phần sinh học của bia thành phẩm; đồng thời quá trình đun hoa còn có tác dụng thanh trùng, tiêu diệt các vi sinh vật và các hệ Enzim còn lại trong dịch đường . Kết thúc quá trình đun sôi, dịch đường được bơm qua thùng lắng xoáy để tách . Dịch đường trong được đưa qua thiết bị làm lạnh nhanh, mục đích đưa dịch đường xuống nhiệt độ lên men thích hợp (8-90C) đồng thời tránh sự xâm nhập của vi sinh vật vào dịch đường dẫn đến bất lợi cho quá trình lên men. Dịch đường được bổ xung ôxy đến mức độ cần thiết và với lượng men giống thích hợp được đưa vào tăng lên men, ở đây quá trình lên men chính xẩy ra, dưới tác dụng của tế bào nấm men bia, dịch đường được chuyển hoá thành rượu, CO2 và các sản phẩm phụ khác. Quá trình lên men chính kéo dài khoảng 5-7 ngày ở nhiệt độ thích hợp, CO2 sinh ra trong quá trình lên men được thu hồi, làm sạch và hoá lỏng chứa trong các bình chứa .Kết thúc quá trình lên men chính, men sữa được thu hồi để tái sử dụng còn bia non được chuyển sang chế độ lên men phụ, ở điều kiện nhiệt độ thấp (0-50C) và áp xuất bề mặt 0,5-1 bar. Trong thời gian lên men phụ, nấm men trong bia non tiếp tục lên men lượng đường còn lại để tạo thành CO2 và các sản phẩm khác. Đồng thời trong lúc này lượng diaxetyl tạo thành ở giai đoạn lên men chính được chính nấm men khử và chuyển thành axetoin, các chất hữu cơ tác dụng với rượu để tạo thành các este, tức là ở đây xảy ra các quá trình nhằm ổn định thành phẩm và tính chất cảm quan của sản phẩm.  Khi bia đủ độ chín theo yêu cầu được bơm đi lọc trong bia ở điều kiện nhiệt độ -10C- O0C, được bão hoà CO2 rồi đưa vào tank thành phẩm, sau khi kiểm tra đủ tiêu chuẩn bia được bơm đi chiết . Với bia hơi: Trước khi chiết, các box chứa bia bằng Inox được làm sạch bằng khí nén, nước thường, nước nóng(800C), dung dịch xút (2-3%) và được thanh trùng bằng hơi nóng(khoảng 1350C), sau đó được làm lạnh bằng CO2 và chiết ở điều kiện đẳng áp (3 bar), sau đó box bia được chụp màng co bảo hiểm và vận chuyển trong các ôtô có bảo ôn lạnh tới các đại lý tiêu thụ sản phẩm. Tại các  điểm bán hàng, các box bia được bảo quản trong máy bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2-40C và bia được lấy ra cốc bằng áp lực CO2 nén vào box, như vậy bia được bảo quản lạnh và không tiếp xúc với không khí để đảm bảo vô trùng cho đến khi rót ra cốc của khách hàng . Đối với bia chai, bia lon :  vỏ chai và vỏ lon được rửa sạch, làm khô và được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào chiết, CO2 được nén vào chai, lon ở áp xuất 3 bar và bia được chiết đẳng áp để tránh trào bọt gây thất thoát CO2 trong bia. Sau khi được dập nắp, bia chai, bia lon được đưa qua hầm thanh trùng, ở đây nhiệt độ của bia được làm nóng lên từ từ đến nhiệt độ thanh trùng (60-620C )nhằm tiêu diệt hết vi sinh vật còn sót lại trong bia nhằm bảo quản bia được lâu. Sau đó lon ,chai bia được làm nguội đến nhiệt độ thường, sau đó được làm khô (bia chai được dán nhãn ), in hạn sử dụng và được đóng vào két hoặc thùng giấy chuyển vào kho, sau đó được đưa đi tiêu thụ . 1.2.5.2 Tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm Nhà sản xuất Đại lý cấp I Thường đặt tại trung tâm các tỉnh. Đại lý cấp II Thường đặt tại trung tâm các huyện Người tiêu dùng Hình 1.9 Sơ đồ mạng lưới phân phối Hiện tại công ty đã đầu tư nhiều đại lý phân phối và nhà máy sản xuất trên các vùng miền. Chi Nhánh Địa Chỉ Việt Trì Số 2189 - Đại Lộ Hùng Vương - P.Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ.ĐT: 0210.847.456. Fax: 0210.847.456 Vĩnh Phúc Số - 365 Đường Mê Linh - P.Khai Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. ĐT: 0211.840.355. Fax: 0211.722.500 Hà Nội Khu II – Mễ Trì Hạ - Từ Liêm – Hà Nội. ĐT: 0903.475.519 Tuyên Quang An Tường – Yên Sơn – Tuyên Quang. ĐT: 0903.459.545 Thái Nguyên Số 234 – Đường Bến Oánh - P.Trưng Vương - TP.Thái Nguyên. Hải Phòng Số 43 - Trần Quang Khải-Hải Phòng. Ninh Bình Đường 10B – Phố Trung Sơn - P.Bích Đào - TP.Ninh Bình. Quảng Bình Số 9 - Dương Văn An - Đồng Hới - Quảng Bình. Gia Lai Số 30 - Trần Phú - TP.Pleiku - Tỉnh Gia Lai. Quảng Nam Khu II - Núi Thành - Quảng Nam. Đắc Lắc Số 71 - Xô Viết Nghệ Tĩnh - TP.Buôn Mê Thuật - Tỉnh Đắc Lắc. TP HCM Số 670 - Hàm Tử - Phường 10 - Quận 5 - TP.Hồ Chí Minh. 1.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1.3.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thị trường bia, rượu vẫn tiếp tục hấp dẫn với mức tăng trưởng tốt, dù kinh tế có nhiều khó khăn. Theo kết quả khảo sát của tổ chức Euromonitor, tăng trưởng của ngành công nghiệp bia Việt Nam đạt 9-10%/năm. Cuộc chiến giành thị phần bia ở Việt Nam được rất nhiều nhà đầu tư nhắm tới. Thậm chí, có rất nhiều hình thức cạnh tranh thiếu văn hóa đã được thực hiện, như treo thưởng cao khi dỡ biển hiệu của hãng khác, hay trong vai khách hàng to tiếng nói xấu công khai về chất lượng của một đối thủ...Sức hút từ thị trường vẫn quá lớn để các nhà đầu tư không ngại tham gia cuộc giành thị phần đầy hấp dẫn này . Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ thì Công ty CP Bia Rượu Sài Gòn Đồng Xuân cũng không ngừng đổi mới phát triển sản phẩm,cạnh tranh chất lượng ,giá cả , mở rộng thị trường ,thiết lập các tổng đại lý , đại lý phân phối….Vì vậy năm 2010 cũng là một năm thành công của đơn vị . 1.3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Bảng 1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 STT Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Luỹ kế NN Luỹ kế NT 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 1 VI.25 401,228,559,122 286,559,641,670 2 Các khoản giảm trừ 3 134,388,374,360 91,622,468,230 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 10 266,840,184,762 194,937,173,440 4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 193,993,179,693 171,001,900,062 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 72,847,005,069 23,935,273,378 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 345,445,491 154,791,988 7 Chi phí tài chính 22 VI.28 2,168,710,471 2,608,146,439 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 1,015,874,528 2,242,988,923 8 Chi phí bán hàng 24 6,453,116,931 4,451,535,166 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 9,926,806,014 8,033,656,862 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+(21-22)-(24+25)) 30 54,643,817,144 8,996,726,899 11 Thu nhập khác 31 1,704,647,995 436,455,760 12 Chi phí khác 32 899,793,096 528,250,126 13 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 804,854,899 (91,794,366) 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30-40) 50 55,448,672,043 8,904,932,533 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 13,974,099,031 2,226,233,133 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51 - 52) 60 41,474,573,013 6,678,699,400 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 13,825 2,226 ( nguồn : phòng tài chính kế toán ) Tổng doanh thu năm 2007 : 210 tỷ đồng Tổng doanh thu năm 2008 : 276 tỷ đồng Tổng doanh thu năm 2009 : 352 tỷ đồng 1.3.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH a/ Những kết quả đạt được Năm 2010 cán bộ công nhân viên công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn – Đồng Xuân đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, phát huy những thuận lợi, duy trì sản xuất kinh doah và ổn định đời sống công nhân viên, bảo toàn được vốn và tài sản công ty, làm tốt nghĩa vụ đối với nhà nước. Vì vậy mà công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể.. Tổng doanh thu năm 2010 đạt khoảng 403 tỷ đồng ,so sánh với tổng doanh thu qua một số năm gần đây thì ta có thể thấy đơn vị đang trên đà phát triển tương đối ổn định và bền vững .Mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Sản lượng sản xuất các sản phẩm chủ yếu như:Cồn quy lít 100 độ đạt hơn một triệu lít, đạt 89,1% so với kế hoạch (1.120.000 lít), Rượu quy lít đạt gần 3,5 triệu lít dạt 191,6% so với kế hoạch ( 1.800.000 lít )và Bia quy lít đạt gần 23 triệu lít đạt 71,8% so với kế hoạch.( 32.000.000 lít) b/ Một số tồn tại - Sản lượng tiêu thụ giảm đi kèm với sản lượng sản xuất giảm ,chủ yếu do thị trường bị suy giảm bia Sài Gòn và bia mang thương hiệu công ty . - Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao ,do sự xuất hiện rất nhiều công ty mới và đòi hỏi sản phẩm phải đa dạng hơn nữa . PHẦN II THỰC TẬP CHUYÊN SÂU CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP BIA RƯỢU SÀI GÒN ĐỒNG XUÂN 2.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI ĐƠN VỊ 2.1.1. LỰC LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG 2.1.1.1 Lực lượng lao động Công ty có tổng số lao động có mặt đến ngày 31/12/2010 là 485 lao động. Trong đó lao động nam là 258 người chiếm 53,2%, lao động nữ 227 người chiếm 46,8%. Bảng 2.1 Lực lượng lao động tại đơn vị Số lượng quản lý và lao động tại đơn vị Tổng số Hội đồng quản trị 5 Ban kiểm soát 3 Ban giám đốc 3 Phòng tổ chức HC 7 Phòng kế toán 8 Phòng kỹ thuật đầu tư 6 Phòng kinh doanh 10 Phân xưởng nấu lên men 21 Phân xưởng cồn 99 Phân xưởng rượu 163 Phân xưởng chiết rót 130 Phân xưỏng động lực 30 Tổng cộng 485 2.1.1.2 Cơ cấu trình độ Về lao động trình độ trên ĐH khá khiêm tốn chỉ có 7 người chiếm 1,44% so với toàn công ty. Lao trực tiếp tham gia sản xuất không có ai trên trình độ ĐH, hầu hết công nhân tham gia sản xuất sản phẩm là những người tốt nghiệp THCN và công nhân kỹ thuật. Trình độ Cao đẳng ĐH cũng chiếm một tỷ lệ khá thấp chỉ có 46 lao động và chiếm 9,48%. Lao động CNKT chiếm đa số với 219 người tương đương 45,2%. Ngoài ra lao động có trình độ THCN cũng chiếm một số lượng khá đông 201 lao động tương đương 41,4%. Còn lại là lao động phổ thông với 12 người chiếm 2,48%. Bảng 2.2 Cơ cấu trình độ lao động của công ty Chỉ Tiêu Tổng số Trình độ Trên ĐH CĐ - ĐH THCN CNKT LĐPT Hội đồng quản trị 5 3 2 Ban kiểm soát 3 2 1 Ban giám đốc 3 1 3 Phòng tổ chức HC 7 5 2 Phòng kế toán 8 1 4 3 Phòng kỹ thuật đầu tư 6 3 2 1 Phòng kinh doanh 10 9 1 Phân xưởng nấu lên men 21 3 8 9 Phân xưởng cồn 99 4 47 44 4 Phân xưởng rượu 163 6 67 85 5 Phân xưởng chiết rót 130 4 59 64 3 Phân xưỏng động lực 30 2 12 16 Tổng cộng 485 7 46 201 219 12 % So với tổng số 100 1,44 9,48 41,4 45,2 2,48 Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhân lực năm 2010 của phòng TCHC Trình độ lao động phản ánh năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời thể hiện sự sáng tạo trong sản xuất sản phẩm. Nếu lao động có trình độ cao sẽ mang lại sức cạnh tranh mạnh cho sản phẩm làm ra, tăng hiệu quả trong năng lực quản lý và phát triển. Đồng thời trình độ lao động cao thì chi phí tiền lương cấp bậc càng lớn. Để thấy rõ hơn về cơ cấu trình độ lao động trong công ty, chúng ta có thể thông qua biểu đồ sau: % Tổng số Trình độ Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu trình độ các loại lao động so với tổng số lao động của công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn – Đồng Xuân. Qua biểu đồ trên ta thấy trình độ lao động trong công ty được sắp xếp như trên là hoàn toàn hợp lý. Một công ty chuyên sản xuất đồ uống và cồn thực phẩm thì lao động CNKT và lao động có trình độ THCN chiếm đa số là hoàn toàn đúng với quy trình sản xuất. Bởi nó sẽ giảm chi phí tiền lương đồng thời làm cho giá thành sản phẩm có sức cạnh tranh. 2.1.1.3 Cơ cấu độ tuổi. Đại đa phần lao động tại công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn – Đồng Xuân là lao động trẻ hóa. Độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm một lượng khá lớn với 47,4% tương ứng với 230 lao động. Đây là một lợi thế khá lớn bởi lao động trẻ là lao động có sức khỏe năng động và sáng tạo. Lực lượng lao động từ 25 đến 45 tuổi chiếm 34,8% tương ứng với 169 lao động. Còn độ tuổi trên 45 tuổi chỉ chiếm 17,8% tương ứng với 86 người, độ tuổi này đa phần là các lao động quản lý. Bảng 2.3 Cơ cấu độ tuổi lao động của công ty Chỉ Tiêu Tổng số Độ tuổi <25 25-45 >45 Hội đồng quản trị 5 0 2 3 Ban kiểm soát 3 1 2 Ban giám đốc 3 3 Phòng tổ chức HC 7 2 3 2 Phòng kế toán 8 2 5 1 Phòng kỹ thuật đầu tư 6 1 5 Phòng kinh doanh 10 5 3 2 Phân xưởng nấu lên men 21 8 11 2 Phân xưởng cồn 99 39 41 19 Phân xưởng rượu 163 83 42 38 Phân xưởng chiết rót 130 78 42 10 Phân xưởng động lực 30 12 11 7 Tổng cộng 485 230 169 86 % So với tổng cộng 100 47,4 34,8 17,8 Độ tuổi phản ánh sức bền kinh nghiệm và thâm niên nghề nghiệp. Tuổi lao động ảnh hưởng trực tiếp đến công việc sản xuất và chi phí tiền lương. Tuổi lao động càng cao thì phụ cấp thâm niên càng lớn. Tuy nhiên nếu lao động hoàn toàn trẻ hóa thì kinh nghiệm làm việc bị hạn chế dẫn đến nhiều công việc mang tính hóc búa đoài hỏi kinh nghiệm sẽ không được hoàn thành. Đi đôi với nó là vấn đề tai nạn lao động sẽ thường xuyên xảy ra. Để thấy rõ hơn về cơ cấu độ tuổi lao động trong công ty, chúng ta có thể thông qua biểu đồ sau: % Tổng số Độ tuổi Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu độ tuổi các loại lao động so với tổng số lao động của công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn – Đồng Xuân. Qua biểu đồ ta thấy độ tuổi lao động của công ty như trên là chưa hợp lý, bởi vì lao động trẻ hóa đang còn chiếm đại đa số hơn lao động có kinh nghiệm. Như vậy trong công việc hoàn thành chỉ tiêu sẽ gặp nhiều khó khăn bởi lao động kinh nghiệm bị hạn chế. Điều đó có nghĩa công ty chưa có phương pháp giữ chân lao động giỏi và lao động có kinh nghiệm. 2.1.2 PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG VÀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG 2.1.2.1 Phân công lao động Phân công lao động là một quá trình tách riêng biệt các loại lao động khác nhau theo một tiêu thức nhất định trong điều kiện xác định của doanh nghiệp. Các hình thức phân công lao động tại công ty CP Bia Rượu Sài Gòn Đồng Xuân như sau : *Phân công lao động trong chức năng : Đây là hình thức chia tách cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao nghia.doc
  • docbia nghĩa.doc
  • docMauxacnhancuaDonvi_Nghia.doc
Tài liệu liên quan