Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Đông Dương

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG ĐÔNG DƯƠNG. 3

1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của công ty 3

1.1. Quá trình hình thành: 3

1.2. Tên và địa chỉ giao dịch của công ty 3

1.3. Vốn điều lệ 4

1.4. Danh sách cổ đông sáng lập 4

1.5. Người đại diện theo pháp luật 4

1.6. Ngành nghề kinh doanh 5

2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ các phòng ban 6

2.1. Cơ cấu tổ chức 6

2.2. Chức năng, nhiệm vụ các cá nhân, phòng ban 8

3. Mục tiêu hoạt động, năng lực của công ty 11

3.1 Mục tiêu hoạt động 11

3.2. Năng lực của công ty 11

4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua 12

5. Mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty trong tương lai 14

CHƯƠNG II. CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY 15

1. Tình hình đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản 15

1.1. Tình hình đầu tư vào tài sản cố định của công ty 15

1.2. Tình hình đầu tư gia tăng số lượng lao động 18

2. Vốn và nguồn vốn đầu tư 20

3. Phương pháp lập dự án đầu tư 21

4. Tình hình tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư 23

4.1. Tình hình tổ chức quản lý đầu tư 23

4.2. Công tác kế hoạch hoá đầu tư 24

5. Công tác thẩm định dự án 25

6. Nội dung phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư hiện đang áp dụng 26

7. Tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài và hoạt động chuyển giao công nghệ 26

8. Công tác đấu thầu, quản lý hoạt động đấu thầu 27

9. Nội dung, phương pháp phân tích rủi ro đầu tư 29

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 30

1. Mô hình hoạt động: 30

2. Ngành nghề kinh doanh: 30

3. Quy mô vốn: 31

4. Sở hữu và phát triển nguồn nhân lực: 31

5. Xây dựng và phát triển thương hiệu: 32

6. Đầu tư mặt bằng sản xuất: 32

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4283 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Đông Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế Đại hội đồng cổ đông Ban giám đốc Hội đồng quản trị Trợ lý hành chính 2.2. Chức năng, nhiệm vụ các cá nhân, phòng ban 2.2.1. Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường, ít nhất một năm họp một lần. Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây: - Báo cáo tài chính hàng năm; - Báo cáo của Hội đồng quản trị đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh ở công ty; - Báo cáo của ban kiểm soát về quản lý công ty của HĐQT, Giám đốc; - Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần; - Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền. 2.2.2. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị bao gồm 5 thành viên: Vũ Hoàng Lê Đức Tuấn Trần Bích Nhuận Nguyễn Tuấn San Hồ Sỹ Lâm Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Vũ Hoàng. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ như: - Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; - Tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị; - Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị; - Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; - Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông; - Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định. 2.2.3. Ban kiểm soát: Trưởng ban kiểm soát: Ông Hồ Sỹ Lâm Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, ban giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao như kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính; thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị… 2.2.4. Ban giám đốc: - Giám đốc: Ông Vũ Hoàng Do hội đồng quản trị cử ra, là đại diện pháp nhân của công ty, là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. - Phó giám đốc: Bà Trần Bích Nhuận Phó giám đốc công ty là người giúp việc giám đốc và chịu trách nhiệm thực hiện các công việc được phân công uỷ quyền và báo cáo các công việc được giao. Phó giám đốc được giao phụ trách điều hành công việc sản xuất – kinh doanh hệ thống cửa hàng của công ty. 2.2.5. Công ty cổ phần thiết kế Đông Dương: Giám đốc: Ông Lê Đức Tuấn Công ty cổ phần thiết kế Đông Dương có tiền thân là phòng tư vấn – thiết kế của công ty. Công ty có các nhiệm vụ như: thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp của khách hàng; thiết kế mẫu mã cho các sản phẩm đồ gỗ nội thất, vải nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ… 2.2.6. Phòng kế toán: Kế toán trưởng: Bà Nguyễn Ngọc Châm Chức năng, nhiệm vụ của phòng: tổ chức các hoạt động về kế hoạch tài chính và công tác kế toán theo pháp luật của Nhà nước quy định. Cụ thể là: lập kế hoạch tài chính, dự trữ ngân sách hàng năm cho từng dự án của công ty; tổ chức theo dõi và kiểm soát các công việc chi tiêu và thực hiện các chính sách tài chính của công ty và Nhà nước. 2.2.7. Phòng kế hoạch – tổng hợp: Trưởng phòng: Ông Trần Văn Đức Chức năng, nhiệm vụ của phòng: cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh là cơ sở cho giám đốc ra các quyết định về hoạt động sản xuất kinh doanh; cung cấp đầy đủ, chính xác các tài liệu về việc cung ứng, dự trữ, sử dụng loại tài sản, nguyên liệu, công cụ, dụng cụ, để góp phần quản lý và sử dụng tài sản, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ một cách hợp lý và kịp thời. 2.2.8. Phòng sản xuất: Giám đốc sản xuất: Ông Nguyễn Thành Kiên Chức năng, nhiệm vụ của phòng: Sản xuất các sản phẩm nội thất của công ty theo đúng kế hoạch tiến độ đã đặt ra; thực hiện việc vận chuyển, lắp đặt sản phẩm tại các công trình; đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của công ty và của khách hàng. Phòng cũng được giao thêm nhiệm vụ quản lý đội xe của công ty. 2.2.9. Phòng kinh doanh: Trưởng phòng: Ông Nguyễn Tuấn San Chức năng, nhiệm vụ của phòng: xúc tiến ký kết các hợp đồng thương mại; tổ chức, sắp xếp, giới thiệu sản phẩm cũng như khả năng cung ứng, sản xuất, chế tạo thiết bị sản phẩm của công ty đối với các đối tác, khách hàng nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại của công ty. 2.2.9. Trợ lý hành chính: Bà Nguyễn Lan Anh Chức năng, nhiệm vụ: quản lý lao động, duyệt và thanh toán lương, giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động. Ngoài ra còn phục vụ các hội nghị của Công ty và thay mặt cho Công ty tiếp khách đến giao dịch, tổ chức mua sắm các thiết bị văn phòng; quản lý, lưu trữ các hồ sơ công văn. 3. Mục tiêu hoạt động, năng lực của công ty 3.1 Mục tiêu hoạt động Theo điều lệ công ty năm 2007, mục tiêu hoạt động của công ty là: Tối đa hoá các khoản lợi nhuận. Tăng lợi tức cho các cổ đông của công ty. Tăng tích luỹ phát triển sản xuất kinh doanh. Góp phần thiết thực vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 3.2. Năng lực của công ty Trên chính sách mở cửa, thông thoáng của Nhà nước trong hoạt động kinh tế đa thành phần, chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng hoá và nhập khẩu nguyên liệu… công ty đã nhập khẩu các loại nguyên liệu: gỗ, vật tư, phụ kiện nội thất, vải… tại các tại các nước: Lào, Campuchia, Indonexia, Trung Quốc, Châu Âu… Song song với việc khai thác, nhập khẩu nguyên liệu công ty đã đầu tư một số dây chuyền sản xuất hiện đại và đồng bộ của Châu Âu, Đài loan về chế biến sản xuất đồ gỗ - đồ nội thất trên các chất liệu: gỗ rừng tự nhiên; gỗ rừng trồng; gỗ công nghiệp , đầu tư về sản xuất hàng may mặc, khai thác năng lực sản xuất ở các làng nghề truyền thống… Bước đầu công ty đã đáp ứng được một phần các nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Hiện tại với hơn 200 cán bộ công nhân viên, công ty có thể thực hiện những hợp đồng tổng thể từ Tư vấn - Thiết kế - Thi công những hạng mục lớn với chất lượng hoàn hảo, giá cạnh tranh, liên tục mở rộng thị trường ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và xuất khẩu các sản phẩm của mình sang thị trường: Đài Loan, Nhật Bản, Châu Âu… Trong thời gian hơn 5 năm từ khi thành lập đến nay công ty đã tham gia thi công nhiều nhà hàng; khách sạn; biệt thự; khu chung cư và chiếm được rất nhiều cảm tình, lòng tin từ phía khách hàng. Cùng với việc phát triển sản xuất, phát triển thị trường, việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cũng được đặt lên hàng đầu. Công ty đã đăng ký bản quyền thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam tại thị trường trong nước; tại Châu Âu; tại Nhật Bản. Hình ảnh của công ty đã được đưa lên một số tạp chí chuyên ngành, lên danh bạ Doanh nghiệp Việt Nam. Từ đầu năm 2006 công ty bắt đầu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Và đến tháng 8/2006 công ty đã được tổ chức BVQI chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001-2000. Nguyên tắc hoạt động của công ty đó là: “Không ngừng nâng cao năng lực quản lý & sản xuất, cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng để cung cấp cho thị trường các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, giá phù hợp với thị hiếu của khách hàng”. 4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2007 12.139.160.775 10.516.371.242 803.407.516 516.249.328 303.132.689 - - 303.132.689 - 303.132.689 84.877.153 218.255.536 Nguồn: Phòng kế toán 2006 11.535.493.468 10.179.067.414 717.866.052 433.171.718 205.388.284 - - 205.388.284 - 205.388.284 57.508.720 147.879.564 2005 10.878.477.064 9.629.457.283 683.554.774 359.279.308 206.185.699 - 10.645.199 195.540.500 - 195.540.500 27.375.670 168.164.830 2004 4.888.072.481 4.327.259.378 309.214.446 128.741.639 122.857.018 2.194.431 - 125.051.449 - 125.051.449 17.507.203 107.544.246 2003 3.151.148.299 2.643.895.752 398.198.620 - 109.053.927 167.639 - 109.221.566 - 109.221.566 Miễn 109.221.566 2002 174.090.100 134.924.980 36.946.086 - 2.138.034 46.329 - 2.184.363 - 2.184.363 Miễn 2.184.363 Năm Chỉ tiêu Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Chi phí quản lý kinh doanh Chi phí tài chính Lợi nhuận thuần Lãi khác Lỗ khác Tổng lợi nhuận kế toán Các khoản điều chỉnh tăng (giảm) lợi nhuận để xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN Thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế 5. Mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty trong tương lai - Phát triển vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh dưới các hình thức, tiến đến sẽ tham gia thị trường chứng khoán. - Phát triển nguồn nhân lực: đối với các CBCNV có trình độ chuyên môn, có tay nghề cao sẽ được tham gia góp vốn hoặc được thưởng bằng cổ phần để gắn liền quyền lợi với trách nhiệm. Thông qua đó thu hút được nhân tài và ổn định nguồn lực, song song với việc nâng cao thu nhập và các chế độ phúc lợi, tạo ra một môI trường làm việc tốt, một doanh nghiệp văn hoá… - Phát triển thị trường: Dựa trên sự phát triển về vốn và nguồn nhân lực để phát triển thị trường và đa dạng hoá ngành nghề trên nền tảng xây dựng và bảo vệ thương hiệu. CHƯƠNG II. CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY 1. Tình hình đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản 1.1. Tình hình đầu tư vào tài sản cố định của công ty: Khi mới thành lập vào năm 2002, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chỉ là 995 triệu đồng. Tuy số vốn ít, cộng với việc phải bỏ tiền đi thuê mặt bằng sản xuất, nhưng công ty đã cố gắng đầu tư tối đa cho máy móc thiết bị và đã mua về 11 chiếc máy đầu tiên. Cùng với đó, công ty cũng đầu tư mua một xe ISUZU 7 chỗ làm phương tiện vận tải và một số thiết bị văn phòng như máy tính, máy photocopy, máy in, bàn, tủ, vách ngăn… Tính đến hết năm 2002, tổng tài sản cố định của công ty là 1.008.168.760 đồng. Trong những năm tiếp theo, cùng với yêu cầu mở rộng sản xuất, tài sản cố định của công ty không ngừng được gia tăng. Bảng 2: Máy móc, thiết bị sản xuất tại công ty năm 2002 (đơn vị: đồng) Ghi chú Mua của ngân hàng Hoá đơn số 21397, 31445 Nguồn: tổng hợp từ phòng kế toán và phòng sản xuất Khấu hao Mức khấu hao 8.125.000 6.250.000 2.000.000 1.000.000 8.271.625 2.304.625 2.565.625 1.187.500 3.562.500 12.682.000 9.606875 57.555.750 Số năm sử dụng 8 8 5 5 8 8 8 8 8 5 8 Nguyên giá 65.000.000 50.000.000 10.000.000 5.000.000 66.173.000 18.437.000 20.525.000 9.500.000 28.500.000 63.410.000 76.855.000 413.400.000 Nước sản xuất Đài Loan Đài Loan Đài Loan Đài Loan Italia Đài Loan Đài Loan Đài Loan Đài Loan Italia Italia Tên TSCĐ Máy sấy gỗ Máy trà nhám gỗ Máy chuốt tròn Máy cưa chỉ Máy phay đa năng LAB N300 Máy đục mộng vuông HCM-104 Máy phay trục đứng LS-101 Máy cưa vanh Máy bào cuốn Dao cụ các loại Máy phay có bàn trượt F114 Tổng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Bảng 3: Tình hình đầu tư gia tăng tài sản cố định tại công ty (Đơn vị: đồng) 2007 2.040.128.000 651.015.108 - 20.3621 2.711.505.208 Nguồn: tổng hợp từ phòng kế toán và phòng sản xuất 2006 - 415.083.222 167.409.524 76.880.486 659.373.232 2005 - 877.777.556 - 17.026.327 894.803.883 2004 - 18.095.238 149.177.000 - 167.272.238 2003 102.300.000 385.551.129 - 27.188.415 575.039.544 Năm Tài sản Nhà cửa Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị văn phòng Tổng Trong quá trình đầu tư, một số máy tài sản cố định do mua cũ nên đã khấu hao hết. Tính đến hết năm 2007, tổng giá trị tài sản cố định của công ty là khoảng 4,6 tỷ đồng. Bảng 4: Tổng giá trị tài sản cố định tại công ty tính đến hết năm 2007 (Đơn vị: đồng) STT Loại tài sản Giá trị 1 Nhà cửa 2.045.424.873 2 Máy móc thiết bị 2.069.622.538 3 Phương tiện vận tải 398.569.260 4 Thiết bị văn phòng 90.476.134 Tổng 4.604.092.805 Nguồn: phòng kế toán 1.2. Tình hình đầu tư gia tăng số lượng lao động Từ ngày đầu mới thành lập, công ty chỉ 56 lao động. Đến nay, qua 6 năm hoạt động, số lượng lao động đã là 215 người. Quỹ lương của công ty cũng ngày càng được mở rộng, vừa để đáp ứng số lượng lao động ngày càng tăng, vừa để nâng cao mức sống người lao động trong công ty. Bảng 5: Tình hình đầu tư gia tăng số lượng lao động 2008 (Dự kiến) 215 2.709.000.000 1.050.000 925.000 1.750.000 Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán và phòng kế hoạch – tổng hợp 2007 198 2.197.800.000 925.000 850.000 1.650.000 2006 152 1.459.200.000 800.000 750.000 1.600.000 2005 107 898.800.000 700.000 600.000 1.450.000 2004 93 725.400.000 650.000 500.000 1.300.000 2003 71 511.200.000 600.000 400.000 1.200.000 2002 (4 tháng) 56 134.000.000 600.000 400.000 1.200.000 Năm Chỉ tiêu Số lao động Tổng quỹ tiền lương (đồng) Mức lương bình quân/người/tháng Mức lương tối thiểu Mức lương tối đa 2. Vốn và nguồn vốn đầu tư Cũng như các doanh nghiệp hoạt động sản xuất – kinh doanh khác, nguồn vốn đầu tư của công ty cũng bao gồm các nguồn sau: - Trích lợi nhuận để lại: + Quỹ trợ cấp thất nghiệp. + Quỹ khen thưởng, phát triển sản xuất. - Vốn góp. - Bán cổ phần. - Vốn vay. Theo điều lệ công ty, Đại hội đồng cổ đông quyết định việc phân phối và trích lập các loại quỹ từ lợi nhuận sau thuế, có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần lợi nhuận không chia để bổ sung vốn điều lệ hoặc để đầu tư mở rộng, phát triển kinh doanh trên cơ sở phương án khả thi do Hội đồng quản trị trình. Lợi nhuận sau thuế được phân bổ như sau: + Quỹ dự trữ bắt buộc: 7% lãi ròng hàng năm để bổ sung vốn điều lệ và dự trữ tài chính cho năm sau cho đến mức bằng 10% vốn điều lệ. + Quỹ đầu tư phát triển 8% + Quỹ phát triển nguồn nhân lực 2% + Quỹ khen thưởng chung 10% + Quỹ phúc lợi 6% + Quỹ thưởng HĐQT và ban giám đốc 2% Tổng lợi nhuận ròng trích quỹ: 35% Ta thấy công ty đã quy định trích lại một tỷ lệ khá lớn trong lợi nhuận sau thuế để phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển của công ty. Tuy vậy, tỷ lệ trên là quy định ở điều lệ mới và sẽ áp dụng từ năm 2008, cho nên tình hình trích quỹ thực tế các năm trước không tuân theo tỷ lệ trên. Cụ thể như sau: Bảng 6: Tình hình trích lập các quỹ đầu tư phát triển ở công ty (Đơn vị: đồng) Năm Khoản 2003 2004 2005 2006 2007 Trích lập quỹ 22.281.186 21.508.848 33.632.966 47.049.604 43.651.097 Trợ cấp mất việc 5.570.296 3.377.212 8.408.241 11.762.401 10.912.774 Khen thưởng, phúc lợi, phát triển sản xuất 16.710.890 18.131.637 25.224.725 11.762.401 23.524.802 10.912.774 21.825.548 Nguồn: Phòng kế toán 3. Phương pháp lập dự án đầu tư Các dự án của công ty từ trước đến nay đều là dự án mở rộng sản xuất. Quá trình lập dự án đầu tư có sự tham gia của: + Ban giám đốc + Lãnh đạo các phòng Quá trình đó diễn ra như sau: - Nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư: Ban giám đốc, phòng kinh doanh, phòng tư vấn – thiết kế… sẽ tìm hiểu và phát hiện các cơ hội đầu tư. Do đặc điểm sản phẩm nội thất cao cấp và thời trang là dành cho những đối tượng có thu nhập cao, những công trình sang trọng, do đó khi nghiên cứu cơ hội đầu tư công ty căn cứ vào những yếu tố chính sau: + Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nội thất, vải thời trang là lĩnh vực được phép đầu tư. + Thị hiếu người tiêu dùng trong một vài năm tới: những người có thu nhập cao sẽ càng ưa chuộng sàn nhà, cầu thang… và những đồ nội thất như bàn ghế, tủ, cửa… làm bằng gỗ thiên nhiên, do đó thị trường đầu ra của các dự án mở rộng sản xuất là rất lớn. Thêm nữa, với thị trường nước ngoài, hiện tại công ty đã nắm được nhu cầu rất lớn của các thị trường Đài Loan, Nhật Bản và châu Âu. + Nguồn nguyên liệu: Hiện tại và trong tương lai gần, nguồn nguyên liệu của công ty được cung cấp ổn định bởi các công ty khai thác, sản xuất và kinh doanh gỗ ở Lào. + … - Nghiên cứu khả thi: Sau khi đã có ý tưởng về dự án, giám đốc sẽ triển khai về các phòng, ban để nghiên cứu, thu thập thông tin cơ bản cần có. Sau đó, Hội đồng quản trị, ban giám đốc và lãnh đạo các phòng ban sẽ họp, triển khai công tác soạn thảo dự án đầu tư. + Lập nhóm soạn thảo dự án: Chủ nhiệm dự án là ông Hoàng – chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành công ty. Các thành viên khác tham gia soạn thảo là phó giám đốc và lãnh đạo các phòng. + Chủ nhiệm dự án sẽ đưa ra đề cương sơ bộ của dự án, phương hướng xây dựng đề cương chi tiết cho các thành viên thảo luận. + Các thành viên nhóm soạn thảo sẽ dựa vào đề cương sơ bộ để xây dựng phần đề cương có liên quan đến chuyên môn của mình. Sau đó, các cán bộ soạn thảo sẽ thảo luận về phần đề cương của mình và các thành viên khác để đưa ra đề cương chi tiết. + Chủ nhiệm dự án phân công soạn thảo như sau: Phân tích tình hình kinh tế – xã hội tổng quát: Phòng kế hoạch – tổng hợp. Phân tích thị trường: Phó giám đốc và phòng kinh doanh. Phân tích kỹ thuật: Chủ nhiệm dự án, giám đốc công ty thiết kế và giám đốc sản xuất. Phân tích tài chính: Phòng kế toán. + Tiếp đó, các cán bộ được phân công sẽ thu thập thêm thông tin chi tiết, phân tích và xử lý thông tin đã được thu thập. Các kết quả nghiên cứu ở từng phần việc trên sẽ được từng thành viên tổng hợp, sau đó tổng hợp chung thành nội dung của dự án. Bản dự án sẽ được trình bày và phản biện trong nội bộ nhóm soạn thảo dưới sự chủ trì của chủ nhiệm dự án. Sau buổi trình bày và phản biện này, dự án chính thức được hoàn thiện. 4. Tình hình tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư 4.1. Tình hình tổ chức quản lý đầu tư: Cũng như ở các cơ sở sản xuất – kinh doanh, quản lý đầu tư ở công ty cổ phần thương mại và xây dựng Đông Dương là một bộ phận không tách rời của hoạt động quản lý nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng. Một số nội dung chủ yếu của quản lý hoạt động đầu tư ở công ty là: - Xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư: thể hiện thông qua các kế hoạch 5 năm, kế hoạch hoạt động hàng năm của công ty. Những chiến lược và kế hoạch đầu tư bao gồm: kế hoạch huy động vốn, kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất… - Tổ chức lập dự án đầu tư: Diễn ra trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Quản lý hoạt động đầu tư được thực hiện ngay từ khi xây dựng ý tưởng dự án đến giai đoạn lập dự án khả thi. - Tổ chức quản lý dự án đầu tư: Quản lý tiến độ, thông tin, chất lượng công trình, máy móc… của dự án. Đồng thời tiến hành điều phối, kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư của dự án. Các dự án đầu tư của công ty đến nay đều được quản lý theo mô hình “chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án”, cụ thể hơn là chủ đầu tư tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật). Điều này là hợp lý bởi vì các dự án được thực hiện đều là những dự án mở rộng sản xuất nên rất gần với chuyên môn của công ty, quy mô dự án nhỏ, đồng thời các cán bộ quản lý của công ty hoàn toàn có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý dự án. Với các dự án của công ty, tham gia quản lý dự án sẽ bao gồm: + Giám đốc điều hành. + Giám đốc sản xuất. + Trưởng phòng kế hoạch – tổng hợp. + Trưởng phòng của phòng chuyên môn có liên quan đến khía cạnh kỹ thuật của dự án. 4.2. Công tác kế hoạch hoá đầu tư: Đối với công tác kế hoạch hoá hoạt động đầu tư, công ty tiến hành một cách rất khoa học, áp dụng rất phù hợp vào điều kiện của công ty. Như ta đã biết, một quy trình lập kế hoạch đầu tư đầy đủ phải trải qua các cấp độ: + Chiến lược + Quy hoạch + Kế hoạch 5 năm + Chương trình dự án + Các dự án + Kế hoạch hàng năm. Ở công ty, nếu làm lần lượt tất cả các bước trên sẽ bị mất rất nhiều thời gian, lãng phí thời gian và nguồn lực. Do vậy quá trình lập kế hoạch đầu tư sẽ diễn ra như sau: - Hội đồng quản trị xác định chiến lược phát triển của công ty trong dài hạn. - Sau khi có chiến lược dài hạn, từng thành viên Hội đồng quản trị sẽ làm việc độc lập và xây dựng nên một bản dự thảo kế hoạch 5 năm của mình. Trong kế hoạch 5 năm sẽ bao gồm cả các dự án mà công ty sẽ thực hiện trong 5 năm tới. - Hội đồng quản trị họp và xem xét các bản dự thảo kế hoạch 5 năm của các thành viên, sau đó tổng hợp thống nhất ý kiến để đưa ra bản kế hoạch 5 năm của cả công ty. Cũng như ở các đơn vị khác, kế hoạch 5 năm là hình thức chủ yếu của công tác kế hoạch hoá, chức năng của nó là cụ thể hoá các chiến lược dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển của công ty. - Xây dựng kế hoạch hàng năm: + Dựa vào kế hoạch 5 năm, giám đốc điều hành lập ra kế hoạch của năm tới, sau khi có sự tham khảo từ phó giám đốc và lãnh đạo các phòng của công ty. + Hội đồng quản trị sẽ tiến hành xem xét và đánh giá kế hoạch hàng năm, có sự tham gia của các phòng ban. + Sau khi đã thống nhất được nội dung kế hoạch hàng năm, kế hoạch sẽ được công bố và chuẩn bị đưa vào thực hiện. 5. Công tác thẩm định dự án Trong quá trình lập dự án đầu tư, tất cả các phòng ban đều tham gia, cùng với việc công ty chưa có hoạt động tài trợ vốn cho các dự án ngoài doanh nghiệp, cho nên chưa có hoạt động thẩm định dự án một cách hoàn chỉnh. Quá trình thẩm định sẽ diễn ra nhanh gọn hơn. Công việc chủ yếu sẽ là của phòng kế toán, xem xét lại một lần nữa một số yếu tố sau: - Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính; - Nguồn vốn vay, tiến độ giải ngân vốn; - Thời gian và chi phí trả lãi; - Kiểm tra và phát hiện sai sót trong quá trình tính toán. - … 6. Nội dung phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư hiện đang áp dụng Hoạt động này ở công ty diễn ra đơn giản, với một số chỉ tiêu cơ bản nhất. Các phòng kế toán, sản xuất, kinh doanh, kế hoạch – tổng hợp, công ty thiết kế sẽ tổng hợp và tập trung số liệu về đầu mối là phòng kế toán để tiến hành công tác đánh giá. - Các chỉ tiêu kết quả đầu tư: khối lượng vốn đầu tư thực hiện, tài sản cố định huy động. - Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư: ΔLợi nhuận ΔDoanh thu Vốn đầu tư Vốn đầu tư + Mức tiết kiệm chi phí nguyên liệu. + Số lao động tăng thêm nhờ hoạt động đầu tư. + Thu nhập bình quân của người lao động tăng thêm. + Năng suất lao động tăng thêm. + Mức độ nâng cao trình độ tay nghề người lao động. + … 7. Tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài và hoạt động chuyển giao công nghệ Do quy mô công ty còn chưa lớn nên hoạt động chuyển giao công nghệ và hợp tác đầu tư với nước ngoài của công ty gần như chưa có. Hiện tại, công ty mới chỉ hợp tác kinh doanh và cung cấp các sản phẩm như ván sàn, đồ nội thất, trang trí nội thất… cho một số đối tác Đài Loan và châu Âu. Các máy móc của công ty cũng chủ yếu được mua qua các nhà nhập khẩu chứ chưa có hoạt động chuyển giao công nghệ trực tiếp giữa công ty và đối tác nước ngoài. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiến hành hợp tác đầu tư với các đối tác nước ngoài trong một số lĩnh vực như: - Khai thác gỗ. - Sản xuất, kinh doanh đồ nội thất. Trong quá trình đó, hoạt động chuyển giao công nghệ chắc chắn sẽ diễn ra và tạo điều kiện thuận lợi để gia tăng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất cũng như mở rộng thị trường. 8. Công tác đấu thầu, quản lý hoạt động đấu thầu Công tác đánh giá năng lực nhà thầu nằm trong quy trình của ISO 9001:2000, do vậy ở công ty đây là điều bắt buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, do quy mô của công ty chưa lớn, thêm nữa đấu thầu là yêu cầu không bắt buộc đối với doanh nghiệp không phải của Nhà nước, cho nên ở công ty hàng năm có hoạt động đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp cho máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất… Một số nhà cung cấp mà công ty thường lựa chọn hàng hoá là: - Nguyên liệu gỗ: Các công ty đầu tư khai thác và sản xuất ở Lào + Công ty kinh doanh tổng hợp Kon Tum + Công ty cổ phần Bốn Phương + … - Nguyên liệu ván công nghiệp: + Công ty GOSACO + Công ty TNHH Thành Trang + … - Sơn: + Công ty sơn Duy Hoàng + Công ty sơn Hồng Kiều + … - Phụ kiện: + Văn phòng đại diện Haffle + … - Máy móc thiết bị: + Công ty TNHH Vĩ Đại + Công ty ABI + … Ngoài ra, công ty cũng lựa chọn thêm ở một số công ty nước ngoài. Công ty cũng đã tham gia với tư cách nhà thầu ở nhiều gói thầu lớn trong và ngoài nước. Ở ngoài nước, các gói thầu chủ yếu là cung cấp ván sàn, đồ nội thất, trang trí nội thất… cho các khách hàng Đài Loan. Ở trong nước, công ty đã tham gia và trúng thầu các gói thầu lớn như: - Gói thầu thiết kế và cung cấp đồ nội thất cho toà nhà Hoà Bình Tower 106 Hoàng Quốc Việt. - Gói thầu thiết kế và cung cấp đồ nội thất cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cầu Giấy. - Gói thầu cung cấp thiết bị nội thất cho khách sạn Metropole Hà Nội. - Gói thầu cung cấp thiết bị nội thất cho các quầy giao dịch của Vietcombank. - … Công tác lập Hồ sơ dự thầu có sự tham gia của Ban giám đốc, phòng tư vấn - thiết kế (nay là công ty thiết kế), phòng kế hoạch – tổng hợp, giám đốc sản xuất và một số thành viên khác. Hình thức đấu thầu của các gói thầu này chủ yếu là cạnh tranh hạn chế. Điều đó cho thấy uy tín của công ty trong lĩnh vực thiết kế và cung cấp nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24641.doc
Tài liệu liên quan