Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 2

Thông tin chung về công ty 2

Quá trình hình thành và phát triển 2

Giai đoạn 1: 3

Giai đoạn 2: 3

Lĩnh vực hoạt động, sản phẩm, thị trường 3

Lĩnh vực hoạt động 3

Danh mục sản phẩm 4

Thị trường tiêu thụ và khách hàng 4

Đặc điểm về cơ cấu sản xuất 5

Công nghệ sản xuất 5

Nguyên nhiên liệu sử dụng 5

Quy trình công nghệ sản xuất gạch 7

Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 10

Chức năng, nhiệm vụ của các cấp và các bộ phận 12

Cơ cấu lao động 13

Đặc điểm cơ cấu vốn, tài sản 14

Phần II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 16

Công tác quản trị nhân sự 16

Về hoạt động tuyển dụng: 16

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên 17

Chế độ lương, thưởng, phúc lợi 17

Công tác Marketing, tiêu thụ sản phẩm 18

Tình hình tiêu thụ sản phẩm 18

Công tác marketing, kế hoạch tiêu thụ 20

Hoạt động tài chính-kế toán 21

Phần III: HƯỚNG ĐI CỦA CÔNG TY TRONG TƯƠNG LAI 25

Về hoạt động quản trị nhân sự 25

Về sản xuất, tiêu thụ 25

Về chiến lược phát triển 26

KẾT LUẬN 27

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8816 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g khoan có qua xử lý. Ngoài ra còn có xăng, dầu mỡ, điện phục vụ sản xuất… Nhu cầu cụ thể của các loại vật tư trong 1 năm (cho công suất 60 triệu viên) như sau: Nguyên liệu (đất): 72.288 m3/năm Nhiên liệu (than) : 8.344 tấn/năm Điện năng: 2.634.908 Kwh/năm Quy trình công nghệ sản xuất gạch (Sơ đồ quy trình được trình bày ở trang tiếp theo) Máy nhào 2 trục có lưới lọc Máy cán thô Cấp liệu thùng Máy ủi Kho nguyên liệu Máy cán mịn Xếp xe vận chuyển Sấy tuynel Nung tuynel Sân phơi Máy nhào đùn liên hợp Máy tạo hình Máy cắt gạch tự động Máy nghiền than Than nghiền Nước bổ sung Máy pha than Phân loại sản phẩm Xếp kho thành phẩm Than nghiền mịn Kho than SƠ ĐỒ 1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH Từ sơ đồ quy trình trên, có thể chia quy trình sản xuất gạch thành các bước như sau: Xử lý đất Tạo hình Phơi gạch mộc Sấy gạch Ra lò Nung gạch Gạch thành phẩm Sơ đồ 2. Các bước chính trong quy trình sản xuất gạch nung Tuynel Mô tả sơ bộ quá trình công nghệ: Khai thác và dự trữ nguyên liệu Đất sét được khai thác, tập kết trong kho. Tại đây đất sẽ được ngâm ủ, phong hóa ít nhất 3 tháng. Các hạt sét khi được ngâm nước sẽ tăng tính dẻo, nồng độ ẩm. chất lượng đất được tăng lên do các tạp chất có thời gian phân hủy. Gia công nguyên liệu và tạo hình sản phẩm Nguyên liệu sau khi đã phong hóa được ủi về kho có mái che, rồi đưa vào cấp liệu thùng, qua hệ thống cắt thái, đất được thái nhỏ và làm tơi. Sau đó, đất rơi xuống băng tải và đưa vào máy cán thô. Tại đây, đất và than được ép, phá vỡ cấu trúc ban đầu, rồi được đưa vào máy nhào trộn, đồng thời nước được cấp vào máy nhào lọc để điều chỉnh độ ẩm cho phù hợp. Than cám nghiền mịn được rải tự động đều khắp phễu cấp liệu của máy nhào lọc để trộn vào đất tạo ra một phối liệu. Sau đó phối liệu được chuyển sang máy cán mịn bằng một băng tải cao su. Tại đây, phối liệu được phá vỡ cấu trúc một lần nữa và được đưa sang máy nhào đùn liên hợp có hút chân không bằng một hệ thống băng tải khác. Sau khi qua hệ thống nhào trộn của máy, phối liệu được đưa vào buồng hút chân không, không khí được hút ra khỏi phối liệu, do đó sẽ làm tăng độ rắn chắc cho gạch mộc, giúp cho gạch trong quá trình vận chuyển không bị biến dạng. Sau khi hút chân không, nhờ khuôn tạo hình và máy cắt, các phối liệu sẽ được tạo hình theo các kích thước và hình dáng nhất định. Các viên gạch mộc sau khi tạo hình sẽ được các công nhân xếp lên xe chuyên dùng vận chuyển để đem đi phơi trong nhà kính. Phơi sản phẩm mộc Sau khi tạo hình, gạch mộc sẽ có độ ẩm từ 20-22% (đối với hệ máy của Việt Nam). Gạch mộc sẽ được phơi từ 8-12 ngày tùy theo nhiệt độ cũng như tốc độ gió, để giảm độ ẩm xuống còn từ 14-18%. Việc xếp cáng và phơi gạch trên sân phải tuân thủ theo đúng quy trình để giảm tối thiểu thời gian phơi cũng như phế phẩm ở khâu này. Sau đó, sản phẩm mộc sẽ được vận chuyển tập kết lên xe goòng để chuẩn bị đưa vào sấy nung Tuynel. Sấy nung sản phẩm trong lò tuynel Sản phẩm mộc sau khi được xếp lên xe goòng được đưa vào hầm sấy nhờ kích thủy lực ở đầu hầm. Tác nhân sấy là khí nóng được thu hồi từ vùng làm nguội của lò nung. Gạch mộc sau khi qua ló sấy sẽ có độ ẩm giảm còn 0-5%, được xe phà, kích đẩy thủy lực đưa vào lò nung. Than cám nghiền mịn được dùng làm nhiên liệu cấp vào qua các lỗ đổ than từ nóc lò theo đúng yêu cầu công nghệ, để đảm bảo nung chín sản phẩm. Ra lò, phân loại sản phẩm Sản phẩm sau khi qua khỏi vùng nung sẽ được làm nguội ở cuối lò nhờ vào hệ thống thu hồi khí nóng. Sau khi ra khỏi lò, sản phẩm được công nhân bốc dỡ, phân loại theo tiêu chuẩn kỹ thuật và được tập kết về bãi thành phẩm nhờ các xe vận chuyển 2 bánh. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Giới thiệu về bộ máy tổ chức quản lý chung Công ty CP Vật liệu xây dựng Tân Sơn được tổ chức theo mô hình của một công ty cổ phần điển hình, trong đó các cổ đông sáng lập đồng thời là các cổ đông phổ thông sẽ nằm trong hội đồng quản trị, và chủ tịch hội đồng quản trị kiêm chức danh giám đốc sẽ lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của công ty. Giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc là Phó Giám đốc sản xuất-kinh doanh, trưởng phòng Hành chính, trưởng phòng Kế toán. Phó giám đốc SX-KD và các quản đốc phân xưởng sẽ cùng chịu trách nhiệm điều hành và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quy trình sản xuất. Trong mỗi phân xưởng sản xuất có các cán bộ kỹ thuật trực tiếp theo dõi ở từng ca sản xuất và các tổ trưởng sản xuất sẽ chịu trách nhiệm điều phối, phân công nhiệm vụ đến từng công nhân, bám sát từng công đoạn sản xuất. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến-chức năng. Theo cơ cấu này, lãnh đạo sẽ được sự giúp sức của các phòng ban, của những người phụ trách cấp dưới trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, bàn bạc tìm ra các giải pháp tối ưu cho các vấn đề trong quá trình điều hành hoạt động công ty. Mối quan hệ giữa các nhân viên trong công ty được thực hiện theo đường thẳng: người thừa hành sẽ chỉ nhận và thi hành mệnh lệnh của người phụ trách cấp trên trực tiếp. Người cấp trên sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của cấp dưới quyền mình. Điều đó sẽ giúp tăng cường trách nhiệm cá nhân, tránh chồng chéo mệnh lệnh. Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất khi được giám đốc và phó giám đốc thông qua, sẽ biến thành mệnh lệnh và được truyền đạt từ trên xuống đến cấp dưới theo đúng tuyến đã định. Như vậy, các phòng chức năng chỉ có nhiệm vụ tham muu cho lãnh đạo chứ không có quyền ra mệnh lệnh và quyết định. Kiểu cơ cấu này vừa phát huy năng lực chuyên môn của bộ phận chức năng, vừa đảm bảo quyền chỉ huy trực tuyến. Hội đồng quản trị Trưởng Phòng Kinh doanh Quản đốc Phân xưởng SX- xếp đốt Quản đốc Phân Xưởng Tạo Hình Trưởng Phòng Hành Chính -Nhân Sự PGĐ Sản Xuất-Kinh Doanh Chủ Tịch HĐQT Giám Đốc Quản đốc cơ điện Tổ chế biến 1 Tổ ra lò Tổ đốt Tổ chế biến 2 Tổ xếp goòng Tổ cơ Tổ điện Tổ máy ủi Bộ phậnBán hàng Bộ phận Kho ngoại Trưởng Phòng Tài Chính- Kế Toán Sơ đồ 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Chức năng, nhiệm vụ của các cấp và các bộ phận Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên là các cổ đông sáng lập ra công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị-Giám đốc: là người nắm giữ nhiều nhất số cổ phần trong hội đồng quản trị (31%), là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị cũng như trước Pháp luật. Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty thông qua phó giám đốc và các bộ phận phòng ban. Phó giám đốc Sản xuất-Kinh doanh: là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc về hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty. Các quản đốc phân xưởng và trưởng phòng Marketing sẽ là những người giúp PGĐ thực hiện tốt công việc của mình, trực tiếp chịu sự quản lý của PGĐ. Phòng hành chính-nhân sự: có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc về các công việc hành chính, tham mưu, giải quyết các chế độ chính sách, xây dựng nội quy, quy chế của công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý nhân sự của công ty như tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng… Phòng tài chính-kế toán: cũng là bộ phận chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc, phòng tài chính-kế toán sẽ giúp đề xuất, xây dựng, thực hiện các kế hoạch tài chính; quản lý và giám sát tình hình tài chính; theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các thời kỳ thông qua các báo cáo tài chính, … Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của công ty trước PGĐ sản xuất-kinh doanh. Phòng kinh doanh có các nhiệm vụ như lập và thục hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các chương trình marketing, tìm kiếm và thực hiện các đơn đặt hàng, … Phân xưởng tạo hình: bao gồm 3 tổ đội nhỏ hơn thực hiện các công việc khác nhau. Đó là: Tổ chế biến 1: nhiệm vụ của tổ này là sản xuất ra gạch mộc (bán thành phẩm), chịu trách nhiệm từ khâu bắt đầu đưa đất vào máy cấp liệu cho đến khi gạch mộc được xếp theo quy định trong nhà cáng kính. Tổ chế biến 2: tổ này có nhiệm vụ nghiền than, vận chuyển than và gạch mộc từ khâu tạo hình rồi vận chuyển lên lò phục vụ cho công việc nung sản phẩm. Phân xưởng SX-xếp đốt: gồm 3 tổ đội nhỏ là tổ đốt, tổ xếp goòng và tổ ra lò. Tổ đốt: phụ trách từ khâu gạch mộc ở trên goòng, vào hầm sấy, vào lò Tuynel đến khi gạch ra lò thành phẩm. Tổ xếp goòng: vận chuyển gạch mộc khô từ trong nhà cáng kính xếp lên goòng. Tổ ra lò: nhiệm vụ của tổ này là chuyển gạch thành phẩm từ trên goòng đến xếp trong khu vực kho thành phẩm, vệ sinh toàn bộ những goòng ra lò và toàn bộ khu vực kho. Phân xưởng cơ điện: gồm tổ điện, tổ cơ và tổ máy ủi. Tổ điện: có nhiệm vụ duy nhất là đảm bảo cung cấp đầy đủ điện để toàn bộ quá trình sản xuất được diễn ra bình thường. Tổ cơ: bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ các thiết bị thuộc phân xưởng tạo hình. Tổ máy ủi: nhiệm vụ tổ này là khai thác và vận chuyển đất từ vùng nguyên liệu đến công ty. Như vậy, có thể thấy, với một công ty quy mô còn nhỏ thì bộ máy lãnh đạo và quản lý như vậy là khá gọn nhẹ. Cơ cấu này đảm bảo chế độ một thủ trưởng. Các bộ phận, phòng ban có quyền hạn và trách nhiệm được phân chia rõ ràng, không có sự chồng chéo trong quản lý. Cơ cấu lao động Bảng2: cơ cấu lao động của công ty theo trình độ học vấn. (đơn vị tính: người) Trình độ học vấn 2008 2009 2010 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Chưa tốt nghiệp THPT 110 53.9% 140 55.4% 155 55.2% Tốt nghiệp THPT 67 32.9% 96 40% 99 35.2% Trình độ Cao đẳng, trung cấp 20 9.8% 20 7.9% 20 7.1% Trình độ Đại học 7 3.4% 7 2.77% 7 2.5% Trình độ trên Đại học 0 0% 0 0% 0 0% Tổng số 204 100% 253 100% 281 100% (Nguồn: phòng tổ chức hành chính-Công ty CP vật liệu xây dựng Tân Sơn) Từ bảng số liệu trên, điều đầu tiên nhận thấy là tổng số lao động tăng dần qua các năm. Năm 2008 là 204 người, thì năm 2009 là 253 người, tăng lên 24%, và năm 2010 là 281 người, tăng 37% so với năm 2008. Có sự tăng lên như vậy chủ yếu là do sự tăng lên ở những lao động trình độ thấp. Đây là những lao động làm việc trực tiếp tại phân xưởng, là các công nhân vận hành máy và vận chuyển, bốc dỡ gạch. Sự tăng lên này là do đến cuối năm 2008, công ty đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất thứ hai, đòi hỏi phải tuyển thêm công nhân. Còn các lao động trình độ cao hơn, có bằng cấp lại không thay đổi mấy, do đây cũng là những cán bộ quản lý, làm việc văn phòng. Bên cạnh đó, nhìn vào tỷ trọng, ta cũng thấy lao động làm việc trong công ty đa số là có trình độ tương đối thấp, tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp THPT lên tới hơn 50% tổng số lao động (năm 2008 là 53,9%, năm 2009 là 55,4%, đầu năm 2010 là 55,2%). Do là doanh nghiệp sản xuất, nên không đòi hỏi lao động phải có trình độ cao, mà lao động quanh khu vực cũng đa số có trình độ như vậy, nên việc lao động chưa tốt nghiệp THPT chiếm tỉ trọng lớn cũng là điều bình thường. Công ty không có lao động nào có trình độ trên Đại học, số lao động có trình độ cao đẳng, đại học tương đối thấp (số lao động này ở cả 3 năm đều ổn định ở số lượng 27 người, chỉ ở mức trên dưới 10% trong tổng số lao động). Do đó, công ty nên có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ người lao động trong công ty, để công ty có thêm nhiều người giỏi, giúp công ty có thể phát triển tốt hơn nữa. Đặc điểm cơ cấu vốn, tài sản Bảng 3: Cơ cấu vốn và tài sản của công ty trong 3 năm 2007- 2009 (Đơn vị tính: 1000 đồng) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tài sản ngắn hạn 4.249.372 12.309.890 15.318.509 Tài sản dài hạn 16.419.496 23.979.515 26.697.429 Tổng tài sản 20.668.868 36.289.405 42.015.938 Vốn nợ 16.643.930 26.067.743 19.021.162 Vốn chủ sở hữu 4.024.938 10.221.663 22.994.776 Tổng nguồn vốn 20.668.868 36.289.405 42.015.938 (Nguồn: Tổng hợp từ bản cân đối kế toán năm 2007- 2009 của công ty CP VLXD Tân Sơn). Từ bảng số liệu trên, ta thấy cả tài sản và nguồn vốn của công ty đều tăng lên qua các năm. Năm 2007, tổng tài sản (cũng như tổng nguồn vốn) là 20,668 tỷ đồng, thì đến năm 2008, đã tăng lên là 36,289 tỷ đồng, tăng 75%, và đến năm 2009, con số này là 42 tỷ, tăng thêm 15% so với năm 2008 và là tăng 103% so với năm 2007. Sự tăng lên đó là do công ty đã mở rộng sản xuất, đầu tư thêm dây chuyền công nghệ, đồng thời cũng cho thấy khả năng huy động thêm vốn của công ty. Xét riêng với nguồn vốn, số nợ năm 2008 có tăng lên so với năm 2007 (tăng 9,423 tỷ), nhưng đến năm 2009, phần vốn nợ lại giảm đi so với năm 2008 (giảm 7,046 tỷ). Trong khi đó, phần vốn chủ sở hữu lại tăng lên dần qua các năm. Nếu tính tỷ trọng vốn nợ và vốn chủ sở hữu qua các năm, ta có bảng số liệu sau: Bảng 4: Tỷ trọng các thành phần trong tổng nguồn vốn các năm 2007-2009 Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Vốn nợ 80,5% 71,8% 45,3% Vốn CSH 19,5% 28,2% 54,7% Tổng 100% 100% 100% Vốn nợ/Vốn CSH 4,14 2,55 0,83 (Tính toán dựa trên số liệu từ bảng 3) Rõ ràng, tỷ lệ vốn nợ trong tổng nguồn vốn có xu hướng đang giảm dần. Từ tỷ lệ lên tới 80,5% vào năm 2007, thì đến năm 2008, vốn đi vay đã giảm còn 71,8%, và đến năm 2009 chỉ còn 45,3%. Tương ứng với sự giảm đi đó là sự tăng lên của vốn chủ sở hữu. Nếu năm 2007, công ty còn chưa đi vào hoạt động, phần vốn chủ chỉ chiếm 19,5%, thì đến năm 2009, đã lên đến 54,7%. Nhìn vào tỷ lệ giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu ta cũng thấy ngay sự thay đổi đó. Nếu trong năm 2007, vốn nợ cao gấp 4 lần vốn chủ, thì đến năm 2009, tỷ lệ này chỉ còn là 0,83 lần. Như vậy, có thể thấy cơ cấu vốn của công ty đang trở nên vững chắc hơn, các tài sản được tài trợ bằng vốn của chính các chủ sở hữu đang dần tăng lên. Phần II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY Công tác quản trị nhân sự Có thể nói, quản trị nhân sự là một trong những nội dung mà tất cả các doanh nghiệp đều phải quan tâm. Có được một đội ngũ nhân sự tốt luôn là điều mà các doanh nghiệp hướng đến. Nhưng để có được điều này hoàn toàn không hề đơn giản. Nó đòi hỏi các nhà quản trị cấp cao phải có một chiến lược dài hạn, cụ thể và phù hợp về tất cả các vấn đề liên quan đến quản trị nhân sự, từ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, thưởng phạt… cho đến các vấn đề như bảo hiểm, phúc lợi, sự quan tâm, thăm hỏi... Qua một thời gian thực tập tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn, em có một số nhận xét về thực trạng hoạt động quản trị nhân sự tại đây như sau: Về hoạt động tuyển dụng: Do yêu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh, trong 3 năm đầu hoạt động, công ty luôn tiến hành tuyển thêm lao động. Đó chủ yếu là các công nhân làm việc tại xưởng sản xuất, công nhân bốc xếp, khuân vác… còn bộ phận lao động gián tiếp thì hiện tại vẫn đáp ứng được tốt các yêu cầu về quản lý, văn phòng, nên chưa cần tuyển thêm. Nhưng việc tuyển dụng của công ty vẫn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do lao động tại đây trình độ còn tương đối thấp, đa số vẫn chưa tốt nghiệp THPT. Các lao động trẻ trên địa bàn tỉnh, huyện tương đối ít do đa số hoặc đang độ tuổi đi học, hoặc đã rời địa phương để lên các thành phố lớn lập nghiệp. Hơn nữa, cơ cấu lao động theo giới tính của công ty hiện tại còn chưa phù hợp, thể hiện qua bảng tổng hợp sau: Bảng 5: cơ cấu lao động theo giới tính của công ty cổ phần VLXD Tân Sơn. Năm Giới tính 2008 2009 2010 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Nữ 130 63,7 162 64 179 63,7 Nam 74 36,3 91 36 102 36,3 Tổng số 204 100 253 100 281 100 (Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự – Công ty cổ phần VLXD Tân Sơn) Số lao động là nữ trong công ty chiếm tỷ lệ tương đối cao (từ 63-64%), ở cả 3 năm, số lao động này cao gấp khoảng 1,75 lần số lao động nam. Trong khi các công việc ở phân xưởng lại đa số là các công việc khá nặng (bốc xếp, vận chuyển gạch…). Những công việc như vậy nếu dùng lao động là nam thì sẽ hợp lý hơn. Vì vậy, công ty nên có sự thay đổi trong cách thức tuyển dụng, thu hút người lao động để có một cơ cấu khác về giới tính thích hợp hơn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên Sau khi ký hợp đồng mua thiết bị công nghệ, và sau khi đã tiến hành tuyển dụng, công ty đã tiến hành đào tạo tập trung tại nhà máy, mời các chuyên gia xuống hướng dẫn cán bộ, công nhân thao tác vận hành máy tại các công đoạn của quá trình sản xuất. Đồng thời, công ty cũng cử các công nhân, cán bộ đi tham quan, học tập quy trình công nghệ, kinh nghiệm sản xuất tại các nhà máy Tuynel tương tự. Đến nay, trình độ công nhân đứng máy đã rất vững. Công ty trong quá trình hoạt động cũng có các chính sách đào tạo rất cụ thể. Đó là tổ chức dạy nghề cho công nhân mới vào, từ cách vận hành máy móc, thiết bị, đến việc vận chuyển, bốc dỡ gạch sao cho không làm ảnh hưởng đến chất lượng của gạch thành phẩm, từ đó làm giảm tối đa lượng phế phẩm không cho phép. Đối với các nhân viên thuộc bộ phận lao động gián tiếp, công ty luôn ủng hộ các nhân viên của mình tự giác nâng cao trình độ, kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên được đi học, đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các đơn vị khác. Chế độ lương, thưởng, phúc lợi Công ty luôn đánh giá một cách công bằng và khách quan về kết quả thực hiện công việc của người lao động. Với bộ phận công nhân sản xuất, lương được tính theo hình thức khoán theo sản phẩm do sản lượng của công ty sản xuất tương đối ổn định và chủ yếu sản xuất theo các đơn hàng. Mức lương trung bình của một công nhân hiện nay là khoảng 2.400.000 đồng/tháng. Các bộ phận khác, lương tính theo ngày công, bộ phận quản lý còn có thêm lương trách nhiệm. Bên cạnh các khoản lương đó, công ty còn có các khoản thưởng doanh thu, thưởng do tiết kiệm… để động viên, khuyến khích người lao động. Công ty cũng thường xuyên quan tâm, chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên. Tất cả các nhân viên, công nhân đều có BHYT, BHXH. Công ty luôn tạo điều kiện cho các công nhân viên được về quê (với những công nhân ở xa), thăm hỏi mỗi dịp lễ tết. Để giúp cho các công nhân ở xa có điều kiện làm việc tốt nhất, đầu năm 2008, khi tiến hành đầu tư thêm dây chuyền thứ hai, công ty cũng tiến hành xây dựng thêm khu nhà ở cho công nhân với hệ thống điện nước sinh hoạt đầy đủ. Đây là giải pháp mà ban lãnh đạo đưa ra để khắc phục tình trạng thiếu lao động địa phương, phải tuyển dụng lao động từ các tỉnh khác. Việc đó đã đem đến một niềm vui với các công nhân khi họ có thể làm việc một cách thuận lợi hơn, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm của công ty tới tập thể người lao động. Công tác Marketing, tiêu thụ sản phẩm Marketing, tiêu thụ sản phẩm là một công việc rất quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của một doanh nghiệp. Cho dù một doanh nghiệp có sản xuất sản phẩm tốt đến đâu mà không có một chương trình marketing, tiêu thụ hợp lý và không bán được sản phẩm, thì doanh nghiệp sẽ không có tiền để có thể tái sản xuất, đầu tư, thậm chí nếu không tiêu thụ được trong thời gian quá dài, công ty không có lãi, thì hoàn toàn có thể dẫn đến phá sản. Để làm tốt khâu tiêu thụ này, doanh nghiệp phải làm rất nhiều việc. Từ nghiên cứu nhu cầu thị trường, khách hàng, hoạch định một chiến lược tiêu thụ rõ ràng, có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo sản xuất đúng tiến độ v.v… Tại công ty cổ phần VLXD Tân Sơn, công tác tiêu thụ sản phẩm cũng được thực hiện tương đối tốt. Cụ thể như sau: Tình hình tiêu thụ sản phẩm Trong 2 năm 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, công ty đã có tình hình tiêu thụ sản phẩm tương đối tốt. Cụ thể như sau: Bảng 6: tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 6 tháng đầu 2010 Sản lượng sản xuất Viên 30.270.000 66.880.000 34.200.000 Sản lượng tiêu thụ Viên 29.800.000 66.152.000 33.770.000 SL tiêu thụ/SL sản xuất % 98,4% 98,9 98,7 Doanh thu 1000 đồng 23.310.153 50.010.912 27.691.400 Lợi nhuận sau thuế 1000 đồng 8.692.168 17.342.409 11.351.310 (Tổng hợp số liệu từ các bảng báo cáo kết quả kinh doanh và các số liệu lấy từ phòng kinh doanh) Có thể thấy, sản lượng mà công ty sản xuất ra tăng dần qua các năm. Ở năm đầu tiên, do chưa khai thác hết công suất của cả hai dây chuyền, cũng như chưa tìm kiếm được nhiều hợp đồng, nên sản lượng sản xuất ra còn hạn chế. Đến năm 2009, sản lượng sản xuất đã tăng gấp đôi, công ty đã hoạt động hết công suất (công suất theo thiết kế là 60 triệu viên/năm) . Điều này đã nói lên sự phát triển của công ty, mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng đã khai thác được hết công suất của dây chuyền máy móc. Ta có thể thấy sự thay đổi các chỉ tiêu trên ở năm 2009 so với năm 2008 như sau: Bảng 7: Tỷ lệ của một số chỉ tiêu năm 2009 so với năm 2008 (Đơn vị: %) Chỉ tiêu 2009/2008 Sản lượng sản xuất 220,9 Sản lượng tiêu thụ 222 Doanh thu 214,5 Lợi nhuận sau thuế 199,5 (Tính toán dựa vào các số liệu của bảng 5) Tất cả các chỉ tiêu từ sản lượng, doanh thu, cho đến lợi nhuận của năm 2009 đều gấp 2 lần năm 2008 (trên 200%). Và đến năm 2010, công ty vẫn duy trì được mức hiệu suất hoạt động như năm 2009, bởi mới chỉ tính 6 tháng đầu năm 2010, sản lượng sản xuất đã bằng một nửa năm 2009. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra khó khăn đối với công ty, đó là nếu công ty muốn tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, thì công ty sẽ lại phải đầu tư thêm máy móc thiết bị, nhà xưởng bởi hiện tại đã hoạt động hết công suất. Bên cạnh việc sản lượng sản xuất tăng lên, sản lượng tiêu thụ cũng tăng lên không ngừng. Gần như công ty tiêu thụ được hết sản phẩm sản xuất ra (cả 3 năm đều tiêu thụ được đến 98% sản lượng sản xuất). Đó vừa là sự cố gắng của phòng kinh doanh, vừa là do nhu cầu xây dựng của xã hội luôn có xu hướng tăng lên, làm cho thị trường vật liệu xây dựng cũng trở nên sôi động, nhiều khi không đủ hàng để cung cấp. Sản lượng tiêu thụ tăng, dẫn đến doanh thu tăng lên cũng là một điều đương nhiên. Doanh thu năm 2009 tăng hơn gấp đôi năm 2008 (2,14 lần). Qua 6 tháng đầu năm 2010, doanh thu đã bằng 54% tổng doanh thu năm 2009. Điều này cho thấy công ty đã bắt đầu đi vào hoạt động tương đối ổn định. Tuy nhiên, doanh thu tăng cũng có một phần do giá cả tăng. Giá gạch 2 lỗ trong 3 năm vừa qua dao động rất nhiều. Cuối năm 2008, đầu năm 2009, có lúc giá gạch lên tới 1.200 đ/viên, điều này làm cho doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty được tăng lên. Nhưng trung bình giá gạch vẫn khoảng 780 đ/viên. Đến giữa và cuối năm 2009, giá gạch lại tương đối ổn định. Hiện nay, giá gạch vào khoảng 820 đ/viên. Trong thời gian 3 năm hoạt động, công ty đã có hợp đồng cung cấp gạch cho các công trình lớn như: Tại Bắc Ninh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh; Trường cao đẳng Bắc Hà Tại Hà Nội: Công ty cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội: Công trình Vân Canh, công trình Trung Văn; Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1: Khu đô thị Việt Hưng, Khu đô thị Mỹ Đình, Công trình An Dương Vương, công trình 18LTK; Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3: Khu công nghiệp Việt Hưng, công trình Vân Canh; Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4: Công trình Vân Canh; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng & giao thông (Intracom): Công trình Trung Văn. Công tác marketing, kế hoạch tiêu thụ Công tác Marketing và tiêu thụ sản phẩm cũng được công ty quan tâm. Hiện tại, công ty đang có đội ngũ nhân viên bán hàng, tiêu thụ sản phẩm khoảng 15 người. Nhiệm vụ của đội ngũ này là tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng, giới thiệu, quảng cáo về sản phẩm tới các khách hàng, các đại lý lớn tại Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, giúp tìm kiếm các hợp đồng cho công ty. Công ty có 3 đại lý giới thiệu sản phẩm tại Bắc Ninh và Hà Nội. 1 đại lý ở 245 Từ Sơn-Bắc Ninh 1 đại lý ở 260 Thụy Khuê-Tây Hồ-Hà Nội Và 1 đại lý ở 495 Lạc Long Quân-Tây Hồ-Hà Nội Để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình, công ty có xây dựng cho mình chương trình tiêu thụ và bán hàng như sau: Quảng cáo trên chương trình truyền hình và đài phát thanh tỉnh, huyện. Sử dụng tờ rơi nhằm tiếp cận, giới thiệu, về chất lượng, tính ưu việt, công dụng, mục đích sử dụng của sản phẩm đến với người tiêu dùng. Có các hình thức khuyến mại đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng như các hình thức chiết khấu, thưởng tiêu thụ, giảm giá… Có các buổi tiếp xúc với khách hàng, thăm dò nhu cầu thị trường về các chủng loại sản phẩm. Tham gia vào hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất trên cùng địa bàn hoạt động kinh doanh để có các phương án thống nhất và điều tiết về giá cả các sản phẩm tiêu thụ. Tham gia vào các hoạt động cộng đồng để góp phần quảng bá hình ảnh như xây nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào bão lụt, tham gia vào các tổ chức khuyến học, tài trợ cho các chương trình, sự kiện của tỉnh Bắc Ninh cũng như các tỉnh lân cận. Hiện tại, do lượng cung trên thị trường đang nhỏ hơn so với cầu, nên việc tiêu thụ của công ty diễn ra tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, công ty vẫn nên chủ động xây dựng cho mình những chiến lược về tiêu thụ hiệu quả hơn nữa, cụ thể hơn nữa để có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình, giành được nhiều sự quan tâm của khách hàng hơn. Hoạt động tài chính-kế toán Tài chính và kế toán luôn là một trong những lĩnh vực giành được nhiều sự quan tâm c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn - Đánh giá thực trạng tình hình hoạt động và định hướng phát triển.doc
Tài liệu liên quan