Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần xi măng Chiềng Sinh

 Nguồn nhân lực là một nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Chính vì thế trong những năm qua Công ty xi măng Chiềng Sinh đã thường xuyên tổ chức đào tạo nhân công tại chỗ và cử đi học nâng cao tay nghề, trình độ cho cán bộ công nhân viên. Đặc điểm là ngành có nhiều lao động phổ thông nên công ty luôn chú trọng đào tạo tại chỗ, công ty cử một tổ chịu trách nhiệm về vấn đề này, họ trực tiếp đào tạo và quản lý những công nhân mới này, khi đã lành nghề thì giao lại cho các bộ phận. Nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc và đòi hỏi ngày càng cao của sản xuất và quản lý. Bình quân tay nghề bậc thợ của công nhân trong nhà máy đã tăng lên nhiều so với giai đoạn đầu khi mới xây dựng nhà máy.

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần xi măng Chiềng Sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i: 7.986,1 Tấn 339,98 Tấn 5. Phân xưởng May bao: Xuất vỏ bao 184.200 6. Phân xưởng Bốc vác: Xi măng chồng 10 bao Bốc tấm lợp Xuống vật tư 7.799,65 Tấn 53.748 Tấm 3.767,34 Tấn 7. Phân xưởng Khai thác: Đá hộc Đá xô bồ 4.473 m3 2.061 m3 8. Phân xưởng Công nghệ: Xi măng nhập kho 8.326,08 Tấn 9. Phân xưởng Hoá nghiệm- KSC: Xi măng nhập kho 8.326,08 Tấn 10. Phân xưởng Cơ- Điện- Nước: Xi măng nhập kho Giá trị sửa chữa cho các đơn vị 8.326,08 Tấn 10.741.000 đ 2. Kết qủa kinh doanh của doanh nghiệp: Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Quý 4 năm 2007 Chỉ tiêu Mã số Kỳ trước Kỳ này Luỹ kế từ đầu năm - Tổng doanh thu 01 41.324.525.506 19.571.375.376 60.895.900.882 trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu 02 - Các khoản giảm trừ (04+05+06+07) 03 + Chiết khấu 04 + Giảm giá hàng bán 05 + Giá trị hàng bán bị trả lại 06 + Thuế tiêu thụ đặc biệt 07 1. Doanh thu thuần (01-03) 10 41.324.525.506 19.571.375.376 60.895.900.882 2. Giá vốn hàng bán 11 33.632.398.656 13.380.381.984 47.012.780.640 3. Lợi nhuận gộp (10-11) 20 7.692.126.850 6.190.993.392 13.883.120.242 4. Chi phí bán hàng 21 49.637.787 169.206.428 218.844.215 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 1.325.088.321 606.523.903 1.931.612.224 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 30 6.317.400.742 5.415.263.061 11.732.663.803 7. Doanh thu hoạt động tài chính 31 2.535.695 534.600 3.070.295 8. Chi phí hoạt động tài chính 32 5.399.490.506 1.279.564.416 6.679.054.922 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 40 -5.396.954.811 -1.279.029.816 -6.675.984.627 10. Các khoản thu nhập bất thường 41 331.285.714 331.285.714 11. Chi phí bất thường 42 397.494.633 379.494.633 12. Lợi nhuận bất thường (41-42-43) 50 -66.208.919 -66.208.919 13. Tổng lợi tức trước thuế (30+40+50) 60 920.445.931 4.070.024.326 4.990.470.257 14. Thuế lợi tức phải nộp 70 15. Lợi tức sau thuế (60-70) 80 920.445.931 4.070.024.326 4.990.470.257 3. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây: Kết quả SXKD qua 5 năm (2003- 2007) STT Chỉ tiêu kinh Từ Đv tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu Tỷ đồng 55,693 59,237 63,900 66,232 74,895 2 Nộp Ngân sách Tỷ đồng 3,011 3,471 3,814 4,135 4,500 3 TNBQ người/ tháng Nghìn Đồng 600 700 850 950 1.500 Biểu trên cho thấy trong những năm qua, doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thể hiện ở doanh thu luôn tăng trưởng, tiền lương bình quân lao động không ngừng tăng lên, nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể từ năm 2003 đến năm 2007 doanh thu tăng 22.202 tỷ đồng. Nhưng tăng mạnh nhất là từ năm 2006 đến năm 2007 tăng 8.663 tỷ đồng. Mức thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng, từ năm 2003 đến 2007 tăng 900.000đ, tăng mạnh nhất là từ năm 2006 đến 2007 tăng 550.000đ. Có thể thấy doanh thu tăng cao như vậy trong năm 2007 là do nhu cầu về vật liệu xây dựng của người dân tăng nhanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng kéo theo mức thu nhập của công nhân viên trong doanh nghiệp tăng, tuy thu nhập bình quân chưa cao lắm song đời sống người lao động được cải thiện hơn trước. Lợi nhuận của công ty qua 5 năm (2003 – 2007): Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lợi nhuận ( tỷ đồng ) 7,459 8,538 9,231 10,998 12,001 Nhìn vào kết quả trên ta thấy lợi nhuận hàng năm của công ty đều tăng chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả. Lợi nhuận năm 2006 và 2007 cao hơn so với các năm trước do nhu cầu của người dân ngày càng cao, sức mua lớn, đồng thời công ty đã thực hiện tiết kiệm được chi phí sản xuất do đó giá thành giảm. III/ Quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp: 1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty: Công ty cổ phần xi măng Chiềng Sinh là một đơn vị sản xuất kinh doanh có tính đặc thù riêng, tổ chức sản xuất theo dây chuyền công nghệ, sản phẩm là xi măng có khối lượng lớn, thời gian hoàn thành sản phẩm ngắn, từ vật liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra là một quá trình sản xuất liên hoàn, các công đoạn sản xuất liên hệ với nhau rất chặt chẽ. Dưới đây là sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xi măng được thể hiện qua 10 phân xưởng chính như sau: Phân xưởng lò nung Phân xưởng khai thác đá Phân xưởng nguyên liệu Phân xưởng nghiền liệu Phân xưởng thành phẩm Phân xưởng cơ, điện, nước Phân xưởng hoá nghiệm, KCS Phân xưởng công nghệ Phân xưởng may vỏ bao Phân xưởng bốc vác Trong đó: Phân xưởng khai thác đá: Nhiệm vụ là khai thác đá cung cấp cho sản xuất. Phân xưởng nguyên liệu : Nhiệm vụ là nghièn đá và sấy khô các nguyên liẹu khác như: Đất,than quặng theo quy định. Phân xưởng nghiền liệu: Nhiệm vụ là nghiền liệu tổng hợp đạt độ mịn theo quy định. Phân xưởng lò nung: Nhiệm vụ là nung luyện bột liệu tổng hợp trong lò đứng để tạo thành Clinke. Phân xưởng thành phẩm: Nhiệm vụ là nghiền Clinke cùng với thạch cao, phụ gia theo tỷ lệ quy định để tạo thành xi măng đồng thời đóng bao xi măng. Các phân xưởng còn lại tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình phục vụ phụ trợ cho các phân xưởng sản xuất chính nêu trên. 2. Quy trình công nghệ sản xuất: Quy trình công nghệ của nhà máy theo kiểu phức tạp, chế biến liên tục, khép kín, trang bị toàn bộ thiết bị tương đối hiện đại và hoàn toàn được cơ giới hoá, một số bộ phận được tự động hoá. Toàn bộ quy trình sản xuất xi măng của nhà máy được tóm tắt như sau: Nguyên, nhiên liệu chính để sản xuất xi măng của nhà máy là: Đá vôi, đất sét, than, quặng sắt, phụ gia điều chỉnh và phụ gia khoáng hoá. Sau khi gia công đạt kích thước về cỡ hạt và độ ẩm được nạp vào xilô chứa qua hệ thống cân bằng định lượng, chúng được phối trộn theo yêu cầu của bài toán phối liệu và được nghiền trong máy nghiền bi theo chu trình kín. Hỗn hợp bột liệu có độ mịn đạt yêu cầu kĩ thuật được chuyển đến các xilô chứa. Quá trình nung tạo Clinker: Hỗn hợp bột liệu sau khi đồng nhất được vít tải cung cấp theo định lượng nhất định vào máy trộn ẩm sau đó cấp cho máy vê viên. Viên liệu sau khi vê viên có thông số kỹ thuật đạt yêu cầu được đưa vào lò nung. Quá trình gia nhiệt trong lò nung tạo các điều kiện thích hợp cho bột liệu thực hiện các phản ứng hoá lý để hình thành Clinker, Clinker ra lò dạng cục màu đen, kết khối tốt, có độ đặc chắc được chuyển vào ủ trong các xilô chứa xi măng. Quá trình nghiền xi măng: Clinker, thạch cao và phụ gia sau khi định lượng qua cân bằng điện tử theo tỷ lệ đã tính toán được đưa vào máy nghiền đi theo chu trình kín và đưa lên máy phân ly để tuyển độ mịn. Bột xi măng được chuyển vào các xilô chứa xi măng. Quá trình đóng bao và kho: Xi măng rời sau khi kiểm tra được chuyển đến máy đóng bao và xếp thành từng lô. Sau khi kiểm tra cơ lý toàn phần theo tiêu chuẩn TCVN 6260 – 1997 đạt các yêu cầu quy định được nghiệm thu, đánh dấu, bảo quản lưu giữ để chuẩn bị xuất kho. Sơ đồ 01: khái quát Quy trình sản xuất xi măng: Đất Máy nghiền bột liệu Hệ thống xilô Trộn ẩm Máy vê viên Lò nung Hệ thống xilô clinker Cân bằng định lượng vi tính Đá thạch cao Nước Máy phân ly tuyển độ mịn Máy nghiền xi măng Cân bằng định lượng Phụ gia Hệ thống xilô xi măng Máy đóng bao Kho xi măng Than đá Đá Phụ gia khác */ Quy trình chi tiết sản xuất xi măng theo phương pháp ướt (sơ đồ 02): Ưu điểm: Chất lượng xi măng sản xuất theo phương pháp ướt có chất lượng tốt vì các nguyên liệu và phụ gia được trộn đều. Nhược điểm: Tốn nhiên liệu để làm bay hơi nước. Cần nhiều nhân công phục vụ cho quá trình sản xuất. Sơ đồ 02: Quy trình sản xuất xi măng theo phương pháp ướt Silô Đập Phân phối Sấy Phụ gia Khí lỏng Nhiên liệu ( than đá) Đá vôi Đập Bơm pittông Lò đứng Bể điều Bừa thành Đất sét Nghiền mịn Làm lạnh, ủ clinker Nghiền clinker thành bột xi măng Đóng bao, xe chuyên dụng Đập Sấy Silô chứa Phân phối Máy nén Bể chứa Van điều chỉnh H20 ống khói Lọc bụi Khói IV/ Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp: 1. Tổ chức sản xuất, kết cấu sản xuất: Sản phẩm của nhà máy là xi măng PCB30 (TCVN 6260- 1997), là vật liệu quan trọng đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình của các tổ chức và dân cư. Nhà máy chỉ sản xuất ra sản phẩm duy nhất là xi măng dưới dạng xi măng bao hoặc xi măng rời nhưng chủ yếu vẫn là xi măng bao. Công ty xi măng Chiềng Sinh có hai khối sản xuất: khối sản xuất chính và khối sản xuất phụ. Tuy nhiên công ty đã kết hợp đồng thời hai khối sản xuất này vào những phân xưởng khác nhau nhằm giảm bớt nhân công lao động. Các khối sản xuất bao gồm các phân xưởng sau: Xưởng khai thác, xưởng nguyên liệu, xưởng nghiền liệu, xưởng lò nung, xưởng thành phẩm, xưởng cơ khí- nước. Mỗi xưởng đều có chức năng và nhiệm vụ riêng trong chu trình sản xuất. Cụ thể như: + Xưởng khai thác: Khai thác và bốc xúc, vận chuyển đá vôi, đất sét đồng thời quản lý tài nguyên, quản lý thiết bị, máy móc chuyên dùng được giao phục vụ khai thác và quản lý. + Xưởng nguyên liệu: quản lý và theo dõi sự hoạt động của các thiết bị từ máy đập đá vôi, máy đập đất sét đến silô đồng nhất. + Xưởng nghiền liệu: sấy và sơ chế các loại nguyên liệu và nghiền hỗn hợp phối liệu. + Xưởng lò nung: tiếp nhận hỗn hợp phối liệu đồng nhất và nung luyện phối liệu thành clinker. + Xưởng thành phẩm: nghiền xi măng và đóng bao. + Xưởng cơ khí- nước: tổ chức vận hành an toàn hệ thống điện nước và đảm bảo sửa chữa máy móc theo kế hoạch. 2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Công ty cổ phần xi măng Chiềng Sinh hoạt động dưới sự quản lý của các phòng ban. Mỗi phòng ban chịu trách nhiệm điều hành các công việc khác nhau nhưng đều có mối liên hệ với nhau để điều hành công ty hoạt động tốt hơn. Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới sự lãnh đạo thống nhất của ban giám đốc. Giám đốc: Do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm Nhà nước về các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, của công ty, trực tiếp điều hành các phòng ban chức năng và các phân xưởng sản xuất. Phó giám đốc: có hai phó giám đốc trong đó: Một phó giám đốc phụ trách công tác kế hoạch, kỹ thuật. Một phó giám đốc phụ trách bộ phận văn phòng, tổ chức hành chính. Ban điều hành sản xuất: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất của nhà máy. Phòng tổ chức lao động tiền lương: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, bố trí sắp xếp lao động toàn nhà máy, lập các báo cáo, bảng phân bổ tiền lương, lao động trong nhà máy. Phòng tài vụ: Chịu trách nhiệm hạch toán, quản lý tài chính doanh nghiệp, theo dõi sự biến động của các loại tài sản và hạch toán kết quả kinh doanh. Phòng kế hoạch - định mức: Lập kế hoạch về vốn và vật tư hàng tháng cho các phân xưởng, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và làm định mức. Phòng kinh doanh thị trường: Khảo sát, mở rộng và kiểm tra thị trường về tình hình tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch về tiêu thụ và kiểm soát tình hình thanh toán với khách hàng. Phòng hành chính quản trị: Quản lý cơ sở vật chất và làm thủ tục hành chính. Sơ đồ: Bộ máy quản lý của công ty: Giám đốc Phó giám đốc II Phó giám đốc I Phòng hành chính quản trị Phòng kinh doanh thị trường Ban điều hành sản xuất Phòng kế hoạch định mức Phòng tài vụ Phòng tổ chức,lao động, tiền lương Các phân xưởng sản xuất Phần II: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. I/ Khảo sát các yếu tố đầu vào: 1. Nguyên vật liệu – năng lượng: Với dây truyền sản xuất khép kín và đặc thù của ngành sản xuất xi măng nguyên vật liệu luôn phải đáp ứng một cách tốt nhất cho quá trình sản xuất được đảm bảo liên tục kịp thời. Các nguyên vật liệu chính trong quá trình sản xuất xi măng là: Đá hộc, Than cám 3, Quặng sắt, Đất sét, Đất cao si lích, Đá phụ gia, Thạch cao… Các loại vật liệu ở trên được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể như: Đá hộc được nhập từ phân xưởng khai thác đá tại mỏ đá của đơn vị khoán cho phân xưởng khai thác và cung cấp cho nhà máy. Than cám 3 được nhập từ nguồn duy nhất là than quảng ninh tại công ty than Uông Bí, hợp đồng mua tại cảng Sơn tây do đó than được vận chuyển từ Quảng Ninh bằng đường thuỷ về cảng Sơn tây sau đó được chuyển về nhà máy bằng hệ thống xe của nhà máy thuê. Đất sét, đất cao si lích, đá phụ gia đều được mua thông qua hợp đồng với các đơn vị cung cấp tại địa phương do các mỏ nguyên liệu này nằm gần nhà máy. Thạch cao được nhập từ Trung Quốc thông qua một đơn vị doanh nghiệp tại Điện Biên. Do nguồn nguyên liệu than cám 3 và thạch cao là hai loại vật liệu phải nhập cách xa nhà máy nhất và là hai loại nguyên liệu rất quan trọng trong quá trình sản xuất xi măng nên nhà máy luôn chủ động tích luỹ dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. Hệ thống kho hàng của nhà máy đã được xây dựng kiên cố dùng để chứa và bảo quản các loại vật liệu tránh các điều kiện thời tiết làm giảm chất lượng vật liệu, đảm bảo cho chất lượng nguyên vật liệu khi đưa vào sản xuất và đủ cho quá trình dự trữ để quá trình sản xuất được liên tục. Kho nguyên vật liệu của nhà máy rộng 1.800m2 chia làm 10 khoang, trong đó: 4 khoang chứa than, 1 khoang chứa đất cao si lích, 4 khoang chứa đất sét, 1 khoang chứa quặng sắt. Mỗi khoang cho phép chứa được 1.850 tấn nguyên vật liệu. 2. Yếu tố lao động: Nguồn nhân lực là một nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Chính vì thế trong những năm qua Công ty xi măng Chiềng Sinh đã thường xuyên tổ chức đào tạo nhân công tại chỗ và cử đi học nâng cao tay nghề, trình độ cho cán bộ công nhân viên. Đặc điểm là ngành có nhiều lao động phổ thông nên công ty luôn chú trọng đào tạo tại chỗ, công ty cử một tổ chịu trách nhiệm về vấn đề này, họ trực tiếp đào tạo và quản lý những công nhân mới này, khi đã lành nghề thì giao lại cho các bộ phận. Nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc và đòi hỏi ngày càng cao của sản xuất và quản lý. Bình quân tay nghề bậc thợ của công nhân trong nhà máy đã tăng lên nhiều so với giai đoạn đầu khi mới xây dựng nhà máy. So với khi mới thành lập nhà máy trình độ của cán bộ công nhân viên năm 2007 đã có sự phát triển. Để so sánh được sự thay đổi đó được thể hiện qua bảng số liệu sau: Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 2007 Tổng số CBCNV 485 600 - Đại học 12 37 - CĐ, trung cấp 125 159 - Công nhân kỹ thuật 173 193 - Lao động phổ thông 175 211 Trong đó( năm 2007 ): + Lao động nam là: 348 người. + Lao động nữ là: 252 người. + Lao động gián tiếp là 60 người. + Lao động trực tiếp là 540 người. Như vậy sau 10 năm, trình độ cán bộ công nhân viên của công ty đã được nâng cao rõ rệt. Đồng thời đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện thể hiện ở thu nhập trung bình mỗi cán bộ, công nhân tăng lên. 3. Vốn và cơ cấu vốn của công ty: Trong suốt 13 năm xây dựng và trưởng thành, nguồn vốn của công ty không ngừng thay đổi và mỗi năm đều tăng hơn so với năm trước. Khi tiến hành cổ phần hoá công ty cơ cấu vốn của công ty thay đổi như sau: + Cổ phần Nhà nước : 51.000.000.000 đồng (chiếm 51% vốn điều lệ). + Cổ phần của CBCNV : 20.000.000.000 đồng (chiếm 20% vốn điều lệ). + Nguồn vốn khác : 29.000.000.000 đồng (chiếm 29% vốn điều lệ). Trong đó: - Vốn cố định: 60 tỷ đồng. - Vốn lưu động: 40 tỷ đồng. 3.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định: HTSCĐ = PR / TSCĐG Trong đó: HTSCĐ - hiệu suất sử dụng vốn cố định. TSCĐG - Giá trị tài sản cố định bình quân. PR - Lợi nhuận của công ty Giá trị tài sản bình quân qua các năm: Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm2007 Giá trị TS cố định (tỷ đồng) 71,284 68,110 66,223 63,154 60 Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng tài sản cố định và khả năng sinh lời của TSCĐ trong công ty. Nó cho biết một đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận: Năm 2003: HTSCĐ = 7,459 / 71,284 = 10,46% Cho thấy khả năng sinh lời từ TSCĐ của công ty khá tốt, cứ 100 đồng TSCĐ thì tạo ra 10,46 đồng lợi nhuận. Năm 2004: HTSCĐ = 8,538 / 68,110 = 12,53% Cho thấy cứ 100 đồng TSCĐ thì tạo ra 12,53 đồng lợi nhuận. Năm 2005: HTSCĐ = 9,231 / 66,223 = 13,94%. Cho thấy cứ 100 đồng TSCĐ thì tạo ra 13,94 đồng lợi nhuận. Năm 2006: HTSCĐ = 10,998 / 63,154 = 17,41%. Cho thấy cứ 100 đồng TSCĐ thì tạo ra 17,41 đồng lợi nhuận. Năm 2007: HTSCĐ = 12,001 / 60 = 20%. Cho thấy cứ 100 đồng TSCĐ thì tạo ra 20 đồng lợi nhuận. Kết quả trên cho thấy khả năng sinh lời của TSCĐ năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ công ty sử dụng vốn có hiệu quả. Do tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty tốt, có nhiều thuận lợi trong tiêu thụ, sản lượng sản xuất tăng đáng kể, kéo theo khả năng sinh lời của TSCĐ tăng. Trong năm 2006 và 2007 khả năng sinh lời của TSCĐ tăng đáng kể chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng TSCĐ có nhiều ưu điểm. 3.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: HVLĐ = PR / VLĐ Trong đó: HVLĐ - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. VLĐ - Vốn lưu động. Vốn lưu động qua các năm: Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 VLĐ (tỷ đồng) 34,468 39,990 43,323 45,989 48,445 Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Một đồng vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng tiền lãi. Năm 2003: HVLĐ = 7,459 / 34,468 = 21,64% Năm 2004: HVLĐ = 8,538 / 39,990 = 21,35% Năm 2005: HVLĐ = 9,231 / 43,323 = 21,30% Năm 2006: HVLĐ = 10,998 / 45,989 = 23,91% Năm 2007: HVLĐ = 12,001 / 48,445 = 24,77% Qua đây ta thấy khả năng sinh lời của vốn lưu động khá cao tuy rằng từ năm 2003 đến năm 2005 có giảm. Nhưng năm 2006 và năm 2007 khả năng sinh lời từ vốn lưu động lại tăng. Cho thấy công ty trong 2 năm gần đây đã thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động, sử dụng vốn có hiệu quả hơn trước. II/ Khảo sát các yếu tố đầu ra: Là một doanh nghiệp chịu trách nhiệm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, công ty đã cố gắng sản xuất ra những mặt hàng chất lượng đồng thời tìm kiếm và mở rộng thị trường. Sản phẩm của công ty chủ yếu bán trong tỉnh với 85% doanh số bán hàng, 15% doanh số bán ở các tỉnh lân cận như Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình và các tỉnh lân cận thuộc nước Lào. 1. Các phương thức bán hàng của công ty: Phương thức bán lẻ: hàng hoá được bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các trung gian là các đại lý, điểm bán lẻ của công ty. Bán hàng trả góp: trong các trường hợp này công ty bán hàng với số lượng lớn với những doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện thanh toán ngay một lần. Công ty sẽ quy định thời gian trả tiền và giá bán sản phẩm. Thông thường giá bán hàng trả góp bao giờ cũng cao hơn giá bán thông thường. Bán hàng theo hợp đồng thương mại: Công ty thực hiện một số hợp đồng thương mại với một số đơn vị nào đó. Thường số lượng lớn, sản phẩm có thể là xi măng dời hoặc xi măng đóng bao. 2. Các phương thức thanh toán: Hiện nay công ty áp dụng một số các phương thức thanh toán như: Phương thức thanh toán bằng tiền mặt: Đây là hình thức thanh toán phổ biến nhất trong công ty. Phương thức thanh toán này thuận lợi vì công ty có thể nhận được tiền ngay và đơn giản thuận tiện. Thanh toán bằng séc: được áp dụng khi công ty trả tiền mua hàng cho bên cung cấp. Thanh toán qua tài khoản: Bên mua trả tiền mua hàng cho công ty qua tài khoản của công ty gửi tại Ngân hàng. Thanh toán hàng đổi hàng: được áp dụng khi nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào yêu cầu thanh toán bằng phương thức này. 3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty: Cùng với sự phát triển nền kinh tế nước ta thì nhu cầu về sản phẩm của công ty ngày càng tăng và sức mua sẽ cao hơn nhiều so với hiện tại. Ban lãnh đạo công ty đã xác định thị trường công ty tập trung chủ yếu trong tỉnh và ở các tỉnh lân cận, sau đó mở rộng dần thị trường trên cả nước. Ban lãnh đạo công ty đã nghiên cứu và đề ra phương án tiếp cận thị trường, công ty đã có những hoạt động kích cầu như dịch vụ khuyến mãi, hậu mãi…để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và khẳng định uy tín của công ty. 4. Môi trường kinh doanh của công ty: Về nguyên liệu: do gần vùng nguyên liệu chính ( đá vôi và đất sét) nên giảm được chi phí do vận chuyển nguyên liệu cho sản xuất, góp phần hạ giá thành. Đây là một lợi thế lớn của công ty. Về vị trí địa lý: Công ty nằm trên trục đường quốc lộ 6 nơi có lượng người qua lại rất lớn, tăng lợi thế về khả năng quảng cáo sản phẩm và hình ảnh của công ty. Đây là lợi thế giúp công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Về nguồn nhân lực: Cán bộ công nhân thường xuyên được đào tạo nâng cao tay nghề cũng như trình độ chuyên môn thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng cao. Điểm mạnh của công ty là trong lĩnh vực sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Sơn La chưa có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nên vẫn chiếm được đa số lượng người tiêu dùng, bên cạnh đó sản phẩm của công ty đã tạo được uy tín trên thị trường tỉnh với giá cả hợp lý. Về công nghệ: Công ty đang duy trì dây truyền công nghệ sản xuất clinker theo phương pháp ướt. Tuy nhiên sản xuất theo phương pháp này tốn nhiều nhiên liệu và cần nhiều nhân công phục vụ cho sản xuất, vì vậy tốn nhiều chi phí sản xuất và chi phí nhân công ảnh hưởng đến hiệu quả của công ty. Máy móc thiết bị của công ty đã hao mòn và trở nên lạc hậu do thời gian sử dụng lâu, nhiều thiết bị ở trạng thái hư hỏng. Công ty đã có chủ trương cải tiến, đổi mới từ từ. Do máy móc lạc hậu nên công ty chú trọng đến bảo dưỡng, hàng tháng các phân xưởng báo cáo tình trạng trang thiết bị lên ban giám đốc. Hiện nay trong nước đã xuất hiện thêm nhiều công ty sản xuất xi măng, khoảng 14 nhà máy xi măng lò quay và 55 cơ sở sản xuất xi măng lò đứng, theo đó xi măng Chiềng Sinh sẽ phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp cùng ngành. Có doanh nghiệp do tiềm lực mạnh về vốn, dây truyền công nghệ hiện đại, khấu hao hết đã liên tục giảm giá bán sản phẩm, áp dụng các chính sách quảng cáo khuyến mại lớn kéo dài. Ngoài ra, khi Việt Nam gia nhập WTO thuế nhập khẩu giảm chỉ còn từ 0 – 5%, khi đó công ty sẽ phải đối mặt với việc sản phẩm của các nước khác tràn vào Việt Nam, sự cạnh tranh gay gắt về giá là khó tránh khỏi. Phần III: Kết quả thu hoạch qua giai đoạn thực tập tổng quan. I/ Những thuận lợi, khó khăn chủ yếu của công ty: 1. Những thuận lợi: Bộ máy lãnh đạo của công ty có nhiều kinh nghiệm công tác quản lý, nhiệt tình, năng động. Do đó hình thành được nhiều kế hoạch ngắn hạn và dài hạn đúng đắn, kịp thời và chính xác. Công ty có hướng đi đúng đắn để thực hiện nhiệm vụ chính của công ty. Có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng tạo, ham học hỏi. Thương hiệu của công ty có uy tín trong thị trường tỉnh. Có nguồn nguyên liệu dồi dào và gần nguồn nguyên liệu này. Có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc quảng bá về công ty. Do công ty được cổ phần hoá nên có một nguồn bổ xung vốn khá lớn có thể mua sắm trang thiết bị. Được sự quan tâm và giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh. 2. Những khó khăn: Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu. Hiện nay công ty vẫn còn sử dụng công nghệ lò đứng. Xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất cùng ngành do đó công ty phải chịu sự cạnh tranh lớn từ phía các doanh nghiệp đó. Thị trường tiêu thụ chưa rộng lớn, sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ trong địa bàn tỉnh. Vốn đầu tư còn thấp, chưa huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, do giá thành sản xuất cao giá bán lại thấp nên khó tích luỹ vốn để tái đầu tư. Công ty sẽ gặp phải nhiều sức ép tăng giá thành sản xuất, giảm sức ép cạnh tranh như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của công ty nhưng giá nguyên vật liệu tiếp tục có xu hướng tăng. II/ Đánh giá chung về tình hình hoạt động của công ty. 1. Hoạt động quản trị doanh nghiệp: Công ty đã sử dụng các phương thức bán hàng hợp lý phù hợp với từng đối tượng khách hàng như: bán lẻ, bán hàng trả góp, bán hàng theo hợp đồng thương mại. Mỗi phương thức bán hàng đều có ưu nhược điểm riêng song cũng đã tạo ra được sự thoải mái đối với khách hàng vì có thể lựa chọn được phương thức mua hàng phù hợp với khả năng của mình. Bên cạnh việc sử dụng nhiều hình thức bán hàng khác nhau thì công ty cũng đưa ra các hình thức thanh toán khác nhau cho khách hàng. Khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng tài khoản (công ty đã mở tài khoản riêng để tiện việc khách hàng có thể thanh toán tiền hàng cho công ty nếu ở xa hoặc không có điều kiện gặp trực tiếp) hay khách hàng cũng có thể thanh toán theo cách hàng đổi hàng (chỉ áp dụng với các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công ty). Các hình thức thanh toán nhằm mục đích giúp khách hàng thanh toán tiền hàng một cách đơn giản, dễ dàng nhất đồng thời công ty cũng nhận được tiền hàng của mình nhanh chóng nhất. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty mới chỉ bó hẹp trong địa bàn tỉnh và một vài tỉnh lân cận. Tính cạnh tranh trong nước và trên thế giới chưa cao. Dù vậy trong địa bàn tỉnh công ty đã tạo được uy tín với khách hàng. Hiện nay công ty đã nỗ lực đưa ra các phương án nhằm mở rộng thị trường của mình như mở các đại lý ở các tỉnh khác, đưa ra các hình thức khuyến mãi, hậu mãi… Về chất lượng sản phẩm: ở mức trung bình, sản phẩm xi măng chưa đa dạng, chỉ 1- 2 loại so với hàng chục loại của các nước trong khu vực Đông nam á. 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20755.doc
Tài liệu liên quan