Báo cáo Thực tập tại công ty dệt 19-5 Hà Nội

Không chỉ có hệ thống nhà xưởng của Công ty được tu sửa, bảo dưỡng mà hệ thống cơ sở quản lý hành chính của Công ty cũng không ngừng được nâng cấp. Các bộ phận phòng ban trong công ty được tổ chức khép kín nhưng việc trao đổi qua lại giữa các phòng ban cũng hết sức thuận tiện.

Công ty trang bị cả một hệ thống máy tính phục vụ cho công tác quản lý của công ty với tổng số máy là 32 máy, Các máy này được nối mạng Lan trong toàn Công ty để tiện trao đổi, quản lý thông tin. Ngoài ra Công ty còn có một số máy khác kết nối mạng internet để cán bộ các phòng ban thu thập những thông tin cũng như thực hiện một số giao dịch bằng thương mại điện tử. Hiện tại Công ty được đánh giá là có hệ thống trang thiết bị đảm bảo yêu cầu của sản xuất.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty dệt 19-5 Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngành dệt may Việt Nam phát triển từ lâu đời, thu hút được nhiều lao động, tạo ra nguồn thu lớn về ngoại tệ. Cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, ngành đã có những bước tăng trưởng cao trong những năm vừa qua . Từng bước, từng bước, các mặt hàng dệt may đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, góp phần quan trọng vào việc tăng lợi nhuận và đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Hoà cùng dòng phát triển chung của ngành dệt may, Công ty dệt may 19/5 Hà Nội đã và đang bước đi đúng đắn, không ngừng vươn lên tự khẳng định mình. Sau chương trình khảo sát thực tế tại công ty, bài viết của em xin đưa ra một số nội dung sau: I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI II .NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY DỆT 19-5 HÀ NỘI III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THÒI GIAN TỚI PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI 1-Thông tin chung về công ty Tên công ty : Công ty dệt 19/5 Hà Nội Tên tiếng Anh : Hanoi May 19 Textile Company Tên giao dịch : Hatexco Địa chỉ : số 203 - Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội Điện thoại : 04.8.584.551 -04.8.584.616 Fax : 048585392 Email : hatex_co@hn.vn.vnn Website : hiện đang được xây dựng chuẩn bị đưa vào hoạt động Số ĐKKD : 108.747 - Cấp ngày 28/07/1993 Mã số thuế : 0100.100.495-1 Cục thuế Thành phố Hà Nội Số tài khoản : 0.021.000.000.738 Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất sợi cotton các loại. Sản xuất vải bạt các loại. Sản phẩm may thêu. Xây dựng dân dụng... Hiện nay công ty dệt 19/5 Hà Nội có 4 cơ sở sản xuất chính và 2 liên doanh với nước ngoài (Singapo) : Cơ sở 1 : tại 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội Cơ sở 2 : tại 89 Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội Cơ sở 3 : tại Thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội Cơ sở 4 : tại khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam Liên doanh 1 : Norfolk hatexco được thành lập năm 2002 Liên doanh 2 : Công ty TNHH tập đoàn sản xuất hàng dệt may 19/5 được thành lập năm 1993 Có 4 nhà máy : Nhà máy Dệt Hà Nội Nhà máy Sợi Hà Nội Nhà máy May Thêu Hà Nội Nhà máy Dệt Hà Nam 2-Hình thức pháp lý và loại hình kinh doanh A,Hình thức pháp lý Ngày 01/09/2005 theo quyết định số 2903/QĐUB của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội ký ngày 28/05/2005 công ty dệt 19/5 Hà Nội chuyển sang công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội với vốn điều lệ là 40 tỷ đồng. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được đăng ký và hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nước nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty TNHH Nhà nước một thành viên được uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt. B,Loại hình kinh doanh Kinh doanh các sản phẩm bông, vải, sợi, may mặc và giầy dép các loại, hàng dệt thoi, dệt kim, hàng thêu và các sản phẩm phụ trợ Sản xuất và cung cấp hơi nước, nước nóng Xuất nhập khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh liên kết Nhập khẩu và mua bán thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường Lắp ráp và mua bán máy móc, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học, thiết bị viễn thông Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá Cho thuê nhà xưởng, nhà ở, văn phòng, siêu thị, trung tâm thương mại, kho tàng, bến bãi và máy móc thiết bị Kinh doanh các ngành nghề khác căn cứ vào năng lực của công ty, nhu cầu thị trường và được luật pháp cho phép. 3- Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty dệt 19/5 Hà Nội là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc Sở Công nghiệp TP Hà Nội. Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước giao. Công ty được thành lập 5/1959 (thời điểm miền Bắc Việt Nam giải phóng được 5 năm), tiền thân của công ty được hợp nhất từ một số cơ sở dệt tư nhân và các hợp tác xã dệt khăn mặt, bít tất, vải kaki, vải phin, popơlin, … như Việt Thắng, Tây Hồ, …Vì thế, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún và thực sự cũ kỹ lạc hậu, năng suất, chất lượng thấp. Năm 1964, đất nước có chiến tranh, xí nghiệp thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước “vừa sản xuất vừa chiến đấu”, nhiều cán bộ, công nhân của xí nghiệp đã lên đường tòng quân đi đánh giặc. Bộ phận còn lại của xí nghiệp vẫn tiếp tục ở lại bám trụ xí nghiệp tiếp tục sản xuất và đấu tranh chống lại sự đánh phá leo thang của giặc Mĩ. Năm 1967 Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội quyết định tách bộ phận dệt bít tất của xí nghiệp thành xí nghiệp dệt kim Hà Nội. Nhiệm vụ của xí nghiệp lúc này chủ yếu phục vụ cho Quốc phòng. Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của nhà máy đều được cấp trên giao xuống, việc hoàn thành các chỉ tiêu của cấp trên giao là nhiệm vụ của công ty. Nay bước sang nền kinh tế thị trường nhà máy đã gặp những khó khăn không nhỏ. Sản phẩm do nhà máy làm ra không được thị trường chấp nhận, hàng năm nhà máy chỉ tiêu thụ được 1 triệu mét vải bạt các loại, trong khi đó phải nuôi một số lượng công nhân khổng lồ hơn 1 nghìn người và bộ máy quản lý cồng kềnh thiếu đồng bộ, mang nặng tính quan liêu. Có những lúc tưởng chừng như nhà máy không thể đứng vững.Qua nhiều năm vật lộn với cơ chế mới, nhà máy đã dần đi vào ổn định và bắt đầu có những bước phát triển. Nhà máy đã tiến hành hạch toán độc lập và làm nghĩa vụ với Nhà nước. Từ năm 1991, nhà máy đã có thu để bù chi và doanh thu các năm liên tục tăng.Từ năm 2000 đến nay được coi là giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh nhất của công ty. PHẦN II - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY DỆT 19-5 HÀ NỘI 1-Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty dệt 19/5 Hà Nội được tổ chức theo chế độ một thủ trưởng, mô hình trực tuyến chức năng, trên cơ sở quyền làm chủ tập thể của người lao động.( Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5) 2-Đặc điểm về lao động Cũng như các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung, lao động chủ yếu của công ty là lao động nữ (chiếm khoảng 80% lao động của toàn công ty). Trong các khâu chính hầu hết là nữ, nam giới chỉ tập trung ở các khâu, các bộ phận sửa chữa, bảo vệ, hành chính. Trước đây, trong thời kỳ bao cấp tổng số lao động của công ty lên đến 1500 người. Hiện nay, do nhu cầu tăng giảm lao động gján tiếp cùng với quá trình tổ chức sắp xếp lại lao động ở các phân xưởng sản xuất, tổng số lao động hiện nay của công ty là 750 người. Trình độ lao động có tay nghề cao trong công ty tăng lên qua các năm, cụ thể như sau: năm 2001 lao động có trình độ đại học, cao đẳng công ty chỉ có 38 người, năm 2004 tăng lên 66 người, đặc biệt đội ngũ thợ bậc cao của công ty tăng lên 100% (từ 40 lao dộng lên đến 80 lao động). Do quy mô của công ty tăng lên do đó đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trong công ty cung có xu hướng tăng theo, cán bộ chủ chốt năm 2004 so với năm 2001 tăng 70%, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tăng 13 người…Sự sụt giảm của lao dộng trong phân xưởng dệt của năm 2001 so với năm 2002 là do năm 2002 công ty mở thêm một phân xưởng may nên phân bổ lao động sang phân xưởng may.Bộ phận KCS của công ty trong những năm tới có xu hương tăng lên vì đây là bộ phận quan trọng trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khi bắt đầu sản xuất cho đến khi đóng gói sản phẩm chuyển đến tay người tiêu dùng Z 3-Đặc điểm về mặt bằng và công nghệ sản xuất A,Đặc điểm về mặt bằng sản xuất Nếu chỉ tính diện tích hiện tại của Công ty dệt 19/5 tại khu vực đường Nguyễn Huy Tưởng thì tổng diện tích khoảng hơn 4, 5 ha; trong đó diện tích của các phân xưởng khoảng gần 2 ha, bao gồm ba phân xưởng chính là phân xưởng dệt, phân xưởng may – thêu và phân xưởng sợi. Bên cạnh các phân xưởng thì hệ thống các kho của Công ty cũng chiếm một diện tích tuơng đối lớn, hệ thống kho bao gồm kho chứa nguyên vật liệu, kho chứa thành phẩm… Vài năm gần đây, Công ty không chỉ tăng về diện tích hoạt động của các phân xưởng mà nhìn chung các phân xưởng cũng đều được tu sửa, bảo dưỡng lại và hiện nay được đánh giá là tương đối hiện đại so với các công ty khác trong cùng ngành dệt may. Bên cạnh các phân xưởng cũ thì trong năm 2003 Công ty có mở rộng ra thêm phân xưởng may – thêu. Các phân xưởng sản xuất đều đảm bảo tiêu chuẩn về độ cao, an toàn, thoáng mát phù hợp với việc bố trí các trang thiết bị máy móc hiện đại. BẢNG BỐ TRÍ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ Cơ cấu bố trí sản xuất Phân xưởng sợi Phân xưởng dệt Phân xưởng may Phân xưởng hoàn thành Máy chải Máy đậu Máy đo KCS Máy ghép Máy se Máy cắt Đo gấp Máy thô Máy ống Máy may Nhuộm Máy sợi con Máy suốt Máy mắc Đóng kiện Máy đánh ống Máy dệt Máy nối trục Đánh ống Sợi con Thô Ghép Chải Cung bông B,Hệ thống cơ sở quản lý hành chính Không chỉ có hệ thống nhà xưởng của Công ty được tu sửa, bảo dưỡng mà hệ thống cơ sở quản lý hành chính của Công ty cũng không ngừng được nâng cấp. Các bộ phận phòng ban trong công ty được tổ chức khép kín nhưng việc trao đổi qua lại giữa các phòng ban cũng hết sức thuận tiện. Công ty trang bị cả một hệ thống máy tính phục vụ cho công tác quản lý của công ty với tổng số máy là 32 máy, Các máy này được nối mạng Lan trong toàn Công ty để tiện trao đổi, quản lý thông tin. Ngoài ra Công ty còn có một số máy khác kết nối mạng internet để cán bộ các phòng ban thu thập những thông tin cũng như thực hiện một số giao dịch bằng thương mại điện tử. Hiện tại Công ty được đánh giá là có hệ thống trang thiết bị đảm bảo yêu cầu của sản xuất. 4-Đặc điểm về công nghệ sản xuất A, Quy trình công nghệ sản xuất Hiện nay công ty có 5 phân xưởng: Phân xưởng sợi: sản xuất các loại sợi 100% cotton phục vụ cho sản xuất vải bạt. Phân xưởng dệt: sản xuất chủ yếu các loại vải phục vụ cho ngành công nghiệp may giày. Sợi đơn Đậu sợi (dọc, ngang) Se sợi (dọc , ngang) Đánh ống Sợi dọc - Mắc sợi dọc Sợi ngang - suốt tự động Dệt Phân xưởng may: thực hiện gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu cho công ty liên doanh Norfolk – Hatexco, công ty TNHH tập đoàn sản xuất 19/5 Chải vải Giáp mẫu Cắt May Phân xưởng thêu: gồm 10 máy Northphenix với công xuất 15.000 mũi/máy. Ngành hoàn thành: Soạn hàng KCS Đo gấp Đóng kiện Nhập kho Nhuộm Tổ chức bộ máy ở các phân xưởng: - Quản đốc phân xưởng: được tổng giám đốc bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về mọi hoạt động của phân xưởng. - Trưởng ca sản xuất: là người giúp việc cho quản đốc phân xưởng và chịu trách nhiệm trước quản đốc phân xưởng về công việc mà mình phụ trách. Sơ đồ quy trình sản xuất PX May PX Sợi PX Dệt PX Thêu Ngành hoàn thành B, Máy móc công nghệ sản xuất Nhìn chung máy móc thiết bị của Công ty trong hững năm gần đây đã từng bước được hiện đại hoá, một số khâu trong dây truyền sản xuất mới. Đặc biệt cuối năm 1998 đầu năm 1999 công ty đã đầu tư 24 máy dệt UTAS của Tiệp với số tiền lên tới 60 tỷ đồng. Tiếp đó đầu năm 2002 Công ty tiếp tục mua 2 máy đậu và một máy se để hoàn thiện và nâng cao năng suất. Tuy nhiên hiện nay các máy móc thiết bị của Công ty có sự đan xen cuả nhiều thế hệ, nhưng chủ yếu vẫn là những máy móc có từ những năm 60 tới nay đã lạc hậu nhưng vẫn sử dụng được. Trải qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến nay tổng số máy móc thiết bị của công ty có khoảng hơn 100 máy các loại như: máy đậu của Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp Khắc; máy se của Trung Quốc, máy ống, máy suốt, máy chải, máy ghép, máy OE. Nhìn chung công nghệ dệt ở tình trạng rất lạc hậu, công nghệ kéo sợi nhập từ Trung Quốc, có những máy móc thiết bị đã khấu hao hết, thậm chí tái khấu hao đến nhiều lần song vẫn đang còn sử dụng. Chính hiện trạng của máy móc thiết bị như vậy đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm sản xuất ra, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng. 5-Khách hàng và thị trường của Công ty Một số khách hàng lớn của Công ty vẫn là những khách hàng thường xuyên mua với số lượng lớn như: công ty giày Sài Gòn, công ty giày Thăng Long, công ty giày An Lạc…số lượng tiêu thụ của các công ty này qua các năm luôn tăng .Không chỉ là số lượng khách hàng truyền thống mà một số công ty mới trở thành bạn hàng của Công ty cũng đã tiêu thụ với mức sản lượng khá cao, đứng trong 10 khách hàng mang lại doanh thu 80% cho Công ty đó là công ty giày Bình Phước, điều này càng khẳng định chất lượng sản phẩm vải. Trong những năm qua số lượng khách hàng đến với công ty ngày càng đông, mỗi năm số lượng này tăng thêm khoảng 10 đến 15 khách hàng. Hiện tại Công ty có khoảng trên 100 khách hàng chủ yếu là trong nước. 6-Thu nhập bình quân người lao động Công ty thường xuyên có những biện pháp động viên khuyến khích kịp thời đội ngũ lao động, đặc biệt đối với cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao cũng như đội ngũ lao động có tay nghề kỹ thuật cao bằng các chính sách như chính sách tiền lương, tiền thưởng, chức vụ trong công ty. Công ty sẽ thực hiện tăng lương nếu thường xuyên hoàn thành tốt nhiệm vụ, tổ chức các buổi đi nghỉ mát, tổ chức thăm hỏi gia đình, bên cạnh đó còn quan tâm đến cả đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên đặc biệt là đội ngũ lao động nữ giới trong Công ty. Công ty thực hiện tính tiền lương theo sản phẩm, bên cạnh đó còn có hình thức tiền lương luỹ tiến. PHẦN III – PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THÒI GIAN TỚI 1-Phương hướng phát triển Tập trung mọi nguồn lực, tăng nhanh vốn, tiếp tục mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất, thực hiện đa dạng sản phẩm sản xuất kinh doanh, trước mắt hoàn thiện sản xuất may thêu, sau đó mở rộng hướng sản xuất mới. Tiếp tục mở rộng sản xuất dệt, sợi, may, thêu ở khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam, phát huy công suất tự có và đầu tư mới, đầu tư theo chiều sâu trang thiết bị, máy móc, các dây truyền công nghệ phục vụ cho sản xuất. Xây dựng và mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài, tiến tới xuất khẩu trực tiếp để tăng kim ngạch xuất khẩu, sản xuất tối đa sản phẩm dệt, sản phẩm sợi. Tiếp tục giữ vững và mở rộng thị trường trong nước, Mở rộng mối quan hệ đối tác tin cậy với các bạn hàng truyền thống, đẩy mạnh tìm kiếm các đối tác mới, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng. - Công ty đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, được cấp chứng chỉ SA8000 về trách nhiệm xã hội và SE14000 về trách nhiệm môi trường. Mục tiêu phấn đấu của Công ty là quy các bộ tiêu chuẩn trên về bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng toàn diện TQM nhằm bước nữa nâng cao chất lượng sảm phẩm, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp. - Bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, quản lý của nền kinh tế thị trường. 2-Thuận lợi và khó khăn A,Thuận lợi -Sản phẩm dệt may Việt Nam đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới và chiếm được cảm tình của bạn hàng -Việt Nam là thành viên của AFTA và WTO nên có thị trường rất rộng lớn -Doanh nghiệp có điều kiện tập trung tài nguyên, lao động trong nước vào sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm giá cả phải chăng, chất lượng tốt -Đội ngũ lao động có bản lĩnh, trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo và hết lòng gắn bó với doanh nghiệp. Cán bộ công nhân trong doanh nghiệp luôn có tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết phấn đấu hoàn thành công việc. -Công ty có cơ sở sản xuất khá toàn diện, hiện đại đặt trên không gian rộng lớn thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh. -Công ty đã xây dựng được mối quan hệ đối tác tin cậy, mối quan hệ thân tín với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước. Uy tín, thương hiệu của công ty dần được khẳng định. B, Khó khăn -Trình độ cán bộ công nhân còn hạn chế 5, 3% số lượng lao động có trình độ đại học trong khi có tới 65, 1% số lượng người lao động có trình độ thấp hoặc chưa qua đào tạo do đó chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc. -Máy móc thiết bị phần lớn đã cũ kỹ, lạc hậu do đó khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. KẾT LUẬN Ngành dệt may nói chung đã và đang có những đóng góp không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Dệt may 19/5 là một trong những công ty trong số đó, từng bước đi lên hoà cùng dòng chảy của thời đại. Tiên phong trong suốt các thời kỳ phát triển của nền kinh tế nước nhà. Với kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài viết thu hoạch của em không tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên với sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của cô giáo, em đã hoàn thành bài viết của mình. Em xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong việc hoàn thành bài viết.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTại công ty dệt 19-5 hà nội.DOC
Tài liệu liên quan