Báo cáo thực tập tại Công ty kiểm toán Dloitte Việt Nam

Ước tính kế toán: việc lập báo cáo tiài chính tuân thủ theo cáo chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định khác về kế toán hiện hành tại Việt Nam yêu cầu ban giám đốc phải có những ước tính và giả định ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về công nợ, tài sản và việc trình bày các khoản công nợ và tài sản tiềm tang tại ngày lập báo cáo tài chính cũng như số liệu báo cáo về doanh thu và chi phí trong suốt năm tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh có thể khác với các ước tính giả định đặt ra

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty kiểm toán Dloitte Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoản trích theo lương, khoản khấu trừ, thuế, phúc lợi phải được ghi chép chính xác về số học, nếu không sẽ dẫn tới việc chi phí và nợ sau đó bị trình bày sai, và việc phân bổ chi phí nhân công sẽ không chính xác. Thực chi: thiết lập các thủ tục tiền lương và nhân viên cần phải tuân thủ theo sự phê chuẩn của ban quản lí, tất cả các khoản chi tiền lương phải căn cứ váo các khoản nợ đã được ghi nhận. Tiếp cận hệ thống sổ sách: nhằm kiểm soát đối với các khoản chi không đúng chỗ và những chi phí nhân công không được thông qua thì ban quản lí doanh nghiệp cần đưa ra chính sách nhằm hạn chế việc tiếp cận hệ thống báo cáo sổ sách nhân sự và kế toán tiền lương ở một số người có thẩm quyền. Chẳng hạn, ban quản lí có thể tạo ra các hàng rào cản trở những nhân viên không có phận sự tiếp cận tới tài liệu của bộ phận nhân sự và bộ phận tiền lương, và phân chia trách nhiệm tách bạch giữa các quyền phê duyệt, quyền ghi chép sổ sách, và quyền thanh toán tiền lương để hạn chế các hành vi gian lận Phân chia trách nhiệm: để đảm bảo một cánh thoả đáng về việc phân chia tách bạch các trách nhiệm thì bộ phận nhân sự cần phải tách bạch khỏi trách nhiệm tính toán lương, thưởng; lập bảng lương, thưởng; chi lương, thưởng và trách nhiệm giám sát thời gian lao động hoặc dịch vụ hoàn thành. Nếu không chức năng phê duyệt của bộ phận nhân sự sẽ phối hợp với chức năng thanh toán tiền lương dẫn tới các cơ hội tăng mức lương, bậc lương một cách cố ý vì mục đích tư lợi hoặc tạo ra nhân viên khống. 2. Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính 2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho cuộc kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 về “lập kế hoạch kiểm toán” cũng đã nêu rõ kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo rằng cuộc kiểm toán đã được tiến hành một cách có hiệu quả. Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm các bước công việc Chuẩn bị kiểm toán: Kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và ký hợp đồng kiểm toán Thu thập thông tin cơ sở: Kiểm toán viên sẽ thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn này kiểm toán viên đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá đầu về mức trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết thực hiện cuộc kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán cần thiết khác. Đối với kiểm toán tiền lương, kiểm toán viên tìm hiểu về chính sách tiền lương của đơn vị, các phê duyệt về thay đổi mức lương bậc lương, thưởng, các khoản phúc lợi, chính sách tuyển dụng, các quy chế chấm dứt hợp đồng lao động …cũng như sự phân tách trách nhiệm giữa các phòng ban đặc biệt là phòng tổ chức lao động và phòng kế toán tại đơn vị khách hàng Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: bao gồm các loại sau: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty, các Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước, biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, các hợp đồng và cam kết quan trọng. Công việc này giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng, những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát: Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét đến các nhân tố có thể làm phát sinh những sai sót trọng yếu trong Báo cáo tài chính. Đánh giá của kiểm toán viên về mức trọng yếu liên quan đến số dư cuối kỳ của các khoản mục sẽ giúp kiểm toán viên lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp. - Đánh giá tính trọng yếu: trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của Báo cáo tài chính có thể chấp nhận được. Công việc này sẽ giúp cho kiểm toán viên ước lượng được số bằng chứng kiểm toán cần thu thập một cách hợp lí. Trường hợp kiểm toán viên xác định mức trọng yếu là thấp nghĩa là mức sai sót có thể chấp nhận được phải thấp thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập sẽ nhiều hơn trong trường hợp kiểm toán viên xác định mức trọng yếu cao hơn. - Đánh giá rủi ro: có ba loại rủi ro mà kiểm toán viên cần đánh giá trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Rủi ro cố hữu: để đánh giá loại rủi ro này kiểm toán viên cần xem xét đến bản chất kinh doanh của khách hàng, tính trung thực của Ban giám đốc, kết quả các lần kiểm toán trước, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên, kết quả kiểm toán năm ngoái… Rủi ro kiểm soát: thông qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng mà kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát là cao hay thấp. Nếu hệ thống kiểm soát của khách hàng tốt thì rủi ro kiểm soát sẽ ở mức thấp và ngược lại. Rủi ro phát hiện: đó là khả năng xảy ra các sai sót và gian lận mà hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và kiểm toán viên không phát hiện được. Trình độ của kiểm toán viên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phát sinh loại rủi ro này. Sau khi đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận. Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là cần thiết vì bằng chứng thường được thu thập theo các bộ phận hơn là theo toàn bộ các báo cáo tài chính nói chung. 2.2. Thực hiện kiểm toán 2.2.1. Thử nghiệm kiểm soát Khảo sát tổng quan chu trình tiền lương và nhân viên Bảng tính lương của đơn vị được kiểm toán chính là cơ sở để thanh toán tiền lương, ghi chét vào sổ sách kế toán và phân bổ chi phí tiền lương, do đó nó thường là điểm xuất phát trong các cuộc khảo sát về kiểm toán tiền lương và nhân viên. Đầu tiên KTV chọn ra bảng tính lương của một kì nào đó để kiểm tra độ chính xác số học của việc tính toán, và việc phân bổ vào các tài khoản hợp lí. Sau đó KTV chọn ngẫu nhiên một số nhân viên kiểm tra sự hoàn hảo của các hồ sơ và rà soát lại các báo cáo hoạt động nhân sự về sự phê duyệt xem có hợp lí không đồng thời KTV so sánh các mức lương, bậc lương và các khoản khấu trừ trên các sổ nhân sự với các thông tin như vậy trên bảng tính lương để xác sdịnh xem chúng có giống nhau hay không. Các khảo sát tiền lương khống: Trong lĩnh vực tiền lương và nhân viên có nhiều cách khác nhau để nhân viên có thể thực hiện hành vi gian lận, tuy nhiên hình thức phổ biến nhất vẫn là “lương khống”. Lương khống có thể biểu biểu hiện dưới hình thái là số nhân viên khống hoặc số giờ lao động hoặc số lượng sản phẩm hoàn thành khống. - Số nhân viên khống: đó là việc tiếp tục viết phiếu chi cho nhân viên đã thôi việc hoặc đã mãn hạn hợp đồng hoặc không có thực. Hành động gian lận này rất dễ xảy ra ở những đơn vị mà nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm không được tuân thủ. Để kiểm soát nghiệp vụ này KTV có thể so sánh tên trên các phiếu chi hoặc sec chi lương đã thanh toán với các bảng chấm công và các giấy tờ liên quan khác về chữ kí phê chuẩn và tính hợp lí của chữ kí tắt mặt sau. Một thủ tục khác nữa là KTV có thể chọn ra một số hồ sơ nhân viên từ sổ nhân sự nhằm tìm các nhân viên đã thôi việc đã mãn hạn hợp đồng lao động trong năm hiện hành để xác định xem các khoản thanh toán mãn hạn hợp đồng cho nhân viên này có phù hợp với chính sách của công ty hay không. Kiểm tra việc thanh toán lương cho nhân viên để đảm bảo việc chấm dứt thanh toán cho những nhân viên đã kết thúc hợp đồng lao động. Một nhược điểm của thủ tục này là nếu phòng nhân sự không được báo cáo về việc mãn hạn hợp đồng thì thủ tục này sẽ không còn hiệu lực. Một biện pháp khác mà KTV cũng có thể tiến hành nhằm kiểm soát số nhân viên khống bằng cách là yêu cầu trả lương đột xuất, mọi nhân viên đều phải trực tiếp kí vào phiếu chi hoặc séc chi của mình dưới sự giám sát của KTV. Đây là hình thức rất tốn thời gian và công sức của cả hai phía nên ít khi được thực hiện. - Số giờ, khối lượng công việc, sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành khống: hình thức này dễ xảy ra trong những trường hợp do việc theo dõi thời gian, giám sát và quản lí không chặt chẽ hoặc do sự móc nối giữa người giám sát với nhân viên của họ. Để khảo sát hình thức gian lận này KTV có thể cân đối tổng số giờ công, ngày công hoặc khối lượng công việc hay lao vụ được thanh toán theo số lương với số liệu ghi chép độc lập và được kiểm tra thường xuyên của KTVNB tại từng bộ phận hoạt động. Hoặc KTV có thể tiếp cận với quản đốc nhằm theo dõi việc chấm công của quản đốc và phỏng vấn nhân viên về việc kiểm soát giờ giấc của quẩn đốc. Các khảo sát việc phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng sử dụng lao động: Việc tính và phân bổ tiền lương cho các đối tượng sử dụng lao động không đúng sẽ dẫn tới việc đánh giá sai lệch các tài sản trên bảng cân đối kế toán, sai lệch các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh chẳng hạn như sẽ làm sai lệch giá trị của các chỉ tiêu như: sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… Do vậy việc thực hiện khảo sát về các thủ tục kiểm soát nội bộ trong việc phân bổ chi phí tiền lương vào đối tượng sử dụng lao động đóng vai trò quan trọng. Trong việc khảo sát KTV cần chú ý tới tính nhất quán trong việc hạch toán chi phí giữa các kì kế toán đối với việc phân loại các bộ phận ( bộ phận gián tiếp và bộ phận trực tiếp) chịu phí. Thêm vào đó, kiểm toán viên cũng cần kiểm tra sơ đồ hạch toán tiền lương xem có đúng theo quy định hiện hành và chính sách đã đề ra của công ty hay không. Các khảo sát đối với các khoản trích theo lương: Theo quy định của chính sách kế toán hiện hành, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn là các khoản trích theo lương. Đối với các khoản này thì kiểm toán viên cần lấy kết quả của việc kiểm toán tiền lương làm căn cứ tính ra quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Đồng thời đối chiếu với biên bản xác nhận của cơ quan bảo hiểm xem đơn vị có hạch toán đúng hay không. 2.2.2. Thử nghiệm cơ bản Sau khi tiến hành các thử nghiệm kiểm soát, nếu kiểm toán nhận thấy rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hoạt động tốt, các nghiệp vụ về tiền lương đã được tính toán và vào sổ đúng đắn, các sổ nhật ký tiền lương, các bảng tính lương, bảng chấm công, các phương pháp phân bổ chi phí phí và các báo cáo có liên quan đều thống nhất thì các khảo sát chi tiết số dư sẽ được giảm bớt và ngược lại. Mục tiêu của các thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương là kiểm tra xem các khoản tính dồn về tiền lương và các khoản trích theo lương có được đánh giá đúng hay không đồng thời cũng xác địng xem các nghiệp vị trong chu trình tiền lương và nhân viên có được thanh toán và ghi sổ đúng kì hạn hay không. 2.3. Kết thúc kiểm toán 2.3.1. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ Kiểm toán viên có trách nhiệm xem xét lại các nghiệp vụ và các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ để xác định liệu có sự kiện gì xảy ra mà có thể có ảnh hưởng đến ý kiến của KTV hay không, nếu có sự kiện nào đó ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán thì KTV sẽ yêu cầu kế toán đưa ra bút toán điều chỉnh điều chỉnh (đối với khoản mục tiền lương thì thường xảy ra việc kế toán phân bổ chi phí tiền lương không hợp lí ). Việc chấp nhận điều chỉnh hay không của kế toán sẽ ảnh hưởng tới kết luận của kiểm toán viên sau này. 2.3.2. Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm toán Giai đoạn này KTV phải hoàn thành tất cả các thủ tục kiểm toán sau đó hợp nhất tất cả các kết quả vào một kết luận chung. KTV phải quyết định liệu bằng chứng kiểm toán đã được tập hợp đầy đủ để đảm bảo cho kết luận là các báo cáo tài chính đã được trình bày phù hợp với chuẩn mực và chính sách kế toán hiện hành hay chưa. 2.3.3. Lập báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là báo cáo bằng văn bản do KTV lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài chính của khác hàng. Ý kiến của KTV có thể là: - Ý kiến chấp nhận toàn phần: KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần khi báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu và phù hợp với các chuẩn mực và chính sách kế toán hiện hành, nhưng không có nghĩa là báo cáo tài chính được kiểm toán là chính xác tuyệt đối mà có thể có sai sót nhưng sai sót đó không trọng yếu. - Ý kiến chấp nhận từng phần: KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần khi báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị trên các khía cạnh trọng yếu nếu không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tùy thuộc mà kiểm toán viên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính ( trong trường hợp này nếu kế toán chấp nhận điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng do KTV đưa ra thì có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần) - Từ chối đưa ra ý kiến: KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến từ chối trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc tính không đầy đủ về thông tin đến mức làm cho KTV không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính. - Ý kiến không chấp nhận: KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến không chấp nhận khi không thống nhất được với ban giám đốc khách hàng về những vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của đơn vị đến mức mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất sai sót của báo cáo tài chính. III. Kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương do công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện tại công ty sản xuất ống thép VSP 1. Chuẩn bị kiểm toán 1.1. Tìm hiểu chung khách hàng VSP là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo giấp phép đầu tư số 1929/GP ngày 25/6/1997 với thời gian hoạt động là 30 năm kể từ ngày được cấp giấy phép và các giấp phếp điều chỉnh. Các cổ đông của công ty là: Sumitomo Metal Industrial, Sumitomo Corporation và Mitsui&co. Tổng số nhân viên của công ty tại ngày 31/12/2007 là 110 người Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất và gia công ống thép cao cấp, các phụ tùng kim loại và băng lá thép dung trong công nghiệp ôtô xe máy và các ngành công nghiệp khác. Báo cáo tài chính được trình bày theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành về kế toán việt Nam. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong báo cáo tài chính của công ty là đồng Đô la Mĩ (USD), kì kế toán của công bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12. 1.2. Các chính sách kế toán chủ yếu tại công ty khách hàng - Ước tính kế toán: việc lập báo cáo tiài chính tuân thủ theo cáo chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định khác về kế toán hiện hành tại Việt Nam yêu cầu ban giám đốc phải có những ước tính và giả định ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về công nợ, tài sản và việc trình bày các khoản công nợ và tài sản tiềm tang tại ngày lập báo cáo tài chính cũng như số liệu báo cáo về doanh thu và chi phí trong suốt năm tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh có thể khác với các ước tính giả định đặt ra - Tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng - Hàng tồn kho: được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hang tồn kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung, nếu có, để có được hàng tồn kho ở vị trí và trạng thái hiện tại. Giá gốc của hang tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân ra quyền. Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn thành, chi phí tiếp thị, bán hang, và phân phối phát sinh. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của công ty được trích lập theo các quy định kế toán hiện hành. Theo đó công ty được phép trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong trường hợp giá trị thực tế của hàng tồn kho lỗi thời, hỏng, kếm phẩm chất cao hơn giá trị thị trường tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán. - Tài sản cố định hữu hình và hao mòn: TSCĐHH được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn. Nguyên giá TSCĐHH bao gồm giá mua và toàn bộ chi phí liên quan khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sang sử dụng. TSCĐHH được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính như sau. TSCĐHH Số năm khấu hao ước tính Máy móc thiết bị 4- 10 Thiết bị văn phòng 3- 10 Phương tiện vận tải 6 Đồ đạc 10 - Ghi nhận doanh thu: Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch hàng hoá được xác định một cách đáng tin cậy và công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi hàng đã giao và chuyển quyền sở hữu cho người mua. - Ngoại tệ: Các nghiệp vị phát sinh bằng các loại ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệc tỉ giá phát sinh từ các nghiệp vụ này được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Số dư các tài khoản bằng tiền và công nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ kế toán được chuyển đoỏi theo tỷ giá tại ngày này. Chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các tài khoản này được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các số dư tại ngày kết thúc niên độ kế toán không được dung để chia cho các chủ sở hữu. - Thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện tổng giá trị của số thuế phải trả hiện tại và số thuế hoãn lại. Số thuế hoãn lại phải trả được tính dựa trên thu nhập chịu thuế trong năm. Thu nhập chịu thuế khác với lợi nhuân thuần được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vì thu nhập chịu thuế không bao gồm các khoản thu nhập hay chi phí tính thuế hoặc được khấu trừ trong những năm khác và ngoài ra không bao gồm các chỉ tiêu không chịu thuế hoặc không được khấu trừ. Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo thuế xuất được tính theo thuế xuất có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán là 10% tính trên thu nhập chịu thuế. Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong ba năm kể từ năm đầu tiên kinh doanh có lãi và được giảm 50% trong bảy năm tiếp theo. Thuế thu nhập hoãn lại được tính trên các khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục tài sản hoặc công nợ trên báo cáo tài chính. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời, còn tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ được ghi nhận khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để khấu trừ các khoản chênh lệch tạm thời. 1.3. Tìm hiểu về chu trình tiền lương và nhân viên của công ty VSP - Chính sách tuyển dụng: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, và yêu cầu thực tế của các bộ phận sản xuất. Phòng lao động tiền lương tiến hành lên kế hoạch nhân sự từ đầu năm. Công ty tiến hành thành lập hội đồng tuyển dụng, tuyển dụng xong nhân viên được thử việc trong thời gian 6 tháng (nếu đáp ứng được yêu cầu công việc) sau đó công ty chính thức ký hợp đồng lao động dài hạn. Tất cả các hồ sơ nhân sự, hợp đồng lao động được quản lý tập trung tại phòng LĐ tiền lương. - Thủ tục theo dõi thoèi gian lao động: Để theo dõi số lượng lao động thì mỗi nhân viên của công ty được phát một thẻ từ, khi đế công ty sẽ qua phòng giám sát để quẹt thẻ. Cuối tháng bảng chấm công sẽ được lên dựa trên số liệu của máy soi thẻ từ này. Trường hợp làm thêm giờ phải được sự phê chuẩn của Trưởng ca sản xuất. Cuối tháng các bảng tổng hợp làm thêm giờ cũng được chuyển cùng với bảng chấm công chuyển lên cho phòng LĐ tiền lương. Bộ phận tiền lương có trách nhiệm kiểm tra các bảng lương này và đánh giá tính phù hợp và đầy đủ. - Cách tính lương: Tiền lương được tính dựa trên số tiền trên hợp đồng lao động, ngoài ra nhân viên sẽ được phụ cấp bữa ăn trưa giá trị 12 500VNĐ - Thanh toán lương: Tiền lương sẽ được thanh toán một lần trên tháng vào ngày 30 hàng tháng (tháng 2 sẽ thanh toán vào ngày 28) bằng phương thức chuyển khoản. 1.4. Xây dựng chương trình kiểm toán Sau khi đã có thông tin từ những bước trên, các Manager phụ trách các khách hàng sẽ lập kế hoạch kiểm toán dựa trên quy trình và sự trợ giúp của phần mền AS2. Sau đó chương trình kiểm toán này sẽ được gửi cho các KTV trực tiếp thực hiện công việc kiểm toán ở bước tiếp theo. 2. Thực hiện kiểm toán 2.1. Kiểm toán các nghiệp vụ tiền lương Sau khi tìm hiểu về chu trình tiền lương và nhân viên của Công ty VSP kiểm toán viên thực hiện kiểm tra dữ liệu kết xuất từ phần mềm kế toán của khách hàng bao gồm đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh tài khoản chi tiết đảm bảo số dư, số phát sinh phải khớp đúng). Kiểm toán viên sẽ tổng hợp TK 334 chi tiết theo từng tiểu khoản. Mục tiêu của công việc này là đảm bảo khớp số liệu giữa sổ chi tiết, sổ cái và BCTC. Tờ tổng hợp này cho biết số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Qua giấy tờ làm việc tổng hợp lương chi tiết theo từng tiểu khoản, kiểm toán viên khẳng định được tính chính xác về mặt số học của số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ. Đồng thời kiểm toán viên cũng xác định mức độ biến động của từng loại lương có biến động gì bất thường so với năm trước không Sau khi tổng hợp lương theo từng tiểu khoản chi tiết, kiểm toán tổng hợp lương theo nội dung và các tài khoản đối ứng trên một giấy tờ làm việc khác. Mục đích của công việc này là để xác định xem có các đối ứng bất thường không. Ví dụ, sau khi tổng hợp, kiểm toán viên phát hiện một bút toán bất thường: Nợ TK 4311: 6000 Có TK 334 : 6000 Sau khi tiến hành phỏng vấn khách hàng và được biết đây là các khoản đã trích nhầm vào quỹ khen thưởng nay điều chỉnh lại. 2.1.1. Thủ tục phân tích 2.1.1.1. Ước tính lương Để ước tính chi phí tiền lương sản phẩm theo đơn giá, kiểm toán viên dựa vào bảng nhập xuất tồn của phòng vật tư xác định khối lượng ống thép xuất ra ngoài nhà máy (số liệu ống thép xuất ra ngoài nhà máy đã được một kiểm toán viên khác kiểm toán phần hành thành phẩm và doanh thu kiểm tra). Đồng thời kiểm toán viên thu thập quyết định giao đơn giá của công ty để làm căn cứ tính tiền lương sản phẩm theo đơn giá. Đối với lương giám đốc, công ty căn cứ vào sản lượng ống thép tiêu thụ để quyết định mức lương của Giám đốc trong năm. Theo quyết định của công ty, lương của Giám đốc công ty năm là 60000USD. Khi chưa có quyết định chính thức, Công ty tạm tính mức lương hàng tháng của giám đốc là 3500USD/tháng. Sau khi có quyết toán sản lượng sẽ quyết toán sau. Theo kết quả chi phí lương mà kiểm toán viên tính toán lại thì chênh lệch so với số của khách hàng hạch toán là 500USD. Kiểm toán viên xét thấy số chênh lệch quá nhỏ nên bỏ qua. 2.1.1.2. Ước tính tiền ăn ca Để kiểm tra tiền ăn ca kiểm toán viên kiểm tra phát sinh Có TK 3341 thông qua việc ước tính tiền ăn ca và kiểm tra phát sinh Nợ TK này thông qua việc kiểm tra chi tiết chi ăn ca. Kiểm toán viên dựa vào số lao động bình quân năm tại Công ty VSP và đơn giá tiền ăn ca, kiểm toán viên ước tính tiền ăn ca một tháng sau đó tính tiền ăn ca cả năm. Nếu có chênh lệch giữa số liệu tính toán của kiểm toán viên và số hạch toán của khách hàng thì kiểm toán viên sẽ phải xác định nguyên nhân chênh lệch Mục tiêu: Tính đầy đủ, trọn vẹn Công việc: Tính toán lại chi phí ăn ca phát sinh trong năm 2007 Người lập : TVH Người soát xét: NQH Ước tính tiền ăn ca: ( VND) Số lượng lao động 1,114 Tiền ăn ca bình quân 12,500 Số ngày bình quân tháng 23 Số kiểm toán viên ước tính 2,562,200,000 Số đơn vị hạch toán 2,523,427,500 Chênh lệch 38,722,500 Nguyên nhân chênh lệch: Có nhân viên không đi làm đủ 23 ngày trong tháng Kết luận: đạt được mục tiêu 2.1.2. Thủ tục kiểm tra chi tiết 2.1.2.1. Kiểm tra chi tiết chi lương Sau khi áp dụng thủ tục phân tích (ước tính lương sản phẩm), kiểm toán viên không phát hiện ra được những chênh lệch đáng kể vì vậy kiểm toán viên quyết định tiến hành chọn mẫu kiểm tra chi tiết chi lương. Kiểm toán viên xác định mức độ trọng yếu cho toàn bộ cuộc kiểm toán (PM). Giá trị trọng yếu MP được tính toán dựa vào mức trọng yếu đã xác định và luôn nhỏ hơn mức độ trọng yếu (thường bằng 80% - 90% mức độ trọng yếu). Chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết được xác định ở ba mức độ: Kiểm tra chi tiết ở mức độ tập trung: R= 2 Kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình: R= 1.7 Kiểm tra chi tiết ở mức độ thấp: R= 0.7 Chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết trong cuộc kiểm toán này R= 1.7. Kiểm toán viên dựa vào giá trị trọng yếu MP và chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết để xác định bước chọn mẫu theo công thức: Giá trị trọng yếu (MP) Bước chọn mẫu (J) = Chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết (R) Dựa vào bước chọn mẫu (J), kiểm toán viên xác đị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31352.doc
Tài liệu liên quan