Báo cáo thực tập tại Công ty sản xuất - dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội - Haprosimex Sài Gòn

Năm 1999 là năm công ty thu được những thắng lợi to lớn, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong những năm tiếp theo với những kết quả ngoài sự mong đợi của ban lãnh đạo công ty. Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra, doanh thu năm 1999 công ty đã thực hiện đạt 182,35% so với chỉ tiêu kế hoạch. Năm 2000, 2001, 2002 công ty đều vượt mức kế hoạch đặt ra. Doanh thu của công ty qua các năm đều tăng với tốc độ cao, trong đó nổi bật là năm 1999 tốc độ tăng doanh thu đạt trên 100%, năm 2000 doanh thu tăng 44,64% so với năm 1999, năm 2001 doanh thu tăng 25,18% so với năm 2000, năm 2002 doanh thu tiếp tục tăng trên 50% so với năm 2001. Trong những năm tới với chiến lược phát triển của mình, công ty sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh chắc chắn doanh thu của công ty sẽ tăng cao hơn nữa

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty sản xuất - dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội - Haprosimex Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên 90%) trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng khác khá nhỏ bé (dưới 10%). Từ đó có thể khẳng định được mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty là thủ công mỹ nghệ và nông sản. Đáng chú ý là giá trị xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ đều tăng qua các năm song tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ năm 2000-2002 có xu hướng giảm (năm 2000 là 52,06%, năm 2002 chỉ đạt 45,89% ), trong khi đó tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng nông sản ngày càng tăng (năm 2000 chỉ ở mức 40,44% đến năm 2002 đạt mức 60,77%). Điều này chứng tỏ mặt hàng nông sản ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty và nó cũng phản ánh được sự phát triển mạnh của ngành nông sản 1.2. Lĩnh vực Nhập khẩu Việc nhập khẩu các sản phẩm chủ yếu là để phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty. Bên cạnh đó Công ty cũng tham gia làm dịch vụ nhập khẩu uỷ thác dựa trên nhu cầu của khách hàng trong nước ở tất cả các tỉnh thành Thị trường hàng Nhập khẩu thường từ các nước Công nghiệp phát triển và mặt hàng nhập khẩu thường là những máy móc kỹ thuật cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty theo yêu cầu của người uỷ thác. Hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nước giải khát 1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa : Đây là hoạt động thứ yếu, không nằm trong kế hoạch chiến lược cho sự phát triển của công ty nên chỉ hoạt động trong một số lĩnh vực hạn hẹp Như đã trình bầy, chức năng và nhiệm vụ trọng tâm của công ty là nằm trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Song với những con người mới, năng động, chủ trương và phương hướng hoạt động mới, công ty nhận thấy rằng không thể bỏ qua thị trường trong nước. Do vậy, mà hai năm gần đây công ty đã bắt đầu có những hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa để mở rộng phạm vi hoạt động của công ty, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và cũng là để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu Công ty chủ yếu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và chế biến thực phẩm Đối với thị trường trong nước, Công ty chủ yếu kinh doanh loại hình dịch vụ như ăn uống, giải khát, khách sạn, du lịch, văn phòng cho thuê và tìm kiếm lao động cho các Công ty với doanh thu hàng năm là khoảng 5,5 tỷ đồng. Công ty mới triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng sau: -Các mặt hàng chế biến thực phẩm : như thịt hộp, xúc xích ... -Các mặt hàng đồ uống : rượu nếp Hapro, các loại nước giải khát ... Công ty đang có nhiều kế hoạch dự định mở thêm nhiều loại hình dịch vụ khác nhằm tăng mức doanh thu và lợi nhuận, Công ty đang tiến hành chủ trương Cổ phần hoá doanh nghiệp 2. Thị trường : -Khách hàng nước ngoài : đây là một số khách hàng chủ yếu trong số 53 nước và khu vực có quan hệ bạn hàng +Châu Âu : Pháp, Đức, Italia, Anh, Bỉ... Đây là một thị trường tương đối khó tính. Đối với thị trường này, khách hàng thường có xu hướng tìm hiểu kỹ mặt hàng mà mình dự định đặt hàng, để tìm ra nơi đáng tin cậy để đặt hàng và nhận chào giá từ các Công ty, từ đó đi đến quyết định đặt hàng đối với Công ty nào và họ thường có xu hướng đặt số lượng nhiều ngay từ đầu. +Châu á : Nhật, Hồng Kông, Singapo, Malaysia, Trung Đông... Đây là thị trường cực kỳ khó tính, khách hàng thường tìm hiểu kỹ về con người, cách thức tổ chức và cách làm việc, sau đó tìm ra một khách hàng đáng tin cậy để đặt hàng. Lúc đầu, họ thường đặt với số lượng ít sau đó tăng dần lên khi họ cảm thấy nhà cung cấp làm hài lòng họ, điều này đặc biệt đúng với các khách hàng người Nhật. Nắm bắt được điều này, Hapro đã chủ động đưa ra các phương hướng, đối sách phù hợp để bắt kịp với tâm lý của khách hàng. Từ đó tạo cơ sở cho việc ký hợp đồng từ nhỏ đến lớn +Châu úc : Australia: Thị trường này có vẻ dễ tính hơn so với hai thị trường trên, cách thức làm việc của họ có vẻ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vì làm việc với khách hàng nước ngoài thường có khuôn khổ pháp luật dày đặc nên Công ty cũng chủ động trong việc làm hàng có chất lượng, mẫu mã đẹp nhằm nâng cao uy tín của mình, đồng thời giữ được khách hàng buôn bán lâu dài với Công ty, tạo lòng tin với khách hàng +Châu Mỹ : Hoa Kỳ, Brazil, Argentina... Bắc Mỹ có xu hướng làm ăn chặt chẽ. Kinh doanh với thị trường này đòi hỏi phải hết sức cẩn thận để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và không bị khiếu kiện là điều rất khó. Công ty luôn có chiến lược cụ thể làm việc để làm sao đạt kết quả cao nhất và thu lợi nhuận Nam Mỹ thì dễ tính hơn nhưng họ thường thiên về giá cả rẻ mà chất lượng đảm bảo. Chính điều này đòi hỏi Công ty rất cẩn thận với loại khách hàng này để làm sao chi phí bỏ ra rẻ, nhưng cũng đảm bảo về mặt chất lượng Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nước ngoài và mở rộng thị trường kinh doanh, Công ty có 1 số trang Web riêng giới thiệu cho từng mặt hàng vì thực tế giao dịch trên thị trường quốc tế khách hàng thường chọn đối tác kinh doanh chuyên sâu vào một số mặt hàng để mua và cứ 6 tháng /lần sẽ thay đổi mẫu mã hàng trên mạng như: Mặt hàng thủ công mỹ nghệ: Mặt hàng nông sản : Bảng : Giá trị xuất khẩu trên một số thị trường chính: Đơn vị tính: USD Nước 1999 2000 2001 6/2002 Singapore 1.580.000 2.583.000 3.500.600 1.650.140 Thái Lan 780.000 565.600 558.000 650.000 Nhật Bản - 965.860 1.054.363 580.226 Hôngkông - 1.000.000 1.170.000 412.200 Malaisia 878.585 1.100.000 865.500 200.000 Trung Quốc - 856.050 510.000 504.954 Inđônêsia 958.000 194.308 450.000 528.600 Trung Đông - - 400.000 300.122 Tây Âu - 1.055.000 1.283.000 550.000 Bắc Âu 485.000 780.880 339.793 166.035 Nam Mỹ 422.262 752.000 - 320.210 Tổng cộng 5.103.847 9.852.698 10.131.256 5.862.487 Nguồn: Báo cáo kết quả 1999-2002, Phòng khu vực thị trường Nhìn chung, thị trường xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây khá ổn định, kim ngạch xuất khẩu trên từng thị trường có xu hướng tăng lên theo từng năm, đặc biệt mặt hàng xuất khẩu sang các thị trường này là thủ công mỹ nghệ và nông sản. Tuy nhiên trên thực tế giá trị xuất khẩu trên từng thị trường vẫn còn ở mức khá thấp so với tiềm năng mà công ty có thể khai thác được, chỉ có một số thị trường như Singapore, Hongkong, Malaysia là có mức kim ngạch xuất khẩu khá cao. Trong khi đó với những thị trường lớn như Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Âu, Trung Quốc là những thị trường rất lớn, có tiềm năng cao thì công ty lại chưa khai thác được. Chẳng hạn như giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc -một thị trường có sức tiêu thụ lớn (hơn một tỷ dân) lại chưa vượt quá con số 1 triệu USD/ năm, hay như thị trường các nước Bắc Âu thì kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn còn rất hạn chế trung bình chỉ đạt khoảng nửa triệu USD/năm, trong khi đó thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty vẫn tập trung vào khu vực Đông Nam á (Singapore, Malaysia..). Về mặt số lượng thị trường thì kể từ năm 1999 cho đến 2002, số lượng các thị trường mà công ty có mối quan hệ buôn bán đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là việc mở rộng sang các thị trường như Tây Âu, Nhật Bản, Hongkong, Trung Đông và đặc biệt là thị trường Trung Quốc.. Vì vậy, công ty cần phải luôn xác định được những thị trường nào là thị trường chiến luợc và xuất khẩu mặt hàng gì được coi là mặt hàng mũi nhọn. Chiến lược thị trường trong những năm tới của Công ty là : Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường kim ngạch xuất khẩu sang nhiều thị trường, giữ vững những thị trường truyền thống, đồng thời phát triển sang các thị trường lớn tiềm năng như Mỹ, Đông Âu, Châu Phi và Trung Đông. Để có được kết quả cao, điều quan trọng nhất mà công ty phải luôn ý thức được rằng để giữ uy tín và mối quan hệ lâu dài thì giá cả hợp lý và chất lượng hàng hoá phải luôn được đặt lên hàng đầu. Đảm bảo được hai yếu tố này thì công ty có thể giữ được mối quan hệ bạn hàng lâu dài cũng như có thể xâm nhập được vào một thị trường mà có đòi hỏi hết sức khắt khe như Mỹ, Nhật Bản -Khách hàng trong nước : Công ty có quan hệ bạn hàng với nhiều Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau: + Hàng thủ công Mỹ nghệ và nông sản : Công ty Mây Tre Ngọc Sơn, Công ty Gốm sứ Bát Tràng, Công ty TNHH Đại Lộc, Tổ sản xuất mây tre Huyền Thu, Công ty chè Mộc Châu, Công ty chè Thái Nguyên... +Trong lĩnh vực dịch vụ Công ty phục vụ tất cả các khách hàng trong nước. .. Trong thị trường này Công ty chủ động kinh doanh trên tất cả các tỉnh thành, đặc biệt Công ty chú trọng đến những khu vực đông dân cư và có mức thu nhập cao Nhìn chung, thị trường hoạt động của Công ty rất rộng lớn, chỉ trong vòng 10 năm Công ty đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn rất nhiều đối tác tin cậy, vừa có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng, vừa tạo điều kiện mở rộng kinh doanh của Công ty, góp phần nâng cao mức thu nhập của anh em cán bộ công nhân viên 3. Bộ máy tổ chức của công ty : Như đã trình bầy ở trên, sau nhiều lần sát nhập Công ty luôn có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về ngành hàng, đi sâu triển khai một số chức năng nhiệm vụ để phục vụ tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm: 3.1. Văn phòng Công ty: Cơ cấu bộ máy quản lý của văn phòng Công ty bao gồm: Giám đốc Công ty là người có quyền hành cao nhất, có quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty và là người phải chịu mọi trách nhiệm trực tiếp trước Nhà nước, Sở Thương Mại Hà Nội về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc, các Phó Giám đốc là những người trực tiếp truyền đạt mọi mệnh lệnh và quyết định của Giám đốc tới từng phòng ban và từng cán bộ công nhân viên, được Giám đốc giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách một mảng hoặc một bộ phận hoạt động của Công ty. Hiện nay Công ty có 4 Phó Giám đốc Các phòng ban: Văn phòng Công ty Haprosimex Sài Gòn được tổ chức thành các phòng ban sau: +Phòng tổ chức hành chính: gồm một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn. Đây là phòng cơ bản thuộc bộ máy hoạt động của bất kỳ công ty nào. Phòng tổ chức hành chính có chức năng nhiệm vụ như sau: -Có nhiệm vụ sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao lực lượng lao động của Công ty. -Nghiên cứu, xây dựng, đưa ra các đề xuất và các phương án nhằm thực hiện việc trả lương, phân phối tiền lương, nâng hệ số lương, tiền thưởng hợp cho cán bộ công nhân viên một cách hợp lý để trình Giám đốc. +Phòng Kế toán tài chính: với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng, hoàn thành tốt những nhiệm vụ được công ty giao, và cũng là phòng cơ bản trong bộ máy hoạt động của công ty. Phòng kế toán tài chính có các chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau: -Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn nhằm đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty -Tham mưu cho Giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh có hiệu quả và phân phối thu nhập -Kiểm tra số liệu thực tế, thủ tục cần thiết của toàn bộ các chứng từ và việc thanh toán tiền hàng. Phòng sẽ hướng dẫn các đơn vị mở sổ sách theo dõi tài sản, hàng hoá, chi phí... xác định lỗ lãi, phân phối lãi của từng đơn vị. +Phòng tổng hợp: được phát triển trên cơ sở Bộ phận tổng hợp. Phòng tổng hợp có các chức năng và nhiệm vụ sau: -Nghiên cứu đề xuất với GĐ Công ty xây dựng chương trình phát triển ngắn hạn, dài hạn hoặc chuyên đề đột xuất nhằm phát triển : thị trường, ngành hàng, mặt hàng, thương hiệu, ...của Công ty -Nghiên cứu để tham mưu vận dụng các chế độ chính sách của nhà nước vào hoạt động kinh doanh của Công ty -Tổng hợp, đôn đốc, kiểm tra các chỉ thị, quyết định, chủ trương của GĐ xuống cấp dưới -Nghiên cứu, kiểm tra, đề xuất với GĐ nâng cao chất lượng toàn diện -Đôn đốc, quản lý thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, tiêu chuẩn chất lượng ...đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh, giữ uy tín nhãn hiệu trên thị trường -Giúp GĐ giải quyết các tranh chấp giữa các phòng ban, đơn vị, giữa đơn vị với khách hàng -Lưu trữ 1 số tài liệu phục vụ sản xuất kinh doanh *Các phòng kinh doanh: +Phòng Xuất nhập khẩu 1: có chức năng -Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức kinh doanh Xuất nhập khẩu, dịch vụ Xuất nhập khẩu, dịch vụ giao nhận khu vực phía Bắc. Từng bước mở rộng thị trường, trước mắt là khu vực Hà Nội và vùng phụ cận tiến tới toàn khu vực miền Bắc. Tăng cường tiếp thị, phát triển khách hàng và vùng cơ sở củng cố chữ tín và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ -Xây dựng mô hình tổ chức tinh gọn, có biện pháp điều hành quản lý khách hàng, hợp lý bảo đảm thực hiện nghĩa vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ có hiệu quả cao -Xây dựng nguồn hàng, tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu các mặt hàng thêu ren, may mặc, đồ nhựa, hàng công nghiệp nhẹ, nông sản, dược liệu -Làm đại diện nắm thông tin, mẫu mã để phục vụ việc chào bán của các phòng xuất nhập khẩu chuyên mặt hàng khu vực phía Nam -Nhận làm dịch vụ Xuất nhập khẩu uỷ thác trọn gói hoặc từng phần -Nhận làm dịch vụ đăng ký tờ khai, làm các thủ tục cho các lô hàng thông quan qua cảng, tổ chức vận chuyển, giao nhận theo sự uỷ nhiệm của khách hàng -Nhận vận chuyển, bảo quản, giao tới địa điểm chỉ định của khách hàng trong phạm vi khu vực phía Bắc đối với các hàng hoá, vật tư, nguyên liệu, tư trang, vật dụng +Phòng xuất nhập khẩu 2: -Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức kinh doanh Xuất nhập khẩu, dịch vụ Xuất nhập khẩu - Xây dựng nguồn hàng, tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu mặt hàng nông sản - Nhận làm dịch vụ Xuất nhập khẩu uỷ thác trọn gói hoặc từng phần +Phòng xuất nhập khẩu 3: được thành lập trên cơ sở phát triển từ Tổ thêu may, tổ chức kinh doanh theo các hướng sau: -Xuất khẩu hàng thêu ren, may mặc, đan móc... -Xuất khẩu các hàng tạp phẩm ( trừ mây tre, gốm sứ, thảm, sơn mài, sắt, gỗ) -Tự khai thác thị trường để xuất nhập khẩu tổng hợp -Có thể tham gia xuất khẩu các mặt hàng nông sản, dược liệu khi vào vụ +Phòng nhập khẩu : với chức năng chủ yếu là tìm nguồn hàng nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị, ngoài ra phòng nhập khẩu có thể tham gia hoạt động xuất khẩu +Phòng nông sản : chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng nông sản, xây dựng nguồn hàng ổn định và tìm kiếm khách hàng. Do mặt hàng nông sản thường xuyên có biến động về giá và mức độ biến động cao, hơn nữa số lượng, chất lượng hàng hoá lại phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên, hàng hoá khó bảo quản mau hỏng nên quá trình chào bán cũng như thực hiện hợp đồng đòi hỏi phòng nông sản phải tính toán kỹ lưỡng, dự đoán nhanh nhạy, tránh tối đa rủi ro tổn thất +Phòng thủ công mỹ nghệ: được giao nhiệm vụ tổ chức và xây dựng nguồn hàng thủ công mỹ nghệ, tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu, xây dựng hệ thống đại lý kinh doanh *Các phòng hỗ trợ kinh doanh : +Phòng Khu vực thị trường: đây là phòng có vai trò và nhiệm vụ hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty, có chức năng: -Nghiên cứu, khảo sát, tiếp cận thị trường, duy trì và tìm ra nguồn hàng mới, tìm kiếm khách hàng, thực hiện quy trình xử lý thông tin, chào bán hàng xuất khẩu khu vực phía Bắc -Lên khách hàng, triển khai, theo dõi quá trình thực hiện Hợp đồng Xuất khẩu, tổ chức giao hàng, lập chứng từ thanh toán, giải quyết tranh chấp -Thực hiện xúc tiến thương mại, công tác lễ tân và xã giao đối ngoại -Quảng cáo, tiếp thị, hội chợ, quản lý phòng mẫu -Phối hợp chặt chẽ với phòng đối ngoại để đảm bảo giao dịch, chào bán theo khu vực không chồng chéo, thực hiện tốt chính sách khách hàng của Công ty +Phòng quảng cáo: -Chủ động xây dựng chiến lược, trực tiếp tổ chức thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, thúc đẩy thị trường sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài -Nghiên cứu thiết kế, cái tiến, tạo mẫu mã hàng hoá, bao bì, kiểu dáng, nhãn hiệu đáp ứng nhu cầu thị trường -Tổ chức quảng bá, trưng bầy, giới thiệu sản phẩm tại các phòng triển lãm, tổ chức hộc chợ trong nước -Đặc trách khâu in ấn phẩm quảng cáo, catalogue *Các trung tâm kinh doanh: +Trung tâm kinh doanh hàng tiêu dùng: có chức năng -Xây dựng, khai thác nguồn hàng để tổ chức kinh doanh bán buôn, bán lẻ hàng tiêu dùng và hàng công nghệ thực phẩm -Nhận nhập uỷ thác hoặc làm đại lý phân phối tiêu thụ cho các hãng sản xuất trong và ngoài nước -Nghiên cứu đề xuất để mở rộng mặt hàng mới bằng cách nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng để cung cấp cho thị trường -Tổ chức hệ thống đại lý bán hàng trong thành phố và các tỉnh, thành phố khác trên phạm vi cả nước -Trung tâm là đơn vị hạch toán báo sổ, lấy thu bù chi, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả +Trung tâm xuất nhập khẩu máy và thiết bị : có chức năng nhiệm vụ: -Chủ động xây dựng thị trường, tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước, tiến hành thương thảo các điều kiện kinh doanh trên cơ sở an toàn và đúng pháp luật -Lập phương án kinh doanh theo từng thương vụ và trình Giám đốc hoặc cán bộ được uỷ quyền duyệt -Xây dựng Hợp đồng KT trên cơ sở phương án kinh doanh trình Giám đốc hoặc cán bộ được uỷ quyền duyệt -Tổ chức thực hiện Hợp đồng đã ký kết -Thực hiện thanh lý Hợp đồng và đánh giá kết quả kinh doanh cho từng thương vụ cụ thể -Xây dựng và quản lý phòng trưng bầy, quảng cáo giới thiệu, quy trình công nghệ, dịch vụ và chức năng tư vấn của thị trường -Tổ chức sắp xếp và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ kinh doanh +Trung tâm thương mại -dịch vụ - du lịch Bốn mùa: -Tổ chức sản xuất, chế biến xây dựng mạng lưới để kinh doanh mặt hàng kem Bốn mùa truyền thống và các mặt hàng ăn uống, nước giải khát khác cho khách du lịch Hồ Gươm -Tổ chức kinh doanh các mặt hàng công nghệ phẩm, thực phẩm công nghệ hàng tiêu dùng phục vụ đời sống -Tổ chức kinh doanh văn phòng, phòng nghỉ, du lịch, các dịch vụ khác -Thực hiện các dịch vụ nội bộ theo yêu cầu của Công ty 3.2. Các đơn vị trực thuộc Công ty: *Công ty Haprosimex Sài Gòn có 1 chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh 77/79 Phó Đức Chính, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh : nhà 7 tầng với 1.000 m2 *Các xí nghiệp trực thuộc Công ty: +Xí nghiệp Gốm Chu Đậu +Xí nghiệp sinh thái -Tổ chức quy hoạch xây dựng khu sinh thái trên diện tích mặt bằng hiện có để thu hút khách vãng lai, khách nghỉ cuối tuần, khách du lịch trong và nước ngoài với các dịch vụ : trồng và kinh doanh hoa cây cảnh, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ, kinh doanh ẩm thực, quà tặng, thể thao vui chơi giải trí -Có kế hoạch đầu tư đơn giản độc đáo mang tính dân tộc truyền thống tạo môi trường hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch và khách nghỉ bằng cảnh quan thiên nhiên sạch đẹp, không khí trong lành, hoa lá tốt tươi, món ăn dân dã phù hợp với thị hiếu của khách -Tổ chức khu điều dưỡng sức khoẻ và chữa bệnh bằng thảo dược có chất lượng cao, đúng pháp luật -Xây dựng kế hoạch và triển khai các mảng hoạt động của khu sinh thái từng bước vững chắc và tiến tới phát triển thành điểm du lịch sinh thái với các dịch vụ hoàn hảo -Xí nghiệp là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng và có tài khoản tại Ngân hàng, xí nghiệp hoạt động trên nguyên tắc lấy thu bù chi, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả +Xí nghiệp sản xuất hàng sắt mỹ nghệ : -Tổ chức sản xuất các mặt hàng sắt, tre mỹ nghệ ... để tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu theo yêu cầu của Công ty -Thực hiện kho hàng - tiếp nhận hàng hoá, tổ chức kiểm hoá, tái chế, đóng container phục vụ yêu cầu Xuất khẩu theo khách hàng của Công ty -Sản xuất hàng mẫu theo yêu cầu trưng bầy và chào bán -Xí nghiệp là một đơn vị hạch toán báo sổ, lấy thu bù chi, đảm bảo chi phí và giá thành hợp lý nhất phục vụ nghiên cứu Kinh doanh của Công ty +Xí nghiệp liên hiệp chế biến thực phẩm Hà Nội: -Tổ chức quy hoạch vùng nguyên liệu để sản xuất chế biến các mặt hàng thực phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, các loại ngũ cốc ,rau quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị dây chuyền hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm -Xây dựng nhãn hiệu độc quyền "Hapro" cho các sản phẩm chế biến thực phẩm Hà Nội của xí nghiệp -Xây dựng kế hoạch sản xuất -kinh doanh, tổ chức bố trí nhân sự phù hợp với nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả cao nhất -Tổ chức hệ thống bán hàng -Nghiên cứu nhu cầu thị trường -Hạch toán phụ thuộc +Xí nghiệp toàn thắng : -Tổ chức kinh doanh các dịch vụ giống cây trồng và vật nuôi, vật tư phân bón, thức ăn gia súc theo nhu cầu của thị trường -Nghiên cứu đề xuất xây dựng mở rộng quy hoạch vùng nguyên liệu theo yêu cầu của xí nghiệp Liên hiệp thực phẩm -Xí nghiệp là đơn vị hạch toán phụ thuộc có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng và chủ động huy động vốn cho hoạt động kinh doanh đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi 4. Cơ cấu lao động: Trong những năm qua, công ty luôn có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức sau các cuộc sát nhập, lực lượng cán bộ công nhân viên của công ty cũng có sự biến động để phù hợp với tình hình hoạt động thực tiễn Bảng : Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty qua từng năm (1999-2002) Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Số lao động (người ) 296 332 500 750 Tốc độ tăng(%) 64,44 12,16 50,60 50 Qua số liệu bảng trên, có thể thấy được rằng số lượng cán bộ công nhân viên qua các năm đều tăng, chứng tỏ nguồn nhân lực của Công ty được bổ sung thường xuyên, dồi dào, nhưng không đều qua các năm trong đó năm 1999 có tốc độ tăng cao nhất (64,44 %) so với năm 1998. Sự tăng lên về số lượng nhân viên qua các năm là kết quả của công tác thực hiện chủ trương của Ban Giám đốc Công ty đã tiến hành triển khai đầu tư sản xuất, mở rộng các ngành nghề kinh doanh như Xí nghiệp Gốm Chu Đậu, Xí nghiệp Liên hiệp thực phẩm, các hoạt động dịch vụ... Chính vì vậy đã thu hút được nhiều cán bộ và người lao động và tổ chức sắp xếp lao động hợp lý hơn. Không những lực lượng lao động của công ty tăng lên về số lượng mà về chất cũng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty ngày càng được trẻ hoá bên cạnh đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm công tác lâu năm có trình độ cao đặc biệt là kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh hàng xuất khẩu nên công ty đã đạt được những kết quả tốt trong quá trình kinh doanh. Công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng, phát triển do vậy mà quy mô lao động sẽ còn thay đổi nhiều qua từng năm Nhờ hoạt động kinh doanh của công ty đạt kết quả tốt, đời sống cán bộ công nhân viên cũng ngày càng được ổn định hơn với mức thu nhập khá. Bảng: Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên từ 1999-2002 Đơn vị tính: đồng /người/tháng Năm Đơn vị tính Thu nhập bình quân % thực tế so với kế hoạch Tốc độ tăng (%) Kế hoạch Thực tế 1999 đồng/người/tháng 1.400.000 1.500.000 107,14 15,38 2000 đồng/người/tháng 1.550.000 1.550.000 100 3,33 2001 đồng/người/tháng 1.550.000 1.600.000 103,22 3,22 2002 đồng/người/tháng 1.650.000 1.650.000 100 3,13 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Bảng trên cho thấy mức lương của cán bộ công nhân viên từ 1999-2002 đều tăng, tuy việc tăng lên là không đồng đều qua các năm. Mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên của Công ty đạt ở mức khá cao so với mặt bằng thu nhập chung của lao động xã hội . 100% cán bộ công nhân viên đều có đủ việc làm và với thu nhập ổn định. Điều này chứng tỏ Công ty không những mở rộng được thị trường trong và ngoài nước, tăng được doanh thu, tăng được giá trị XNK qua từng năm mà còn đem lại cho Công ty một mức lợi nhuận lớn hơn, từ đó đem lại cho cán bộ công nhân viên trong Công ty một mức thu nhập cao hơn, nhờ đó đời sống cán bộ công nhân viên đã được cải thiện, kích thích mọi người làm việc hăng say, năng động hơn và trung thành gắn bó với Công ty lâu dài. Công ty luôn quan tâm chăm lo đến quyền lợi của cán bộ công nhân viên, họ được phát huy quyền dân chủ thông qua tổ chức công đoàn và dân chủ trực tiếp của người lao động, phát huy sáng tạo của tập thể và cá nhân để nâng cao hiệu quả lao động, qua đó giúp bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng ... Người lao động trong Công ty được tham gia đóng góp ý kiến một cách dân chủ thông qua các Đại hội công nhân viên chức, các hội nghị chuyên môn, các cuộc tổ chức thảo luận..., có quyền giám sát, kiểm tra về tất cả những nội dung công khai của Công ty như thực hiện nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện các nội dung quy chế của Công ty, thực hiện nghị quyết Đại hội công nhân viên chức... Qua đây ta có thể thấy được rằng, cán bộ công nhân viên của Công ty có đầy đủ quyền lợi, đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ được quan tâm chu đáo nhờ đó giúp họ yên tâm công tác và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao 5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: Bảng: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua các năm Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Tổng tài sản +TSLĐ +TSCĐ 13.420 9.518 3.902 11.843 5.932 5.911 11.843 5.932 5.911 27.928 19.201 8.727 35.339 19.366 15.973 48.577 28.719 19.858 Vốn kinh doanh +Ngân sách cấp +Tự bổ sung 4.650 4.638 12 4.650 4.638 12 4.650 4.638 12 4.850 4.838 12 5.124 5.072 52 5.824 5.772 52 Vốn XDCB 111 9,34 9,34 9,34 9,34 9,34 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Qua b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25159.doc
Tài liệu liên quan