Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH EB Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

Nội dung Trang

MỤC LỤC 1

Lời mở đầu 3

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 4

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 5

1.1.1 Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp 5

1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển 5

1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 5

1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh 5

1.2.2 Các loại hàng hóa chủ yếu 6

1.3 Quy trình nhập hàng và bán hàng tại siêu thị 7

1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 8

1.4.1 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 8

PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 12

2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm 13

2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây 13

2.1.2 Chính sách sản phẩm thị trường 13

2.1.3 Chính sách giá 14

2.1.4 Chính sách phân phối 15

2.1.5 Chính sách xúc tiến bán 15

2.1.6 Công tác thu thập thông tin marketing của doanh nghiệp 16

2.1.7 Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp 16

2.1.8 Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh nghiệp. 17

2.2 Phân tích công tác lao động tiền lương 17

2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 17

2.2.2 Tình hình sử dụng thời gian lao động. 18

2.2.3 Năng suất lao động. 19

2.2.4 Tuyển dụng và đào tạo lao động 19

2.2.5 Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương 20

2.2.6 Trả lương cho các bộ phận và cá nhân 21

2.2.7 Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp 21

2.3 Phân tích công tác quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp 22

2.3.1 Cơ cấu và tình hình hao mòn tài sản cố định 22

2.3.2 Tình hình sử dụng tài sản cố định 24

2.3.3 Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định. 24

2.4 Phân tích chi phí 24

2.4.1 Các loại chi phí của doanh nghiệp 24

2.4.2 Hệ thống sổ sách kế toán 25

2.4.3 Phương pháp tập hợp chi phí 26

2.5 Phân tích tình hình tài chính 27

2.5.1 Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh 27

2.5.2 Phân tích bảng cân đối kế toán: 28

2.5.3 Phân tích một số tỷ số tài chính: 31

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 33

3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp 34

3.1.1 Các ưu điểm 34

3.1.2 Hạn chế 34

3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp 35

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2435 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH EB Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đô thị lớn - nơi có sức mua lớn nhất, nhịp sống dần dần được thay đổi trong các gia đình trẻ bởi thói quen cuối tuần đi siêu thị mua đồ dùng cho cả gia đình trong một tuần. Thêm nữa, sự chênh lệch về phương thức kinh doanh, sự đa dạng hàng hóa, giá cả, nhãn hiệu, an toàn thực phẩm... đã nghiêng cán cân lợi thế về phía hệ thống phân phối hiện đại. Với sự phát triển nhãn tiền thì hệ thống phân phối hiện đại tất nhiên sẽ làm suy yếu kênh phân phối truyền thống. BigC là đại diện cho hệ thống kênh phân phối hiện đại với các quy trình và kỹ năng quản trị hiện đại giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận hàng hóa một cách nhanh nhất. BigC sử dụng kênh phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. Khách hàng đến thẳng siêu thị để chọn lựa các mặt hàng mà mình muốn mua hoặc gọi điện đặt hàng và được giao hàng miễn phí (khoảng cách của nơi giao hàng đến siêu thị phải nhỏ hơn 13km và đơn hàng lớn hơn 300 ngàn đồng) Công ty Khách hàng cá nhân, tổ chức Chính sách xúc tiến bán Cũng giống như nhiều DN thương mại khác, BigC đưa hình ảnh của mình đến với người tiêu dùng thông qua quảng cáo. Về mặt hình thức BigC sử dụng đa dạng các phương thức quảng cáo như: qua báo, đài, tạp chí, tờ rơi, trên xe buýt, qua web… nhằm hướng tới mọi đối tượng khách hàng khác nhau, quảng cáo ở mọi nơi, mọi lúc. Tuy nhiên hình thức quảng cáo qua đài tiếng nói, tờ rơi và qua mạng Internet vẫn được BigC chú trọng hơn cả. Hiện nay BigC đã có trang web riêng www.bigC.com.vn trong đó giới thiệu các địa điểm của Siêu thị, thông tin về các hoạt động bán hàng, các chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng quà, thông tin về sản phẩm mới… Từ đó thông tin đến với khách hàng một cách dễ dàng, kịp thời, đầy đủ hơn và người tiêu dùng cũng tiện theo dõi, nắm bắt các thông tin cần thiết quyết định hoạt động mua sắm của mình. Bên cạnh hình thức quảng cáo BigC còn treo các biểu quảng cáo bên ngoài Siêu thị nhằm gây sự chú ý của những người qua đường, in logo, tên, địa chỉ của Siêu thị lên hóa đơn, túi, nilon bao gói hàng cho khách hàng đem về nhà.Nếu bạn là người thường xuyên mua sắm và quan tâm đến các chương trình khuyến mại, bạn có thể đăng ký để nhận được bản tin khuyến mại qua e-mail ,thông tin trang web của siêu thị. Hình thức quảng cáo mà BigC chú trọng nhất có lẽ là hình thức quảng cáo qua tờ rơi. Nó cung cấp cho khách hàng thông tin đầy đủ về các sản phẩm đang được khuyến mãi tại BigC. Nhờ đó thu hút lượng lớn khách hàng đến với siêu thị để mua sắm. Nhưng mặt khác, hình thức quảng cáo này cũng tốn rất nhiều chi phí cho hoạt động kinh doanh của siêu thị. Công tác thu thập thông tin marketing của doanh nghiệp Thông tin về khách hàng là thông tin trọng yếu đối với siêu thị BigC vì mục đích của maketing là đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên những thông tin này mới chỉ được thu thập một cách sơ sài, chung chung nên hiệu quả đối với việc ra quyết định Maketing là chưa cao. Cần phải có những cuộc nghiên cứu quy mô hơn, sâu hơn về khách hàng mục tiêu, không những thông tin về thói quen, sở thích, động cơ mua sắm, mà còn về phản ứng của khách hàng đối với DVKH. Làm được việc này sẽ góp phần hoàn thiện chiến lược maketing. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thông tin có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hệ thống thông tin là sợi chỉ liên kết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của thông tin, siêu thị BigC bước đầu đã có những chính sách cho hệ thống thông tin của doanh nghiệp. Song việc thu thập thông tin của. BigC chưa thực sự thu được hiệu quả cao do hoạt động Marketing chưa làm tốt nhiệm vụ , chiến lược Marketing vẫn chưa thực sự hướng tới khách hàng mục tiêu của siêu thị. Hệ thống tin tức từ khách hàng chưa được siêu thị quan tâm thực sự đúng nghĩa của nó. Mặc dù đã có những hòm thư kiến nghị nhưng chưa được siêu thị chú ý , như vậy vấn đề thông tin cho cung ứng dịch vụ khách hàng cũng là một khó khăn cho siêu thị BigC. Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh với BigC Vĩnh Phúc hiện nay chủ yếu vẫn là các cửa hàng kinh doanh nhỏ và các siêu thị mini - một hình thức đang rất phát triển hiện nay tại Việt Nam. Các đối thủ này hiện nay chưa xứng tầm và cũng không phải là sự cạnh tranh trực tiếp với siêu thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trong tương lại sự phát triển của Vĩnh Phúc sẽ tạo ra các đối thủ mới với siêu thị. Do vậy, cần có biện pháp tạo ra lượng khách hàng trung thành càng sớm càng tốt. Thị trường bán lẻ mở cửa, sự phát triển của hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tạo sức ép cạnh tranh lớn cho siêu thị BigC. Dù đã tạo dựng cho mình một chỗ đứng trên thị trường bán lẻ nhưng nếu không có biện pháp cạnh tranh hiệu quả vị thế đó sẽ bị đe dọa. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh nghiệp. Doanh thu của siêu thị liên tục tăng trưởng qua các năm chứng tỏ sức mua của khách hàng ngày càng tang và niềm tin của người tiêu dùng vào hệ thống bán lẻ của BigC là rất lớn. Nhưng với công tác marketing của BigC hiện nay có thể thấy đây là một thiếu sót của BigC khi mà công tác thu thập thông tin không hề được coi trọng. Điều này được phản ánh qua thực trạng là có rất nhiều sản phẩm của BigC trưng bày đến khi gần hết hạn hoặc hết hạn mà vẫn chưa tiêu thụ được lượng hàng cần thiết. Việc kiểm soát sản phẩm hỏng và hết hạn là bài toán nan giải khi mà đã có nhiều thông tin phản ứng từ phía khách hàng đối với các sản phẩm này vẫn được bày bán trong siêu thị. Phân tích công tác lao động tiền lương Cơ cấu lao động của doanh nghiệp Trong các năm vừa qua, số lượng nhân viên trong công ty ngày một tăng lên đáng kể thông qua các số liệu sau Bảng2.3 Cơ cấu người lao động theo trình độ ĐVT: Người Tổng số Trên ĐH,ĐH CĐ, THCN CNKT, LĐPT 2008 578 48 80 450 2009 635 67 97 471 Tỷ lệ % 9,86 39,58 21,25 4,67 Nguồn: Phòng nhân sự Căn cứ vào bảng trên nhận thấy số lượng lao động phổ thông chiếm một tỷ trọng đáng kể và được tăng lên liên tục cùng với lượng tăng của tổng số lượng lao động. Bảng 2.4 Cơ cấu người lao động theo giới tính ĐVT: Người Nam Nữ Tổng 2008 257 321 578 2009 290 345 635 Nguồn: Phòng nhân sự Bảng 2.5 Cơ cấu lao động theo độ tuổi ĐVT: Người Tuổi 18-25 25-35 >35 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 2008 298 51,56 185 32,01 95 16,44 2009 314 49,45 204 32,13 117 18,43 Nguồn: Phòng nhân sự Nhận thấy số lượng lao động có độ tuổi >35 có xu hướng tăng mạnh nhưng lao động từ 18 - 25 tuổi có khuynh hướng giảm. Tỷ trọng lớn nhất thuộc về số lao động có độ tuổi từ 18 – 25 tuổi. Tình hình sử dụng thời gian lao động. Đối với các nhân viên hành chính văn phòng: Thời gian làm việc: Mỗi tuần làm việc 6 ngày. Mỗi ngày làm việc 8h. Sáng từ 8h – 11h30, nghỉ trưa từ 11h30 đến 13h, chiều từ 13h – 17h30. Thời giờ được tính vào giờ làm việc: Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất của công việc. Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người. Nghỉ hàng năm: 12 ngày phép/năm. Nghỉ lễ, tết: Được nghỉ 9 ngày theo quy định của bộ luật lao động (Tết dương lịch: 01 ngày, Tết âm lịch: 04 ngày, 30/4: 01 ngày, quốc tế lao động: 01 ngày, ngày quốc khánh: 01 ngày, giỗ tổ Hùng Vương: 01 ngày). Với mục đích thu hút và giữ chân nhân viên có năng lực và trình độ thì siêu thị đã thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách xã hội đối với các cán bộ nhân viên. Đối với nhân viên an ninh làm việc theo ca. Mỗi nhân viên làm việc 1 ca = 8h/ngày (bao gồm cả chủ nhật và ngày lễ) Đối với nhân viên thu ngân Làm theo giờ hành Chính (6 tiếng/ngày từ 8-11h và 14-17h) Theo ca 3h/ca : Sáng: 8-11h ; Chiều:14-17h ; Tối: 18-21h nghỉ 4 ngày/tháng Năng suất lao động. Bảng 2.6 Năng suất lao động năm 2008 và 2009 của siêu thị BigC ĐVT: Nghìn đồng Doanh thu Số CBNV Năng suất 2008 365.768.960 578 632.818 2009 454.986.450 635 716.514 Giá trị 89.217.490 57 83.695 Tỷ trọng (%) 24,39 9,86 13,23 Nguồn: Phòng kế toán Nhận thấy năng suất lao động của năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008 cụ thể là giảm 7.8%. Do vậy, siêu thị cần phải xem xét chính sách nguồn nhân lực và có lẽ cần cắt giảm nhân sự. Tuyển dụng và đào tạo lao động Công tác tuyển dụng: Khi có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho công ty thì các thông tin tuyển dụng được công ty đăng tải trên website của công ty ,các trang web tìm việc trên mạng, các trung tâm giới thiệu việc làm. Quy trình tuyển chọn của công ty có 2 vòng, các ứng viên phải vượt qua vòng tuyển chọn hiện tại mới được vào vòng tiếp theo. Vòng 1: lựa chọn hồ sơ. Vòng này nhằm xem xét các ứng viên có phù hợp với các vị trí cần tuyển dụng không. Các ứng viên có hồ sơ được chọn sẽ được thông báo thời gian đến để phỏng vấn. Lưu ý: Hồ sơ dự tuyển bắt buộc có đầy đủ ít nhất các giấy tờ sau: Đơn xin việc viết tay. Sơ yếu lý lịch có dấu xác nhận của chính quyền địa phương. Bản sao Chứng minh thư, Hộ khẩu. Bản sao các văn bằng chứng chỉ tốt nghiệp có công chứng. Giấy khám sức khoẻ. 2 ảnh 3x4. Vòng 2: Phỏng vấn Đây là lần gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa ứng viên và công ty. Thông qua buổi phỏng vấn này, công ty có thêm các thông tin để đánh giá xem ứng viên có thực sự phù hợp với yêu cầu của công việc hay cần tuyển hay không.  Một số vấn đề chính công ty thường xem xét đến như: Khả năng giao tiếp, khả năng làm việc (độc lập hay theo nhóm), khả năng tổ chức công việc và lập kế hoạch, khả năng tư duy và giải quyết vấn đề, kiểm tra lại một số thông tin trong hồ sơ: Quá trình học tập, kinh nghiệm, kỹ năng... Ứng viên được chọn sẽ được thông báo sau buổi phỏng vấn. Công tác đào tạo: Với nhân viên mới vào làm, công ty áp dụng hình thức đào tạo vừa làm vừa học, người có trình độ, người làm việc lâu năm hơn giúp người mới vào làm việc ngay tại nơi làm việc. Hiện nay, siêu thị đã có được đội ngũ nhân viên có trình độ và có kinh nghiệm làm việc, tinh thần trách nhiệm cao. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương Quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương tính theo công thức:\ Vkh=[ Lđb xTLmindn x (Hcb + Hpc) +Vvc ] x 12 tháng Trong đó: Vkh: Quỹ tiền lương năm kế hoạch của doanh nghiệp; Lđb: Lao động định biên; (Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ hoặc sản phẩm, dịch vụ qui đổi.) TLmindn: mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định; Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân; (Căn cứ và tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ và định mức lao động để xác định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (Hcb) của tất cả số lao động định mức để xây dựng đơn giá tiền lương) Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương (các khoản phụ cấp được tính vào đơn giá tiền lương, gồm: Phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, Phụ cấp trách nhiệm, Phụ cấp làm đêm, Phụ cấp thu hút, Phụ cấp lưu động, phụ cấp chức vụ lãnh đạo và chế độ thưởng an toàn ngành điện.) Vvc: Quĩ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong mức lao động tổng hợp. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu: Vđg= Trong đó: Vđg: Đơn giá tiền lương (Đơn vị tính đồng hoặc nghìn đồng) Vkh: Tổng quỹ lương tiền lương năm kế hoạch. Tkh: Tổng doanh thu kế hoạch. Trả lương cho các bộ phận và cá nhân Việc trả lương, trả thưởng cho từng cá nhân, từng bộ phận, nhằm khuyến khích người lao động làm việc, hoàn thành tốt công việc theo chức danh và đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Siêu thị.Đảm bảo đời sống cho nhân viên Siêu thị yên tâm công tác, đáp ứng được mức sống cơ bản của nhân viên Siêu thị. Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật lao động về lương thưởng và các chế độ cho người lao động siêu thị BigC áp dụng hình thức trả lương theo hợp đồng. Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp Hiệu quả đạt được: Hiện nay, công ty đang đi vào hoạt động và phát triển ổn định nhờ sự lãnh đạo của ban giám đốc và sự làm việc nhiệt tình hiệu quả của các cán bộ công nhân viên. Do đó để thu hút và giữ chân nhân viên công ty đã có chính sách lương hợp lý. Trong công tác quản lý và xây dựng quỹ lương, công ty đã thực hiện đúng chế độ, chính sách tiền lương của nhà nước, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động. Tốc độ tăng tiền lương phù hợp với tốc độ phát triển kinh doanh, kích thích được tăng năng suất lao động, nhờ đó mà thu nhập của nhân viên ngày càng tăng. Có được kết quả đó là do công ty đã có công tác chuẩn bị tốt: sắp xếp lao động hợp lý, cấp bậc công việc phù hợp với cấp bậc nhân viên. Công tác trả lương cho cán bộ nhân viên trong công ty luôn được tiến hành kịp thời, đúng hạn quy định đảm bảo tiền lương của người lao động có tính ổn định, thường xuyên đem lại sự yên tâm cho các nhân viên và tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên làm việc giúp cho họ phát huy được sức sáng tạo trong công việc. Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng phổ biến trong các công ty và doanh nghiệp do tính đơn giản, dễ hiểu giúp cho cán bộ công nhân viên có thể dễ dàng nhẩm tính được tiền lương của mình Tiền lương cũng được tính dựa vào số ngày công làm việc thực tế của cán bộ công nhân viên, nên nó có tác dụng khuyến khích cán bộ công nhân viên đi làm chăm chỉ, đầy đủ nhằm nâng cao thu nhập. Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm trên công ty còn tồn tại không ít các vấn đề về tiền lương như sau: Các hình thức thưởng áp dụng tại Công ty còn rất nghèo nàn, không sáng tạo trong từng trường hợp cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xứng đáng được thưởng để động viên đúng lúc, kịp thời. Nếu làm được việc đó một mặt tạo được tâm lý rất tích cực cho chính cá nhân được thưởng, mặc khác làm gương cho các cá nhân noi theo phấn đấu, tạo không khí tích cực cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty. Công tác đánh giá chất lượng làm việc của công nhân viên còn chưa chặt chẽ, chỉ căn cứ vào bảng chấm công, trong khi đó thời gian làm việc 8 tiếng một ngày cũng chỉ mang tính quy định chung còn thực tế thực hiện còn nhiều bất cập. Phân tích công tác quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp Cơ cấu và tình hình hao mòn tài sản cố định Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm  hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm) Trên thực tế, khái niệm TSCĐ bao gồm những tài sản đang sử dụng, chưa được sử dụng hoặc không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh do chúng đang trong quá trình hoàn thành (máy móc thiết bị đã mua nhưng chưa hoặc đang lắp đặt, nhà xưởng đang xây dựng chưa hoàn thành...) hoặc do chúng chưa hết giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng. Những tài sản thuê tài chính mà doanh nghiệp sẽ sở hữu cũng thuộc về TSCĐ. Đặc điểm của TSCĐ:  tuổi thọ có thời gian sử dụng trên 1 năm, tức là TSCĐ sẽ tham gia vào nhiều niên độ kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dần vào gíá trị sản phẩm làm ra thông qua khoản chi phí khấu hao. Điều này làm giá trị của TSCĐ giảm dần hàng năm. Tuy nhiên, không phải mọi tài sản có thời gian sử dụng trên  một năm đều được gọi là TSCĐ, thực tế có những  tài sản có tuổi thọ trên một năm nhưng vì giá trị nhỏ nên chúng không được coi là TSCĐ mà được xếp vào tài sản lưu động. Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, một tài sản được gọi là TSCĐ khi có đặc điểm như đã nêu đồng thời phải có giá trị trên 10 triệu đồng. TSCĐ trong công ty là các loại sau: Máy móc, thiết bị. Phương tiện vận tải, truyền dẫn. Thiết bị công cụ quản lý. Phương pháp kế toán TSCĐ: Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ, thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao TSCĐ: theo chuẩn mực kế toán và quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của bộ tài chính. TSCĐ được xác định theo nguyên giá trừ đi (-) giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Những chi phí mua sắm, cải tiến và tân trang được tính vào giá trị tài sản cố định. Riêng chi phí bảo hành sửa chữa được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ khoản lỗ lãi nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Cơ cấu: TSCĐ gồm nguyên giá và giá trị hao mòn (Khấu hao TSCĐ). Bảng 2.7 Cơ cấu hao mòn tài sản cố định ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm Tăng/giảm 2009 so với 2008 2008 2009 TSCĐ 24.308.046 20.495.007 -3.813.039 15.69 % Nguyên giá 50.243.382 47.349.275 -2.894.106 -5.76 % Giá trị hao mòn lũy kế -25.935.335 -26.854.267 -918.932 3.54 % Nguồn: Bộ phận kế toán – kiểm toán Phương pháp tính khấu hao: khấu hao đều là một phương pháp mà trong đó mức khấu hao hàng năm bằng nhau. MKH= (1/n)*(Nguyên giá – Giá trị còn lại). Trong đó n là đời sống kinh tế hữu ích của tài sản. Ưu điểm: Mức khấu hao đều hàng năm tạo ra một sự cân bằng tương đối về lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và xã hội; doanh nghiệp thu hồi được vốn trong khi đó chính phủ vẫn có thuế để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội. Mức khấu hao đều hàng năm làm cho chi phí hoạt động được ổn định qua các năm, thuận tiện cho việc hạch toán chi phí và lợi nhuận. Nhược điểm: Khấu hao đều làm cho quá trình thu hồi vốn bị chậm lại không khuyến khích đầu tư. Khấu hao đều còn gặp phải khó khăn vì phải xác định đời sống và giá trị còn lại của tài sản. Không cho phép thu hồi toàn bộ nguyên giá cũng là một điểm hạn chế dẫn đến việc các nhà đầu tư không măn mà trong đầu tư mới. Tình hình sử dụng tài sản cố định Thời gian sử dụng tài sản cố định theo quy định: Máy móc, thiết bị: 5 – 10 năm. Phương tiện vận tải: 6- 10 năm. Thiết bị, dụng cụ quản lý: 3 – 10 năm. Thời gian sử dụng thực tế: doanh nghiệp sử dụng và khấu hao TSCĐ theo chuẩn mực kế toán và quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính. Hiện nay, các TSCĐ của công ty vẫn còn trong thời gian sử dụng hữu ích. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định. Sản phẩm, nguyên vật liệu : công ty định kỳ tiến hành kiểm kê xác định tỷ lệ hao hụt, đánh giá phẩm chất, đề xuất dự phòng giảm giá hàng tồn kho (nếu có), luôn đảm bảo nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh của công ty. Tài sản cố định: làm nhãn mác gắn trực tiếp các máy móc thiết bị, giao cho các đơn vị sử dụng (có kèm phiếu giao nhận TSCĐ). Nhờ đó, các đơn vị có thể tự quản lý được TSCĐ tại đơn vị mình, thuận tiện trong việc kiểm kê và đánh giá TSCĐ hàng năm. Phân tích chi phí Các loại chi phí của doanh nghiệp Dựa vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, toàn bộ chi phí sản phẩm được chia làm 2 loại: Chi phí biến đổi: Chi phí nguyên vật liệu: Chi phí đầu vào của các mặt hàng, sản phẩm. Chi phí nhân công: tiền lương nhân viên, các khoản trích theo lương. Chi phí bán hàng: Chi phí nhân viên bán hàng. Chi phí vận chuyển. Chi phí nhân công sửa chữa cửa hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí nhân viên quản lý. Chi phí dịch vụ ngoài. Chi phí bằng tiền khác. Thuế, phí và lệ phí. Chi phí cố định gồm: Chi phí bán hàng: Chi phí dụng cụ đồ dùng. Chi phí khấu hao TSCĐ. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí vật liệu quản lý. Chi phí đồ dùng văn phòng. Chi phí khấu hao TSCĐ. Chi phí dự phòng. Bảng 2.8 Tỷ lệ chi phí biến đổi và chi phí cố định năm 2008 và 2009 ĐVT: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Chi phí biến đổi 125.024.948 81,02% 126.149.988 81,56% Chi phí cố định 29.298.132 18,98% 28.517.350 18,44% Tổng chi phí 154.323.080 154.667.338 Nguồn: Bộ phận kế toán – kiểm toán Dựa vào bảng trên ta thấy chi phí biến đổi của siêu thị là rất lớn chiếm tỷ trong trên 80%, còn chi phí cố định của siêu thị chỉ chiếm dưới 20%. Chi phí biến đổi của siêu thị lớn hơn nhiều chi phí cố định là do đặc điểm hoạt động của siêu thị, là Công ty phân phối, vì vậy lượng hàng hóa, sản phẩm nhập về rất lớn và chiếm chi phí cao. Điều này giúp cho khi có biến động thì mức độ rủi ro của siêu thị cũng sẽ thấp hơn so với các siêu thị có tỷ trọng chi phí cố định cao. Hệ thống sổ sách kế toán Hiện nay công ty đã áp dụng hình thức kế toán sử dụng là chứng từ ghi sổ. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 1/ Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản : Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là "chứng từ ghi sổ". Quá trình ghi sổ kế toán tách rời 02 quá trình : Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. 2/ Các loại sổ kế toán chủ yếu : Chứng từ ghi sổ Sô đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Các sổ, thẻ, kế toán chi tiết ( lưu ý: DN phát sinh sử dụng bao nhiêu TK thì có bấy nhiêu sổ chi tiết ) 3/ Nội dung, trình tự ghi sổ Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ chứng từ kế toán đã kiểm tra để lập chứng từ ghi sổ hoặc căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra phân loại để lập bảng Tổng hợp chứng từ kế toán theo từng loại nghiệp vụ, trên cơ sở số liệu của Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán để lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong chuyển cho Kế toán trưởng ( hoặc người phụ trách kế toán ) duyệt, rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ để ghi số và ngày tháng vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi đã ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sau khi phản ánh tất cả chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái, kế toán tiến hành cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có và tính số dư cuối tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái được sử dụng lập "Bảng cân đối tài khoản". Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kế toán, Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo chứng từ ghi sổ là căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuôi tháng tiến hành cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lấy kết quả lập Bảng Tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số liệu trên sổ cái của từng tài khoản đó. Các Bảng Tổng hợp chi tiết của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập Báo cáo tài chính. Phương pháp tập hợp chi phí Doanh nghiệptập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp được tiến hành như sau : Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh vào TK 6421 Chi phí này bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp. Chi phí vật liệu quản lý: phản ánh vào tài khoản 6422 Là các khoản chi phí để mua sắm vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như giấy, bút mực, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa tài sản cố định, xăng dầu dùng cho ôtô phục vụ cho quản lý doanh nghiệp…. Chi phí đồ dùng văn phòng: phản ánh vào tài khoản 6423 Chi phí này phản ánh giá trị dụng cụ, đồ dùng văn phòng cho công tác quản lý. Trị giá công cụ, dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng được tính trực tiếp một lần hoặc phân bổ nhiều lần cho chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh vào tài khoản 6424 Là chi phí phản ánh chi phí tài sản khấu hao tài sản cố định dùng chung cho quản lý doanh nghiệp như: nhà cửa làm việc của các phòng ban, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng tại văn phòng của doanh nghiệp Thuế, phí và lệ phí: phản ánh vào tài khoản 6425 Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí về thuế, phí, lệ phí như thuế môn bài, thuế nhà đất và các khoản phí, lệ phí khác Chi phí dự phòng: phản ánh vào tài khoản 6426 Chi phí này phản ánh khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh vào tài khoản 6427 Tài khoản này phản ánh các chi phí về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài như : tiền điện, nước, điện thoại, điện báo, Internet, thuê nhà, thuê sửa chữa tài sản cố định thuộc văn phòng doanh nghiệp, chi phí kiểm toán, tư vấn, kế toán Chi phí khác bằng tiền: phản ánh vào tài khoản 6428 Chi phí này phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp ngoài các chi phí kể trên, như chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe đi phép…… Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để tính kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh Bảng 2.9 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 & 2009 ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2009 tăng/giảm so với năm 2008 2008 2009 Giá trị Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 366.937.645 458.465.117 91.527.472 24,94 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 2 1.168.685 3.478.667 2.309.982 197,66 3.Doanh thu thuần (10=01 - 02) 10 365.768.960 454.986.450 89.217.490 24,39 4.Giá vốn hàng bán 11 321.546.870 398.879.560 77.332.690 24,05 5.Lợi nhuận gộp (20=10 - 11) 20 44.222.090 56.106.890 11.884.800 26,9 6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 757.914 850.346 92.432 12,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH BigC Vĩnh Phúc.doc
Tài liệu liên quan