Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH giao nhận xuất nhập khẩu thủ công nghệ Sinh An

Nhận hàng đóng bằng container

Có hai trường hợp :

* Nếu chủ hàng muốn đưa nguyên container về rút ruột tại kho riêng của mình thì khi đến nhận hàng chủ hàng sẽ 1àm Giấy xin mượn container nộp cho đại diện hãng tàu tại cảng. Hãng tàu sẽ ghi ngày cấp hàng và phương thức nhận hàng nguyên container phía sau Lệnh giao hàng đồng thời đóng dấu xác nhận(thường đóng dấu hàng giao thẳng lên lệnh giao hàng). Chủ hàng mang Lệnh giao hàng đến thương vụ cảng của cảng làm thủ tục nhận hàng gồm đóng tiền nâng hạ container. Cảng sẽ thu lại Lệnh giao hàng đồng thời giao phiếu xuất nguyên container cho chủ hàng, để chủ hàng cho phương tiện vào lấy container.Vị trí của container khi chủ hàng muốn biết phải liên hệ với điều độ cảng (chủ hàng thường dựa vào số B/L nhập vào bản vi tính (cát lái) để tìm container của mình là hàng nằm ở kho nào, khu nào, rồi tới kho đó, khu đó, và dựa vào màu sắc container đặc trưng của mỗi hãng tàu để tìm ).

* Nếu chủ hàng muốn rút ruột tại bãi của cảng thì trong Lệnh giao hàng đại diện hãng tàu sẽ ghi ngày cấp và sẽ ghi phương thức nhận hàng và rút ruột đồng thời đóng dấu xác nhận vào đó. Chủ hàng mang Lệnh giao hàng đến thương vụ cảng và nộp tiền cước phí nâng hạ container, cước phí trã bãi để rút ruột container. Điều độ bãi nhập và bãi rút ruột sau đó sẽ tổ chức phương tiện cũng như công nhân đưa container của chủ hàng từ bãi nhập sang bãi rút ruột để lấy hàng ra cho chủ hàng. Khi thực hiên việc rút ruột, điều độ bãi của hãng tàu sẽ thu lại Lệnh giao hàng và cấp cho chủ hàng phiếu xuất hàng rút ruột.

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16535 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH giao nhận xuất nhập khẩu thủ công nghệ Sinh An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Vì chỉ là HB/L nên chỉ có giá trị xuất trình với đại lý giao nhận SAEHAN mà không thể xuất trình tại hãng tàu chuyên chở để nhận hàng trực tiếp trừ phi trong Manifest của hãng tàu có ghi rõ ở ô Consignee là To the order of the hold Original B/L no ...of... Trên mặt sau của ba bản vận đơn gốc có đầy đủ các đíều khoản ghi nhận trách nhiệm của người giao nhận với chủ hàng. 2. Giấy báo nhận hàng * Là giấy báo cho chủ hàng đến nhận hàng . Có hai loại giấy báo nhận hàng: + Giấy báo nhận hàng của hãng tàu gửi cho người giao nhận (SAEHAN). + Giấy báo nhận hàng của SAEHAN gửi cho chủ hàng thực sự có tên trên HB/L. * Nội dung bao gồm: + Tên người nhận hàng, nếu không có tên trên phần đề Consignee hoặc đề là theo lệnh của ngân hàng thì phải thông báo đến tên người phần Notify party. + Tên tàu, số chuyến, ngày đến cảng Việt Nam. + Số vận đơn. + Tên hàng, số kiện, khối lượng, trọng lượng. + Ghi ngày gửi giấy báo nhanä hàng để tránh tranh chấp sau này . + Số tiền cước phải trả nếu là cước trả sau (Freight collect). Nếu quá thời hạn quy định trên giấy báo nhận hàng mà người nhận hàng chưa lấy hàng thì sẽ bị hãng tàu phạt (mức phatï này thường do các hãng tàu quy định) 3. Lệnh giao hàng ( Delivery Order) Là một chứng từ của hãng tàu hoặc của người giao nhận. Căn cứ vào nội dung D/O người phụ trách kho bãi sẽ giao hàng hoá * Lệnh giao hàng có 2 loại : + Lệnh giao hàng của hãng tàu (Mater Delivery Order) ghi tên người nhận hàng và người giao nhận SAEHAN. + Lệnh giao hàng của người giao nhận (Forwarding Delivery Order) ghi tên người nhận là chủ hàng thực sự của lô hàng. * Nội dung của lệnh giao hàng: + Cảng mà tàu cập bến : ví dụ : Tân cảng, Cát Lái, Khánh hội … + Tên người nhận hàng. + Tên tàu, số chuyến, cảng xuất phát . + Số vận tải đơn trên OB/L . + Tên hàng, số kiện, trọng lượng khối lượng. + Số container . Nếu là nguyên container thì phải ghi rõ cả số seal. * Hiệu lực pháp lý của lệnh giao hàng : + Yêu cầu cảng vụ và kho bãi giao hàng cho người có tên trên lệnh. + Là chứng từ để làm thủ tục hải quan. + Căn cứ vào lệnh giao hàng bộ phận Thương vụ và Kho hàng của Cảng. + Làm phiếu xuất kho. * Số bản lệnh giao hàng phát hành: Lệnh giao hàng của hãng tàu giao cho SAEHAN gồm 04 bản: - Một bản lưu tại hãng tàu. - Một bản trình cho hải quan - Một bản trình cho thương vụ cảng. - Một bản trình cho bộ phận kho hàng của cảng. 4. Giấy Ủy Quyền ( Letter of Authority L/A) Nếu toàn bộ lô hàng của một chủ hàng thì Công ty sẽ cấp cho chủ hàng giấy ủy quyền thay mặt Công ty để nhận hàng * Nội dung của giấy ủy quyền: + Tên đại lý giao nhận gửi hàng cho Công ty (Shipper trên Ocean Bill of Lading). + Tên tàu, số chuyến, cảng đến, ngày đến Việt Nam. + Số vận đơn trên Ocean Bill of Lading. + Sơ lược về hàng hóa, tên người được ủy quyền đến nhận hàng (là chủ hàng thực sự trên House Bill of Lading). * Số bản giấy ủy quyền được phát hành : 3 bản + Một bản lưu tại Công ty. + Một bản để khai hải quan. + Một bản trình cho Thương vụ cảng và bộ phận Kho hàng để lấy Lệnh xuất kho 5. Bản Lược Khai Hàng Hoá ( Manifest / Cargo Manifest) : Là bản liệt kê các loại hàng đã xếp lên tàu để vận chuyển đến các cảng do đại lý và đại lý giao nhận tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận tải đơn lập nên Nội dung, giá trị pháp lý, các trường hợp sử dụng Manifest tương tự như quy trình hàng xuất. 6. Đơn xin đề nghị chuyển cửa khẩu Là đơn gửi cho Hải Quan nơi mở tờ khai, nó thể hiện đầy đủ các nội dung ví dụ tên công ty đề nghị đơn, số vận đơn, tên tàu, chuyến, tên hàng, lượng hàng, trị giá, số hiệu container, số seal, tuyến đường vận chuyển…… khi mở tờ khai song đơn này sẽ có con dấu của hải quan Long Thành và hải quan nơi di lý sẽ giữ lại đơn này) 7. Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu Là biên bản gởi cho hải quan nơi hàng tới, nơi xin chuyển hàng đi, nó cũng thể hiện các nội dung như đơn xin chuyển cửa khẩu.(khi di lý nộp 2 bản, song thủ tục di lý hải quan nơi di ký giữ lại 1 bản , 1 bản có con dấu giao lại cho chúng ta để kiểm hoá lô hàng). 8. Hợp đồng nhập khẩu Thể hiện hai bên đã ký kết hợp đồng nhập khẩu với nhau, trên hợp đồng thể hiện đầy đủ các điều khoản và điều kiện, ví dụ: tên người bán, tên người mua, tên hàng hoá, số lượng hàng hoá, trị giá, tổng trị giá, cảng bốc, cảng dỡ, phương thức thanh toán…… 9. Hoá đơn thương maiï Thể hiện tên người nhập khẩu, xuất khẩu, giá trị hàng hoá,điều kiện giao hàng tên hàng hoá, cảng bốc, cảng dỡ ,tên tàu, ngày giao hàng, tổng số tiền ,… 10. Phiếu đóng gói(P/L) Thể hiện giống như hoá đơn và nếu hàng nhiều chi tiết thì kèm theo bản chi tiết hàng hoá và miêu tả cụ thể các mặt hàng trong kiện …… II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU 1. Phân tích quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển Quy trình công ty làm: NHẬN HÀNG TẠI CẢNG - THANH LÝ KHO BÃI - THANH LÝ CỔNG LÀM THỦ TỤC MỞ TỜ KHAI HẢI QUAN: - ĐĂNG KÝ MỞ TỜ KHAI - ĐỐI CHIẾU NỢ THUẾ - KIỂM HOÁ - KÝ TỜ KHAI - TÍNH THUẾ - KÝ PHÚC TẬP - TRẢ TỜ KHAI CHUẨN BỊ CHỨNG TỪ KHAI HẢI QUAN - MỞ L/C - GIẤY PHÉP - ĐĂNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NHÀ NƯỚC.( NẾU CÓ) - MUA BẢO HIỂM - NHẬN D/O - LÊN TỜ KHAI NHẬN HỒ SƠ KHÁCH HÀNG GIAO HÀNG CHO KHÁCH QUYẾT TOÁN KHIẾU NẠI a/ Nhận thông báo hàng và thiếc lập chứng từ * Trứơc khi tàu đến, SAEHAN nhận được giấy thông báo hàng (Shipment Advice (S/A ) do SAEHAN ở nước ngòai gửi đến bằng Fax hoặc Telex để cho công ty theo dõi chuyến hàng. Nội dung của S/A bao gồm những thông tin chủ yếu nhất: hàng gì, được xếp lên tàu nào nếu hàng có chuyển tải thì chuyển tải tại đâu, lên tàu nào ngày xếp hàng lên tàu, ngày rời cảng, ngày tàu dự định sẽ đến cảng Sài Gòn, số HB/L, số MB/L,số container, số seal. * Sau đó SAEHAN ở nước ngoài sẽ gửi cho Công ty bộ hồ sơ bao gồm HB/L (thừơng là bản copy) Manifest, MB/L qua đường bưu điện bằng Fax để chuẩn bị nhận hàng khi tàu đến. Trên cơ sở bộ chứng từ đó thiếc lập bộ chứng từ đầy đủ để làm thủ tục hải quan. * Ngay ngày tàu đến hãng tàu sẽ gửi giấy báo nhận hàng cho Công ty. Đồng thời Công ty phát hành giấy báo nhận hàng để thông báo cho chủ hàng nội địa tới nhận hàng. Tên và địa chỉ của chủ hàng nội địa thừơng được ghi trên HB/L mà đại lý gửi cho Công ty. b/ Làm thủ tục hải quan cho lô hàng Quy trình: Gồm 4 bước và trình tự như sau: Bước 1: Người khai báo hải quan tự kê khai, tính thuế, nộp thuế: - Bộ hồ sơ khai báo với hải quan gồm các loại giấy tờ phải nộp hoặc xuất trình khi làm thủ tục hải quan theo quy định. - Người khai báo hải quan tự kê khai đầy đủ chính xác nội dung những tiêu thức ghi trên tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu theo như bản hướng dẫn đính kèm tờ khai. - Dựa vào căn cứ tính thuế đã kê khai và xác định mã số, thuế suất, giá tính thuế theo quy định để tự tính toán số thuế phải nộp của từng loại thuế. Bước 2: Tiếp nhận đăng ký tờ khai hàng nhập khẩu: - Tiếp nhận hồ sơ. - Kiểm tra bộ hồ sơ và tờ khai hải quan đã đầy đủ, chính xác đảm bảo hợp pháp, hợp lệ cho một bộ chứng từ làm thủ tục hải quan theo quy định của từng loại hình xuất nhập khẩu. - Nếu bộ hồ sơ đủ điều kiện thì cho đăng ký tờ khai. - Phân loại hồ sơ hàng hoá theo luồng (luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ). - Chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thuế. - Chuyển những nghi vấn, lập biên bản vi phạm đến các bộ phận có liên quan xử lý. Bước 3: Thu thuế - Kiểm hoá - Giải phóng hàng: - Căn cứ các quy định của pháp luật về thời gian nộp thuế, trên cơ sở số thuế phải nộp do người khai hải quan tự tính, cơ quan hải quan ra thông báo thuế và yêu cầu đối tượng nộp thuế thực hiện theo đúng quy định. - Bộ hồ sơ được chuyển đến bộ phận kiểm hoá và tiến hành kiểm hoá theo đúng nguyên tắc được quy định. - Chuyển các nghi vấn, biên bản vi phạm đến các bộ phận liên quan để xử lý. - Giải phóng hàng sau khi đã: Nộp thuế hoặc bảo lãnh được chấp nhận đối với hàng phải nộp thuế ngay. Có thông báo thuế đối với hàng được ân hạn về thời gian nộp thuế. Giám sát việc giải phóng hàng. Chuyển hồ sơ tới bộ phận thuế. Bước 4: Kiểm tra - Xử lý vi phạm: - Kiểm tra kết quả tự kê khai, tự tính thuế của người khai báo hải quan. - Căn cứ kết quả kiểm hoá, các nguyên tắc xác định mã thuế, thuế suất, giá tính thuế và khai báo của người khai báo hải quan xác định đúng số thuế phải nộp. - Xử lý các vi phạm về thuế. - Ra quyết định điều chỉnh số thuế phải nộp. - Kế toán thu nộp thuế. - Sắp xếp lưu trữ hồ sơ. Phân tích: * Hồ sơ được nộp tại đội đăng ký tờ khai . Hàng nhập về cảng nào thì làm thủ tục tại cảng đó, trừ trường hợp hàng đầu tư hay hàng cần kiểm tại kho riêng mới khai hải quan tại hải quan thành phố hoặc ở tỉnh thành. * Sau khi đã nhận được bộ hồ sơ của chủ hàng, nếu xét thấy hợp lệ, hải quan sẽ đóng dấu tiếp nhập hồ sơ và lên lịch và bố trí nhân viên hải quan kiểm tra hàng hóa. Nếu hàng muốn kiểm tại kho riêng thì phải nộp kèm đơn xin kiểm tại kho riêng. Đúng lịch đã hẹn tại bãi đóng rút ruột của hãng tàu trong cảng, đại diện của chủ hàng sẽ cùng với nhân viên hải quan tiến hành kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trong container. Chú ý trước khi kiểm hóa phải kiểm tra kỹ lưởng dấu niêm phong của hãõng tàu và dấu niêm phong của hải quan nước xuất có còn nguyên vẹn không. Tùy theo mức độ phức tạp của hàng hóa mà hải quan kiểm tra toàn bộ hay chỉ kiểm đại diện. Nếu số lượng và chất lượng hàng kiểm tra đúng như khai báo thì kiểm hóa viên ghi lại kết quả , nhân viên giao nhận ký nhận. Nếu hàng hóa thuộc diện kiểm dịch, giám định để xác định tính chất, công dụng, . . . thì nhân viên giao nhận phải lấy mẫu đi giám dịnh tại các trung tâm như trung tâm 3, Vinacontrol, SGS,…… để được cấp giấy kết quả phân tích. Chỉ khi hàng được xác định chính xác chất lượng, đã bảo đảm an toàn, vệ sinh, hải quan mới xác định lại mã hàng và áp dụng thuế suất phù hợp. Nếu nhân viên kiểm hóa phát hiện hàng nhập khẩu không đúng như tờ khai thì lập Biên bản vi phạm. Chỉ khi công ty thực hiện xong các quyết định xử phạt thì hải quan mới làm tiếp thủ tục ở các khâu sau. * Qua khâu tính thuế (nếu hàng thuộc diện đóng thuế), căn cứ kết quả kiểm hóa hải quan tính lại thuế và giao cho nhân viên giao nhận Thông báo thuế một tờ khai có dấu “chủ hàng" và "đã hoàn tất thủ tục hải quan” Nhân viên giao nhận phải kiểm tra xem thuế được tính có đúng không để khiếu nại kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng. Làm xong thủ tục hải quan, nhân viên giao nhận tiến hành việc đi nhận hàng ở cảng để giao lại cho chủ hàng thực sự của lô hàng. c/ Nhận lệnh giao hàng (D/O): * Làm thủ tục với hãng tàu để nhận D/O và các chứng từ liên quan như Manifest (có đóng dấu của hải quan chứng nhận có lô hàng đó vào cảng), các vận đơn chuyển tải của hãng tàu (nếu hàng có chuyển tải) để hải quan sau này có căn cứ theo dõi hành trình, xuất xứ của lô hàng và làm thủ tục hải quan cho lô hàng. Hiện nay để đơn giản hoá thủ tục giữa hãng tàu và người giao nhận, và quan hệ giữa người giao nhận và hãng tàu không phải là quan hệ mua bán nên hai bên thường sử dụng vận đơn xuất trình (surrendered B/L: trên vận đơn có đóng dấu ‘Surrendered’, vận đơn này không thể chuyển nhượng được và không dùng khi thanh toán L/C) để giao hàng nóng (hot delivery ) không cần vận đơn gốc . Nếu đại lý giao nhận ở nước xuất khẩu đã yêu cầu đại lý hãng tàu lập vận đơn xuất trình cho mình với nội dung chính là: vận đơn gốc đã được xuất trình (Original Bill Of Lading has been surrendered) thì nhân viên giao nhận của Công ty có thể mang giấy giới thiệu và giấy báo hàng đến để chứng minh được mình là người của tổ chức giao nhận này là có thể lấy được Lệnh giao hàng. * Lập lệnh giao hàng của Công ty giao cho các chủ hàng kèm theo với vận đơn của hãng tàu (bảùn photocopy), Manifest có đóng dấu của hải quan. Để có thể nhận được Lệnh giao hàng của Công ty chủ hàng chỉ cần phải xuất trình những chứng từ sau : + House B/L bản gốc. + Giấy giới thiệu của Công ty. + Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ khẩu hoặc hộ chiếu nếu là hàng của cá nhân. + Trả cước phí vận chuyển trong trường hợp "Cước trả sau' (Freight collect) d/ Nhận hàng đóng bằng container Có hai trường hợp : * Nếu chủ hàng muốn đưa nguyên container về rút ruột tại kho riêng của mình thì khi đến nhận hàng chủ hàng sẽ 1àm Giấy xin mượn container nộp cho đại diện hãng tàu tại cảng. Hãng tàu sẽ ghi ngày cấp hàng và phương thức nhận hàng nguyên container phía sau Lệnh giao hàng đồng thời đóng dấu xác nhận(thường đóng dấu hàng giao thẳng lên lệnh giao hàng). Chủ hàng mang Lệnh giao hàng đến thương vụ cảng của cảng làm thủ tục nhận hàng gồm đóng tiền nâng hạ container. Cảng sẽ thu lại Lệnh giao hàng đồng thời giao phiếu xuất nguyên container cho chủ hàng, để chủ hàng cho phương tiện vào lấy container.Vị trí của container khi chủ hàng muốn biết phải liên hệ với điều độ cảng (chủ hàng thường dựa vào số B/L nhập vào bản vi tính (cát lái) để tìm container của mình là hàng nằm ở kho nào, khu nào,… rồi tới kho đó, khu đó,… và dựa vào màu sắc container đặc trưng của mỗi hãng tàu để tìm ). * Nếu chủ hàng muốn rút ruột tại bãi của cảng thì trong Lệnh giao hàng đại diện hãng tàu sẽ ghi ngày cấp và sẽ ghi phương thức nhận hàng và rút ruột đồng thời đóng dấu xác nhận vào đó. Chủ hàng mang Lệnh giao hàng đến thương vụ cảng và nộp tiền cước phí nâng hạ container, cước phí trã bãi để rút ruột container. Điều độ bãi nhập và bãi rút ruột sau đó sẽ tổ chức phương tiện cũng như công nhân đưa container của chủ hàng từ bãi nhập sang bãi rút ruột để lấy hàng ra cho chủ hàng. Khi thực hiên việc rút ruột, điều độ bãi của hãng tàu sẽ thu lại Lệnh giao hàng và cấp cho chủ hàng phiếu xuất hàng rút ruột. Chủ hàng đưa phương tiện vào lấy hàng đã được lấy từ container ra đưa về kho của mình, còn điều độ bãi sẽ bố trí phương tiện đưa container rỗng về bãi container rỗn g của hãng tàu…… * Nhưng đến đây chủ hàng vẫn chưa thể đưa phương tiện của mình vào lấy hàng được vì hàng hóa nhập khẩu chưa được làm thủ tục tại hải quan cửa khẩu. Chính vì vậy khi nhận được Lệnh giao hàng thì chủ hàng phải nhanh chóng tiến hành đăng ký để làm các thủ tục hải quan. e/ Những trường hợp phát sinh về chứng từ * Surrender House B/L cũng thường được phát hành trong trường hợp ngưới xuất khẩu là công ty mẹ tại nước ngoài và người nhập khẩu là công ty con tại Việt Nam. * Trong trường hợp chủ hàng không có vận đơn gốc để xuất trình, họ có thể nhận hàng nếu được bảo lãnh của ngân hàng có uy tín bằng thư bảo đảm (ví dụ như Vietcombank, Eximbank). * Chủ hàng cầm Lệnh giao hàng của Công ty làm thủ tục khai hải quan. Hải quan sẽ căn cứ vào Giấy phép xuất nhập khẩu, Hợp đồng mua bán, lệnh giao hàng Công ty phát hành, OB/L, HB/L,Manifest .. để thông quan cho lô hàng đó. HỒ SƠ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU * Bộ hồ sơ chủ yếu nộp cho cơ quan hải quan gồm: Tờ khai hàng hoá nhập khẩu - tờ khai HQ/2002-NK: 02 bản chính. Phụ lục tờ khai đính kèm (nếu có). Tờ khai giá trị tính thuế.(1 bản chính). Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị như hợp đồng: 01 bản chính và 01 bản sao. Vận tải đơn (Bill of Lading hoặc Airway Bill): 01 bản copy chụp từ bản gốc hoặc bản SURRENDERED ( vận đơn giao hàng tại cảng) hoặc bản chính của các vận tải đơn có ghi chữ COPY. Phiếu đóng gói (Packing List): 01 bản chính và 01 bản sao đối với hàng đóng gói không đồmg nhất. Hoá đơn thương mại: 01 bản chính và 01 bản sao. Giấy giới thiệu của doanh nghiệp : 01 bản chính. Phiếu tiếp nhận hồ sơ hải quan. Phiếu theo dõi phúc tập hải quan. * Đối với các trường hợp sau đây thì nộp thêm: Hợp đồng ủy thác (nếu là nhập khẩu ủy thác): 01 bản sao. Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại (đối với hàng thuộc diện phải có văn bản này): 01 bản sao. Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ chuyên ngành cấp (đối với hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành): 01 bản sao. Đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh XNK (chỉ nộp một lần đầu khi đăng ký): 01 bản sao. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (đối với hàng nhà nước quy định kiểm tra về chất lượng): 01 bản chính. Giấy đăng ký kiểm dịch (đối với hàng yêu cầu phải kiểm dịch): 01 bản chính. Giấy phép nhập khẩu về an toàn lao động (đối với hàng phải kiểm tra về an toàn lao động): 01 bản chính. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá - C/O (đối với hàng các nước được Việt Nam cho hưởng ưu đãi hoặc hàng thuộc diện tính thuế theo giá tối thiểu): 01 bản chính. Đơn xin chuyển cửa khẩu hàng nhập khẩu (đối với hàng thuộc diện được chuyển tiếp về làm thủ tục tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố khai): 01 bản chính. Biên bản bàn giao chuyển cửa khẩu: 02 bản chính. * Chứng từ phải xuất trình: Giất chứng nhận đăng ký kinh doanh : 01 bản ( bản sao hoăï¨c bản chính). Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu. 2. Quy trình thực tế: Một lô hàng máy móc thiết bị nhập khẩu (hàng đầu tư) từ Hàn Quốc về Việt Nam đã được làm như sau: (bộ chứng từ kèm đằng sau) * Có một chỉ định do bên Hàn Quốc cho công ty đi nhận lô hàng này với đầy đủ nôi dung như sau: Người xuất khẩu:DAE JIN FAN MACHINERY CO.,LTD. Người nhập khẩu:CÔNG TY TNHH SUHEUNG VIET NAM. Tên hàng:MÁY LÀM SẠCH CHO NHÀ XƯỞNG. Số lượng:24,770 KGS(14 KIỆN),GW:24.770 kgs, 1x20’,3x40’ Tổng giá trị:204.160 USD. Xuất xứ: KOREA. Cảng xếp hàng: INCHEON. Cảng dỡ hàng: CAT LAI. * Trên cơ sở bộ chứng từ gốc bộ phận chứng từ thiếc lập đầy đủ và hoàn thiện bộ chứng từ để nhận lô hàng nói trên. a/ Bước đầu : Chuẩn bị tờ khai và mở tờ khai Lên tờ khai và lên tờ khai điện tử chi cục Hải Quan Long Thành tại mạng của công ty (hoạt tại cục Hải Quan)để lấy số tiếp nhận hồ sơ ,mục đích là để khi mở tờ khai thì nhân viên hải quan xem thử việc khai có đúng không,việc lên tờ khai như sau: Mục 1: Người nhập khẩu. Tên công ty: CÔNG TY TNHH SUHEUNG VIET NAM. Địa chỉ: khu công nghiệp Long Thành, Long Thành, Đồng Nai Mst: 3600840239. Mục 2: Người xuất khẩu. Tên công ty: DAE JIN FAN MACHINERY CO.,LTD. Địa chỉ: 84-1, seongdong-gu, haengdang-dong, seoul city, korea. Mục 3: Người uỷ thác: Trống. Mục 4: Đại lý làm thủ tục hải quan: Trống. Mục 5: Loại hình: Nhập đầu tư. Mục 6: Giấy phép: Trống. Mục 7: Hợp đồng: Số:DJ-01. Ngày: 15/03/2008. Ngày hết hạn: trống. Mục 8: Hoá đơn thương mại: Số: DJ-080318. Ngày: 18/03/2008. Mục 9: Phương tiện vận tải: Tên, số hiệu: V.0812S. Ngày đến: 02/04/2008. Mục 10: Vận tải đơn: Số: SHLXHOC 28030013. Ngày: 20/03/2008. Mục 11: Nước xuất khẩu: KOREA. Mục 12: Cảng, đại điểm xếp hàng: INCHEON. Mục 13: Cảng, địa điểm dỡ hàng: CÁT LÁI. Mục 14: Điều kiện giao hàng: CIF HCM. Mục 15: Đồng tiền thanh toán: USD. Tỷ giá tính thuế: 16,120. Mục 16: Phương thức thanh toán: TT Mục 17: Tên hàng: - Máy móc thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định dùng trong sản xuất thuốc y tế. - Máy làm sạch cho nhà xưởng. (chi tiết theo phụ lục đính kèm). Mục 18: Mã số hàng hoá: Trống. Mục 19: Xuất xứ: KOREA Mục 20:Lượng: Trống. Mục 21,22: Trống. Mục 23: trị giá nguyên tệ 204,160 USD (trị giá nguyên tệ=lượng(20)x đơn giá nguyên tệ(21)) * TỔNG CỘNG:14 KIỆN, GW:24,770 KGS 1 x20’&3 x40’ (HÀNG MỚI 100%). Mục 24: Thuế nhập khẩu: HÀNG MIỄN THUẾ TẠI ĐIỂM 1.6 MỤC I PHẦN D ĐIỀU 59/2007/TT-BTC KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 108/2006/NĐ-CP NGAY2/09/2006. Nếu có thuế (hợp đồng không được miễn thuế) thì tính như sau: + Trị giá tính thuế(24.1)=trị giá nguyên tệ(23)x tỷ giá tính thuế(15) + Thuế suất(%):dựa vào biểu thuế để áp mã cho mặt hàng nhập khẩu) + Tiền thuế(24.3)=24.1x24.2 Mục 25: Thuế GTGT: - Hàng thuộc diện không chịu thuế gtgt hàng nằm ngoài danh mục 827/2006/ qđ-bkh. Nếu có thuế (hợp đồng không được miễn thuế) thì tính như sau: + trị giá tính thuế(25.1)= trị giá tính thuế( 24.1) + tiền thuế(24.3) + thuế suất: tự áp mã +……………………… Mục 27,28: Trống. Mục 29: Người khai báo ký tên, đóng dấu. (Các mục phía sau dành cho phần kiểm hoá). + Xắp xếp bộ chứng từ để mở tở khai làm thủ tục Hải Quan, gồm: 01 phiếu tiếp nhận hồ sơ Hải Quan, 01 phiếu theo dõi phúc tập hồ sơ hải quan, 01 giấy giới thiệu của công ty SUHEUNG VIỆT NAM 02 tờ khai Hải Quan HQ/2002-NK (02 bản chính) , 02 phụ lục tờ khai kèm theo(02 bản chính), 01 hợp đồng nhập khẩu (01bản sao y bản chính), 02 hoá đơn thương mại (01 bản chính và 01 bản sao), 02 phiếu đóng gói (01 bản chính và 01 bản sao), 01 vận đơn gốc (thường là house bill of lading) 01 đơn xin chuyển cửa khẩu (bản chính), + Mở tờ khai tại Chi Cục Hải Quan Long Thành tại nơi đăng ký tờ khai (registration), đồng thời đăng ký danh mục hàng hoá nhập khẩu để được miễn thuế. Đợi nhân viên Hải Quan kiểm tra và cấp số tờ khai(93/NK/NĐT/LT02). + Có số tờ khai Hải Quan ở phiếu tiếp nhận hồ sơ Hải Quan và điền vào tờ khai Hải Quan và nộp lại cho nhân viên Hải Quan. + Sau khi nhân viên kiểm tra thuế (kiểm tra coi công ty có áp mã cho lô hàng đúng với mặt hàng miễn thuế hay không) kiểm tra song thì nhận lại bộ hồ sơ Hải Quan đã được nhân viên Hải Quan đóng dấu vào ô :cán bộ đăng ký,và có đóng dấu của Phó Cục Trưởng Hải Quan Long Thành lên Đơn xin chuyển cửa khẩu. + Lưu vào sổ chuyển cửa khẩu với nội dung: Số thứ tự: 369 Tên doanh nghiệp : SUHEUNG VIET NAM. Ngày lưu sổ:03/04/2008 Số tờ khai: 93/NK/NĐT/LT02. Tên hàng: MÁY LÀM SẠCH CHO NHÀ XƯỞNG. Ký tên và ghi số điện thoại vào sổ. + Đóng lệ phí hải quan :30.000 đồng. b/ Bước tiếp theo:Đi lấy D/O gồm: 01 giấy giới thiệu của Công ty Sinh An. 01 giấy báo tàu đến(của hàng tàu). Cần 02 giấy này đến SYMS tại Cát Lái để lấy D/O đi nhận hàng(gồm 04 bản). Đồng thời mượn cont về kho riêng. Đóng cả hai phí cho hãng tàu:phí lấy D/O + phí mượn container về kho riêng (1 cont 20’= 300.000đ,1 cont 40’=600.000đ) c/ Bước tiếp theo: Làm thủ tục di lý cho lô hàng này( tại CÁT LÁI) Nộp vào Hải Quan Cát Lái hồ sơ gồm : 02 Biên bản bàn giao chuyển cửa khẩu. 01 giấy giới thệu của công ty. 01 Đơn xin chuyển cửa khẩu (đã có đóng dấu của Hải Quan Long Thành). 01 bộ hồ sơ Hải Quan copy (copy bộ hồ sơ ở trên, cũng có thể 01 TKHQ photo). 01 lệnh giao hàng của công ty( bản gốc). 01 Vận đơn gốc hoặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc127.doc
Tài liệu liên quan