Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên

PHỤ LỤC

 

Phần 1: Mở đầu

Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên hôm nay

Phần 2: Các tin bài

A. Các bài phản ánh

1- Những khó khăn về cơ sở vật chất của trường THCS Phạm Ngũ Lão

2- Thành tích dạy tốt, học tốt của trường trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão

3- “Những khó khăn gặp phải càng làm em thêm quyết tâm phấn đấu”

4- Trường tiểu học Nghĩa Dân làm theo lời Bác

5- Vấn đề cơ sở vật chất ở các nhà trẻ trong các xã thuần nông của tỉnh nhà hiện nay

 

B. T ản văn

6- Phố Hiến hôm nay

7- Thầy tôi

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4505 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôm nay 7- Thầy tôi LỜI CẢM ƠN Qua bản Báo cáo thực tập này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH & NV, đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn đã chỉ bảo cho em nhiều kinh nghiệm khi tham gia thực tập. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị phóng viên phòng Chính trị - Văn xã, Đài Phát thanh và Ttruyền hình Hưng Yên, đặc biệt là chú trưởng phòng đã hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình. Thời gian thực tập tại Đài đã cho em rất nhiều hiểu biết và kinh nghiệm bổ ích cho công việc sau này. PHẦN 1: ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH HƯNG YÊN HÔM NAY I. Cơ cấu tổ chức và vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên với đời sống mọi mặt tỉnh nhà. Nằm cách chợ Gạo gần 1km, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên thật dễ nhận ra với tháp truyền hình cao nổi bật so với xung quanh. Bước vào trong cơ quan, tôi cảm nhận ngay được không khí làm việc thật sự hết mình, sôi nổi của các phòng ban, các phóng viên của Đài. Hiện nay, Đài phát thanh và truyền hình Hưng Yên đã có thêm rất nhiều phòng ban mới. Tiêu biểu như: phòng quảng cáo, phòng văn nghệ..vv…Bên cạnh đó, nhiều phòng ban có tuổi nghề lâu nhất trong Đài đã được bổ sung và mở rộng thêm, như: phòng chính trị văn xã, phòng kĩ thuật, phòng biên tập, phòng thu hình, thu thanh..vv.. Ban giám đốc của Đài luôn đi sát sao trong hoạt động của từng phòng, kịp thời góp ý cụ thể từng vấn đề nhỏ như: cách tiếp cận vấn đề, cách viết tin bài, cách lấy tư liệu..vv…Sự nhiệt huyết ấy như một nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động của toàn bộ các phóng viên, biên tập viên, kĩ thuật viên trong Đài. Hiện nay, với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, năng động cùng đội ngũ cán bộ trẻ, Đài Hưng Yên luôn đi đầu trong việc phản ánh kịp thời, đúng đắn đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của tỉnh nhà. Với tính ưu việt đặc trưng của truyền hình và phát thanh cùng sự sáng tạo trong công việc, các tin bài được Đài đưa lên đều thu hút và đáp ứng được nhu cầu nghe nhìn và nắm bắt thông tin của người dân trong tỉnh và các tỉnh bạn. Những chương trình thu hút được sự quan tâm nhiều của bạn nghe và xem đài như: Chương trình nhà nông, chương trình an toàn giao thông, chương trình ca nhạc theo yêu cầu..vv... Các chương trình của Đài ngày càng đa dạng, đáp ứng thị hiếu của mọi lứa tuổi. Với chức năng thông tin và tuyên truyền các hoạt động của tỉnh nhà, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên đã trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nhân dân trong tỉnh. Đài không những phản ánh được đời sống mọi mặt của tỉnh mà qua đó còn gìn giữ được những nét đẹp văn hoá của vùng đất văn vật nổi tiếng tự ngàn xưa. Cùng với Toà soạn báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên luôn được UBND Tỉnh khen ngợi vì là lực lượng đi đầu trong tỉnh, sáng tạo và luôn đổi mới trong hoạt động. II. Những khó khăn mà Đài phát thanh và truyền hình Hưng Yên gặp phải hiện nay. Vấn đề quan trọng đầu tiên là cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiệp vụ. Hiện nay, Đài còn thiếu về các trang bị hiện đại cho việc ghi hình, lấy tư liệu hay truyền phát thông tin. Hệ thống phát thanh còn chưa được mở rộng. Sự quan tâm của người khán giả có phần không cân bằng giữa phát thanh và truyền hình. Bên cạnh đó, việc phát hiện, lấy thông tin mới trong địa bàn tỉnh ngày càng gặp khó khăn. Đó là do nơi cơ sở có xu hướng “ngại” cung cấp thông tin, “ngại” tiếp xúc với phóng viên, do hạn chế về phương tiện đi lại cho phóng viên. Kinh phí hỗ trợ cho mỗi lần đi thực tế của phóng viên đều không có. Họ phải tự bỏ tiền túi của mình ra. Vì vậy, khả năng phát huy tính chủ động, tích cực của phóng viên bị hạn chế. Hơn nữa, thời gian để phóng viên có thể đi sâu nghiên cứu một vấn đề nào đó thuộc kinh tế, chính trị, hay y tế thường rất ít do yêu cầu cần có tin nhanh, kịp thời. Một điều nhạy cảm cần bàn đến là “bệnh thành tích” vẫn còn tồn tại trong các cơ quan nhà nước hiện nay. Với phương châm: “nói thẳng, nói thật” nhưng hiện nay nhiều vấn đề liên quan tới chính trị trong tỉnh hay các vấn đề mang tính quốc gia thường bị né tránh, không động chạm tới, mặc dù có thể chúng đang cần phải lên tiếng. Đồng lương trả cho phóng viên, biên tập viên, kĩ thuật viên, phát thanh viên của Đài còn hạn chế. Thiết nghĩ, khi đảm bảo được đời sống của đội ngũ này thì mới phát huy được cao độ khả năng làm việc của họ. Tựu chung lại, qua quá trình thực tập tại Đài, bằng khả năng hiểu biết của bản thân, sự chỉ bảo của thầy cô tại trường ĐHKHXH & NV và sự hướng dẫn tận tình của các anh chị phóng viên trong phòng làm việc, tôi đã học hỏi được nhiều điều bổ ích cho công việc sau này. Các tin bài tôi viết được đã giúp tôi trau dồi kĩ năng viết báo, viết văn và hiểu sâu sắc thêm đời sống tỉnh nhà. Mong muốn sau này của tôi là sẽ về làm việc để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. PHẦN II: VẤN ĐỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC NHÀ TRẺ TRONG CÁC XÃ THUẦN NÔNG CỦA TỈNH NHÀ HIỆN NAY Khi trẻ khoảng 4 đến 5 tuổi, trẻ dần được làm quen với môi trường mới với cô giáo và bạn bè mới. Tạm dời xa vòng tay cha mẹ, các em được hiểu biết thêm về các sự vật mới xung quanh mình qua quá trình đến nhà trẻ. Song, do điều kiện kinh tế còn hạn chế, ở các xã thuần nông trong tỉnh như: Chính Nghĩa, Đào Xá ( Kim Động), Cương Chính ( Tiên Lữ) ..vv…, cơ sở vật chất cho nhà trẻ còn thiếu thốn. Điều đầu tiên phải nhắc tới là vấn đề môi trường nhà trẻ. Trẻ nhỏ vui chơi, học tập phải trong một môi trường trong sạch, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh. Thế nhưng điều kiện vệ sinh cho trẻ trong các lớp học mẫu giáo vn chưa được đảm bảo. Ví dụ như: nền nhà bằng xi măng, khu vệ sinh không sạch sẽ.v.v…ảnh hưởng đến sức khỏe và ý thức của trẻ. Cùng với đó, các trang thiết bị cho trẻ vui chơi, học tập trong các trường mẫu giáo này còn thiếu thốn như: tranh vẽ, đồ xếp hình, đất nặn, bảng viết và các trò chơi khác. Giờ tới lớp của trẻ ở nhiều nơi vẫn chưa có sự xắp xếp hợp lí. Các lớp mầu giáo nên điều chỉnh giờ đi học của trẻ sao cho phù hợp với thời tiết từng mùa. Cần có chế độ thưởng phạt hợp lí với trẻ giúp các em có ý thức ngay từ nhỏ về một thói quen đúng giờ. Hiện nay, đồng lương trả cho nghề trông trẻ còn thấp. Ở các xã thuần nông này, các gia đình có trẻ theo học thường trả cho cô giáo trông trẻ bằng thóc. Nếu quy ra tiền cũng không đáng bao nhiêu. Đây cũng là một nguyên nhân có ảnh hưởng tới chất lượng nuôi dạy trẻ. Đi lên từ nghề nông, người dân nơi đây còn nhiều khó khăn trong kinh tế và tư tưởng nhưng với xu hướng ngày nay các gia đình đã dần có ý thức hơn về việc học hành của con em mình. Qua đây, chúng tôi cũng mong rằng các cơ quan có chức năng trong tỉnh, huyện nên quan tâm, đầu tư hơn nữa cho vấn đề giáo dục mầm non của tỉnh nhà. Đây là bước quan trọng đầu tiên trong sự nghiệp vun trồng thế hệ trẻ cho quê hương sau này. TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA DÂN LÀM THEO LỜI BÁC Nghĩa Dân là nơi Bác Hồ đã từng về thăm vào ngày 16/9/1961, Bác đã nói chuyện với đông đảo nhân dân, cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên và các cháu thiếu niên nhi đồng và căn dặn: “…Phải làm sao cho đời sống nhân dân, xã viên bằng hoặc hơn đời sống của đồng bào trung nông lớp trên, hăng hái trong sản suất, thực hành tiết kiệm tốt, làm gương cho các xã khác…”. Đặc biệt, với các cháu thiếu niên, nhi đồng, Bác mong các cháu “ học tập cho giỏi” và nhớ 5 điều Bác dạy. Cách xa sự ồn ào, nhộn nhịp của đường phố, Trường tiểu học Nghĩa Dân đứng bình dị giữa xóm thôn. Đến nay, thầy trò nhà trường vẫn luôn ghi nhớ và thực hiện tốt lời dạy của Bác. Hiện nay, số phòng học của trường đã đáp ứng khá đầy đủ cho việc học tập, vui chơi, giải trí của các em học sinh. Là một trường tiểu học thuộc một xã thuần nông nhưng trong những năm học vừa qua, tập thể thầy trò nhà trường đã đạt được nhiều thành tích trong dạy và học. Ban giám hiệu trường đã tiếp thu và triển khai kịp thời những chủ trương của Bộ giáo dục đề ra với bậc tiểu học như: Chương trình cải cách sách giáo khoa; đổi mới phương pháp dạy học; thực hiện “hai không” trong giáo dục .v.v…Là một trong số ít các trường đi đầu trong huyện, Ban giám hiệu trường đã phát động phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt”, “Vở sạch chữ đẹp - phát âm chuẩn” đến từng giáo viên, từng lớp học. Các thiết bị phục vụ cho kế hoạch trên cũng được trang bị đầy đủ như: Sách hướng dẫn các em phát âm chuẩn L/N, bảng để rèn chữ và luyện phát âm, tranh vẽ..vv.. Để phục vụ tốt hơn cho việc học 10 buổi/ tuần của học sinh, nhà trường còn tham mưu với địa phương xây dựng thêm một phòng học cho các em. Trong cuộc thi “Giáo viên đọc hay, viết đẹp” của trường tổ chức, nhiều cô giáo đã đoạt giải như: Cô Lê Quế Tâm; cô Nguyễn Thị Hồng Ninh; đặc biệt là cô giáo Hoàng Thị Phương Anh, tuy tuổi nghề còn chưa nhiều nhưng cô đã đoạt được nhiều danh hiệu như: Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Để nâng cao hiệu quả giảng dạy, nhà trường thường xuyên tổ chức các hội giảng. Qua đó, giáo viên có thể trao đổi học hỏi các phương pháp dạy học. Năm học 2006 - 2007, trường đã tổ chức được 4 đợt hội giảng vào các ngày kỉ niệm lớn như: 20/10, 20/11, 3/2, 26/3. Bên cạnh đó, mỗi tháng nhà trường thường tổ chức một chuyên đề chung cho toàn trường, phù hợp với chương trình học của từng khối học sinh. Cụ thể như chuyên đề: “Sử dụng đồ dùng lớp 4”, “Dạy toán và tiếng việt các khối lớp”..vv..Nhà trường đã kịp thời đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với chương trình cải cách sách của Bộ giáo dục. Vì vậy, trong năm học 2006- 2007, tỷ lệ học sinh giỏi của trường đạt gần 30%, học sinh tiên tiến đạt hơn 70%, 98% học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học. Cuộc thi “Trí tuệ tuổi thơ” được trường tổ chức nhằm tạo cho các em một sân chơi trí tuệ bổ ích. Các em được giao lưu học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết và khẳng định bản thân. Nhiều em học sinh tuy gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng với sự giúp đỡ, dìu dắt tận tình của các thầy cô, các em vẫn tiếp tục đến trường học tập và đạt danh hiệu “Học sinh nghèo vượt khó học giỏi”. Tiêu biểu như: em Hoàng Thị Thúy- lớp 5A, em Trần Ngọc Mây- lớp 5B. Hiện nay, với chủ trương “hai không” trong giáo dục, nhà trường tiếp tục thắt chặt hơn nữa việc đánh giá học sinh, không để học sinh có chất lượng kém lên lớp. Tuy vậy, đối với các em có học lực chưa tốt, nhà trường tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng để củng cố kiến thức đã học cho các em. Vì vậy, liên tiếp trong các năm học qua, nhà trường liên tục đạt danh hiệu “Trường tiên tiến”. Nhà trường được công nhận là Chi bộ trong sạch vững mạnh và được UBND huyện tặng giấy khen. Năm học 2007-2008, nhà trường tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập đúng độ tuổi và hiệu quả đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục, coi trọng và nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, thầy giỏi, trò giỏi và tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Tiếp nối truyền thống học tập của quê hương và làm theo lời Bác dạy, Trường tiểu học Nghĩa Dân chắc chắn sẽ còn tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp vun trồng thế hệ mới cho đất nước. Sự quan tâm, đầu tư hơn nữa của các cơ quan chức năng sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy chất lượng giáo dục của ngôi trường này. THẦY TÔI… Bao nhiêu người đã lớn lên, đã từng nhớ và có lẽ giờ đã quên mái trường thân thương ngày ấy. Giờ đây, trường vẫn vậy, vẫn sân trường đầy nắng gió - hương gió ngai ngái từ ruộng đồng thổi lại. Nhưng giờ đây, năm tháng cứ đuổi nhau, mái tóc thầy cô đã bạc màu, lũ học trò nay thật lạ…Bàn ghế xưa vẫn còn… Lang thang trên con đường ngày xưa thường đi học, lòng chợt thấy bồi hồi như thủa nào mới cắp sách chập chững tới lớp, tôi lắng nghe tim mình đập mạnh khi chợt thấy thấp thoáng bóng dáng thầy năm xưa. Vẫn chiếc áo xanh màu quân ngũ đã sờn, vẫn chiếc xe đạp cũ kĩ, thầy đi qua, em nghẹn ngào đứng lại. Muốn cất tiếng gọi “Thầy ơi” mà sao không thể nói…Bao năm rồi, tóc thầy đã bạc. Thầy có còn nhận ra cô học trò cũ nghịch ngợm, bướng bỉnh khi xưa? Chính thầy đã nhen lên trong em tình yêu môn lịch sử. Cho đến bây giờ em vẫn tiếp bước con đường thầy đã dìu dắt. Chiến tranh đã cướp đi một phần cơ thể của thầy. Nỗi đau ấy giờ đã nguôi ngoai nhưng cứ mỗi lần trời trở gió là thầy lại ốm. Đã bao lần em ngồi dưới lớp mà lòng bật khóc khi nhìn dáng thầy trên bục giảng. Em biết những ngày ấy thầy vẫn đến lớp, đến với lũ học trò đôi khi tinh nghịch và vô tâm nhiều lắm! Có lẽ thầy đã không còn nhận ra em nữa. Giờ đây, em đã là cô sinh viên đất Hà thành và vẫn yêu những bài giảng khi xưa của thầy. Kí ức ngủ quên thật đáng trách phải không thầy? Nhưng giờ lòng em vẫn nao nao niềm thổn thức nhớ thầy, thầy ơi!... THÀNH TÍCH DẠY TỐT, HỌC TỐT CỦA TRƯỜNG THCS PHẠM NGŨ LÃO Nằm giữa khoảng cách từ phố Trương Xá tới thị trấn Lương Bằng, trường THCS Phạm Ngũ Lão đứng nhỏ bé, khiêm nhường nhưng thân thuộc biết bao với các em học sinh nơi đây. Tuy chỉ là một trường ở một xã nhỏ nhưng Trường THCS Phạm Ngũ Lão đã có tới 3 giáo viên là cộng tác viên nghiệp vụ của Sở giáo dục. Đó là: thầy Vũ Huy Tiệm, thầy Đỗ Ngọc Hùng, thầy Đoàn Hữu Phát. Trong các năm học 1997- 1998, 1998- 1999, 2000- 2001, nhà trường liên tục đạt danh hiệu: ‘Trường tiên tiến”. Bên cạnh đó, phong trào “hai không” trong giáo dục cũng được thực hiện nghiêm túc ở trường. Trường gồm hai tổ chuyên môn. Đó là tổ tự nhiên và xã hội. Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn đã tổ chức các hội giảng. Qua đó có thể bình xét khích lệ và nâng cao trình độ cho giáo viên. Các hoạt động chuyên môn liên tục được đẩy mạnh trong mỗi kì học. Các tổ chuyên môn thường tổ chức trong mỗi năm học khoảng hai chuyên đề để phục vụ hữu hiệu cho giảng dạy. Tổ xã hội đã thực hiện được các chuyên đề như: “Phương pháp dạy một bài Trả bài tập làm văn”, “Hướng dẫn sử dụng các kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 8”..vv..Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức các hội thảo trao đổi các vấn đề như: Làm sao thể hiện được các hoạt động của giáo viên trong bài soạn và phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học. Qua đó nâng cao hiệu quả dạy và học. Tổ tự nhiên đã thực hiện được các chuyên đề như: “Phương pháp dạy phương trình vô tỷ”, “Cách thức sử dụng các dụng cụ thực hành môn Hoá học”, “ Phương pháp cho học sinh hoạt động nhóm trong các giờ học Toán”..vv.. Trong công tác chủ nhiệm lớp, các thầy cô luôn tìm cách khích lệ học sinh bằng cách trao phần thưởng mỗi tuần cho các em có thành tích nổi bật trên cả hai mặt. Kết quả đánh giá này do tập thể lớp bình bầu. Các tiết sinh hoạt trở thành các giờ hoạt động tập thể sôi nổi vui tươi. Trước đây đã có những tập thể lớp đã từng xếp loại yếu kém trong cả học tập và rèn luyện nhưng nhờ phương pháp quản lí tốt, đúng đắn của giáo viên chủ nhiệm nay luôn đứng đầu trường trong các dịp bình xét thi đua. Tiêu biểu là lớp 9C do thầy Vũ Văn Bắc làm chủ nhiệm. Thầy đã sử dụng phương pháp xây dựng đội ngũ tự quản, sử dụng chính những em học sinh cá biệt tham gia vào việc quản lí lớp. Bằng sự động viên kịp thời, đúng lúc, các em đã có ý thức hơn và trở thành những học sinh chăm ngoan, học giỏi. Không chỉ trong hoạt động chuyên môn, trường THCS Phạm Ngũ Lão còn như một tổ ấm thân quen. 34 thầy cô đã cùng đoàn kết, nhất trí cao trong các hoạt động của Công đoàn. Với sự năng động của cô giáo Đỗ Thị Lan - Chủ tịch Công đoàn, Công đoàn nhà trường đã có nhiều hoạt động có ý nghĩa như: thăm hỏi người ốm, động viên người gặp sự không may..vv.. Đoàn thanh niên đã làm rất tốt công tác xuất đội trong khi Đoàn thanh niên ở các trường khác trong huyện ít có điều kiện thực hiện được. Cùng với đó, Đoàn thanh niên thường tổ chức các lớp học cảm tình đoàn, kết nạp đoàn từ 3 - 4 đợt/ năm. Qua đó, các em học sinh sẽ có ý thức hơn khi đứng trong đội ngũ của Đoàn. Điều đáng ghi nhận là sự tận tâm, tình yêu thương, sáng tạo của đội ngũ giáo viên nhà trường khi đã tổ chức được các hoạt động từ thiện như: Tặng áo khoác, tặng quà tết cho 10 em học sinh nghèo vượt khó học giỏi với trị giá 650.000đ, hỗ trợ 2 em học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, mỗi em 200.000đ. Để tạo nguồn ngân quỹ này, mỗi thầy cô đã đóng góp một ngày lương của mình cộng với số tiền tài trợ của một số doanh nghiệp lân cận. Bên cạnh đó, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô, các em học sinh tích cực rèn luỵện đạo đức tham gia các hoạt động xã hội như: quét dọn đường phố, dọn dẹp khu nghĩa trang liệt sỹ..vv.. Đây là những hoạt động mà các trường khác trong huyện chưa thể làm được. Việc làm nhỏ bé này có tính giáo dục cao, giúp các em ý thức hơn về tinh thần đoàn kết và tiếp nối những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Vận dụng sáng tạo phiên bản “Rung chuông vàng”, thầy Vũ Huy Tiệm- hiệu trưởng nhà trường đã vạch kế hoạch tổ chức trò chơi “Vui học, học vui” cho các khối học sinh. Đến nay, trường đã tổ chức được 6 số. Sân chơi bổ ích này giúp các em củng cố thêm kiến thức đã học. Năm học 2003- 2004, trường có 5 giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Năm học 2005- 2006, chi bộ nhà trường được công nhận là Chi bộ trong sạch vững mạnh. Nhà trường được công nhận là Cơ quan văn hoá và được UBND tỉnh tặng giấy khen. Đáp lại sự tận tâm của các thầy cô, các em học sinh của trường đã tích cực tu dưỡng và đạt được nhiều thành tích: Năm học 2003- 2004, nhà trường có 9 em đạt giải học sinh giỏi cấp huyện. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 100%. Năm học 2004- 2005, nhà trường có 9 em đạt giải học sinh giỏi cấp huyện, 100% các em tốt nghiệp THCS, 62% các em đỗ vào trường PTTH công lập. Năm học 2006- 2007, nhà trường có 95% các em tốt nghiệp THCS, 74% các em đỗ vào trường PTTH công lập. Thiết nghĩ, để nhà trường tiếp tục đẩy mạnh chất lượng giảng dạy, phấn đấu đạt danh hiệu trường chuẩn Quốc gia thì sự quan tâm, đầu tư hơn nữa của các cơ quan chức năng là vô cùng cần thiết. PHỐ HIẾN HÔM NAY… Từ lâu lắm rồi, Phố Hiến luôn nổi tiếng về truyền thống văn vật với câu ca còn truyền mãi: “ Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì Phố Hiến”. Cùng với sự phát triển của cả nước, Phố Hiến- Hưng Yên hôm nay vẫn đang vững bước đi lên nhưng luôn giữ được nét duyên dáng, thanh lịch ngày xưa. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 cây số, Phố Hiến nằm ở trung tâm thị xã Hưng Yên xinh xắn, gần gũi với con người nơi đây và cả những ai lần đầu đặt chân đến. Trên trục chính con đường vào trung tâm thị xã, hai bên đường luôn nhộn nhịp hàng quán kinh doanh. Những cửa hàng bán tranh, bán chữ nho, câu đối đỏ đóng trong khung kính làm cho không khí đậm chất truyền thống. Thêm vào đó, các mặt hàng kinh doanh khác cũng mọc lên đáp ứng nhu cầu của con người hiện đại. Cứ đến mùa hoa sữa nở rộ, cả con đường tràn ngập một màu trắng tinh khôi, ban sơ. Đi trong hương hoa ấy lòng người thường xao xuyến nỗi niềm những kí ức xưa. Không gian như rộng mở, thời gian như ngưng lại, bao nhộn nhịp của đời sống hàng ngày nhường chỗ cho lòng người lắng sâu vào trải nghiệm, suy tư. Những ai đã từng một lần lang thang trong đêm hoa sữa Phố Hiến chắc không thể nào quên sự yên bình nơi đây. Cây cầu Yên Lệnh nối liền Hưng Yên và Hà Nam vắt ngang dòng sông Hồng hiền hòa, nặng phù sa màu mỡ tạo một nét đẹp cho Phố Hiến. Đây là một cây cầu lớn, được được người dân hai tỉnh rất mong đợi. Nhờ nó mà sự giao lưu kinh tế, văn hoá hai bên ngày càng đẩy mạnh. Phố Hiến ngày nay vẫn gìn giữ được nhiều di tích lịch sử quý giá, tiêu biểu như Miếu Bạch Đằng. Mỗi khoá học trò ra trường, vào trường, nhiều cô cậu học sinh thường đến đây thắp hương tưởng nhớ đến các vị tướng lĩnh hay các vị tiến sĩ ngày trước, cầu mong đón nhận được hào khí, truyền thống văn vật , hiếu học của cha anh đi trước. Thử một lần lánh xa sự ồn ào tấp nập của dòng người qua lại, bước chân vào chùa Chuông cổ kính ngay giữa lòng thị xã, hồn người như tĩnh lại. Chuông chùa ngân lên gợi cho con người nhớ về nguồn cội và hướng đến một cuộc sống có ý nghĩa. Dù đi tới đâu, hoà vào cuộc sống xa hoa và hiện đại như thế nào những người con vùng đất này vẫn không thể nào nguôi nổi nỗi nhớ thương đất mẹ. Ước vọng một ngày mai có thể trở về, bằng bàn tay, khối óc của mình xây dựng quê nhà giàu đẹp hơn. NHỮNG KHÓ KHĂN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA TRƯỜNG THCS PHẠM NGŨ LÃO Được thành lập từ khá sớm so với các trường khác trong huyện Kim Động, nhưng cho đến nay vấn đề cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy của trường THCS Phạm Ngũ Lão vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế. Trường chỉ gồm có 6 phòng học ở khu nhà 2 tầng và 2 phòng học ở khu nhà cấp 4. Trong khi đó, số lớp học trên thực tế là 17 lớp. Vì vậy, nhu cầu học thêm, trau dồi kiến thức hay bồi dưỡng học sinh giỏi của các em cũng không thể được đáp ứng. Các em học sinh chỉ được học một buổi trong ngày. Cùng với đó, các dụng cụ phục vụ cho việc thực hành bài tập trên lớp cũng không có điều kiện được sử dụng trong thực tế. Đó là do trường không có phòng trống để chứa những đồ dùng cần thiết đó. Tất cả phải đen gửi tại nhà thầy hiệu trưởng. Khi cần thiết, các em phải vận chuyển nó tới trường với một quãng đường khá xa. Không chỉ có các em học sinh mà ngay cả các phòng chức năng cho cán bộ giáo viên trường cũng không có đầy đủ. Ví như: phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng văn thư, kế toán, phòng họp hội đồng..vv..Tất cả 34 thầy cô chỉ có một căn phòng nhỏ nơi gầm cầu thang với diện tích khoảng 12m2. Tại đó, mọi hoạt động như:Tiếp các khách trên tỉnh, huyện về, họp hội đồng, xử lí học sinh vi phạm..vv.. đều diễn ra ở đây. Khi nào có khách tới làm việc với nhà trường, các thầy cô đành phải ra ngoài ban công ngồi. Nơi làm việc của thầy hiệu trưởng chỉ là một góc của chiếc bàn gỗ nhỏ đã bong sờn bề mặt chỉ để vừa một chiếc máy điện thoại bàn và một tập tài liệu. Máy tính, máy in và các trang thiết bị khác phải gửi tại nhà cô văn thư, kế toán của trường. Tuy hiện nay nhà trường đã có chủ trương “địa phương hóa” giáo viên nhưng do không có khu tập thể cho giáo viên nên một số thầy cô vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Do điều kiện nhà xa nên các thầy cô đành phải thuê nhà trọ trong địa phương để tiện công tác. Đây là một vấn đề vẫn chưa được thực sự quan tâm, giải quyết. Ngay cả những nhu cầu sinh hoạt tại trường của thầy trò nhà trường cũng gặp khó khăn. Ví như nhu cầu nước uống. Các em phải mang nước từ nhà đi hoặc xin nước sạch trong nhà dân. Nhà ở của bác bảo vệ trường chỉ là một túp lều nhỏ sau trường. mỗi tối để tiện cho viẹc trông nom cơ sở vật chất của trường, bác bảo vệ phải dải chiếu nằm ngủ ngay trên bục giảng lớp học. Trong khi đó lương tháng cho công việc bảo vệ được xã trả bằng thóc. Nếu quy ra tiền, mỗi tháng bác bảo vệ chỉ nhận được gần 200.000đ. Đây là mức thu nhập của những gia đình thuộc diện nghèo. Tuy vậy, chất lượng dạy và học của trường luôn được đảm bảo. Trường được công nhận là Trường tiên tiến trong 5 năm liền và được UBND huyện tặng giấy khen. Thiết nghĩ, với bề dày thành tích như vậy, nếu được các cơ quan chức năng quan tâm hơn nữa chắc chắn chất lượng giáo dục của trường THCS Phạm Ngũ Lão còn tiến xa hơn. “NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI CÀNG LÀM EM THÊM QUYẾT TÂM PHẤN ĐẤU….” Đó là câu nói tôi còn nhớ mãi sau cuộc trò chuyện với em Ngô Văn Toàn - học sinh lớp 8B, trường THCS Phạm Ngũ Lão - Kim Động- Hưng Yên. Gặp em lần đầu tiên, tôi có ấn tượng ngay về một cậu học trò với gương mặt trắng trẻo, sáng sủa và thông minh. Em rất cởi mở, thân thiện nhưng thật khiêm tốn khi tôi nhắc tới quá trình học tập tại trường của em. Trong suốt 8 năm liền, em luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường. Đồng thời, năm học 2005 - 2006, em đạt giải nhì học sinh giỏi huyện môn toán, năm học 2006 - 2007, em đạt giải khuyến khích môn vật lý và giải ba môn toán học sinh giỏi huyện. Năm học này em tiếp tục ôn luyện trong đội tuyển toán và vật lý của trường. Trong quá trình học tập, Toàn luôn năng động, siêng năng, ham học hỏi từ thầy cô và bè bạn. Vì vậy, em vừa là một học sinh giỏi của trường vừa là một lớp trưởng gương mẫu được bạn bè và thầy cô yêu mến, tin tưởng. Em cười hiền lành và nói với tôi: “Em quý từng giờ phút học trên lớp, chị ạ…”. Có lẽ vì thế mà Toàn luôn tranh thủ giờ nghỉ giữa tiết học để hỏi bài thầy cô hay thảo luận những vấn đề còn khúc mắc với các bạn khác trong lớp. Nhưng Toàn cũng như bao cô cậu học trò đang tuổi ăn, tuổi lớn khác cũng ham chơi, tinh nghịch. Nhìn nụ cười sảng khoái của em khi chơi trò nhảy dây, bắn bi với các bạn, tôi thấy lòng dịu lại và cảm nhận được một điều rằng: những nỗi đau buồn của cuộc sống không thể làm khuất lấp đi sự trong sáng của tuổi thơ Toàn. Con đường từ nhà tới trường học khoảng gần 2km. Toàn thường đi bộ tới trường. Em tâm sự rằng: “Em thích đi bộ vì có thể thỏa sức ngắm trời đất và biết đâu bất chợt nảy ra ý tưởng gì mới cho buổi học hôm ấy”. Nhìn gương mặt của em có lẽ không ai trong chúng ta có thể biết những khó khăn em đã gặp phải trong cuộc sống của mình. Cha mẹ em đã ly dị cách đây khoảng 5 năm. Từ nhỏ em đã sống với cha và ông bà nội. Mẹ em giờ đã đi thêm bước nữa. Cuộc sống thiếu thốn tình thương của mẹ và mặc cảm gia đình khiến em ngày càng sống khép kín và trầm lặng. Em ít giao tiếp với mọi người ngay cả với cha của mình. Mọi nỗi niềm tâm sự em gửi gắm nơi ông bà nội. Em cảm nhận được tình yêu thương và chăm sóc của ông bà. Ngoài giờ học, em giúp cha trông em và làm công việc nhà. Nhiều đêm em bật khóc vì thương cha, thương em và nhớ mẹ vô cùng. Rồi cũng đến một ngày ông bà lần lượt rời xa em. Trước lúc nhắm mắt, ông nội có dặn dò em rằng: “Cháu hãy cố gắng học thật giỏi. Ông sẽ luôn ở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC (4).doc