Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Cầu Giấy

Năm 2002, Tình hình kinh tế xã hội nước ta vẫn tiếp tục ổn định và phát triển các mục tiêu cơ bản được hoàn thành Với tốc độ tăng trưởng GDP là 7% Sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, tăng 14,45% so với 31/12/2001, nông nghiệp tăng 5,24%, dịch vụ tăng, thị trường trong nước sôi động sức mua ở nhiều vùng tăng đáng kể. Tình hình xuất khẩu cải thiện, đặc biệt những tháng cuối năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 16,53 tỷ USD. Theo thống kê thì các tổ chức tín dụng đóng góp gấn 60% của GDP nước ta là một nước đang trên đà phát triển đang từng bước hoàn thiện mình để hội nhập với nền kinh tế thế giới với sự ổn định về chính trị và có những mối quan hệ ngoại giao tốt với các nước bạn nên nước ta là một địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước đã có thay đổi lớn theo thông lệ quốc tế, đặc biệt là lãi suất và tỷ giá đã tạo môi trường thuận lợi, khiến cho hoạt động ngân hàng ngày càng sôi động và hiệu quả hơn.

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các cơ sở sản xuất và các cá nhân. Bên cạnh đó, NHCTCG không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trong hệ thống. Điều này đòi hỏi NHCTCG chú trọng tìm biện pháp nhằm giữ những khách hàng trung thân đồng thời thu hút lôi kéo và phát triển các khách hàng tiềm năng. Đó là việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu những thủ tục hành chính rườm rà gây khó dễ cho khách hàng để tạo điều kiện cho nhân dân có thể vay vốn mở rộng hoạt động kinh doanh góp phần cho nền kinh tế phát triển xã hội ngày càng phồn thịnh.… 2.3. Các hoạt động nghiệp vụ của NHCTCG 2.3.1. Huy động vốn. Với hoạt động mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm của tất cả các tổ chức và dân cư trong và ngoài nước: Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ. Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn. Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng Các hình thức huy động vốn khác như tiếp nhận vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư từ NHNN và các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước và cá nhân. Đặc biệt là dịch vụ tiết kiệm điện tử lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam. 2.3.2. Tín dụng. Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế. Đồng tài trợ, cho vay vốn đối với những dự án có quy mô lớn và thời hạn hoàn vốn dài Bảo lãnh: bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, vay vốn với bên thứ ba, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh giao nhận hàng. Các chương trình vay vốn ưu đãi: Cho vay bằng Quỹ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF), các hiệp định tín dụng khung và đặc biệt là chương trình cho vay sinh viên với lãi suất ưu đãi. 2.3.3. Thanh toán quốc tế. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ bằng các phương thức: Thư tín dụng (L/C): nhận phát hành thư tín dụng, thông báo L/C, xác nhận, chiết khấu và thanh toán L/C… Nhờ thu: nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)… Chuyển tiền điện tử Chuyển tiền kiều hối. Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, séc du lịch 2.3.4. Thực hiện các dịch vụ kinh doanh tiền tệ, ngoại hối. Dịch vụ mua bán ngoại hối giao ngay (Spot) Dịch vụ mua bán ngoại hối kỳ hạn (Forward). Dịch vụ hoán đổi SWAP 2.3.5. Dịch vụ thanh toán điện tử: Được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi nhờ hệ thống máy tính được nối mạng nội bộ. 2.3.6. Dịch vụ tư vấn và quản lý: Tài chính tiền tệ, đại lý ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, quản lý tiền vốn và các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng. 2.3.7. Đầu tư Dưới các hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, mua tài sản và các hình thức đầu tư khác vào các doanh ngiệp và các tổ chức tài chính tín dụng khác. 2.3.8. Thực hiện các nghiệp vụ uỷ nhiệm khác của nhà nước và NHNN. 2.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHCTCG Hiện nay, NHCTCG có hơn 149cán bộ trên tổng số 12000 cán bộ của toàn bộ hệ thống NHCT. Trong đó có 42,8% có trình độ đại học và trên đại học, còn lại đều đã được đào tạo qua hệ cao đẳng, trung học chuyên ngành ngân hàng. NHCTCG có 8 phòng, hoạt động theo chức năng riêng đã được phân công theo sự chỉ đạo điều hành của ban giám đốc gồm: Một giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức điều hành hoạt động của toàn bộ ngân hàng ở tầm bao quát, tổng quát, đề ra những kế hoạch, mục tiêu của ngân hàng và ba phó giám đốc, phụ trách quản lý kiểm soát từng bộ phận, nghiệp vụ hoạt động cụ thể của ngân hàng theo kế hoạch gồm: Phó giám đốc phụ trách hoạt động kế toán - tài chính. Phó giám đốc phụ quản lý hoạt động kinh doanh của ngân phó giám đốc chịu trách nhiệm về hoạt động nguồn vốn, kho quỹ. Sau đó là các trưởng phòng của từng phòng ban cụ thể đìêu hành các nhân viên là những người trực tiếp tham gia vào thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cấp trên đề ra. NHCT Cầu Giấy Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh đối nội Phòng kinh doanh đối ngoại Phòng kế toán - tài chính Phòng kế hoạch tổng hợp nguồn vốn Phòng ngân quỹ Phòng kiểm tra - kiểm soát Phòng giao dịch Cầu Diễn Tổng hợp Cho vay kinh tế DNNN Cho vay ngoài quốc doanh Nguồn vốn Kế toán Tiết kiệm KD đối nội KD đối ngoại 2.4.1. Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện các công việc về hành chính quản trị tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao chất lượng chuyên môn cho nhân viên , đảm bảo về cơ sở vật chất cho việc hoạt động kinh doanh của các phòng ban: Quản lý sắp xếp điều chuyển nhân sự, đảm bảo tiền lương cho cán bộ công nhân viên, tham mưu cho lãnh đạo về xét tuyển, kỷ luật và đề bạt cán bộ. Đồng thời, tiến hành mua bán bảo dưỡng tài sản, lưu giữ bảo quản chứng từ tài liệu. 2.4.2. Phòng kinh doanh đối nội. Đây là phòng kinh doanh tổng hợp, thực hiện các nghiệp vụ cho vay đối với các khác hàng là các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, dưới hình thức là các khoản vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay uỷ thác, cho vay theo dự án. Đồng thời cũng thực hiện chức năng giám sát và quản lý việc sử dụng vốn. Đây là phòng có các hoạt động kinh doanh quan trọng nhất của ngân hàng thương mại Việt Nam, nó mang lại phần lớn lợi nhuận nhưng đồng thời cũng đi đôi với rủi ro. Để phù hợp với các nghiệp vụ tín dụng, phòng kinh doanh đối nội được chia thành: + Tín dụng quốc doanh + Tín dụng ngoài quốc doanh Các công tác thẩm định và cho vay được chuyên môn hoá cao, đồng thời có sự phối hợp nhuần nhuyễn bổ trợ thông tin cho nhau đối với khách hàng xin vay, đảm bảo chất lượng tín dụng tốt, các cán bộ tín dụng có trách nhiệm trực tiếp thẩm định khách hàng, trưởng phòng xem xét và trình lên giám đốc để duyệt cho vay. Các quyết định đều được thực hiện theo đúng quy cách và hướng dẫn của cấp trên và mức phán quyết của giám đốc chi nhánh theo sự uỷ quyền của NHCTVN. Phòng kinh doanh đối nội phối hợp chặt chẽ với phòng kinh doanh đối ngoại cho vay, và bảo lãnh đối với khách hàng có quan hệ đối với các phòng nguồn vốn để cân đối đầu vào, đầu ra, đồng thời kết hợp với phòng kế toán trong quản lý, giám sát tài khoản cho vay. 2.4.3. Phòng kinh doanh đối ngoại: Thực hiện 2 chức năng chính là thanh toán quốc tế (thanh toán xuất nhập khẩu bằng các phương thức mở tài khoản, nhờ thu L/C) và kinh doanh ngoại tệ (thanh toán, chuyển tiền cho các khách hàng, chủ yếu là mua bán ngoại tệ để phục vụ cho các doanh nghiệp XNK), hạch toán kế toán các nghiệp vụ ngoại tệ, làm đầu mối thanh toán séc du lịch, thẻ tín dụng quốc tế, thu chi tiền mặt ngoại tệ cho các đơn vị, thực hiện giải ngân cho một số dự án do NHCTVN chỉ định. Ngoài ra, phòng còn có hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng kinh tế với nước ngoài mở L/C, chuyển kiều hối, thanh toán séc du lịch, đảm bảo công tác xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ. Do tính chất thông thương trong quan hệ mậu dịch giữa các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, phòng kinh doanh đối ngoại đã phối hợp chặt chẽ với phòng kinh doanh đối nội trong công tác thẩm định, kiểm tra về khách hàng nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí. Để nâng cao chất lượng kinh doanh, phòng cũng tham gia tạo tiền gửi cho khách hàng thông qua việc mở tài khoản để đảm bảo thanh toán L/C, ký quỹ bảo lãnh. 2.4.4.Phòng Kế toán - Tài chính. Thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán bằng VND, lên cân đối tổng hợp. Phòng có 5 tổ công tác chịu trách nhiệm về các chức năng riêng biệt: Tổ kế toán nội bộ, Tổ thanh toán viên, Tổ thanh toán liên ngân hàng, Tổ thanh toán bù trừ và tổ tiết kiệm. Với số nhân viên 20 người được trang bị máy tính và các thiết bị chuyên dụng để phục vụ công tác kế toán và phối hợp với các phòng ban khác để tiến hành mọi nghiệp vụ kế toán, thanh toán, giám sát các khoản cho vay. Phòng kế toán còn là công cụ để phản ánh, giám sát toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng và đây còn là cánh tay đắc lực cho công tác quản lý ngân hàng. 2.4.5. Phòng kế hoạch tổng hợp nguồn vốn: Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, đây là phòng nhận các khoản tiền gửi của khách hàng, hiện tại ngân hàng có tất cả 5 quỹ tiết kiệm đáp ứng đầy đủ nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Mặt khác, phòng còn chịu trách nhiệm lập kế hoạch các khoản vay của ngân hàng nhằm cân đối với các nghiệp vụ sử dụng vốn. Đồng thời hàng năm tăng các khoản vốn tự có theo quy định và đạt kế hoạch đề ra. Phòng kế hoạch tổng hợp nguồn vốn cũng thường xuyên phối hợp với các phòng ban khác đặc biệt là các phòng kinh doanh đối nội và đối ngoại để đạt được mục tiêu của ngân hàng đề ra một cách tốt nhất. 2.4.6. Phòng ngân quỹ: Phòng này có chức năng quản lý tồn quỹ, thực hiện thu chi theo lệnh về tiền mặt VND và ngoại tệ, bảo quản và phân phối các chứng từ có giá. Với số nhân viên là 8 người gồm bộ phận chính thu và chi tiền tệ, thực hiện thu và chi VND, ngoại tệ và ngân phiếu, công tác chi luôn đảm bảo đúng đối tượng chế độ, phòng có đường dây luân chuyển nội bộ an toàn với các phương tiện chuyên dụng. Vào cuối ngày làm việc tiền được luân chuyển từ các quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch, bộ phận giao dịch trực tiếp tiền tệ với khách hàng về phòng quỹ để tiến hành kiểm đếm, lập sổ sách, lưu kho để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đầu ngày giao dịch sau, tiền lại được chuyển tới nơi giao dịch đảm bảo thanh toán thường xuyên cho khách hàng. 2.4.7. Phòng Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ. Thực hiện kiểm soát nội bộ là nhiệm vụ trọng tâm của phòng, ngoài ra còn thanh tra các vụ việc có liên quan, các thao tác nghiệp vụ nhằm ngăn chặn các rủi ro xảy ra từ chính các cán bộ ngân hàng. Từ việc kiểm tra xác minh sự việc thông tin để từ đó khắc phục những tồn tại cần khắc phục,phát huy những điều cần phát huy, chịu trách nhiệm xử lý theo quy định hoặc báo cáo với lãnh đạo để đưa ra biện pháp ứng phó kịp thời, hợp lý, nâng cao kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý. 2.4.8. Phòng giao dịch Cầu Diễn: Phòng giao dịch như một tiểu ban của NHCTCG, không có phòng tổ chức hành chính còn nó có đầy đủ các phòng ban và thực hiện tất cả các nghiệp vụ như một ngân hàng thương mại.Công việc ở đây hoạt động kinh doanh và giao dịch với khách hàng tương tự như trụ sở chính của nó - Ngân hàng Công thương Cầu Giấy. Tất cả 8 phòng ban trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp, liên kết với nhau để thực hiện tốt các hoạt động của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức của các phòng ban ngày càng được cải tiến để ngày càng phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ của một ngân hàng đa năng, hiện đại và ngày càng có nhiều sản phẩm mới, đáp ứng được các nhu cầu của khác hàng trong cơ chế thị trường. NHCTCG có phương châm: “Sự thành đạt của khách hàng là thành đạt của Ngân Hàng”, do ý thức được điều đó nên ngân hàng không ngừng đổi mới các phương thức phục vụ, nâng cao chất lượng và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ để thoả mãn ngày càng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng và thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. PHần thứ hai Tình hình hoạt động của NHCTCG năm 2002. Năm 2002, Tình hình kinh tế xã hội nước ta vẫn tiếp tục ổn định và phát triển các mục tiêu cơ bản được hoàn thành Với tốc độ tăng trưởng GDP là 7% Sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, tăng 14,45% so với 31/12/2001, nông nghiệp tăng 5,24%, dịch vụ tăng, thị trường trong nước sôi động sức mua ở nhiều vùng tăng đáng kể. Tình hình xuất khẩu cải thiện, đặc biệt những tháng cuối năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 16,53 tỷ USD. Theo thống kê thì các tổ chức tín dụng đóng góp gấn 60% của GDP nước ta là một nước đang trên đà phát triển đang từng bước hoàn thiện mình để hội nhập với nền kinh tế thế giới với sự ổn định về chính trị và có những mối quan hệ ngoại giao tốt với các nước bạn nên nước ta là một địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước đã có thay đổi lớn theo thông lệ quốc tế, đặc biệt là lãi suất và tỷ giá đã tạo môi trường thuận lợi, khiến cho hoạt động ngân hàng ngày càng sôi động và hiệu quả hơn. Mặc dù trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngân hàng có những thuận lợi, song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu ngoài ra có nhiều tổ chức tham gia huy động vốn với nhiều hình thức cạnh tranh về lãi suất huy động vốn và phí ngày càng lớn. Các NHTM đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi nên chênh lệch lãi suất cho vay ngày càng thu hẹp. Nhu cầu vốn để phát triển kinh tế ngày càng cao đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, xây dựng trong năm vừa qua ngày càng tăng, hầu hết các Ngân hàng đều có mức tăng trưởng dự nợ cao hơn so với mức tăng trưởng nguồn vốn huy động.Do vậy các NH đều ở tình trạng căng thẳng về vốn. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế và của các NHTM, tuy chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy mới thành lập nhưng đã có nhiều biện pháp chủ động tích cực, vượt qua khó khăn và đã đạt được kết quả khả quan ,để làm được điều này chi nhánh đã bám sát sự chỉ đạo của NHCTVN ,NHNN TP Hà Nội ,các cấp và sự giúp đỡ của các bạn hàng…Các chỉ tiêu đề ra để NH thực hiện đều có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong toàn hệ thống và hoàn thành vượt mức kế hoạch của Ngân hàng Công thương Việt Nam giao, cụ thể như sau: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002. Tuy NHCT Cầu Giấy mới thành lập và nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng NH vẫn từng bước khắc phục và có những chuyển biến tích cực trong hạt động kinh doanh đáng được khích lệ. 1.1. Công tác nguồn vốn. - Tổng nguồn vốn huy động (bao gồm cả VND và ngoại tệ quy ra VND) đến 31/12/2002 đạt 648 tỷ đồng so với tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2001 là 376 tỷ đồng, tăng 272 tỷ đồng (tốc độ tăng 72%), đạt 112,5% kế hoạch năm 2002 (vượt 12,5% kế hoạch). - Cơ cấu nguồn vốn huy động đến 31/12/2002: + Vốn huy động VND đạt 453 tỷ đồng tăng 223tỷ so với 30/12/2001 (tốc độ tăng 97%), chiếm 70% tổng nguồn vốn huy động. + Vốn huy động ngoại tệ quy VND đạt 195 tỷ đồng, tăng 49 tỷ so với 31/12/2001 (tốc độ tăng 34%), chiếm 30% tổng nguồn vốn huy động. + Tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 195 tỷ, tăng 65 tỷ so với 31/12/2001, tốc độ tăng 50%, chiếm 30% tổng nguồn vốn huy động. + Tiền gửi dân cư đạt 453 tỷ, tăng 207 tỷ so với 31/12/2001, tốc độ tăng 81%, chiếm 70% tổng nguồn vốn huy động. Mặc dù chi nhánh đi vào hoạt động mới được gần 2 năm nên có nhiều khó khăn hơn so với các Ngân hàng trên địa bàn thành phố, chịu sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đặc biệt là về lãi suất, song nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫn không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 2002 mức tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt và vượt chỉ tiêu phấn đấu của NHCTVN (tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống là 22% - 24%). Hai đợt phát hành kỳ phiếu, Chi nhánh đều vượt chỉ tiêu kế hoạch NHCTVN giao và được khen thưởng về công tác phát hành kỳ phiếu. Đạt được kết quả trên là do chi nhánh đã có nhiều giải pháp hiệu quả như: Thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất đẻ củng cố khách hàng truyền thống,nắm bắt được nhu cầu của khách hàng đẻ mở rộng và thu hút khách hàng mới, tăng cường công tác Marketing… Mở rộng mạng lưới huy động tiết kiệm năm 2002, Chi nhánh đã đưa thêm 02 quỹ tiết kiệm vào hoạt động. Tính đến 31/12/2002, Chi nhánh có 5 quĩ tiết kiệm và 1 điểm huy động vốn tại Phòng giao dịch Cầu Diễn. Chi nhánh chuẩn bị đưa 1 đến 2 quĩ tiết kiệm nữa vào hoạt động, Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn: áp dụng nhiều hình thức huy động như tiết kiệm trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ, trả lãi hàng tháng với các mức lãi suất linh hoạt, hợp lý, đồng thời huy động với nhiều loại kỳ hạn, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tiết kiệm dự thưởng. Từng bước hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, đã đưa 100% quĩ tiết kiệm chuyển sang giao dịch trên máy, tiết kiệm thời gian giao dịch, chính xác trong tính toán, tạo niềm tin đối với khách hàng đến giao dịch, từng bước cải thiện nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện văn minh trong giao tiếp giao dịch. Tuy nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh, nguồn vốn huy động VND mới chỉ đảm bảo 40% nhu cầu sử dụng vốn tại chỗ. Nguồn vốn huy động ngoại tệ chiếm 30% tổng nguồn vốn huy động, trong khi đó các doanh nghiệp hầu như không nhận nợ ngoại tệ mà chỉ vay bằng đồng Việt Nam. Vì vậy, nguồn vốn huy động bằng đồng VN tại chi nhánh không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn trong khi đó nguồn ngoại tệ huy động được lại không được sử dụng hết mà phải điều chuyển về Ngân hàng Công Thương Việt Nam. 1.2. Công tác sử dụng vốn. - Tổng dư nợ cho vay và đầu tư đến 31/12/2002 đạt 1.233 tỷ đồng, so với 31/12/2001 tăng 533 tỷ đồng (tốc độ tằng 76%), đạt 93,3% kế hoạch Chi nhánh cho năm 2002. Trong đó: + Cho vay bằng VND đạt 1.147 tỷ đồng, tăng 504 tỷ đồng, tốc độ tăng 78% so với 31/12/2001, chiếm 93% tổng dư nợ. + Cho vay ngoại tệ quy ra VND đạt 83 tỷ đồng, tăng 26 tỷ đồng, tốc độ tăng 46% so với 31/12/2001, chiếm 7% tổng dư nợ. - Về cơ cấu dư nợ: + Dư nợ cho vay ngắn hạn: đạt 969 tỷ đồng tăng 369 tỷ đồng, tốc độ tăng 62% so với 31/12/2001, chiếm 78% tổng dư nợ. + Dư nợ trung dài hạn: đạt 261 tỷ đồng, tăng 162 tỷ đồng, tốc độ tăng 164% so với 31/12/2001, chiếm 22% tổng dư nợ. + Dư nợ cho vay kinh tế quốc doanh đạt: 882 tỷ đồng, tăng 312 tỷ đồng, tốc độ tăng 55% so với 31/12/2001, chiếm 72% tổng dư nợ. + Dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh đạt 348 tỷ đồng, tăng 219 tỷ đồng, tốc độ tăng 170% so với 31/12/2001, chiếm 28% tổng dư nợ (năm 2001, dư nợ cho vay ngoài quốc doanh chiếm 18% tổng dư nợ) + Nợ quá hạn 180 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,0193% tổng dư nợ. + Cho vay không có tài sản đảm bảo bằng tài sản chiếm 71,6% tổng dư nợ (kế hoạch NHCTVN giao 79%) - Thực hiện các chương trình tín dụng: + Cho vay không co bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV: 367 món, số tiền 3,136 tỷ đồng. + Cho vay sinh viên: 4 trường đại học (Đại học sư phạm, đại học Mỏ địa chất, Đại học Thương Mại, Cao đẳng Công nghiệp), cho 576 sinh viên vay, số tiền là 975 triệu đồng. 1.2.1. Về tín dụng ngắn hạn: Doanh số cho vay: 1.915,095 tỷ đồng Doanh số thu nợ: 1.548,314 tỷ đồng Dư nợ ngắn hạn: 969,155 tỷ đồng Vòng quay vốn tín dụng: 1,67 vòng. Để có được kết quả trên NHCTCG đã triển khai kịp thời các chủ trương chỉ đạo của ngành, đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn cho khách hàng, tăng cường công tác tiếp thị, thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng quan hệ tín dụng 29 đơn vị, trong đó 8 khách hàng là DNNN. Các tổ chức kinh tế khác: 21 khách hàng. Cho vay các thành phần kinh tế khác được chi nhánh đặc biệt quan tâm đi sâu nghiên cứu thị trường và khách hàng, chọn lọc những phương án khả thi, có tài sản bảo đảm, kết quả cho vay ngoài quốc doanh tăng trưởng đáng kể chiếm 28% tổng dư nợ. 1.2.2. Về tín dụng trung - dài hạn: Doanh số cho vay: 277,526 tỷ đồng Doanh số thu nợ: 66,664 tỷ đồng Dư nợ: 260,529 tỷ đồng Bên cạnh đầu tư ngắn hạn, chi nhánh đã tập trung thẩm định đầu tư kịp thời các dự án khả thi. Chi nhánh đã thẩm định đầu tư thêm các dự án để mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ, tăng năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp như: Đầu tư xây dựng toà nhà làm việc và cho thuê của công ty cổ phần Ford Thăng Long, đầu tư xưởng mạ nhúng kẽm nóng cho công ty CKXD Đại Mỗ, đầu tư hệ thống nhà kho cho công ty cổ phần vận tải Trung Ương, xí nghiệp XNK May xuất khẩu của công ty May Hà Nội, đầu tư dây chhuyền kéo sợi và nhuộm ấp cho công ty dệt nhộm Trung Thư…. Tiếp tục giải ngân các dự án như: Dự án đầu tữây dựng Xí nghiệp may xuất khẩu Machinoimportcủa Công ty XNK máy Hà nội; Dự án đầu tư của công ty in tài chính; Dự án của công ty Cao su Hà Nội… Hoàn tất các thủ tục cần thiết cho giai đoạn đấu thầu và chuẩn bị giải ngân dự án đồng tài trợ Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ của Tổng công Ty Điện lực Việt Nam. Các dự án đầu tư cho vay đều phát huy hiệu quả và đóng góp một phần không nhỏ vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.3. Công tác bảo lãnh: Đến 31/12/2002 doanh số bảo lãnh của Chi nhánh đạt 215 tỷ đồng với dư nợ bảo lãnh là 262 tỷ đồng, tăng 106 tỷ đồng. Việc thực hiện bảo lãnh được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, chính xác tạo điều kiện cho khách hàng trúng thầu thi công nhiều công trình lớn: Công trình xây dựng Cầu Lăng Cô đường dẫn phía Bắc, Gói thầu 4 gồm 5 cầu đường sắt Hà Nội - Hồ Chí Minh, đoạn đường tránh R5 - Hải Phòng, Cầu Đá Bạc của Tổng Cty XD Thăng Long, Công trình đường Phú Hồ của Công ty Bê Tông Hà Nội. Các doanh nghiệp được NH bảo lãnh trúng thầu đều vay vốn NH để thực hiện hợp đồng. 1.3. Kinh doanh đối ngoại. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế Năm 2002, mặc dù trong điều kiện ngoại tệ khan hiếm, tỷ giá các loại ngoại tệ biến động mạnh, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, mục tiêu kinh doanh ngoại tệ nhằm mục đích đa dạng hoá các loại nghiệp vụ quan trọng hơn là tăng trưởng dư nợ giữ vững củng cố mối quan hệ khách hàng không hoàn toàn lấy kinh doanh ngoại tệ mà vì hiệu quả chung của chi nhánh đảm bảo khối lượng thanh toán hàng, xuất khẩu tại Chi nhánh đảm bảo đủ nguồn ngoại tệ và thanh toán quốc tế của chi nhánh đạt kết quả cao. Doanh số mua bán các loại ngoại tệ qui đổi là 105 triệu USD tăng 2,2 % so với 31/12/2001, trong đó: - Doanh số mua vào đạt 39,66 triệu USD; 301 triệu JPY và 9,87 triệu EUR. - Doanh số bán ra là 40,06 triệu USD; 301 triệu JPY và 9,88 triệu EUR. * Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Tổng số L/C đã phát hành 338 món với giá trị 42,5 triệu USD so với 31/12/2001 tăng 159 món (tăng 188%), nghiệp vụ thanh toán L/C và nhờ thu xuất khẩu 228 món với giá trị 5,6 triệu USD so với 31/12/2001 tăng 109 món (tăng 191%) thanh toán nhờ thu và thanh toán TTR tăng đáng kể. Tổng chi phí dịch vụ thu được từ hoạt động kinh doanh đối ngoại năm 2002: 2,772 tỷ, gấp 2 lần so với năm 2001. 1.4. Công tác kế toán và thanh toán. Do thái độ phục vụ nhiệt tình chu đáo ,tác phong giao dịch văn minh lịch sự và thủ tục mở tài khoản, nghiệp vụ chuyển rút tiền được thực hiện nhanh chóng chính xác, do vậy Chi nhánh đã thu hút được khách hàng mở tài khoản và giao dịch ngày càng đông. Đến 31/12/2002 đã có 661 khách hàng, tăng 252 khách hàng so với 31/12/2001, trong đó 272 khách hàng là Tổ chức kinh tế. Doanh số thanh toán năm 2002 đạt 9.283 tỷ đồng với số món là 73.145 món, tăng 5.410 tỷ so với 31/12/2001, tốc độ tăng 58%. Thanh toán không dùng tiền mặt 6.833 tỷ đồng với 46.012 món, chiếm 74 % tổng doanh số thanh toán, đảm bảo thanh toán nhanh, chính xác, đúng chế độ. Công tác thông tin điện toán triển khai kịp thời, thực hiện nghiêm túc chế độ tổ chức của Trung Ương, triển khai chế độ giao dịch tức thời cho 4 quĩ tiết kiệm và Phòng giao dịch Cầu Diễn, phối hợp cùng các phòng tín dụng, phòng giao dịch Cầu Diễn thực hiện tốt chương trình quản lý tín dụng trên máy tính. * Kết quả tài chính của NHCTCG đến ngày 31/12/2002: - Tổng thu nhập: 76,924 tỷ đồng. - Tổng chi phí: 66,305 tỷ đồng. - Lợi nhuận: 10,618 tỷ đồng. - Trích lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi: 315 triệu đồng. Lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch năm đạt 101% so với kế hoạch Trung Ương giao (tăng gần 5 lần so với năm 2001). => Tổng thu chi phí dịch vụ thanh toán:4,337 tỷ đồng, chiếm 5,6 tổng thu nhập. 1.5. Công tác tiền tệ kho quỹ. Đảm bảo thu chi kịp thời, không để tiền đọng, không để khách hàng phải chờ đợi. Đảm bảo việc kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền và các chứng từ có giá, không để xảy ra mất mát, hư hỏng, đảm bảo an toàn kho quỹ. Số liệu thu, chi tiền mặt đến 31/12/2002: Tổng thu tiền mặt VND: 1.197 tỷ đồng, tăng 554 tỷ so với ngày 31/12/2001, tốc độ tăng là 86% Tổng chi tiền mặt VND: 1.193 tỷ đồng, tăng 545 tỷ so với ngày 31/12/2001, tốc độ tăng là 84%. Tổng thu tiền mặt ngoại tệ: 17,54 triệu USD; 719.000 EUR. Tổng chi tiền mặt ngoại tệ: 17,56 triệu USD; 723.000 EUR. Tiền giả xuất hiện nhiều đang trở thành áp lực đối với công tác kiểm ngân. Tuy nhiên, các cán bộ ngân quỹ vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời nêu cao tính trung thực liêm khiết. Trong năm 2002, tổng số tiền thừa trả lại cho khách hàng là 53,730 triệu đồng và 3.200 USD với 47 món. 1.6. Công tác kiểm tra - kiểm soát nội bộ. Để đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được an toàn, công tác kiểm tra kiểm soát đã được thực hiện trên tất cả các mặt nghiệp vụ của Chi nhánh với nhiều hình thức: kiểm tra thường xuyên, kiểm soát từ xa, kiểm tra tại chỗ. Trong năm 2002, Chi nhánh đã kiểm tra 100% các đơn vị có quan hệ tín dụng, 100% các quỹ tín dụng và Phòng giao dịch Cầu Diễn, kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành quỹ đảm bảo thanh toán, quỹ dự trữ bắt buộc và công tác an toàn kho quỹ. Qua công tác kiểm tra nội bộ đã phát hiện và chấn chỉnh bổ sung kịp thời những thiếu sót trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, góp phần tích cực vào kết quả hoạt động và sự phát triển của Chi nhánh. 1.7. Công tác tổ chức - hành chính. Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, cử cán bộ học tập các lớp đào tạo ngắn ngày, các lớp học tập trung… tổng số là 42 lớp với 150 lượt người. Triển khai dự án quản lý lao động và tiền lương trên máy đúng tiến độ Trung Ương quy định. Thực hiện việc nâng bậc lương hàng năm và các chế độ đối với người lao động bảo đảm đúng chế độ Nhà Nước. Công tác hành chính quản trị: Tổ chức phục vụ tốt các hội nghị của Chi nhánh và các ngày lễ tết. Sửa chữa, mua sắm trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100115.doc
Tài liệu liên quan